Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Đánh giá kiến thức, thái độ về phòng và xử trí bệnh tiêu chảy của bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại Trung tâm Y tế Hòa Thành, Tây Ninh 2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (387 KB, 5 trang )

Nghiên cứu Y học 

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013

ĐÁNH GIÁ KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VỀ PHÒNG  
VÀ XỬ TRÍ BỆNH TIÊU CHẢY CỦA BÀ MẸ CÓ CON DƯỚI 5 TUỔI  
TẠI TRUNG TÂM Y TẾ HÒA THÀNH, TÂY NINH 2012 
Bửu Hạnh*, Nguyễn Thị Thanh Tuyền,* Nguyễn Tuấn Khiêm**, Phạm Thị Hạnh*, Mai Chí Cường* 

TÓM TẮT 
Mục tiêu: Đánh giá kiến thức, thái độ và các yếu tố liên quan trong phòng và xử trí bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ
em của bà mẹ có con dưới 5 tuổi đến khám và điều trị tại Trung Tâm Y Tế huyện Hòa Thành.
Phương pháp nghiên cứu: Mô tả hàng loạt ca.
Kết quả: Qua khảo sát có 215 bà mẹ có con bị tiêu chảy, ghi nhận: Nhóm bà mẹ có 01 con chiếm (58,23%)
nhưng chưa hẳn các bà mẹ có đủ kiến thức và điều kiện chăm sóc tốt cho trẻ khi bị tiêu chảy do đa số là công
nhân. Các bà mẹ tiếp nhận thông tin chủ yếu qua đài truyền thanh báo chí, tranh ảnh, áp phích (93,85%). Thông
tin tiếp nhận từ nhân viên y tế còn thấp (33,02%). Tỉ lệ bà mẹ nhận biết đúng nguyên nhân gây tiêu chảy chiếm
tỉ lệ (92,23%). Có kiến thức chung đúng về phòng bệnh tiêu chảy chiếm tỉ lệ (66,04%) cao. Bà mẹ có kiến thức
xử lý phân đúng cách còn chưa cao (56,27%), chưa quan tâm đến việc xử lý phân, chưa nhận thức được phân là
nguồn lây và truyền bệnh tiêu chảy.
Kết luận: Tăng cường phổ biến kiến thức thông qua các phương tiện truyền thông báo đài, cán bộ y tế, ban
ngành đoàn thể địa phương kiến thức cho bà mẹ hiểu về nguyên nhân, phòng bệnh, xử trí tiêu chảy tại nhà, giúp
cho các bà mẹ có cách phòng và xử trí tốt khi trẻ bị tiêu chảy.
Từ khóa: Kiến thức, thái độ, tiêu chảy.

ABSTRACT 
ASSESSING KNOWLEDGE, ATTITUDES AND MANAGEMENT STYLE DIARRHEA MOTHERS
WITH UNDER AGE 5 IN HOA THANH HEALTH CENTER IN 2012
Buu Hanh, Nguyen Thi Thanh Tuyen, Nguyen Tuan Khiem, Pham Thi Hanh, Mai Chi Cuong 
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 4 ‐ 2013: 66 ‐ 70
Objectives: Assess knowledge, attitudes and factors involved in disease targets and management style flow


levels in children of mothers with children under age 5 in the examination and treatment Hoa Thanh district
health centers.
Method: Case series.
Results: The survey has 215 mothers of children with diarrhea noted: Group of mothers with children
accounted for 01 (58.23%) but not necessarily the mothers with sufficient knowledge and better conditions
for child care when diarrhea due mostly workers. The mothers receive information primarily through radio
journalism, pictures, posters (93.85%). Information received from the medical staff was low (33.02%).
Percentage of mothers who correctly identify the cause of the diarrhea percentage (92.23%). General
knowledge about prevention of diarrhea correct proportion (66.04%) higher. Mother knowledge proper
disposal is not high (56.27%) not interested in distributed processing, distribution is not aware of the source
of infection and diarrheal disease.
* Bệnh viện Đa khoa Hòa Thành, Tây Ninh.  
** Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch. 
Tác giả liên lạc: BS Nguyễn Tuấn Khiêm   ĐT: 066.3824645 
 Email:   

66

Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa  


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013 

Nghiên cứu Y học

Conclusion: Strengthening the dissemination of knowledge through the media the media, health
professionals, local mass organizations is for mothers to understand the causes, prevention and management of
diarrhea at home, help for mothers of prevention and better management of the child with diarrhea.
Key words: Knowledge, attitudes, factors, diarrhea.


ĐẶT VẤN ĐỀ 
Tiêu chảy cấp là nguyên nhân hàng đầu 
gây bệnh tật và tử vong cho trẻ em và là một 
bệnh hay gặp nhất ở trẻ em dưới 5 tuổi. Theo 
WHO,  hàng  năm  trên  thế  giới  có  khoảng  750 
triệu  trẻ  mắc  bệnh  tiêu  chảy,  trong  số  đó  có  5 
triệu  trẻ  chết,  hầu  hết  số  mắc  tập  trung  ở  các 
nước  đang  phát  triển  trong  đó  có  Việt  Nam. 
Theo  giám  sát  của  UNICEF  tại  Việt  Nam,  hiện 
58% người dân thiếu tiếp cận nguồn nước sạch, 
40% người thiếu tiếp cận nhà vệ sinh tiêu chuẩn, 
88% không rửa tay với xà phòng trước khi ăn và 
84% không rửa tay sau khi đại tiện. 

quan trong phòng và xử trí bệnh tiêu chảy cấp ở 
trẻ em của bà mẹ có con dưới 5 tuổi đến khám 
và  điều  trị  tại  Trung  Tâm  Y  Tế  huyện  Hòa 
Thành, Tỉnh Tây Ninh. 

Mục tiêu cụ thể 
Xác  định  tỷ  lệ  bà  mẹ  có  con  dưới  5  tuổi  có 
kiến  thức  đúng  về  phòng  và  xử  trí  bệnh  tiêu 
chảy cấp. 
Xác  định  tỷ  lệ  bà  mẹ  có  con  dưới  5  tuổi  có 
thái độ đúng về phòng và xử trí bệnh tiêu chảy 
cấp. 
Nhận định các yếu tố có liên quan đến kiến 
thức, thái độ về phòng và xử trí bệnh tiêu chảy 

Tuy  nhiên,  một  biện  pháp  phòng  bệnh  rất 

hữu ích chính là rửa tay với xà phòng. Biện pháp 
được  coi  là  “Vaccin  tự  thân”  này  có  thể  làm 
giảm  47%  các  bệnh  liên  quan  đến  tiêu  chảy  và 
giảm 34% các bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp. Tại 
Tây Ninh, chương trình phòng chống tiêu chảy 
đã được thực hiện tại các trạm y tế xã nhưng sự 
hiểu  biết  về  kiến  thức  phòng  chống  tiêu  chảy 
vẫn là ẩn số. Tại Hòa Thành chương trình phòng 
chống  tiêu  chảy  đã  triển  khai  nhiều  năm  nay, 
nhưng thời gian qua tình hình mắc tiêu chảy trẻ 
em  dưới  5  tuổi  còn  phổ  biến,  trong  cộng  đồng 
do  có  nhiều  nguyên  nhân  nên  việc  thực  hiện 
biện  pháp  phòng  bệnh  chưa  thật  kỹ  lưỡng,  do 
tập quán thói quen, sự hiểu biết, môi trường, các 
yếu tố khách quan.  

cấp. 

Thực tế cho thấy nhiều trường hợp tử vong 
vì  bệnh  tiêu  chảy  cấp  ở  trẻ  là  do  sự  thiếu  kiến 
thức của bà mẹ trong việc phòng cũng như xử lý 
khi trẻ bị bệnh, vì vậy việc đánh giá kiến thức, 

Tiêu chí loại ra. 

thái  độ  về  phòng  và  xử  trí  bệnh  tiêu  chảy 
của các bà mẹ có con dưới 5 tuổi là cần thiết. 
Mục tiêu nghiên cứu 
Mục tiêu tổng quát 
Đánh giá kiến thức, thái độ và các yếu tố liên 


Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa

ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Phương pháp nghiên cứu 
Thiết kế nghiên cứu 
Mô tả hàng loạt ca.  

Đối tượng nghiên cứu 
Bà mẹ có con dưới 5 tuổi đến khám và điều 
trị tại Trung Tâm Y Tế huyện Hòa Thành.  

Tiêu chí chọn mẫu. 
Bà mẹ có con dưới 5 tuổi đến khám và điều 
trị tại Trung Tâm Y Tế huyện Hòa Thành.  
Đồng ý tham gia nghiên cứu. 
Bà  mẹ  không  đồng  ý  hợp  tác  trả  lời  phỏng 
vấn.  
Bà mẹ không trực tiếp nuôi con. 
Bà  mẹ  không  thể  trả  lời  phỏng  vấn  (câm, 
điếc, tâm thần, say rượu). 

Xử lý số liệu 
Theo phương pháp thông kê y học. 

67


Nghiên cứu Y học 


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013

KẾT QUẢ  
Đặc điễm chung. 
Bảng 1. Đặc tính chung. 
Đặc tính
Tuổi
< 25
> 25
Nghề nghiệp
Làm ruộng
Công nhân
Buôn bán
Công bộ viên chức
Nội trợ
Trình độ văn hóa
Cấp II
Cấp III
Cao đẳng, đại học
Hoàn cảnh kinh tế gia đình
Thu nhập < 1,050,000/ người /tháng
Thu nhập > 1,050,000/ người /tháng
Số con hiện có
1 con
2 con
> 3con

n


%

37
178

17,21
82,79

16
109
42
17
31

7,44
50,69
19,53
7,90
14,41

79
56
58
22

36,74
26,04
26,97
10,23


49
166

22,79
77,21

125
78
12

58,23
36,27
5,58

Bảng 2. Nguồn thông tin về bệnh tiêu chảy. 
Nguồn thông tin về bệnh tiêu chảy
Tivi, báo chí, radio, áp phích
Nhân viên y tế
Người thân, hàng xóm

n
202
71
47

%
93,95
33
21,86


Bảng 3. Tỉ lệ bà mẹ có kiến thức đúng về phòng bệnh
tiêu chảy.
Nguồn thông tin về bệnh tiêu chảy
Nguyên nhân gây ra tiêu chảy:
Do ăn uống không hợp vệ sinh
Do tay bẩn
Cách phòng bệnh tiêu chảy:
Bú mẹ hoàn toàn 6 tháng đầu
Rửa tay trước khi ăn, sau khi vs
Ăn uống hợp vệ sinh
Xử lý phân đúng cách

n
12
215
192

%
75,65
100
89,30

181
210
192
121

84,18
97,67
89,30

56,27

Bảng 4. Tỉ lệ bà mẹ có thái độ đúng về phòng bệnh
tiêu chảy.
Thái độ
Thái độ về tính chất nguy hiểm:
Đồng ý
Không đồng ý
Không ý kiến
Thái độ về việc rửa tay thường xuyên

68

n

%

161
43
11

74,88
20
5,11

Thái độ
cho trẻ:
Đồng ý
Không đồng ý
Không ý kiến

Thái độ về việc cho trẻ uống nước đun
sôi để nguội:
Đồng ý
Không đồng ý
Không ý kiến
Thái độ chung đúng cho 3 nội dung
trên:

n
201
06
08

%
93,48
2,79
3,72

189
21
05
157

87,90
9,76
2,32
73,02

Bảng 5. Tỷ lệ xử trí tiêu chảy cấp tại nhà của bà mẹ. 
Thái độ

Ăn kiêng khi tiêu chảy:
Đồng ý
Không đồng ý
Không ý kiến
Cho trẻ ăn nhiều lần với thức ăn dễ tiêu
khi tiêu chảy:
Đồng ý
Không đồng ý
Không ý kiến
Thái độ chung đúng cho 3 nội dung
trên:

n

%

123
85
47

57,20
39,53
21,86

156
20
72

72,55
9,30

33,48

87

40,47

Bảng 6. Tỉ lệ bà mẹ có thái độ đúng về xử trí bệnh
tiêu chảy.  
Thái độ
Sử dụng ORS điều trị tiêu chảy:
Đồng ý
Không đồng ý
Không ý kiến
Dùng kháng sinh điều trị tiêu chảy:
Đồng ý
Không đồng ý
Không ý kiến
Dùng thuốc cầm tiêu chảy:
Đồng ý
Không đồng ý
Không ý kiến

n

%

151
62
03


69,76
28,83
1,39

129
28
58

60
13,02
26,97

83
85
47

38,60
39,53
21,86

BÀN LUẬN  
Đặc tính chung của mẫu nghiên cứu 
Bà mẹ ở nhóm tuổi >= 25 chiếm tỉ lệ cáo nhất 
(82,79%), phần lớn là công nhân (50,69%) tương 
đương với tác giả Trần Thị Thúy Hằng (50,48%). 
Trình độ học vấn khá đồng đều ở 3 cấp bậc học. 
Chiếm  ít  nhất  là  nhóm  cao  đẳng  và  đại  học 
(10,23%). Nhóm bà mẹ có 01 con chiếm (58,23%) 
nhưng  chưa  hẳn  các  bà  mẹ  có  đủ  kiến  thức  và 


Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa  


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013 
điều kiện chăm sóc tốt cho trẻ khi bị tiêu chảy do 
đa số là công nhân. 

Nguồn thông tin về bệnh tiêu chảy 
Thông tin người mẹ tiếp  nhận  chủ  yếu  qua 
đài  truyền  thanh  báo  chí,  tranh  ảnh,  áp  phích 
(93,85%)  cao  hơn  nghiên  cứu  của  tác  giả  Trần 
Thị Thúy Hằng (76,14%). Thông tin tiếp nhận từ 
nhân  viên  y  tế  còn  thấp  (33,02%),  cho  thấy  vai 
trò chủ đạo trong truyền thông rộng rãi về mặt 
sức khỏe cho người dân chưa đi vào chiều rộng 
lẫn chiều sâu, do đó cần phải phát huy hơn nữa 
vai trò  của  cán  bộ  y  tế  trong  tuyên  truyền  giáo 
dục sức khỏe người dân.  

Kiến  thức  đúng  của  các  bà  mẹ  về  phòng 
bệnh tiêu chảy 
Tỉ  lệ  bà  mẹ  nhận  biết  đúng,  nguyên  nhân 
gây  tiêu  chảy  chiếm  tỉ  lệ  (92,23%).  Có  tỉ  lệ 
(95,34%) bà mẹ biết nguyên nhân gây tiêu chảy 
là  do  ăn  uống  không  hợp  vệ  sinh  theo  nghiên 
cứu  của  Trần  Thị  Thúy  Hằng  chiếm  tỉ  lệ 
(64,41%)  và  tỉ  lệ  (29%)  của  tác  giả  Nguyễn 
Quang  Vinh  khảo  sát  tại  Kon  Tum.  Như  vậy 
chúng ta nhận thấy được nhận thức của bà mẹ 
tại Hòa Thành thời điểm khảo sát là rất tốt. Có 

kiến thức chung đúng về phòng bệnh tiêu chảy 
chiếm  tỉ  lệ  (66,04%)  cao  hơn  so  với  tỉ  lệ  nghiên 
cứu của Trần Thị Thúy Hằng chiếm tỉ lệ (37,2%). 
Bà mẹ cho con bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu 
chiếm  tỉ  lệ  (84,18%)  so  với  nghiên  cứu  của  Tạ 
Văn Trần chiếm tỉ lệ (36,92%). Các bà mẹ đã có 
hiểu biết kiến thức cơ bản chung về phòng bệnh 
tiêu chảy cũng như được tư vấn trước, trong, và 
sau  khi  sanh  con  về  cho  trẻ  bú  mẹ  hoàn  toàn 
trong  6  tháng  đầu  và  đã  thực  hiện  rất  tốt  theo 
kết quả khảo sát. Tỉ lệ bà mẹ có kiến thức xử lý 
phân đúng cách còn chưa cao (56,27%) thấp hơn 
so với tỉ lệ mẹ có nhận thức là phải ăn uống hợp 
vệ  sinh  bằng  cách  rữa  tay  sạch  trước  khi  ăn  và 
sau khi đi vệ sinh có tỉ lệ (89,30%). Chứng tỏ mẹ 
chưa quan tâm đến việc xử lý phân, chưa nhận 
thức  được  phân  là  nguồn  lây,  và  truyền  bệnh 
tiêu chảy quan trọng như thế nào. Tương đương 
với nghiên cứu của tác giả Tạ Văn Trầm tại Tiền 
Giang chiếm tỉ lệ (46,43%) bà mẹ cho con đi tiêu 

Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa

Nghiên cứu Y học

trên nền đất.  
Về việc xử lý phân trẻ đi tiêu, một số bà mẹ 
nghĩ  rằng  phân  trẻ  ít  nguy  hại  và  “Sạch”  hơn 
phân người lớn. Đây là một quan niệm sai lầm 
nguy  hiểm  của  người  dân,  vì  xử  lý  phân  trẻ 

không đúng cách, không hợp lý, không hợp vệ 
sinh sạch sẽ dễ dàng làm lây lan bệnh tiêu chảy 
cộng đồng dân cư sống xung quanh. 
Thái  độ  chung  đúng  về  phòng  bệnh  tiêu 
chảy (76,27%), xử lý phân đúng cách sau khi trẻ 
đi  tiêu  đạt  tỉ  lệ  thấp  56,27%  so  với  nghiên  cứu 
của  tác  giả  Trần  Thị  Thúy  Hằng.  Do  đó  tuyên 
truyền giáo dục cho bà mẹ có nuôi trẻ hiểu biết 
về cách xử lý phân đúng cách (nhà tiêu tự hoại, 
cách xa nguồn phân với nguồn sinh hoat, cho trẻ 
đi tiêu đúng chỗ) là một biện pháp hữu hiệu để 
phòng  chống  bệnh  tiêu  chảy  cho  từng  cá  nhân 
và cộng đồng dân cư. 

Thái độ đúng của các bà mẹ về phòng bệnh 
tiêu chảy 
Tỉ lệ bà mẹ có thái độ chung đúng về phòng 
bệnh tiêu chảy là chiếm tỉ lệ (73,02%) tương ứng 
với nghiên cứu của tác giả Trần Thị Thúy Hằng 
tỉ  lệ  (77,03%).  Tỉ  lệ  bà  mẹ  có  thái  độ  xem  bệnh 
tiêu chảy cấp là nguy hiễm chiếm tỉ lệ (74,88%), 
thấp hơn so với nghiên cứu của tác giả Lâm Bỉnh 
Yên tỉ lệ (91,96%). Thái độ rữa tay thường xuyên 
cho trẻ có tỉ lệ cao chiếm (93,48%) lớn hơn so với 
tỉ lệ của tác giả Trần Thị Thúy Hằng tỉ lệ (86,6%).  

Thái độ xử trí tiêu chảy cấp tại nhà của bà 
mẹ 
Bà mẹ hiểu biết nguyên nhân tiêu chảy là do 
ăn uống không hợp vệ sinh, tay bẩn chiếm tỉ lệ 

(89,32%)  nhưng  chỉ  có  tỉ  lệ  (56,27%)  bà  mẹ  có 
thái độ hiểu biết xử lý phân đúng cách, đạt tỉ lệ 
thấp  so  với  kết  quả  của  tác  giả  Trần  Thị  Thúy 
Hằng tỉ lệ (99,04%). Cần nâng cao thái độ phòng 
bệnh  tiêu  chảy  bằng  cách  hướng  dẫn  cách,  rửa 
tay  sạch  xử  lý  phân  đúng  cách  để  hạn  chế  lây 
lan mầm bệnh.

69


Nghiên cứu Y học 

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013

Thái độ đúng của các bà mẹ về xử trí bệnh 
tiêu chảy 
Tỉ  lệ  xử  trí  bệnh  tiêu  chảy  cấp  của  nhóm 
nghiên cứu đạt tỉ lệ (40,77%), cao hơn so với tỉ lệ 
(10,53%) của tác giả Trần Thị Thúy Hằng. Đây là 
một yếu tố quan trọng, khi xử trí đúng về bệnh 
tiêu  chảy  cấp  tại  nhà  sẽ  góp  phần  giãm  tải  tại 
bệnh viện. Tỉ lệ (69,76%) các bà mẹ cho con uống 
ORS  khi  trẻ  bị  tiêu  chảy,  tương  đương  với  tỉ  lệ 
của tác giả Trần Thị Thúy Hằng tỉ lệ (71,29%). Số 
bà  mẹ  cho  con  ăn  kiêng  khi  tiêu  chảy  đạt  tỉ  lệ 
(57,20%)  thấp  hơn  so  với  tỉ  lệ  của  tác  giả  Trần 
Thị Thúy Hằng tỉ lệ (77,51%). Nhưng đây cũng 
là điều đáng lưu ý vì ăn kiêng ở trẻ đang bệnh 
tiêu  chảy  là  một  yếu  tố  nguy  cơ  gây  suy  dinh 

dưỡng  cho  trẻ.  Thái  độ  đúng  trong  xử  trí  bệnh 
tiêu  chảy  còn  thấp  của  nhóm  nghiên  cứu  tỉ  lệ 
(40,77%),  dùng  kháng  sinh  khi  bị  tiêu  chảy 
chiếm tỉ lệ (60%), cao hơn tác giả Trần Thị Thúy 
Hằng tỉ lệ (33,97%), chỉ có (13,02%) bà mẹ không 
đồng ý dùng kháng sinh trong điều trị bệnh tiêu 
chảy  xử  trí  đúng  tiêu  chảy  tại  nhà  sẽ  giúp  cho 
cán bộ cơ sở y tế giảm tải trong xử trí và điều trị 
bệnh tiêu chảy. 

thức  xử  lý  phân  đúng  cách  còn  chưa  cao 
(56,27%),  chưa  quan  tâm  đến  việc  xử  lý  phân, 
chưa  nhận  thức  được  phân  là  nguồn  lây  và 
truyền bệnh tiêu chảy. 
Thái  độ  cho  trẻ  ăn  kiêng  khi  trẻ  bệnh  tiêu 
chảy chiếm tỉ lệ (57,20%). 

KIẾN NGHỊ 
Tăng  cường  phổ  biến  kiến  thức  thông  qua 
các phương tiện truyền thông báo đài, cán bộ y 
tế,  ban  ngành  đoàn  thể  địa  phương  kiến  thức 
cho bà mẹ hiểu về nguyên nhân, phòng bệnh, xử 
trí tiêu chảy tại nhà, giúp cho các bà mẹ có cách 
phòng và xử trí tốt khi trẻ bị tiêu chảy. 

TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1.

2.


3.

4.

KẾT LUẬN 
Qua  khảo  sát  các  bà  mẹ  có  con  nhỏ  hơn  5 
tuổi bị tiêu chảy tại TTY Tế Hòa Thành chúng tôi 
ghi nhận.  
Nhóm bà mẹ có 1 con chiếm (58,23%) nhưng 
chưa hẳn các bà mẹ có đủ kiến thức và điều kiện 
chăm sóc tốt cho trẻ khi bị tiêu chảy do đa số là 
công  nhân.  Các  bà  mẹ  tiếp  nhận  thông  tin  chủ 
yếu qua đài truyền thanh báo chí, tranh ảnh, áp 
phích  (93,85%).  Tỉ  lệ  bà  mẹ  nhận  biết  đúng 
nguyên nhân gây tiêu chảy chiếm tỉ lệ (92,23%).  

5.

6.

Bộ Y Tế (1992) ‐ Công trình phòng chống bệnh tiêu chảy quốc 
gia. Những hiểu biết về bệnh tiêu chảy. Tài liệu dành cho sinh 
viên Đại học Y khoa. 
Lâm Bỉnh Yên (2007). Kiến thức, thái độ, thực hành của bà mẹ 
có con dưới 5 tuổi về phòng chống bệnh tiêu chảy ho trẻ tại cụm 
dân  cư  quanh  bãi  rác  Gò  Cát,  phường  Bình  Hưng  Hòa,  quận 
Bình Tân, TPHCM năm 2007. Khóa tiểu luận tốt nghiệp cử nhân 
y tế công cộng năm 2007. 
Lê  Hoàng  Ninh  (1994).  K.A.P  của  các  bà  mẹ  trong  việc  xử  lý 
bệnh tiêu chảy ở trẻ dưới 5 tuổi tại TPHCM. Tạp chí y học Đại 

học Y Dược TPHCM; 2 (2), tr. 124‐126. 
Lê Hoàng Phong (2006). Kiến thức, thực hành về bệnh tiêu chảy 
trẻ em dưới 5 tuổi của phụ nữ từ 15 ‐ 49 tuổi tại xã Nhơn Mỹ, 
Kế  Sách,  Sóc  Trăng.  Luận  văn  tốt  nghiệp  chuyên  khoa  cấp  I 
chuyên ngành y tế công cộng năm 2006. 
Lê  Hồng  Phúc,  Lý  Văn  Xuân  (2014).  Kiến  thức,  thái  độ,  thực 
hành của bà mẹ có con dưới 5 tuổi trong xử lý bệnh tiêu chảy 
cấp trẻ em tại nhà ở xã Vĩnh An, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre năm 
2004. Tạp chí Y Học TPHCM; phụ bản của số 1, tr. 181‐184. 
Lê Nguyễn Bảo Châu (2005). Kiến thức, thái độ, thực hành về 
phòng chống bệnh tiêu chảy của bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại 
khu phố 3, phường 8, quận 8 năm 2005. Khóa luận tốt nghiệp 
cử nhân y tế công cộng năm 2005. 

 
Ngày nhận bài báo:
28‐10‐2013.
Ngày phản biện nhận xét bài báo:08‐11‐2013.
Ngày bài báo được đăng:
16‐12‐2013.

Có  kiến  thức  chung  đúng  về  phòng  bệnh 
tiêu chảy chiếm tỉ lệ (66,04%) cao. Bà mẹ có kiến 
 

70

Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa  




×