Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Giá trị của heart type fatty acid binding protein trong chẩn đoán nhồi máu cơ tim cấp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (611.79 KB, 6 trang )

TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2015

GIÁ TRỊ CỦA HEART TYPE FATTY ACID BINDING PROTEIN
TRONG CHẨN ĐOÁN NHỒI MÁU CƠ TIM CẤP TỔNG QUAN)
Nguyễn Thanh Phong*; B i Đức Thành**; Nguyễn Hồng Sơn**
TÓM TẮT
H-FABP (heart type fatty acid binding protein) là một loại men tim mới dùng trong chẩn đoán
nhồi máu cơ tim cấp (NMCTC) đã được sử dụng tại nhiều quốc gia. Đây là protein có trọng
lượng phân tử thấp, có nhiệm vụ vận chuyển axít béo từ màng tế bào đến ty lạp thể cần thiết
cho quá trình oxy hóa. So với các men tim CK-MB, troponin, myoglobin được dùng trong chẩn
đoán NMCTC hiện nay, H-FABP chứng minh được khả năng vượt trội về độ nhạy và độ đặc
hiệu từ những giờ đầu (0 - 3 giờ) sau cơn đau ngực. H-FABP còn có ý nghĩa trong việc chẩn
đoán hoại tử cơ tim sớm (3 - 6 giờ) trong NMCTC.
* Từ khóa: Cơn đau thắt ngực; H-FABP.

The Value of Heart Type Fatty Acid Binding Protein in Diagnosis
of Acute Myocardial Infarction (Review)
Summary
HFABP (heart type fatty acid binding protein) is a novel biochemical marker that was used as
a indicator for diagnosis of acute myocardial infarction (AMI) in many countries. These are
proteins of low molecular weight that are responsible for transport of fatty acids from membrane
to mitochondria necessary for the oxidation. Compared with routinely CK-MB, troponin,
myoglobin used in the current diagnosis of AMI, the H-FABP possessed higher sensitivity and
specificity in the early hours (within 0 - 3h) after the onset of chest pain. H-FABP also has
significance in the early diagnosis of myocardial necrosis (within 3 - 6h) in AMI.
* Key words: Myocardial infarction; H-FABP.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Nguyên nhân chính của đau ngực cấp
có thể do tim, do dạ dày-thực quản, do
phổi và cơ xương khớp vùng ngực. Phát


hiện và chẩn đoán sớm nguyên nhân cơn
đau ngực cấp do tim hay không do tim sẽ
có vai trò quan trọng trong việc quyết định
lựa chọn phương pháp điều trị tối ưu có
thể cứu sống bệnh nhân (BN). Khoảng
40% BN với biểu hiện đau ngực cấp phải

nằm viện và chi phí tốn kém không cần
thiết, phải thực hiện những xét nghiệm về
tim mạch theo quy trình chẩn đoán để loại
trừ cơn đau tim cấp [1]. Xác định điều trị
hoặc loại trừ BN đau ngực do NMCTC là
một thách thức khó khăn mà bác sỹ cấp
cứu rất hay gặp, đặc biệt ở BN với cơn đau
ngực kiểu mạch vành, nhưng có biến đổi
trên ECG không đặc hiệu [2]. Trong những
trường hợp này,

* Bệnh viện n Sinh TP. Hồ Chí Minh
** Bệnh viện Quân y 175
Người phản hồi (Corresponding): B i Đức Thành ()
Ngày nhận bài: 20/07/2015; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 2/11/2015
Ngày bài báo được đăng: 30/11/2015

193


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2015

chẩn đoán sớm NMCTC chủ yếu dựa vào

men tim chỉ điểm. Các xét nghiệm sinh
hóa được sử dụng rộng rãi hiện nay như:
aspartate transaminase (AST), lactic
dehydrogenase-1 (LDH-1), myoglobin
(MYO), creatine kinase-MB (CK-MB),
troponin T và I (cTn-T, cTn-I) để phát hiện
tổn thương tế bào cơ tim cũng như quản
lý BN có nguy cơ cao. Tuy nhiên, những

xét nghiệm này không có độ nhạy và
độ đặc hiệu cao ở giai đoạn sớm của
NMCTC, đặc biệt trong 3 giờ đầu của cơn
đau ngực kiểu mạch vành dai dẳng [4].
Gần đây, một vài xét nghiệm được nêu ra
trong chẩn đoán NMCTC như: glycogen
phosphorylase BB (GP-BB), carbonic
anhydrase III (CA-III), nhưng đến nay vẫn
chưa được áp dụng vào lâm sàng [5].

HEART-TYPE FATTY ACID BINDING PROTEIN
H-FABP do Giáo sư Jan Glatz phát hiện vào năm 1988, là một protein có trọng
lượng phân tử nhỏ (15 kDa), có nhiều trong cơ tim, cao gấp 10 lần so với trong cơ
xương và chỉ có một ít ở não, thận, gan, ruột non, tuyến sữa và nhau thai [4]. H-FABP
được vận chuyển từ cơ tim bị tổn thương vào máu nhanh hơn so với M O, cTn-I và
CK-MB. Trong vòng 30 phút sau cơn đau ngực của NMCTC, men này tăng rất nhanh,
nhanh hơn cả M O. H-FABP đạt nồng độ đỉnh trong máu ở giờ thứ 6 sau thiếu máu
cơ tim cấp và trở về bình thường ở giờ thứ 12 - 24. Do vậy, H-FABP là một chỉ điểm
cho tình trạng thiếu máu cơ tim ngay cả khi chưa có hoại tử cơ tim thật sự và là một
công cụ hữu hiệu có giá trị tiên lượng để theo dõi NMCTC tái phát [2, 8].
Bảng 1: Các chỉ điểm sinh hóa của tế bào cơ tim.

Chỉ điểm
sinh hóa

Trọng lƣợng Thời gian tăng Thời gian
ph n tử kDa)
trong máu
đ t đỉnh

Trở về
bình thƣờng

Độ đặc hi u

H-FABP

15

30 phút

6 - 12 giờ

24 giờ

Tăng rất sớm

Myoglobin

17

1 - 3 giờ


5 - 8 giờ

16 - 24 giờ

Tăng chậm

Troponin I (TnI)

22

3 - 6 giờ

14 - 18 giờ

5 - 10 ngày

Tăng ở giai đoạn muộn

Troponin T (TnT)

33

3 - 6 giờ

10 - 48 giờ

10 - 15 ngày Tăng ở giai đoạn muộn

CK-MB


86

3 - 8 giờ

9 - 24 giờ

48 - 72 ngày Tăng ở giai đoạn muộn

H-FABP và M O có độ nhạy cao ở pha đầu của NMCTC, nhưng độ đặc hiệu cho tế
bào cơ tim thì H-FABP trội gấp 20 lần so với myoglobin [6]. H-FABP có giá trị ngay cả
ở BN có nghi ngờ NMCTC nguy cơ trung bình và thấp khi troponin âm tính [6]. Đã có
nghiên cứu cho thấy mức tăng của H-FABP liên quan đến diện nhồi máu [3]. So với
H-FABP, tính đặc hiệu của M O cho tế bào cơ tim thấp hơn, vì ngoài tim, M O còn
được tiết ra từ hệ cơ xương, trong khi đó H-FABP chủ yếu tiết ra từ tế bào cơ tim và ở
điều kiện bình thường, nồng độ của H-FABP trong máu rất thấp, thấp hơn nhiều so với
M O, điều này gây giảm kết quả dương tính giả của H-FABP [8].
194


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2015

Hình 1: Động lực học của H-FABP.
MỘT VÀI NGHIÊN CỨU VỀ H-FABP TRONG CHẨN ĐOÁN NMCTC
- Ibrahim và CS (2010) [9] nghiên cứu trên BN có biểu hiện đau ngực cấp từ 30 phút
đến 6 giờ có nghi ngờ NMCTC, đau thắt ngực không ổn định và đau ngực không do
tim vào khoa cấp cứu tim mạch, chia làm 2 nhóm: nhóm nhồi máu cơ tim có ST chênh
(STEMI) và nhồi máu cơ tim không có ST chênh (NSTEMI); nhóm đau thắt ngực không
ổn định và đau ngực không do tim. Kết quả cho thấy nồng độ H-FABP, MYO và CKMB tăng đáng kể ở sau đau ngực 0 - 3 giờ và tăng thêm sau 3 - 6 giờ ở BN NMCTC,
trong khi đó troponin I tăng không đáng kể.


Hình 2: So sánh nồng độ các chỉ điểm sinh hóa tế bào cơ tim sau cơn đau ngực
tại 0 - 3 giờ và 3 - 6 giờ.
( MI: NMCTC; U : Đau thắt ngực không ổn định; NCCP: Đau ngực không do tim)
195


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2015

Kết quả nghiên cứu này cho thấy:
ngưỡng H-FABP để chẩn đoán NMCTC
trong trường hợp có cơn đau ngực cấp
trong vòng 3 giờ khởi phát là 21,85 ng/ml
và độ nhạy tương đương với CK-MB,
nhưng trội hơn M O, xu hướng này kéo
dài đến giờ thứ 6 của NMCTC. Độ nhạy
H-FABP tại 3 giờ là 81,8%; đạt 100%
trong 3 - 6 giờ. H-FABP có độ nhạy cao
hơn M O lúc 3 giờ. Độ đặc hiệu của HFABP và M O ở nhóm không nhồi máu
cơ tim cao đáng kể tại mọi thời điểm
sau khởi phát cơn đau. Độ đặc hiệu tại
3 - 6 giờ của H-FABP là 88,9% bằng MYO,
nhưng cTn-I là 77,8% và CK-MB là 94,9%.

- Chen Lili và CS (2004) [4] khảo sát giá
trị của H-FABP trong chẩn đoán NMCTC
giai đoạn sớm so với các men tim khác.
Độ nhạy và độ đặc hiệu của giá trị và
vùng ngưỡng được đánh giá qua biểu đồ
ROC (receiver operating characteristics).

Kết quả cho thấy, giá trị H-FABP trong
chẩn đoán NMCTC là 16,8 ng/ml, độ nhạy
64,29% ở 3 giờ đầu và 84,38% trong
6 giờ kể từ sau khởi phát cơn đau ngực.
Độ đặc hiệu ở nhóm không nhồi máu cơ
tim tại 3 giờ đầu là 100%, trong 6 giờ là
91,8%. H-FABP có độ nhạy cao hơn cTnI
và CK-MB tại mọi thời điểm (p < 0,05),
trong khi đó không có sự khác biệt đáng
kể về độ đặc hiệu giữa 4 loại men tim này.

Hình 3: Đường cong ROC biểu thị độ nhạy và độ đặc hiệu của chỉ điểm sinh hóa
tế bào cơ tim sau cơn đau ngực tại 0 - 3 giờ và 3 - 6 giờ.
196


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2015

Ở 3 giờ đầu, H-FABP có giá trị chẩn
đoán hơn cTnI, CK-MB và M O. Kết quả
nghiên cứu cho thấy, H-FABP có độ nhạy
và độ đặc hiệu cao ở nhóm NMCTC giai
đoạn sớm, đặc biệt sau 3 giờ khởi phát
cơn đau ngực kiểu mạch vành dai dẳng,
H-FABP có thể được xem như một chỉ
điểm nhạy trong chẩn đoán NMCTC giai
đoạn đầu.
- Trong một vài nghiên cứu khác: độ
nhạy, đặc hiệu của H-FABP và troponin
trong chẩn đoán NMCTC, ở những giờ

đầu tiên sau khởi phát cơn đau ngực đều
thấy H-FABP có độ nhạy cao và giá trị
tiên đoán âm (NPV) cao hơn. Bảng 2 so
sánh kết quả của một vài nghiên cứu về
độ nhạy và độ đặc hiệu giữa H-FABP và
troponin trong chẩn đoán NMCTC.
Bảng 2: Độ nhạy và độ đặc hiệu của
H-FABP và troponin trong chẩn đoán
NMCTC.
H-FABP

Troponin

Nghiên cứu Độ nhạy Độ đặc Độ nhạy Độ đặc
(%)
hiệu (%)
(%)
hiệu (%)
Ruzgar và
CS [10]

95,2

100

38,1

100

Cavus và CS


97,6

88,5

100

88,5

Figiel và CS

94,7

100

64,9

100

Naroo và CS

75,8

97

58,6

98,8

Gururajan và

CS

92

93

54

95

81,8

100

40,9

100

Xie và CS

BÀN LUẬN
Nhồi máu cơ tim là nguyên nhân chính
của tỷ lệ tử vong và bệnh tật ở thế giới
hiện đại. Chẩn đoán đúng và sớm rất
quan trọng để can thiệp điều trị kịp thời,
hợp lý làm giảm tỷ lệ tử vong [9]. Nếu
điều trị nhồi máu cơ tim trong vòng 1 giờ
(giờ vàng) có hiệu quả sẽ giảm tỷ lệ tử
vong từ 9% xuống 3%, nếu chậm 3 - 4 giờ,


tỷ lệ tử vong có thể cao gấp 5 lần [2].
Tuy nhiên, thời gian vàng để tái tưới máu
vành tối ưu trong vòng 4 giờ sau khi khởi
phát huyết khối tắc nghẽn vành. Vì vậy,
chẩn đoán sớm là quan trọng trong cơ
chế bệnh sinh ở BN có biểu hiện đau
ngực cấp và có ý nghĩa lâm sàng cao,
vì thời gian xuất hiện triệu chứng sẽ có
tác động mạnh đến chiến lược điều trị tại
bệnh viện. Đáng tiếc, 1/5 số trường hợp
nhồi máu cơ tim không nhận biết được
qua lâm sàng, vì không có đau ngực hay
biến đổi ECG đặc hiệu [8]. Trong những
trường hợp này, giá trị của men tim sẽ
đóng vai trò quan trọng trong chẩn đoán.
Tim tổng hợp axít béo kém, chỉ đóng
góp khoảng 0,1% quá trình tổng hợp axít
béo toàn cơ thể, nhưng chiếm đến 10%
tổng lượng axít béo của cơ thể. H-FABP
tạo nên một lượng albumin nội bào giúp
vận chuyển trong nội bào axít béo không
tan trong tế bào cơ [3]. Về vai trò bảo vệ
của H-FABP, như là kẻ tiêu hủy xác các
gốc tự do và kháng lại tác động như chất
tẩy rửa với nồng độ cao tại chỗ của axít
béo chuỗi dài, đặc biệt trong quá trình
thiếu máu [6]. Giải thích về độ nhạy và độ
đặc hiệu của H-FABP so với các men tim
khác trong chẩn đoán NMCTC người ta
cho rằng do 2 yếu tố: (i) trọng lượng phân

tử thấp hơn: H-FABP là protein nhỏ trong
bào chất, có trọng lượng phân tử rất thấp
(15 kDa), trong khi trọng lượng phân tử
của MYO, cTn-I và CK-MB là: 18, 22 và
86 kDa; (ii) độ chênh về gradient nồng độ
giữa mô và huyết tương: hàm lượng
H-FABP trong tế bào cơ tim (0,52 mg/g
trọng lượng ướt), thấp hơn 4,5 lần so với
M O (2,35 mg/g trọng lượng ướt), trong
khi nồng độ H-FABP trong huyết tương
(2,8 µg/l) thấp hơn 10 lần so với M O
(30 µg/l) [7, 8]. Vì vậy, độ chênh gradient
197


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2015

nồng độ giữa mô và huyết tương của
H-FABP so với M O ít nhất 2 lần. Đặc
tính này cùng với tính thấm cao của
protein phân tử nhỏ qua hàng rào nội mô
khiến H-FABP xuất hiện sớm và được
phóng thích đáng kể sau khi cơ tim bị tổn
thương, ngay cả khi chưa có hoại tử cơ
tim, do vậy dễ dàng phát hiện.
KẾT LUẬN

3. Alhadi HA, Fox KA. Do we need
additional markers of myocyte necrosis: the
potential value of heart fatty-acid-binding

protein. QJM. 2004, 97, pp.187-198.
4. Chen L, Guo X, Yang F. Role of hearttype fatty acid binding protein in early
detection of acute myocardial infarction in
comparison with cTnI, CK-MB and myoglobin.
J Huazhong Univ Sci Technol Med Sci. 2004,
24 (449-451), p.459.

H-FABP có thể xuất hiện sớm khi có
tổn thương cơ tim trong nhồi máu cơ tim
trong vòng 3 giờ đầu và cũng có thể loại
trừ được cơn đau ngực mà nguyên nhân
không do tim. H-FABP có giá trị trong
chẩn đoán sớm cơn đau ngực cấp khi so
sánh với các chỉ điểm sinh học trước đây
(cTn-I, CK-MB và M O). Kết hợp giữa HFABP và M O là phương pháp tốt nhất
trong chẩn đoán sớm nhồi máu cơ tim .

5. Loria V, Leo M, Biasillo G, Dato I,
Biasucci LM. Biomarkers in acute coronary
syndrome. Biomark Insights. 2008, 3, pp.453468.

Tại các khoa cấp cứu, số lượng BN
nhập viện nhiều trong một khoảng thời
gian ngắn, việc xét nghiệm giúp phân
tầng nguy cơ BN có cơn đau ngực càng
nhanh thì càng có giá trị và thuận tiện cho
việc quyết định có nên cho xuất viện sớm.
Vì vậy, đã có những khuyến cáo dùng
test H-FABP bên giường bệnh, chỉ cần 4
giọt máu toàn phần ở đầu ngón tay đưa

vào que thử (test-strip), sau 15 phút có
thể cho kết quả của HFABP, cTn-I, CK-MB
và MYO [2, 4].

7. Weber M, Rau M, Madlener K,
Elsaesser A, Bankovic D, Mitrovic V et al.
Diagnostic utility of new immunoassays for the
cardiac markers cTnI, myoglobin and CK-MB
mass. Clin Biochem. 2005, 38, pp.1027-1030.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Gorenberg M, Marmor A, Rotstein H.
Detection of chest pain of non-cardiac origin
at the emergency room by a new non-invasive
device avoiding unnecessary admission to
hospital. Emerg Med J. 2005, 22, pp.486-489.
2. Alhashemi JA. Diagnostic accuracy of a
bedside qualitative immunochromatographic
test for acute myocardial infarction. Am J
Emerg Med. 2006, 24, pp.149-155.

198

6. Viswanathan K, Kilcullen N, Morrell C,
Thistlethwaite SJ, Sivananthan MU, Hassan
TB et al. Heart-type fatty acid-binding protein
predicts long-term mortality and re-infarction
in consecutive patients with suspected acute
coronary syndrome who are troponin-negative.
J Am Coll Cardiol. 2010, 55, pp.2590-2598.


8. Li CJ, Li JQ, Liang XF, Li XX, Cui JG,
Yang ZJ et al. Point-ofcare test of heart-type
fatty acid-binding protein for the diagnosis
of early acute myocardial infarction. Acta
Pharmacol Sin. 2010, 31, pp.307-312.
9. Ibrahim Elmadbouh, Riham Mahfouz,
Noha Bayomy, Walaa Faried. The value of
human heart-type fatty acid binding protein in
diagnosis of patients with acute chest pain.
The Egyptian Heart Journal. 2012, 64,
pp.179-184.
10. O. Ruzgar, AK. Bilge, Z. Bugra, S.
Umman, E. Yilmaz, B. Ozben et al. The use of
human heart-type fatty acid-binding protein as
an early diagnostic biochemical marker of
myocardial necrosis in patients with acute
coronary syndrome, and its comparison with
troponin-T and creatine kinase-myocardial
band. Heart Vessels. 2006, 21, pp.309-314.



×