Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Kết quả ứng dụng phân loại vết thương phần mềm phức tạp hàm mặt theo moxaic tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức từ 2009-2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (365.44 KB, 6 trang )

T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2017

KẾT QUẢ ỨNG DỤNG PHÂN LOẠI VẾT THƯƠNG PHẦN MỀM
PHỨC TẠP HÀM MẶT THEO MOXAIC TẠI
BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT ĐỨC TỪ 2009 - 2016
Vũ Thị Dự*; Nguyễn Hồng Hà**; Đặng Triệu Hùng*
TÓM TẮT
Mục tiêu: nghiên cứu áp dụng phân loại phân loại vết thương phần mềm phức tạp
(VTPMPT) hàm mặt MOXAIC trên lâm sàng. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu mô tả cắt
ngang trên 192 bệnh nhân (BN) có VTPMPT hàm mặt được điều trị cấp cứu tại Bệnh viện Hữu
nghị Việt Đức từ 2009 - 2016. Trong VTPMPT hàm mặt: vết thương vừa có tổn thương phần
mềm lớn (dài ≥ 10 cm) vừa có tổn thương các thành phần quan trọng ở sâu như thần kinh VII,
ống, tuyến nước bọt hoặc vỡ xương sọ mặt, nhãn cầu. Kết quả: tỷ lệ vết thương chu vi: dạng
O 29,7%; vết thương chéo dọc trán mắt, dạng X: 27,1%, vết thương ngang má mũi, môi, má,
dạng A: 13,5% vết thương trực tiếp, dạng I: 15,1%, vết thương do bị chém, dạng C: 14,6%.
Trong đó vết thương dạng A và I có tỷ lệ phải đặt nội khí quản hoặc mở khí quản cấp cứu cao
nhất (69,2% và 62,1%). Vết thương dạng A có 38,5% BN mê sâu Glasgow từ 3 - 8 điểm. Vết
thương dạng X có tới 25% vỡ nhãn cầu và 32,7% vỡ xương trán. Dạng C có 46,4% tổn thương
ống Stenon và 50% tổn thương thần kinh VII. Kết luận: phân loại MOXAIC có tính ứng dụng
cao, dễ sử dụng, cho phép chẩn đoán, đánh giá tiên lượng được VTPMPT hàm mặt. Tuy nhiên
cần nghiên cứu với số lượng BN lớn hơn để phát triển nhận dạng này thành phân loại VTPMPT
hàm mặt hoàn chỉnh.
* Từ khóa: Vết thương phần mềm phức tạp; Phân loại MOXAIC.

Application of MOXAIC Classification in Facial Fructures at
Vietduc Hospital in 2009 - 2016
Summary
Objectives: To present the results of application of Major Maxillofacial Wounds (MOXAIC)
classification in facial fracture at Vietduc Hospital. Subjects and methods: A retrospective study
of 192 patients with MMW who underwent emergency operation between 2009 and 2016. MMW
was defined as a facial wound longer than 10 cm. Results: Based on the shape of the wound,


the severity and method of injury we were able to classify MMW into five types: O, X, A, I, C with
the percentage were 29.7%, 27.1%, 13.5%, 15.1% and 14.6%. Type A and I had 69.2% and
62.1% of patients need emergency tracheotomy. Type A had 38.5% of patients in severe coma
with Glasgow score 3 - 8. Type X had 25% of eye global rupture and 32.7% of frontal bone
fracture. Type C had 46.4% stenon wound and 50% facial nerve. All this percentage was
significantly higher than other types of wound in this classification (p < 0.05). Conclusion: This
classification is highly reproducible, easy to use and allows for a quick estimation of prognosis
and treatment suggestion. However it requires further specialist review and study before putting
into practice.
* Key words: Facial fructures; MOAXIC classification.
* Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt, Trường Đại học Y Hà Nội
** Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức
Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Hồng Hà ()
Ngày nhận bài: 25/07/2017; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 22/09/2017
Ngày bài báo được đăng: 28/09/2017

115


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2017
ĐẶT VẤN ĐỀ
Với sự phát triển của kinh tế xã hội,
tình hình tai nạn giao thông có xu hướng
gia tăng, trong đó chấn thương hàm mặt
chiếm tỷ lệ khá lớn, bao gồm chấn thương
gãy xương và vết thương phần mềm.
Trong đó, vết thương hàm mặt lớn (≥ 10 cm)
có tổn thương các thành phần quan trọng
như thần kinh VII, ống tuyến nước bọt
mang tai hoặc vỡ xương sọ mặt, nhãn cầu

là những tổn thương rất nặng, được xem
là VTPMPT, cần xử lý càng sớm càng tốt
nhằm phục hồi giải phẫu, chức năng, thẩm
mỹ cho người bệnh. Việc đánh giá mức độ
nặng nhẹ của chấn thương hàm mặt,
VTPMPT theo thang điểm, phân loại là
công việc cần thiết [1, 3, 4, 7].
Trên thế giới, một số tác giả đưa ra phân
loại vết thương phần mềm như Hussain K
(1994) dựa trên độ dài ngắn của vết thương
và vị trí 43 vùng giải phẫu trên mặt. Lee
R.H (1999) đưa ra phân loại MCFONTZL.
Các phân loại này còn phức tạp nên chưa
được áp dụng rộng rãi [5, 7].

Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức từ 1 - 1 - 2009
đến 31 - 12 - 2016.
* Tiêu chuẩn lựa chọn BN: có đủ hồ sơ
bệnh án lưu trữ thông tin, hình ảnh, được
chẩn đoán xác định VTPMPT.
* Tiêu chuẩn loại trừ: hồ sơ bệnh án
BN không có hình ảnh, hình vẽ hoặc mờ
không đánh giá được.
2. Phương pháp nghiên cứu.
* Các bước tiến hành:
Thu thập thông tin bệnh án, ảnh chụp
đầy đủ của BN có chẩn đoán VTPMPT
hàm mặt, những thông tin cần thiết cho
nghiên cứu. Dựa vào hình ảnh mô tả hình
dạng vết thương, đặc điểm lâm sàng để

phân loại vết thương theo MOXAIC.
Thống kê tổn thương phối hợp, tri giác,
đường thở, gãy xương hàm mặt, xương
trán, nhãn cầu, tổn thương dây VII, tổn
thương tuyến nước bọt mang tai.

Nguyễn Hồng Hà (2010) đã đưa ra
phân loại MOXAIC về VTPMPT hàm mặt
dựa vào hình dạng, hướng, vùng giải
phẫu trên mặt mà vết thương đi qua [3].
Đây là một cách nhận dạng có ứng dụng
cao, dễ sử dụng, cho phép chẩn đoán,
đánh giá tiên lượng được VTPMPT. Tuy
nhiên, phân loại này chưa được áp dụng
phổ biến. Vì vậy, chúng tôi nghiên cứu đề
tài này nhằm góp phần đánh giá khả năng
sử dụng rộng rãi của phân loại MOXAIC
trên thực tế lâm sàng.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu.
192 BN được chẩn đoán xác định
VTPMPT vùng hàm mặt đã điều trị tại
116

Hình 1: Vết thương dạng O, X, A, I, C cùng
ảnh minh họa BN trước và sau phẫu thuật.


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2017

Tất cả số liệu thu thập, tổng kết được
xử lý theo thuật toán thống kê y học,
chương trình SPSS 20. Mức độ có ý
nghĩa thống kê khi p < 0,05.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Từ ngày 1 - 1 - 2009 đến 31 - 12 2016 đã nghiên cứu được 192 hồ sơ
bệnh án của BN VTPMPT, trong đó 1 BN
(0,5%) tử vong.
- Độ tuổi nhiều nhất từ 18 - 39
(75,5%), tiếp theo từ 40 - 60 tuổi (17,2%).
Nam 83,9%; nữ 16,1%.
- Nguyên nhân VTPMPT chủ yếu do
tai nạn giao thông (TNGT) (85,9%); tai
nạn sinh hoạt 9,4%, tất cả đều do bị chém

bằng dao hoặc mã tấu. So với nghiên cứu
về tình hình chấn thương hàm mặt tại
Việt Nam và Nguyễn Hồng Hà, nhóm BN
này có đặc điểm dịch tễ học tương tự,
chấn thương hay gặp ở người trẻ tuổi,
nam nhiều hơn nữ và chủ yếu do TNGT.
Trong số 192 vết thương, nhiều nhất là
nhóm vết thương dạng O (29,7%), tiếp
theo là nhóm VTPMPT dạng X 27,1%,
nhóm vết thương dạng I 15,1%; nhóm
dạng A 13,5% và nhóm do chém dạng C
14,6%. Kết quả này tương đồng với
nghiên cứu của Nguyễn Hồng Hà trên
118 VTPMPT, nhóm O 28%; nhóm X
30,5%; nhóm A 14,4%; nhóm I 13,6% và

nhóm C 13,6%.

Bảng 1: Liên quan của nhận dạng MOXAIC với các phương pháp cấp cứu đường
thở, mức độ chấn thương sọ não, tỷ lệ % vỡ nhãn cầu và vỡ xương trán (n = 192).
VTPMPT
MOXAIC

Cấp cứu đường thở

Điểm Glasgow

Vỡ nhãn cầu

Vỡ xương trán



Không

3 - 8 điểm

9 - 15 điểm



Không



Không


O chu vi

12,3

87,7

10,5

89,5

1,8

98,2

19,3

80,7

X chéo dọc

21,2

78,8

5,8

94,2

25,0


75,0

32,7

67,3

A ngang

69,2

30,8

38,5

61,5

3,8

96,2

0,0

100,0

I trực tiếp

62,1

37,9


13,8

86,2

17,2

82,8

13,8

86,2

C chém

0,0

100

0,0

100.0

3,6

96,4

7,1

92,9


Tỷ lệ BN cần can thiệp đặt cấp cứu
đường thở, đặt nội khí quản, mở khí quản
để chống suy hô hấp cao nhất ở nhóm
vết thương dạng A và I (69,2% và
62,1%), còn nhóm O, X, C chỉ chiếm
12,3%, 21,2% và 0%. Có tới 38,5% BN ở
nhóm A có Glasgow 3 - 8 điểm, có nghĩa
chấn thương sọ não nặng. Tỷ lệ này cao
hơn các nhóm còn lại (chỉ từ 0 - 13,8%,
p < 0,05).
Nhóm X có tỷ lệ vỡ nhãn cầu nhiều
nhất (25%). So với các nhóm khác, tỷ lệ

này cao hơn rõ rệt. Tương tự, 32,7% BN
nhóm vết thương dạng X có vỡ xương
trán, cao hơn nhiều so các nhóm khác.
Như vậy, vết thương dạng X có thể gây
tổn thương nặng nề, di chứng nhiều cho
mắt và cho xương trán, tổ chức não và
màng não.
So với nghiên cứu của Nguyễn Hồng
Hà, kết quả của chúng tôi tương tự. Điều
này cho thấy mặc dù nghiên cứu ở hai
nhóm khác nhau, nhưng kết quả của
2 nghiên cứu đều có tương đồng rõ. Như
117


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2017

vậy, phân loại MOXAIC có thể áp dụng
rộng rãi tại những trung tâm khác nhau
mà không có sai số nhiều.
BÀN LUẬN
Cho đến nay nhiều tác giả đã và đang
cố gắng đưa ra một phân loại chung cho
vết thương phần mềm hàm mặt để thống
nhất hướng điều trị cũng như tiên lượng
về mức độ nặng, di chứng biến chứng.
Phân loại hoặc nhận dạng các VTPMPT
hàm mặt rất ít được nhắc đến [3, 5, 7, 8].
Hussain nghiên cứu tiến cứu trên
950 BN chấn thương hàm mặt, đã đề
nghị một hệ thống phân loại đánh giá.
Ông chia vùng đầu mặt cổ ra 43 vùng
riêng biệt dựa theo các vùng giải phẫu
khác nhau. Cách phân loại này cho phép
người sử dụng xác định rõ, chính xác
mức độ trầm trọng của từng tổn thương
và giảm sai số giữa từng nhóm người sử
dụng. Tuy nhiên, việc sử dụng vẫn còn
hạn chế do khó làm quen với 43 vùng giải
phẫu [5].
Lee sau đó đề xuất một thang điểm
phân loại đơn giản hơn so với Hussain
gọi là MCFONTZL, dựa vào 11 vùng giải
phẫu trên mặt và cho điểm theo mức độ:
nông sâu, hướng vết thương so với
đường căng da, kích thước, tính chất vết
thương. Về các vùng giải phẫu: M:

Maxilla; C: Chin; F: Forehead; O: Orbit; N:
Nose; T: Temple; Z: Zygoma; L: Lip… Độ
nông sâu: xây sát da: 0 điểm; da: 1 điểm;
lớp mỡ dưới da: 2 điểm; cơ: 3 điểm;
xương 4 điểm… Mặc dù đơn giản hơn,
nhưng cách tính này phải dựa vào vẽ sơ
đồ, nhân hệ số nên chưa áp dụng rộng
rãi [7].
118

Ở Việt Nam, có rất ít nghiên cứu về
phân loại vết thương phần mềm hàm mặt,
nghiên cứu về phân loại cho VTPMPT
hàm mặt hầu như không có. Năm 2008,
Nguyễn Hồng Hà và CS nghiên cứu trên
118 VTPMPT hàm mặt được chụp ảnh
đầy đủ trước và sau mổ, theo dõi ít nhất
12 tháng. Các tác giả đề nghị phân loại
MOXAIC cho VTPMPT hàm mặt. Trong
đó, M là viết tắt của Maxillofacial, OXAIC
là 5 dạng vết thương: vết thương chu vi
dạng O, vết thương chéo mặt dạng X, vết
thương ngang mặt dạng A, vết thương
trực tiếp dạng I, vết thương chém dạng C.
Với 5 dạng vết thương đã đủ bao quát hết
các dạng tổn thương trên mặt. Số dạng
vết thương ít (5 dạng) sẽ tiện lợi cho việc
ghi nhớ, áp dụng. Đây cũng là lý do
chúng tôi mạnh dạn áp dụng phân loại
này cho VTPMPT hàm mặt tại Bệnh viện

Hữu nghị Việt Đức từ 2009 - 2016.
Chúng tôi nhất trí với quan điểm của
Nguyễn Hồng Hà về khả năng nhận biết
mức độ nặng nhẹ, thái độ xử trí và tiên
lượng khi áp dụng cách phân loại này: vết
thương chu vi dạng O có thể coi ít phức
tạp nhất, mức độ nặng tùy thuộc vào vị trí
tổn thương. Vùng cổ có thể nguy hiểm
đến tính mạng khi vết thương cắt vào
mạch lớn, vùng má chú ý thần kinh VII
ống Stenon. Còn các vùng khác, vết
thương không quá nặng, tiên lượng vết
thương dạng O sẽ tốt hơn nhóm X, I
(hình 1, bảng 1).
Với vết thương chéo mặt dạng X: vết
thương thường đi qua nhiều vùng giải
phẫu như trán, mắt, mũi hoặc má. Các
vết thương dạng này không nguy hiểm
ngay đến tính mạng, khi điều trị cần phối
hợp nhiều chuyên khoa, tuy nhiên tỷ lệ


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2017
khá và xấu vẫn nhiều. Nguyên nhân là do
xương trán hay bị vỡ vụn phải bỏ đi khi
phẫu thuật, nhãn cầu bị múc bỏ nên kết
quả giải phẫu và thẩm mỹ không cao
(bảng 1, hình 1) [3].
Vết thương ngang dạng A: vết thương
đi qua má-mũi-má hoặc má-môi-má nên

khả năng gây nguy hiểm tính mạng rất
nhanh do chảy máu, di lệch chèn ép
đường thở. Khi điều trị vết thương dạng A
không cần phối hợp nhiều chuyên khoa
như trong điều trị vết thương dạng X,
nhưng đòi hỏi cấp cứu hô hấp nhanh,
khẩn trương. Tỷ lệ BN vết thương dạng A
rơi vào hôn mê sâu (Glasgow 3 - 8 điểm)
và cần đặt nội khí quản, mở khí quản cấp
cứu cao hơn nhiều các dạng O, X, C
(bảng 1). Tuy nhiên, do hầu hết vết
thương đều nằm trên đường căng da
(hình 1), nếu xử lý sớm kết quả tốt hơn
nhiều nhóm X, I [3].
Vết thương trực tiếp dạng I: gây ra do
chấn thương mạnh, trực diện rất nguy
hiểm, nếu là vật tày sẽ gây dập nát da và
tổ chức dưới da như cơ, xương thành
nhiều mảnh. Nếu do cạnh sắc như đâm
trực tiếp vào giải phân cách hoặc thành
xe ô tô, công nông, sẽ cắt qua toàn bộ
lớp da, xương giống như bổ đôi mặt. Vết
thương dạng này thường chảy máu
nhiều, chèn ép hô hấp nhanh nên cần
cấp cứu khẩn cấp, kết quả chức năng,
thẩm mỹ chỉ ở mức trung bình, khá
(hình 1). Tỷ lệ đặt nội khí quản hay mở
khí quản trong cấp cứu ban đầu của
nhóm I cao hơn 3 nhóm X, O, C (bảng 1).
Tiên lượng nhóm này có kết quả kém hơn

các nhóm khác [3].
Vết thương bị chém dạng C: vết
thương thường ở bên trái, chảy máu

nhiều kể cả khi đã được băng ép. Cần
chú ý tổn thương thần kinh VII, ống tuyến
nước bọt. Nếu xử trí sớm, triệt để, kết
quả giải phẫu, chức năng, thẩm mỹ rất tốt
(hình 1) [1, 3]. Lee R, Manson P ở
Baltimore, Maryland cho rằng do cấu trúc
của da, tổ chức liên kết, bó collagen, cấu
trúc mạch thường song song với đường
căng da và khi bị chấn thương, da sẽ
rách theo đường này để làm giảm tối đa
các sang chấn cho cấu trúc mạch ở dưới
[6]. Đây có thể là lý do tại sao khi
VTPMPT do va đập thường ít chảy máu.
Với VTPMPT do chém gây đứt ngang qua
toàn bộ cấu trúc mạch, khả năng tự cầm
máu kém hơn, gây hiện tượng chảy máu
ồ ạt, khó cầm, cấp cứu nhanh, phẫu thuật
sớm.
Về mức độ tin cậy, chúng tôi tiến hành
nhận dạng 192 VTPMPT với nhóm đối
tượng khác nhau, bao gồm nhóm phẫu
thuật viên, bác sỹ nội trú, sinh viên dựa
vào xem ảnh BN và tiêu chuẩn nhận
dạng, số lượng VTPMPT trong những
dạng gần như phù hợp nhau, rất ít sai số,
giống như nghiên cứu của Nguyễn Hồng

Hà [3].
Hiện nay, tại Khoa Tạo hình - Hàm mặt,
Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã áp dụng
phương thức nhận dạng này trong thực tế
lâm sàng. Khi cấp cứu một VTPMPT,
phẫu thuật viên sẽ xác định ngay đây là
VTPMPT dạng nào. Nếu vết thương dạng
A, dạng I, cần chỉ định đặt ống ống nội khí
quản ngay hoặc mở khí quản, vết thương
dạng X cần mời chuyên khoa mắt, phẫu
thuật thần kinh. Giải thích cho gia đình
biết về kế hoạch phẫu thuật và khả năng
kết quả sau này cũng như biến chứng, di
chứng có thể xảy ra tùy theo dạng
VTPMPT của BN.
119


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2017
Trong quá trình nghiên cứu, nhận
dạng VTPMPT theo MOXAIC còn một số
nhược điểm như: nhóm vết thương
dạng I đã gộp cả vết thương va đập trực
tiếp do vật sắc và vật tày vào một nhóm
mới có số lượng đủ lớn để so sánh, vết
thương dạng I thường nặng và nguy hiểm
đến tính mạng, nhưng nếu vết thương
cao đến trán hoặc chéo sang mắt có thể
bị nhầm với dạng X, nếu người định dạng
không khai thác tốt bệnh sử, cơ chế tai

nạn và thăm khám đầy đủ.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu áp dụng phân loại
MOXAIC để nhận dạng cho 192 VTPMPT
hàm mặt được điều trị tại Bệnh viện Hữu
nghị Việt Đức từ 2009 - 2016, so sánh với
kết quả của Nguyễn Hồng Hà và CS trên
118 VTPMPT hàm mặt từ 2004 - 2008
chúng tôi rút ra một số kết luận: dựa vào
hình dạng, hướng vết thương, số lượng
vùng giải phẫu trên mặt vết thương đi
qua, tính chất nguy hiểm, cấp cứu của
từng vết thương, hướng điều trị và tiên
lượng, có thể xếp VTPMPT vào 5 dạng:
vết thương chu vi, dạng O: vết thương
không quá nặng, vết thương chéo dọc,
dạng X: điều trị cần phối hợp nhiều
chuyên khoa, nhưng kết quả không cao,
vết thương ngang, dạng A: cấp cứu
đường thở rất quan trọng, trong điều trị
không cần phối hợp chuyên khoa, kết quả
xa có thể tốt, vết thương trực tiếp, dạng I:
chú ý cấp cứu đường thở, chảy máu, kết
quả điều trị không cao, vết thương do bị
chém, dạng C: chú ý sơ cấp cứu, khâu
cầm máu, băng ép, nếu được điều trị
sớm, triệt để, đúng, kết quả rất tốt. Như

120


vậy, phân loại MOXAIC là phân loại dễ sử
dụng, cho phép chẩn đoán, đánh giá mức
độ nặng nhẹ của VTPMPT hàm mặt. Tuy
nhiên, cần nhiều nghiên cứu với số lượng
BN lớn hơn để phát triển nhận dạng này
thành một phân loại VTPMPT hàm mặt
hoàn chỉnh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Hồng Hà, Nguyễn Bắc Hùng.
Kết quả điều trị sớm các tổn thương thần kinh
VII và ống tuyến mang tai bằng kỹ thuật vi
phẫu. Tạp chí Y học thực hành. 2009, 9 (2),
tr.16-20.
2. Nguyễn Văn Long. Nhận xét hình ảnh
lâm sàng phương pháp điều trị chấn thương
phần mềm vùng hàm mặt. Luận văn Thạc sỹ
Y học. Trường Đại học Y Hà Nội. 2000.
3. Nguyễn Hồng Hà. Nghiên cứu ứng dụng
tạo hình sớm vết thương phần mềm phức tạp
đầu mặt. Luận án Tiến sỹ Y học. Viện Nghiên
cứu Khoa học y dược Lâm sàng 108. Hà Nội.
2010.
4. Bagheri S.C et al. Application of a facial
injury severity scale in craniomaxillofacial
trauma. J Oral Maxillofac Surg. 2006, 64 (3),
pp.408-414.
5. Hussain K et al. A comprehensive
analysis of craniofacial trauma. J Trauma.
1994, 36 (1), pp.34-47.
6. Lee R.H et al. Patterns of facial

laceration from blunt trauma. Plast Reconstr
Surg. 1997, 99 (6), pp.1544-1554.
7. Lee R.H et al. The MCFONTZL
classification system for soft-tissue injuries to
the face. Plast Reconstr Surg. 1999, 103 (4),
pp.1150-1157.
8. Zhang J et al. Maxillofacial injury
severity score: proposal of a new scoring
system. Int J Oral Maxillofac Surg. 2006, 35
(2), pp.109-114.



×