Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Các biểu hiện lâm sàng, cận lâm sàng của tâm phế mạn ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (416.9 KB, 14 trang )

TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 18, 2003

CÁC BIỂU HIỆN LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG CỦA TÂM PHẾ MẠN 
Ở BỆNH NHÂN BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH
Trần Đình Thành, Lê Văn Bàng
Trường Đại học Y khoa, Đại học Huế

PHẦN MỞ ĐẦU  
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là một bệnh hô hấp khá phổ  biến, có đặc 
điểm là sự  tắc nghẽn dần dần các đường dẫn khí, diễn biến kéo dài, có nhiều giai 
đoạn, lúc đầu thường nhẹ, nên bệnh nhân thường không để ý, đến khi có nhiều biến 
chứng như suy hô hấp, tâm phế mạn, thì việc điều trị trở nên khó khăn. 
­ Trên thế giới, trong những năm gần đây, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cùng  
các biến chứng đã có nhiều công trình nghiên cứu khác nhau. 
+ Punit M, Povazan D (1998), nghiên cứu tính khả  thi của điện tâm đồ  và siêu 
âm trong chẩn đoán bệnh tim phổi mạn tính cho thấy siêu âm nhạy hơn điện tâm đồ, 
và cả hai phương pháp đều áp dụng sớm được cho bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn  
mạn tính.
+ Lewczuk J, Pisszko P (1997) nghiên cứu giá trị kinh điển và những tiêu chuẩn  
mới của điện tâm đồ trong chẩn đoán thiếu khí do tâm phế mãn bằng các thử nghiệm 
huyết động học nơi 66 bệnh nhân cho thấy đo áp lực động mạch phổi là phương  
pháp tốt hơn dùng những tiêu chuẩn của điện tâm đồ để chẩn đoán tâm phế mạn 
+ Cheng X. Li J (1998), nghiên cứu nơi 102.230 cư dân ở vùng nông thôn để tìm  
các biện pháp dự  phòng và điều trị  bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và tâm phế  mạn  
trong cộng đồng, cho thấy nguyên nhân của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và tâm 
phế mạn là hút thuốc lá và viêm mạn đường hô hấp. Biện pháp dự phòng và điều trị 
được hiểu là một: nghĩa là phải ngừng hút thuốc lá và kiểm soát tình trạng viêm  
đường hô hấp. 
+ MacNee W (1988), nghiên cứu   chức năng thất phải  ở  bệnh nhân tâm phế 
mạn cho thấy tiên lượng xấu nếu có kết hợp với sự  thiếu khí trong bệnh phổi tắc  
nghẽn mạn tính 


23


+ Sarubbi B, Esposito V (1997), nghiên cứu hậu quả của sự thiếu khí và ưu thán 
nơi 15 bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có đối chứng với 20 bệnh nhân, cho 
thấy sự thiếu khí và ưu thán trầm trọng có ảnh hưởng đến sự loạn nhịp tim 
­ Ở nước ta, vấn đề  bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính còn tương đối mới mẻ, số 
lượng bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính chắc chắn không ít, nhưng 
chưa có thống kê đầy đủ. 
+ Võ Hồng Sinh (2000), nghiên cứu trên 845 bệnh nhân viêm phế quản mạn và  
khí phế  thủng đã có một số  nhận xét về  tình hình dịch tể, chẩn đoán lâm sàng, các 
quan niệm về bệnh tật của bệnh nhân, của nhân viên y tế. 
+ Nguyễn Đình Tiến, Đinh Ngọc Sỹ  (2000), nghiên cứu đặc điểm điện tim 
trong bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nơi 90 bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính 
có nhận xét về những tổn thương bệnh lý trên tim phải 
Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu nhằm mục tiêu  tìm hiểu các biểu hiện  
lâm sàng và cận lâm sàng của tâm phế  mạn  ở  bệnh nhân bị  bệnh phổi tắc nghẽn  
mạn tính
1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1. Đối tượng nghiên cứu
48 bệnh nhân bị viêm phế quản mạn tính, hen phế quản không hồi phục, khí 
phế thủng vào khoa Nội Hô hấp Nội tiết Thần kinh Bệnh viện Trung  ương Huế từ 
tháng 4/2001 đến tháng 4/2002.
1.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh 
1.1.1.1. Viêm phế quản mạn tính 
+ Lâm sàng: 
­ Tiền sử hút thuốc lá nhiều.
­ Tiền sử ho khạc đàm ít nhất là 3 tháng/ năm, trong 2 năm liên tiếp .
­ Khó thở khi gắng sức, không có cơn khó thở.
­ Nghe phổi có ran rít, ran ngáy, ran ẩm

+ Cận lâm sàng:
­ Rối loạn chức năng hô hấp: FVC giảm, FEV1 giảm dưới 75%  trị số lý thuyết.
­ Rối loạn khí máu: PaO2, SaO2  giảm, PaCO2 bình thường hay tăng nhẹ.
1.1.1.2. Hen phế quản không hồi phục:
+ Lâm sàng:
­ Tiền sử hen phế quản.
­ Khó thở liên tục, không có cơn rõ.
­ Nghe phổi có ran rít ran ngáy.
­ Không đáp  ứng hoặc đáp  ứng kém với điều trị  bằng corticoides và các thuốc 
giãn phế quản.
+ Cận lâm sàng:
Rối loạn chức năng hô hấp: FVC, FEV1 giảm dưới 75%  trị số lý thuyết.

24


1.1.1.3. Khí phế  thủng: Chúng tôi không thể  có những tiêu chuẩn chẩn đoán 
chắc chắn vì không đo được thể  tích cặn (VR) và khả  năng khuếch tán khí CO  
(DLCO), mà chỉ dựa vào những triệu chứng gián tiếp gợi ý: Lâm sàng: có tiền sử  hút  
thuốc lá nhiều, ho khạc đàm, có khó thở, khám phổi có lồng ngực hình thùng, gõ  
vang. Cận lâm sàng:  X quang phổi hình  ảnh phổi tăng sáng, khoảng gian sườn giãn  
rộng, bóng tim treo hỏng với cơ hoành.
Chúng tôi không đưa vào nghiên cứu những đối tượng bệnh nhân sau đây:
Gù, vẹo cột sống .
Di chứng liệt 1/2 người do tai biến mạch máu não.
Đang trong đợt cấp của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Suy tim do bệnh lý van tim hay do tăng huyết áp.
1.2. Phương pháp nghiên cứu:
1.2.1. Khám lâm sàng theo protocol, 
­ Hỏi tiền sử :

Thuốc lá: Bao nhiêu gói / năm
Ho khạc đàm:  Bao nhiêu tháng/ năm
Đã bao nhiêu năm 
Tiền sử hen phế quản: 
Nghề nghiệp trước đây:
­ Dấu lâm sàng:
Mạch ­ Nhiệt   ­ Huyết áp  ­Nhịp thở
Phù (mặt, tay chân, toàn thân)
Ho (ho khan, ho có đàm, ho cả ngày, hay buổi tối, buổi sáng)
Khó thở ­ Khi gắng sức ­ Liên tục
Khạc đàm 
­ Số lượng  ­ Tính chất 
Khám phổi nghe ran rít, ran ngáy, ran ẩm 
Khám tim : ­ T2 mạnh ở ổ van động mạch phổi  ­  Thổi tâm thu ở ổ van 3 lá
Gan to, đau, tức. Tĩnh mạch cổ nổi tự nhiên. Phản hồi gan tĩnh mạch cổ (+)
Dấu Harzer
­ Cận lâm sàng: 
Thăm dò chức năng hô hấp: FEV1, FEV1/  FVC.
Đo khí máu: PaO2, SaO2 ,PaCO2, .
Đo điện tim 
Siêu âm Doppler màu tim mạch: đo áp lực động mạch phổi.
1.2.2. Phân giai đoạn bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính:
Theo GOLD ­ April 2001, chia 4 mức độ:
­ Mức độ 0: mới có các dấu nguy cơ: ho, khạc đàm mãn tính
25


­ Mức độ I ( nhẹ ): FEV1 > 80% 
­ Mức độ II ( trung bình ):
+ IIA : 50 > FEV1 < 80%

            + IIB : 30 > FEV1 < 50%
­ Mức độ  III (nặng): FEV1 < 30% hay FEV1 < 50 % và có dấu suy hô hấp hay 
lâm sàng có suy tim phải.
1.2.3.   Đo   chức   năng   hô   hấp:   bằng   máy   đo   chức   năng   hô   hấp   SCHILLER 
Spirovit SP1 của Đức sản xuất năm 1995, chú ý thông số FEV1.  
1.2.4. Đo khí máu động mạch: bằng máy AVL COMPACT 1 BLOOD GAS  
ANALYZER do Nhật sản xuất 1993. Tiêu chuẩn đánh giá PaO2 và PaCO2 , SaO2:
PaO2 giảm khi nhỏ hơn 70mmHg. 
PaCO2 tăng khi lớn hơn 45mmHg.
SaO2  giảm khi = 80 đến 90%
1.2.5. Đo Điện tâm đồ: bằng máy CARDIOVLT­ATI (Đức sản xuất năm 1997) 
tại Khoa Nội Hô hấp ­ Nội tiết  ­ Thầìn kinh Bệnh viện Trung ương Huế. 
1.2.6. Xửí lý số liệu: Sử dụng phần mềm thống kê SPSS phiên bản 10.0.5, áp  
dụng để tính trung bình, độ lệch chuẩn. Sai khác có ý nghĩa thống kê khi p < 0,05.
2. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
2.1. Tình hình dịch tể
2.1.1. Về giới 
10 næî
21%

38 nam
79%

Biểu đồ 1: Minh họa  giới mắc bệnh

48 bệnh nhân gồm 38 nam chiếm 79 % và 10 nữ chiếm 21%. Có sự khác biệt  
có ý nghĩa thống kê giữa tỷ lệ bệnh nhân nam cao hơn  tỷ lệ bệnh nhân nữ (p<0,05).
Bảng 2.1:  Về Tuổi

Tuổi


Nam

Nữ

Chung

Trung bình

68,6   15,2

66, 8   20, 2

68, 2   16, 2

26


Tuổi lớn nhất

89

81

89

Tuổi nhỏ nhất

21


16

16

27


Bảng 2.2: Phân chia theo giới và nhóm tuổi

Nhóm 
tuổi
16 ­ 35
36 ­ 55
56 ­ 75
76 ­ >85
Cọng

Giới
Nam
S.lượng
Tỷ lệ %
2
5.2
4
10.5
20
52.6
12
31.6
38

100.0

Nữ
S.lượng
1
1
3
5
10

Tỷ lệ %
10.0
10.0
30.0
50.0
100.0

Tổng số
Số lượng
Tỷ lệ
(%)
3
6.3
5
10.3
23
48.0
17
35.4
48

100.0

­ Kết quả chúng tôi: tuổi vào viện trung bình là 68,2   16,2 tuổi, thường gặp 
nhất là từ 56 đến 75, chiếm 48%. ­ Không khác gì nhiều so với một số tác giả khác:
 Đinh Ngọc Sỹ, Nguyễn Đình Tiến khi nghiên cứu đặc điểm điện tim nơi 90 
bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính thấy tuổi trung bình là 63,53   8,1 tuổi.
Incalzi RA và cộng sự  khi nghiên cứu những dấu hiệu điện tâm đồ  của tâm 
phế mạn nơi 263 bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nhận thấy tuổi trung bình  
là       67   9.
Lewczuk và cộng sự  khi nghiên cứu những tét huyết động học nơi 66 bệnh 
nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nhận thấy tuổi trung bình là 65.2 tuổi 
Tuổi trung bình của nhóm bệnh nhân nam là 68   15,2, tuổi lớn nhất là 89 và 
tuổi nhỏ nhất là 21 
Tuổi trung bình của nhóm bệnh nhân nữ là 66,8   20,2, tuổi lớn nhất là 81 và 
tuổi nhỏ nhất là 16.
Không có sự  khác biệt có ý nghĩa thống kê trong độ  tuổi trung bình giữa hai  
nhóm bệnh nhân nam và nữ (p> 0,05).
2.2. Về kết quả  lâm sàng
2.2.1. Phân giai đoạn bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính:
Chúng tôi chọn cách phân chia theo GOLD, April 2001, được áp dụng nhiều 
nhất hiện nay. Theo đó, 48 bệnh nhân chúng tôi nghiên cứu gồm có:
* Không có bệnh nhân nào thuộc giai đoạn 0 và I, vì  ở  những giai đoạn này, 
bệnh nhân thường không có triệu chứng, hay chỉ có ho khạc đàm mạn tính nên bệnh 
nhân thường không chú ý. 
* 17 bệnh nhân thuộc giai đoạn IIA  ( 50%< FEV1 < 80% ) chiếm 35.4%
* 28 bệnh nhân thuộc giai đoạn IIB  ( 30%< FEV1 < 50% ) chiếm 58.3%
* 3 bệnh nhân thuộc giai đoạn III 
( %FEV1 < 30% ) chiếm  6.3%
Số bệnh nhân thuộc giai đoạn IIB là nhiều nhất. Theo cách phân chia giai đoạn 
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính của ATS 1995, thì đa số  bệnh nhân chúng tôi thuộc 

giai đoạn III.

28


G â III
G â IIA

3 bn( 6%)

17bn ( 35%)

G â IIB
28bn ( 59%)

Biểu đồ 2: Minh họa tỷ lệ các giai đoạn bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính theo GOLD

2.2.2. Kết quả  các dấu chứng lâm sàng 
Bảng 2.3: Tỷ lệ các dấu lâm sàng giữa các giai đoạn bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Dấu lâm sàng
Phù toàn
Tĩnh   mạch   cổ   nổi   tự 
nhiên
Phản   hồi   gan   tĩnh   mạch 
cổ
T2 mạnh ở ổ van ĐMP
Thổi tâm thu ở  ổ van 3 lá
Gan lớn
Dấu Harzer


IIA
0
0

Giai đoạn
IIB
15 (16.7%)
10 (20.8%)

III
3 (6.3%)
3 (6.3%)

6 (2.5% )

28 (58.3%)

3 (6.3%)

5 (10.4% )
2 (4.2% )
4 ( 8.3% )
2 (4.2% )

21 (43.8%)
9 (18.8%)
22 (45.8%)
13 (27.1%)


3 (6.3%)
3 (6.3%)
3 (6.3%)
3 (6.3%)

Các biểu hiện lâm sàng đều có mặt đầy đủ  ở giai đoạn IIB của bệnh phổi tắc 
nghẽn mạn tính với 
Phù toàn: 
15 bệnh nhân chiếm 16.7%
Tĩnh mạch cổ nổi tự nhiên: 
10 bệnh nhân chiếm 20.8%
Có phản hồi gan tĩnh mạch cổ: 
28 bệnh nhân chiếm 58.3%
Tiếng T2 mạnh ở ổ van động mạch phổi: 
21 bệnh nhân chiếm 43.8%
Thổi tâm thu ở ổ van 3 lá: 
9 bệnh nhân chiếm 18.8%
Gan lớn:  
22 bệnh nhân chiếm 45.8%
Có dấu Harzer: 
13 bệnh nhân chiếm 27.1%
­ Louis R, trong nghiên cứu của mình nhận xét  ở các nước Tây Âu, bệnh phổi  
tắc nghẽn mạn tính diễn tiến sau nhiều năm, đưa đến các triệu chứng của sự  thiếu  
khí, suy hô hấp, tăng áp phổi và giai đoạn cuối là tâm phế mạn.

29


­ MacNee nghiên cứu chức năng thất phải cho thấy khi thất phải bị quá tải sẽ 
dẫn đến suy chức năng thất phải. Điều này càng tồi tệ khi bệnh nhân có tăng áp lực  

động mạch phổi hay tâm phế mạn nơi bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
2.3. Về kết quả  cận lâm sàng:
2.3.1. Khí máu 
Bảng 2.4: Kết quả khí máu

Kết quả

Số lượng
15
3
8
22
12

Bình thường
Tăng PaCO2
Giảm PaO2
Tăng PaCO2 Giảm PaO2
SaO2  giảm

Tỷ lệ %
31.3
6.3
16.7
45.8
25.0

48 bệnh nhân của chúng tôi, có 33 bệnh nhân khí máu có biểu hiện bệnh lý 
(68.7%), và có 12 bệnh nhân (25.0%) SaO2 giảm .
Bảng 2.5: Kết quả khí máu theo giai đoạn bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính


Khí máu
Bình thường
Tăng PaCO2
Giảm PaO2
Tăng PaCO2  giảm PaO2
SaO2 giảm

IIA

Giai đoạn
IIB

III

Cộng

11 (22.9%)
0
3 (6.3%)
3 (6.3%)
0

4 (8.3%)
3 (6.3%)
5 (10.4%)
16 (33.3%)
9 (18.8%)

0

0
0
3 (6.3%)
3 (6.3%)

15 (31.2%)
3 (6.3%)
8 (16.7%)
22 (45.8%)
12 (25.1%)

* Giai đoạn IIA có 3 bệnh nhân giảm PaO2 đơn thuần (6.3%) và 3 bệnh nhân 
giảm PaO2 đồng thời tăng PaCO2 (6.3%). SaO2 chưa giảm .
* Giai đoạn IIB có 3 bệnh nhân tăng PaCO2  đơn thuần (6.3%), 6 bệnh nhân 
giảm PaO2 đơn thuần (10.4%), và tăng PaCO2 đồng thời giảm PaO2 có 16 bệnh nhân 
(33.3%), SaO2  giảm có 9 bệnh nhân (18.8% ).
* Giai đoạn III, có 3 bệnh nhân thì cả  3 đều có tăng PaCO2 đồng thời giảm 
PaO2 và giảm SaO2 (100%) 
Của chúng tôi có điểm phù hợp với những nhận định nói trên, là  ở  các giai  
đoạn nặng IIB­ III, các biểu hiện rối loạn khí máu càng rõ, càng nhiều với giảm  
PaO2 đơn thuần và giảm PaO2 đồng thời tăng PaCO2 

30


­ Saryal S và cộng sự , nghiên cứu theo dõi và phân tích 56 trường hợp bệnh  
phổi tắc nghẽn mạn tính có  ưu thán (PaCO2 tăng) và bình thán nhận thấy nơi bệnh 
nhân ưu thán kéo dài, tiên lượng thường xấu hơn ở nhóm bệnh nhân bình thán 
­ Pierson DS nhận định rằng nơi bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính khi  
có thiếu khí phế nang (PO2 giảm) sẽ là yếu tố chính dẫn đến sự hình thành tâm phế 

mạn: phì đại thất phải có hay không có suy tim phải.
­ Sarubbi B và cộng sự   nghiên cứu nơi 15 bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn 
mạn tính có thiểu khí (hypoxemic) đồng thời có  ưu thán (hypercapnic) có đối chiếu 
với 20 trường hợp đối chứng, nhận thấy  ở  bệnh nhân có thiểu khí kèm  ưu thán có  
ảnh hưởng nhiều đến nhịp tim, dễ gây rối loạn nhịp.
2.3.2. Điện tâm đồ:
Bảng 2.6: Kết quả điện tâm đồ chung cả nhóm bệnh nhân 

Kết quả

Số lượng

Tỷ lệ %

Bình thường

13

27.1

Dày nhĩ phải đơn thuần

12

25.0

Dày thất phải đơn thuần

3


6.3

Dày nhĩ (P) và dày thất (P)

13

27.1

Rối loạn dẫn truyền

4

8.3

Loạn nhịp

3

6.3

Cộng

48

100.0

Nghiên cứu của chúng tôi, có biểu hiện bệnh lý trên điện tâm đồ  là 35/ 48 
bệnh nhân chiếm 72.9%. Thường gặp là dày nhĩ phải đơn thuần và dày nhĩ phải kết 
hợp dày thất phải. 
Trong hai nhóm hình ảnh bệnh lý này có cả rối loạn dẫn truyền (4 bệnh nhân, 

chiếm 8.3%) và/ hoặc loạn nhịp (3 bệnh nhân ­ 6.3%)
- Dày nhĩ phải đơn thuần:
12 bệnh nhân chiếm  25%
- Dày thất phải đơn thuần: 
3 bệnh nhân chiếm 6.3%
- Dày nhĩ phải và dày thất phải: 
13 bệnh nhân chiếm  27.1%
- Rối loạn dẫn truyền:  
4 bệnh nhân chiếm  8.3%
- Loạn nhịp: 
3 bệnh nhân chiếm 6.3%
Nguyễn Đình Tiến, Đinh Ngọc Sỹ khi nghiên cứu đặc điểm điện tâm đồ  nơi 
bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cho thấy kết quả có 55.6% số  bệnh nhân  
có  điện  tâm đồ biểu hiện bệnh lý 
Bảng 2.7: Kết quả điện tâm đồ theo giai đoạn bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính 
31


Điện tâm đồ
Bình thường
Dày nhĩ phải
Dày thất phải
Dày nhĩ (P) và  thất (P)
Rối loạn dẫn truyền
Loạn nhịp
Cộng

IIA
7 (14,6%)
4 (8.3%)

1 (2.1%)
2 (4.2%)
1 (2.1%)
1 (2.1%)
16

Giai đoạn
IIB
6(12.5%)
7 (14.6%)
2 (4.2%)
10 (20.8%)
3 (6.3%)
1 (2.1%)
29

Cộng
13
12
3
13
4
3
48

III
0
1 (2.1%)
0
1 (2.1%)

0
1 (2.1%)
3

Kết quả điện tâm đồ theo giai đoạn bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cho thấy:
­ Giai đoạn IIA  
có 9/16 bệnh nhân điện tâm đồ bệnh lý chiếm 56.2%
­ Giai đoạn IIB  có 23/29  bệnh nhân điện tâm đồ bệnh lý chiếm 79.3%
­ Giai đoạn III có 3/3  bệnh nhân điện tâm đồ bệnh lý chiếm 100%.
Giữa các tỷ  lệ  kết quả  điện tâm đồ  bệnh lý theo giai đoạn bệnh phổi tắc  
nghẽn mạn tính có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p <0,05) với sự tăng dần các tỷ 
lệ từ giai đoạn IIA đến giai đoạn III. 
Gorrecka  D  nghiên cứu nơi bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính thấy có  
loạn nhịp thất và trên thất  cũng như có rối loạn dẫn truyền, đặc biệt trong giai đoạn  
suy hô hấp cấp, nếu có loạn nhịp phối hợp sẽ khiến tiên lượng xấu hơn 
Conte G và cộng sự   trong một nghiên cứu của mình có nhận xét: bệnh nhân 
bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính  đặc biệt trong những đợt cấp tính của bệnh có suy hô  
hấp, thì có nguy cơ có loạn nhịp tim nhiều hơn ở người bình thường cùng độ tuổi. 
2.3.3. Áp lực  động mạch phổi (ALĐMP)

Bảng 2.8:Kết quả ALĐMP
Kết quả
 35 mm Hg (I)
> 35 ­ 45 mm Hg (II)
> 45 mm Hg (III)
Cộng

Số lượng
7
18

9
34

Tỷ lệ %
20.6
52.9
26.5
100.0

34 trong 48 bệnh nhân là có siêu âm  Doppler màu tim mạch để đo ALĐMP chiếm 70.8% . Số 
khác không đo được mà phần lớn là do phế trường phổi lấn át cửa sổ  thăm dò tim.

Bảng 2.9:Kết quả ALĐMP theo giai đoạn bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Áp lực   
 động mạch phổi
 35mmHg
> 35 ­ 45 mmHg
> 45 mmHg
Cộng

Giai đoạn
IIB
2 (10.5%)
11 (57.9%)
6 (31.6%)
19

IIA
5(41 ,7%)

7 (58.3%)
0
12
32

III
0
0
3 (100.0%)
3

Cộng
7
18
9
34


Theo ATS, phân giai đoạn tâm phế mạn dựa trị số ALĐMP thì kết quả chúng 
tôi thu được là:
- 35 mmHg là giai đoạn I, 
có 7 bệnh nhân chiếm  14.6%
- > 35­45 mmHg là giai đoạn II,
có 18 bệnh nhân chiếm 37.5%
- > 45 mmHg là giai đoạn III, 
có 9 bệnh nhân chiếm  18.8%
Kết quả ALĐMP theo các giai đoạn bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cho thấy:
* Ở giai đoạn IIA , ALĐMP < 45 mmHg, chưa thấy có bệnh nhân nào. 
* Ở giai đoạn IIB, ALĐMP = 45 mmHg có 11 bệnh nhân chiếm 57.9% và >45  
mmHg có 6 bệnh nhân chiếm 31.6%. 

*  Ở  giai   đoạn III, ALĐMP  > 45mmHg  chiếm  100% bệnh nhân.  Như  thế 
ALĐMP tăng dần theo giai đoạn của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính từ  IIA  đến III.
Zomparoti M và cộüng sự  nghiên cứu áp lực động mạch phổi nơi 90 bệnh  
nhân  bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính bằng siêu âm màu Doppler tim cho thấy áp lực 
động mạch phổi là một yếu tố quan trọng để  tiên lượng bệnh phổi tắc nghẽn mạn  
tính.
Malcolm I, Burgess, và một số  tác giả  khác nghiên cứu tìm kiếm một chỉ  số 
siêu âm Doppler cho việc khảo sát chức năng thất phải bằng việc sử  dụng siêu âm  
màu Doppler để đo áp lực động mạch phổi được xem như  là một chỉ  điểm để  đánh  
giá chức năng thất phải nơi những bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính 
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu những dấu lâm sàng và cận lâm sàng của 48 bệnh nhân bệnh  
phổi tắc nghẽn mạn tính vào khoa Nội Hô Hấp Nội Tiết Thần kinh Bệnh viện Trung 
ương Huế từ 4/2001 đến 4/2002,  chúng tôi có những kết luận như sau:
Về các dấu lâm sàng: Các dấu lâm sàng: phù toàn, tĩnh mạch cổ nổi tự nhiên, 
có phản hồi gan tĩnh mạch cổ, tiếng tim thứ hai mạnh ở ổ van động mạch phổi, thổi  
tâm thu  ở  ổ van ba lá, có dấu Harzer, gan lớn được chú ý trong nghiên cứu thì ở  các 
giai đoạn càng nặng thì càng có đầy đủ như ở giai đoạn III của tâm phế mạn,  chiếm  
tỷ lệ 100, 0% các  trường hợp.
Về các dấu cận lâm sàng: Ở giai đoạn II của tâm phế mạn, dấu cận lâm sàng 
đặc biệt chú ý để phát hiện tâm phế mạn là ALĐMP, có tỷ  lệ 52,9%. Các biểu hiện 
khí máu, điện tâm đồ vẫn có giá trị sử dụng để phân chia độ trầm trọng cũng như để 
theo dõi đánh giá tiên lượng cho từng giai đoạn của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
TÀI LI Ệ U THAM KH Ả O

1. Lê Văn Bàng. Tâm phế mạn, Giáo trình Sau đại học Bệnh Hô Hấp (2002) 59 ­ 69.
2. Lê Văn Bàng,Viêm phế quản mạn,Giáo trình Sau đại học Bệnh Hô Hấp (2002) 39 
­49.
3. Lê Văn Bàng. Tâm phế mạn, Giáo trình Sau dại học Bệnh Hô Hấp  (2002) 59 ­ 69.
4. Lê Văn Bàng. Hen phế quản, Giáo trình Sau dại học Bệnh Hô Hấp; 12 ­38.

33


5. Nguyễn Đình Hường. Viêm phế quản mạn,Bách khoa Bệnh học Tập 1 (1991).353­
355.
6. Hướng dẫn sử dụng máy đo chức năng hô hấp Spirovit 1996 SP­1. 
7. Barnes P. J. Quản lý bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính  (tài liệu dịch).
8. Nguyễn Cửu Long. Các phương pháp tính áp lực động mạch phổi bằng siêu âm  
Doppler tim, Tạp chí Thông tin Tim Mạch học 3(4/2001) 9­ 12.
9. Võ Hồng Sinh. Nghiên cứu về tình hình chẩn đoán và điều trị và một số đặc điểm  
chức năng hô hấp  ở  bệnh nhân viêm phế  quản mãn, Luận án Tiến sĩ Y học Đại  
học Y Hà Nội (2000)) .
10. Bùi Xuân Tám. Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính,  Bệnh Hô Hấp,  NXB Y học 
(1999) 600 ­ 649.
11. Nguyễn Đình Tiến,  Đinh Ngọc  Sỹ. Nghiên cứu đặc điểm điện tim trong 
bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính,  Kỷ yếu toàn văn các đề  tài nghiên cứu khoa học,  
Đại hội Tim Mạch Học Quốc gia Việt Nam lần thứ 3  ­ Hội Tim Mạch Học Quốc  
gia Việt Nam (2000) 1388 ­ 1391.
12. Cheng X, Li J, Zhang Z. Analysis of Basic Data of the Study on Prevention and 
treatment   of   COPD   and  chronic  cor   pulmonale,  Zhonghua  Jie   He   He   Mu   Xi   Za  
Zhi;21(12)  (1998 Dec.) 749 ­752
13. De la Iglesia Martinez F, Pellincer Vazquez C. Ramos Pollendo V, Nicolas 
Miguet R Chronic Obstructive Pulmonary disease and the seasons of the year, Arch.  
Bronchopneumo 36 (2) (2000 Feb.) 84­89
14. GOLD.   Global   Initiative   for   Chronic   Obstructive   Lung   Disease   )   Global 
Strategy   for   the   Diagnosis,   Management,   and   Prevention   of   Chronic   Obstructive 
Pulmonary   Disease   National   Heart,   Lung,   and   Blood   Institute   /WHO  Report  
Executive Summary (April 2001). 
15. Gorecka   D.   Cardiac   Arrhythmias   in   chronic   obstructive   pulmonary   disease, 
Monaldi Arch. Chest Dis. 52(3) (1997 Jun) 278 ­ 281

16. Incalzi R.A., Fuso L The Prognostics Role of Electrocardiography in COPD, 
Italy Heart  Jour  2 (2) (2001 Feb) 78­80
17. Introduction   Manual.  Working   with   the   Compact   1   ­   Sample   Preparation  
COMPACT 1 Blood Gas  Analyzer
18. Lewczuk J, Piszko P, Jagas J, Porada A. Value of classical and new criteria of 
electrocardiography in diagnosis of hypoxic cor pulmonale evaluated tests",   Pol.  
Merkuriusz Lek; 3 (14) (1997 Aug.) 68­70
19. Malcolm   I,   Burgess,   Simon   Ray,   Nesrin   Mogulkoc,   Jim   Egan.  Doppler  
Echocardiographic Index of Global Right Ventricular Function,  Circulation  (2000) 
101­ 117
20. Pierson DJ. Pathophysiology and Clinical  Effects of Chronic Hypoxia, Respi. 
Care 45 (2000 Jan.) 39­51; discussion  51­53
34


21.

Putnik M, Povazan D, Vindis­Jesic M. Electrocardiography and echocardiology 
in the diagnosis of chronic cor pulmonale,  Med. Pregl. (11­12)  (1998) 528 ­ 531
22. Sarubbi B, Esposito V. Effect of blood gas derangement on QTc dispersion in 
severe chronic obstructive pulmonary disease ,  Int. J. Cardiol.,  58 (3) (Feb. 1997) 
287­ 292
23. Zomparoti   M,   Battaglia   M,   Rimondi   MR,   Battista   G,   Stambazzi   C. 
Hemodynamic Estimation of Chronic Cor Pulmonale by Doppler Echocardiography. 
Clinical Value and comparison with other noninvasive imaging techniques,  Rays.22 
(1) (1997Jan­Mar) 73 ­ 93

TÓM TẮT
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là một bệnh lý hô hấp khá phổ  biến hiện nay. Bệnh  
diễn tiến từ từ và gây nhiều biến chứng như tâm phế mạn, suy hô hấp, suy tim...

Phân giai đoạn bệnh theo GOLD  tháng 4/ 2001, có 4 giai đoạn nặng dần từ 0 đến III.
Khảo sát 48 bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính vào khoa Nội Hô Hấp bệnh viện trung  
ương Huế:
1. Tuổi trung bình 68,2   16,2 
2. Các triệu chứng lâm sàng: phù toàn, phản hồi gan tĩnh mạch cổ  (+), tiếng tim thứ  
hai mạnh  ở   ổ  van 3 lá, gan lớn, dấu Harzer đều có đầy đủ  và nặng nề  (100%)  ở  
những giai đoạn nặng của bệnh.
3. Triệu chứng cận lâm sàng  đặc biệt giúp phát hiện tâm phế mạn là đo áp lực động  
mạch phổi bằng siêu âm tim màu Doppler, chiếm tỷ  lệ  52,9%. Các dấu hiệu khác  
như  khí máu, điện tâm đồ cũng quan trọng để  phân chia độ  trầm trọng và đánh giá  
tiên lượng của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

SIGNS AND SYMPTOMS AND LABOLATORY FINDINGS 
OF THE CHRONIC COR PULMONALE IN PATIENS 
WITH CHRONIC OBSTRUCTIVE DISEASE
Tran Dinh Thanh, Le Van Bang
 College of Medicine, Hue University

SUMMARY
Chronic obstructive pulmonary disease (COPD) is a common disease nowadays. It has  
a progressive course  with many complications:  chronic  cor  pulmonale,  respiratory  chronic  
insufficiency, and heart failure... 
According to GOLD classification of April­ 2001, COPD has 4 stages: 0, I, II (IIA,  
IIB), III. The study of 48 COPD patients admitted to the Department of Respiratory of Hue  
Central Hospital gave the following results:
­ Average age of onset: 68.2   16.2 
­   Edema   general,   hepato­   jugular   reflux   (+),   S2   strong   at   focus   of   tricuspid,  
hepatomegaly, sign of Harzer (+) are all signs and symptoms present, which are severe at the  
serious stages of the disease.
35



­   The   laboratory   finding   that   especially   helps   with   the   detection   of   chronic   cor  
pulmonale   is   pulmonary   hypertension   evaluated   by   Doppler   echocardiography,   which  
accounted for 52.9%. Others signs such arterial blood gases, electrocardiopathy are also of  
importance in the classification of the severity and evaluation of the prognosis of COPD.

36



×