Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Khảo sát sự tương quan giữa mức độ khó thở và FEV1 với chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (239.73 KB, 5 trang )

Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 9 * Phụ bản của Số 1 * 2005

KHẢO SÁT SỰ TƯƠNG QUAN GIỮA MỨC ĐỘ KHÓ THỞ
VÀ FEV1 VỚI CHẤT LƯNG CUỘC SỐNG
Ở BỆNH NHÂN BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MÃN TÍNH
Nguyễn Ngọc Phương Thư*, Lê Thò Tuyết Lan*

TÓM TẮT
Ở giai đoạn tiến triển, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (BPTNMT) làm sụt giảm chức năng hô hấp
không hồi phục và ảnh hưởng trầm trọng đến chất lượng cuộc sống liên quan sức khỏe của bệnh nhân
(CLCS-SK). Vì vậy, cải thiện CLCS-SK cho bệnh nhân BPTNMT là mục tiêu điều trò quan trọng nhất hiện
nay(1,5,6,8). Các tác giả Anh, Pháp, Hoa Kỳ đã xây dựng nhiều thang đo CLCS-SK cho BPTNMT như
Chronic Respiratory Questionnaire (CRQ), St George’s Respiratory Questionnaire (SGRQ)… Tuy nhiên,
các thang đo này ít khi được sử dụng trên lâm sàng vì tốn nhiều thời gian và tính điểm phức tạp.
Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi thực hiện nghiên cứu “Khảo sát sự tương quan giữa mức độ khó
thở và FEV1 với CLCS-SK ở BPTNMT”. Nghiên cứu này nhằm thiết lập mối liên hệ giữa hai chỉ số thường
dùng và đại diện cho BPTNMT trên lâm sàng là mức độ khó thở và FEV1 với chỉ số CLCS-SK. Kết quả
cho thấy chỉ có sự tương quan yếu đến trung bình giữa FEV1 và CLCS-SK (r < 0,5). Ngược lại, sự tương
quan giữa mức độ khó thở và CLCS-SK được ghi nhận là mạnh (r > 0,5). Như vậy, thông qua đo lường
mức độ khó thở trên lâm sàng, các Thầy thuốc tính được nhanh chóng và chính xác điểm CLCS-SK cho
từng bệnh nhân BPTNMT, khắc phục được các nhược điểm của thang đo CLCS-SK. Ngoài ra, đây còn là
công cụ giúp người Thầy thuốc theo dõi hiệu quả điều trò ở BPTNMT và đưa ra những quyết đònh điều trò
thích hợp.

SUMMARY
CORRLATION BETWEEN THE DYSPNEA, FORCED EXPIRATORY VOLUME
IN FIRST SECOND AND QUALITY OF LIFE
IN CHRONIC OBSTRUCTIVE PULMONARY DISEASE PATIENTS
Nguyen Ngoc Phuong Thu, Le Thi Tuyet Lan


* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 9 * Supplement of No 1 * 2005: 11 – 15

Chronic obstructive Pulmonary Disseases (COPD) in advanced stage cause severe, irreversible
pulmonary function and adversely affect the health – related quality of life (QOL) of the patients.
Improving their QOL is the most important goal in the current treatment of COPD. There are some
questionnaires to measure the QOL of COPD patient such as Chonic Respiratory Questionnaire (CRQ), St
George ′s Respiratory Questionaise (SGRQ)… But they are rarely used in the clinical setting because of
the time consuming and difficulty in calculating the score.
We have investigased the correlation between the dyspnea, forced expiratory volume in first second
(FEV1) and QOL of COPD patients to improve the calculating process of QOL score. The result showed that
there was only a weak to moderate correlation between FEV1 and QOL (r < 0,5), whole that of dyspnea
and QOL is strong (r > 0,5) A regresional equation have been established from dyspnea grade and QOL.
It will help the physicians in getting the QOL score rapidly and exactly. The QOL score is useful in making
appropriate therapeutic decision and in follow-up the COPD patients.
* Bộ môn Sinh Lý, Đại học Y Dược TP. HCM

Sinh Lý

11


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 9 * Phụ bản của Số 1 * 2005
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (BPTNMT) ngày
càng được quan tâm do tỉ lệ mắc bệnh và tử vong
cao(8). Nét đặc trưng của bệnh là làm giảm chức năng
hô hấp không hồi phục và gây sụt giảm trầm trọng
CLCS-SK của bệnh nhân. Vì vậy, cải thiện CLCS-SK
cho bệnh nhân BPTNMT là một trong những mục
tiêu điều trò quan trọng nhất hiện nay(1,5,6,8). Để đo

lường CLCS-SK ở BPTNMT, các tác giả Anh, Pháp,
Hoa Kỳ đã xây dựng rất nhiều thang đo khác nhau.
Tuy nhiên, do việc tính điểm phức tạp và mất nhiều
thời gian nên các thang đo này ít khi được dùng trên
lâm sàng.
Chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm tìm ra
giải pháp tiện lợi hơn để đo lường CLCS-SK ở
BPTNMT trên lâm sàng.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Khảo sát sự tương quan giữa FEV1 và CLCS-SK ở
BPTNMT.
Khảo sát sự tương quan giữa mức độ khó thở và
CLCS-SK ở BPTNMT.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang.
Mẫu nghiên cứu
Bệnh nhân BPTNMT mọi giai đoạn đang trong
tình trạng ổn đònh, đến khám tại Phòng thăm dò
chức năng-Bệnh viện Đại học y dược từ tháng 1/2003
đến tháng 10/2003.
Tiêu chuẩn chọn mẫu
- Chẩn đoán BPTNMT.
- Tuân thủ điều trò tốt.
- Không có đợt cấp trong vòng 3 tháng trước.
Cách thu thập và xử lý số liệu
- Số liệu được thu thập dựa vào bảng câu hỏi soạn
sẵn. CLCS-SK ở BPTNMT được đánh giá thông qua

bản dòch tiếng Việt của thang đo SGRQ. Bản dòch này
đã được thử nghiệm trên 40 bệnh nhân BPTNMT và

12

Nghiên cứu Y học

một số đồng nghiệp để đánh giá mức độ hiểu các từ
và câu hỏi. Rút kinh nghiệm từ cuộc điều tra thử,
những câu khó hiểu hoặc gây nhầm lẫn cho bệnh
nhân đã được điều chỉnh lại. Bản dòch này đã được
dòch ngược lại tiếng Anh, được tác giả Jones PW kiểm
đònh và cho phép sử dụng.
- Số liệu được nhập và xử lý bằng phần mềm
thống kê SPSS 10.0, trình bày ra bảng kết quả bằng
phần mềm Excel và Winword 2000.
- Sự khác biệt được coi là có ý nghóa thống kê khi
p < 0,05.

KẾT QUẢ
Chúng tôi chọn được 169 bệnh nhân với tuổi từ
45 đến 89 tuổi vào trong nghiên cứu với những đặc
điểm như sau: (Bảng 1)
Bảng 1: Đặc điểm của mẫu nghiên cứu
Đặc điểm
Tần số Tỉ lệ %
Giới
131 77,5
Nam
38

22,5
Nữ
Trình độ văn hóa
102 60,3
Mù chữ, biết đọc, biết viết, cấp 1
55
32,5
Cấp 2 và 3
12
7,2
Đại học, trên đại học
Nghề nghiệp
31
18,3
Lao động trí óc
93
55,1
Lao động chân tay
45
26,6
Nhóm khác
Kinh tế
155 91,7
Đủ ăn
14
8,3
Khá giả
Lý do khám bệnh
155 91,7
Khó thở

14
8,3
Ho, khạc đàm kéo dài
Thuốc lá
37
21,9
Không hút thuốc lá
132 78,1
Có hút thuốc lá
Mức độ khó thở theo MRC
56
33,1
MRC 1 và 2
47
27,8
MRC 3
66
39,1
MRC 4 và 5
Giai đoạn bệnh theo GOLD-cập nhật năm 2003
0
0
Giai đoạn 0 và 1
56
33,1
Giai đoạn 2
72
42,6
Giai đoạn 3
41

24,3
Giai đoạn 4

Chuyên đề Y Học Cơ Sở


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 9 * Phụ bản của Số 1 * 2005

Nghiên cứu Y học

Bảng 2: Chức năng thông khí phổi của bệnh nhân
Chức năng Trung bình
thông khí phổi
FEV1 (%)
42,9
VC (%)
60,1
FVC (%)
49,2
FEV1/FVC
38,0
FEF 25-75(%)
22,6
PEF (%)
45,0

Độ lệch
chuẩn
15,5
14,3

18,9
11,7
11,6
13,2

Nhỏ nhất Lớn nhất
13
29
14
27
9
19

79
98
68
69
77
76

Bảng 3: Sự tương quan giữa mức độ khó thở và
CLCS-SK:
Lãnh vực CLCS-SK

Hệ số tương quan
r
Tần suất và độ nặng triệu chứng hô hấp
0,58
Các hoạt động thể chất gây ra khó thở
0,73

nh hưởng của BPTNMT
0,64
Tổng điểm CLCS-SK
0,51

* Có sự tương quan thuận giữa mức độ khó thở
với mọi lãnh vực CLCS-SK ở BPTNMT: mức độ khó
thở càng nặng, CLCS-SK càng kém.

Bảng 4: Sự tương quan giữa FEV1 và CLCS-SK:
Lãnh vực CLCS-SK
Hệ số tương quan r
Tần suất và độ nặng triệu chứng hô hấp
- 0,21
Các hoạt động thể chất gây ra khó thở
- 0,37
nh hưởng của BPTNMT
- 0,29
Tổng điểm CLCS-SK
- 0,23

* Có sự tương quan giữa %FEV1 so với dự đoán và
các lãnh vực CLCS-SK nhưng do hệ số tương quan
nằm trong khoảng 0,21 đến 0,37 nên sự tương quan
chỉ ở mức yếu đến trung bình.
* Các tương quan ở đây là tương quan nghòch,
nghóa là %FEV1 so với dự đoán càng cao thì CLCS-SK
càng thấp.
ĐỒ THỊ PHÂN TÁ N VỀ MỐI LIÊN HỆ GIỮ A FEV1 VỚI
TỔNG ĐIỂM CLCS-SK:

100

80

Phương trình hồi qui về sự tương quan giữa mức
độ khó thở và các lãnh vực CLCS-SK ở bệnh nhân
BPTNMT là:
- Điểm tần suất và độ nặng của triệu chứng hô
hấp: = 7,29 × MRC + 14,30
- Điểm những hoạt động thể chất gây ra khó
thở: = 11,20 × MRC + 26,19
- Điểm ảnh hưởng của BPTNMT đến việc làm,
đòa vò… người bệnh: = 10,73 × MRC + 19,54
- Tổng điểm CLCS-SK: = 8,15 × MRC + 21,46
ĐỒ THỊ PHÂN TÁ N VỀ MỐI LIÊN HỆ GIỮ A MỨC
ĐỘ KHÓ THỞ VỚI TỔNG ĐIỂM CLCS-SK:

100
80
60

,15x
Y=8
r=0,51

+
M RC

21,46


40
20
0

Biểu đồ 1: Đồ thò phân tán về mối liên hệ giữa mức
độ khó thở và tổng điểm CLCS-SK

Sinh Lý

Tổng điểm CLCS-SK

60

* Sự tương quan được ghi nhận là mạnh vì các
hệ số tương quan đều > 0,5.

40

20

0
10

20

30

40

50


60

70

80

%FEV1

Biểu đồ 2: Đồ thò phân tán về mối liên hệ giữa FEV1
và tổng điểm CLCS-SK

BÀN LUẬN
* Mẫu nghiên cứu có 100% bệnh nhân với kinh
tế ở mức đủ ăn trở lên, đa số là nam giới (77,5%),
trình độ văn hóa thấp, nghề nghiệp chủ yếu là lao
động chân tay. Phần lớn bệnh nhân (78,1%) có yếu tố
nguy cơ hàng đầu của bệnh là thuốc lá với khó thở là
lý do khám bệnh chính (87,6%).
* Về chức năng thông khí phổi, kết quả cho thấy
có sự sụt giảm đáng kể trong chức năng thông khí
phổi của nhóm nghiên cứu với giá trò trung bình của
các trò số chỉ từ 22% đến 60% so với dự đoán.
* Có sự tương quan nghòch giữa FEV1 và CLCSSK. Tuy nhiên, mối liên hệ này chỉ ở mức yếu đến
trung bình vì các hệ số r chỉ trong khoảng 0,21 đến
0,37 (nhỏ hơn 0,5). Đặc điểm này được thể hiện rõ
qua đồ thò phân tán (Biểu đồ 2): Một số bệnh nhân

13



Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 9 * Phụ bản của Số 1 * 2005
tuy có FEV1 thấp nhưng ít bò sụt giảm trong CLCSSK. Ngược lại, một số bệnh nhân có CLCS-SK rất
thấp mặc dù FEV1 khá cao. Vì vậy, rất khó có được kết
quả dự đoán chính xác và tin cậy về CLCS-SK của
một bệnh nhân BPTNMT nếu chỉ dựa vào FEV1. Đây
cũng là nguyên do mà chúng tôi không tính phương
trình hồi qui về sự tương quan giữa FEV1 và CLCS-SK
ở BPTNMT. Sự tương quan không mạnh giữa FEV1 và
CLCS-SK được giải thích dựa vào bản chất đa nguyên
nhân của BPTNMT. Nghiên cứu của Taube C và cộng
sự cho thấy(10), lưu lượng hít vào tối đa cũng là yếu tố
ảnh hưởng đến khó thở ở BPTNMT. Belman MJ và
cộng sự(4) cho rằng, căng phồng phổi động học cũng
gây ra khó thở.
* Ngược lại với FEV1, có sự tương quan mạnh
giữa mức độ khó thở và CLCS-SK (Biểu đồ 1). Mức độ
khó thở càng nặng, CLCS-SK càng kém. Mối liên hệ
này đã được cụ thể hóa qua các phương trình hồi qui.
Từ các phương trình hồi qui, ta thấy: Người bác só lâm
sàng có thể đánh giá được CLCS-SK của người bệnh
một cách nhanh chóng và chính xác thông qua đo
lường mức độ khó thở theo thang đo MRC. Điều này
vừa thực tế, vừa dễ được bệnh nhân và Thầy thuốc
chấp nhận hơn là đo lường trực tiếp bằng các thang
đo chuyên biệt, vốn mất khá nhiều thời gian và tính
điểm phức tạp. Chỉ cần thời gian vài phút là đủ để
đánh giá mức độ khó thở ở bệnh nhân BPTNMT theo
thang đo MRC. Từ đó, thông qua phương trình hồi
qui, tính được điểm CLCS-SK cho từng bệnh nhân.

Đây vừa là công cụ giúp người bác só lâm sàng theo
dõi hiệu quả điều trò ở BPTNMT, vừa đưa ra quyết
đònh điều trò thích hợp. Sự tương quan mạnh giữa
mức độ khó thở và CLCS-SK cũng đã được ghi nhận
trong nhiều nghiên cứu(2,3,6,7). Để tìm lời giải đáp cho
mối liên hệ này, chúng ta cần nhìn lại các yếu tố
hình thành thang đo chuyên biệt cho BPTNMT. Nhìn
chung, khó thở là một trong những yếu tố chính tạo
thành thang đo chuyên biệt cho BPTNMT. Trong ba
lãnh vực của thang đo chuyên biệt SGRQ, thì các câu
hỏi về khó thở tạo thành lãnh vực hoạt động thể chất.
Với thang đo chuyên biệt CRQ, khó thở cũng là một
trong bốn lãnh vực chính hình thành nên thang đo
này. Chính vì vậy, có sự tương quan trung bình đến

14

Nghiên cứu Y học

mạnh giữa mức độ khó thở và CLCS-SK ở
BPTNMT(2,3,6,7).
* Mặc dù kết quả từ nghiên cứu chúng tôi cho
thấy sự tương quan không mạnh giữa FEV1 và CLCSSK nhưng không thể phủ nhận vai trò của trò số này ở
BPTNMT. Đây là trò số giúp tiên lượng tử vong và
mức độ sử dụng nguồn lực y tế. Ngoài ra, FEV1 còn
giúp xếp loại bệnh nhân BPTNMT theo giai đoạn
bệnh, tạo thuận lợi cho việc tiếp cận điều trò. Vì vậy,
cả chức năng thông khí phổi và CLCS-SK ở bệnh
phổi tắc nghẽn mãn tính đều cần được đo lường.
Theo Tsukino M và cộng sự(11), chức năng thông khí

phổi và CLCS-SK cung cấp những thông tin độc lập
và bổ sung cho nhau về tình trạng sức khỏe của bệnh
nhân BPTNMT.

KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu này, với sự tương quan mạnh
giữa mức độ khó thở và CLCS-SK, người bác só lâm
sàng có thể đánh giá được CLCS-SK của người bệnh
một cách nhanh chóng và chính xác thông qua đo
lường mức độ khó thở. Đây là một giải pháp thực tế
giúp người Thầy thuốc vừa theo dõi hiệu quả điều trò,
vừa đưa ra quyết đònh điều trò thích hợp cho bệnh
nhân BPTNMT trên lâm sàng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

2.

3.

4.

5.

6.

American Thoracic Society. Standards for the
diagnosis and care of patients with chronic obstructive
pulmonary disease. Am J Respir Crit Care Med 1995;

152: S77-S120.
Anna Ferreira CAS, Stelmach R, Feltrin MIZ, et al.
Evaluation of health-related quality of life in lowincome patients with COPD receiving long-term
oxygen therapy. Chest 2003; 123: 136-141.
Anthonisen NR, Wright EC, Hodgkin JE. IPPB trial
group. Prognosis in chronic obstructive pulmonary
disease. Am Rev Respir Dis 1986; 133: 14-20.
Belman MJ, Botnick WC, et Shin JW. Inhaled
bronchodilators reduce dynamic hyperinflation during
exercise in patients with chronic obstructive
pulmonary disease. Am J Respir Crit Care Med 1996;
153: 967-975.
British Thoracic Society. Guidelines for the
management of chronic obstructive pulmonary disease.
The COPD Guidelines Group of the Standards of Care
Committee of the BTS. Thorax 1997; 52: S1-28.
Ferrer M, Alonso J, Morera J, et al. Chronic
obstructive pulmonary disease stage and healthrelated quality of life. Ann Intern Med 1997; 127:
1072-1079.

Chuyên đề Y Học Cơ Sở


Nghiên cứu Y học
7.

8.

9.


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 9 * Phụ bản của Số 1 * 2005

Hajiro T, Nishimura K, Tsukino M, et al. A
comparison of the level of dyspnea vs disease severity
in indicating the health-related quality of life of
patients with COPD. Chest 1999; 116: 1632-1637.
National Heart, Lung, and Blood Institute (NHLBI)
and World Health Organization (WHO). Global
Initiative for Chronic Obstructive Lung Disease
(GOLD). National Institutes of Health 2003: 1-86.
Siafakas NM, Vermeire P, Pride NB, et al. Optimal
assessment and management of Chronic Obstructive
Pulmonary
Disease
(COPD).
The
European

Sinh Lý

10.

11.

Respiratory Society Task Force. Eur Respir J 1995; 8:
1398-1420.
Taube C, Burghart L, Paasch K, et al. Factor analysis
of changes in dyspnea and lung function parameters
after bronchodilation in chronic obstructive pulmonary
disease. Am J Respir Crit Care Med 2000; 162: 216220.

Tsukino M, Nishimura K, Ikeda A, et al. Physiologic
factors that determine the health related quality of
life in patients with COPD. Chest 1996; 110: 896-903.

15



×