Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Nhận xét đặc điểm hình ảnh cộng hưởng từ 68 bệnh nhân u não vùng tuyến tùng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (348.5 KB, 7 trang )

TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2013

NHẬN XÉT ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH CỘNG HƢỞNG TỪ
68 BỆNH NHÂN U NÃO VÙNG TUYẾN TÙNG
Nguyễn Văn Hưng*; Trần Mạnh Chí*
TÓM TẮT
Mô tả đặc điểm hình ảnh cộng hưởng từ (MRI) của 68 bệnh nhân (BN) được chẩn đoán là u não
vùng tuyến tùng (UNVTT). Mô tả hình ảnh trên 3 đời máy 0.3T, 1.5T, 3T bằng lát cắt ngang, đứng
dọc, đứng ngang: đặc điểm vị trí, hình dạng, sự xâm lấn vào cấu trúc xung quanh… Kết quả cho
thấy đồng tín hiệu với mô não chiếm > 50% trên T1, T2, giảm và đồng tín hiệu trên T1 (64,72%),
tăng và đồng tín hiÖu trên T2 75,11%, xâm lấn vào trên và dưới lều gặp 82,36%, u hình cánh bướm
chiếm 20,59%, u dạng hỗn hợp và bắt thuốc cản quang chiếm > 70% các trường hợp, đường kính u
> 3 cm (77,94%) và thể tích > 30 gr (60%), đè ép não thất 3, não thất 4, não thất bên và vùng thể
trái. Hình ảnh cộng hưởng từ giúp chẩn đoán rất tốt u não và cho phép dự đoán dạng giải phẫu bệnh
UNVTT.
* Từ khóa: U não vùng tuyến tùng; Hình ảnh cộng hưởng từ.

REMARKS ON MRI IMAGES IN 68 PATIENTS
WITH PINEAL REGION TUMORs
SUMMARY
This was prospective study on 68 patients diagnosed with radiological MRI signs. The authors
described the characteristics about images in MRI 0.3T, 1.5T, 3T on axial, sagital, coronal: local,
shape, invasived beside structures… Results: among 68 patients with pineal region tumor: isointense
with cortex of MRI more than 50% on T1, T2, hypointense and isointense on T1 in 64.72%, hyperintense
and isointense on T2 in 75.11%, invasived supratentorial and intratentorial in 82.36%, the shapes is
butterfly in 20.59%, homogeneous and contrast enhanced are more than 70%, the diameter more
than 3 cm about 77.94%, the volume more than 30 gram about 60%, and compression of 3th, 4th,
lateral ventricular, callosal. The MRI images is good for diagnosis and to forecast pathological types of
pineal region tumors.
* Key words: Pineal region tumors; MRI images.


ĐẶT VẤN ĐỀ
U vùng tuyến tùng là khối u của tuyến
tùng và u các thành phần, cấu trúc xung
quanh vùng này. Tuyến tùng nằm ở trung
tâm hộp sọ, khối u vùng này có thể chèn
ép não thất III, cuống não gây não úng
thủy, cuống não trên, tiểu não, hố sau,
phần trên não thất 4, chèn ép vào phần

sau thân não… và gây nên nh÷ng rối loạn
khác nhau từ tỉnh táo đến hôn mê, thậm
chí có thể tử vong nếu không phát hiện
và cấp cứu kịp thời. Khối u vùng này
thường là u tế bào mầm, u tuyến tùng, u
tế bào thần kinh đệm (glioma), u màng
não… Theo thông báo tại châu Âu và
châu Mỹ, u vùng tuyến tùng gặp

* Bệnh viện 103
Chịu trách nhiệm nội dung khoa học: PGS. TS. Nguyễn Minh Hiện
PGS. TS. Vũ Văn Hòe

112


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2013
khoảng 0,4 - 1% u não trong. Nhưng loại
khối u này gặp nhiều hơn ở châu Á,
chiếm 3 - 9% tổng số u trong sọ. Đây là
vùng có giải phẫu khá phức tạp, nằm sâu

trong nhu mô não, xung quanh có nhiều
mạch máu và cấu trúc chức năng quan
trọng, việc chẩn đoán UNVTT dựa vào
đặc điểm lâm sàng, xét nghiệm nội tiết và
chất chỉ thị đánh dấu u, chẩn đoán hình
ảnh (X quang, cắt lớp vi tính, MRI) có vai
trò quyết định chẩn đoán u não vùng này.
Hình ảnh cộng hưởng từ có vai trò
quan trọng trong chẩn đoán bệnh lý u
não, nó cho phép chẩn đoán chính xác vị
trí 98%, và đạt 70 - 85% về chất lượng
chẩn đoán, tốt hơn cắt lớp vi tính (CLVT).
MRI cã 4 lợi thế: thứ nhất nó cho biết sự
tương phản của các tổ chức mô mềm tốt
hơn, thứ hai: cho ta biết hình ảnh 3D định
hướng chính xác vùng tổn thương bằng
nhiều thông số và đi trực tiếp vào vùng cơ
quan tổn thương, thứ ba: nó cho nhận
biết các cấu trúc mạch máu mà không
cần dùng thuốc cản quang, thứ 4 không
nhiễm xạ, an toàn và có độ tin cậy cao.
Nó không chỉ phản ánh các thông tin về
thay đổi giải phẫu mà còn cho ta biết
thông tin về bệnh học, sính lý và sinh hóa.
Việc chẩn đoán chính xác vị trí của u
não giúp có kế hoạch tốt hơn để chuẩn bị
cho phẫu thuật hoặc trong phẫu thuật, do
đó sẽ làm giảm bớt tổn thương cấu trúc
thần kinh và chức năng của não lành. Công
nghệ tiến bộ của MRI càng ngày được ứng

rộng rộng rãi, được lựa chọn như là một
tiêu chuẩn chính để chẩn đoán u vùng
tuyến tùng. Chụp CLVT giúp nhận biết vùng
vôi hóa vùng tuyến tùng, có thể nhìn thấy
vùng tuyến tùng bình thường, u tế bào
mầm, u tế bào tuyến tùng và u quái, hoặc
phát hiện chảy máu và tình trạng giãn não

thất. Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh cộng
hưởng từ của u vùng tuyến tùng giúp các
phẫu thuật viên định hướng tính chất giải
phẫu bệnh từng loại u, từ đó định hướng
phương pháp điều trị tiếp theo.

Chúng tôi xin mô tả đặc điểm hình ảnh
cộng hưởng từ của 68 BN UVTT được
khám và điều trị tại Bệnh viện Việt Đức và
Bệnh viện 103 từ 10 - 2010 đến 10 - 2012.
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Đối tƣợng nghiên cứu.
68 BN UNVTT được khám và điều trị
tại Bệnh viện Việt Đức và Bệnh viện 103.
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.
Tiến cứu, mô tả cắt ngang, không
đối chứng.
* Nội dung nghiên cứu:
- Đặc điểm phim chụp cộng hưởng từ:
+ Phim được chụp trên máy cộng
hưởng từ 0.3T, 1.5T, 3T có các hình

ảnh axial, sagital, coronal, có và không
bơm thuốc cản quang.
+ Phân tích hình ảnh ở tín hiệu T1 và T2.
- Vị trí, hình dạng và hướng phát triển
của u: hình tròn, bầu dục, cánh bướm
(germinoma), bờ đều hay không đều.
- Tính chất u: tín hiệu dạng nang dịch,
tín hiệu dạng đặc, tín hiệu dạng hỗn hợp,
đặc điểm vôi hóa của u, bắt thuốc hay
không bắt thuốc.
- Tình trạng các cấu trúc xung quanh u:
+ Tuyến yên và cuống tuyến yên xác định
u lớn có cả vùng tuyến yên và tuyến tùng.
+ Xâm lấn vào não thất III, IV, bên,
cống não, tiểu não, thể trai.

114


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2013
+ Não thất: giãn não thất III, não thất
bên và não thất IV, xẹp não thất 4 và hẹp
cống não, hiện tượng ngấm dịch ở thành
não thất.

mạch máu quanh vùng tuyến tùng, tiến
hành chụp nhanh hơn cho BN đến trong
tình trạng cấp cứu khi mà phim CLVT nghi
ngờ u vùng tuyến tùng [2, 4, 6].


+ Đè đẩy các động mạch thuộc vùng
tuyến tùng: hệ tĩnh mạch Galen,
Rosenthal, não trong, tiểu não trên.

2. Đặc điểm tín hiệu cộng hƣởng từ
UNVTT.

- Tính thể tích u theo phương pháp
ước lượng của Sumida, T Hans Newton
và CS (Mỹ, 1996) theo công thức:
V = 1/2 × H × L ×W [4, 5].
Trong đó:
H: chiều cao lớn nhất của khối u.

Bảng 2: Hình ảnh tín hiệu trên T1 và T2.
TÍN
HIỆU

TĂNG

GIẢM

ĐỒNG

HỖN
HỢP

TỔNG

T1


12

10

34

12

68

%

17,64

14,72

50,00

17,64

100

T2

15

9

36


8

68

%

22,05

13,23

52,96

11,76

100

L: chiều dài lớn nhất của khối u.
W: chiều rộng lớn nhất của khối u.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ
BÀN LUẬN
1. Đặc điểm phim cộng hƣởng từ.
Bảng 1: Phân bố BN chụp phim cộng
hưởng từ theo các thế hệ máy.
LOẠI MÁY

0.3T

1.5T


3T

Tổng

n

16

44

8

68

%

23,6

64,7

11,7

100%

Với UNVTT, việc chụp trên các máy
cộng hưởng từ thế hệ cao cho hình ảnh
sắc nét và đặc điểm về tín hiệu u tốt hơn
các máy thế hệ cũ. Đặc biệt trên các thế
hệ máy 1,5T hay 3T còn cho biết chi tiết
hệ thống mạch máu xung quanh vùng

tuyến tùng, ranh giới hoặc sự xâm lấn
của khối u ác tính rõ ràng hơn, đầy đủ
hơn. Trong các thế hệ máy đời sau, có
thể dựng được hình ảnh rõ nét hệ thống

Đa số UNVTT là đồng tín hiệu cả trên
T1 và T2 > 50%, trong đó, đồng hoặc
giảm tín hiệu trên T1 gặp 64,72%, đồng
hoặc tăng tín hiệu trên T2 là chủ yếu
(75,11%).
Khối UNVTT thường đồng tín hiệu,
ngấm thuốc đối quang từ. Khối u tế bào
mầm thường hình ô van (đôi khi hình cánh
bướm), đồng hoặc giảm nhẹ tín hiệu trên
T1 và đồng hoặc tăng tín hiệu trên T2.
Khối u tuyến tùng (pinealoma) thường
đồng hoặc giảm tín hiệu trên T1 và tăng
tín hiệu trên T2, hoặc tăng giảm tín hiệu
hỗn hợp trên T2, khoảng 50% u tuyến
tùng có vôi hóa trong trung tâm hoặc
ngoại vi khối u trong khi u nguyên bào
tuyến tùng có tỷ lệ vôi hóa ít hơn. Khối u
quái tuyến tùng thường hỗn hợp tín hiệu
trên cả CLVT và cộng hưởng từ… Kết
quả này phù hợp với nhận xét của Đồng
Văn Hệ (2009, 2010) và các tác giả khác

115



TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2013
như Alexander N Konovalov (2003), cộng hưởng từ UNVTT [1, 2, 4, 6].
Kobayashi (2009) về đặc điểm hình ảnh
3. Vị trí, tính chất và ngấm thuốc cản quang UNVTT.
Bảng 3: Vị trí UNVTT trên MRI.
HÌNH DẠNG
VỊ TRÍ

HÌNH
TRÕN

HÌNH
BẦU DỤC

Trªn lều

1

Dưới lều
Cả trªn và dưới lều
Tổng (%)

CÁNH
BƯỚM

BỜ ĐỀU

BỜ
KHÔNG ĐỀU


TỔNG (%)

2

1

2

2

4 (5,88%)

3

2

3

5

3

8 (11,76%)

12

34

10


38

18

56 (82,36%)

16 (23,53%)

38 (55,88%)

14 (20,59%)

45 (66,16%)

23 (33,83%)

68 (100%)

Đa số các khối u có bờ đều (66,16%), UNVTT đều được gửi đi xạ trị (vì cho rằng
phần lớn là tế bào mầm). Do vậy, chúng tôi chỉ gặp 20,59% u có hình cánh bướm (gợi
ý chẩn đoán u tế bào mầm).
82,36% u lớn, xâm lấn cả trên và dưới lều. Phần lớn BN nhập viện khi u đã to, xâm
lấn vào cấu trúc xung quanh và gây nên biểu hiện lâm sàng.
Bảng 4: Tính chất khối u trên phim MRI.
TÍNH
CHẤT U

NANG
DỊCH


DẠNG
ĐẶC

DẠNG
HỖN HỢP

VÔI
HOÁ

KHÔNG VÔI
HOÁ

BẮT
THUỐC

KHÔNG BẮT
THUỐC

TỔNG

n

6

18

44

20


48

56

12

68

%

8,82

24,47

64,71

29,41

70,59

82,35

17,65

100

Đa số khối UNVTT có dạng hỗn hợp
gồm cả dạng đặc và dạng nang (64,71%),
điều này do tính phức tạp về thành phần
giải phẫu bệnh tổ chức UNVTT. 20,41%

có nốt vôi hóa trong u và 70,59% không
có vôi hóa. Phần lớn UNVTT bắt thuốc
cản quang mạnh (82,36%) và không đồng
đều theo tính chất mô bệnh học của u.
Phần lớn tác giả trong và ngoài nước
cho rằng: khối u tế bào mầm thường ở
hình ô van (đôi khi hình cánh bướm), bờ
khối u rõ, u có nhiều thùy, u đặc, ngấm
thuốc đối quang từ đồng đều. Một số
trường hợp khối u có nang nhỏ, chảy
máu trong u. U tế bào mầm có thể có cả
ở vùng tuyến yên và tuyến tùng. Khối u tế

bào mầm có thể xâm lấn vào não giữa, đồi thị và
làm phù nề vùng đồi thị, khi đó vùng đồi thị tăng tín
hiệu trên T2. Khối u tuyến tùng ngấm thuốc không
đồng đều hoặc không vì khối u có vôi hóa và hay
có tổn thương dạng nang kèm theo. Khối u tuyến
tùng ranh giới rõ, khu trú hơn, nhỏ hơn và khá
thuần nhất trong khi u nguyên bào tuyến tùng là u
ác tính, ranh giới không rõ, u lớn hơn, nhiều thùy,
không thuần nhất và xâm lấn tổ chức bên cạnh.
Khoảng 50% u tuyến tùng có vôi hóa trong trung
tâm hoặc ngoại vi khối u, trong khi u nguyên bào
tuyến tùng có tỷ lệ vôi hóa ít hơn. Khối u quái tuyến
tùng không thuần nhất trên cả CLVT và cộng
hưởng từ. Khối u quái nhiều thùy, ranh giới không
đều và thường xen lẫn phần đặc, nang và vôi hoá.
Khối u chorio-carcinoma tuyến tùng rất hiếm gặp
[4, 5, 9, 10].


116


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2013
4. Mức độ xâm lấm của u.
Bảng 5: Tình trạng xâm lấn vào cấu trúc xung quanh.
XÂM
LẤN

U CÓ CẢ
TUYẾN YÊN

CÁC NÃO THẤT

ĐÈ ĐẨY

Não
thất 3

Não
thất bên

Não
thất 4

Cống
não

Tiểu

não

Thể
trai

Thân
não

ĐÈ ĐẨY
MẠCH
MÁU

n

4

45

26

18

62

58

34

36


68

%

5,88

66,17

38,23

26,47

91,18

85,29

50,00

52,94

100

Đa số u tuyến tùng đều có xâm lấn vào
cấu trúc xung quanh như vào não thất ba
66,17%, não thất bên 38,23%, do đặc
điểm giải phẫu bình thường tuyến tùng
nằm ở thành sau của não thất ba. Đa số
u xâm lấn và đè đẩy cấu trúc xung quanh
như cống não (91,18%), làm tắc nghẽn
sự lưu thông dịch não tủy, gây hội chứng

não úng thủy (BN phải đi nhập viện), vào
tiểu não (85,29%) gây hội chứng tiền đình,
đặc biệt, chúng tôi gặp 52,94% có xâm
lấn vào thân não khiến BN diễn biến nặng
nhanh, rất khó phẫu thuật lấy hết u ở
vùng này, 100% BN có khối u to đè đẩy
vào hệ thống động tĩnh mạch quanh vùng
tuyến tùng, đặc biệt là hệ thống tĩnh mạch
não lớn Rosenthal, tĩnh mạch não trong,
tĩnh mạch nền Galen...

Theo nghiên cứu của nhiều tác giả: trên
MRI, u tế bào mầm có thể thấy xâm lấn vào
vùng trên yên và cấu trúc phía bên, xâm lấn
vào não thất ba rất rõ ràng, hoặc theo đường
lưu thông dịch não tủy có thể gặp u tế bào
mầm ở vùng tủy sống. Với u quái có nhiều dấu
hiệu khác nhau trên hình ảnh đặc điểm hỗn
hợp các dấu hiệu như vị trí, tính chất của mỡ,
mô mềm, nốt vôi hóa, u quái ác tính xâm lấn
vào cấu trúc xung quanh.
U nguyên bào tuyÕn tùng thường bắt
thuốc cản quang, xâm lấn rất mạnh vào cấu
trúc xung quanh và reo rắc theo trục thần
kinh. Trong u có thể có đám hoại tử, xuất
huyết tạo thành những vùng không đồng nhất.
MRI có thể cung cấp những thông tin về
giải phẫu liên quan, sự xâm lấn của u sự đè
đẩy thân não cũng như mối liên quan hệ
thống tĩnh mạch sâu trước khi phẫu thuật

đến u [2, 6, 7, 10].

5. Kích thƣớc và thể tích của u.
Bảng 6: Thể tích u theo Sumida, T Hans Newton và CS (Mỹ, 1996).
THỂ TÍCH (gr)

Đường kính trung bình (cm)
n
Tỷ lệ

5 - 10

10 - 30

30 - 50

50 - 70

> 70

2-3

3-4

4-5

5-6

>6


6

25

28

6

3

68

8,82

36,77

41,17

8,82

4,42

100%

117


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2013

Do tính chất bệnh lý diễn biến từ từ

của UNVTT, chỉ khi u to, xâm lấn vào các
cấu trúc giải phẫu chức năng xung
quanh mới gây biểu hiện lâm sàng, làm
cho BN phải nhập viện hoặc đi khám
bệnh. Những trường hợp u còn nhỏ, kích
thước đường kính < 3 cm phần lớn chưa
có biểu hiện lâm sàng, khi có biểu hiện
thì người thầy thuốc cũng không nghĩ
đến UNVTT, chỉ khi có biểu hiện rối loạn
nội tiết, dậy thì sớm (ở trẻ em) mới nghĩ
đến bệnh lý, chúng tôi gặp 8,82% BN có u
thể tích nhỏ phát hiện do: 3/6 BN có u
tuyến tùng ở bệnh nhi trẻ em có biểu hiện
dậy thì sớm được chụp MRI, còn 3 BN
mắt mờ, chụp MRI thấy u tế bào mầm có
cả ở tuyến yên và tuyến tùng.
Đa số u khác đều có kích thước hoặc
thể tích u lớn, > 77,94% u có đường kính
> 3 cm tương ứng với thể tích u > 20 gr.
Qua kết quả trên cho thấy xét về thể tích
u, nên phẫu thuật cho u vùng tuyến tùng
có đường kính > 3 cm hay thể tích > 30
gram tính theo phương pháp tính của
Sumida,
T Hans Newton và CS (Mỹ,
1996), u đã gây ra biểu hiện lâm sàng rõ
rệt và xâm lấn vào cấu trúc xung quanh.
KẾT LUẬN
Hình ảnh cộng hưởng từ cã giá trị trong
chẩn đoán u vùng tuyến tùng và dự báo

thương tổn giải phẫu. Hình ảnh cộng
hưởng từ sọ não ở BN u vùng tuyến tùng
có ưu điểm: ®ánh giá kích thước, hình thái,
mức độ xâm lấn và bờ ngoài khối u; ®ánh
giá mối liên quan giữa khối u với não thất
ba, bể nước não tủy vùng củ não sinh tư và
thể trai; ®ánh giá mối liên quan giữa khối u
với các cấu trúc mạch máu tĩnh mạch xung
quanh như tĩnh mạch não trong, tĩnh mạch
Rosenthal, tĩnh mạch Galen, tĩnh mạch tiểu
não trên.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đồng Văn Hệ. U tế bào mầm vùng tuyến
tùng và hố yên. Tạp chí Y học thực hành. 2010.
2. Đồng Văn Hệ. Phẫu thuật u vùng tuyến
tùng. Tạp chí Y học thực hành. 2009.
3. AH Chang, GN Fuller, et al. MRI imaging
of papillary tumor of the pineal region. AJNR Am
J Neuroradiol. 2008, 29, pp.187-189.
4. Alexander N Konovalov, et al. Principles of
treatment of the pineal region tumors. Surg
Neurol. 2003, 59, pp.250-268.
5. Itaru Tsumanuma, et al. Occipital transtentorial
approach and combined treatments for pineal
parenchymal tumors, pineal region tumors, Diagnosis
and Treatment Options. 2009, 23, pp.26-43.
6. Kobayashi T, et al. Pineal region tumors,
diagnosis and treatment options. Prog Neurol

Surg Basel, Karger, Basel (Switzerland). 2009.
7. Niyazi Acer, et al. Comparison of three
methods for the estimation of pineal gland
volume using magnetic resonance imaging. The
Scientific World Journal. 2012, pp.1-9.
8. P Lundin, F Pedersen, et al. Volume of
pituitary macroadenomas: assessment by MRI.
Journal of Computer Assisted Tomography. 1992,
6 (1), pp.519-528.
9. Masao Matsutani. Textbook of neurooncology. Elsevier Inc, Philadelphia, USA. 2005,
42, pp.310-320.
10. Tomislav Sajko, et al. Treatment of pineal
region lesions: Our experience in 39 patients.
Coll Antropol. 2009, 33, pp.1259-1263.

Ngày nhận bài: 5/1/2013
Ngày giao phản biện: 28/2/2013
Ngày giao bản thảo in: 14/3/2013

118


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2013

122



×