Tải bản đầy đủ (.docx) (106 trang)

luận văn thạc sĩ QUẢN lý NHÀ nước đối với vệ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM mặt HÀNG RAU QUẢ tươi TRÊN THỊ TRƯỜNG QUẬN NAM từ LIÊM THÀNH PHỐ hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (619.95 KB, 106 trang )

1

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi.
Những số liệu sử dụng phân tích trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, đã công bố
theo đúng quy định. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn do tôi tự tìm hiểu và
phân tích. Nội dung nghiên cứu và kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa
từng được công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào trước đây.
Học viên

Đoàn Lâm Bình


2

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài luận văn tốt nghiệp, tác giả đã gặp nhiều khó
khăn trong việc chuẩn bị tài liệu, thu thập dữ liệu. Tuy nhiên, với sự hướng dẫn tận
tình của Thầy giáo hướng dẫn khoa học PGS,TS. Nguyễn Văn Hiệu cùng với sự
quan tâm, động viên của gia đình, người thân và bạn bè, tác giả đã hoàn thành luận
văn tốt nghiệp thạc sĩ kinh tế.
Tác giả đặc biệt xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới Thầy giáo
PGS,TS. Nguyễn Văn Hiệu đã hướng dẫn chỉ bảo tận tình, động viên tác giả trong
suốt quá trình nghiên cứu đề tài.
Tác giả xin trân trọng cảm ơn Lãnh đạo, cán bộ công nhân viên các phòng,
ban, ngành của UBND thành phố Hà Nội, UBND Quận Nam Từ Liêm, và các đơn
vị khác bao gồm: Phòng Kinh tế, Phòng Y tế, Ban Quản lý chợ, Chi cục Bảo vệ thực
vật. Đội quản lý thị trường số 6, Sở Y tế, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm, … đã
quan tâm, giúp đỡ, hỗ trợ cung cấp tài liệu để tác giả hoàn thành luận văn.
Tác giả xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu trường Đại học Thương Mại;
các thầy, cô giáo của khoa Sau Đại học, Thư viện trường, bộ môn Quản lý chất


lượng đã tạo điều kiện để tác giả nghiên cứu luận văn.
Và cuối cùng, tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn đến những người thân trong gia
đình; bạn bè đã luôn ủng hộ, tạo điều kiện, chia sẻ khó khăn và luôn động viên tác giả
trong suốt quá trình học tập nghiên cứu để tác giả hoàn thành bản luận văn này.


3

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN......................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN..........................................................................................................ii
MỤC LỤC............................................................................................................... iii
DANH MỤC BẢNG................................................................................................vi
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ...........................................................................vii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT....................................................................viii
LỜI MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu..................................................................1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu........................................................................2
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu......................................................................3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................................3
5. Phương pháp nghiên cứu của đề tài...................................................................4
6. Kết cấu luận văn..................................................................................................4
CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QLNN ĐỐI VỚI
CHẤT LƯỢNG VÀ VSATTP NGÀNH HÀNG THỰC PHẨM.............................5
1.1. Khái niệm về chất lượng và VSATTP trong ngành hàng thực phẩm..........5
1.1.1. Vai trò của QLNN đối với chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm.................5
1.1.2.Một số khái niệm về chất lượng an toàn thực phẩm.....................................6
1.1.3.Các chỉ tiêu về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm............................8
1.2. Những vấn đề lý luận cơ bản về QLNN đối với chất lượng và VSATTP mặt
hàng thực phẩm.......................................................................................................9

1.2.1. Vai trò, chức năng QLNN về chất lượng và VSATTP..................................9
1.2.2. Các nguyên tắc của QLNN về chất lượng..................................................11
1.2.3. Tổ chức bộ máy về chất lượng và VSATTP................................................12
1.2.4. Nội dung và phương pháp QLNN về chất lượng và VSATTP....................16
1.2.5. Một số quy định QLNN đối với chất lượng VSATTP mặt hàng thực phẩm........18
1.3.Các yếu tố ảnh hưởng tới công tác QLNN đối với chất lượng và VSATTP
mặt hàng thực phẩm.............................................................................................23


4

1.3.1 Nhân tố vĩ mô.............................................................................................23
1.3.2. Nhân tố vi mô............................................................................................25
1.4. Kinh nghiệp QLNN đối với VSATTP của thế giới và bài học cho Việt
Nam……………....................................................................................................26
1.4.1. Kinh nghiệm quản lý an toàn thực phẩm của Liên minh châu Âu..............26
1.4.2.Kinh nghiệm quản lý an toàn thực phẩm của Nhật Bản........................27
1.4.3. Kinh nghiệm quản lý an toàn thực phẩm của Thái Lan.............................28
1.4.3. Kinh nghiệm cho Việt Nam........................................................................29
CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG VỀ VSATTP VÀ QLNN VỀ
VSATTP MẶT HÀNG RAU QUẢ TRÊN THỊ TRƯỜNG QUẬN NAM TỪ
LIÊM VÀ THÀNH PHỐ HÀ NỘI.......................................................................31
2.1. Giới thiệu khái quát về quận Nam Từ Liêm.................................................31
2.2. Thực trạng chất lượng về VSATTP và QLNN mặt hàng rau quả tươi trên
thị trường Quận Nam Từ Liêm............................................................................33
2.2.1. Thực trạng chất lượng về VSATTP mặt hàng rau quả tươi trên thị trường
Quận Nam Từ Liêm.................................................................................................33
2.2.2. Thực trạng QLNN về vệ sinh an toàn thực phẩm nói chung và mặt hàng
rau quả nói riêng trên thị trường Quận Nam Từ Liêm............................................47
2.3. Kết luận chung................................................................................................60

2.3.1. Những thành tựu Quận Nam Từ Liêm đã đạt được...................................61
2.3.2. Những tồn tại, hạn chế..............................................................................62
2.3.3. nguyên nhân của những tồn tại hạn chế....................................................63
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QLNN VỀ VSATTP MẶT HÀNG
RAU QUẢ TRÊN THỊ TRƯỜNG QUẬN NAM TỪ LIÊM...............................65
3.1. Những mục tiêu cơ bản nhằm hoàn thiện QLNN về mặt hàng rau quả trên
thị trường Quận Nam Từ Liêm............................................................................65
3.1.1. Mục tiêu chung của quốc gia.....................................................................65
3.1.2. Mục tiêu cơ bản của Quận Nam Từ Liêm..................................................68


5

3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện QLNN về VSATTP mặt hàng rau quả
trên thị trường Quận Nam Từ Liêm....................................................................69
3.2.1. Giải pháp từ phía Quận Nam Từ Liêm......................................................69
3.2.2. Kiến nghị giải pháp từ phía thành phố Hà Nội.........................................74
3.2.3. Một số kiến nghị đối với Nhà nước và các cơ quan QLNN.......................77
KẾT LUẬN............................................................................................................81
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................82
PHỤ LỤC


6

DANH MỤC BẢNG
Số hiệu
Bảng 2.1
Bảng 2.2
Bảng 2.3

Bảng 2.4
Bảng 2.5
Bảng 2.6
Bảng 2.7
Bảng 2.8
Bảng 2.9
Bảng 2.10
Bảng 2.11
Bảng 2.12
Bảng 2.13
Bảng 2.14
Bảng 2.15
Bảng 2.16
Bảng 2.17

Nội dung
Danh sách, diện tích các cơ sở ở các huyện được cấp giấy chứng
nhận RAT
Đánh giá năng suất, sản lượng RAT tại Hà Nội
Tình hình nguồn cung cấp rau quả từ các địa phương vào Hà Nội
Thống kê số vụ ngộ độc thực phẩm tại Hà Nội
Sản lượng và cơ cấu RAT tiêu thụ tại các kênh phân phối
Phân bổ các cửa hàng chuyên kinh doanh RAT trên địa bàn Hà Nội
Các hình thức tuyên truyền về đảm bảo VSATTP trên địa bàn
Quận Nam Từ Liêm
Hoạt động của ngành y tế - tuyến quận
Kết quả xét nghiệm nhanh của quận và 10 phường
Kết quả thực hiện các tiêu chí thực phẩm do phòng Kinh tế Quận
quản lý
Kết quả thanh – kiểm tra VSATTP của phòng Kinh tế Quận

Hoạt động kiểm tra của trạm bảo vệ thực vật trên địa bàn Quận
Nam Từ Liêm
Hoạt động của Ban quản lý các chợ trên địa bàn Quận Nam Từ
Liêm.
Hoạt động của Đội quản lý thị trường số 6
Hoạt động của Đội Cảnh sát phòng chống tội phạm về Môi
trường Quận Nam Từ Liêm
Hoạt động đảm bảo VSATTP của các phường trên địa bàn Quận
Nam Từ Liêm
Kết quả kiểm tra xét nghiệm của các trạm kiểm soát VSATTP của
các phường trên địa bàn Quận Nam Từ Liêm

Trang
34
35
36
37
38
39
49
53
53
54
55
56
56
57
57
58
59


DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Số hiệu
Sơ đồ 1.1
Sơ đồ 1.2
Sơ đồ 2.1
Biểu đồ 2.1

Nội dung
Cơ cấu tổ chức trong quản lý chất lượng của Nhà nước
Cơ cấu tổ chức hệ thống QLNN về VSATTP
Cơ cấu tổ chức QLNN về VSATTP của Quận Nam Từ Liêm
Tỷ trọng mức cung ứng rau, quả tươi tại các chợ trên địa bàn thành phố

Trang
12
14
47
38


7

Biểu đồ 2.2
Biểu đồ 2.3
Biểu đồ 2.4
Biểu đồ 2.5.
Biểu đồ 2.6.

Hà Nội hiện nay

Mức độ sử dụng rau, quả tươi trong bữa ăn hàng ngày của người tiêu
dùng trên địa bàn quận Nam Từ Liêm
Địa điểm thường mua rau quả tươi cho gia đinh của người tiêu dùng
trên địa bàn
Nhận định mức độ đảm bảo VSATTP đối với mặt hàng rau quả tươi
khi mua tại chợ
Nhận định mức độ đảm bảo VSATTP đối với mặt hàng rau quả tươi
khi mua tại siêu thị, cửa hàng chuyên kinh doanh thực phẩm sạch
Mức độ đánh giá của người tiêu dùng về công tác quản lý VSATTP
mặt hàng rau quả tươi của Quận Nam Từ Liêm

43
44
44
45
48


8

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ATTP
BNNPTNT
BTNMT
BYT
CBHVPN
CC TC-ĐL-CL
EU
GMP
HACCP

HĐTM
ISO
KH-CN
NĐ-CP
NQ-CP
QCVN
QLNN
RAT
UBMTTQ
UBND
VietGap
VSATTP

An toàn thực phẩm
Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Bộ Tài nguyên và Môi trường
Bộ Y tế
Cán bộ hội viên phụ nữ
Chi cục Tiêu chuẩn – Đo lường – Chất lượng
European Union – Liêm minh Châu âu
Good manufacturing practices – Hướng dẫn thực hành sản xuất tốt
đối với cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm, dược phẩm
Hazard Analysis and Critical Control PointSystem - Hệ thống
phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn
Hoạt động thương mại
Internetional organization for standardization – Tổ chức quốc tế về
tiêu chuẩn
Khoa học – Công nghệ
Nghị định Chính Phủ
Nghị quyết Chính phủ

Quy chuẩn Việt Nam
Quản lý nhà nước
Rau an toàn
Ủy ban Mặt trận tổ quốc
Ủy ban nhân dân
Vietnamese Good agricultural practices – Quy trình thực hành sản
xuất nông nghiệp tốt cho rau quả tươi tại Việt Nam
Vệ sinh an toàn thực phẩm


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Hiện nay, tình hình an toàn thực phẩm (ATTP) đang là vấn đề nhức nhối trong
xã hội, nó không chỉ diễn ra ở các nước đang phát triển, kém phát triển mà còn ở cả
những nước phát triển, có trình độ khoa học - công nghệ tiên tiến. Ở Việt Nam, tình
hình ATTP trong cả nước, nhất là khu vực đô thị, đang tạo nhiều lo lắng cho người
dân. Sức khỏe là vốn quý của mỗi con người và của toàn xã hội, do đó vấn đề ATTP
ngày càng trở nên nóng bỏng và được cộng đồng hết sức quan tâm.
Trong số các loại thực phẩm thì rau xanh có lẽ là thực phẩm xuất hiện ở mâm
cơm người Việt Nam nhiều nhất.Tuy nhiên ngoài thị trường hiện nay, việc quản lý
VSATTP mặt hàng rau quả lại không hề dễ dàng chút nào.Thực tế, nhiều người
trồng rau đã dùng nước thải sinh hoạt và nước thải chăn nuôi để tưới rau làm cho
hàm lượng kim loại nặng và vi sinh vật gây bệnh trong rau quả cao hơn nhiều so với
qui định của Bộ Y tế… Đó chính là nguyên nhân làm phát sinh các bệnh cấp tính, là
mầm mống gây ra nhiều loại bệnh đặc biệt nguy hiểm.
Hà Nội là một thành phố lớn, số lượng đơn vị hành chính nhiều, dân số đông,
dó đó nhu cầu về thực phẩm là vô cùng lớn. Tuy nhiên việc quản lý VSATTP nói
chung và mặt hàng rau quả nói riêng vẫn còn gặp nhiều khó khăn.
Quận Nam Từ Liêm được thành lập theo Nghị quyết số 132/NQ-CP
ngày 27/12/2013 của Chính phủ, và chính thức vào ngày 1/4/2014. Là một quận

mới của thành phố Hà Nội và đang trên đà phát triển nhanh, thì việc kiểm soát công
tác QLNN về VSATTP nói chung và mặt hàng rau quả là điều rất cần thiết.
Thực tế cho thấy, trên địa bàn Quận Nam Từ Liêm, ngoài một số ít phường
tương đối phát triển, có thể áp dụng các mô hình trồng rau sạch và an toàn, hoặc
người dân có mức sống cao có thể đi đến các địa điểm mua sắm an toàn như các
siêu thị, cửa hàng chuyên về thực phẩm sạch, thì hầu hết người dân ở các phường có
tỷ trọng nông nghiệp cao vẫn quen với kiểu sản xuất kinh doanh trồng rau nhỏ lẻ,
chưa đáp ứng được nhu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm. Tuy nhiên với lực lượng
chức năng làm công tác quản lý thị trường vẫn còn thiếu do việc chia tách từ Huyện
Từ Liêm cũ, nên công tác Quản lý Nhà nước đối với vấn đề vệ sinh an toàn


thực phẩm nói chung và mặt hàng rau quả nói riêng trên toàn Quận còn gặp
nhiều khó khăn.
Xét thấy vấn đề VSATTP là nhiệm vụ quan trọng đối với toàn xã hội, do đó tôi
đã lựa chọn vấn đề “QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI VỆ SINH AN TOÀN THỰC
PHẨM MẶT HÀNG RAU QUẢ TƯƠI TRÊN THỊ TRƯỜNG QUẬN NAM TỪ LIÊM
- THÀNH PHỐ HÀ NỘI” làm đề tài luận văn thạc sĩ cho mình.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Đối với vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm mặt hàng rau quả trên địa bàn thành
phố Hà Nội, đã có khá nhiều đề tài của các khóa trước trong trường cũng như ở các
đơn vị ngoài nghiên cứu về vấn đề này
Luận văn thạc sĩ “Quản lý VSATTP mặt hàng rau tươi của Ban quản lý các
chợ đầu mối trên địa bàn thành phố Hà Nội” của Đào Ngọc Trung (2013), Trường
Đại học Thương Mại đã tìm hiểu về thực trạng và đưa ra giải pháp đối với vấn đề
quản lý VSATTP đối với mặt hàng rau tươi của của các chợ đầu mối trên địa bàn
thành phố Hà Nội.
Luận văn thạc sĩ “Quản lý Nhà nước về VSATTP trên địa bàn huyện Thái
Thụy, tỉnh Thái Bình ” của Ngô Thị Xuân (2014), trường Đại học Thương Mại đã
nghiên cứu và cung cấp các thông tin, các số liệu một cách tổng quát nhưng cũng rất

chi tiết về tình hình quản lý VSATTP trên địa bàn huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình.
Luận văn thạc sĩ “Quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh mặt hàng
rau an toàn tại các siêu thị trên địa bàn Hà Nội” của Bùi Thanh Hải (2014), trường
Đại học Thương Mại. Luận văn cũng nghiên cứu về mặt hàng rau an toàn tuy nhiên
lại lựa chọn tại kênh phân phối là các siêu thị trên địa bà Hà Nội.
Luận văn thạc sĩ “Quản lý VSATTP đối với mặt hàng hoa quả nhập khẩu tại
Việt Nam” của Trương Phương Linh (2015), Trường Đại học Thương Mại cũng lựa
chọn vấn đề Quản lý VSATTP nhưng đối với mặt hàng hoa quả nhập khẩu trên toàn
Việt Nam.
Luận văn thạc sĩ “Quản lý Nhà nước về thị trường rau an toàn trên địa bàn Hà
Nội” của Trần Thanh Vương (2015), trường Đại học Thương Mại. Đây có thể nói là
một đề tài khá tổng quát về vấn đề Quản lý Nhà nước đối với mặt hàng rau an toàn.


Trong đề tài này, tác giả đã tổng hợp các số liệu, thực trạng của việc quản lý
VSATTP toàn bộ mặt hàng rau an toàn tại các kênh phân phối khác nhau.
Trên đây đều là các công trình nghiên cứu công phu của các tác giả, tuy nhiên
hiện vẫn chưa có một đề tài nào nghiên cứu về VSATTP mặt hàng rau quả trên địa
bàn Quận Nam Từ Liêm. Hy vọng đề tài “Quản lý Nhà nước về VSATTP mặt
hàng rau quả trên địa bàn Quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội” có thể bổ
sung, hoàn thiện, và cụ thể hơn các đề tài trước đó về việc Quản lý Nhà nước về
VSATTP mặt hàng rau quả tại các quận, huyện của thành phố Hà Nội nói chung
và cả nước nói riêng
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Đề xuất các giải pháp và kiến nghị hoàn thiện quản lý Nhà nước về VSATTP
mặt hàng rau quả tươi trên địa bàn Quận Nam Từ Liêm
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý Nhà nước đối với vấn
đề VSATTP mặt hàng rau quả tươi.

Nghiên cứu, đánh giá thực trạng QLNN về thị trường rau quả trên địa bàn
Quận Nam Từ Liêm – thành phố Hà Nội.
Đưa ra đề xuất, giải pháp nhằm hoàn thiện QLNN về VSATTP mặt hàng rau
quả trên địa bàn Quận Nam Từ Liêm.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu: Quản lý Nhà nước đối với VSATTP mặt hàng rau
quả tươi trên địa bàn Quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Do Quận Nam Từ Liêm mới thành lập từ năm 2014, nên số liệu trong đề tài sẽ
được lấy từ năm 2014 đến nay.
Do hạn chế về thời gian nghiên cứu và hiểu biết cá nhân nên đề tài tập trung
nghiên cứu về mặt hàng rau quả tươi đang được bày bán trên địa bàn Quận Nam Từ
Liêm thông qua các kênh phân phối như chợ truyền thống, siêu thị, hoặc được bán
trực tiếp từ các gia đình tham gia sản xuất mặt hàng rau quả tươi tại gia đình


5. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
5.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
* Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
Số liệu của đề tài sẽ được thu thập và phân loại từ các nguồn như các đề án, đề
tài, sách tham khảo, các bài báo khoa học chuyên ngành, các luận văn tiến sĩ, các
trang web trên internet.
Ngoài ra, số liệu còn được lấy từ các báo cáo, chỉ thị … liên quan đến vệ sinh
an toàn thực phẩm của Quận Nam Từ Liêm
* Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp: Gồm 3 phương pháp phỏng vấn,
phương pháp điều tra, phương pháp quan sát
5.2. Phương pháp phân tích dữ liệu
Các dữ liệu sẽ được xử lý bằng các phần mềm excel, phần mềm SPSS và tổng
hợp phân tích dựa trên các phương pháp thống kê truyền thống, sử dụng bảng tính
để so sánh, khái quát hóa số liệu từ đó đưa ra kết luận

5.3. Ý nghĩa của việc nghiên cứu
Về mặt lý luận: Thông qua nghiên cứu cơ sở lý luận quản lý Nhà nước để thấy
rõ vai trò, ý nghĩa, nội dung quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh tế nói chung
và quản lý về vấn đề VSATTP nói riêng
Về mặt thực tiễn: Từ việc phân tích thực trạng QLNN về VSATTP mặt hàng
rau quả trên địa bàn Quận Nam Từ Liêm, làm sáng rõ các thành công, tồn tại,
nguyên nhân trong công tác đảm bảo VSATTP mặt hàng rau quả trên địa bàn Quận,
từ đó có các giải pháp hoàn thiện, tăng cường vai trò QLNN của chính quyền địa
phương đối với vấn đề VSATTP
6. Kết cấu luận văn
Ngoài phần Mở đầu, đề tài luận văn được kết cấu thành 3 chương:
CHƯƠNG 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về QLNN đối với chất lượng và
VSATTP ngành hàng thực phẩm
CHƯƠNG 2: Thực trạng chất lượng về VSATTP và QLNN về VSATTP mặt
hàng rau quả tươi trên thị trường Quận Nam Từ Liêm – Thành phố Hà Nội.
CHƯƠNG 3: Giải pháp tăng cường QLNN về VSATTP mặt hàng rau quả trên
thị trường Quận Nam Từ Liêm


CHƯƠNG I:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QLNN ĐỐI VỚI CHẤT LƯỢNG
VÀ VSATTP NGÀNH HÀNG THỰC PHẨM
1.1. Khái niệm về chất lượng và VSATTP trong ngành hàng thực phẩm
1.1.1.Vai trò của QLNN đối với chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm
*Khái niệm Quản lý Nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm
Trước khi tìm hiểu vai trò của QLNN đối với chất lượng và VSATTP, ta cần
phải hiểu thế nào là quản lý.
Có rất nhiều quan niệm về quản lý, tuy nhiên có hai cách tiếp cận được sử
dụng nhiều hơn cả, trong đó cách tiếp cận thứ nhất cho rằng: Quản lý là một quá
trình, trong đó chủ thể quản lý tổ chức, điều hành, tác động có định hướng, có chủ

đích một cách khoa học và nghệ thuật vào khách thể quản lý nhằm đạt được kết quả
tối ưu theo mục tiêu đã đề ra thông qua việc sử dụng các phương pháp và công cụ
thích hợp.
Cách tiếp cận thứ hai: Quản lý còn được hiểu là một hệ thống, bao gồm các
thành tố như đầu ra, đầu vào, quá trình biến đổi đầu vào thành đầu ra, môi trường và
mục tiêu. Các yếu tố trên luôn tác động qua lại lẫn nhau.
Dựa vào hai cách tiếp cận trên, ta có thể định nghĩa: Quản lý Nhà nước là dạng
quản lý xã hội mang tính quyền lực Nhà nước, được sử dụng quyền lực Nhà nước
để điều chỉnh các quan hệ xã hội và hành vi hoạt động của con người để duy trì,
phát triển các mối quan hệ xã hội, trật tự pháp luật nhằm thực hiện chức năng và
nhiệm vụ Nhà nước.
Như vậy đối với công tác QLNN về VSATTP, ta có thể hiểu đó là hoạt động
có tổ chức của Nhà nước thông qua các văn bản pháp quy, các công cụ, chính sách
của Nhà nước sẽ tác động đến tình hình thực hiện VSATTP của đơn vị sản xuất,
kinh doanh và người tiêu dùng trên cả nước nhằm định hướng, dẫn dắt các chủ thể
này thực hiện tốt các vấn đề về VSATTP. QLNN về VSATTP bao gồm một số các
hoạt động chủ yếu sau: Công tác hoạch định và ban hành các văn bản, chính sách,
các chiến lược, kế hoạch có liên quan đến vấn đề VSATTP và công tác tổ chức thực


thi các văn bản gồm một số công việc như tổ chức giáo dục tuyên truyền, công tác
thanh tra và xử lý vi phạm, …
* Vai trò của QLNN đối với chất lượng và VSATTP
Trong sinh hoạt hàng ngày của con người việc đảm bảo VSATTP là một vấn
đề rất quan trọng để đảm bảo duy trì và phát triển nòi giống của mình. Muốn làm
được điều đó thì trước hết con người cần phải ăn uống có điều độ, đảm bảo
VSATTP khi sử dụng. Vì thế chúng ta cần thiết phải quản lý chất lượng sản phẩm
và VSATTP vì các lý do chủ yếu sau:
Trước hết là do chính đặc điểm của thực phẩm phải yêu cầu được quản lý để
đảm bảo các đặc tính ưu việt của nó.

Bảo đảm chất lượng sản phẩm và VSATTP giữ vị trí quan trọng trong sự
nghiệp bảo vệ sức khỏe nhân dân, góp phần giảm tỉ lệ mắc bệnh, duy trì và phát
triển nòi giống, tăng cường sức lao động, học tập, thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế
văn hóa xã hội. Nó thể hiện nếp sống văn minh của đất nước và vấn đề chất lượng
VSATTP đang được nhiều quốc gia quan tâm.
Công tác bảo đảm chất lượng VSATTP vốn là một công việc hết sức phức tạp,
ngay cả ở các nước phát triển có hệ thống quản lý chất lượng VSATTP tiên tiến thì
vẫn xảy ra rủi ro.
Cùng với sự phát triển của công nghiệp, môi trường ngày càng bị ô nhiễm,
việc ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật mới trong chăn nuôi, trồng trọt, sản
xuất chế biến thực phẩm làm cho nguy cơ thực phẩm bị nhiễm độc ngày càng tăng.
Như vậy, Nhà nước có vai trò đặc biệt quan trọng trong vấn đề quản lý
VSATTP. Nhà nước đóng vai trò quyết định trong mọi lĩnh vực có liên quan đến
thực phẩm, từ khâu sản xuất, chế biến, đến tiêu dùng.
1.1.2. Một số khái niệm về chất lượng an toàn thực phẩm
Chất lượng: Là một khái niệm quá quen thuộc với loài người ngay từ những
thời cổ đại, tuy nhiên chất lượng cũng là một khái niệm gây nhiều tranh cãi.
Hiện nay Tổ chức Quốc tế về Tiệu chuẩn hóa ISO, trong dự thảo DIS
9000:2000, đã đưa ra định nghĩa sau: “Chất lượng là khả năng của tập hợp các đặc
tính của một sản phẩm, hệ thống hay quá trình để đáp ứng các yêu cầu của khách


hàng và các bên có liên quan", ở đây yêu cầu là các nhu cầu và mong đợi được
công bố, ngụ ý hay bắt buộc theo tập quán.
Từ định nghĩa trên ta rút ra một số đặc điểm sau đây của khái niệm chất lượng:
1/ Chất lượng được đo bởi sự thỏa mãn nhu cầu. Nếu một sản phầm vì lý do
nào đó mà không được nhu cầu chấp nhận thì phải bị coi là có chất lượng kém, cho
dù trình độ công nghệ để chế tạo ra sản phẩm đó có thể rất hiện đại. Đây là một kết
luận then chốt và là cơ sở để các nhà chất lượng định ra chính sách, chiến lược kinh
doanh của mình.

2/ Do chất lượng được đo bởi sự thỏa mãn nhu cầu, mà nhu cầu luôn luôn biến
động nên chất lượng cũng luôn luôn biến động theo thời gian, không gian, điều kiện
sử dụng.
3/ Khi đánh giá chất lượng của một đối tượng, ta phải xét và chỉ xét đến mọi
đặc tính của đối tượng có liên quan đến sự thỏa mãn những nhu cầu cụ thể. Các nhu
cầu này không chỉ từ phía khách hàng mà còn từ các bên có liên quan.
4/ Nhu cầu có thể được công bố rõ ràng dưới dạng các qui định, tiêu chuẩn
nhưng cũng có những nhu cầu không thể miêu tả rõ ràng, người sử dụng chỉ có
thể cảm nhận chúng, hoặc có khi chỉ phát hiện được trong chúng trong quá
trình sử dụng.
5/ Chất lượng không phải chỉ là thuộc tính của sản phẩm, hàng hóa mà ta vẫn
hiểu hàng ngày.Chất lượng có thể áp dụng cho một hệ thống, một quá trình.
Thực phẩm: Theo Ủy ban Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (Codex): “Thực
phẩm là tất cả các chất đã hoặc chưa chế biến nhằm sử dụng cho con người bao
gồm đồ ăn, uống, nhai, ngậm, hút và các chất được sử dụng để sản xuất, chế biến
hoặc xử lý thực phẩm, nhưng không bao gồm mỹ phẩm và những chất chỉ được
dùng như dược phẩm”.
Theo pháp lệnh số 12/2003/PL-UBTVQH11 ngày 26/7/2003 của Ủy ban
thường vụ quốc hội về VSATTP thì “thực phẩm là những sản phẩm mà con người
ăn uống ở dạng tươi sống hoặc đã qua sơ chế, chế biến, bảo quản”.
Có nhiều khái niệm khác nhau về thực phẩm nhưng hiện nay, một khái niệm
được nhiều người công nhận hơn cả là: “Thực phẩm là những sản phẩm dùng cho


việc ăn uống của con người ở dạng nguyên liệu tươi sống hoặc đã qua sơ chế, chế
biến và các chất được sử dụng trong sản xuất, chế biến thực phẩm”.
An toàn thực phẩm:Theo Luật An toàn thực phầm 2010 thì “An toàn thực
phẩm là việc bảo đảm để thực phẩm không gây hại đến sức khỏe, tính mạng con
người”.
Trong những năm gần đây, công tác QLNN về an toàn thực phẩm luôn được

xã hội quan tâm. Chính phủ đã ban hành Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày
25/4/2012 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm cùng
nhiều các thông tư, nghị định khác liên quan đến lĩnh vực VSATTP để theo sát tình
hình thực tế.
1.1.3. Các chỉ tiêu về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm
Đối với người Việt Nam, khi đánh giá chất lượng thực phẩm họ thường sử
dụng trực quan là chính. Và đối với họ thì các tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng
thực phẩm dựa trên việc đánh giá màu sắc, mùi vị, độ tươi.
Đối với rau quả khi lựa chọn cần chú ý: Chủ yếu căn cứ vào thời vụ và mức độ
tươi. Rau đúng mùa thường ít sơ, xốp, không cằn cỗi, non, rau quả phải có vẻ bề
ngoài tươi tốt, không bị ung nước, không có mùi lạ, không sâu, sờ tay vào luôn mát
thì mới có khả năng đảm bảo chất lượng.
Trong Luật Vệ sinh an toàn thực phẩm quy định chi tiết các điều kiện, quy
định về bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất kinh doanh thực phẩm như sau:
Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực
phẩm; Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong bảo quản thực phẩm; Điều kiện bảo
đảm an toàn thực phẩm trong vận chuyển thực phẩm; Điều kiện bảo đảm an toàn
thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ …
Để xác định thực phẩm có đảm bảo VSATTP hay không có rất nhiều cơ sở
khoa học để xác minh, tuy nhiên có một vài cơ sở rất quan trọng mà hiện nay đang
áp dụng một cách rất phổ biến với tính khoa học cao đó là Quy chuẩn Việt Nam về
đảm bảo VSATTP mặt hàng rau, quả tươi, ví dụ như:
+ QCVN 03:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép
của kim loại nặng trong đất trồng trọt rau quả.


+ QCVN 8-3:2012/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với ô nhiễm vi sinh
vật trong thực phẩm.
+ QCVN 01-132:2013/BNNPTNT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với rau,
quả, chè búp tươi đủ điều kiện đảm bảo VSATTP trong quá trình sản xuất, sơ chế…

Những quy chuẩn trên có một nguyên tắc chung đối với việc quản lý VSATTP
mặt hàng rau quả là: (1) Không có độc tố, thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất trong rau,
quả tươi; (2) Không có vi trùng, vi sinh vật gây bệnh trong rau, quả tươi; (3) Không
có các kim loại nặng, các chất phụ gia trong rau gây hại tới sức khỏe. Để đảm bảo
các nguyên tắc trên được thực hiện một cách đồng bộ và hiệu quả thì Bộ Nông
nghiệp và PTNT, Bộ Y tế, Bộ Công thương phải phối hợp với các đơn vị liên quan
phổ biến, hướng dẫn chi tiết và kiểm tra việc thực hiện các quy chuẩn kỹ thuật cũng
như có những điều chỉnh, bổ sung khi cần thiết.
1.2. Những vấn đề lý luận cơ bản về QLNN đối với chất lượng và
VSATTP mặt hàng thực phẩm
1.2.1. Vai trò, chức năng QLNN về chất lượng và VSATTP
* Vai trò quản lý nhà nước về chất lượng và VSATTP
Ngày nay xu hướng chung trên thế giới người ta ngày càng coi trọng sự tác
động của QLNN lẫn sự tác động của thị trường vào nền kinh tế.
Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước bằng pháp luật, sử dụng tổng
hợp các biện pháp hành chính, kinh tế, tổ chức, tuyên truyền giáo dục, phối hợp với
các tổ chức đoàn thể nhân dân để thực hiện nhiệm vụ quyền hạn của mình.
Vai trò của Nhà nước trong quản lý chất lượng và VSATTP tương tự như trong
quản lý kinh tế - xã hội nói chung.
Quản lý Nhà nước đối với chất lượng sản phẩm, hàng hóa là bảo đảm sự kiểm
soát cần thiết của Nhà nước đối với chất lượng hàng hóa nói chung và vệ sinh an
toàn thực phẩm nói riêng trong hoạt động sản xuất kin doanh, xuất nhập khẩu; kịp
thời uốn nắn các sai sót và ngăn chặn hậu quả gây thiệt hại tài sản Nhà nước.
* Chức năng quản lý Nhà nước về chất lượng và VSATTP
Nhà nước có ba chức năng chính trong quản lý Nhà nước về chất lượng, đó là
chức năng định hướng, tổ chức; chức năng thúc đẩy, kích thích; và chức năng hành
chính, điều chỉnh.


Tủy theo mục tiêu chiến lược, hoặc để giải quyết những vấn đề cấp bách, Nhà

nước có thể thực hiện các hoạt động đó như sau:
Chức năng định hướng, tổ chức
Chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm cũng như sản phẩm, hàng hóa ảnh
hưởng tới quyền lợi và uy tín quốc gia, quyền lợi và sức khỏe của người dân. Chất
lượng VSATTP được đảm bảo là điều kiện đảm bảo chất lượng cuộc sống, nâng cao
uy tín không chỉ đối với các tổ chức kinh doanh, mà còn tăng cường uy tín quốc gia.
Ngược lại, việc sản xuất và kinh doanh các sản phẩm thực phẩm, hàng hóa không
đảm bảo chất lượng sẽ vừa làm tổn hại đến uy tín, giảm lợi thế cạnh tranh của
doanh nghiệp, vừa làm giảm chất lượng cuộc sống của người dân và làm giảm uy
tín quốc gia trên thị trường quốc tế.
Chức năng thúc đẩy, kích thích
Ngày nay việc đổi mới phương thức tiếp cận quản lý cho phù hợp với cơ chế
thị trường, hội nhập với quốc tế là một nhu cầu khách quan và tất yêu. Bởi vậy, hệ
thống pháp luật nói chung và pháp luật về tiêu chuẩn chất lượng nói riêng làm hành
lang pháp lý cho quản lý Nhà nước về chất lượng VSATTP đã được hoàn thiện và
nâng cao hơn, đặc biệt là từ khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ
chức Thương mại thế giới (WTO) năm 2007. Sự chuyển biến cả về nhận thức lẫn
hành động cụ thể trong quản lý chất lượng VSATTP đến các phương thức quản lý
trong cơ chế kinh tế thị trường đã được đặc biệt quan tâm đổi mới để phù hợp với
các quy định của WTO. Nền tảng của sự đổi mới này là Luật Tiêu chuẩn và quy
chuẩn kỹ thuật năm 2006 và Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa năm 2007, và luật
Vệ sinh an toàn thực phẩm 2010 trong đó phân định cụ thể quản lý chất lượng và
quản lý Nhà nước về chất lượng và yếu đó đảm bảo VSATTP.
Chức năng hành chính, điều chỉnh
Thực hiện chức năng công quyền đối với hoạt động quản lý Nhà nước về chất
lượng VSATTP như: Ban hành các chính sách, tạo hành lang pháp lý cho hoạt động
quản lý về chất lượng; phân công trách nhiệm quản lý Nhà nước về chất lượng cho
các Bộ quản lý chuyên ngành cũng như các địa phương; xây dựng các cơ chế, chính
sách liên quan dến hoạt động thanh tra, kiểm tra, các biện pháp thích hợp để xử lý



các hành vi vi phạm chất lượng sản phẩm, hàng hóa để đảm bảo pháp luật được
thực thi.
Nhà nước thực hiện chức năng hành chính, điều chỉnh dựa trên nguyên tắc
quản lý hành chính của Nhà nước đối với việc lãnh đạo, điều hành phát triển kinh tế
- xã hội của đất nước nói chung, phát triển về chất lượng sản phẩm, hàng hóa và
dịch vụ nói riêng.
1.2.2. Các nguyên tắc của QLNN về chất lượng
Nguyên tắc quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa đã được quy định ở Điều 5
( chương I: Những quy định chung) của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa bao gồm:
Nguyên tắc thức nhất: Chất lượng sản phẩm, hàng hóa được quản lý trên cơ sở
tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Căn cứ vào khả năng
gây mất an toàn, sản phẩm, hàng hóa được quản lý như sau:
Sản phẩm, hàng hóa nhóm một được quản lý chất lượng trên cơ sở tiêu chuẩn
do người sản xuất công bố áp dụng.
Sản phẩm, hàng hóa nhóm hai được quản lý chất lượng trên cơ sở quy chuẩn
kỹ thuật tương ứng do cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền ban hành và tiêu
chuẩn do người sản xuất công bố áp dụng.
Chính phủ quy định cụ thể việc ban hành Danh mục sản phẩm, hàng hóa nhóm
hai, có nguy cơ gây mất an toàn cao hơn.
Nguyên tắc thứ hai: Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa là trách nhiệm
của người sản xuất, kinh doanh nhằm bảo đảm an toàn cho người, động vật, thực
vật, tài sản, môi trường; nâng cao năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của
sản phẩm, hàng hóa Việt Nam.
Nguyên tắc thứ ba: Quản lý Nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa là
trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền nhằm thực thi các quy
định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
Hoạt động quản lý Nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa phải bảo đảm
minh bạch, khách quan, không phân biệt đối xử về xuất xứ hàng hóa và tổ chức, cá
nhân có hoạt động liên quan đến chất lượng sản phẩm, hàng hóa, phù hợp với thông

lệ quốc tế, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh
và người tiêu dùng.


1.2.3. Tổ chức bộ máy về chất lượng và VSATTP
* Đối với quản lý Chất lượng
Cơ cấu tổ chức trong quản lý chất lượng của Nhà nước được thể hiện thông
qua sơ đầu dưới đây.
Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức trong quản lý chất lượng của Nhà nước
CHÍNH PHỦ

CÁC BỘ, TỔNG CỤC
(QUẢN LÝ LĨNH VỰC
NGÀNH)

UBND TỈNH
THÀNH PHỐ

BỘ KH - CN
CÁC ĐƠN VỊ
TRỰC THUỘC

VỤ QUẢN LÝ
KH&CN, CHẤT
LƯỢNG SẢN PHẨM

CÁC CƠ SỞ
TRỰC THUỘC,
TỔNG CỤC


PHÒNG QUẢN
LÝ KH, KT&CL

SỞ KH - CN

SỞ QUẢN LÝ LĨNH
VỰC, NGÀNH

CÁC CƠ SỞ TRỰC THUỘC
TỈNH, THÀNH PHỐ

PHÒNG QUẢN LÝ
KH, KT&CL

PHÒNG QUẢN LÝ KH,
KT&CL

CÁC ĐƠN VỊ
TRỰC THUỘC

GHI CHÚ
Quản lý chỉ đạo toàn diện
Hướng dẫn chuyên môn
Phối hợp công tác giữa ngành, địa phương

(Nguồn: Giáo trình Quản trị chất lượng – Trường ĐH Thương Mại)
Theo sơ đồ này, trách nhiệm quản lý Nhà nước của mỗi cấp, mỗi đơn vụ quản
lý Nhà nước về chất lượng được cụ thể như sau:



Chính phủ: Chính phủ là cơ quan quản lý cao nhất về chất lượng, có trách
nhiệm thống nhất quản lý Nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa trong phạm
vi cả nước.
Bộ Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện
thống nhất quản lý Nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
Các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình
có trách nhiệm phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ thực hiện nhiệm vụ quản
lý Nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
Ủy ban Nhân dân các cấp thực hiện việc quản lý Nhà nước về chất lượng sản
phẩm, hàng hóa trong phạm vi địa phương theo phân cấp của Chính phủ.
Căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế - xã hội và yêu cầu quản lý Nhà nước
về chất lượng sản phẩm, hàng hóa trong từng thời kỳ, Chính phủ quy định cụ thể
trách nhiệm quản lý Nhà nước của các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực đối với sản
phẩm, hàng hóa chưa được quy định tại khoản 2 điều 70 của Luật Chất lượng sản
phẩm, hàng hóa.
Các Bộ, các cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm
quản lý Nhà nước về chất lượng theo sự phân công của Chính phủ. Chính phủ quy
định cụ thể trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
trong việc phối hợp với Bộ Khoa học – Công nghệ thực hiện thống nhất quản lý
Nhà nước về chất lượng.
Ở cấp tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương, cơ quan quản lý Nhà nước
về chất lượng ở địa phương là Sở Khoa học – Công nghệ.Ở cấp quận, huyện hoặc là
một bộ phần nằm trong phòng Kế hoạch hoặc văn phòng Ủy ban.
Quản lý chất lượng ở cơ sở bao gồm các phòng quản lý khoa học – kỹ thuật và
chất lượng ở các viện nghiên cứu và các trường đại học hoặc các phòng công nghệ
kỹ thuật ở cơ sở sản xuất.
Việc phân công trách nhiệm quản lý Nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng
hóa được thể hiện tại Luật Chất lượng sản phẩm.



* Đối với VSATTP
Liên quan đến lĩnh vực quản lý VSATTP gồm các ngành Y tế, Công thương,
Nông nghiệp, và một số ngành khác tham gia và phối hợp cùng.Trên Trung ương sẽ
có các bộ, mỗi bộ được giao phân công quản lý VSATTP một số mặt hàng, ngành
hàng thuộc chức năng nhiệm vụ của bộ đó. Ta có sơ đồ sau để minh họa cơ cấu tổ
chức hệ thống QLNN về VSATTP tại Việt Nam.
Sơ đồ 1.2. Cơ cấu tổ chức hệ thống QLNN về VSATTP tại Việt Nam
Bộ TN-MT

Tổng cục
Môi trường

Bộ NNPTNT

Bộ Công thương

Cục QLCL
Nông lâm sản

Sở TN-MT

Sở NNPTNT

Chi cục
BVMT

Chi cục
QLCLNLS TS

Vụ KH CN


Cục
QLTT

Sở Công
thương

Bộ Y tế

Tổng cục
TC-ĐLCL

Chi cục
TC-ĐL-CL

Đội QLTT

Sản xuất thực phẩm

Bộ Tài
chính

Cục
ATVST
P

Sở KH CN

Chi cục QLTT


Phòng Kinh tế

Bộ
KH&CN

Sở Y tế

Cục Hải
quan

Chi cục
ATVSTP

Chi cục
Hải quan

TT
ATVSTP

Lưu thông thực phẩm

Tổng cục
Hải quan

Phối hợp kiểm soát
TP nhập khẩu

Tiêu dùng TP

Chế biến TP công nghiệp/ thủ

công

Các hộ gia
đình

Ủy ban nhân dân các cấp

(Nguồn: Theo Nghị định 79/2008/NĐ-CP)


Ngoài ra, theo Chỉ thị số 13/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày
09/5/2016 về việc “tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực
phẩm”, nêu rõ:
Bộ trưởng các Bộ: Y tế, NN-PTNT, Công Thương tăng cường công tác thanh
tra, kiểm tra, đặc biệt là thanh tra, kiểm tra đột xuất về an toàn thực phẩm đối với
ngành hàng được phân công, quản lý chặt chẽ các vật tư liên quan đến an toàn thực
phẩm, giải quyết kịp thời các sự cố mất an toàn thực phẩm; xử lý theo thẩm quyền
hoặc kiến nghị xử lý nghiêm những tập thể, cá nhân vi phạm và các cơ quan, công
chức thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý an toàn thực phẩm.
Bộ Công an chỉ đạo các lực lượng nghiệp vụ, công an các địa phương nắm
chắc tình hình các tuyến, địa bàn trọng điểm về vi phạm an toàn thực phẩm, điều
tra, xử lý hình sự các vi phạm nghiêm trọng trong lĩnh vực an toàn thực phẩm theo
quy định của pháp luật.
Ủy ban nhân dân các cấp chịu trách nhiệm về bảo đảm an toàn vệ sinh thực
phẩm trên địa bàn; xác định việc bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm là nhiệm vụ
cấp thiết cần tập trung chỉ đạo, điều hành; ưu tiên bố trí đủ kinh phí, nguồn lực cho
công tác quản lý, bảo đảm an toàn thực phẩm, trước mắt chủ động bố trí kinh phí
tương ứng với số thu tiền xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm thuộc
ngân sách địa phương theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước để đầu tư trang
thiết bị kỹ thuật và công tác kiểm tra, kiểm nghiệm, xử lý tiêu hủy thực phẩm không

an toàn.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân trực tiếp làm nhiệm vụ Trưởng ban chỉ đạo liên
ngành an toàn thực phẩm của địa phương; chủ động tổ chức lực lượng, tăng cường
thanh tra, kiểm tra, giám sát bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp chỉ đạo và thường xuyên đôn đốc,
kiểm tra việc chấp hành pháp luật về an toàn thực phẩm của cơ quan nhà nước cấp
dưới; kiên quyết xử lý cán bộ, công chức thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý.
Lãnh đạo các cấp từ xã đến tỉnh phải chịu trách nhiệm khi để xảy ra vi phạm pháp
luật về an toàn thực phẩm trên địa bàn.


1.2.4. Nội dung và phương pháp QLNN về chất lượng và VSATTP
* Nội dung quản lý Nhà nước về chất lượng và VSATTP
Hoạch định chính sách, xây dựng chương trình quốc gia về chất lượng
Đối tượng chủ yếu của chính sách này hướng tới đó là các cơ quan, tổ chức, cá
nhân sản xuất, chế biến, kinh doanh chất lượng sản phẩm, hàng hóa cũng như nâng
cao ý thức cho người tiêu dùng. Nội dung chính sách quốc gia về chất lượng phải
đảm bảo các yêu cầu sau:
Tính thống nhất: Tăng cường quyền quản lý tập trung thống nhất của trung
ương, kết hợp chặt chẽ việc phân công, phân cấp hợp lý và quy định việc phối hợp nhịp
nhàng để tăng cường quản lý Nhà nước đối với chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
Tính minh bạch: Điều này thể hiện được bản chất của một Nhà nước pháp
quyền “của dân, do dân và vì dân”. Tính minh bạch trong hoạt động quản lý chính
là nguồn sức mạnh cảu bộ máy quản lý Nhà nước.
Tính rõ ràng: Các văn bản quản lý Nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng
hóa được quy định cụ thể, dễ hiểu. Các điều kiện quy định xuất phát từ thực tế sẽ
giảm thiểu, lãng phí và thiệt hại trong quá trình tạo thành và duy trì chất lượng đối
với tất cả các sản phẩm, hàng hóa.
Tính phổ thông, đại chúng: Các quy định nằm trong các văn bản quản lý khác
nhau nhưng được liên hệ chặt chẽ với nhau, tránh tình trạng tạo ra các kẽ hở có thể

tạo điều kiện cho các hình thức kinh doanh gian lận.
Tổ chức thực hiện: Tổ chức thực hiện là bước tiếp theo trong nội dung quản lý
Nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Các văn bản quản lý được xây dựng
và ban hành sẽ được đưa vào thực tế. bản chất của việc tổ chức và quản lý hoạt
động của cơ quan quản lý Nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa các cấp là
tuyên truyền phổ biến các văn bản luật này đến các doanh nghiệp, người tiêu dùng
để hướng dẫn họ thực hiện đúng quy định.
Kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật
Ngoài việc tổ chức thực hiện quy định pháp luật thì các cơ quan quản lý Nhà
nước cần phải thực hiện các hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực thi các


chính sách và pháp luật của Nhà nước đối với chất lượng sản phẩm và hàng hóa.
Quy định rõ quyền hạn của các tổ chức, cơ quan thực hiện kiểm tra, thanh tra việc
chấp hành pháp luật về sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phảm trên thị trường
nước ta. Thực hiện đúng quy định về thủ tục, thời gian kiểm tra, thanh tra nhằm kịp
thời phát hiện sai phạm để xử lý nghiêm các vi phạm.
Xử lý vi phạm pháp luật và cải tiến thực hiện
Khi phát hiện vi phạm trong quá trình thực hiện, thì việc xử lý, điều chỉnh
chính sách sao cho khắc phục được tình trạng hiện tại, cải tiến công tác thực hiện là
một số vấn đề đã và đang gặp nhiều khó khăn. Tùy theo mức độ vi phạm sẽ có biện
pháp xử lý khác nhau.
Dựa trên kết quả thu được trong quá trình thanh tra, kiểm tra, báo cáo kết quả
thực hiện, Bộ Khoa học – Công nghệ, Bộ Công Thương sẽ có những điều chỉnh cho
phù hợp. Các địa phương khi thực hiện sẽ vận dụng sáng tạo tùy vào điều kiện của
từng địa phương mình nhưng vẫn đảm bảo đúng luật định đề ra.
* Phương pháp quản lý Nhà nước về chất lượng và VSATTP
Phương pháp quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa của Nhà nước là tổng thể
những cách thức tác động có chủ đích của Nhà nước lên hệ thống quản lý nhằm
thực hiện các mục tiêu quản lý của Nhà nước.

Trong thực tế tổ chức và quản lý đối với nền kinh tế nói chung và quản lý chất
lượng sản phẩm, hàng hóa nói riêng, Nhà nước có thể và cần phải thực hiện các
biện pháp chủ yếu, đó là: Phương pháp hành chính, phương pháp kinh tế và phương
pháp giáo dục.
Phương pháp hành chính
Phương pháp hành chính là cách thức tác động trực tiếp của Nhà nước thông
qua các quyết định có tính bắt buộc trong khuôn khổ luật pháp các chủ thể sản xuất,
chế biến, kinh doanh và tiêu dùng nhằm thực hiện các mục tiêu của Nhà nước trong
những tình huống nhất định.
Phương pháp này mang tính bắt buộc và tính quyền lực. Tính bắt buộc đòi hỏi
các đối tượng quản lý phải chấp hành nghiêm chỉnh các tác động hành chính, nếu


×