Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Nghiên cứu phân bố các týp virut dengue ở bệnh nhân đến khám tại Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Quân y 103 năm 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (170.96 KB, 7 trang )

T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 3-2019

NGHIÊN CỨU PHÂN BỐ CÁC TÝP VIRUT DENGUE Ở
BỆNH NHÂN ĐẾN KHÁM TẠI KHOA CẤP CỨU,
BỆNH VIỆN QUÂN Y 103 NĂM 2017
Lê Thị Bảo Quyên1; Trịnh Thị Mỹ Anh1; Nguyễn Giang Hòa2; Nguyễn Văn Bằng2
Phạm Văn Tiến2; Bùi Quốc Chính3; Ngô Quý Lâm3; Hoàng Xuân Sử3

TÓM TẮT
Mục tiêu: nghiên cứu nhằm xác định phân bố và lưu hành týp dengue ở bệnh nhân đến khám tại Khoa
Cấp cứu, Bệnh viện Quân y 103 năm 2017. Đối tượng và phương pháp: tổng số 149 bệnh nhân nhiễm
dengue trong giai đoạn cấp được thu thập tại Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Quân y 103 năm 2017. Thu thập
mẫu huyết thanh làm xét nghiệm huyết học và huyết thanh học phát hiện NS1 Ag-IgM/IgG, sử dụng xét
nghiệm nhanh OnSite Duo Dengue Ag-IgG/IgM Rapid test - CTK Biotech, Mỹ. Sử dụng kỹ thuật multiplex
onestep RT-PCR để phát hiện và định týp virut Dengue lưu hành. Kết quả: trong số 149 bệnh nhân nhiễm
Dengue có kết quả xét nghiệm NS1 Ag và IgM dương tính, phân tích PCR cho kết quả dương tính
111/149 (74,5%), tỷ lệ nhiễm týp DENV1 và týp DENV2 lần lượt là 69/111 (62,2%) và 42/111 (37,8%).
Không có trường hợp nào nhiễm týp DENV3 và DENV4 cũng như đồng nhiễm týp DENV1 và týp DENV2.
Tỷ lệ phân bố theo nhóm tuổi cho thấy khác biệt có ý nghĩa ở bệnh nhân nhóm tuổi 20 - 29 (p = 0,015)
so với các nhóm còn lại. Phân tích phân bố týp Dengue theo khu vực trên địa bàn Hà Nội cho thấy
Hà Đông là quận có tỷ lệ nhiễm virut Dengue cao nhất với 58/111 trường hợp (52,25%), trong đó
38/58 trường hợp (65,5%) nhiễm DENV1 và 20/58 trường hợp (34,5) nhiễm DENV2. Tỷ lệ bệnh nhân
nhiễm týp DENV1 giảm số lượng bạch cầu cao hơn so với bệnh nhân nhiễm DENV2 (36,04% so với
13,51%; p = 0,02). Không có sự khác biệt về phân bố giữa hai týp DENV1 và DENV2 liên quan đến giảm
số lượng hồng cầu và tiểu cầu. Kết luận: nghiên cứu phân bố và lưu hành các týp Dengue ở bệnh nhân
đến khám tại Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Quân y 103 năm 2017 cho thấy chỉ phát hiện týp DENV1 và DENV2,
trong đó týp DENV1 chiếm ưu thế.
* Từ khóa: Virut Dengue; Phân bố týp dengue.

Study of Distribution of Dengue Virus in Patients Admitted into
the Emergency Department, 103 Military Hospital in 2017


Summary
Objectives: To investigate the distribution of Dengue virus serotypes in acute phase of illness. Subject
and methods: A total of 149 patients infected with Dengue virus admitted into the Emergency Department
of 103 Military Hospital. NS1 Ag-IgM tested using OnSite Duo Dengue Ag-IgG/IgM Rapid test CTK Biotech,
(USA), whereas, multiplex onestep RT-PCR was used for detecting and typing of Dengue virus.
Results: Among 149 patients with NS1 Ag-IgM positive detected in 111/149 cases (74.5%) positive with PCR.

1. Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội
2. Bệnh viện Quân y 103
3. Học viện Quân y
Người phản hồi (Corresponding): Hoàng Xuân Sử ()
Ngày nhận bài: 20/12/2018; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 15/01/2019
Ngày bài báo được đăng: 22/02/2019

36


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 3-2019
Serotypes were found in 69/111 (62.2%) of DENV1 and 42/111 (37.8%) of DENV2, respectively. No cases
of DENV3 and DENV4 were observed. The significant difference between the distribution of DENV1 and
DENV2 associated with age groups ranging from 20 - 29 (p = 0.015). Cases infected with DENV1 had
higher leucopenia than those infected with DENV2 (36.04% versus 13.51%; p = 0.02). No differences
were found between the DENV serotypes in relation to platelet count and red blood cells at presentation.
Conclusion: This study indicated that the DENV1 and DENV2 were the most predominant DENV serotypes
isolated from patients with dengue infection admitted into in the emergency setting during 2017.
* Keywords: Dengue virus; Dengue serotypes.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh sốt dengue (SD) và sốt xuất
huyết (SXHD) do virut Dengue (DENV)

gây ra là vấn đề y tế thách thức mang
tính toàn cầu, ước tính có khoảng 3,6 tỷ
người đang sống trong khu vực có nguy
cơ nhiễm Dengue, 390 triệu trường hợp
mắc mỗi năm, 96 triệu người nhiễm
DENV có triệu chứng, 2 triệu trường hợp
biểu hiện bệnh nặng và 21.000 ca tử
vong mỗi năm [4]. Tại Việt Nam, SD và
SXHD là bệnh truyền nhiễm phổ biến lưu
hành khắp 63 tỉnh thành trên cả nước,
gây dịch hàng năm với hàng chục nghìn
ca mắc bệnh, diễn biến phức tạp. DENV
thuộc họ Flaviviridae gồm 4 týp là DENV1,
DENV2, DENV3, DENV4. Ở nước ta gặp
cả 4 týp, nhưng chủ yếu là týp DENV1 và
DENV2 [5].
Nhiễm DENV có biểu hiện lâm sàng
rất đa dạng, từ mức độ nhẹ như người
nhiễm virut không triệu chứng đến nhiễm
DENV mức độ nặng, có dấu hiệu cảnh
báo và hội chứng sốc dengue. Các
nghiên cứu lâm sàng và dịch tễ học chỉ ra
phân bố khác nhau của týp DENV và mức
độ gây bệnh khác nhau của týp DENV
giữa các quốc gia và khu vực [4]. Do đó,
nghiên cứu tìm hiểu phân bố và đặc điểm
di truyền của các týp DENV trong vụ dịch

không những có giá trị trong theo dõi diễn
biến bệnh mà còn giúp hỗ trợ dự báo các

vụ dịch xảy ra tiếp theo. Chúng tôi tiến
hành nghiên cứu nhằm mục tiêu: Xác
định tỷ lệ phân bố các týp virut Dengue ở
bệnh nhân đến khám tại Khoa Cấp cứu,
Bệnh viện Quân y 103 năm 2017.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu thực hiện từ tháng 8 - 2017
đến tháng 9 - 2017 tại Viện Nghiên cứu
Y Dược học Quân sự, Học viện Quân y.
1. Đối tượng nghiên cứu.
149 bệnh nhân (BN) có xét nghiệm
IgM dương tính hoặc NS1 dương tính với
DENV trong đợt dịch năm 2017 đến khám
tại Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Quân y 103.
2. Phương pháp nghiên cứu.
Thí nghiệm thực hiện theo phương
pháp mô tả phòng thí nghiệm từ tháng 8
đến 9 - 2017 tại Viện Nghiên cứu Y Dược
học Quân sự, Học viện Quân y. Chẩn
đoán lâm sàng BN SD và SXHD theo
Hướng dẫn của Bộ Y tế, BN có triệu
chứng lâm sàng nghi ngờ nhiễm virut
Dengue, không phân biệt tuổi, giới tính,
được chọn vào để sàng lọc xét nghiệm
chẩn đoán nhanh và phân tích PCR xác
định týp DENV.
37



T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 3-2019
* Thu thập mẫu huyết tương: thu thập
5 ml máu tĩnh mạch ngoại vi của BN vào
ống chứa chất chống đông EDTA-K3, sau
đó ly tâm 3.000 vòng/phút trong 10 phút.
Hút huyết tương vào các tuýp vô trùng,
bảo quản lạnh (-20oC) cho đến khi tiến
hành xét nghiệm chẩn đoán.

Tách chiết ARN của DENV từ mẫu
huyết tương BN sốt xuất huyết. Tách chiết
ARN từ 200 µl huyết tương theo quy trình
hướng dẫn của nhà sản xuất (High pure
ARN viral kit, Roche, Thụy Sỹ). Ly giải
ARN trong 50 µl elution buffer, bảo quản
ở -80oC cho đến khi phân tích PCR.

* Kỹ thuật sử dụng trong nghiên cứu:

Xét nghiệm multiplex onestep RT-PCR:
thực hiện tại Phòng Vi sinh vật và các
mầm bệnh sinh học, Viện Nghiên cứu Y
Dược học Quân sự. Thực hiện multiplex
onestep RT-PCR theo quy trình của bộ kít
QIAGEN onestep RT-PCR (Đức). Các cặp
mồi phát hiện và định týp dựa trên vùng
gen CprM của DENV [6].

Xét nghiệm chẩn đoán nhanh: phát
hiện đồng thời kháng thể IgM, kháng thể

IgG và kháng nguyên DENV-NS1 trong
máu toàn phần, huyết thanh hoặc huyết
tương của BN, sử dụng bộ kít OnSite
Duo Dengue Ag-IgG/IgM rapid test-CTK
Biotech (Mỹ).

Bảng 1: Thông tin mồi sử dụng trong nghiên cứu.
Tên mồi
F
R1

R2

R3

R4

Chức năng

Trình tự

Mồi xuôi

5’- TCAATATGCTGAAACGCGCGAGAAACCG-3’

Mồi ngược
týp DENV1
Mồi ngược
týp DENV2
Mồi ngược

týp DENV3
Mồi ngược
týp DENV4

Kích thước (bp)

5’- CGTCTCAGTGATCCGGGGG-3’

482

5’- CGCCACAAGGGCCATGAACAG-3’

119

5’- TAACATCATCATGAGACAGAGC-3’

290

5’- CTCTGTTGTCTTAAACAAGAGA-3’

392

Phản ứng multiplex onestep RT-PCR thực hiện trên máy Master cycler PCR
(Eppendorf, Đức) với chu trình nhiệt của phản ứng như sau: 50°C (30 phút),
95°C (15 phút), 35 chu kỳ [94°C (15 giây), 55°C (30 giây), 72°C (30 giây), 72°C (10 phút),
(4°C, +∞). Kiểm tra sản phẩm onestep RT-PCR bằng điện di trên gel agarose 1,2%,
nhuộm EtBr 30 phút.
- Chứng dương ARN: chứng dương ARN của týp DENV được tổng hợp in vitro theo
hướng dẫn bộ kít TranscriptAid T7 High Yield Transcription Kit (Thermo Fisher
Scientific, Mỹ). Xác định nồng độ ARN bằng máy Nanodrop (Thermoscientific, Mỹ).

Từ dung dịch ARN ban đầu, tiến hành pha loãng trong dung dịch TE tới nồng độ
104 copies/ml sử dụng làm đối chứng dương trong phản ứng multiplex onestep RT-PCR.
38


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 3-2019
* Các chỉ số phân tích:
- Về đặc điểm dịch tễ học: tuổi, giới tính, nơi sinh sống và làm việc.
- Về chỉ số xét nghiệm: BN được làm xét nghiệm huyết học và lấy máu làm xét nghiệm
multiplex onestep RT-PCR xác định týp virut Dengue gây bệnh, làm xét nghiệm huyết
thanh học chẩn đoán tìm kháng thể đặc hiệu dengue (IgG/IgM).
- Chỉ những trường hợp có kết quả IgM hoặc NS1 dương tính với DENV được chọn
vào nghiên cứu.
* Tiêu chuẩn loại trừ: khi nghi ngờ BN có bội nhiễm thêm các bệnh cấp tính khác.
* Thu thập và xử lý số liệu: thông tin BN và kết quả xét nghiệm được mã hóa và
nhập liệu bằng phần mềm Excel. Phân tích và xử lý số liệu, sử dụng phần mềm
SPSS 20.0, giá trị p < 0,05 được xem có ý nghĩa thống kê.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

Hình 1: Phát hiện và định týp DENV bằng multiplex onestep RT-PCR.
(1: Marker 50 bp (Thermo Fisher); 2: Đối chứng âm; 3: Đối chứng dương; 4 - 10:
Các mẫu bệnh phẩm)
Trong nghiên cứu, 270 BN trong vụ bùng phát dịch dengue năm 2017 đến khám tại
Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Quân y 103 được chẩn đoán lâm sàng sốt xuất huyết. Kết
quả cho thấy 149 BN có IgM hoặc NS1 dương tính được lựa chọn để phân tích PCR
nhằm xác định tỷ lệ nhiễm DENV cũng như xác định týp DENV. Kết quả PCR dương
tính ở 111/149 (74,5%) trường hợp. Hình ảnh PCR định týp DENV với các băng đều
sáng, đậm nét và không có sản phẩm phụ. Trong số 111 BN có kết quả dương tính với
PCR định týp DENV, tỷ lệ nhiễm týp DENV1 và týp DENV2 lần lượt là 69/111 (62,2%)
và 42/111 (37,8%). Không trường hợp nào nhiễm týp DENV3 và týp DENV4 cũng như

đồng nhiễm týp DENV1 và týp DENV2. Phân bố và lưu hành của týp DENV trong
39


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 3-2019
nghiên cứu này khác biệt so với nghiên cứu của Đặng Thị Thúy trong vụ dịch DENV
xảy ra năm 2011 - 2012 khi có cả 4 týp DENV lưu hành gây bệnh, trong đó týp DENV2
chiếm ưu thế (64,4%), tiếp theo là týp DENV1 (25,4%), týp DENV3 và DENV4 (mỗi týp
chiếm 3,4%), đồng nhiễm giữa DENV1 VÀ DENV2 gặp 2 trường hợp (3,4%) [1].
Bảng 2: Phân bố týp DENV theo tuổi và giới.
Chỉ tiêu
Týp DENV (n = 111)
Giới (n = 111)

*

Tuổi (n = 107)

Số ca nhiễm DENV

Tỷ lệ (%)

p

DENV 1

69

62,2


0,013

DENV 2

42

37,8

nam

47

42,3

nữ

64

57,7

< 20

17

15,9

20 - 29

40


37,4

30 - 39

24

22,4

> 40

26

24,3

0,128

0,015

(*n = 107 do có 4 giá trị bị lỗi về tuổi khi thu thập số liệu)
Đi sâu phân tích tỷ lệ BN nhiễm DENV1 với DENV2 cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê (p = 0,013). Tuy nhiên, không có sự khác biệt về tỷ lệ nhiễm DENV giữa nam
và nữ (p = 0,128). So sánh tỷ lệ nhiễm DENV theo nhóm tuổi khác nhau giữa các týp
DENV với tỷ lệ nhiễm DENV thấy cao nhất ở nhóm 20 - 29 tuổi (p = 0,015).
Bảng 3: Phân bố các týp DENV theo khu vực địa lý.
Khu vực

Hà Nội

Tỉnh khác


DENV1

DENV2

Đống Đa

0

1

1

0,90

Ứng Hòa

1

0

1

0,90

Phú Xuyên

1

0


1

0,90

Thường Tín

0

1

1

0,90

Hoàng Mai

0

2

2

1,80

Từ Liêm

2

0


2

1,80

Chương Mỹ

0

3

3

2,70

Thanh Xuân

2

2

4

3,60

Hoài Đức

4

2


6

5,41

Thanh Oai

6

2

8

7,21

Thanh Trì

5

4

9

8,11

Hà Đông

38

20


58

52,25

9

6

15

13,51

68

43

111

100

*

Tổng

Tỷ lệ chung (%)

(*: Bao gồm Thái Bình, Thanh Hóa, Nam Định, Nghệ An, Ninh Bình, Bình Phước)
40



T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 3-2019
Tiếp tục khảo sát phân bố các týp DENV theo khu vực địa lý trên địa bàn Thành phố
Hà Nội cho thấy Quận Hà Đông có tỷ lệ nhiễm DENV cao nhất (58/111 BN = 52,25%),
trong đó 38/58 BN (65,52%) nhiễm DENV1 và 20/58 BN (34,48%) nhiễm DENV2. Tỷ lệ
nhiễm DENV cao ở khu vực Hà Đông có thể giải thích đây là quận có tốc độ đô thị hóa
cao, mật độ dân cư đông đúc là khu vực thu dung điều trị của Bệnh viện Quân y 103.
Ngoài ra chúng tôi gặp 15/111 BN (13,51%) đến từ các tỉnh khác như Thái Bình, Nam
Định, Ninh Bình, Nghệ An, Thanh Hóa, Bình Phước. Kết quả nghiên cứu này cũng phù
hợp với các báo cáo trước đây về tỷ lệ nhiễm cao ở các quận nội thành của Hà Nội và
lưu hành các týp DENV trong vụ dịch xảy ra năm 2008 [7] và 2011 [1]. Nhiều nghiên
cứu chỉ ra dịch SD/SXHD xảy ra tại Hà Nội với chu kỳ 2 - 3 năm có xu hướng ngày
càng lan rộng với sự lưu hành của týp DENV1 và DENV2 chiếm ưu thế. Các týp
DENV3 và DENV4 cũng xuất hiện, tuy nhiên týp DENV không chiếm ưu thế như các
vụ dịch bùng phát ở những tỉnh thành khác như Hải Phòng năm 2013 [2] và TP. Huế
năm 2014 [8].
Bảng 4: Phân bố các týp theo chỉ số xét nghiệm cận lâm sàng.
Týp DENV

Thông số

Tổng
(n = 111)

p

DENV 1 (n = 69)

DENV 2 (n = 42)

< 4 T/l


25 (22,50%)

17 (15,30%)

42 (37,80%)

≥ 4 T/l

44 (40,00%)

25 (22,50%)

69 (62,50%)

< 4,5 G/l

40 (36,04%)

15 (13,51%)

55 (49,55%)

≥ 4,5 G/l

29 (26,13%)

27 (24,32%)

56 (50,45%)


< 100 G/l

14 (12,61%)

6 (5,41%)

20 (18,02%)

≥ 100 G/l

55 (49,55%)

36 (32,43%)

91 (81,98%)

IgM (+), NS1 (-)

4 (3,6%)

2 (1,8%)

6 (5,4%)

0,81

NS1 (+), IgM (-)

43 (38,74%)


29 (26,13%)

72 (64,87%)

0,47

IgM (+) và NS1 (+)

22 (19,82%)

11 (9,91%)

33 (29,73%)

0,52

Hồng cầu

Bạch cầu

Tiểu cầu

Phân tích mối liên quan giữa phân bố
týp DENV với các chỉ số xét nghiệm cận
lâm sàng theo hướng dẫn của WHO và
những nghiên cứu công bố gần đây [9,
10]. Kết quả phân tích cho thấy không
khác biệt có ý nghĩa về tình trạng giảm số
lượng hồng cầu và tiểu cầu. Tuy nhiên,

khác biệt có ý nghĩa giữa giảm số lượng

0,65

0,02

0,42

bạch cầu với phân bố týp DENV1 và
DENV2 (p = 0,02). Nghiên cứu gần đây
của Trần Thanh Hải và CS cho thấy giảm
số lượng bạch cầu, tiểu cầu trung bình
khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa BN
nhiễm DENV2 và DENV1 [2]. Nghiên cứu
của các tác giả khác trên thế giới như
Chee-Fu Yung ở Singapore cho thấy BN
41


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 3-2019
nhiễm DENV2 có số lượng tiểu cầu trung
bình thấp hơn BN nhiễm DENV1 (114 G/l
so với 128 G/l; p < 0,01), trong khi đó
không có sự khác biệt về giảm số lượng
bạch cầu giữa nhóm BN nhiễm các týp
DENV khác nhau [11]. Kết quả nghiên
cứu của Jeyanthi Suppiah gần đây ở
Malaysia chỉ ra BN nhiễm DENV2 có số
lượng bạch cầu và tiểu cầu trung bình
thấp hơn so với BN nhiễm DENV1 và

DENV3, tuy nhiên khác biệt không có ý
nghĩa thống kê [12].
KẾT LUẬN
Nghiên cứu phân bố và lưu hành các
týp DENV ở BN đến khám tại Khoa Cấp
cứu, Bệnh viện Quân y 103 năm 2017
cho thấy chỉ phát hiện týp DENV1 và
DENV2, trong đó týp DENV1 chiếm ưu
thế (62,2% so với 37,8%). Xác định đặc
điểm dịch tễ và phân bố týp DENV giúp
công tác dự báo, giám sát và kiểm soát
dịch DENV xảy ra trong những năm tiếp
theo ở Việt Nam.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đặng Thị Thúy; Bùi Vũ Huy;
Văn Kính. Đặc điểm dịch tễ các týp
gây bệnh trong giai đoạn 8/2011 Tạp chí Nghiên cứu Y học. 2013,
tr.138-143.

Nguyễn
dengue
7/2012.
83 (3),

2. Trần Thanh Hải. Mối tương quan giữa
đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng với týp và
nồng độ virut Dengue trong sốt xuất huyết
dengue trẻ em. Tạp chí Y học Dự phòng.
2017, 27 (11), tr.232-240.
3. Le Viet T et al. A dengue outbreak on a

floating village at Cat Ba Island in Vietnam.
BMC public health. 2015, 15 (1), p.940.

42

4. Guzman M.G et al. Dengue infection.
Nature Reviews Disease Primers. 2016, 2,
p.16055.
5. Thai K.T et al. Clinical, epidemiological
and virological features of Dengue virus
infections in Vietnamese patients presenting
to primary care facilities with acute undifferentiated
fever. Journal of Infection. 2010, 60 (3),
pp.229-237.
6. Lanciotti R.S et al. Rapid detection and
typing of Dengue viruses from clinical
samples by using reverse transcriptasepolymerase chain reaction. Journal of Clinical
Microbiology. 1992, 30 (3): pp.545-551.
7. Fox A et al. Immunological and viral
determinants of dengue severity in hospitalized
adults in Hanoi, Vietnam. PLoS Neglected
Tropical Diseases. 2011, 5 (3), p.e967.
8. Lee H.S et al. Seasonal patterns of
dengue fever and associated climate factors
in 4 provinces in Vietnam from 1994 to 2013.
BMC Infectious Diseases. 2017, 17 (1), p.218.
9. Rocha B.A et al. Dengue-specific
serotype related to clinical severity during the
2012 - 2013 epidemic in centre of Brazil. Infectious
Diseases of Poverty. 2017, 6 (1), p.116.

10. Organization W.H. Comprehensive
guideline for prevention and control of dengue
and dengue haemorrhagic fever. 2011.
11. Yung C.F et al. Dengue serotypespecific differences in clinical manifestation,
laboratory parameters and risk of severe
disease in adults, Singapore. The American
Journal of Tropical Medicine and Hygiene.
2015, 92 (5), pp.999-1005.
12. Suppiah J et al. Clinical manifestations
of dengue in relation to dengue serotype
and genotype in Malaysia: A retrospective
observational study. PLoS Neglected Tropical
Diseases. 2018, 12 (9), p.e0006817.



×