Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Đặc điểm tử vong của bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Bà Rịa từ 2008 đến 2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (315.91 KB, 5 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 

Nghiên cứu Y học

 

ĐẶC ĐIỂM TỬ VONG CỦA BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ  
TẠI BỆNH VIỆN BÀ RỊA TỪ 2008 ĐẾN 2012 
Lê Minh Hiếu*, Trương Phi Hùng** 

TÓM TẮT 
Đặt vấn đề: Mô hình bệnh tật và tử vong tại một nơi cụ thể là cơ sở khoa học để nâng cao hiệu quả điều trị, 
hạ thấp tối đa tần suất mắc bệnh và tỉ lệ tử vong. 
Mục tiêu: Xác định đặc điểm dịch tễ các trường hợp tử vong của bệnh nhân điều trị nội trú tại bệnh viện Bà 
Rịa trong thời gian 5 năm (từ tháng 01/2008 đến tháng 12/2012). 
Phương pháp nghiên cứu: Cắt ngang mô tả. 
Kết quả nghiên cứu: Tỉ lệ tử vong chung của bệnh nhân điều trị nội trú trong 5 năm (từ năm 2008‐2012 là 
2,12%), tỉ lệ tử vong cao nhất là vào năm 2008 (2,4%) và thấp nhất là vào năm 2012 (1,8%). Tỉ lệ tử vong theo 
nguyên nhân cao nhất là bệnh không lây 38,8%, chấn thương, tai nạn, ngộ độc 33,6%. Tỉ lệ chết thành phần của 
10 nhóm bệnh tử vong hàng đầu theo ICD10 cao nhất là chấn thương đầu (S00‐S09) 24,6% và bệnh mạch máu 
não (I60‐I69) 21,4%. Tỉ lệ chết /mắc của 10 nhóm bệnh có tỉ lệ chết thành phần cao nhất là bệnh nhiễm trùng 
khác (A30‐A49) 55,9%, bệnh mạch máu não (I60‐I69)35,0%. 
Kết  luận:Tỉ lệ tử vong do các bệnh không lây, chấn thương ngày càng gia tăng; do đó, bệnh viện cần tập 
trung chuyên môn, phương tiện cấp cứu các bệnh tim mạch, tai nạn giao thông. 
Từ khóa: Tỉ lệ tử vong, dịch tễ tử vong 

ABSTRACT 
CHARACTERISTICS OF FATAL CASES WHO WERE INPATIENTS  
AT BA RIA HOSPITAL FROM 2008 TO 2012  
Le Minh Hieu, Truong Phi Hung  
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 6‐ 2014: 305 – 309 


Background:  Disease  and  mortality  patterns  at  a  certain  place  is  a  scientific  basis  to  improve  the 
effectiveness of treatment, and to minimize the the incidence of disease and mortality rate. 
Objective:To identify characteristics of fatal cases who were inpatients at Ba Ria Hospital in 5 years 
Method: This was a cross‐sectional study. 
Results:: The total mortality rate of inpatients in 5 years (from 2008 to 2012) is 2.12%. The highest is 2.4% 
(in 2008) and the lowest is 1.8% (in 2012). Non‐communicable diseases is the highest cause of death (38.8%). 
Injuries,  accidents,  and  poisonings  are  the  second  (33.6%).  Out  of  ICD‐10,  head  injuries  (S00  ‐  S09)  and 
cerebrovascular diseases ( I60 ‐ I69 ) have the highest mortality rates which are 24.6% and 21.4%, respectively. 
The  highest  rate  of  death/disease  out  of  10  types  of  diseases  belongs  to  other  infectious  diseases  (A30  –  A49: 
55.9%) and cerebrovascular disease ( I60 ‐ I69: 35.0%) 
 Conclusions  : The mortality rates of non‐communicable diseases and injuries are increasing. Hence, it is 
necessary that the hospital should focus on techniques, emergency facilities for cardiovascular diseases and traffic 
accidents. 
Keywords: Mortality rate, mortality epidemiology 
* Bệnh viện Bà Rịa 
** Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh  
Tác giả liên lạc: BS Lê Minh Hiếu  
ĐT: 0973256652 
Email: 

Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 

305


Nghiên cứu Y học 

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014

 

ĐẶT VẤNĐỀ 
Mô  hình  bệnh  tật  ‐  tử  vong  của  Việt  Nam 
đang chuyển dần từ bệnh lây sang bệnh không 
lây,  chấn  thương  và  trở  thành  những  nguyên 
nhân hàng đầu gây bệnh tật và tử vong. Thông 
tin  về  mô  hình  tử  vong  cung  cấp  bằng  chứng 
khoa  học  định  hướng  cho  việc  ra  quyết  định 
và phân bổ nguồn lực, là một trong những yếu 
tố quan trọng giúp cho việc định hướng và xây 
dựng  kế  hoạch  y  tế  cũng  như  hoạch  định 
chính sách.  
Việc chọn lựa ứng dụng triển khai vào bệnh 
viện  thì  đòi  hỏi  phải  có  những  chứng  minh  về 
nhu cầu cần thiết và phù hợp với tình hình thực 
tế ở bệnh viện. Để thực hiện tốt điều này, cần có 
cơ sở khoa học vững chắc dựa trên những công 
trình  nghiên  cứu  khoa  học,  nghiên  cứu  trên 
chính những bệnh nhân của bệnh viện mình; từ 
đó  mới  có  định  hướng  đầu  tư  về  nguồn  lực, 
trang thiết bị, phương tiện, thuốc men và cơ sở 
vật chất đúng đắn và hiệu quả hơn.  

Mục tiêu nghiên cứu 
Xác  định  tỉ  lệ  bệnh  nhân  điều  trị  nội  trú  tử 
vong.  
Xác định tỉ lệ tử vong phân bố theo nguyên 
nhân. 
Xác định tỉ lệ chết thành phần của 10 nhóm 
bệnh tử vong hàng đầu. 
Xác định tỉ lệ chết/mắc của 10 nhóm bệnh và 

bệnh có tỉ lệ chết thành phần cao nhất. 

ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN 
CỨU 
Thiết kế nghiên cứu cắt ngang với cỡ mẫu 
thực  hiện  ở  toàn  bộ  bệnh  án  của  bệnh  nhân 
điều  trị  nội  trú  trong  5  năm  tại  bệnh  viện  Bà 
Rịa  (từ  tháng  01/2008  đến  tháng  12/2012). 
Nguyên nhân gây tử vong được đánh giá dựa 
trên hướng dẫn ICD10. 

KẾT QUẢ 
Nghiên  cứu  được  thực  hiện  trên  136.591 
bệnh  án  với  2.891  ca  tửvong  (có  1.242  bệnh 

306

nặng xin về tiên lượng chắc chắn sẽ tử vong). 
Có 9 ca tử vong không được đưa vào phân tích 
do không đủ thông tin. Trong đó tổng số nam 
giới  tử  vong  là  1.892  ca,  tổng  số  nữ  giới  tử 
vong là 999 ca. 

Tỉ lệ bệnh nhân điều trị nội trú tử vong 
Bảng 1: Tỉ lệ bệnh nhân điều trị nội trú tử vong 
(N=136 591) 
Năm
2008
2009
2010

2011
2012
2008-2012

Tử vong
Tử vong n (%) Không tử vong n (%)
602 (2,4)
24896 (97,6)
563 (2,2)
25530 (97,8)
588 (2,3)
25487 (97,7)
574 (2,1)
27251 (97,9)
564 (1,8)
30536 (98,2)
2891 (2,1)
133700 (97,9)

Tỉ  lệ  tử  vong  giảm  dần  qua  các  năm,  cao 
nhất  năm  2008  với  602  ca  (2,4%)  và  thấp  nhất 
năm 2012 với 564 (1,8%). Trong khi đó, số bệnh 
nhân  điều  trị  nội  trú  tăng  dần  qua  các  năm 
(Bảng 1). 

Tỉ lệ tử vong phân bố theo nguyên nhân 
Bảng 2: Tỉ lệ phân tử vong bố theo nguyên nhân gây 
tử vong (n=2.891) 
Nguyên nhân
Bệnh không lây

Bệnh lây
Chấn thương, tai nạn, ngộ độc
Khác

Tần số
1122
329
970
470

Tỉ lệ (%)
38,8
11,4
33,6
16,2

Nguyên  nhân  tử  vong  cao  nhất  là  do  bệnh 
không lây, kế đến là tai nạn và thương tích. 

Tỉ lệ chết thành phần của 10 nhóm bệnh tử 
vong hàng đầu 
Bảng 3: Tỉ lệ chết thành phần của 10 bệnh và nhóm 
bệnh tử vong hàng đầu (n= 2.891) 
Bệnh
Tổn thương nội sọ (S06)
Tai biến mạch máu não (I64)
Viêm phổi (J18)
Đa chấn thương (T07)
Nhồi máu cơ tim cấp (I21)
Lao phổi (A15)

Suy tim (I50)
Bệnh khác của hệ tiêu hoá(K92)
Nhiễm trùng huyết (A41)

Tần số
712
611
178
153
108
79
75
68
55

Tỉ lệ (%)
24,6
21,1
6,2
5,3
3,7
2,7
2,6
2,4
1,9

Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 


Nghiên cứu Y học

 
Bệnh
Ngưng tim (I46)

Tần số
51

Tỉ lệ (%)
1,8

Trong  các  bệnh  gây  tử  vong  hàng  đầu  thì 
bệnh  có  tỉ  lệ  chết  thành  phần  cao  nhất  là  Tổn 
thương  nội  sọ  (S06)  và  thấp  nhất  là  Ngưng  
tim (I46). 

Tỉ lệ chết/mắc của 10 nhóm bệnh và bệnh có 
tỉ lệ chết thành phần cao nhất 
Bảng 4: Tỉ lệ chết/mắc của 10 bệnh có tỉ lệ chết thành 
phần cao nhất ( n = 2891) 
Bệnh
Tần số Tỉ lệ (%)
Nhiễm trùng huyết (A41)
55
51
Ngạt lúc đẻ (P21)
22
42

Đột quị (I64)
611
21
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (J44)
40
21
Nhồi máu cơ tim cấp (I21)
108
18
Tổn thương nội sọ (S06)
712
15
Bệnh HIV dẫn đến bệnh nhiễm trùng và
39
14
ký sinh trùng B20
Đa tổn thương (T07)
153
13
Lao hô hấp (A15)
79
5
Suy tim (I50)
75
5

Tỉ  lệ  chết/mắc  ở  bệnh  A41  (Nhiễm  trùng 
huyết ) là cao nhất 51% và thấp nhất là I50 (Suy 
tim) là 5% 


BÀN LUẬN 
Tỉ lệ bệnh nhân điều trị nội trú tử vong 
Tỉ  lệ  tử  vong  chung  có  chiều  hướng  giảm 
dần qua từng năm. So sánh với kết quả về tỉ lệ tử 
vong của bệnh viện Nguyễn Trãi (nếu tính luôn 
bệnh  nặng  xin  về)  là  2,67%  thì  kết  quả  ở  bệnh 
viện Bà Rịa là chấp nhận được. Để đạt được kết 
quả này là do bệnh viện đã đầu tư nhiều trang 
thiết  bị  hiện  đại  và  trình  độ  chuyên  môn  kỹ 
thuật  của  nhân  viên  Y  tế  ngày  càng  được  nâng 
cao  nên  bệnh  viện  đã  mạnh  dạn  giữ  lại  nhiều 
trường  hợp  bệnh  nặng  và  khó  để  điều  trị,  và 
mặc dù  chỉ  là  bệnh  viện loại II theo phân hạng 
của Bộ Y tế  (2) nhưng bệnh viện đã tự thực hiện 
được  nhiều  kỹ  thuật  của  tuyến  trung  ương.  Từ 
đó cho thấy: tuy tỉ lệ tử vong có giảm chưa nhiều 
qua từng năm nhưng cũng cho thấy kết quả điều 
trị tại bệnh viện ngày càng có hiệu quả. 

Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 

Tỉ lệ tử vong phân bố theo nguyên nhân 
Tử vong do nhóm bệnh không lây, tai nạn 
và thương tích luôn ở mức cao. Theo thống kê 
qua các năm, tỉ lệ tử vong của nhóm bệnh lây 
cao  nhất  năm  2010  là  12,93%.  Tổng  tỉ  lệ  tử 
vong  ở  nhóm  bệnh  không  lây,  tai  nạn  và 
thương  tích  luôn  trên  70%.  Ở  Việt  Nam,  theo 
Niên  giám  thống  kê  y  tế  năm  2011,  tỉ  lệ  mắc 
bệnh  lây  nhiễm  là  25,89%  và  bệnh  không  lây 

nhiễm  là  62,72%  (gấp  2,4  lần  so  với  bệnh  lây 
nhiễm);  tử  vong  do  bệnh  không  lây  nhiễm 
chiếm  67,34%  (gấp  4  lần  so  với  bệnh  lây 
nhiễm).  Còn  theo  Ngô.  D.  Anh  và  cộng  sự  ở 
Trường  Đại  học  Y  tế  công  cộng  Hà  nội  thì 
bệnh  không  lây truyền và  tai nạn  thương  tích 
chiếm tỷ trọng lớn của gánh nặng tử vong tại 
Việt Nam(5). Kết quả khảo sát này phù hợp với 
tỉ  lệ  tử  vong  theo  các  nhóm  của  Việt  Nam. 
Điều này cũng phù hợp với dự báo của WHO 
khi  dự  báo  nguyên  nhân  tử  vong  vào  năm 
2030, đặc biệt là ở những nước đang phát triển.  

Tỉ lệ chết thành phần của 10 nhóm bệnh tử 
vong hàng đầu 
Tại bệnh viện Bà Rịa, bệnh tử vong hàng đầu 
trong  5  năm  liền  là  Tổn  thương  nội  sọ.  Có  thể 
thấy rằng vấn nạn giao thông đang là nỗi lo mà 
cũng là thách thức đối với người dân và của toàn 
xã hội chứ không riêng ngành Y tế. Khi so sánh 
bệnh  viện  Bà  Rịa  với  bệnh  viện  Nguyễn  Trãi  – 
bệnh  viện  nằm  trong  khu  vực  nội  thành  của 
thành phố Hồ Chí Minh – bệnh tử vong do tổn 
thương nội sọ tại bệnh viện Bà Rịa thật sự là một 
vấn đề nổi trội. Trong khi đó, các bệnh không lây 
(như  Tăng  huyết  áp,  Nhồi  máu  cơ  tim,  Tắc 
nghẽn  phổi  mãn  tính,  Xơ  gan)  là  những  bệnh 
gây  tử  vong  hàng  đầu  tại  bệnh  viện  Nguyễn 
Trãi, tỉ lệ tử vong do bệnh không lây đứng hàng 
đầu  và  vượt  trội  so  với  với  các  nguyên  nhân 

khác (> 90%)(7).  
Thật  ra  một  sự  so  sánh  giữa  hai  bệnh  viện 
chỉ rất tương đối vì tỉ lệ tử vong bệnh viện giữa 
các  bệnh  viện  không  hiển  thị  chất  lượng  bệnh 
viện trực tiếp, bởi vì số lượng các ca tử vong tại 

307


Nghiên cứu Y học 

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014

 
bệnh  viện  là  có  khả năng  bị ảnh  hưởng  bởi  các 
đặc  tính  của  bệnh  nhân  nhập  viện.  Những  đặc 
điểm này sẽ  không  được  phân  bố đều  giữa  các 
bệnh viện. Do đó, bệnh viện điều trị bệnh nhân 
nặng  hơn  sẽ  có  tỉ  lệ  tử  vong  cao  hơn  dự  kiến 
không phân biệt chất lượng của họ(3). Một phân 
tích kỹ lưỡng về tỉ lệ tử vong bệnh viện đòi hỏi 
phải có những điều chỉnh thích hợp. 
Tai  biến  mạch  máu  não  đứng  vị  trí  thứ  hai 
trong  bảng.  Có  sự  khác  biệt  về  thứ  tự  của  các 
bệnh gây tử vong hàng đầu tại bệnh viện Bà Rịa 
với cả nước. Theo thống kê của Cục Quản lý môi 
trường y tế, trong năm 2010, nhóm bệnh không 
lây  chiếm  tỉ  suất  cao  nhất  với  tỉ  suất 
242,39/100.000  người,  tiếp  đến  là  các  nhóm  tai 
nạn  thương  tích  43,77/100.000  người  và  nhóm 

bệnh  không  lây  25,95/100.000  người.  10  nguyên 
nhân có tỉ suất tử vong cao nhất trong năm 2010 
lần  lượt  là:  bệnh  liên  quan  đến  Tim  mạch,  Tai 
biến  mạch  máu  não;  Ung  thư;  tử  vong  già,  suy 
kiệt; bệnh hô hấp không lây; Tai nạn giao thông; 
bệnh  đường  tiêu  hóa;  Nhiễm  trùng  đường  hô 
hấp;  không  rõ  nguyên  nhân;  đuối  nước  và  tự 
tử(8). Nhiễm HIV luôn là bệnh đứng thứ hai gây 
tử vong hàng đầu tại Việt Nam qua các năm. Tại 
bệnh viện, mô hình này thay đổi, bệnh đứng thứ 
hai là bệnh Mạch máu não. Kết quả này tương tự 
với công bố tại hội thảo khoa học: “Đột quỵ não 
– vấn đề toàn cầu”(9).  

Tỉ lệ chết/mắc của 10 nhóm bệnh và bệnh có 
tỉ lệ chết thành phần cao nhất 
Bệnh  Mạch  máu  não  (I60‐I69),  bao  gồm  các 
Mã  bệnh  I61  (Xuất  huyết  trong  não),  I64  (Đột 
quỵ) là bệnh lý chiếm tỉ lệ tử vong hàng đầu ở 
nhiều nghiên cứu trên thế giới cũng như ở Việt 
Nam(6,10),  nếu  tính  theo  các  nhóm  thu  nhập  thì 
bệnh lý này chiếm thứ hạng đầu của nước có thu 
nhập cao và trung bình. Theo danh sách này, ba 
nguyên nhân trên vẫn sẽ gây tử vong hàng đầu 
trong tương lai; chẳng những thế, tần số của các 
bệnh này sẽ tăng lên. Tại bệnh viện đây là bệnh 
lý nặng, khi được các cơ sở Y tế trong tỉnh hoặc 
do  người  nhà  đưa  đến  cấp  cứu,  bệnh  nhân 

308


thường ở trong tình trạng nặng (hôn mê, hô hấp 
xấu), nhiều trường hợp đã không còn khả năng 
phẫu  thuật.  Còn  đối  với  những  ca  có  chỉ  định 
phẫu thuật, trên đối tượng này thường có những 
bệnh lý đi kèm, vì vậy tỉ lệ chết/mắc của nhóm 
bệnh này cũng rất cao(35,0%). Ở Singapore tỉ lệ 
này chỉ xấp xỉ 8%(4). Tổn thương tác động nhiều 
vùng  cơ  thể  (T00‐T07),  Chấn  thương  đầu  (S00‐
S09) là những nguyên nhân đứng thứ hạng cao 
nếu  xét  về  khía  cạnh  chết/mắc.  Điều  này  cũng 
phù hợp với nhiều nghiên cứu khác. 

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 
Tỉ lệ tử vong của bệnh nhân điều trị nội trú 
qua  từng  năm  và  so  sánh  tỉ  lệ  tử  vong  chung 
trong 5 năm là 2,12%, tỉ lệ này giảm hằng năm từ 
2,4% năm 2008 còn 1,8% năm 2012. 
Tỉ lệ chết thành phần của mười nhóm bệnh 
tử vong hàng đầu theo ICD 10, cao nhất là Chấn 
thương  đầu  (S00‐S09):  24,6%,  Bệnh  mạch  máu 
não (I60‐I69): 21,4%. Tỉ lệ tử vong của bệnh nhân 
điều  trị  nội  trú  phân  bố  theo  nguyên  nhân  tử 
vong  cho  thấy  nguyên  nhân  cao  nhất  là  bệnh 
không lây (38,8%), chấn thương (33,6%). Do đó, 
có  thể  nói  rằng  tai  nạn,  chấn  thương  và  bệnh 
không  lây  là  những  nguyên  nhân  gây  tử  vong 
hàng đầu. 
Tỉ lệ chết/ mắc của mười nhóm bệnh và bệnh 
có  tỉ  lệ  chết  thành  phần  cao  nhất:  nguy  hiểm 

nhất  là  bệnh  nhiễm  trùng  khác  (A30‐A49): 
55,9%,  bệnh  mạch  máu  não  (I60‐I69):  35%,  tổn 
thương  tác  động  nhiều  vùng  cơ  thể  (T00‐T07): 
12,6%. Các nhóm bệnh và bệnh còn lại dưới 9%. 
Thông tin dịch tễ tử vong tại bệnh viện cần 
được  sử  dụng  một  cách  có  hiệu  quả  hơn  trong 
tăng cường tập trung chuyên môn, phương tiện 
cấp cứu các bệnh tim mạch, tai nạn giao thông. 
Đầu tư xây dựng hệ thống cấp cứu đủ năng lực, 
đáp  ứng  một  cách  chuyên  nghiệp  và  hiệu  quả 
nhất đối với các loại tai nạn. 

TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1.

Bộ Y tế (2008) Niên giám thống kê y tế: Các bệnh tử vong cao 
nhất toàn quốc. Nhà XB Hà Nội. Hà Nội. Tr. 78‐89. 

Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 

Nghiên cứu Y học

 
2.

Bộ Y tế(2005) Hướng dẫn xếp hạng các cơ sở y tế. Hà Nội. Tr. 
23‐24. 


3.

Heijink  R,  Koolman  X,  Pieter  D,  van  der  Veen,  et  al  (2008) 
Measuring  and  explaining  mortality  in  Dutch  hospitals.  The 
Hospital  Standardized  Mortality  Rate  between  2003  and  2005. 
BMC Health Services Research 2008, 8:73. doi:10.1186/1472‐6963‐8‐
73 

4.

Ministry  Statistics  of  Health  Singapore  (2010)  Principal  Causes 
of 
Death. 
/>th_Facts_Singapore/Principal_Causes_of_Death.html.  Accessed 
on 15 Aug 2012. 

7.

Nguyễn Văn Phú (2011) Đặc điểm tử vong của bệnh nhân điều 
trị nội trú tại bệnh viện Nguyễn Trãi 2000 – 2010. Luận án tốt 
nghiệp  chuyên  khoa  cấp  II,  Đại  học  Y  Dược  TP.  Hồ  Chí 
Minh.Tr. 45‐56. 

8.

Trang tin điện tử Bộ Y tế. (2010) Tình hình tử vong toàn quốc 
năm 
2010, 
http://203.162.20.210/homebyt/vn/portal/InfoDetail.jsp?area=222

&cat=1911&ID=8815, Truy cập ngày 3/10/2013 

9.

Trung tâm truyền thông giáo dục sức khỏe Thành phố Hồ Chí 
Minh  (2012)  Mỗi  năm  có  100.000  người  chết  do  tai  biến  mạch 
máu 
não. />lay/KBRLVB083624‐802/, Truy cập ngày 10/10/2013 

5.

Ngô Duy Anh và cs (2006) Các mô hình tử vong tại Việt Nam 
2006: các phát hiện từ một điều tra phỏng vấn hồi cứu cấp quốc 
gia. Bộ Y Tế. Tr. 23‐34. 

10. World  Health  Organization  (2008)  Top  ten  causes  of  death.. 
http//www.who.int/mediacentre/factsheets/fs310/.  Accessed  on 
5 June 2012. 

6.

Nguyen  HP,  Chalapati  R,  Damian  GH,  Nguyen  DH,  Nguyen 
TKC,  Duc  AN  (2012).  Mortality  measures  from  sample‐based 
surveillance:  evidence  of  the  epidemiological  transition  in  Viet 
Nam. Public Health Journal. 3(6)23‐34. 

 
Ngày nhận bài báo:  

 


 

16/5/2014 

Ngày phản biện nhận xét bài báo:  

18/6/2014 

Ngày bài báo được đăng:  

14/11/2014 

 

 
 

 

 

Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 

309



×