Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Các tổ chức kinh tế trên địa bàn cấp xã và vai trò của nông nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh. Sự tham gia của nhân dân trong xây dựng nông thôn mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (898.79 KB, 24 trang )

       Người báo cáo: CN. THÁI QUỐC DÂN – PHÓ CHI CỤC TRƯỞNG 
CHI CỤC PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TP.HCM
Báo giảng: CÁC TỔ CHỨC KINH TẾ TRÊN ĐỊA BÀN CẤP XàVÀ VAI 
TRÒ CỦA NÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ  HỒ  CHÍ MINH. SỰ  THAM 
GIA CỦA NHÂN DÂN TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
(Biên soạn: CN Thái Quốc Dân)
* Các tư liệu trích dẫn, tham khảo:
Các văn bản quy phạm pháp luật của Trung  ương và Thành phố  liên  

­

quan.
Tập bài giảng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về đào tạo 
cán bộ xây dựng nông thôn mới.
­

Tổng hợp các đề tài, dự án nghiên cứu liên quan của Chi cục Phát triển 
nông thôn thành phố  Hồ  Chí Minh (TP.HCM) – Cơ  quan Thường trực Tổ 
Công tác giúp việc/ Ban Chỉ đạo Chương trình xây dựng nông thôn mới thành  
phố. 
­

TS. Nguyễn Hữu Hoài Phú và đồng nghiệp: các bài viết “ Các thời kỳ  
phát triển của nông nghiệp thành phố”; Đề  án “ Thực hiện Nghị  quyết Hội  
nghị Trung ương lần thứ 7 (khoá X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn trên  
địa bàn TP.HCM” (2009). 
____________
­

* Báo cáo gồm 3 phần chính:
Khái niệm về tổ chức kinh tế ­ Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân 


dân cấp xã.
1.

Phân tích lợi thế  so sánh của nông nghiệp thành phố  Hồ  Chí Minh và  
Vai trò của Nông nghiệp thành phố Hồ Chí Minh.
2.

3.

Sự tham gia của nhân dân trong xây dựng nông thôn mới (NTM)
PHẦN I
KHÁI NIỆM VỀ TỔ CHỨC KINH TẾ ­ NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN 
CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ

1. Khái niệm về Tổ chức kinh tế:
Tổ chức kinh tế bao gồm: doanh nghiệp được thành lập hoạt động theo 
Luật Doanh nghiệp (doanh nghiệp tư  nhân, công ty cổ  phần, công ty Trách  
1


nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh); Hợp tác xã, Liên hiệp Hợp tác xã được  
thành lập theo Luật hợp tác xã; các tổ chức kinh tế thành lập theo luật đầu tư.
Chú ý: Hộ  gia đình khi hoạt động kinh doanh, đăng ký kinh doanh tại 
một địa điểm, sử  dụng không quá mười lao động, không có con dấu và chịu 
trách nhiệm bằng toàn bộ  tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh thì 
chỉ  là hộ  kinh doanh, không phải là tổ  chức kinh tế. Nếu hộ  kinh doanh sử 
dụng quá 10 lao động thì phải đăng ký thành lập doanh nghiệp theo luật doanh 
nghiệp.
2. Nhiệm vụ quyền hạn của Ủy ban nhân dân (UBND) cấp xã:
(theo Luật số 11/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003, của Quốc Hội nước 

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, về tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy 
ban nhân dân)
     2.1. Trong lĩnh vực kinh tế, Uỷ  ban nhân dân xã, thị  trấn thực hiện  
những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
       2.1.1. Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế  ­ xã hội hàng năm trình Hội  
đồng nhân dân cùng cấp thông qua để trình Uỷ ban nhân dân huyện phê duyệt;  
tổ chức thực hiện kế hoạch đó.
        2.1.2. Lập dự  toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự  toán thu, chi 
ngân sách địa phương và phương án phân bổ dự toán ngân sách cấp mình; dự 
toán điều chỉnh ngân sách địa phương trong trường hợp cần thiết và lập quyết 
toán ngân sách địa phương trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định và 
báo cáo Uỷ ban nhân dân, cơ quan tài chính cấp trên trực tiếp.
         2.1.3. Tổ  chức thực hiện ngân sách địa phương, phối hợp với các cơ 
quan nhà nước cấp trên trong việc quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn xã,  
thị trấn và báo cáo về ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.
        2.1.4. Quản lý và sử dụng hợp lý, có hiệu quả quỹ đất được để lại phục 
vụ  các nhu cầu công ích  ở  địa phương; xây dựng và quản lý các công trình 
công cộng, đường giao thông, trụ sở, trường học, trạm y tế, công trình điện, 
nước theo quy định của pháp luật.
         2.1.5. Huy động sự  đóng góp của các tổ  chức, cá nhân để  đầu tư  xây  
dựng các công trình kết cấu hạ tầng của xã, thị trấn trên nguyên tắc dân chủ,  
tự nguyện. Việc quản lý các khoản đóng góp này phải công khai, có kiểm tra,  
kiểm soát và bảo đảm sử  dụng đúng mục đích, đúng chế  độ  theo quy định  
của pháp luật.
      2.2. Trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư  nghiệp, thuỷ lợi và  
tiểu thủ  công nghiệp, Uỷ  ban nhân dân xã, thị  trấn thực hiện những  
nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
2



       2.2.1. Tổ chức và hướng dẫn việc thực hiện các chương trình, kế hoạch, 
đề  án khuyến khích phát triển và  ứng dụng tiến bộ  khoa học, công nghệ  để 
phát triển sản xuất và hướng dẫn nông dân chuyển đổi cơ  cấu kinh tế, cây 
trồng, vật nuôi trong sản xuất theo quy hoạch, kế hoạch chung và phòng trừ 
các bệnh dịch đối với cây trồng và vật nuôi.
        2.2.2. Tổ chức việc xây dựng các công trình thuỷ lợi nhỏ; thực hiện việc  
tu bổ, bảo vệ  đê điều, bảo vệ  rừng; phòng, chống và khắc phục hậu quả 
thiên tai, bão lụt; ngăn chặn kịp thời những hành vi vi phạm pháp luật về bảo  
vệ đê điều, bảo vệ rừng tại địa phương.
        2.2.3. Quản lý, kiểm tra, bảo vệ việc sử dụng nguồn nước trên địa bàn  
theo quy định của pháp luật.
        2.2.4. Tổ  chức, hướng dẫn việc khai thác và phát triển các ngành, nghề 
truyền thống  ở  địa phương và tổ  chức  ứng dụng tiến bộ  về  khoa học, công 
nghệ để phát triển các ngành, nghề mới.
PHẦN II
PHÂN TÍCH LỢI THẾ SO SÁNH CỦA SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP 
TẠI TP.HỒ CHÍ MINH SO VỚI CÁC TỈNH LÂN CẬN (MIỀN ĐÔNG 
VÀ MIỀN TÂY NAM BỘ) VÀ VAI TRÒ CỦA NÔNG NGHIỆP
THÀNH PHỐ
1. ĐIỀU KIỆN TƯ NHIÊN:
1.1­ Vị trí địa lý:
TP.HCM nằm trong tọa độ địa lý khoảng 10o 10’ ­ 10o 38’ vĩ độ Bắc và 
106o 22’ ­ 106o 54’ kinh độ  Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương, Tây Bắc  
giáp tỉnh Tây Ninh, Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp 
tỉnh Bà Rịa ­ Vũng Tàu, Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang.
TP.HCM cách Thủ  đô Hà Nội gần 1.730 km đường bộ, nằm  ở  ngã tư 
quốc tế giữa các con đường hàng hải từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây, 
là tâm điểm của khu vực Đông Nam Á. Fir Hồ  Chí Minh (Flight Information 
Region – Vùng Thông báo bay) ­ bao gồm cả  vùng trời miền Nam Việt Nam 
và cả vùng trời rộng lớn thuộc biển Đông. 

1.2. Diện tích tự nhiên:
1.2.1. Tổng diện tích tự nhiên của Thành phố: 209.555 ha ( 2.095,5 km2); 
trong đó diện tích tự  nhiên các huyện: 160.808 ha (1.608 km2) ­ chiếm 76,4% 
tổng   diện   tích   tự   nhiên   thành  phố.  Diện  tích   đất  nông   nghiệp  năm   2010: 
103.938 ha.
3


Trong đó:  đất sản xuất nông nghiệp: 56.664 ha, gồm 26.188 ha  đất 
trồng cây hàng năm và 30.476 ha đất trồng cây lâu năm; đất lâm nghiệp có 
rừng: 36.256 ha; đất nuôi trồng thủy sản: 9.361 ha; đất làm muối: 1.000 ha; 
đất nông nghiệp khác: 658 ha. Từ quy hoạch phát triển công trình công cộng, 
khu công nghiệp và đô thị hoá, bình quân mỗi năm đất sản xuất nông nghiệp 
giảm 2.434 ha  (so với năm 2001: đất nông nghiệp thành phố giảm 26.782 ha)
1.2.2.  Các Quận­huyện có sản xuất nông nghiệp, 5 Huyện: Cần Giờ,  
Nhà Bè, Bình Chánh, Hóc Môn và Củ  Chi; các Quận: 2, 9, 12, Thủ  Đức và  
Bình Tân.
1.2.3. Số xã, phường có sản xuất nông nghiệp:
­ 5 Huyện : 58 xã và 5 Thị trấn.
­ Các Quận : 47 phường.
1.3. Đặc điểm địa hình, tài nguyên đất tác động đến sản xuất nông 
nghiệp:
Thành phố  Hồ  Chí Minh với địa hình đa dạng, nằm trong vùng chuyển 
tiếp giữa miền Đông Nam bộ  và Đồng bằng sông Cửu Long. Địa hình tổng 
quát có dạng thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây và chia thành  
3 tiểu vùng với quỹ đất nông nghiệp hạn chế; độ  phì nhiêu kém: trong đó có  
trên 50% là đất nhiễm phèn, mặn và 20% là đất xám, đồi gò, bạc màu; là đầu 
mối giao thông lớn, nối liền với các tỉnh trong vùng Nam Bộ, Nam Trung bộ 
và Tây nguyên; là cửa ngõ của cả nước với quốc tế, có bờ  biển  ở  phía Nam 
huyện Cần Giờ với hơn 20 km.

Trên cơ sở các yếu tố tự nhiên, thổ nhưỡng, địa hình và chế độ thủy văn,  
có thể  phân đất đai tại TP.HCM thành 7 vùng sinh thái nông nghiệp cụ  
thể (quyết định đến cơ cấu cây trồng – vật nuôi):
+1 Vùng đất xám gò đồi: diện tích khoảng 5.600 ha (chiếm 4,6% diện tích đất 
nông nghiệp của TP), phân bố ở Tây Bắc Củ Chi và Bắc Thủ Đức. Đặc điểm 
đất vùng này là đất xám gò đồi, hạn chế nguồn nước tưới tự nhiên. Hệ  sinh 
tháo ở vùng này là ruộng rẫy với hoa màu, đậu đỗ  và khoai mì (sắn) một vụ 
về  mùa mưa, năng suất và hiệu quả  kinh tế  thấp. Một số  khu vực thuộc hệ 
sinh thái rừng khoanh nuôi phục hồi và rừng phủ  xanh đất trống, chống xói  
mòn và cải tạo đất. Phù hợp trồng hoa­ cây kiểng, rau, chăn nuôi bò sữa, cây 
lâu năm, rừng, trồng nấm, kết hợp phát triển các ngành nghề nông thôn, như: 
làng nghề bánh tráng, sinh vật cảnh.v.v…
+2   Vùng đất  xám vàng đ
  
ỏ  và đất xám bạc màu   :  diện tích khoảng 18.230 ha 
(chiếm 15,0%), phân bố ở Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh và một phần ở quận 
Thủ Đức. Đặc điểm địa hình là dạng lượn sóng đến bằng. Có thể chia 2 tiểu 
vùng:
4


 Vùng có địa hình cao: khoảng 10m, hệ  sinh thái rừng trồng cây 
công nghiệp lâu năm (cao su) ở khu vực Đông Bắc Củ Chi và hệ 
sinh thái ruộng rẫy cây ngắn ngày;
 Vùng thấp: 3­4m đến 10m, trên cao là hệ  sinh thái ruộng màu 2 
vụ đậu phộng (lạc), luân canh 1 vụ lúa; dưới thấp là ruộng 2 vụ 
lúa, luân canh 1 vụ đậu phộng với năng suất cao và khá ổ định.
+3  Vùng đất phù sa ngọt: diện tích khoảng 10.100 ha (8,3%), phân bổ  tập 
trung chủ  yếu  ở  vùng giữa của phần phía Nam huyện Bình Chánh. Là vùng 
chủ yếu có hệ sinh thái lúa nước 2 vụ năng suất cao, cây lâu năm ­ vườn cây 

ăn trái có ưu thế, thủy sản, du lịch sinh thái…
+4 Vùng đất phèn nặng: diện tích khoảng 8.930 ha (7,4%) thuộc khu vực trũng 
thấp phía Tây Nam thành phố  (Thái Mỹ­ Củ  Chi, qua Nhị  Xuân­Hóc Môn, 
xuống Tây Nam Bình Chánh). Hệ  sinh thái là ruộng nhiễm phèn, trồng lúa 1 
vụ, lên líp trồng mía, rừng trồng sản xuất (tràm, keo..), mô hình VAC.
+5 Vùng đất phèn nhẹ (phèn trung bình và phèn ít): diện tích khoảng 17.420 ha 
(14,4%) thuộc khu vực thấp trũng có lớp phù sa trên bề  mặt; ở  rẻo ven sông 
Sài Gòn. Hệ  sinh thái vườn tập trung xây ăn trái, hoa­kiểng, nuôi tôm càng 
xanh, mô hình VAC kết hợp du lịch sinh thái…
+6 Vùng đất phèn mặn theo mùa 6 – 7 tháng/năm: diện tích khoảng 18.193 ha 
(15%) tập trung  ở  huyện Nhà Bè và khu vực phía Bắc huyện Cần Giờ. Hệ 
sinh thái ruộng lúa chịu mặn­phèn 1 vụ; cây dừa nước, ao đầm thủy sản mặn­
lợ (tôm sú, cua…).
+7  Vùng đất phèn mặn và đất mặn dưới rừng ngập mặn: diện tích khoảng 
42.840 ha (35,3% đất NN của TP): tập trung  ở huyện Cần Giờ. Hệ sinh thái 
rừng ngập mặn chủ  yếu (34.000 ha); đất làm muối: 1.000 ha. Khu vực đất 
giồng cát ven biển thích hợp trồng các loại cây ăn trái khá nổi tiếng (xoài, 
nhãn, ổi…); mặt nước nuôi trồng thủy sản: tôm, cua, cá và nhuyễn thể tại bãi 
bồi ven biển.
2. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ ­ XàHỘI:
2.1. Về dân số:
Dân   số   TP.HCM   (theo  Niên   giám   thống   kê   2010­   Cục   Thống   kê 
TP.HCM): 7.396.446 người. 
­ Trong đó, dân số 5 huyện ngoại thành là 1.336.244 người (337.798 hộ) 
chiếm tỷ lệ 18,07% trên tổng dân số thành phố. Đến tháng 7/2011 – theo kết  
quả Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản (Ban Chỉ đạo Tổng 
điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản TP.HCM) tổng nhân khẩu tại 58  
xã (381  ấp) thuộc 5 huyện ngoại thành là: 1.204.582 người, với 322.088 hộ 
(gồm:  32.161   hộ   Nông   lâm   thủy   sản   và   diêm   nghiệp;   133.560   hộ   Công 
5



nghiệp, xây dựng; 145.191 hộ  Thương mại, vận tải, dịch vụ  và 11.176 hộ 
Nguồn khác).
­ Mật độ  dân số  bình quân toàn thành phố  là: 3.531 người/km2, nhưng 
mật độ  dân cư  bình quân của 5 huyện ngoại thành ( 835  người km2)  ở  mức 
thấp so với mật độ bình quân và thấp hơn rất nhiều (1 4,6 lần) so với mật độ 
bình quân chung của khu vực nội thành (12.267 người/km2).
2.2. Lao động và Việc làm:
­ Dân số  trong độ  tuổi lao động của TP.HCM: 4.678.780 người, chiếm  
68,7% tổng dân số  toàn thành phố, tập trung chủ yếu  ở thành thị  (chiếm gần  
82%).   Trong đó,  tổng số  lao động tại 58 xã thuộc khu vực 5 huyện ngoại  
thành là 803.727 lao động – gọi chung là lao động nông thôn (chiếm 17,18% 
lao động trên toàn thành phố ­ 4.678.780 lao động). 
­   Theo  Niên   giám   thống   kê   2010­   Cục   Thống   kê   TP.HCM,   tổng   số 
người trong độ  tuổi lao động được giới thiệu, giải quyết việc làm năm 2010 
là 291.561 lao động, trong đó số  người có việc làm  ổn định là 211.961 lao 
động; đa số lao động làm việc thuộc khu vực ngoài nhà nước và đầu tư nước 
ngoài (175.901 người, tỷ lệ 82,98% trên tổng số người có việc làm ổn định). 
­ Theo nguồn khảo sát của Chi cục Phát triển nông thôn TP, số lao động 
thuộc 58 xã tại 5 huyện ngoại thành đã được đào tạo nghề qua các năm là là 
490.273 lao động (tỷ  lệ  # 61% trên tổng số  803.727 lao động). Trong đó, số 
lao động trong độ  tuổi có việc làm  ổn định là 370.156 lao động (tỷ  lệ  hơn  
75%).  
­ Cơ cấu lao động nông thôn ngoại thành có sự  chuyển dịch khá nhanh  
sang các ngành công nghiệp và dịch vụ. Năm 1998, dân số ở các huyện ngoại 
thành sống bằng nghề  nông là 480.082 lao động (chiếm tỷ  lệ  56,3% dân số 
nông thôn); đến năm 2009, dân số   ở  các huyện ngoại thành sống bằng nghề 
nông   là   251.454   lao   động   (Cục   Thống   kê   TP.HCM)   và   đến   năm   2010   là 
201.106 lao động (nguồn: Chi cục Phát triển nông thôn) và đến tháng 7/2011 

là 93.267 lao động. Như  vậy, sau hơn 10 năm đã có 51,11% lao động nông 
nghiệp (tương ứng khoảng 279.000 lao động) chuyển đổi nghề nghiệp từ khu  
vực   nông   nghiệp   sang   khu   vực   phi   nông   nghiệp.   Lao   động   nông   nghiệp  
chuyển dịch sang lao  động công nghiệp, làm tăng thu nhập trong hộ  nông 
nghiệp; một số lao động nông thôn tham gia chương trình xuất khẩu lao động, 
góp phần tạo nguồn lực cho phát triển nông nghiệp, phát triển kinh tế xã hội  
tại các xã (như  tại xã Thái Mỹ  ­ huyện Củ  Chi, có 1.270 lao động đang lao  
động ở nước ngoài, mỗi năm gửi về từ 150 – 200 triệu đồng/lao động/năm).
2.3. Thu nhập và đời sống dân cư:
  “Cùng với sự  phát triển kinh tế, đời sống nhân dân thành phố  ngày 
càng được cải thiện. GDP bình quân đầu người của thành phố  năm 2006 là 
6


1.854 USD; năm 2007 là 2.135 USD (trong đó GDP khu vực nông nghiệp là  
914 USD, bằng 40% bình quân chung ), đến năm 2008 là 2.534 USD”   (trích 
Quyết định số  5930/QĐ­UBND ngày 28/12/2009 của UBND thành phố). Tốc 
độ   tăng   trưởng   kinh   tế   (GDP)   trên   địa   bàn   TP   tăng   liên   tục,   bình   quân 
11%/năm. GDP bình quân đầu người năm 2010 đạt trên 2.800 USD, gấp 1,68  
lần so với năm 2005 ­ 1.660 USD (, dự thảo văn kiện  
Đại hội Đảng bộ TP.HCM lần thứ IX). 
­ Mức thu nhập bình quân của khu vực ngoại thành thấp hơn khu vực  
nội thành, nhưng khoảng cách thu nhập giữa hai khu vực đã được giảm ngắn  
đáng   kể.   Trong   vòng   10   năm   trở   lại   đây,   mức   thu   nhập   bình   quân   nhân 
khẩu/tháng của khu vực nông thôn ngoại thành là 549 ngàn đồng/người/tháng  
(2002) tăng lên 1.688 ngàn đồng/người/tháng (2010). Mức thu nhập bình quân 
nhân khẩu/tháng của khu vực nội thành là 987 ngàn đồng/người/tháng (2000) 
tăng lên 2.778 ngàn đồng/người/tháng (2010). Như vậy, khoảng cách phân hoá 
thu nhập giữa nội thành và ngoại thành từ 1,79 lần (năm 2002), đến năm 2010  
giảm xuống còn 1,64 lần (năm 1995, khoảng cách này là 3,3 lần).

­ Mức chi tiêu bình quân  ở  ngoại thành là 332 ngàn đồng/người/tháng  
(2002), 1.430 ngàn đồng/người/tháng (2010). Mức chi tiêu bình quân  ở  nội 
thành   là   742   ngàn   đồng/người/tháng   (2002),   2.424   ngàn   đồng/người/tháng 
(2010). Khoảng cách chênh lệch về  chi tiêu giữa nội thành và ngoại thành là 
2,23 lần (2002) và 1,69 lần (2010). 
Tính chung giai đoạn 2008 – 2012 (5 năm thực hiện Nghị  quyết 26 về 
nông nghiệp, nông dân, nông thôn):
­  Thu nhập bình quân/người/tháng theo giá hiện hành của khu vực  
nông   thôn   năm   2012   là   2  triệu  727   ngàn   đồng  (khoảng   hơn   32,7   triệu 
đồng/người/năm), tăng 41,2% so với năm 2010 (năm 2010 tăng 47,6% so với 
năm 2008), tăng bình quân 20,2% một năm trong thời kỳ 2008­2012.
­ Khoảng cách thu nhập giữa thành thị  và nông thôn có xu hướng  
giảm dần qua các năm. Năm 2008, thu nhập bình quân 1 người 1 tháng  ở 
thành thị là 2 triệu 359 ngàn đồng, cao gấp 1,8 lần so với nông thôn; đến năm  
2010, cao gấp 1,5 lần; đến năm 2012, chỉ  còn cao gấp 1,24 lần (theo Cục  
Thống kê thành phố).  Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn năm  
2008 chỉ  đạt 55,4% so với người dân khu vực thành thị  ­ năm đầu tiên thực  
hiện Nghị quyết 26; đã tăng lên 66,6% vào năm 2010 và 80,5% vào năm 2012).
Như  vậy, mức sống dân cư  có sự  phân hoá giữa khu vực nội thành và 
ngoại thành. Tuy nhiên, mức độ phân hoá trên đã được giảm đáng kể. Nguyên 
nhân quan trọng giúp giảm khoảng cách phân hoá là khu vực ngoại thành đã 
được đô thị  hoá, tỉ  lệ  hoạt động phi nông nghiệp ngày một tăng lên, tỉ  lệ 
thuần nông giảm đáng kể. Trong sản xuất nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu  
kinh tế nông nghiệp làm tăng giá trị sản xuất nông nghiệp trên một diện tích  
7


canh tác giữ vai trò quan trọng: từ 31,4 triệu đồng/ha (2000) lên 63 triệu đồng 
(năm 2005) và 138 triệu đồng vào năm 2009 (tăng 2,1 lần so với năm 2005);  
đến năm 2010, giá trị sản xuất bình quân 155 triệu đồng/ha/năm (tăng gấp 4,9  

lần so với năm 2000 và 2,4 lần so với năm 2005) và năm 2012: đạt 239,1 triệu 
đồng/ha/năm (gấp đôi so năm 2008: 117,5 triệu/ha/năm – năm bắt đầu  thực 
hiện Nghị quyết 26 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn).
Bên cạnh đó, mức chi tiêu giữa nội thành và ngoại thành cũng dần thu 
hẹp, thể hiện người dân ngoại thành đã có thêm các cơ hội để hưởng thụ các  
dịch vụ như nội thành; điều này có thể thấy rõ qua số lượng các Siêu thị, các  
Cửa hàng tiện ích ngày càng được mở  nhiều hơn  ở  khu vực ngoại thành; 
ngoài ra, do thành phố đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn, trong đó có giao thông, 
cũng giúp việc đi lại thuận tiện hơn so với trước đây.
3. ĐÁNH GIÁ CHUNG:
3.1. Thuận lợi:
­  Nhận định chung: Trải qua hơn 38 năm  khôi phục sản xuất nông 
nghiệp và phát triển nông thôn, các xã khu vực nông thôn  thành phố  đã đạt 
được tốc độ  tăng trưởng  ở  mức cao; cơ  cấu nông nghiệp có bước chuyển 
dịch tích cực, đa dạng hoá sản phẩm, chất lượng nhiều loại sản phẩm nông  
nghiệp ngày một tăng. Sản phẩm nông nghiệp đã góp phần đáp ứng an ninh 
lương thực và nhu cầu của người dân thành phố, một số  mặt hàng đã có giá 
trị  xuất khẩu. Kết cấu hạ tầng kinh tế ­ xã hội nông thôn được tăng cường; 
bộ  mặt nông thôn có nhiều thay đổi đáng kể. Đây là cơ  sở  để  xác lập các  
bước đi vững chắc thực hiện các chỉ  tiêu theo Bộ  tiêu chí quốc gia về  nông 
thôn mới trong thời gian tới. 
Cụ thể một số chỉ tiêu:
3.1.1. Về tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2009  ­ 2013.
­ GDP: năm 2012, GDP nông lâm ngư nghiệp thành phố tăng 5,1% so 
với năm 2011 (cả  nước tăng 2,7%); bình quân giai đoạn 2009 ­ 2012, GDP  
tăng 4,6%/năm (cả  nước đạt 2,9%/năm).  Ước năm 2013, GDP nông lâm ngư 
nghiệp thành phố  tăng 6,5% so với năm 2012. Dự kiến giai đoạn 2009­2013,  
GDP tăng bình quân 5%/năm. 
­ Giá trị  sản xuất: năm 2012, giá trị  sản xuất nông lâm ngư  nghiệp 
thành phố  đạt 13.126 tỷ  đồng (theo giá thực tế), tăng 6,1% so với năm 2011  

(cả   nước   tăng   3,4%);   tốc   độ   tăng   bình   quân   giai   đoạn   2009   –   2012   đạt 
5%/năm (cả nước đạt 4,4%/năm). Dự kiến năm 2013 đạt 15.183 tỷ đồng, bình 
quân giai đoạn 2009­2013 tăng 5,3%/năm. 
3.1.2. Về chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp: 
Trên cơ  sở  quy hoạch sản xuất nông nghiệp, phát huy lợi thế  so sánh, 
đã  có  những   chuyển  biến  rõ  rệt  trong  cơ   cấu  giá  trị  sản   xuất  nông,  lâm  
8


nghiệp  và   thủy  sản.   Năm   2012,  trồng   trọt  chiếm  tỉ   lệ   23,2%   (năm  2008: 
24,8%), chăn nuôi: 46,3% (năm 2008: 46,4%), dịch vụ nông nghiệp: 7,1% (năm 
2008: 6,1%), thủy sản: 22,5% (năm 2008: 21,7%). Ước năm 2013, cơ cấu các 
ngành xấp xỉ năm 2012.
Nhờ cơ cấu lại ngành trên điều kiện thực tiễn, phát huy lợi thế so sánh,  
chuyển dịch đúng hướng,  phát triển và mở  rộng diện tích của những cây 
trồng, vật nuôi có hiệu quả  cao, nên giá trị  sản xuất bình quân trên 1 ha đất 
canh tác được nâng lên đạt 239,1 triệu đồng/ha (2012) gấp đôi so năm 2008  
(117,5 triệu/ha/năm)(1).
3.1.3. Kết quả phát triển trồng trọt, hình thành các vùng sản xuất tập  
trung
­ Hoa, cây kiểng (2): đến năm 2012, diện tích canh tác hoa kiểng đạt 
1.510 ha, tăng hơn 1,5 lần so năm 2008. 
­ Rau  (3): phát triển theo hướng rau an toàn, VietGap. Đến năm 2012, 
diện tích canh tác rau đạt 3.024 ha, tăng hơn,1 lần so năm 2008. (4) 
3.1.4. Kết quả phát triển chăn nuôi; đảm bảo an toàn dịch bệnh; nâng cao  
hiệu quả chăn nuôi, phát triển sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp;  
hiện đại hóa cơ sở giết mổ, chế biến.
Trong giai đoạn 2009 – 2013, mặc dù chịu những ảnh hưởng bất lợi do 
thời tiết, giá nguyên liệu, thức ăn chăn nuôi, dịch bệnh gia súc, gia cầm, chăn 
nuôi thành phố vẫn phát triển ổn định.


1()

  Theo Quyết định số  124/QĐ­TTg ngày 02 tháng 02 năm 2012 của Thủ  tướng Chính phủ, phê 
duyệt quy hoạch tổng thể  phát triển sản xuất ngành nông nghiệp đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030: mục 
tiêu đến năm 2020, giá trị trên 1 ha đất sản xuất nông nghiệp cả nước đạt 70 triệu đồng/ha/năm.
2
()
 Năm 2008, diện tích canh tác hoa kiểng đạt 1.000 ha (chiếm 1,6% tổng diện tích canh tác), giá trị sản  
xuất đạt 330 tỉ đồng (chiếm 4,6% tổng giá trị sản xuất). (chiếm 2,8% tổng diện tích canh tác), nhưng giá trị 
sản xuất lại đạt 910 tỉ  đồng, tăng gấp 2,7 lần so năm 2008 (chiếm 6,9% tổng giá trị sản xuất). Tính chung,  
diện tích hoa kiểng tăng 10,9%/năm, giá trị sản xuất tăng 28,9%/năm.  Tổng diện tích hoa, cây kiểng 6 tháng  
đầu năm 2013 ước đạt 1.314 ha, tăng 4,8% so với cùng kỳ. Trong đó: mai 483 ha, xấp xỉ so cùng kỳ; lan 210 
ha, xấp xỉ so cùng kỳ; hoa nền 250 ha, tăng 19% so cùng kỳ; kiểng, bonsai 371 ha, tăng 6% so cùng kỳ.
3

 () 

4

()

Năm 2008, diện tích canh tác rau đạt 2.600 ha (chiếm 4,2% tổng diện tích canh tác), giá trị sản xuất 
đạt 350 tỉ đồng (chiếm 4,9% tổng giá trị sản xuất)., nhưng giá trị sản xuất lại đạt 1.783 tỉ  đồng, tăng gấp 5  
lần so năm 2008 (chiếm 13,6% tổng giá trị sản xuất). Tính chung,diện tích canh tác rau tăng 10,1%/năm, năng 
suất canh tác rau tăng 10,1%/năm, sản lượng rau tăng 14,3%/năm, giá trị sản xuất rau tăng 50,2%/năm.   Diện 
tích gieo trồng rau 6 tháng đầu năm 2013 ước đạt 8.388 ha, tăng 1,3% so với cùng kỳ năm 2012, trong đó rau 
an toàn là 8.220 ha; sản lượng ước đạt 168.731 tấn, tăng 3,3% so với cùng kỳ. 
­ Nấm: Hiện nay trên địa bàn thành phố có khoảng hơn 100 hộ, cơ  sở  sản xuất nấm, tập trung chủ 
yếu tại các huyện Củ Chi, Bình Chánh, Hóc Môn, Nhà Bè, Cần Giờ. Về chủng loại nấm rất đa dạng, gồm:  

Nấm Linh Chi, Nấm Bào ngư, Nấm Rơm, Nấm mèo, Hoàng Kim, Hồng Ngọc, Hầu Thủ,…Quy mô sản xuất 
nấm nhỏ lẻ, trung bình 578 m2/cơ sở. Năng suất nấm tùy từng chủng loại: Nấm rơm trồng trên giá thể rạ  là  
8 tấn/lứa/ha, nấm rơm trồng trên bông phế phẩm 20 tấn/lứa/ha, nấm bào ngư  60 tấn/lứa/ha, nấm linh chi 25 
tấn/lứa/ha...

9


­ Trâu, bò (5): bình quân giai đoạn 2009­2012 tăng 1,31%/năm. Trong 
6 tháng đầu năm 2013, tổng đàn trâu bò đạt 123.027 con, tăng 4,5% so với 
cùng kỳ  năm 2012. Trong đó  Bò sữa:  tổng đàn bò sữa năm 2012 đạt 89.800 
con, tăng hơn 1,3 lần so với năm 2008, chiếm 53,8% tổng đàn bò sữa cả 
nước; trong đó cái vắt sữa la 42.000 con, tăng h
̀
ơn 1,09 lần so với năm 2008 
và chiếm 61% sản lượng sữa cả nước.
­ Heo (6): Tổng đàn heo là 368.262 con (tăng hơn 1,2 lần, so với cùng kỳ 
năm 2008). Giai đoạn 2009­2012: tăng 4,9%/năm. Giống heo (heo con) đến 
cuối năm 2012 đạt hơn 950.000 con (tăng 1,28 lần – giá heo con hơn 1,4 triệu 
đồng/con).
­ Cá cảnh(7):Đến năm 2012, sản lượng cá cảnh đạt 70 triệu con, tăng 
hơn 1,3 lần so năm 2008.
­ Cá sấu: tổng đàn cá sấu trên địa bàn thành phố  đạt khoảng 187.500 
con, tăng 7,1% so với năm 2011;  đã gắn trên 12.500 thẻ  CITES cho cá sấu 
phục vụ xuất khẩu.(8)
Thành phố  cũng tăng cường công tác  tổ  chức nhân thuần, nghiên cứu 
các công thức lai, nhằm cải thiện chất lượng con giống trên địa bàn thành 
phố. Hình thành hệ  thống sản xuất giống heo theo 3 cấp, trong  đó doanh 
nghiệp nhà nước   đóng vai trò  giữ  và nhân đàn giống gốc. Thường  xuyên  
khuyến cáo tái cấu trúc, chọn lọc thay đàn, giữ lại những con bò sữa có năng 

suất cao. Tổ chức bình tuyển đàn bò sữa và heo đực giống, nhằm thiết lập hệ 
thống quản lý giống thống nhất từ nông hộ đến cơ quan quản lý giống. 
­ Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân từng bước được nâng  
lên, thực hiện có hiệu quả  các chương trình xóa đói giảm nghèo, giải quyết 
5

()

 Giá trị sản xuất năm 2012 đạt 1.750 tỉ đồng, tăng gấp 2,2 lần so năm 2008 (chiếm 13,3% tổng giá trị  
sản xuất). San l
̉ ượng sưa hang hoa 
̃ ̀
́ ươc đat h
́ ̣ ơn 231 triệu lít sữa, tăng 5,61% so vơi năm 2011. Năng suât binh
́
́ ̀  
quân 5.515 kg/con/năm, tương đương 15,11 kg/con/ngày. Tính chung, tổng đàn cái vắt sữa tăng 2,3%/năm, giá 
trị  sản xuất  tăng 21,6%/năm.  Giống bò sữa  năm  2008 hơn 17.000 con, (bê  giống bò sữa 07 – 08 triệu  
đồng/con) đến cuối năm 2012 đạt hơn 22.000 con (tăng gần 1,3 lần – bê giống bò sữa 15 triệu đồng/con).  
Trong 6 tháng đầu năm 2013, tổng đàn bò sữa đạt 93.767 con, sản lượng sữa tươi hơn 128 triệu lít, phát  
triển 6,4 % so cùng kỳ 2012.
6
()
Đàn heo: đàn nái 47.801 con, đàn thịt 217.684 con, được nuôi tại 9.403 cơ sở chăn nuôi (9.400 hộ dân  
và 3 trang trại quốc doanh).  Năm 2008: đàn heo  hơn 300.000 con; giống heo: hơn 741.000 con (giá heo con  
hơn 1 triệu đồng/con),
7
  Giá trị sản xuất năm 2012 đạt 400 tỉ đồng, tăng gấp 2 lần so năm 2008 (chiếm 3% tổng giá trị  sản xuất).  
Tính chung,  sản lượng cá cảnh tăng 7,7%/năm, giá trị  sản xuất tăng 18,9%/năm (n ăm 2008, sản lượng cá 
cảnh đạt 52 triệu con, giá trị sản xuất đạt 200 tỉ đồng ­ chiếm 2,8% tổng giá trị sản xuất.

8()
  Các cơ sở chăn nuôi đang giảm dần các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, từng bước hình thành chăn nuôi tập trung,  
trang trại theo hướng an toàn sinh học, công nghiệp hóa, hiện đại hóa , đảm bảo môi trường. Đến nay, quy 
mô đàn heo nái là 5,73 con/hộ, heo thịt là 28,23 con/hộ. B ình quân chăn nuôi bò sữa là 10,8 con/hộ, tăng gần 
1,3   lần   so   với   năm   2008   (năm   2008:  71.857   con/8544   hộ   tương   đương   8,4   con/hộ;   năm   2012:   89.800 
con/8.282 hộ tương đương 10,8 con/hộ); trong đó chăn nuôi dưới 10 con/hộ chiếm 59,2%, quy mô từ 10 đến 
dưới 50 con/hộ là 39,76% và quy mô trên 50 con/hộ chiếm 1,04%... Bên cạnh đó, các doanh nghiệp thành phố 
đã đầu tư chăn nuôi tại các tỉnh, cung cấp nguồn thực phẩm cho người dân thành phố.
10


việc làm, khuyến nông, vay vốn giúp nhau làm kinh tế  gia đình.v.v..là cơ  sở 
để thực hiện tốt các chương trình phát triển kinh tế ­ xã hội. 
­ Về cơ cấu lao động, một số lao động nông nghiệp chuyển dịch sang  
lao động công nghiệp, làm tăng thu nhập trong hộ nông nghiệp; một số  khác 
tham gia chương trình xuất khẩu lao động, góp phần tạo nguồn lực cho phát 
triển nông nghiệp, phát triển kinh tế xã hội tại các xã.
3.2. Khó khăn:
­ Tồn tại và hạn chế trong phát triển nông nghiệp đô thị:
+ Đất sản xuất nông nghiệp của thành phố  ít, kém màu mỡ  so với 
Đồng bằng sông Cửu Long và miền Đông Nam bộ. Phần diện tích thấp trũng  
có cao trình dưới 2m và diện tích mặt nước chiếm 61% diện tích tự nhiên của 
thành phố; hệ  thống thủy lợi và giao thông phục vụ  sản xuất chưa hoàn  
thiện;
+ Trong thời gian qua, Thành phố rất quan tâm đến việc bảo vệ môi  
trường với nhiều chương trình, dự án nghiên cứu, triển khai các giải pháp xử 
lý, nhưng kết quả còn hạn chế, ô nhiễm vẫn còn gây tác động đến sản xuất  
nông nghiệp, sinh hoạt và đời sống nhân dân.
+ Sản xuất nông nghiệp tuy có tăng trưởng, nhưng thiếu bền vững.  
Công nghiệp, dịch vụ  phục vụ  nông nghiệp – nông thôn chưa đáp ứng được 

yêu cầu chuyển dịch cơ  cấu kinh tế  ở nông thôn, các hình thức tổ  chức sản  
xuất chậm đổi mới.
­ Lao động nông nghiệp có xu thế  ngày một già đi do thanh niên nông 
thôn chọn ngành nghề phi nông nghiệp tại các khu, cụm công nghiệp;  cụ thể 
lao động nhóm trẻ giảm theo các mốc điểm từ năm 1999 có tỷ lệ 74,3%, năm 
2004 là 72,4% và năm 2006 là 70,7%; trái lại nhóm lao động từ  40­60 tuổi  
ngày   một   tăng   (tỷ   lệ   1999   là   25,7%,   năm   2004   là   27,7%   và   năm   2006   là 
28,9%). Đến năm 2011, theo nguồn khảo sát từ Đề  án của Chi cục Phát triển 
nông thôn TP.HCM, tuổi bình quân của chủ  hộ  là 48,2 tuổi, tuổi bình quân  
chung của lao động nông thôn là 37 tuổi.
­ Số  lao động trẻ  có khuynh hướng chuyển sang các ngành nghề  phi  
nông nghiệp làm cho giá nhân công lao động nông nghiệp trên địa bàn Thành 
phố cao hơn các tỉnh khác từ 1,5 đến 2 lần.
­ Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, phát triển mạnh mẽ của khoa học  
công nghệ  tuy đem lại nhiều cơ  hội để  nông nghiệp thành phố  tiếp cận với  
thị trường, công nghệ tiên tiến, nhưng cũng làm gia tăng áp lực cạnh tranh, tác  
động bất lợi của thiên tai, dịch bệnh và các biến động của thị trường.
4. VAI TRÒ CỦA NÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ:
4.1: Nhận định chung: 
11


Trong nhiều năm qua, quán triệt chủ trương công nghiệp hoá, hiện đại 
hoá nông nghiệp, nông thôn của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là sau khi có  
Nghị  Quyết Trung  ương 7 khoá X về  nông nghiệp, nông dân và nông thôn; 
thành phố đã ban hành Quyết định số 10/2009/QĐ­UBND ngày 22/01/2009 về 
ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động của Thành ủy về nông 
nghiệp, nông dân, nông thôn theo Nghị quyết số 26 ­ NQ/TW ngày 05/8/2008 
của Ban chấp hành Trung  ương Đảng. Trong các năm qua nông nghiệp và 
nông thôn thành phố đã đạt được tốc độ tăng trưởng ở mức cao, cơ cấu nông 

nghiệp có bước chuyển dịch tích cực, đa dạng hoá sản phẩm, chất lượng  
nhiều loại sản phẩm nông nghiệp ngày một tăng. Tựu chung  ở  4 nội dung  
lớn:
­ Sản phẩm nông nghiệp đã góp phần giải quyết an ninh lương thực và 
nhu cầu của người dân thành phố, một số mặt hàng đã có giá trị xuất khẩu. 
­ Sản xuất nông nghiệp và mãng xanh (khu dự  trữ  sinh quyển Cần  
Giờ…) góp phần quan trọng điều hòa khí hậu tại thành phố.
­ Góp phần thực hiện Chương trình an toàn vệ  sinh thực phẩm của 
thành phố; an toàn dịch bệnh. 
­ Quá trình phát triển sản xuất nông nghiệp giúp kết cấu hạ tầng kinh 
tế  ­ xã hội nông thôn được tăng cường; bộ  mặt nông thôn có nhiều thay đổi 
đáng kể. 
4.2. Các nội dung cụ thể: 
­ Tăng trưởng GDP thành phố ở mức cao từ 10 – 12%. Đóng góp 1/3 giá 
trị xuất khẩu, 1/3 ngân sách quốc gia, 1/5 giá trị GDP cả nước. Thu nhập bình 
quân đầu người năm 2010 đạt hơn 2.800 đôla, gấp 2,5 lần mức bình quân của 
cả nước. Dù đã giảm, nhưng vẫn đang còn khoảng cách giữa trình độ CNH –  
HĐH, giữa thu nhập của nông dân và điều kiện sống của cư dân nông thôn so  
với nội thành (GDP trong nông nghiệp tỷ lệ là 1% so với GDP thành phố; bình 
quân giá trị sản xuất là 155 triệu/ha; chênh lệch thu nhập nội thành và ngoại 
thành còn 1,64 lần ).
­ Nông thôn thành phố với 5 huyện – 58 xã – hơn 1,2 triệu dân (bằng số 
dân 1 tỉnh trung bình của nước ta). Với mục tiêu phấn đấu trở  thành Thành  
phố  văn minh – hiện đại, Nông nghiệp, nông dân và nông thôn là bộ  phận  
quan trọng, gắn bó khăng khít với sự  trưởng thành và phát triển của Thành 
phố trong suốt quá trình cách mạng và trong công cuộc đổi mới. Vì vậy, việc  
phát triển đô thị và xây dựng nông thôn mới phải song hành và cùng phát triển 
theo hướng văn minh và hiện đại, cụ thể với nông nghiệp là nền nông nghiệp 
đô thị. Có tài nguyên quý là đất đai, lao động, môi trường sinh thái phong phú  
và sự   ổn định chính trị. Đây là yếu tố  bảo đảm sự  phát triển bền vững của  

Thành phố.
12


Thuận lợi và thách thức của Nông nghiệp Thành phố:
­ Thuận lợi:
+ Thành phố có tiềm lực lớn về khoa học công nghệ và tài chính. 
+ Là một thị trường lớn có nhu cầu cao về lao động, nông sản có giá  
trị và chất lượng, môi trường sinh thái xanh – sạch – đẹp và bền vững.
+ Trong quá trình xây dựng nông thôn mới (bao hàm cả  về  phát triển 
sản xuất), đã trải qua bước Chỉ đạo điểm về “ấp – xã” (Thái Mỹ ­ Tân Thông 
Hội), có kinh nghiệm cho bước triển khai.
­ Thách thức:
+ Nông nghiệp, nông thôn, nông dân thành phố luôn đứng trước áp lực  
lớn về sự phát triển nhanh, hiện đại và khoảng cách rộng về đời sống so với  
cư dân đô thị.
+ Trong tương lại: Vị thế kinh tế NN – NT ngày càng giảm đi dự kiến 
bằng 0,5% GDP, 2% lao động thành phố nhưng NN – NT – ND vẫn có ý nghĩa 
lớn về chính trị ­ kinh tế ­ xã hội trong sự phát triển hài hòa của thành phố.
Đặc trưng nông thôn mới của thành phố  Hồ  Chí Minh: Với đặc điểm 
nông nghiệp, nông thôn, nông dân ven đô của một thành phố  văn minh, hiện 
đại thì nông nghiệp của thành phố sẽ là:
+ Sản xuất phát triển dựa trên công nghệ tiên tiến, sản phẩm hàng hóa 
có giá trị và chất lượng cao (bao gồm nông nghiệp – công nghiệp – dịch vụ ­  
môi trường sinh thái) – xây dựng nền nông nghiệp đô thị.
+ Nông dân có thu nhập cao, điều kiện sống được cải thiện (theo cách  
sống của người nông dân ven đô văn minh, hiện đại).
+ Có môi trường xanh, sạch, đẹp là vành đai an toàn sinh thái của 
Thành phố.
    

Xét về  nông nghiệp Thành phố  sẽ  có 3 chức năng chính: Nông nghiệp 
hiện đại – hiệu quả ­ an toàn;
+ Sản xuất nông nghiệp hiện đại dựa theo yêu cầu của thị trường kết  
nối các tổ chức Khoa học – Doanh nghiệp – Thị trường – Thành phố và Khu  
vực.
+ Xây dựng các hộ  nông dân sản xuất giỏi, các trang trại, các HTX, 
các doanh nghiệp có trình độ  công nghệ  cao để  tổ  chức sản xuất, chế  biến 
các sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản có giá trị và chất lượng cao.
+ Môi trường sinh thái bền vững. Môi trường xanh – sạch – đẹp vừa  
đảm bảo là cơ sở để kinh doanh “Kinh tế sinh thái”, “Du lịch sinh thái”, “Nhà  
vườn sinh thái”; vừa đảm bảo cho sự phát triển bền vững của Thành phố.
Cận kề  Thành phố  hiện đại là những huyện – xã tiêu biểu cho từng 
vùng sinh thái: miền Đông Nam bộ  là Củ  Chi, miền Tây Nam bộ  là Bình 
13


Chánh, Duyên hải là Cần Giờ”. Phải giữ gìn và phát huy, khai thác lợi thế gắn 
với các khu đô thị  gần kề  để  nâng cao giá trị  tài nguyên đất đai, môi trường  
sinh thái.
5.  KHÁI   QUÁT   ĐÁNH   GIÁ   KẾT   QUẢ   SẢN   XUẤT   NÔNG   NGHIỆP 
TP.HCM SO VỚI CÁC NƯỚC TRONG KHU VỰC VÀ MỘT SỐ  TỈNH 
THÀNH
5.1. Có đủ  các vùng sinh thái đặc trưng của miền Đông và miền Tây  
Nam bộ: 
TP.HCM  nằm  trong vùng chuyển  tiếp giữa  miền  Đông Nam Bộ  và 
đồng bằng sông  Cửu  Long,  địa hình tổng quát có dạng thấp dần từ  Bắc 
xuống Nam và từ Đông sang Tây, như: huyện Củ Chi và Hóc Môn – có những  
đặc điểm của vùng Đông Nam Bộ; huyện Bình Chánh: có nhiều nét tương 
đồng với miền Tây Nam Bộ; huyện Nhà Bè và Cần Giờ: vùng nước lợ nước 
mặn. Từ  đó có nhiều thuận lợi: có thể  nghiên cứu, cung cấp giống và cung 

cấp khoa học kỹ thuật liên quan.v.v..cho các vùng.
5.2­ Đối với TP.HCM, giá trị sản xuất nông nghiệp so với GDP không 
cao, nhưng có 4 thế mạnh (đứng thứ 1) về cây trồng, vật nuôi:
5.2.1­  Bò sữa: chiếm >51% lượng bò sữa cả  nước (>90.000 con).  San̉  
lượng sưa hang hoa 
̃ ̀
́ ươc đat h
́ ̣ ơn 231 triệu lít sữa (sản lượng sữa tươi chiếm 
61% sản lượng sữa cả  nước) . Đặc biệt, bò sữa thành phố  là giống đạt sản  
lượng cao.
5.2.2­ Heo: tổng đàn >368.000 con, đứng thứ  1 cả  nước về đàn giống và 
nái, với đa phần là các giống lai tạo năng suất cao.
2.3­ Cá sấu: Tổng đàn cá sấu hiện nay >187.000 con.
2.4­ Cá cảnh: sản lượng cá cảnh khoảng > 70 triệu con (dự kiến sẽ tăng  
gấp 2 vào giai đoạn 2013 – 2015).
Chưa kể  nuôi chim Yến trong nhà, 9 tháng đầu năm 2011 đạt >350 kg  
(bình quân 1kg:40 triệu đồng), đã đạt giá trị # 14 tỷ đồng; diện tích sản xuất 
muối của thành phố đứng thứ 3 cả nước (năng suất niên vụ 2009/2010 đạt >  
100.000 tấn), đặc biệt đang định hướng sản xuất muối theo phương pháp kết  
tinh muối trên nền ruộng trãi bạt, vừa đảm bảo tăng độ  sạch của muối, vừa  
tăng năng suất và giá bán (muối vàng hiện nay, khoảng 750đ/kg, muối bạt 
#1.000đ/kg).
Chính vì vậy, phải: phát huy lợi thế; khắc phục tồn tại; những điểm  
yếu: không làm  (đất đai ít; LĐ giá cao; SX nhỏ  lẽ, phân tán; liên kết với 
những địa phương không tốt..) – các kết quả cụ thể đã nêu tại phần 2 và 3. 
14


GTSX NN (gồm cả lâm nghiệp, thủy sản) TP năm 2011 đạt trên 11.100  
tỷ đồng (hơn tổng GTSX của các tỉnh trung bình), tăng 6,2% so với năm trước  

(Tốc độ tăng trưởng chung NN cả nước 4%). Trong đó, NN chiếm 79,2%, TS 
chiếm 19,7%, lâm nghiệp chiếm 3,6%.
5.3. Kết quả sản xuất nông nghiệp TP.HCM so với các nước trong khu  
vực:
5.3.1. Thế  mạnh khoa học công nghệ, đặc biệt công nghệ  sinh học,  
chuyên về giống ngày một phát triển: 
5.3.1.1­  Phát huy thế  mạnh; vừa mở  rộng liên kết với khu vực, các  
nước có thế mạnh để phát triển nhanh: TD: hiện nay tại thành phố, Bò phải 
là bò giống, không phải nuôi lấy sữa, thịt. Tuyên truyền quảng bá về giống.
5.3.1.2­  Đẩy mạnh chuyển giao công nghệ, giống: đã phát triển, tính 
toán bản quyền.
5.3.1.3­  Phát triển những khu NN công nghệ  cao: giúp nông dân tiếp 
cận công nghệ  mới; chuyển giao KHKT; tăng cường vệ  sinh, an toàn thực 
phẩm; chế biến bảo quản, tiêu thụ sản phẩm: nhằm nâng cao chất lượng sản  
phẩm và giá trị gia tăng. 
5.3.2. Đã Hình thành bộ  máy tổ  chức phục vụ  phát triển công nghệ  
sinh học: đã có Trung tâm Công nghệ sinh học của thành phố, các Trung tâm  
nghiên cứu công nghệ  sinh học của các Viện trường đóng trên địa bàn thành 
phố  vừa đào tạo nhân lực hiện có và mạnh dạn thuê chuyên gia giỏi (trong  
nước, nước ngoài).
5.3.3.  Về  cơ  chế, quy hoạch: đã quy hoạch các khu vực đất, tính toán 
phát triển các trung tâm, khu vực đầu tư sản xuất, lai tạo giống. Tính luôn quy 
hoạch các  khu  vực   đất  nông  nghiệp  dự   trữ   (không  cho  đô   thị  hóa). Tăng 
cường chất lượng hiệu quả  sử  dụng đất (cho sản xuất, kho, chế  biến đầu 
vào và đầu ra). TD: phải tăng cường chế  biến cỏ  khô nuôi bò giống, không 
phát triển các diện tích đồng cỏ (hiệu quả không cao so với SX khác).
5.3.4. Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học với các Viện, Trường: 
 Sở NN: đăng ký, đặt hàng với các vấn đề Nhà nước quan tâm;
 Doanh nghiệp: khuyến khích nghiên cứu các vấn đề thực tiễn doanh 
nghiệp quan tâm (nhà nước hỗ  trợ  lãi vay, kích cầu…). Tổng Cty NNSG: 

vai trò chủ lực.
5.3.5. Đã có các cơ chế chính sách làm động lực phát triển NN: 

15


 Cơ   chế   chính   sách   hỗ   trợ   theo   từng   mục   tiêu   phát   triển   cụ   thể 
(Quyết định 33…);
 Cơ chế chính sách hỗ trợ với doanh nghiệp (Quyết định 36..).
5.3.6. Các cơ sở nông nghiệp mạnh của thành phố vươn chân rết, vệ  
tinh ra khỏi thành phố  và các nước trong khu vực: tạo môi trường phát 
triển.
5.3.7.  Đã hình thành, phát triển các Trung tâm, cơ  sở  đầu tư  chế  
hiến, bảo quản sản phẩm nhằm nâng cao chất lượng, giá trị  sản phẩm: 
nhằm trở thành đầu mối chế biến, tiêu thụ sản phẩm.
5.3.8. Đối với tổ  chức SX­KD trong lĩnh vực nông nghiệp, cá nhân  
nông dân: bên cạnh có đất, có tiền cần đã phát triển, tiếp thu kỹ  thuật; biết  
mua bán (yếu tố con người); biết liên kết SX và tiêu thụ dưới sự hỗ trợ, quản 
lý của nhà nước.
5.3.9. Phát triển nông nghiệp gắn với du lịch sinh thái.v.v…
PHẦN III
SỰ THAM GIA CỦA NHÂN DÂN 
TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
1. Sự cần thiết phải có sự tham gia của người  dân

Sự tham gia của người dân đã trở thành phương châm hành động và 
là  mục tiêu quan  trọng  nhất trong xây dựng nông thôn mới. Chúng ta 
cùng nhau tìm ra câu trả lời cho một số câu hỏi sau:
Câu hỏi


Câu trả lời của 
anh/chị

Đề án xây dựng nông thôn 
mới ở xã là của ai?

Đề án xây dựng nông thôn 
mới ở xã do ai lập nên?
Ai là người hưởng lợi 
thực sự từ kết quả triển 
khai đề án xây dựng nông 

16

Vì sao anh/chị trả 
lời như vậy?


thôn mới ở xã?

Nhân dân là người chủ thật sự của đề án xây dựng nông thôn mới nên  
họ có quyền và có bổn phận trực tiếp tham gia hoặc cử đại diện cho  
mình tham gia vào các hoạt động phát triển của xã.
Vì người dân của xã là người chủ và cũng là người hưởng lợi từ các 
dự án thực hiện tại xã. Vì dân là chủ nên mọi quyết định đều phải là 
của nhân dân trong xã. Vì thành quả của dự án là của nhân dân trong 
xã. Do  đó  mọi  người  dân  có quyền và trách nhiệm  tham gia  vào các 
cuộc họp,  cùng  nhau  bàn  bạc  và  cùng  nhau  quyết  định,  cùng  nhau 
làm,  giám  sát,  nghiệm  thu... các thành quả đó.
Để thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở là: dân biết, dân bàn, dân làm, 

dân kiểm tra giám sát, dân quản lý và sử dụng thành quả, dân hưởng 
lợi ích từ các hoạt động trong đề án.
Để  tăng  khả  năng  phù  hợp  của  các  hoạt  động  trong đề án  với  các 
nhu  cầu  của  người  dân,  với  điều  kiện  hạn  chế  của  từng  địa 
phương.  Không  ai  hiểu  rõ  hoàn  cảnh,  tình  hình  thực  tế  và  tích  luỹ 
được nhiều kinh nghiệm quý  báu  như  nhân  dân  tại  xã.  Những  kiến 
thức,  kinh  nghiệm  ấy  được  sử  dụng  trong  đề  án  sẽ  đem  lại  rất 
nhiều lợi ích.
Sự  tham  gia  của  người  dân  là  cách  tốt  nhất  để  người  dân  thật  sự 
trở  thành  chủ  của  đề  án xây dựng nông thôn mới  tại  địa  phương 
mình.  Người  dân  không  còn chỉ là “đối tượng hưởng lợi” của đề án, 
mà còn là người chủ thực sự của đề án.
Để tận  dụng  và khai thác các nguồn  lực  của địa phương,  để đề án 
xây dựng nông thôn mới ở  xã đạt  được  kết quả cao nhất,  nhân  dân 
trong xã hưởng lợi được nhiều và lâu dài nhất.
Để tạo cơ hội nâng  cao năng  lực cho nhân dân. Qua  việc  tham  gia 
vào  các  hoạt  động  đánh  giá  nhu  cầu  và  xác  định khó khăn, xác định 
các  hoạt  động  ưu  tiên...  người  dân  sẽ  học được  các  kỹ  năng  phân 
tích.  Qua  việc  tham  gia  vào  lập  kế  hoạch  và  qua  việc  tham  gia 
vào  thực hiện đề án họ sẽ dần dần tự tin và có kỹ năng tổ chức. Tạo 
được các kỹ năng về tổ chức và thực hiện các hoạt động của đề án 
sẽ  đặt  được  nền  móng  cho  sự  thành  công  của  các  hoạt  động  phát 
triển hiện tại và tương lai của xã.
2. Các nguyên tắc trong xây dựng nông thôn mới
17


Ba nguyên tắc chính đóng vai trò là kim chỉ  nam trong xây dựng  
nông thôn mới là:
Xây dựng nông thôn mới được thực hiện theo phương châm dựa  

vào nội lực và cộng đồng địa phương. Nhà nước chỉ hỗ trợ một 
phần làm động lực nhằm phát huy sự  đóng góp của người dân và 
cộng đồng.
Các hoạt động cụ  thể  do chính người dân tự đề  xuất và thiết kế 
trên cơ  sở  bàn bạc  dân chủ,  công khai  và quyết định thông qua 
cộng đồng. Chính quyền các cấp chỉ  đóng vai trò hướng dẫn kỹ 
thuật; tổng hợp các đề  xuất, kiến nghị; phê duyệt kế  hoạch phát 
triển và tạo điều kiện thuận lợi cho người dân thực hiện vai trò 
làm chủ thông qua cộng đồng.
Xây dựng nông thôn mới phải đảm bảo phát triển nông thôn bền  
vững,  hài hòa với môi trường,  góp phần bảo tồn giá trị  truyền  
thống của địa phương.
2.1.

Xây dựng nông thôn mới dựa vào nguồn lực cộng đồng
Cần nhấn mạnh rằng nguồn lực, “đầu vào” của tiến trình phát 
triển không chỉ là tiền hoặc các yếu tố vật chất hữu hình như  đất 
đai, nguyên vật liệu, công lao động. Sự chủ động và tích cực tham 
18


gia   ý   kiến,   sự   năng  động   sáng   tạo,   tinh  thần   trách   nhiệm,  tình 
tương thân, tương trợ, sự  tín nhiệm, tính cộng đồng… là nguồn 
lực vô cùng quý báu, nhất là trong bối cảnh đời sống nhân dân còn  
nhiều khó khăn và chủ trương “khoan sức dân” như hiện nay. Vậy 
nguồn lực là gì? Nguồn lực phục vụ  xây dựng nông thôn mới có  
thể được xem xét theo 3 loại như sau:
a.

Vốn vật chất, tài chính

Trong quá trình phát triển của bất kỳ cộng đồng nào cũng cần phải 
có nguồn lực vật chất. Các yếu tố vật chất hữu hình như  đất đai,  
nguyên vật liệu, công lao động, tiền của …. là điều kiện không 
thể thiếu trong phát triển. Cộng đồng này có vốn vật chất dồi dào 
hơn, nhưng cộng đồng khác thì thiếu hụt nguồn lực này. Sự hỗ trợ 
tài chính của Nhà nước nhằm gia tăng thêm nguồn lực vật chất cho 
cộng đồng. Vậy sự  hỗ  trợ  của Nhà nước không theo cơ  chế  bình 
quân chung cho tất cả  cộng đồng. Tùy thuộc vào mức độ  thịnh 
vượng, điều kiện đất đai, vị trí địa lý, dân số… của cộng đồng mà 
sự hỗ trợ của Nhà nước sẽ khác nhau.

b.

Vốn con người
Vốn con người là toàn bộ hiểu biết và nhiệt tâm của con người khi 
tiến hành các hoạt động trong cuộc sống nói chung và phát triển 
cộng đồng nói riêng. Một trong những yếu tố quyết định sự thành, 
bại trong quá trình xây dựng nông thôn mới là phát huy và sử dụng 
hiệu quả  vốn con người. Mục đích phát triển là vì con người nên 
trong quá trình phát triển chúng ta cần chú trọng việc tích lũy và gia 
tăng vốn con người thông qua việc cùng quy mô thông tin, đào tạo, 
giáo dục, nâng cao nhận thức, tư vấn…. 

c.

Vốn xã hội
Vốn xã hội là sự tuân thủ phong tục, những quy ước chung (hương  
ước) của cộng đồng mà không cần sự cưỡng chế, áp đặt, là sự tín 
nhiệm giữa những người trong cộng đồng, là “mạng lưới” xã hội 
có  ảnh hưởng tốt đối với xã hội. Sự  tin cậy chính là cơ  sở, đồng 

thời là động lực bảo đảm sự phát triển bền vững của vốn xã hội.
Vốn xã hội là sản phẩm của tập thể và lợi ích của nó cũng là của  
chung. Vốn xã hội giúp giải quyết những “bài toán tập thể”. Vốn 
xã hội sẽ  giúp tiết kiệm nguồn lực vật chất trong quá trình phát  
triển. Vốn xã hội có ảnh hưởng quan trọng đến chất lượng và tốc 
độ tích lũy của những loại vốn khác. 
19


Trong quá trình xây dựng nông thôn mới cần chú trọng các biện  
pháp kết nối cộng đồng, xây dựng các tổ chức dựa vào cộng đồng, 
những hoạt động tập thể, trao đổi thông tin, cổ  động sự  tham gia  
đông đảo nhân dân… để tiến đến sự đồng thuận trong cộng đồng.

2.2.

Xây dựng nông thôn mới do cộng đồng làm chủ
Đây là nguyên lý chủ đạo trong xây dựng nông thôn mới. Thế nào  
là cộng đồng làm chủ?  Phát huy dân chủ  trong nhân dân theo phương 
châm “dân biết, dân bàn, dân làm và dân kiểm tra”. Đây là các nấc thang 
của sự tham gia. 
Xây dựng nông thôn mới dựa vào nguồn lực cộng đồng là phát 
hiện và phát huy các nguồn lực, những thế  mạnh trong cộng đồng và 
chuyển giao quyền tự chủ cho cộng đồng nhằm động viên người dân tạo  
ra  những  thay  đổi   tích  cực   và có  ý  nghĩa  cho  chính mình.  Một trong 
những nguyên lý phát triển là phát huy nội lực và nâng cao khả  năng tự 
quản của cộng đồng. Sự viện trợ của Nhà nước hay các tổ chức khác từ 
bên ngoài cộng đồng sẽ  không phát huy hiệu quả  nếu như  người dân 
không suy nghĩ và tìm cách tự giúp chính mình. 
Không có và không thể  có một mô hình “nông thôn mới” hay một  

công thức chung bất di, bất dịch áp dụng cho mọi tình huống. Xây dựng  
nông thôn mới chỉ  có hiệu quả và bền vững khi nó tương thích với đặc  
điểm tự  nhiên, điều kiện văn hóa, xã hội, phong tục tập quán … của  
từng địa phương. Chính sự  phong phú và đa đạng này nên để  cho nhân  
20


dân có quyền chọn  
đến   và   cách   thức  
đích.   Cơ   quan   tư 
đóng vai trò hỗ  trợ, 
làm   giúp,   làm   thay 
đặt. 

lựa   đích  
đạt   được  
vấn   chỉ 
khơng   nên 
hoặc   áp 

Cộng   đồng 
cần   phải 
xây   dựng   các   mục 
tiêu   để 
phấn   đấu   trong 
từng   giai 
đoạn. Sau đó,  mục tiêu cần được cụ  thể  hóa thành những chỉ  tiêu  
phấn đấu trong từng giai đoạn.
Tầm nhìn của đa số  cộng đồng hạn hẹp, mang tính cục bộ  địa 
phương và ngắn hạn nên họ  rất cần các cơ  quan chức năng cung cấp 

thơng tin, kiến thức và giúp họ nâng cao kỹ năng tổng hợp, kỹ năng phân 
tích, kỹ năng tư duy để họ có thể định hướng tốt, xây dựng mục tiêu phù 
hợp với nguồn lực hiện tại và phù hợp với mục tiêu chung của huyện, 
của tỉnh và của quốc gia. Nếu cộng đồng khơng đủ sức chọn lựa thì nâng 
cao dân trí, năng lực, giúp cho họ  tiếp cận các mơ hình khác nhau bằng 
cách  tổ  chức  tham   quan,  đào  tạo và  cung cấp  thơng tin.  Khơng dành 
quyền chọn lựa thay cho nhân dân.
2.3.

Bảo   đảm   tính   bền   vững  
Mô hình phát triển bền 
trong phát triển 

Nền   tảng   của   phát   triển   là 
con người  như  Đảng ta đã khẳng định 
“Dân là gốc”. Phát triển đồng bộ  cả  3 
khía cạnh: kinh tế, xã hội và mơi trường,  
sao cho sự  phát triển của lĩnh vực này 
khơng làm tổn hại đến sự  phát triển của 
lĩnh vực khác.

vững 

Sự  phát triển khơng chỉ  dừng 
lại ở việc xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn ở cấp độ hộ gia đình hoặc từng cá  
nhân đơn lẻ  mà hướng đến cuộc sống chung của cả  cộng đồng. Sự  thịnh 
vượng ở đây khơng chỉ bó hẹp ở ý nghĩa vật chất, nó còn bao hàm cả ý nghĩa  
tinh thần (tính tồn diện), khơng chỉ  cho thế  hệ  hơm nay mà còn cho cả  con  
cháu mai sau (tính bền vững). Khuyến khích người dân tự hợp tác và giúp đỡ 
nhau là điểm mấu chốt để  xây dựng nơng thơn mới. Hợp tác phải dựa trên 

mong muốn phát triển chung cả  cộng đồng, sự  phát triển đó có được là nhờ 
nỗ lực của tập thể. 
Tinh   thần   của   phong   trào   xây   dựng   làng   mới   tại   Hàn   Quốc 
(Saemaul Undong) là một ví dụ  để  tham khảo. Tổng thống Hàn Quốc tun 
21


bố: “nếu chúng ta phát huy được tinh thần chăm chỉ, tự lực vượt khó, hợp tác 
tiềm ẩn tromg mỗi người dân nông thôn, tôi tin rằng tất cả các làng xã sẽ  có 
cuộc sống thịnh vượng… Mọi người làm việc và hợp tác với nhau xây dựng 
làng mình ngày một đẹp hơn và giàu hơn. Đó là phương hướng hành động 
của mô hình làng mới”. 
Như vậy, xây dựng nông thôn mới là tiến trình thay đổi có chủ  
đích, bằng sức mạnh nội tại và theo chiều hướng tích cực. 
Trước hết, xây dựng nông thôn mới là một tiến trình có chủ  đích. 
Điều này có nghĩa là quá trình phát triển phải xuất phát từ ý nguyện và mong 
muốn của toàn bộ  nhân dân trong cộng đồng. Những cộng đồng nghèo, thụ 
động, ỷ  lại rất cần sự tư vấn và hỗ  trợ  của các ban, ngành chức năng (chính  
quyền, đoàn thể) để  phá vỡ  “sức  ỳ” bên trong cộng đồng và khơi dậy  ước  
muốn và nhu cầu tự  phát triển. Hay nói cách khác, tác viên phát triển (trong 
trường hợp này là cơ quan tư vấn và các cơ quan chức năng của địa phương)  
cần có những động thái giúp cộng đồng hiểu rằng động lực chính để  tạo ra 
và duy trì quá trình phát triển phải xuất phát từ  bên trong cộng đồng, giúp 
cộng đồng hiểu rõ hơn về thực trạng hiện tại của họ thông qua các cuộc trao  
đổi, thảo luận, khảo sát về tiềm năng và nhu cầu, thuận lợi và khó khăn của  
cộng đồng. 
Cộng đồng yếu kém (nghèo vật chất lẫn nhận thức) sẽ  mãi là 
cộng đồng nghèo nếu như  họ  chờ  đợi sự  cấp phát từ  bên ngoài như  là cách  
thức giúp họ  “đổi đời”. Quá trình phát triển bền vững phụ  thuộc vào ý chí, 
quyết tâm và nỗ  lực của cộng đồng trong việc phát hiện và phát huy tiềm  

năng nội tại. Viện trợ  từ  bên ngoài chỉ  là chất xúc tác để  tiến trình diễn ra  
nhanh hơn và thuận lợi hơn. Cộng đồng nên có những cơ chế để tiếp nhận sự 
viện trợ bên ngoài và biến nó thành sức mạnh nội tại để tự phát triển..
Phát triển là tiến trình thay đổi theo chiều hướng tích cực và có 
chủ đích. Cộng đồng cần phải xây dựng các mục tiêu để phấn đấu trong từng  
giai đoạn. Sau đó,  mục tiêu cần được cụ  thể  hóa thành những chỉ  tiêu  
phấn đấu trong từng giai đoạn. 
Tóm lại, xây dựng nông thôn mới theo hướng bền vững là tiến 
trình:
Phát huy nội lực: Biến ngoại lực thành sức mạnh nội tại
Tự quản:

Do cộng đồng làm chủ

Thay đổi toàn diện: Con người, kinh tế, xã hội, môi trường
Bộ mặt, mức sống, lối sống
Hài hoà: 

Hài hòa giữa các yếu tố
22


Hài hòa theo mục tiêu chung
Hài hòa với môi trường
Hài hòa giữa giá trị truyền thống và công nghệ 
tiên tiến
3.

Nhân  dân  tham  gia  vào  những  giai  đoạn  nào  của  đề  án xây dựng 
nông thôn mới?

Để  người  dân  tham  gia  vào  các  các hoạt động trong đề  án  xây dựng 
nông thôn mới củaq  xã,  trước  hết  cán  bộ  phải thay đổi nhận thức và 
cần  phải  có  phương pháp,  kỹ năng  tiếp  cận  cộng  đồng  theo phương 
pháp có sự tham gia.
Tuy nhiên, sự tham gia là cả một quá trình. Quá trình đó chỉ  có thể cải 
thiện nhanh  khi  mà  cả  cán bộ  lẫn  nhân  dân  trong  cùng có các nỗ lực 
để thực hiện cách tiếp cận này.

Người  dân  xã  sẽ  tham  gia  tất  cả  các  giai  đoạn  của  chu kỳ đề án, đó 
là:
1.  Xác định khó khăn, nhu cầu và các vấn đề cần giải quyết.
2.  Đưa ra giải pháp, lựa chọn hoạt động 
3.  Lập kế hoạch có sự tham gia.
4.  Thẩm định/phê duyệt và lập kế hoạch thực hiện.
23


5.  Tổ chức thực hiện, thi công.
6.  Kiểm tra, giám sát và đánh giá chất lượng và tiến độ thực hiện.
7.  Nghiệm thu/bàn giao.
8. Quản lý, duy tu và sử dụng lâu dài các thành quả của đề án.

Cán  bộ cần có  phương  pháp,  kỹ  năng,  biện  pháp thích hợp để tạo cơ hội 
để người dân tham gia có hiệu quả.
Sự động viên cần thiết để người dân tích cực tham gia.
Sự tham gia của người dân có kết quả/hiệu quả thực sự.
Thiếu  một trong  ba điều  kiện này thì sự tham gia chỉ là hình  thức,  ít có 
hiệu
**************


24



×