Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Sự đề kháng kháng sinh của vi khuẩn gây viêm phổi thở máy tại khoa hồi sức tích cực Bệnh viện đa khoa Bình Dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (467.63 KB, 7 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 

Nghiên cứu Y học

SỰ ĐỀ KHÁNG KHÁNG SINH CỦA VI KHUẨN GÂY  
VIÊM PHỔI THỞ MÁY TẠI KHOA HỒI SỨC TÍCH CỰC  
BỆNH VIỆN ĐA KHOA BÌNH DƯƠNG 
Phan Văn Tiếng*, Ngô Thế Hoàng**, Trần Văn Ngọc*** 

TÓM TẮT 
Mục  tiêu: Xác định tỉ lệ viêm phổi thở máy, tác nhân gây bệnh và sự đề kháng kháng sinh ở bệnh nhân 
VPTM tại khoa hồi sức tích cực bệnh viện đa khoa Bình Dương từ tháng 1‐ 2010 đến tháng 12‐ 2010. 
Phương pháp: Tiền cứu, mô tả.  
Kết quả: 56 bệnh nhân được chẩn đoán VPTM, chiếm 33,1%. Tác nhân gây bệnh chủ yếu là vi khuẩn gram 
âm 86% (P. aeruginosa 32%, A. baumannii 28%, K. pneumoniae 18% và Enterobacter 8%); S. aureus 14%. P. 
aeruginosa,  K.  pneumoniae  và  Enterobacter  đề  kháng  với  hầu  hết  kháng  sinh  nhưng  100%  còn  nhạy  với 
Imipenem. A. baumannii và S. aureus kháng tất cả các kháng sinh, lần lượt kháng Imipenem 64,3% và 16,7%. S. 
aureus kháng Vancomycin 14,3%. 
Kết  luận: Tác nhân gây bệnh hàng đầu là vi khuẩn gram âm. P. Aeruginosa và K. pneumoniae còn nhạy 
100% với Imipenem, nhưng A. baumannii kháng 64,3%. S. aureus đề kháng Vancomycin 14,3%. 
Từ khóa: Viêm phổi bệnh viện, viêm phổi thở máy, đề kháng kháng sinh. 

ABSTRACT 
ANTIBIOTIC RESISTANCE OF BACTERIA CAUSE OF VENTILATOR ‐ ASSOCIATED PNEUMONIA 
AT INTENSIVE CARE UNIT, BINH DUONG HOSPITAL 
Phan Van Tieng, Ngo The Hoang, Tran Van Ngọc 
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 3‐ 2013: 275 ‐ 281 
Objective: To determine the rate of Ventilator‐Associated Pneumonia, pathogens and antibiotic resistance 
in patients at the ventilated patients at ICU, Binh Duong hospital from 1‐2010 to December 12‐2010. 
Methods: Prospective, descriptive. 
Results:  56  patients  were  diagnosed  VPTM,  accounting  for  33.1%.  Pathogens  mainly  Gram‐negative 


bacteria 86% (P. aeruginosa 32%, A. baumannii 28%, K. pneumoniae 18% and Enterobacter 8%), S. aureus 
14%.  P.  aeruginosa,  K.  pneumoniae  and  Enterobacter  resistant  to  most  antibiotics,  but  100%  sensitive  to 
Imipenem. A. baumannii and S. aureus resistant to all antibiotics, Imipenem resistance respectively 64.3% and 
16.7%. S. aureus resistant to Vancomycin 14.3%. 
Conclusion:  The  causative  agent  leading  the  Gram‐negative  bacteria.  P.  aeruginosa  and  K.  pneumoniae 
were  100%  sensitive  to  Imipenem,  but  A.  baumannii  resistant  to  64.3%.  S.  aureus  resistant  to  Vancomycin 
14.3%. 
Keywords: Hospital‐Acquired Pneumonia, Ventilator‐Associated Pneumonia, antibiotic resistance. 
(VPBV) tại khoa Hồi sức tích cực, chiếm tần suất 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
8‐28% các bệnh nhân thở máy. Việc điều trị rất tốt 
Viêm phổi có liên quan đến thở máy (VPTM) 
kém nhưng hiệu quả không cao, tỉ lệ tử vong trên 
đứng  đầu  trong  nhóm  viêm  phổi  bệnh  viện 
*BV Đa khoa Bình Dương   
**BV Thống Nhất TPHCM   
***ĐHYD TPHCM 
Tác giả liên lạc: BSCKII.Ngô Thế Hoàng  ĐT: 0908418109 
Email: 

Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2013 

275


Nghiên cứu Y học 

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013

70%(2,8).  Tác  nhân  gây  viêm  phổi  thay  đổi  tùy 

theo  số  và  Ciprofloxacine  45%(17).  So 
với kết quả trong vài nghiên cứu gần đây được 
thực hiện tại các bệnh viện lớn ở thành phố Hồ 
Chí  Minh,  tình  hình  kháng  thuốc  của  P. 
aeruginosa trong nghiên cứu của chúng tôi thấp 
hơn so với nghiên cứu tại bệnh viện Thống Nhất 
nhưng cao hơn kết quả nghiên cứu tại bệnh viện 
Chợ  Rẫy(13,14,23,Error!  Reference  source  not 
found.).  Chúng  tôi  không  ghi  nhận  có  trường 
hợp  nào  kháng  Imipenem,  trong  khi  đó  tình 
hình kháng Imipenem rất cao trong nghiên cứu 
khác  từ  40‐80%(13,14,19).  P.  aeruginosa  rất  dễ  đề 
kháng  với  nhiều  loại  kháng  sinh  do  vi  khuẩn 
này  có  khả  năng  kháng  thuốc  tự  nhiên  nhờ  có 
hàng  rào  ngăn  cản  tính  thấm  ở  màng  ngoài 
lipopo‐lysaccharide. Một số nghiên cứu còn cho 
thấy  Pseudomonas  còn  mang  các  plasmid  kháng 
kháng  sinh  và  các  yếu  tố  di  truyền  này  có  thể 
được lan truyền trong quần thể thông qua hiện 
tượng  tải  nạp  và  giao  nạp,  tạo  ra  những  dạng 
đột  biến  kháng  thuốc  mới.  Các  kháng  sinh  ưa 
nước  vẫn  đi  qua  được  các  kênh  dẫn  nước 

Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2013 


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 
(porin), nhưng P. aeruginosa không có kênh dẫn 
nước có tính thấm cao, nên kháng thuốc đối với 
hầu hết kháng sinh. Một số nghiên cứu ở nước 

ngoài  cho  thấy  tỉ  lệ  đề  kháng  của  P. aeruginosa 
khác  nhau  giữa  các  nước.  Nghiên  cứu  ở  Hàn 
Quốc (2003) cho thấy tỉ lệ đề kháng chung của P. 
aeruginosa  là  25%(12).  Trong  khi  đó,  ở  Đài  Loan 
(2004)  P.  aeruginosa  kháng  cả  với 
Carbapenem(20). Theo nghiên cứu giám sát sự đề 
kháng  kháng  sinh  ngày  nay  của  Hoa  kỳ  (2001‐
2003),  tỉ  lệ  còn  nhạy  cảm  với  Piperacillin/ 
Tazobactam là 86%, Imipenem 82%, Ceftazidime 
80%,  Ciprofloxacin  68%,  Levofloxacin  67%, 
Gentamycin 73%. Tỉ lệ kháng đa thuốc cũng gia 
tăng trong những năm gần đây và thay đổi đáng 
kể giữa các địa phương khác nhau. Nghiên cứu 
ở Hoa Kỳ cho thấy tỉ lệ P. aeruginosa đa kháng 
tăng từ 7,2% (2001) đến 9,9% (2003) và tập trung 
cao  nhất  ở  các  vùng  đông  bắc  miền  Trung  và 
trung Đại Tây Dương(9,21). 

Acinetobacter baumannii 
Trong  nghiên  cứu  của  chúng  tôi,  tỉ  lệ 
kháng  kháng  sinh  của  A.  baumanii  là  rất  cao, 
kháng  gần  như  toàn  bộ  các  kháng  sinh,  với 
Cephalosporin thế hệ 3, 4 từ 93 ‐ 100%, kháng 
100% 
với 
Piperacillin/Tazobactam 
và 
Ticarcillin/a.clavulanic, 
Amikacin 
và 

Gentamycin, Ofloxacin và Levofloxacin, kháng 
Ciprofloxacin  91,7%,  Pefloxacin  87,5%.  Tỉ  lệ 
kháng  với  Imipenem  60%  và  không  ghi  nhận 
có trường hợp nào kháng với Colistin (bảng 3). 
Tỉ  lệ  A.  baumanii  kháng  Imipenem  trong 
nghiên cứu của chúng tôi tương tự với một số 
nghiên  cứu  khác  từ  51‐88,6%(13,19,Error! 
Reference source not found.). Nhưng cao hơn 
so  với  kết  quả  của  một  số  nghiên  cứu  trong 
thập  niên  trước  từ  4,4‐24,7%(12,14,20,23).  Phù  hợp 
với  nhận  định  trong  hơn  một  thập  niên  gần 
đây, A. baumanii ngày càng chứng tỏ là một tác 
nhân hàng đầu gây VPTM, một số nghiên cứu 
cho thấy A. baumannii có tốc độ  kháng thuốc 
nhanh  và  mức  độ  kháng  thuốc  rất 
cao(13,22,Error!  Reference  source  not  found.), 
một  số  chủng  kháng  gần  như  toàn  bộ  các 

Nghiên cứu Y học

kháng  sinh,  thậm  chí  kháng  luôn  cả  Colistin, 
chỉ nhạy với Polymicin B(10). 

Klebsiella pneumoniae 
Trong nghiên của chúng tôi, tỉ lệ kháng với 
Cephalosporin thế hệ 3, 4 của K. pneumonia từ 
40‐  66,7%;  kháng  Amikacin  55,6%;  kháng 
Piperacillin/Tazobactam  85,7%  và  Ticarcillin/ 
a.clavulanic  77,8%;  kháng  Pefloxacin  100%, 
Ofloxacin  85,7%  và  Ciprofloxacin  71,4%.  Tuy 

nhiên, còn nhạy cảm 100% với Imipenem, 50% 
với Colistin (bảng 3). Theo báo cáo của chương 
trình theo dõi sự đề kháng kháng sinh của các 
vi  khuẩn  gây  bệnh  thường  gặp  ở  Việt  Nam: 
ASTS  năm  2004  và  2005,  tình  hình  đề  kháng 
kháng  sinh  của  các  chủng  K. pneumoniae  phân 
lập được tại các tỉnh thành trong cả nước đang 
ở  mức  báo  động,  kháng  với  các  Penicillin  từ 
42,3 ‐ 96,5%, kháng với Cephalosporin từ 24,2‐
66,5%,  kháng  Quinolone  xấp  xỉ  32%(17).  Nhìn 
chung,  kết  quả  nghiên  cứu  của  chúng  tôi 
tương  tự  kết  quả  của  2  nghiên  cứu  tại  thành 
phố  Hồ  Chí  Minh(13,Error!  Reference  source 
not  found.).  Tuy  nhiên,  chúng  tôi  không  ghi 
nhận  có  trường  hợp  nào  kháng  Imipenem 
nhưng tỉ lệ kháng Imipenem của K. pneumonia 
trong 2 nghiên cứu này lần lượt 53,5% và 25%. 
Có lẽ các tác giả trên thực hiện nghiên cứu tại 
các  khoa  HSTC  ở  các  bệnh  viện  lớn  có  tỉ  lệ 
nhiễm K. pneumonia sinh ESBL cao nên có mức 
độ kháng kháng sinh lớn hơn(11). 
Enterobacter 
Kết  quả  nghiên  cứu  của  chúng  tôi, 
Enterobacter  kháng  Cefotaxime  100%,  kháng 
Ceftazidime  và  Ceftriaxone  75%,  kháng 
Cefepime 50%, kháng Ofloxacin 100% và kháng 
Ciprofloxacin  50%.  Nhạy  100%  với  Imipenem, 
75%  với  Piperacillin/  Tazobactam  và  66,7%  với 
Colistin (bảng 3). Nhìn chung, tỉ lệ kháng thuốc 
của Enterobacter trong nghiên cứu của chúng tôi 

cao  hơn  kết  quả  của  các  nghiên  cứu  khác(14,18), 
đặc biệt các Cephalosporin thế hệ 3. Phải chăng 
do  bệnh  viện  chúng  tôi  đã  sử  dụng  quá  nhiều 
kháng  sinh  này  hoặc  do  chủng  vi  khuẩn  sinh 

Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2013 

279


Nghiên cứu Y học 

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013

men beta lactamase phổ rộng (ESBL) nên có tính 
kháng thuốc cao và đa kháng. 

Staphylococcus aureus 
S. aureus  là  cầu  khuẩn  Gr  (+)  duy  nhất  gây 
VPTM  phân  lập  được  trong  nghiên  cứu  của 
chúng  tôi  và  đề  kháng  với  hầu  hết  các  kháng 
sinh,  100%  với  Amikacin,  Gentamycin, 
Ofloxacin,  Ciprofloxacin,  Pefloxacin  và  kháng 
Levofloxacin  75%.  Với  Cephalosporin  kháng 
Cefotaxime  85,7%,  kháng  Ceftazidime, 
Ceftriaxone  83,3%  và  kháng  Cefepime  60%. 
Kháng  Imipenem  là  16,7%,  kháng  Piperacillin/ 
Tazobactam  và  Ticarcillin/a.clavulanic  lần  lượt 
42,9% và 57,1%. (bảng 3). Một nghiên cứu trước 
đây  cho  thấy  S.  aureus  kháng  với  Impenem  là 

89,5%(14).  Tuy  nhiên,  khác  với  các  nghiên  cứu 
khác(14,18,Error!  Reference  source  not  found.)  S. 
aureus  còn  nhạy  Vancomycin  100%,  là  kháng 
sinh  được  xem  là  đặc  trị  S.  aureus  kháng 
Methicillin, nhưng trong nghiên cứu của chúng 
tôi  tỉ  lệ  S.  aureus  kháng  Vancomycin  là  14,3% 
(bảng 3). Nghiên cứu tại khoa HSTC bệnh viện 
Cấp  Cứu  Trưng  Vương,  tỉ  lệ  S.  aureus  kháng 
Vancomycin  là  39,3%(5).  Một  số  nghiên  cứu  ở 
nước  ngoài  cũng  cho  thấy  S.  aureus  (kể  cả  các 
chủng  kháng  Methicillin)  vẫn  còn  nhạy  với 
Vancomycin. Tuy nhiên, theo một số  báo cáo tỉ 
lệ  S.  aureus  kháng  Methicillin  đề  kháng  với 
Vancomycin  lên  đến  15‐25%.  Gần  đây  đã  xuất 
hiện nhiều chủng S. aureus có giảm độ nhạy với 
Vancomycin  (nồng  độ  ức  chế  tối  thiểu  trong 
khoảng 8‐16 mg/l). Một số nghiên cứu cho thấy 
S.  aureus  “có  độ  nhạy  trung  gian  với 
Vancomycin”  này  đáp  ứng  kém  với  điều  trị 
bằng  Vancomycin.  Trong  năm  2002  các  nhà 
nghiên cứu ở Hoa Kỳ đã phân lập được 2 chủng 
S.  aureus  đề  kháng  hoàn  toàn  với  Vancomycin 
(một  chủng  có  nồng  độ  ức  chế  tối  thiểu  32‐64 
mg/l và một chủng có nồng độ ức chế tối thiểu > 
1000  mg/l)(6,7).  May  mắn  là  cho  đến  nay  chưa 
thấy xuất hiện thêm những chủng tụ cầu khuẩn 
tương  tự.  Hiện  tượng  S.  aureus  đa  kháng  với 
Cephalosporin thế hệ 3 được quy cho là vì đã sử 
dụng quá nhiều kháng sinh  nhóm  này  ngay  từ 


280

khi  mới  nhập  viện  và  đa  số  các  tác  giả  nước 
ngoài  đều  cho  rằng,  S.  aureus  là  cầu  khuẩn  Gr 
(+)  đứng  đầu  danh  sách  gây  VPTM,  đặc  biệt  S. 
aureus kháng Methicillin(15). 

KẾT LUẬN 
Tỉ  lệ  VPTM  tại  khoa  Hồi  sức  tích  cực  và 
chống độc tại bệnh viện chúng tôi là 33,1%. 
Tác  nhân  gây  bệnh  chủ  yếu  là  vi  khuẩn 
gram  âm  86%  (P.  aeruginosa  32%,  tiếp  theo  A. 
baumannii 28%, K. pneumoniae 18%); S.aureus 14%. 
Cephalosporine và Fluoroquinolones bị đề 
kháng trên 90% với tất cả các chủng vi khuẩn 
gây  bệnh.  P.  aeruginosa  và  K.  pneumoniae  còn 
nhạy 100% với Imipenem, nhưng A. baumannii 
kháng  64,3%.  S.aureus  đề  kháng  Vancomycin 
14,3%. 

TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1.
2.

3.

4.
5.

6.


7.
8.
9.
10.

11.

12.

Amanullah  S  (2010),  Ventilator‐associated  Pneumonia: 
Treatment and Medication. Infectious Lung Diseases. 
America  Thoracic  Society,  I.D.O.A.  (2005),  Guidelines  for  the 
management  of  adults  with  hospital‐  acquired,  ventilator  ‐
associated, and healthcare‐associated pneumonia Am J Respir 
Crit Care Med; 171: p. 388‐416.  
Arozullah  A.M,  Henderson  W.G,  et  al  (2001),  Development 
and  validation  of  a  multifactorial  risk  index  for  predicting 
postoperative pneumonia after major noncardiac surgery. Ann 
Intern Med; 135, pp 847‐57. 
Arthur  J  (2008),  Ventilator  ‐  Associated  Pneumonia.  Institute 
for Healthcare Improvement, pp 1‐10. 
Bùi Nghĩa Thịnh, Phạm Anh Tuấn và cs (2010), Khảo sát tình 
hình  đề  kháng  kháng  sinh  của  vi  khuẩn  tại  khoa  HSTC  và 
chống độc bệnh viện Cấp Cứu Trưng Vương.  
CDC  (2002),  Staphyloccus  aureus  resistant  to  Vancomycin‐
United States. Morb Mortal Wkly Rep CDC Surveill Summ; 51, 
pp 565‐67. 
CDC  (2002),  Vancomycin  ‐  resistant  Staphylococcus  aureus‐
Pennsylvania. Morb Mortal Wkly Rep; 51, pp 902. 

Chastre J., Fagon  J.  (2002),  Ventilation  associated  pneumonia. 
Am J Respir Crit Care Med; 165, pp 867‐903. 
File  T.M  (2007),  Hospital‐acquired,  ventilator‐associated,  and 
healthcare‐associated pneumonia in adults. UpToDate. 
Garnacho‐Montero J (2005), Guidelines for the Management of 
Adults  with  Hospital‐acquired,  Ventilator‐associated  and 
Healthcare‐associated Pneumonia. Am J Respir Crit Care Med; 
171, pp 388‐416. 
Gonzalo H, Paloma R et al (2004), Nosocomial lung infections 
in  adult  intensive  care  units.  Microbes  and  Infections;  (6),  pp 
1004‐14. 
Hyunkmin L, Seong G.H et al (2004), Antimicrobial resistance 
of clinically important bacteria isolated from Korean hospitals 
in  2003.  Abstract,  9th  Western  Pacific  Congress  on 
chemotheraphy and infectious diseases. 

Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2013 


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 
13.

14.

15.

16.

17.


18.

Lê Bảo Huy (2008), Khảo sát các đặc điểm viêm phổi bệnh viện 
liên  quan  đến  máy  thở  tại  khoa  Hồi  sức  cấp  cứu  bệnh  viện 
Thống Nhất. Luận văn thạc sĩ y học, ĐHYD TpHCM. 
Lê Thị Kim Nhung (2007), Nghiên cứu về viêm phổi mắc phải 
trong bệnh viện ở người lớn tuổi. Luận án tiến sĩ y học, ĐH Y 
dược Tp.HCM.  
Lim  VKE  (2004),  The  treatment  of  resistant  Staphylococcus 
aureus.  Abstract,  9th  Western  Pacific  Congress  on 
Chemotherapy and Infectious Disease, pp 107‐08. 
Nsier  S,  D.P.,  Pronnier  P.  et  al  (2002),  Nosocomial 
tracheobronchitis  in  mechanically  ventilated  patients: 
incidence,  aetiology  and  outcome.  Eur  Respir  J.;  20:  p.  1483‐
1489.  
Nguyễn  Đức  Hiền,  Nguyễn  Thị  Vinh  và  cs  (2006),  Báo  cáo 
hoạt động theo dõi sự đề kháng kháng sinh của vi khuẩn gây 
bệnh thường gặp ở Việt Nam năm 2004 và 2005. Bộ Y Tế. Vụ 
điều trị. Hội nghị tổng kết công tác hội đồng thuốc và điều trị: 
hoạt  động  theo  dõi  sự  kháng  thuốc  của  vi  khuẩn  gây  bệnh 
thường gặp (ASTS), tr 123‐31. 
Nguyễn  Phúc  Nhân  (2007),  Tỷ  lệ  viêm  phổi  trên  bệnh  nhân 
thở máy, yếu tố nguy cơ và tác nhân gây bệnh. Luận văn thạc 
sỹ y học, ĐHYD TpHCM. 
 

19.

20.


21.
22.

23.

Nghiên cứu Y học

Nguyễn  Tuấn  Minh  (2008),  Nghiên  cứu  vi  khuẩn  beta‐
lactamase  hoạt  phổ  rộng  gây  nhiễm  khuẩn  hô  hấp  ở  bệnh 
nhân thở máy. Luận văn thạc sĩ y học, Học viện Quân y. 
Po‐Ren H (2004), Current status of antimicrobial resistance in 
Taiwan:  smart  data  from  2000  to  2004.  Abstract,  9th  Western 
Pacific  Congress  chemotheraphy  and  infectious  diseases,  pp 
150. 
Souha S Kanj, Daniel J Sexton (2007), Pseudomonas aeruginosa 
pneumonia. UpToDate.  
Suwanna T, Surang D et al (2004), Antimicrobial resistance in 
Acinetobacter  baumannii  and  Pseudomonas  aeruginosa 
isolated  in  Thailand  hospitals  during  1998‐2003.  Abstract,  9th 
Western  Pacific  Congress  on  chemotheraphy  and  infectious 
diseases, pp 297‐98. 
Trần Văn Ngọc (2008), Sự kháng kháng sinh của vi trùng gây 
bệnh viêm phổi bệnh viện và phương pháp điều trị thích hợp 
trong giai đoạn hiện nay. Y học TpHCM; tập 12 (1), tr 6‐12. 

 

Ngày nhận bài báo   
 
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 

Ngày bài báo được đăng:   

Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2013 

 
 
 

01‐7‐2013 
06‐7‐2013 
01‐8‐2013 

281



×