Tải bản đầy đủ (.docx) (84 trang)

luận văn thạc sĩ giải pháp nâng cao giá trị thương hiệu của ngân hàng thương mại cổ phần an bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (487.56 KB, 84 trang )

1

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, toàn bộ nội dung luận văn: “Giải pháp nâng cao giá trị
Thương hiệu của Ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình” là công trình
nghiên cứu của riêng tôi; các số liệu trích dẫn trung thực. Luận văn không trùng lặp
với các công trình nghiên cứu tương tự khác.
Hà Nội, ngày 21 tháng 03 năm 2014
Học viên:

Nguyễn Đình Quân


2

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chương trình cao học và viết luận văn này, tôi đã nhận được
sự hướng dẫn và giúp đỡ, góp ý kiến nhiệt tình của quý thầy cô trường Đại học
Thương mại.
Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn Quốc Thịnh đã dành rất
nhiều thời gian, tâm huyết hướng dẫn nghiên cứu và giúp đỡ tôi hoàn thành luận
văn tốt nghiệp.
Nhân đây tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Thương mại
cùng quý thầy cô đã giảng dạy, tạo điều kiện để tôi học tập và hoàn thành khóa học.
Đồng thời tôi cũng cảm ơn quý anh chị, ban lãnh đạo Ngân hàng TMCP An
Bình đã tạo điều kiện cho tôi điều tra, khảo sát để có giữ liệu, số liệu viết luận văn.
Mặc dù tôi đã có sự cố gắng hoàn thiện luận văn bằng tất cả sự nhiệt tình và
năng lực của mình, tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận
được sự đóng góp quý báu của thầy cô và các bạn!

Hà nội, ngày 21 tháng 03 năm 2014


Học viên

Nguyễn Đình Quân


3

MỤC L
LỜI CAM ĐOAN.....................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN..........................................................................................................ii
MỤC LỤC............................................................................................................... iii
KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN...................................vii
DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU............................................................................viii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ........................................................................................viii
PHẦN MỞ ĐẦU......................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài:....................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu:...........................................................................................2
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu..........................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................2
5. Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài.................................3
6. Ý nghĩa khoa học và thực tế đề tài nghiên cứu..................................................3
7. Kết cấu của luận văn...........................................................................................4
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THƯƠNG HIỆU VÀ
GIÁ TRỊ THƯƠNG HIỆU.....................................................................................5
1.1 Khái quát về Thương hiệu dịch vụ nói chung và thương hiệu ngân hàng nói
riêng ......................................................................................................................... 5
1.1.1 Khái niệm.........................................................................................................5
1.1.2 Các yếu tố cấu thành thương hiệu..................................................................9
1.1.2.1 Tên thương hiệu.............................................................................................9
1.1.2.2 Biểu tượng.....................................................................................................9

1.1.2.3 Khẩu hiệu và các thành tố khác.....................................................................9
1.1.3 Vai trò và chức năng của thương hiệu..........................................................10
1.1.3.1 Vai trò của thương hiệu...............................................................................10

1.1.3.2 Chức năng của thương hiệu................................................................15
1.1.4 Các loại thương hiệu.....................................................................................18
1.2 Giá trị thương hiệu và vần đề nâng cao giá trị thương hiệu........................21


4

1.2.1 Khái niệm giá trị thương hiệu.......................................................................21
1.2.2 Các yếu tố cấu thành giá trị thương hiệu.....................................................22
1.2.3 Các biện pháp nâng cao giá trị thương hiệu................................................25
1.2.3.1 Tăng cường sự nhận biết thương hiệu.........................................................25
1.2.3.4 Tạo lập và duy trì long trung thành của khách hàng...................................27
1.2.3.5 Mở rộng thương hiệu...................................................................................27
1.2.3.6 Làm mới thương hiệu...................................................................................27
1.3.1 Nhân tố con người.........................................................................................28
1.3.2 Chất lượng sản phẩm, dịch vụ......................................................................29
1.3.3 Chất lượng của hệ thống chăm sóc khách hàng..........................................29
1.3.4 Trình độ công nghệ marketing của ngân hàng............................................29
1.3.5 Năng lực tài chính và qui mô ngân hàng.....................................................30
1.3.6 Hiệu quả và tính bền vững trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng....30
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG NÂNG CAO GIÁ TRỊ THƯƠNG HIỆU NGÂN
HÀNG TMCP AN BÌNH.......................................................................................31
2.1 Giới thiệu khái quát về sản phẩm và ngân hàng TMCP An Bình................31
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng TMCP An Bình...............31
2.1.3 Đặc điểm sản phẩm và lĩnh vực kinh doanh.................................................32
2.1.4 Kết quả kinh doanh của ngân hàng TMCP An Bình...................................33

2.2 Thực trạng đầu tư tài chính cho thương hiệu của ngân hàng TMCP An
Bình........................................................................................................................ 38
2.2.1 Giới thiệu khái quát về thương hiệu, logo, slogan…....................................38
2.2.2 Đăng ký bảo hộ thương hiệu.........................................................................40
2.2.3 Đầu tư về tài chính, nhân lực cho thương hiệu nói chúng..........................40
2.3 Thực trạng nâng cao giá trị thương hiệu tại ngân hàng thương mại cổ phần
An Bình..................................................................................................................40
2.3.1 Thực trạng nâng cao giá trị cảm nhận của ngân hàng thương mại cổ phần
An Bình................................................................................................................... 40


5

2.3.1.1 Thực trạng nâng cao giá trị cảm nhận được dịch vụ ngân hàng thương mại
cổ phần An Bình......................................................................................................40
2.3.1.2 Thực trạng phát triển truyền thông thương hiệu để nâng cao giá trị thương
hiệu của ngân hàng thương mại cổ phần An Bình...................................................41
2.3.2 Thực trạng nâng cao giá trị tài chính của ngân hàng thương mại cổ phần
An Bình................................................................................................................... 47
2.3.2.1 Thực trạng phát triển các dịch vụ gia tăng nhằm nâng cao giá trị tài chính
của ngân hàng.........................................................................................................47
2.3.2.2 Thực trạng phát triển liên kết thương hiệu nhằm nhằm gia tăng giá trị
thương hiệu.............................................................................................................. 48
2.3.2.3 Thực trạng phát triển liên minh thương hiệu nhằm gia tăng giá trị thương
hiệu.......................................................................................................................... 48
2.3.3 Thực trạng hoạt động mở rộng, làm mới thương hiệu.................................49
2.4 Đánh giá chung về vấn đề phát triển thương hiệu Ngân hàng TMCP An
Bình........................................................................................................................ 49
2.4.1 Những kết quả đạt được................................................................................49
2.4.2 Những hạn chế cần khắc phục.....................................................................50

2.4.3 Nguyên nhân của những tồn tại...................................................................52
2.4.3.1 Nguyên nhân khách quan.............................................................................52
2.4.3.2 Nguyên nhân chủ quan................................................................................52
2.5 Những điểm mạnh và điểm yếu của Ngân hàng TMCP An Bình.................53
2.1.3.1 Những điểm mạnh........................................................................................53
2.1.3.2 Những điểm yếu...........................................................................................54
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2......................................................................................56
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ........NÂNG CAO GIÁ TRỊ THƯƠNG HIỆU NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN AN BÌNH....................................................57
3.1. Định hướng phát triển thương hiệu Ngân hàng TMCP An Bình................57
3.1.1 Định hướng phát triển thương hiệu ngành Ngân hàng Việt Nam...............57
3.1.2 Định hướng mục tiêu phát triển thương hiệu Ngân hàng TMCP An Bình.........59


6

3.2 Giải pháp nâng cao giá trị Thương hiệu Ngân hàng TMCP An Bình..........60
3.2.1 Nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ........................................................60
3.2.2 Tăng cường mối quan hệ – uy tín của Ngân hàng TMCP An Bình với cộng
đồng........................................................................................................................ 64
3.2.3 Đầu tư, phát triển nguồn nhân lực...............................................................67
3.2.4 Xây dựng chiến lược phát triển có hiệu quả.................................................68
3.2.3 Một số giải pháp hỗ trợ cho hoạt động phát triển thương hiệu...................70
3.2.3.1 Nâng cao hiệu quả quảng bá thương hiệu thông qua các phương tiện thông tin
đại chúng và hoạt động tài trợ các sự kiện văn hoá thể thao trong nước và quốc tế....70
3.2.3.2 Xúc tiến nghiên cứu, quảng bá thương hiệu ra nước ngoài.........................71
3.2.4 Một số giải pháp khác....................................................................................71
3.2.4.1 Nâng cao nhận thức về thương hiệu............................................................71
3.2.4.2 Xây dựng nét đặc trưng riêng có của thương hiệu Ngân hàng Thương mại
Cổ phần An Bình.....................................................................................................71

3.2.4.3 Tăng cường quản lý thương hiệu.................................................................72
3.2.5 Một số kiến nghị............................................................................................72
3.2.5.1 Kiến nghị các cơ quan quản lý Nhà nước....................................................72
3.2.5.2 Kiến nghị NHNN Việt Nam..........................................................................73
3.2.5.3 Kiến nghị với cấp uỷ, chính quyền địa phương............................................73
3.2.5.4 Kiến nghị đối với các tổ chức đào tạo chuyên ngành..................................73
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3......................................................................................75
KẾT LUẬN............................................................................................................76
Y


7

KÝ HIỆU
CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
Viết tắt
ABBANK
ADB
APRACA
BIDV
CICA
HSBC
IFAD
IPCAS
NHNN
NHTM
NHTMCP
SWIFT
TCTD
USD

VND
WB
WTO

Nguyên văn
Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình
Ngân hàng Phát triển Châu Á
Hiện hội Tín dụng Châu Á - Thái Bình Dương
Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam
Tổ chức Tín dụng Nông nghiệp quốc tế
Tập đoàn Ngân hàng Hồng kông và thượng Hải
(Hongkong and Shanghai Banking Corporation)
Quỹ phát triển nông nghiệp quốc tế
Dự án Hiện đại hoá Hệ thống thanh toán và kế toán khách hàng
(Intra-Bank payment and customer accounting system)
Ngân hàng Nhà nước
Ngân hàng thương mại
Ngân hàng thương mại cổ phần
Hiệp hội viễn thông tài chính liên ngân hàng toàn cầu
(Society for Worldwide Interbank Financial Telecommunication)
Tổ chức Tín dụng
Đô la Mỹ
đồng Việt Nam
Ngân hàng thế giới (World Bank)
Tổ chức thương mại thế giới (World Trade Organization)

DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU
Số biểu bảng Mục lục
Bảng số 2.1


2.1.2.2

Bảng số 2.2

2.1.2.2

Tên biểu bảng
Một số chỉ tiêu cơ bản về hoạt động kinh
doanh giai đoạn 2008 – 2012
Tỷ lệ cho vay thế chấp bằng bất động sản là

Trang
35
36


8

nhà ở của ABBank giai đoạn 2008-2012

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Số biểu đồ

Mục lục

Biểu đồ 2.1

2.1.2.2

Tên biểu bảng

Kết quả hoạt động cho vay của ABBank giai
đoạn 2008-2012

Trang
33


PHẦN MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của đề tài:

Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại
thế giới (WTO) vào ngày 07/11/2006 đã mở ra một giai đoạn mới để nước ta và
cộng đồng các doanh nghiệp Việt Nam hội nhập sâu hơn, toàn diện hơn, nhưng
đồng thời cũng phải đối mặt nhiều hơn với thách thức, cạnh tranh. Trong giai đoạn
mới này, việc xây dựng và phát triển thương hiệu, tạo dựng niềm tin trong lòng
khách hàng, đối tác và cộng đồng có ý nghĩa vô cùng quan trọng quyết định tới
tương lai phát triển của mọi tổ chức, doanh nghiệp. Thương hiệu là kết tinh trí tuệ,
tài năng, sáng tạo của doanh nghiệp, là uy tín, là văn hoá của chính doanh nghiệp
đó. Kinh nghiệm của nhiều doanh nghiệp thành công cho thấy, doanh nghiệp nào
chú trọng đầu tư cho việc xây dựng và phát triển thương hiệu mạnh, doanh nghiệp
đó sẽ có nhiều cơ hội để thành công hơn.
Ý thức được điều này, ngay từ những ngày đầu mới thành lập, Ngân hàng
Thương mại Cổ phần An Bình đã quan tâm, chú trọng xây dựng và phát triển thương
hiệu. Cho đến nay, Ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình đã xây dựng cho mình
một thương hiệu có chỗ đứng trong lòng khách hàng, có ảnh hưởng đối với các hoạt
động xã hội và có vị thế cạnh tranh trên thị trường. Tuy nhiên, việc phát triển thương
hiệu đã gây dựng được là chưa xứng tầm với tiềm năng của một Ngân hàng thương
mại lớn của Việt Nam như Ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình.

Hơn nữa, trong xu thế hội nhập với nhiều thách thức và cạnh tranh, diễn biến
thị trường khó dự báo như hiện nay, việc đẩy mạnh phát triển thương hiệu Ngân
hàng Thương mại Cổ phần An Bình có ý nghĩa thiết thực, góp phần quan trọng giúp
Ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình nâng cao năng lực cạnh tranh để tiếp tục
giữ vững vị trí ngân hàng thương mại tốp đầu Việt Nam, tương lai gần phát triển
theo hướng trở thành Tập đoàn Tài chính – Ngân hàng mạnh và hiện đại, có uy tín
cao trên thị trường khu vực và quốc tế. Bản thân là một cán bộ công tác trong hệ
thống Ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình, với mong muốn làm thế nào để


đưa tên tuổi của Ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình không ngừng phát triển, tôi
mạnh dạn nghiên cứu và thực hiện luận văn Thạc sĩ Kinh tế với đề tài: “Giải pháp
nâng cao giá trị Thương hiệu của Ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình”
2. Mục tiêu nghiên cứu:
Mục tiêu nghiên cứu chính của đề tài là nâng cao giá trị thương hiệu của
Ngân hàng thương mại cổ phần An Binh. Từ mục tiêu chính tác giả đưa ra một số
mục tiêu cụ thể của đề tài gồm:
- Hệ thống hóa mộ số lý luận về thương hiệu và nâng cao giá trị thương hiệu.
- Phân tích thực trạng nâng cao giá trị thương hiệu tại ngân hàng thương mại
cổ phần An Bình.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao giá trị thương hiệu ngân hàng
thương mại cổ phần An Bình.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

- Nghiên cứu tất cả những vấn đề liên quan đến thương hiệu, giá trị
thương hiệu và các công cụ nâng cao giá trị thương hiệu ngân hàng thương
mại cổ phần An Bình.
- Phạm vi nghiên cứu
+Không gian: Giới hạn trong ngân hàng thương mại cổ phần An Bình với
phạm vi thị trường trong nước.

+ Phạm vi thời gian: Nghiên cứu tình hình nâng cao giá trị thương hiệu

ngân hàng thương mại cổ phần An Bình giai đoạn 2009 – 2013. Dự kiến chiến
lược nâng cao giá trị thương hiệu đến 2020
4.

Phương pháp nghiên cứu

- Sử dụng phương pháp nghiên cứu phân tích định tính các dữ liệu thứ
cấp, tổng hợp tại bàn các văn bản, báo cáo của công ty và một số nghiên cứu
khoa học đã được thực hiện về thương hiệu và thị trường sữa Việt Nam,
thuơng hiệu sữa Mộc Châu.
- Mô tả, thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp hóa, khái quát hóa, kế
thừa các nghiên cứu trước đây sẽ là những phương pháp cơ bản sử dụng
trong quá trình nghiên cứu đề tài.
5. Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
- PGS.TS Nguyễn Quốc Thịnh và CN. Nguyễn Thành Trung (2009),
“Thương hiệu với nhà quản lý”, Nhà xuất bản lao động. Trong luận văn tác giả đã


tiếp cận theo cách tiếp cận của PGS.TS Nguyễn Quốc Thịnh và CN. Nguyễn Thành
Trung trong cuốn “Thương hiệu với những nhà quản lý. Những cơ sở về lý luận
truyền thông thương hiệu, các công cụ truyền thông thương hiệu và các khái niệm
liên quan trong cuốn sách đã là nền tảng cho cơ sở lý luận và nghiên cứu thực trạng
trong đề tài luận văn.
- Phó Đức Thành (2013), Thực trạng xây dựng và phát triển thương

hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam, trường Đại học Ngoại Thương – đây
sẽ là đề tài tham khảo để phân tích thực trạng giá trị thương hiệu ngân hàng
thương mại cổ phần An Bình giai đoạn 2009 – 2013 và so sánh với tình hình

phát triển thương hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tế đề tài nghiên cứu
Trong thời gian qua, thông qua việc nỗ lực xây dựng và củng cố thương hiệu
cho thấy Ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình đã xác định nâng cao giá trị cho
thương hiệu là một vũ khí sắc bén để tạo lợi thế cạnh tranh về thương hiệu. Theo
thực tế thị trường hiện nay, cạnh tranh về mặt thương hiệu được coi là quan trọng
hơn cả cạnh tranh về mặt giá cả, chất lượng sản phẩm dịch vụ, đặc biệt trong lĩnh
vực dịch vụ như ngành ngân hàng.
Đề tài này có ý nghĩa thực tiễn trong quá trình củng cố thông tin liên quan
đến thương hiệu ABBank cũng như cung cấp cơ sở để ABBank tiến hành phát triển
thương hiệu của ngân hàng ngày càng hùng mạnh. Đánh giá về giá trị thương hiệu
của khách hàng có thể cung cấp những thông tin quan trọng về khả năng
cạnh tranh của ABBank trên toàn quốc. Khi nắm bắt được thông tin này, ban lãnh
đạo ABBank có thể đưa ra các biện pháp củng cố và phát triển thương hiệu.
Tóm lại, đề tài cung cấp cho ABBank một phần bức tranh về hiệu quả hoạt
động của mình trong những năm gần đây và mở ra hướng nâng cao hiệu quả hoạt
động kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng bằng biện pháp cải thiện nâng
cao giá trị thương hiệu. Ngoài ra, đề tài còn có thể được sử dụng làm tư liệu cho
các công trình, đề tài nghiên cứu khác về đánh giá “giá trị thương hiệu” của ngân
hàng trong giai đoạn vừa qua
7. Kết cấu của luận văn


Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo thì nội dung của đề tài gồm
03 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về thương hiệu và giá trị thương hiệu
Chương 2: Thực trạng giá trị thương hiệu của Ngân hàng Thương mại Cổ
phần An Bình
Chương 3: Giải pháp nâng cao giá trị thương hiệu Ngân hàng Thương mại
Cổ phần An Bình


CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THƯƠNG HIỆU VÀ GIÁ TRỊ
THƯƠNG HIỆU
1.1 Khái quát về Thương hiệu dịch vụ nói chung và thương hiệu ngân
hàng nói riêng
1.1.1 Khái niệm
- Khái niện thương hiệu


Thương hiệu đã xuất hiện cách đây hàng thập kỷ với ý nghĩa để phân biệt
hàng hoá của nhà sản xuất này với hàng hoá của nhà sản xuất khác. Từ “Brand”
(thương hiệu) xuất phát từ ngôn ngữ Na Uy cổ “Brandr” nghĩa là “đóng dấu bằng
sắt nung” (to burn). Trên thực tế, từ thời xa xưa cho đến ngày nay, “brand” vẫn
mang ý nghĩa chủ của những con vật nuôi đánh dấu lên các con vật của mình để
nhận ra chúng. Theo Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ, thương hiệu là “một cái tên, từ
ngữ, ký hiệu, biểu tượng hoặc hình vẽ kiểu thiết kế,…, hoặc tập hợp các yếu tố trên
nhằm xác định và phân biệt hàng hoá hoặc dịch vụ của một người bán hàng hoặc
nhóm người bán hàng hoá và dịch vụ của các đối thủ cạnh tranh”. Tại nước ta

khái niệm thương hiệu mới chỉ xuất hiện cách đây vài năm với nhiều quan
điểm khác nhau về thương hiệu.
Theo quan điểm truyền thống, điển hình là hiệp hội marketing Hoa Kỳ:
“Thương hiệu là một cái tên, một từ ngữ, một dấu hiệu, một biểu tượng, một
hình vẽ hay tổng hợp tất cả các yếu tố trên nhằm xây dựng một sản phẩm hay
dịch vụ đó với các đối thủ cạnh tranh. Như vậy, thương hiệu được hiểu như là
một thành phần của sản phẩm hay chức năng chính của nó là dùng để phân
biệt sản phẩm của doanh nghiệp với sản phẩm cạnh tranh cùng loại.
Theo quan điểm tổng hợp: “ Thương hiệu là một tập hợp các thuộc tính
cung cấp cho khách hàng mục tiêu các giá trị mà họ đòi hỏi. Thương hiệu

theo quan điểm này cho rằng, sản phẩm chỉ là một phần của thương hiệu chủ
yếu cung cấp lợi ích chức năng cho khách hàng. Như vậy các thành phần
marketing hỗn hợp (sản phẩm, giá cả, phân phối và xúc tiến) cũng chỉ là một
bộ phận của thương hiệu”.
Hiện nay, có khá nhiều quan niệm khác nhau về thương hiệu, trong giới
hạn của luận văn này, thương hiệu trước hết là một thuật ngữ được sử dụng
nhiều trong marketing, là tập hợp các dấu hiệu để phân biệt hàng hóa, dịch vụ
của cơ sở sản xuất, kinh doanh này với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của doanh
nghiệp khác; là hình tượng về một loại, một nhóm hàng hóa, dịch vụ hoặc về


doanh nghiệp trong tâm trí khách hàng. Các dấu hiệu có thể là các chữ cái,
con số, hình vẽ, hình tượng, sự thể hiện của màu sắc, âm thanh, giá trị… hoặc
sự kết hợp của các yếu tố đó; dấu hiệu cũng có thể là sự cá biệt, đặc sắc của
bao bì và cách đóng gói hàng hóa. Nói đến thương hiệu không chỉ là nhìn
nhận và xem xét trên góc độ pháp lý của thuật ngữ này mà quan trọng hơn,
thiết thực hơn trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng như hiện nay,
là nhìn nhận nó dưới góc độ quản trị doanh nghiệp và marketing ( PGS.TS
Nguyễn Quốc Thịnh, Bài giảng quản trị thương hiệu, Đại học Thương mại)
Như vậy, thương hiệu là một hoặc tập hợp dấu hiệu để nhận biết và
phân biệt sản phẩm (hoặc doing nghiệp), là hình tượng về sản phẩm (hoặc
doanh nghiệp) trong tâm trí khách hàng và công chúng.
- Thương hiệu ngân hàng
Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, các ngân hàng cũng đã bắt đầu chú
trọng đến việc xây dựng và phát triển thương hiệu.
Thương hiệu ngân hàng có thể được hiểu là một thuật ngữ dùng trong hoạt
động marketing, thể hiện tên giao dịch của một ngân hàng, được gắn với bản sắc
riêng và uy tín, hình ảnh của chủ thể mang tên này nhằm gây dấu ấn sâu đậm đối
với khách hàng và phân biệt với các ngân hàng khác trong hoạt động kinh doanh
tiền tệ – tín dụng và cung cấp các dịch vụ ngân hàng. Nói cách khác, thương hiệu

của một ngân hàng chính là nhận thức của khách hàng về ngân hàng. Khách hàng có
thể không cần biết ý nghĩa của một tên gọi, một biểu tượng của một ngân hàng nào
đó nhưng nếu khi họ có nhu cầu về tài chính và họ đến ngân hàng một cách vô thức
thì ngân hàng đó đã xây dựng được cho mình một thương hiệu vững chắc trong tâm
trí khách hàng.
Có thể nói rằng, thương hiệu là khối tài sản vô hình nhưng có giá trị nhất
định trong hoạt động ngân hàng. Thương hiệu không thể tạo dựng được trong một
hai ngày hay chuyển nhượng đơn thuần như tài sản vô hình và trong mọi trường


hợp, định giá thương hiệu phải có cái nhìn vĩ mô, có tính chiến lược thì mới có thể
đánh giá hết giá trị mà thương hiệu đem lại cho ngân hàng.
Xây dựng thương hiệu trong lĩnh vực ngân hàng sẽ khó hơn gấp nhiều lần
so với các ngành sản xuất khác do tính đặc thù của các sản phẩm ngân hàng. Khách
hàng giao dịch với ngân hàng là mua và bán các sản phẩm vô hình mà lợi ích có
liên quan đến tài chính – một trong những vấn đề nhạy cảm nhất của cuộc sống.
Hơn thế nữa, khác với phương châm của các doanh nghiệp sản xuất là càng bán
được nhiều hàng hóa càng tốt. Phương châm của ngân hàng là “luôn mang đến cho
khách hàng sự thành đạt”, “cung cấp dịch vụ thỏa mãn tốt nhất nhu cầu khách
hàng”.
Tạo ra thương hiệu chính là tạo ra sự yêu mến và sự khác biệt trong trái tim
và suy nghĩ của khách hàng.
Thương hiệu ngân hàng được cấu thành từ hai phần:
- Phần phát âm được (phần đọc được):
+Đó là tên của ngân hàng được khách hàng nghe quen ví dụ: Vietcombank,
ACB, Sacombank, Citibank, HSBC, v.v….
oĐó là câu khẩu hiệu như: HDBank có “Ngân hàng của bạn – Ngôi nhà của
bạn”, HSBC có “Ngân hàng toàn cầu am hiểu địa phương”, ACB có “Ngân hàng
của mọi nhà”, Ngân hàng Phương Đông có “Cùng bạn thực hiện ước mơ”,
VPBank có “Cuộc sống mới”, Habubank có“Giá trị tích lũy niềm tin” v.v…,

+Đó cũng có thể đoạn nhạc hát đặc trưng và các yếu tố phát âm được khác.
- Phần không phát âm được : Là những phần cấu thành nên điểm khác biệt
của Ngân hàng, đó là:
+Biểu tượng (Logo) của Ngân hàng mà những yếu tố này không đọc được,
nó chỉ có thể cảm nhận được bằng thị giác.
+Màu sắc
+Kiểu dáng thiết kế
Và các yếu tố nhận biết khác.
Hình ảnh minh hoạ một số logo của các ngân hàng:


- Thương hiệu dịch vụ
Thương hiệu dịch vụ là một hoặc một tập hợp các dấu hiệu để nhận biết và
phân biệt dịch vụ, phân biệt doanh nghiệp, là hình tượng về sản phẩm dịch vụ trong
tâm trí khách hàng và công chúng.
1.1.2

Các yếu tố cấu thành thương hiệu

Các yếu tố cấu thành thương hiệu có vai trò rất quan trọng. Thương
hiệu càng nhạy cảm đối với các giác quan sẽ càng truyền đi ấn tượng mạnh
tới người tiêu dùng. Những yếu tố này là cơ sở để ghi nhớ một thương hiệu.
Người tiêu dùng rất dễ nhớ về một thương hiệu khi có kèm theo những hình


ảnh, âm thanh, mùi vị đi kèm với tên thương hiệu.
1.1.2.1 Tên thương hiệu

Yếu tố trợ giúp đầu tiên của một thương hiệu là tên của thương hiệu.
Tên thương hiệu được gọi lên để có thể được ghi nhớ, phân biệt thương hiệu

này với thương hiệu khác. Một thương hiệu không được nhớ đến sẽ không
bao giờ nổi tiếng. Tên thương hiệu tạo cho khách hàng cảm nhận về một sản
phẩm cụ thể hơn các đặc trưng khác.
Trong bối cảnh phát triển thương mại toàn cầu, tên của các thương hiệu
cũng phải mang tính quốc tế. Việc dịch tên của một sản phẩm hay dịch vụ ra
tiếng nước ngoài, nơi bán sản phẩm, không phải lúc nào cũng là cần thiết.
Người tiêu dùng thường có xu hướng thích giữ nguyên tên gốc sản phẩm.
1.1.2.2

Biểu tượng

Biểu tượng là hình ảnh đầu tiên của thương hiệu, được đặc trưng bởi
kiểu chữ, màu sắc và hình vẽ. Biểu tượng cho phép nhận dạng và đặc trưng
cho một thương hiệu. Thông thường chỉ nhìn vào biểu tượng của một thương
hiệu sẽ cho biết công tu đó kinh doanh trong lĩnh vực nào. Một trong những
đặc điểm của hình ảnh thương hiệu là màu sắc độc đáo sẽ tạo ấn tượng bền
chắc trong trí nhớ khách hàng.
1.1.2.3

Khẩu hiệu và các thành tố khác

Khẩu hiệu là một bộ phận cấu thành của thương hiệu, chiếm một vị trí
không kém phần quan trọng trong thương hiệu. Những thông tin mà khẩu hiểu
mang đến cũng có thể là trừu tượng mà cũng có thể hết sức cụ thể. Khẩu hiệu
truyền đạt được khá nhiều thông tin bổ sung và tạo điều kiện để người tiêu
dùng tiếp cận nhanh hơn, dễ dàng hơn với những thông tin từ biểu tượng và
tên thương hiệu. Khẩu hiệu không nhất thiết phải cố định như tên thương hiệu
mà có thể được thay đổi tùy theo chiến lược của doanh nghiệp, tùy theo thị
trường mà doanh nghiệp hướng tới.



Âm nhạc của thương hiệu trong các chương trình quảng cáo truyền hình
và radio tạo ra một thế giới âm thanh sống động. Âm nhạc quảng cáo đi kèm với
thương hiệu cũng là đặc trưng của từng thương hiệu giúp người tiêu dùng có
thể nhận biết và phân biệt từng loại sản phẩm. Trên thực tế có rất nhiều công
ty không ngần ngại bỏ ra hàng trăm nghìn đô la chỉ cho một đoạn nhạc trong
nửa phút.
Trong phần lớn các trường hợp, thương hiệu thường được đặc trưng nổi
bật bằng tên gọi riêng, biểu tượng hay biểu trưng – những yếu tố cấu thành
nhãn hiệu hàng hóa, vì thế giữa nhãn hiệu hàng hóa và thương hiệu rất dễ có
sự song trùng. Tính bao trùm của thương hiệu sẽ được thể hiện khi có thêm
khẩu hiệu đi kèm hay hình tượng hoặc các yếu tố kiểu dáng bao bì, hàng hóa.
Trong môi trường cạnh tranh ngày càng khắc nghiệt hiện nay, thương hiệu cần
phát triển các dấu hiệu giác quan. Bất kì sự biến đổi nào về các yếu tố cấu thành
thương hiệu đều phải được nghiên cứu kĩ lượng và tiến hành thận trọng.
1.1.3 Vai trò và chức năng của thương hiệu
1.1.3.1 Vai trò của thương hiệu
Khi hàng hóa được sản xuất ra càng nhiều, sự cạnh tranh giữa các nhà cung
cấp ngày càng quyết liệt thì người ta ngày càng nhận ra vai trò hết sức quan trọng
của thương hiệu. Như đã định nghĩa ở phần trên, thương hiệu trước hết là hình
tượng về hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp trong tâm trí người tiêu dùng, là các
dấu hiệu để phân biệt hàng hóa, dịch vụ… Điều đó cũng đã phần nào nói lên được
vai trò của thương hiệu. Đối với người tiêu dùng, thương hiệu đóng vai trò khác đối
với nhà cung cấp (doing nghiệp).
- Vai trò đối với người tiêu dùng
Thương hiệu giúp người tiêu dùng phân biệt nhanh chóng hàng hóa cần mua
trong muôn vàn các hàng hóa cùng loại khác, góp phần xác định được nguồn gốc,
xuất xứ của hàng hóa. Mỗi hàng hóa do một nhà cung cấp khác nhau sẽ mang một
tên gọi hay các dấu hiệu khác nhau, vì thế thông qua thương hiệu người tiêu dùng
có thể nhận dạng dễ dàng hàng hóa hoặc dịch vụ của từng nhà cung cấp. Có một



thực tế là người tiêu dùng luôn quan tâm đến công dụng hoặc lợi ích đích thực mà
hàng hóa hoặc dịch vụ mang lại cho họ, nhưng khi cần phải lựa chọn hàng hóa, dịch
vụ thì hầu hết người tiêu dùng lại luôn để ý đến thương hiệu, xem xét hàng hóa hoặc
dịch vụ đó của nhà cung cấp nao, uy tín hoặc thông điệp họ mang đến là gì, những
người tiêu dùng khác có quan tâm và để ý đến hàng hóa mang thương hiệu đó hay
không. Như vậy thực chất thương hiệu như một lời giới thiệu, một thông điệp để
người tiêu dùng căn cứ vào đó mà đưa ra phán quyết cuối cùng về hành vi mua sắm.
Thương hiệu góp phần tạo ra một thương hiệu cá nhân cho người tiêu dùng,
một cảm giác sang trọng và được tôn vinh. Thực tế một thương hiệu nổi tiếng sẽ
mang lại đến cho khách hàng một giá trị cá nhân nào đó trong cộng đồng, nó làm
cho người tiêu dùng có cảm giác được sang trọng hơn, nổi bật hơn, có đẳng cấp hơn
và được tôn vinh khi tiêu dùng hàng hóa mang thương hiệu đó. Có thể nhận thấy
rằng, chính doanh nghiệp với chiến lược định vị của mình đã tạo ra một hình tượng
về hàng hóa trong tâm trí khách hàng, nhưng chính khách hàng lại là những người
đưa hình tượng đó trở nên có ý nghĩa hơn, khác biệt hơn.
Thương hiệu tạo một tâm lý yên tâm về chất lượng, giảm thiểu rủi ro trong
tiêu dùng. Khi người tiêu dùng lựa chọn một thương hiệu, tức là họ đã gửi gắm
niềm tin vào thương hiệu đó. Họ hoàn toàn yên tâm về chất lượng hàng hóa, dịch vụ
đi kèm và thái độ ứng xử của nhà cung cấp với các sự cố xảy ra đối với hàng hóa,
dịch vụ. Người tiêu dùng khi còn đắn đo về chế độ bỏa hành đối với hàng hóa mang
một thương hiệu nào đó, họ sẽ không đưa ra quyết định mua sắm hàng hóa đó.
Trong thực tế có rất nhiều hàng hóa lựa chọn mà chất lượng của chúng về cơ bản
không thua kém hoặc thấm trí hoàn toàn ngang bằng nhau với hàng hóa tương tự
mang thương hiệu khác, nhưng sự gia tăng những giá trị mà hàng hóa mang lại (chế
độ bảo hàng, dịch vụ đi kèm, sự ân cần và chăm chút khách hàng) và những thông
tin về thương hiệu sẽ luôn tạo cho khách hàng một tâm lý tin tưởng, dẫn dắt họ đi
đến quyết định tiêu dùng hàng hóa. Lựa chọn một thương hiệu, người tiêu dùng
luôn hy vọng giảm thiểu được tối đa những rủi ro có thể gặp phải trong tiêu dùng.

Tất cả những rào cản này có thể được loại bỏ khi thương hiệu đã được định hình


trong tâm trí khách hàng. Vì thế để tạo ra được một lòng tin và một sự tin tưởng của
khách hàng, một thương hiệu phải có được một sự nhất quán và trung thành với
chính bản thân mình.
-

Vai trò đối với Doanh nghiệp

Thương hiệu tạo dựng hình ảnh doanh nghiệp và sản phẩm trong tâm
trí người tiêu dùng
Thông qua định vị thương hiệu, từng tập khách hàng được hình thành,
các giá trị cá nhân người tiêu dùng dần được khẳng định. Khi đó, giá trị
thương hiệu được định hình và ghi nhận thông qua các biểu hiện như tên gọi,
logo và khẩu hiệu của thương hiệu, nhưng trên hết và quyết định để có được
sự ghi nhận đó chính là chất lượng hàng hóa dịch vụ và những giá trị được gia
tăng mà người tiêu dùng và khách hàng của doanh nghiệp có được từ hoạt
động của doanh nghiệp (phương thức bán hàng, mối quan hệ chuẩn mực trong
giao tiếp kinh doanh, các dịch vụ sau bán, quan hệ công chúng, các giá trị
truyền thống của doanh nghiệp… )
Các giá trị truyền thống được lưu giữ là một tâm điểm cho tạo dựng
hình ảnh của doanh nghiệp. Trong bối cảnh sản xuất ngày càng phát triển như
hiện nay, một loại hàng hóa nào đó có mặt trên thị trường và được người tiêu
dùng chấp nhận, thì sớm muộn cũng sẽ xuất hiện đối thủ cạnh tranh. Giá trị
truyền thống của doanh nghiệp, hồi ức về hàng hóa và sự khác biệt rõ nét của
thương hiệu sẽ là động lực dẫn dắt người tiêu dùng đến với doanh nghiệp và
hàng hóa của doanh nghiệp. Trong trường hợp đó, hình ảnh về doanh nghiệp
và sản phẩm được khắc họa và in đậm trong tâm trí người tiêu dùng.
Thương hiệu như một lời cam kết giữa doanh nghiệp và khách hàng

Sự cảm nhận của người tiêu dùng đối với sản phẩm của doanh nghiệp
dựa vào rất nhiều yếu tố như các thuộc tính của hàng hóa, cảm nhận thông
qua dịch vụ đi kèm, uy tín và hình ảnh của doanh nghiệp. Một khi người tiêu
dùng đã lựa chọn một sản phẩm mang một thương hiệu nhất định tức là họ đã


chấp nhận và gửi gắm lòng tin vào thương hiệu đó. Các thông điệp mà thương
hiệu đưa ra trong các quảng cáo, khẩu hiệu, logo… luôn tạo một sự kích
thích, lôi cuốn khách hàng, nó chứa đựng những cam kết ngầm định của
doanh nghiệp về chất lượng hàng hóa hoặc những lợi ích tiềm ẩn từ việc sử
dụng hàng hóa. Điển hình như Coca-Cola với “sự sảng khoái”, X-men với
“đàn ông đích thực”, Mercedes với “sang trọng và thành đạt”, Heineken với
“thể thao và đẳng cấp”,… Tuy nhiên, những cam kết này hoàn toàn không bị
ràng buộc về mặt pháp lý, nó chỉ có ý nghĩa như uy tín của doanh nghiệp và
sự trung thành của khách hàng.
Thương hiệu giúp phân đoạn thị trường
Thương hiệu, với chức năng nhận biết và phân biệt sẽ giúp doanh
nghiệp phân đoạn thị trường. Bằng cách tạo ra những thương hiệu cá biệt
(những dấu hiệu và sự khác biệt nhất định) doanh nghiệp đã thu hút được sự
chú ý của khách hàng hiện hữu và khách hàng tiềm năng cho từng chủng loại
hàng hóa. Kết quả là, với từng chủng loại hàng hóa cụ thể mang những
thương hiệu cụ thể sẽ tương ứng với từng tập khách hàng nhất định.
Thương hiệu tạo nên sự khác biệt trong quá trình phát triển của sản phẩm
Xuất phát từng những định vị khác nhau cho từng chủng loại hàng hóa
với những thương hiệu khách nhau, quá trình phát triển sản phẩm cũng sẽ
được khắc sâu hơn trong tâm trí người tiêu dùng. Cùng với sự phát triển của
sản phẩm, cá tính thương hiệu ngày càng được định hình và thể hiện rõ nét,
thông qua đó các chiến lược sản phẩm sẽ phải phù hợp và hài hòa hơn cho
từng chủng loại hàng hóa. Một sản phẩm khác biệt với những sản phẩm khác
bởi các tính năng công dụng cũng như những dịch vụ kèm theo mà theo đó

tạo ra sự gia tăng của giá trị sử dụng. Thương hiệu có dấu hiệu bên ngoài để
nhận dạng sự khác biệt đó.
Thương hiệu mang lại những lợi ích cho doanh nghiệp
Một thương hiệu khi đã được chấp nhận, sẽ mang lại cho doanh nghiệp


những lợi ích đích thực, dễ nhận thấy. Đó là khả năng tiếp cận thị trường một
cách dễ dàng hơn, sâu rộng hơn, ngay cả khi đó là một chủng loại hàng hóa
mới. Bên cạnh đó, một sản phẩm mang thương hiệu nổi tiếng có thể bán được
với giá cao hơn so với các hàng hóa tương tự nhưng mang thương hiệu xa lạ.
Điều đó có được là nhờ lòng tin của khách hàng với thương hiệu.
Một thương hiệu uy tín kéo theo các tham số khác về mức độ chất
lượng, khoảng biến thiên về giá, mức độ dịch vụ hỗ trợ và truyền thông tương
ứng. Thương hiệu uy tín với chất lượng cao không thể có giá thấp, do đó, lợi ích
doanh nghiệp trở nên cao hơn khi kinh doanh sản phẩm có thương hiệu uy tín.
Thương hiệu giúp thu hút đầu tư
Thương hiệu nổi tiếng sẽ tạo điều kiện và như một sự đảm bảo thu hút
đầu tư và gia tăng các quan hệ bạn hàng. Các nhà đầu tư thường ít e ngại khi
đầu tư vào doanh nghiệp sở hữu thương hiệu mạnh đồng thời đối tác luôn sẵn
sàng hợp tác kinh doanh, cung cấp nguyên liệu và hàng hóa cho những doanh
nghiệp đó. Điều này tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp
và nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa. Trên thực tế, có không ít trường
hợp các nhà đầu tư và đối tác sẵn sàng quay lưng lại với doanh nghiệp khi
thương hiệu bị suy giảm lòng tin.
Thương hiệu là tài sản vô hình và rất có giá của doanh nghiệp
Thương hiệu luôn là tài sản vô hình và có giá của doanh nghiệp. Khi
thương hiệu trở nên có giá trị người ta sẵn sàng thực hiện việc chuyển nhượng
hoặc chuyển giao quyền sở hữu thương hiệu. Thực tế chứng minh, giá của
thương hiệu khi chuyển nhượng cao hơn rất nhiều so với tổng tài sản hữu hình
mà doanh nghiệp sở hữu. Khi thương hiệu đã có chỗ đứng trong lòng khách

hàng, giá trị của nó bao gồm cả uy tín, sự yêu của khách hàng, độ bao phủ trên
thị trường và kể cả nguồn nhân lực tốt nhất đang làm việc tại doanh nghiệp.


Thương hiệu là tài sản của doanh nghiệp, nó là tổng hợp của rất nhiều
các yếu tố, những thành quả mà doanh nghiệp đã tạo dựng được trong suốt cả
quá trình hoạt động của chính mình. Chính sự nổi tiếng của thương hiệu như
là một đảm bảo cho lợi nhuận tiềm năng của chính doanh nghiệp, vì thế doanh
nghiệp cần đầu tư, chăm chút chúng.
1.1.3.2 Chức năng của thương hiệu
Nói đến thương hiệu, nhiều người lầm tưởng chỉ đơn thuần là dấu hiệu
để nhận dạng và phân biệt hàng hóa của doanh nghiệp này và doanh nghiệp
khác. Thực tế thì chức năng của thương hiệu không chỉ có vậy mà còn được
thể hiện trên nhiều khía cạnh khác nữa. Ngày nay, khi sự cạnh tranh ngày
càng quyết liệt giữa các nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ khác nhau thì người
ta càng nói nhiều đến vai trò và chức năng của thương hiệu. Thương hiệu
thậm trí còn được nhân cách hóa, có cá tính với nhiều chức năng phong phú.
Có thể liệt kê các chức năng cơ bản của thương hiệu là:
-

Chức năng nhận biết và phân biệt
Chức năng thông tin và chỉ dẫn
Chức năng tạo sự cảm nhận và tin cậy
Chức năng kinh tế

Chức năng nhận biết và phân biệt
Đây là chức năng rất đặc trưng và quan trọng của thương hiệu. Có thể
nói chức năng gốc của thương hiệu là phân biệt và nhận biết. Khả năng nhận
biết được của thương hiệu là yếu tổ không chỉ quan trọng cho người tiêu dùng
mà còn cho cả doanh nghiệp trong quản trị và điều hành hoạt động của doanh

nghiệp. Thông qua thương hiệu, người tiêu dùng và nhà sản xuất có thể dễ
dàng phân biệt và nhận biết hàng hóa của doanh nghiệp này với các doanh
nghiệp khác. Tập hợp các dậu hiệu của thương hiệu (tên, biểu tượng, biểu
trưng, khẩu hiệu hoặc kiểu dáng đặc biệt của hàng hóa và bao bì..) chính là
căn cứ để nhận biết và phân biệt. Thương hiệu cũng đóng vai trò rất tích cực


trong phân đoạn thị trường của doanh nghiệp. Mỗi hàng hóa mang thương
hiệu khác nhau sẽ đưa ra những thông điệp khác nhau dựa trên những dấu
hiệu nhất định nhằm đáp ứng những kỳ vọng và thu hút sự chú ý của những
tập khách hàng khác nhau. Xe máy Future ( của Honda) phân đoạn tập khách
hàng có thu nhập cao, kỳ vọng vào những tính năng vượt trội như độ ổn định
khi vận hành, khả năng tăng tốc cao, kiểu dáng thể thao sang trọng; trong khi
đó loại xe Wave lại phân đoạn tập khách hàng thu nhập trung bình và thấp, kỳ
vọng ở khả năng tốn ít nhiên liệu, gọn nhẹ và linh hoạt, giá rẻ; xe @, SH,
PS,Vespa dành cho tập khách hàng có thu nhập rất cao, sang trọng, luôn thích
sự mới mẻ, nổi bật.
Chức năng thông tin và chỉ dẫn
Chức năng này thể hiện ở chỗ, thông qua những hình ảnh, ngôn ngữ
hoặc các dấu hiệu khác cũng như khẩu hiệu của thương hiệu, người tiêu dùng
có thể nhận biết được phần nào về giá trị sử dụng của hàng hóa, những công
dụng đích thực mà hàng hóa mang lại cho người tiêu dùng trong hiện tại và
tương lai. Những thông tin về nơi sản xuất, đẳng cấp của hàng hóa cũng như
điều kiện tiêu dùng…cũng có thể phần nào được thể hiện thông qua thương
hiệu. Chẳng hạn, qua tuyên truyền, cùng với khẩu hiệu của dầu gội đầu Clear
người ta có thể nhận được thông điệp về một loại dầu gội trị gầu; ngược lại
dầu gội Sunsilk sẽ đưa đến thông điệp về một loại dầu gội làm mượt tóc.
Nhãn lồng Hưng Yên, nước mắm Phú Quốc, Knorr cho ta biết về xuất xứ của
hàng hóa.
Chức năng tạo sự cảm nhận và tin cậy

Thương hiệu còn có chức năng tạo sự cảm nhận. Đó là sự cảm nhận của
người tiêu dùng về sự sang trọng, sự khách biệt, một cảm nhận yên tâm, thoải
mái và tin tưởng khi tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ đó. Nói đến Sony, người ta
có thể liên tưởng đến chất lượng âm thanh và dịch vụ bảo hành rộng rãi toàn


cầu. Bia Tiger tạo cho người ta một sự liên tưởng đến bia của thể thao, gắn
liền là các môn thể thao mà trực tiếp và chủ yếu nhất là bóng đá. Hầu hết các
quảng cáo của bia Tiger đều gắn liền và có sự hiện diện của bóng đá đã tạo
cho người tiêu dùng sự cảm nhận và liên tưởng đó. Ngược lại, bia Heineken
với những tài trợ và quảng cáo gắn liền với các môn thể thao quý tộc như
golf, quần vợt…đã tạo cho người tiêu dùng một sự cảm nhận và liên tưởng
đến loại bia sang trọng, quý tộc.
Chức năng kinh tế
Thương hiệu mang trong nó một giá trị hiện tại và tiềm năng. Giá trị đó
được thể hiện rõ nhất khi sang nhượng thương hiệu. Thương hiệu được coi là
tài sản vô hình và rất có giá của doanh nghiệp. Mặc dù giá trị của thương hiệu
rất khó định đoạt, nhưng nhờ những lợi thế mà thương hiệu nổi tiếng mang
lại, hàng hóa sẽ bán được nhiều hơn, thậm trí giá cao hơn, dễ thâm nhập thị
trường hơn. Thương hiệu không tự nhiên mà có, nó được tạo ra với ý đồ nhất
định với rất nhiều khoản đầu tư cà chi phí khác nhau. Những chi phí đó tạo
nên một giá trị kinh tế cho thương hiệu. Bên cạnh đó, sự nổi tiếng của thương
hiệu sẽ làm cho giá của thương hiệu tăng lên gấp bội, và đó chính là chức
năng kinh tế của thương hiệu. Lợi nhuận hiện tại và tiềm năng mà doanh
nghiệp có được nhờ sự nổi tiếng của thương hiệu sẽ quy định giá trị tài chính
của thương hiệu. Đôi khi giá của một thương hiệu còn phụ thuộc rất nhiều vào
sự bức bách phải sở hữu được thương hiệu của một công ty. Trong trường
hợp này người ta thường nói nó vô giá. Một cách tương đối, ngày nay người
ta đang định giá của thương hiệu theo một số cách khác nhau. Hàng năm, tạp
chí Business Weeek đưa ra bảng xếp loại của 100 thương hiệu đứng đầu trên

thế giới với giá trị ước tính của chúng.
1.1.4 Các loại thương hiệu


×