Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Lipit và Prôtêin

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.48 KB, 4 trang )

Trêng THPT L¬ng S¬n Sinh häc 10- C¬ b¶n
Ngày soạn: 03/09/2009
Tiết 4
LIPIT VÀ PRÔTEIN
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức :
Sau khi học xong bài này HS phải:
- Liệt kê được tên các loại lipit có trong các cơ thể sinh vật và trình bày được chức
năng của chúng trong cơ thể.
- Mô tả được cấu trúc của Prôtêin.
- Phân biệt được các bậc cấu trúc của Prôtêin.
- Trình bày được chức năng của Prôtêin đối với cơ thể.
2. Kĩ năng :
Rèn luyện một số kĩ năng:
- Kĩ năng quan sát, thu thập thông tin, phân tích, tổng hợp, so sánh.
- Rèn luyện kĩ năng làm việc với SGK.
- Kĩ năng làm việc theo nhóm.
3. Thái độ :
- Giáo dục học sinh ý thức học tập bộ môn.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC.
+ Tranh hình SGK phóng to.
+ Phiếu học tập.
III . HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định tổ chức lớp (1’)
Lớp Ngày giảng Sĩ số HS vắng
10C
10D
10E
10G
2. Kiểm tra bài cũ (5’)
- Nêu cấu trúc và chức năng các loại cacbohydrat?


3. Bài mới.
a. Đặt vấn đề(2’)
Tơ nhện, tơ tằm, sừng trâu, tóc, thịt gà được cấu tạo từ chất gì? Để trả lời được câu hỏi
đó chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay

b. Tiến trình bài học (30’)
Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt
GV: NguyÔn ThÞ Huúnh Th Tæ: Sinh - Hãa -TD - KTNN
Trêng THPT L¬ng S¬n Sinh häc 10- C¬ b¶n
*Hoạt động1
+) GV: Yêu câu học sinh quan sát H4.2,
đọc SGK
Nêu cấu tạo của các loại lipit ?
+) HS: Quan sát H4.2, đọc SGK thu thập
thông tin và trả lời câu hỏi của giáo viên.
+) GV: Chỉnh lỉ và kết luận
+) GV hỏi:
- Lipit đơn giản được cấu tạo như thế
nào?
+) HS nghiên cứu SGK trả lời.
+) GV hỏi: Tại sao về mùa lạnh hanh khô
người ta thường bôi kem (sáp) chống nẻ?
+) HS suy nghĩ vận dụng trả lời
+) GV Nhận xét và giải thích:
Về mùa lạnh hanh khô người ta thường bôi
kem (sáp) chống nẻ vì:
+) GV vẽ mô hình cấu trúc phân tử
phôtpholipit và cấu trúc của stêroon lên
bảng và hỏi:
- Lipit phức tạp gồm những loại nào?

Chúng được cấu tạo như thế nào?
+) HS quan sát hình vẽ và nghiên cứu
thông tin SGK trả lời:
+) GV chốt ý:
+) GV Giảng:
Ngoài ra còn có một số loại sắc tố và một
số loại vitamin cũng là một dạng lipit.
+) GV: Tiếp tục yêu câu học sinh đọc
SGK cho biết:
- Chức năng của các loại lipit ?
+) HS: Đọc SGK thu thập thông tin và trả
lời câu hỏi của giáo viên.
+) GV: Chỉnh lý và kết luận
*Hoạt động 2
+) GV: Yêu cầu học sinh quan sát H5.1,
đọc SGK và trả lời các câu hỏi sau :
- Cấu tạo chung của protein ?
- Phân biệt các cấu trúc của protein ?
+) HS: Đọc SGK thu thập thông tin, trả
lời câu hỏi của giáo viên.
I. Lipit : ( chất béo)
1. Cấu tạo của lipit:
Lipit hay chất béo là nhóm chất hữu cơ
không tan trong nước vì thế nó là chất kị
nước (do liên kết C - H), chỉ tan trong các
dung môi hữu cơ: ête, benzene, clorofooc.
Lipit gồm :
a. Lipit đơn giản: (mỡ, dầu, sáp)
- Gồm 1 phân tử glyxêrol và 3 axit béo
bằng liên kết este.

+ Mỗi axit béo thường được cấu tạo từ 16
– 18 nguyên tử cácbon
- Mỡ chứa nhiều axit béo no còn dầu chứa
nhiều axit béo không no.
- Sáp chỉ chứa một đơn vị nhỏ axit béo lien
kết với một rượu mạch dài.
b. Lipit phức tạp
*Phôtpholipit:
- Gồm 1 phân tử glyxêrol liên kết với 2
axit béo và 1 nhóm phôtphat (alcol phức).
- Phôtpholipit có tính lưỡng cực: đầu ancol
phức ưa nước và đuôi kị nước
* Stêrôit:
Có chứa các nguyên tử kết vòng.
- Một số steroid quan trọng là Colesterôn,
hoocmôn giới tính ơstrôgen, testosteron….
c. Sắc tố và vitamin:
- Carôtenôit, vitamin A, D, E, K…
2. Chức năng:
- Cấu trúc nên hệ thống màng sinh học.
- Nguồn năng lượng dự trữ.
- Tham gia nhiều chức năng sinh học khác.
II. PRÔTÊIN
1.Cấu trúc của prôtêin:
- Phân tử prôtêin có cấu trúc đa phân mà
đơn phân là các axit amin.
- Gồm có 20 lọai axit amin khác nhau.
GV: NguyÔn ThÞ Huúnh Th Tæ: Sinh - Hãa -TD - KTNN
Trêng THPT L¬ng S¬n Sinh häc 10- C¬ b¶n
+) GV: Chỉnh lí và kết luận.

+) GV vẽ sơ đồ cấu tạo của axit amin và
giảng giải:
Các axit amin có cấu tạo chỉ khác nhau ở
gốc – R. Mỗi axit amin đều bắt đầu bằng
nhóm amin (- NH
2
) và kết thúc bằng nhóm
Cacboxyl ( - COOH). Hai nhóm này lien
kết với nhau qua nguyên tử Cácbon trung
tâm, nguyên tử này còn liên kết với một
nguyên tử H và gốc R. Cơ thể người và
động vật không thể tự tổng hợp được một
số axit amin mà phải lấy từ thức ăn. Ví dụ
như: Trong ngô có Triptôphan, mêtiônin,
valin, thrêônin,lơxin, phêninalanin,
izôlơxin, lizin.
+) GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin
SGK trang 23, 24:
- Phân biệt các cấu trúc của protein ?
Căn cứ vào đâu để phân biệt các bậc cấu
trúc?
+) GV bổ sung thêm:
Các yếu tố môi trường như nhiệt độ cao,
độ pH, …. Có thể phá hủy cấu trúc không
gian ba chiều của protein làm chúng mất
chức năng.
+) GV: Tiếp tục yêu cầu học sinh nghiên
cứu SGK và trả lời các câu hỏi sau :
- Protein có chức năng gì ? Lấy ví dụ
minh họa?

+) HS: Đọc SGK thu thập thông tin và trả
lời câu hỏi của giáo viên.
+) GV: Chỉnh lỉ và kết luận
+) GV hỏi: Tại sao chúng ta cần ăn nhiều
loại thức ăn khác nhau?
+) HS suy nghĩ trả lời được: Để bổ sung
a. Cấu trúc bậc 1:
- Các axit amin liên kết với nhau tạo nên 1
chuỗi axit amin là chuỗi pôli peptit.
- Chuỗi pôli peptit có dạng mạch thẳng,
đầu mạch là nhóm amin (của axit amin thứ
nhất), cuối mạch là nhóm cacboxyl (của
axit amin cuối cùng).
b. Cấu trúc bậc 2:
- Chuỗi pôlipeptit co xoắn lại (xoắnα)
hoặc gấp nếp (β).
c. Cấu trúc bậc 3 và bậc 4:
- Cấu trúc bậc 3: Chuỗi pôli peptit cấu
trúc bậc 2 tiếp tục co xoắn tạo không gian
3 chiều đặc trưng được gọi là cấu trúc bậc
3.
- Cấu trúc bậc 4: Các chuỗi cấu trúc bậc
2 liên kết với nhau theo 1 cách nào đó tạo
cấu trúc bậc 4.
2. Chức năng của prôtêin:
- Tham gia cấu tạo nên tế bào và cơ thể.
(nhân, màng sinh học, bào quan…)
- Dự trữ các axit amin.
- Vận chuyển các chất.( Hêmôglôbin).
- Bảo vệ cơ thể.( kháng thể).

- Thu nhận thông tin.(các thụ thể).
- Xúc tác cho các phản ứng.( enzim).
- Tham gia trao đổi chất (hoocmôn).
GV: NguyÔn ThÞ Huúnh Th Tæ: Sinh - Hãa -TD - KTNN
Trêng THPT L¬ng S¬n Sinh häc 10- C¬ b¶n
axit amin cho cơ thể.
GV nhận xét và chỉnh lí.
IV. Củng cố
GV Đưa ra câu hỏi: Tại sao khi ta đun nước nóng nước lọc cua ( canh cua) thì protein
của cua lại đóng thành từng mảng?
Trả lời:
Trong môi trường nước của tế bào, protein thường quay các thành phần kị nước vào
bên trong và bộc lộ phần ưa nước ra bên ngoài. Ở nhiệt độ cao các phân tử chuyển động
hỗn loạn làm cho các phần kị nước ở bên trong bộc lộ ra bên ngoài, nhưng do bản chất
kị nước nên các phần kị nước của phân tử này ngay lập tức liên kết với phần kị nước
của phân tử khác làm cho các phân tử nọ kết dính với các phân tử kia. Do vậy, Prôtêin
bị vón cục và đóng thành từng mảng nổi trên mặt nước canh.
+ GV yêu cầu HS trả lời câu 3 SGK trang 25
V. DẶN DÒ
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Đọc trước bài mới.
GV: NguyÔn ThÞ Huúnh Th Tæ: Sinh - Hãa -TD - KTNN

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×