Tải bản đầy đủ (.docx) (52 trang)

luận văn hệ thống thông tin kinh tế hoàn thiện quy trình thanh toán điện tử qua website sport1 vn của công ty TNHH thể thao đức trung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (563.1 KB, 52 trang )

1

TÓM LƯỢC
Thương mại điện tử ngày càng phát triển làm thay đổi thói quen mua sắm của
người tiêu dùng Việt Nam, nhưng đồng thời các vụ lừa đảo khi mua - bán hàng hóa
trên chợ online cũng phổ biến hơn. Và tình trạng rủi ro và lừa đảo trực tuyến xảy ra
trong quá trình giao dịch thương mại điện tử ngày càng biến tướng và tinh vi hơn
đòi hỏi bức thiết có sự xuất hiện của bên thứ 3.
Công ty TNHH thể thao Đức Trung với website www.sport1.vn được xây dựng
theo phong cách hiện đại với các chính sách bán hàng rất mở như trả lại hàng và
hoàn tiền trong 365 ngày, cam kết chất lượng và vận chuyển miễn phí toàn quốc.
Tuy là một công ty bán hàng trực tuyến nhưng các phương thức thanh toán trực
tuyến của công ty còn rất sơ sài: mới chỉ có 2 phương thức cơ bản đó là Chuyển
khoản qua ngân hàng, thẻ ATM và Thanh toán COD (nhận hàng, kiếm tra và trả
tiền). Rõ ràng, trong một môi trường bán hàng trực tuyến, việc chỉ áp dụng 2
phương thức thanh toán trên mang lại cho khách hàng sự thiếu an tâm vì tỉ lệ rủi ro
không nhỏ, khách hàng không có nhiều sự lựa chọn trong việc thanh toán.
Với mục tiêu phát triển trở thành website bán lẻ dụng cụ, thiết bị thể dục thể
thao hàng đầu Việt Nam, nhưng việc có quá ít phương thức thanh toán và tốc độ
thanh toán chậm đã và đang trở thành rào cản giữa khách hàng với doanh nghiệp.
Từ tính cấp thiết đã nêu trên của đề tài, em đã chọn đề tài “Hoàn thiện quy trình
thanh toán điện tử qua website Sport1.vn của Công ty TNHH thể thao Đức Trung”
làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.


2

LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian thực tập tại công ty TNHH thể thao Đức Trung, em đã học
được rất nhiều kinh nghiệm quý báu, có cơ hội áp dụng lý thuyết đã học vào thực


tiễn. Những vấn đề mà em đề cập trong khóa luận này cũng là những câu hỏi đáng
quan tâm mà khóa luận cần giải quyết. Trải qua một thời gian dài tìm hiểu và
nghiên cứu, em đã giải đáp được phần nào thắc mắc xung quanh vấn đề. Để đạt
được kết quả như vậy, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô giáo, thạc sĩ Hoàng Hải
Hà – người trực tiếp hướng dẫn , giúp đỡ nhiệt tình để em hoàn thành khóa luận
này. Em cũng xin chân thành cám ơn tập thể thầy, cô giáo khoa Thương mại điện tử,
trường Đại học Thương Mại đã nhiệt tình giảng dạy, góp ý giúp đỡ trong suốt quá
trình làm khóa luận.
Em xin chân thành cảm ơn tập thể ban lãnh đạo, nhân viên công ty TNHH thể
thao Đức Trung tạo điều kiện cho em hoàn thành thời gian thực tập và chỉ bảo giúp
em hiểu rõ hơn các công việc thực tế tại công ty.
Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn đến gia đình và bạn bè em đã luôn động viên,
ủng hộ, giúp đỡ em trong thời gian làm khóa luận.
Hà Nội, tháng 4 năm 2016
Sinh viên thực hiện
Trịnh Thanh Tâm


3
MỤC LỤC
TÓM LƯỢC.............................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN..........................................................................................................ii
MỤC LỤC..............................................................................................................iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.................................................................................vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU...................................................................................vii
DANH MỤC HÌNH VẼ........................................................................................vii
PHẦN MỞ ĐẦU......................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài.....................................................................................1
2. Các mục tiêu nghiên cứu....................................................................................3
3. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................3

4. Phạm vi và ý nghĩa của nghiên cứu....................................................................3
5. Kết cấu Khóa luận tốt nghiệp.............................................................................4
CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THANH TOÁN
ĐIỆN TỬ.................................................................................................................. 5
1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN.....................................................................5
1.1.1. Khái niệm thanh toán điện tử.......................................................................5
1.1.2. Khái niệm hệ thống TTĐT............................................................................5
1.2. CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH TRONG TTĐT...............................................6
1.3. ƯU ĐIỂM VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA HỆ THỐNG TTĐT............................7
1.3.1. Ưu điểm..........................................................................................................7
1.3.2. Nhược điểm....................................................................................................9
1.4. CÁC HỆ THỐNG THANH TOÁN ĐIỆN TỬ..............................................10
1.4.1. Hệ thống thanh toán thẻ..............................................................................10


4
1.4.2. Hệ thống thanh toán ví điện tử...................................................................10
1.4.3. Hệ thống vi thanh toán điện tử...................................................................10
1.4.4. Hệ thống thanh toán bằng chuyển khoản điện tử.....................................11
1.4.5. Hệ thống thanh toán Séc điện tử.................................................................11
1.4.6. Hệ thống thanh toán hóa đơn điện tử.........................................................11
1.5. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU...............................................11
1.5.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới.............................................................11
1.5.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam............................................................12
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG THANH TOÁN
ĐIỆN TỬ TẠI WEBSITE WWW.SPORT1.VN..................................................13
2.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH THỂ THAO ĐỨC TRUNG.............13
2.1.1. Tổng quan tình hình liên quan đến thực trạng xây dựng hệ thống thanh toán
................................................................................................................................. 13
2.1.2. Giới thiệu về công ty TNHH thể thao Đức Trung và website

www.Sport1.vn.......................................................................................................14
2.2. ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI ĐẾN
TTTT CỦA WEBSITE WWW.SPORT1.VN.......................................................15
2.2.1. Ảnh hưởng của hạ tầng công nghệ thông tin, viễn thông.........................15
2.2.2. Ảnh hưởng của hành lang pháp lý.............................................................16
2.2.3. Ảnh hưởng của hệ thống bảo mật trong Thương mại điện tử.................17
2.2.4. Ảnh hưởng của sự phát triển của các công cụ thanh toán điện tử...........18
2.3. ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG ĐẾN
TTĐT CỦA WEBSITE WWW.SPORT1.VN......................................................19
2.3.1. Các hình thức thanh toán trực tuyến công ty đang sử dụng....................19
2.3.2. Thực trạng hệ thống thanh toán điện tử:...................................................20
2.3.3. Ảnh hưởng của công nghệ...........................................................................21
2.3.4. Ảnh hưởng của đội ngũ nhân sự.................................................................21
2.3.5. Ảnh hưởng của nguồn lực tài chính...........................................................22


5
2.3.6. Ảnh hưởng của hình thức thanh toán........................................................22
CHƯƠNG 3: CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN HỆ THỐNG
THANH TOÁN ĐIỆN TỬ TẠI WEBSITE WWW.SPORT1.VN......................23
3.1. CÁC KẾT LUẬN VÀ PHÁT HIỆN QUA NGHIÊN CỨU.........................23
3.1.1. Những kết quả đạt được..............................................................................23
3.1.2. Những tồn tại chưa giải quyết.....................................................................23
3.1.3. Nguyên nhân của những tồn tại..................................................................24
3.1.4. Những hạn chế của nghiên cứu và những vấn đề cần nghiên cứu tiếp theo
................................................................................................................................. 26
3.2. DỰ BÁO TRIỂN VỌNG VÀ QUAN ĐIỂM GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ HOÀN
THIỆN

HỆ


THỐNG

THANH

TOÁN

ĐIỆN

TỬ

TẠI

WEBSITE

WWW.SPORT1.VN..............................................................................................28
3.2.1. Dự báo tình hình trong thời gian tới..........................................................28
3.2.2. Định hướng phát triển của công ty.............................................................30
3.2.3. Đề xuất, kiến nghị vĩ mô với nhà nước.......................................................38
KẾT LUẬN............................................................................................................40
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


6
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
CNTT
CTCP
DN

TMĐT
TNHH
TTTT
ATM
B2B
B2C

Ý nghĩa
Công nghệ thông tin
Công ty cổ phần
Doanh nghiệp
Thương mại điện tử
Thương mại điện tử
Thanh toán điện tử
Thanh toán trực tuyến
Automated Teller Machine
Bussiness-to-Bussiness
Bussiness-to-Consumer


7
DANH MỤC BẢNG BIỂU

STT
Bảng 1

Tên Bảng
Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong 3 năm gần đây

Bảng 2


Các văn bản pháp lý liên quan đến TTĐT

Bảng 3

Các công ty cung cấp dịch vụ TTĐT

Trang
15
17
18

DANH MỤC HÌNH VẼ
STT
Hình 1

Tên hình
Logo công ty

Trang
14

Hình 2

Quy trình thanh toán của website Sport1

Hình 3

Hướng dẫn đặt hàng trên website Sport1.vn


19
20

Hình 4

Mô hình hoạt động thanh toán của ngân lượng

34

Hình 5

Tích hợp hệ thống thanh toán vào website của ngân lượng

35


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sự phát triển của cách mạng khoa học công nghệ, nhất là công nghệ thông tin,
đã dẫn đến sự xuất hiện một phương thức kinh doanh thương mại hoàn toàn mới, đó
là TMĐT (E.Commerce). Theo nghĩa rộng, TMĐT bao gồm mọi giao dịch tài chính
và thương mại bằng các phương tiện điện tử. Theo nghĩa hẹp, TMĐT chỉ gồm các
hoạt động thương mại, được thực hiện thông qua mạng internet và các mạng viễn
thông khác. TMĐT ngày càng tỏ rõ tính ưu việt của nó, đem lại lợi ích cho cả
người sản xuất, doanh nghiệp TMĐT và người tiêu dùng, vì nó tiết kiệm chi phí, tiết
kiệm thời gian, rút ngắn khoảng cách giữa các doanh nghiệp và giữa các nước.
So với các nước trong khu vực, TMĐT ở Việt Nam mới chỉ ở giai đoạn đầu,
nhiều dự báo cho thấy TMĐT ở nước ta sẽ bùng nổ trong tương lai. TMĐT tại Việt

Nam là một không gian cực kỳ đông đúc với rất nhiều người tham gia. Mặc dù kinh
tế vĩ mô đang bị ảnh hưởng, thế nhưng tăng trưởng ở thị trường di động và internet
vẫn tiếp tục diễn ra, đặc biệt là khi chi phí truy cập internet và cước thuê bao điện
thoại đang giảm dần.
Hiệp hội TMĐT Việt Nam cũng đưa ra con số thống kê khá khả quan trong
Báo cáo Chỉ số TMĐT Việt Nam 2015. Năm 2015 chứng kiến sự tiến bộ của các
loại hình giao dịch trực tuyến B2B (doanh nghiệp với doanh nghiệp) và B2C (doanh
nghiệp đến người tiêu dùng). Mức độ và hiệu quả sử dụng e-mail của các doanh
nghiệp đều có bước tiến so với năm 2014 với 90% doanh nghiệp đã sử dụng e-mail
để nhận đơn đặt hàng. Tỷ lệ này của năm 2013 là 83%. Theo Báo cáo thương mại
điện tử (TMĐT) Việt Nam năm 2015 vừa được Cục TMĐT và CNTT thuộc Bộ
Công Thương công bố, trong năm 2015, doanh số TMĐT B2C đạt 4,07 tỷ USD.
Doanh số TMĐT B2C của Việt Nam trong năm 2015 đã tăng 37% so với năm 2014,
chiếm khoảng 2,8% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả
nước. Nếu căn cứ vào những số liệu trên và ước tính giá trị mua hàng trực tuyến của
mỗi người vào năm 2016 tăng thêm 30 USD so với năm 2015, thì dự báo doanh số
TMĐT B2C của Việt Nam năm 2017 sẽ đạt dưới 6 tỷ USD.


2
Với sự tăng trưởng về nhu cầu tiêu dùng, các hình thức thanh toán điện tử
cũng tăng trưởng mạnh mẽ với sự xuất hiện của nhiều cổng thanh toán trực tuyến.
Hiện thị trường Việt Nam đã có hàng chục cổng thanh toán trực tuyến tạo nên thế
cạnh tranh gay gắt. Và trong cuộc cạnh tranh giữa các đơn vị cung cấp cổng thanh
toán thì chính người dùng và các doanh nghiệp kinh doanh theo mô hình thương
mại điện tử sẽ được hưởng lợi nhiều nhất với nhiều ưu đãi, tiện ích cùng dịch vụ
chăm sóc khách hàng chất lượng hơn.
Thanh toán điện tử xuất hiện cùng với sự phát triển của Internet và Thương
mại điện tử và là hình thức phát triển mới của thanh toán điện tử truyền thống. Ngày
nay, TTĐT đang phát triển mạnh mẽ trên thế giới, các phương thức mới ra đời đã

đem lại sự thuận tiện, nhanh chóng và tiết kiệm cho cả các doanh nghiệp và người
tiêu dùng. Bên cạnh các phương thức thanh toán truyền thống như chuyển khoản,
chuyển tiền qua bưu điện hay thư đảm bảo còn có các hình thức khác như thanh
toán qua điện thoại di động và Internet đang ngày càng phát triển tại Việt Nam và
các nước trên thế giới.
Đáp ứng nhu cầu tăng trưởng nhanh chóng của TMĐT Việt Nam, rất nhiều ví
điện tử ra đời. Hàng loạt những cái tên có thể kể đến như Ngân lượng, Bảo Kim,
MoMo Mobivi, Payoo,.. đặc biệt là hình thức thanh toán qua môi trường di động
trên các ví điện tử đang ngày càng phổ biến.
Thay vì trước đây khi mua hàng trực tuyến khách hàng thanh toán bằng hình
thức chuyển khoản trực tiếp cho nhà cung cấp sau đó nhận hàng, rủi ro là rất lớn.
Chính vì thế, các công thanh toán trung gian đã ra đời nhằm giảm bớt rủi ro trong
giao dịch. Khi áp dụng cổng thanh toán trung gian, nếu người mua không nhận
được sản phẩm như thỏa thuận có thể thông báo lại với “người giữ tiền trung gian”
để có thể bảo toàn được khoản tiền đã thanh toán. Ngược lại, người bán hàng cũng
dễ dàng loại trừ được các vị khách có tính “ăn quỵt”. Hơn nữa, thông qua hình thức
thanh toán này, các giao dịch qua mạng cũng trở nên nhanh chóng và tiện lợi hơn
rất nhiều.
Do đó, trong thời gian tới, việc nghiên cứu quy trình thanh toán điện tử sử
dụng các cổng thanh toán trực tuyến là cần thiết để khắc phục những hạn chế mang


3
đến cho khách hàng tiện ích thanh toán dễ dàng nhất, an toàn nhất, qua đó làm tăng
doanh thu của doanh nghiệp.
2. Các mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu xuyên suốt đề tài nghiên cứu là tìm hiểu về các phương thức thanh
toán điện tử có thể áp dụng được vào website www.sport1.vn và hoàn thiện quy
trình thanh toán điện tử của mỗi phương thức đó.
Để hoàn thành mục tiêu tổng quát đó, đề tài sẽ tập trung làm rõ một số vấn đề

chủ yếu sau:
- Đưa ra cơ sở lý luận về thanh toán điện tử.
- Vận dụng cơ sở lý luận các phương thức thanh toán điện tử tại website
www.sport1.vn
- Đánh giá quy trình thanh toán của mỗi phương thức và công cụ thanh toán
điện tử tại website www.sport1.vn
- Đưa ra đề xuất để hoàn thiện quy trình thanh toán điện tử tại website
www.sport1.vn của Công ty TNHH thể thao Đức Trung.
3. Phương pháp nghiên cứu
Khảo sát các Khách hàng đã và đang sử dụng website www.sport1.vn để mua
hàng thông qua email.
Nội dung điều tra: Tình hình ứng dụng và triển khai các dịch vụ TTĐT của
Công ty TNHH thể thao Đức Trung trên website www.sport1.vn; chất lượng dịch vụ
TTĐT mà công ty đang cung cấp, ý kiến của người sử dụng trên website
www.sport1.vn.
Số lượng phiếu điều tra: 90 phiếu.
4. Phạm vi và ý nghĩa của nghiên cứu
a. Phạm vi nghiên cứu
- Không gian: Đề tài nghiên cứu tập trung nghiên cứu về quy trình thanh toán
bằng các công cụ TTTT tại website bán lẻ www.sport1.vn của Công ty TNHH thể
thao Đức Trung.


4
- Thời gian: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH thể
thao Đức Trung năm 2013, 2014, 2015.Những số liệu thống kê về doanh nghiệp
cho ta có được cái nhìn trực quan và hiệu quả về hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp.
Các nguồn khác: các dữ liệu thứ cấp được khai thác từ các từ nguồn như Báo
cáo TMĐT qua các năm của Cục TMĐT – Bộ Công Thương, các hội thảo và diễn

đàn về TTĐT, báo chí trong nước, quốc tế và từ nguồn internet về tình hình phát
triển của TTĐT tại Việt Nam và trên Thế giới. Đánh giá, nhận định và dự báo về tốc
độ phát triển trong thời gian tới của TTĐT và TMĐT.
b. Ý nghĩa của nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu giúp rèn luyện kỹ năng nghiên cứu vấn đề và áp dụng
những kiến thức đã học vào thực tế của website Sport1.vn.
Kết quả của bài nghiên cứu giúp Công ty TNHH thể thao Đức Trung có thể áp
dụng trực tiếp vào hoạt động thanh toán và bán hàng, có thể nhìn nhận thêm được
những hạn chế của quy trình thanh toán điện tử còn gặp phải và một số giải pháp
khắc phục để công ty có thể làm tốt hơn.
5. Kết cấu Khóa luận tốt nghiệp
Ngoài phần mở đầu, tóm tắt, mục lục, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo,
khóa luận tốt nghiệp bao gồm ba chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về thanh toán điện tử.
Chương 2: Thực trạng vấn đề thanh toán điện tử tại website Sport1.vn.
Chương 3: Các kết luận và đề xuất hoàn thiện quy trình thanh toán điện tử tại
website Sport1.vn.


5
CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THANH TOÁN
ĐIỆN TỬ
1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.1.1. Khái niệm thanh toán điện tử
TTĐT (Electronic payment) là việc thanh toán dựa trên nền tảng công nghệ
thông tin, trong đó sử dụng máy tính nối mạng để truyền các thông điệp điện tử,
chứng từ điện tử giúp cho quá trình thanh toán nhanh chóng, an toàn và hiệu quả.
TTĐT là việc thanh toán qua thông điệp điện tử thay việc thanh toán tiền mặt.
Theo ủy ban Châu Âu (EU), TTĐT được hiểu là việc thực hiện các hoạt động
thanh toán thông qua các phương tiện điện tử dựa trên việc xử lý truyền dữ liệu điện tử.

Thanh toán điện tử theo nghĩa rộng là việc thanh toán tiền thông qua các thông
điệp điện tử thay cho việc trao tay tiền mặt, theo nghĩa hẹp: thanh toán điện tử là
việc thanh toán không dùng tiền mặt dựa trên các phương thức và phương tiện điện
tử như thanh toán thẻ, séc điện tử, chuyển khoản và chuyển tiền điện tử.
1.1.2. Khái niệm hệ thống TTĐT
Hệ thống TTĐT là hệ thống thanh toán được xây dựng trên nền tảng kỹ thuật
số, có đối tượng là người dùng internet và hướng tới mục tiêu hoàn thiện hệ thống
kinh doanh thương mại điện tử với phương thức thanh toán thay thế hoàn toàn tiền
mặt trao tay bằng tiền điện tử hoặc thẻ.
Hệ thống TTTT có một tập hợp các phần tử đa dạng, phong phú. Bao gồm hệ
thống chuyển tiền điện tử trong cùng hệ thống ngân hàng, hệ thống thanh toán điện
tử đa ngân hàng, hệ thống thanh toán liên ngân hàng quốc tế qua SWIFT, hệ thống
ngân hàng điện tử và e-banking.
Sử dụng hệ thống TTTT, tiền sẽ được chuyển từ tài khoản người mua qua tài
khoản người bán tại tài khoản được mở ở ngân hàng người mua và ngân hàng người
bán. Tham gia quá trình này gồm 3 bên là người mua, người bán và ngân hàng
(trung gian).
Khả năng có thể chấp nhận được: Để được thành công thì cơ sở hạ tầng của
việc thanh toán phải được công nhận rộng hơn, môi trường pháp lí đầy đủ, đảm bảo
quyền lợi cho cả khách hàng và doanh nghiệp, công nghệ áp dụng ở các ngân hàng
cũng như tại các tổ chức thanh toán phải đồng bộ.


6
An toàn và bảo mật: Do các dịch vụ thực hiện trên mạng Internet được cung
cấp toàn cầu nên cần đảm bảo khả năng chống lại sự tấn công để tìm kiếm hay điều
chỉnh thông tin mật, thông tin cá nhân, các thông điệp được gửi đi.
Khả năng có thể hoán đổi: Tiền số có thể chuyển thành tiền mặt hay chuyển từ
quỹ tiền điện tử về tài khoản cá nhân hoặc từ tiền điện tử có thể phát hành séc điện
tử, séc thật. Tiền số bằng ngoại tệ này có thể dễ dàng chuyển sang ngoại tệ khác với

tỷ giá tốt nhất.
Hiệu quả, tiện lợi, dễ sử dụng: Chi phí cho mỗi giao dịch rất nhỏ, đặc biệt với
những giao dịch giá trị thấp.
Tính linh hoạt, hợp nhất và tin cậy: Cung cấp nhiều phương thức thanh toán
tiện lợi cho mọi đối tượng với giao diện thống nhất .
1.2. CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH TRONG TTĐT
Các bên tham gia:
 Người bán: có thể thực hiện bán hàng hóa dịch vụ theo 2 cách: Có thể bán hàng
hóa dịch vụ thông qua 1 website; có thể bán hàng hóa dịch vụ trên chính

website.

Doanh thu bán hàng hóa trong hai trường hợp là khác nhau: Nếu bán hàng hóa qua
website khác thì doanh thu không đạt được 100% vì phải mất phí đăng ký và phí
giao dịch.
 Người mua: Bao gồm cả doanh nghiệp và cá nhân, các hình thức được áp dụng
trong hai trường hợp này khác nhau.

.

- Người mua là cá nhân người tiêu dùng: giá trị khối lượng giao dịch nhỏ, phương
thức thanh toán là thẻ cá nhân, ví điện tử.
- Người mua là doanh nghiệp: Giá trị khối lượng giao dịch lớn,phương thức thanh
toán là chuyển khoản , séc điện tử.
 Các ngân hàng: Đóng vai trò là bên thử 3 chịu trách nhiệm về tính chính xác độ
tin cậy cho việc xác thực và xử lý các giao dịch thanh toán và các thông tin về
phương tiện thanh toán với khách hàng.
 Các tổ chức phát hành phương tiện thanh toán là những tổ chức chuyên cung cấp
các phương tiện thanh toán điện tử cho khách hàng như Visa, Mastercard. Cácnhà
cung cấp dịch vụ thanh toán trung gian đó là các tổ chức chuyên cung cấp cho

những người bán hàng sự chấp nhận các hình thức thanh toán điện tử như thanh


7
toán bằng thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, sec điện tử, chuyển khoản điện tử. Tài khoản do
tổ chức phát hành phương tiện thanh toán được kết nối với một tài khoản ngân hàng
của người bán hàng.
1.3. ƯU ĐIỂM VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA HỆ THỐNG TTĐT
1.3.1. Ưu điểm
- Đối với thương mại điện tử:
Thúc đẩy phát triển thương mại điện tử: Thương mại chính giao dịch, dưới góc
độ ứng dụng điện tử, có thể nói rằng, TTĐT chính là điều khác biệt đem lại cho
TMĐT so với các ứng dụng khác. Do vậy, việc phát triển thanh toán trực tuyến sẽ
hoàn thiện hóa thương mại điện tử, để thương mại điện tử được theo đúng nghĩa của
nó – các giao dịch hoàn toàn qua mạng, người mua chỉ cần thao tác trên máy tính cá
nhân của mình để mua hàng, các doanh nghiệp có những hệ thống xử lí tiền số tự
động. Một khi thanh toán trong thương mại điện tử an toàn, tiện lợi, viêc phát triển
thương mại điện tử trên toàn cầu là một điều tất yếu với dân số đông đảo và không
ngừng tăng lên của mạng Internet.
Tăng quá trình lưu thông tiền tệ và hàng hóa: Người bán có thể nhận tiền thanh
toán qua mạng tức thì, do đó có thể yên tâm tiếnnhành giao hàng một cách sớm
nhất, sớm thu hồi vốn để đầu tư, tiếp tục sản xuất,nhanh, an toàn….Thanh toán điện
tử giúp thực hiện thanh toán nhanh, an toàn, đảm quyền lợi cho các bên tham gia
thanh toán, hạn chế rủi ro so với thanh toán bằng tiền mặt, mở rộng thanh toán
không dùng tiền mặt, tạo lập thói quen mới trong dân chúng về thanh toán hiện đại.
Hiện hóa hệ thống thanh toán: Thanh toán điện tử tạo ra một loại tiền mới,
tiền số hóa,không chỉ thỏa mãn các tài khoản tại ngân hàng mà hoàn toàn có thể
dùng để mua hàng hóa thông thường. Quá trình giao dịch được đơn giản và nhanh
chóng, chi phí giao dịch bớt đáng kể và giao dịch sẽ trở nên an toàn hơn.
- Đối với ngân hàng:

Giảm chi phí, tăng hiệu quả kinh doanh: Giảm chi phí văn phòng do thời gian tác
nghiệp được rút ngắn, chuẩn hóa các thủ tục, quy trình, nâng cao hiệu quả tìm kiếm
và xử lí chứng từ.Giảm chi phí nhân viên: một máy rút tiền tự động có thể làm việc
24/24 giờ và tương đương một chi nhánh ngân hàng truyền thống. Cung cấp dịch vụ
thuận tiện cho khách hàng: thông qua Internet/web ngân hàng có khả năng cung cấp


8
dịch vụ mới (internet banking) và thu hút thêm nhiều khách hàng giao dịch thường
xuyên hơn, giảm chi phí bán hàng và tiếp thị.
Mở rộng thị trường thông qua Internet: Thay vì mở nhiều chi nhánh ở các
nước khác nhau có thể cung cấp dịch vụ Inetrnet banking để mở rộng phạm vi cung
cấp dịch vụ.
Đa dạng hóa dịch vụ và sản phẩm : “Ngân hàng điện tử” với sự trợ giúp của
công nghệ thông tin cho phép tiến hành những giao dịch bán lẻ với tốc độ cao và
liên tục. Các ngân hàng có thể cung cấp thêm các dịch vụ mới cho khách hàng như
“ phone banking”, “home banking”, “Internet banking”, chuyển, rút tiền, thanh toán
tự động….
Nâng cao năng lực cạnh tranh và tạo nét riêng trong kinh doanh: “Ngân hàng
điện tử” giúp các ngân hàng tạo và duy trì một hệ thống khách hàng rộng rãi và bền
vững,khách hàng có thể tới một máy rút tiền tự động của một ngân hàng khác và
thực hiện dịch trong vài phút.
Thực hiện chiến lược toàn cầu hóa: Một lợi ích quan trọng khác mà ngân hàng
điện tử mang lại cho ngân hàng,đó là việc ngân hàng có thể thực hiện chiến lược
“toàn cần hóa”, chiến lược “bành trướng” mà không cần phải mở thêm chi nhánh.
Ngân hàng có thể vừa tiết kiệm chi phí do không phải thiết lập quá nhiều các trụ sở
lớn hơn.
Xúc tiến thương mại, quảng bá thương hiệu toàn cầu: Có thể ngân hàng chưa
tiến hành các giao dịch tài chính trực tuyến, song bằng cách thiết lệp trang web
riêng cho mình với chức năng ban đầu là cung cấp thông tin và giải đáp thắc mắc

của khách hàng qua mạng, ngân hàng được coi là đã bước đầu tham gia áp dụng
dịch vụ ngân hàng điện tử và hòa mình vào xu thế chung.
-

Đối với khách hàng:

Tiết kiệm chi phí: Phí giao dịch ngân hàng điện tử hiện được đánh giá là ở mức thấp
nhất so với các phương tiện giao dịch khác. Điều này hoàn toàn có thể lí giải được
bởi một khi các ngân hàng có thể tiết kiệm được chi phí khi triển khai ngân hàng
điện tử nhất là với các ngân hàng ảo, các chi phí mà khách hàng phải trả theo đó mà
giảm đi rất nhiều.
Tiết kiệm thời gian: Đối với các giao dịch ngân hàng từ Internet được thực
hiện và xử lí một cách nhanh chóng và hết sức chính xác. Giờ đây với dịch vụ ngân


9
hàng điện tử họ có thể tiếp cận với bất cứ một giao dịch nào của ngân hàng vào bất
cứ thời điểm nào hoặc ở bất cứ đâu mà họ muốn.
Thông tin liên lạc với ngân hàng nhanh hớn và hiệu quả hơn: Khi khách hàng
sử dụng ngân hàng điện tử, họ sẽ nắm được nhanh chóng,kịp thời những thông tin
về tài khoản, tỷ giá, lãi suất. Mặt khác, thông qua máy vi tính được nối mạng với
ngân hàng, khách hàng có thể giao dịch trực tiếp với ngân hàng để kiểm tra số dư
tài khoản, chuyển tiền, thanh toán hóa đơn dịch vụ công cộng, thanh toán thẻ tín
dụng, mua sec du lịch, kinh doanh ngoại hối, vay nợ, mở và điều chỉnh, thanh toán
thư tín dụng và kể cả kinh doanh chứng khoáng với ngân hàng.
1.3.2. Nhược điểm
Rủi ro cho người sử dụng dịch vụ thanh toán điện tử: Do tính chất của thẻ tín
dụng là rút tiền dựa trên việc kiểm tra số PIN trên thẻ nên chủ thẻ dễ bị lừa lấy mất
thẻ và số PIN. Bên cạnh đó chủ thẻ còn gặp rủi ro khác do tình trạng làm giả thẻ tín
dụng ngày càng tinh vi.

Rủi ro đối với ngân hàng thanh toán: Các ngân hàng này sẽ gặp rủi ro nếu họ
có sai sót trong việc cấp phép cho các khoản thanh toán có giá trị lớn hơn hạn mức
quy định. Bên cạnh đó, nếu không kịp thời cung cấp cho các đơn vị chấp nhận thẻ
danh sách các thẻ bị mất hoặc bị vô hiệu trong thời gian các thẻ này vẫn được sử
dụng thh́ì các ngân hàng phát hành sẽ từ chối thanh toán cho những khoản này.
Rủi ro cho các đơn vị chấp nhận thẻ: Các đơn vị này sẽ phải đối mặt với rủi ro
bị từ chối thanh toán cho số hàng hóa cung ứng ra vì lí do thẻ hết hiệu lực nhưng
đơn vị không phát hiện ra.
Rủi ro với ngân hàng phát hành: Đó là việc chủ thẻ sử dụng tại nhiều điểm
thanh toán thẻ khác nhau với mức thanhtoans thấp hơn hạn mức thanh toán nhưng
tổng số tiền thanh toán lại cao hơn hạn mức trong thẻ. Một hình thức lừa dối khác
của chủ thẻ là lợi dụng tính chất thanh toán quốc tế của thẻ để thông đồng với người
khác để chuyển thẻ ra nước khác để thanh toán ngoài quốc gia chủ thẻ cư trú.
Vấn đề bảo mật thông tin: Việc đảm bảo thông tin tiền gửi và tài sản gửi của
khách hàng là nhiệm vụ của các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên,trongđiều kiện
hiện nay, với trình độ khoa học kỹ thuạt phát triển, số lượng các vụ xâm nhập trái
phép vàohệ thống ngân hàng qua mạng Internet ngày càng phát triển và tinh vi thì
việc lưu trữ thông tin khách hàng không còn thực sự an toàn. Do một só nguyên
nhân như:
Thông tin bị truy cập trái phép trên đường truyền.


10
Bất cẩn của nhân viên ngân hàng khi thực hiện các yêu cầu bảo mật.
Bất cẩn từ chính khách hàng trong quá trình giao dịch.
1.4. CÁC HỆ THỐNG THANH TOÁN ĐIỆN TỬ
1.4.1. Hệ thống thanh toán thẻ
Thẻ tín dụng (Credit Card): chủ thẻ được ứng trước một hạn mức tiêu dùng mà
không phải trả tiền ngay, chỉ thanh toán sau một kỳ hạn nhất định, theo đó người
chủ thẻ được phép sử dụng một hạn mức tín dụng không phải trả lãi để mua sắm

hàng hoá, dịch vụ tại những cơ sở kinh doanh, khách sạn, sân bay ... chấp nhận loại
thẻ này.
Thẻ ghi nợ (Debit card): được sử dụng để mua hàng hoá hay dịch vụ, giá trị
những giao dịch sẽ được khấu trừ ngay lập tức vào tài khoản của chủ thẻ thông qua
những thiết bị điện tử đặt tại cửa hàng, khách sạn ... đồng thời chuyển ngân ngay lập
tức vào tài khoản của cửa hàng, khách sạn... Thẻ ghi nợ còn hay được sử dụng để
rút tiền mặt tại máy rút tiền tự động.Thẻ ghi nợ không có hạn mức tín dụng vì nó
phụ thuôc vào số dư hiện hữu trên tài khoản của chủ thẻ.
Thẻ rút tiền mặt (Cash card): là loại thẻ rút tiền mặt tại các máy rút tiền tự
động hoặc ở ngân hàng. Với chức năng chuyên biệt chỉ dùng để rút tiền, yêu cầu đặt
ra đối với loại thẻ này là chủ thẻ phải ký quỹ tiền gởi vào tài khoản ngân hàng hoặc
chủ thẻ được cấp tín dụng thấu chi mới sử dụng được.
1.4.2. Hệ thống thanh toán ví điện tử
Là một tài khoản điện tử. Nó giống như "ví tiền" của người mua hàng trên
Internet và đóng vai trò như 1 chiếc Ví tiền mặt trong thanh toán trực tuyến, giúp
người mua thực hiện công việc thanh toán các khoản phí trên Internet, gửi và tiền
một cách nhanh chóng, đơn giản và tiết kiệm cả về thời gian và tiền bạc. Sự an toàn
và tiện lợi chính là mục tiêu mà ví điện tử hướng tới.
Một số loại ví điện tử phổ biến: Ngân lượng, VnMart, Payoo, MobiVí, MoMo,
VinaPay, Netcash, Smartlink, M_Service.
1.4.3. Hệ thống vi thanh toán điện tử
Vi thanh toán điện tử được hiểu là khái niệm kinh doanh chỉ rõ cách thu tiền từ
mỗi trang web được xem, mỗi click, mỗi dường link đến đều phải trả tiền và bất kỳ
hành hóa dịch vụ nào được mua bán qua web mà giá tiền hết sức nhỏ từ 1 cent cho
tới dưới 10USD.


11
1.4.4. Hệ thống thanh toán bằng chuyển khoản điện tử
Thông qua chuyển khoản tại các cây ATM hoặc giao dịch trực tiếp tại ngân

hàng, chủ tài khoản chuyển khoản sang tài khoản của người bán một số tiền trước
khi nhận hàng. Phương thức này rất hữu ích trong trường hợp người mua và người
bán ở cách xa nhau, không thể thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt, nhưng có rủi ro
nhất định cho người mua, khi người bán không giao hàng hoặc giao hàng kém phẩm
chất so với khi rao bán.
1.4.5. Hệ thống thanh toán Séc điện tử
Séc điện tử là cơ chế thanh toán điện tử đầu tiên được kho bạc Mỹ lựa chọn để
tiến hành thanh toán cho các giao dịch thanh toán giá trị lớn trên Internet.
1.4.6. Hệ thống thanh toán hóa đơn điện tử
Thanh toán hóa đơn điện tử là giải pháp cho phép các nhà cung cấp và khách
hàng tiến hành trao đổi dữ liệu điện tử để cho họ tự trình bày và xử lý thanh toán.
1.5. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.5.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
TMĐT nói chung và TTTT nói riêng trên thế giới đã phát triển từ những năm
1988, trong giai đoạn bùng nổ internet và các công ty Dotcom trên thế giới nhờ có
một nền tảng công nghệ vững chắc từ TMĐT truyền thống. Có một số cuốn sách và
tài liệu viết về TTĐT như “Hệ thống thanh toán điện tử trong Thương mại điện tử”
của Donal O’Mahony, Michael Peirce, Hitesh Tewari, “Sự thật về Thanh toán trực
tuyến” của Russell O’Brien, “Electronic Bill Presentment and Payment” của Kornel
Terplan, “New Payment World” của Mary S.Schaeffer, “Payment System in Golb
Perspectives” của Maxwell J.Fry, Isaack Kilato của nhóm tác giả , “Tạp chí nghiên
cứu kinh doanh quốc tế toàn cầu số 2.2009”.
+ Cuốn “Hệ thống thanh toán điện tử trong Thương mại điện tử” của Donal
O’Mahony, Michael Peirce, Hitesh Tewari đã giới thiệu khá đầy đủ và chi tiết về
công nghệ và hệ thống sử dụng cho phép thực hiện thanh toán qua Internet. Cuốn
sách được viết cho các nhà nghiên cứu và các chuyên gia trong ngành để mở rộng
và phát triển các công nghệ mới trong lĩnh vực này.
+ Cuốn “Thế giới thanh toán mới” của Mary S.Schaeffer lại cho ta cái nhìn
toàn cảnh về lịch sử của các dịch vụ thanh toán trên thế giới, các phương thức thanh



12
toán của ngày “hôm qua”, “hôm nay” và trong “tương lai” trên thế giới. Cuốn sách
là sự giới thiệu đầy đủ về các kỹ thuật bảo mật an toàn hệ thống trong TTĐT nói
chung và TTTT nói riêng cho từng lĩnh vực khác nhau như tài chính, ngân hàng,
chứng khoán….
1.5.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam
TMĐT, như đã nói ở trên, là một lĩnh vực không còn mới mẻ ở Việt Nam, việc
ứng dụng TMĐT là cần thiết cho sự phát triển của nền kinh tế. Tuy nhiên, hiện nay
có rất ít tài liệu hay công trình nghiên cứu khoa học trực tiếp nào về TMĐT. Chủ
yếu vẫn là các cá nhân, doanh nghiệp tự chủ động tìm hiểu về các nguồn tài liệu có
sãn khác nhau trên thế giới và hợp tác triển khai ứng dụng TMĐT tại Việt Nam với
các tổ chức, doanh nghiệp quốc tế.
Tại các trường đại học Việt Nam có đào tạo về TMĐT, về công nghệ cũng
chưa có giáo trình đào tạo chính thức về TMĐT mà chủ yếu vẫn là các tài liệu tổng
hợp và dịch từ các tài liệu từ các chuyên gia, các trường đại học quốc tế, các tổ chức
nghiên cứu quốc tế hay chính các doang nghiệp TMĐT nói chung và TTTT nói
riêng trên thế giới. Các giáo trình, bài giảng về TMĐT, TTTT của trường Đại Học
Thương Mại, Đại Học Ngoại Thương cũng chỉ dành một phần rất nhỏ để giới thiệu
về các hình thức TTTT hiện nay đang có trên thế giới.
Chính vì vậy, việc nghiên cứu một cách đầy đủ và toàn diện về mô hình này
với các điều kiện kinh tế, chính trị… ở Việt Nam còn rất nhiều vấn đề và là một
việc cần thiết, có tính khoa học cao.
Một số tài liệu đã đề cập đến các thông tin về hệ thống thanh toán trực tuyến,
hệ thống thanh toán điện tử trước đây như:Đức Hùng, Đại học Thương Mại Hà Nội.
Bài nghiên cứu này chủ yếu đề cập đến bài toàn làm thế nào để xác thực đảm bảo an
toàn trong giao dịch điện tử. Bài viết cũng đưa ra được những ưu nhược điểm của
các giải pháp đặt ra.Tuy vậy nó cũng chỉ đề cập tới một vấn đề quan trọng trong
nhiều vấn đề khác liên quan đến thanh toán điện tử, thanh toán trực tuyến.
 “Giải pháp thanh toán trực tuyến” của sinh viên Ngô Hoàng Nam là một bài viết

khá hay. Bài viết nghiên cứu trên xem trọng về các vấn đề kỹ thuật, từ đó nghiên
cứu mở rộng, hoặc chuyên sâu vào các khải niệm xác thực, giao dịch điện tử, thanh
toán trực tuyến cuối cùng đưa ra giải pháp với mô hình khá chi tiết.
 “Khóa luận hoàn thiện quy trình thanh toán điện tử qua website giaytot.com của
công ty bán lẻ trực tuyến OSS Việt Nam” của bạn Bùi Quang Vinh đề cập đến vấn


13
đề rất cơ bản. Nghiên cứu này nếu xét về ưu điểm thì các vấn đề khá đầy đủ, tuy
nhiên nhược điểm là vấn đề chưa được bạn nghiên cứu sâu.

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG THANH TOÁN
ĐIỆN TỬ TẠI WEBSITE WWW.SPORT1.VN
2.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH THỂ THAO ĐỨC TRUNG
2.1.1. Tổng quan tình hình liên quan đến thực trạng xây dựng hệ thống thanh toán
Trên thế giới, hệ thống thanh toán trực tuyến đã xuất hiện từ những năm 90
và liên tục phát triển mạnh mẽ, nhất là trong thời đại công nghệ số hiện nay. Các
hình thức thanh toán trực tuyến xuất hiện ngày càng nhiều và dần trở nên phổ biến.
Việc hình thành các cổng thanh toán trực tuyến như Paypal nổi tiếng của ebay.com
đã mở ra một xu thế mới cho hệ thống thanh toán trực tuyến. Các cổng thanh toán
trực tuyến này trở thành những cầu nối đem lại những lợi ích thiết thực cho cả
người sử dụng và các công ty mở ra cổng thanh toán này.
Vài năm trở lại đây, thương mại điện tử đã trở thành một xu hướng được nhiều
doanh nghiệp trong nước ứng dụng, nhằm đưa thông tin hàng hóa, sản phẩm đến
với khách hàng một cách nhanh chóng hơn. Trong đó, việc lựa chọn một giải pháp
hỗ trợ bán hàng trực tuyến, có tính sẵn sàng cao, khả năng ứng dụng nhanh và kỹ
thuật đơn giản đóng vai trò then chốt. Trong xu thế phát triển của thương mại điện
tử, ở Việt Nam, 1 số cổng thanh toán trực tuyến cũng đã được mở ra như Bảo Kim,
Ngân Lượng,… Các cổng thanh toán trực tuyến này thường cung cấp các dịch vụ
tiện ích cho hoạt động thanh toán trực tuyến như: mở thẻ Visa/SmartCash, mua mã

thẻ nạp tiền SmartCash, rút tiền tử Visa/SmartCash, đổi thẻ cào thành tiền mặt, mua
mã thẻ cào di động trả trước, nạp tiền di động trả trước, nạp thẻ game, thanh toán
một số loại hóa đơn, … Các cổng thanh toán trực tuyến này còn liên kết với các
Ngân Hàng để có thể cung cấp những dịch vụ tốt nhất, tiện lợi nhất tới khách hàng
qua InternetBanking.
Đối với một website thương mại điện tử, việc lựa chọn các hình thức thanh
toán trực tuyến phù hợp, nên hay không nên và nếu có thì lựa chọn sử dụng Cổng
thanh toán điện tử nào đảm bảo độ tin cậy, an toàn với mình và khách hàng của
mình, đồng thời tạo mối liên kết với các Ngân hàng và các bên đối tác quan trọng là


14
những yếu tố luôn cần được quan tâm và đóng vai trò then chốt trong hoạt động
kinh doanh của website.
2.1.2. Giới thiệu về công ty TNHH thể thao Đức Trung và website
www.Sport1.vn
Tên công ty : công ty TNHH thể thao Đức Trung.
Tên giao dịch: DUC TRUNG SPORT CO., LTD.
Loại hình doanh nghiệp : công ty trách nhiệm hữu hạn.

(nguồn )
Hình 1: Logo công ty
Văn phòng đại diện : 28 hàng Tre, Hoàn Kiếm,hà Nội.
Địa chỉ: 120 Nguyễn Thái Học, Phường Điện Biên, Quận Ba Đình, Hà Nội.
Mã số thuế: 0102187484 – ngày cấp 21/03/2007.
Ngày hoạt động : 16/03/2007.
Điện thoại : 04.2222.8888 / 04.3734.4444 Fax : 04.3734.7166
Giám đốc : Nguyễn Đình Hà
Email :
Website:

Công ty TNHH thể thao Đức trung là 1 trong 4 công ty thành viên thuộc tập
đoàn Đức Trung Group được thành lập và chính thức đi vào hoạt động từ năm 2007.
Tháng 04/2008, sự ra đời của siêu thị thể thao mang thương hiệu Sport1 được đánh
giá là một bước tiến quan trọng trong phương thức phân phối các dụng cụ thể thao
tới người tiêu dùng. Tháng 08/2013 website www.Sport1.vn chính thức ra mắt
khách hàng.
Sport1 đã và đang sở hữu chuỗi hệ thống Siêu thị thể thao đầu tiên và lớn nhất
tại Việt Nam có qui mô lớn chuyên bán lẻ và phân phối các sản phẩm thể thao hàng
đầu thế giới như: Nike, Adidas, Wilson, Yonex, TaylorMade, Cybex…
Mô hình kinh doanh hiện đại, độc đáo, tính chuyên nghiệp cao và tốc độ phát
triển hệ thống của Sport1 đã được các đối tác trong và ngoài nước đánh giá cao. Với
6 stores có quy mô lớn, các thương hiệu nổi tiếng thế giới đã và đang góp mặt tại
Sport1 sẽ làm thỏa mãn niềm say mê của những người yêu thể thao Việt Nam.


15


16
Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty trong 3 năm trở lại đây:
Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong 3 năm gần đây.
(Đơn vị tính: nghìn đồng)
Chỉ tiêu

Năm
2012

Doanh thu
Lợi nhuận


2013

2014

11.6 21.686
10.086.382 12.176.568
470.914
392.976
553.304
( nguồn: công ty TNHH thể thao Đức Trung)

Kết quả hoạt động kinh doanh được thể hiện rõ nhất bằng chỉ tiêu tổng lợi
nhuận trước thuế. Qua biểu cho thấy tổng lợi nhuận trước thuế của công ty tăng.
Điều này chứng tỏ hoạt động quản lý và sử dụng tiết kiệm các khoản chi phí khá
hiệu quả.
Lợi nhuận sau thuế của công ty năm 2013 giảm so với năm 2012 chiếm 83.4%
do năm 2013 doanh nghiệp đầu tư chi phí thấp. Tơi năm 2014, lợi nhuận tăng
140%, lúc này doanh nghiệp đã bắt đầu phát triển đầu mở thêm nhiều cửa hàng.
Qua phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty ta thấy các chỉ tiêu có
nhiều biến động do nhiều nguyên nhân khác nhau. Điều đó đặt ra, nhà quản trị cần
phát huy những mặt tích cực cũng như sớm phát hiện ra những tồn tại trong hoạt
động kinh doanh để đưa ra các biện pháp phù hợp nhằm nâng cao hoạt động kinh
doanh của công ty.
2.2. ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI ĐẾN
TTTT CỦA WEBSITE WWW.SPORT1.VN
2.2.1. Ảnh hưởng của hạ tầng công nghệ thông tin, viễn thông
Hạ tầng công nghệ thông tin mang tầm quan trọng vô cùng lớn đối với TMĐT
nói chung và TTTT nói riêng. Việc phát triển công nghệ thông tin và các phần mềm
ứng dụng giúp cho TTĐT phát triển thể hiện trong việc giúp khách hàng nạp tiền,
rút tiền một cách thuận tiện nhất và đảm bảo an toàn, quá trình quản lý các giao

dịch cũng trở nên dễ dàng hơn. Các ứng dụng cho TMĐT và TTTT ngày càng được
công nghệ thông tin chú trọng phát triển các phần mềm tương thích, giúp phát huy
hiệu quả của TTTT một cách mạnh mẽ nhất, đảm bảo quá trình giao dịch diễn ra
nhanh gọn, thuận tiện và đặc biệt là đảm bảo an toàn giá trị giao dịch cũng như
thông tin riêng của khách hàng.


17
Về cơ bản, hệ thống công nghệ thông tin, viễn thông có thể coi là nền móng để
một doanh nghiệp thương mại điện tử hoạt động. Phần cứng, phần mềm cũng như
hệ thống băng thông đều có mức độ ảnh hưởng lớn. Bất cứ phương diện nào cũng
cần thiết. Phần cứng và phẩn mềm đảm bảo cho hoạt động kinh doanh được diễn ra
và băng thông đảm bảo cho độ ổn định của hệ thống giao dịch. Với công ty, việc lắp
đặt, xây dựng phòng công nghệ thông tin và thiết kế đã đem lại hiệu quả không hề
nhỏ. Công nghệ thông tin không những giúp ích việc thiết kế sản phẩm nội thất, đồ
gỗ, nó còn là công cụ hữu ích để phân tích mọi khả năngkhiến cho căn nhà của
khách hàng có được sự phân bố hợp lý nhất, đẹp nhất, hài lòng nhất. Mặt khác nó
là còn đem lại lợi ích quan trọng khi đưa được thương hiệu và website của công ty
Đức Trung đến với đông đảo khách hàng hơn.
2.2.2. Ảnh hưởng của hành lang pháp lý
Pháp luật và các văn bản liên quan cũng ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp rất lớn. Thứ nhất, nó tạo điều kiện để doanh nghiệp định hướng
kinh doanh phù hợp pháp luật. Thứ hai, thúc đẩy quá trình xây dựng doanh nghiệp
theo hướng Thương mại điện tử hóa. Thứ ba, tạo cơ hội cho Thanh toán trực tuyến
tiếp cận với người dân ngày một nhiều hơn, hiện đại hóa phương thức thanh toán
điện tử thay cho phương thức thanh toán trao tay tiền mặt truyền thống. Tại Việt
Nam, Chính phủ cũng rất quan tâm tới việc hoàn thiện khung pháp lý quy định về
các hoạt động TMĐT với nền tảng chính là những văn bản quy phạm pháp luật
thuộc hệ thống Luật giao dịch điện tử 2005 và Luật công nghệ thông tin 2006. Về
chính sách TTĐT cũng nhận được sự quan tâm của các cơ quan chức năng thể hiện

qua Nghị Định 92 về TT không dùng tiền mặt, các nghị định về chữ ký số và dịch
vụ chữ ký số, Internet… Thành lập 2 tổ chức là trung tâm Chứng Thực Số Quốc Gia
và trung tâm Ứng Cứu Khẩn Cấp Máy Tính Việt Nam để khắc phục các sự cố.
Môi trường chính trị - pháp luật ảnh hưởng rất lớn tới TMĐT nói chung và các
phương thức TTĐT nói riêng. Trong xu thế toàn cầu hóa các quốc gia không ngừng
đầu tư, tạo điều kiện và xây dựng hành lang pháp lý phục vụ cho các hoạt động
TMĐT diễn ra thuận lợi.
Bảng 2: Các văn bản pháp lý liên quan đến TTĐT
Tên văn bản

Ngày ban hành


18
Thông tư số 59/2015/TT-BCT ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ
Công Thương quy định về quản lý hoạt động thương mại điện tử qua ứng
dụng trên thiết bị di động.

31/12/2015

Quyết định 07/2015/QĐ-TTg ban hành Quy chế quản lý và thực hiện
Chương trình phát triển TMĐT quốc gia.

02/03/2015

Thông tư 47/2014/TT-BTC quy định về quản lý website thương mại điện tử.

05/12/2014

Quyết định 689/QĐ-TT phê duyệt Chương trình phát triển thương mại điện

tử quốc gia giai đoạn 2014-2020.

11/05/2014

Thông tư 12/2013/TT-BTC quy định thủ tục thông báo, đăng ký và công bố
thông tin liên quan đến website thương mại điện tử.

20/06/2013

Thông tư số 09/2008/TT-BCT của Bộ Công Thương hướng dẫn Nghị định
thương mại điện tử về cung cấp thông tin và giao kết hợp đồng trên website
thương mại điện tử.

16/05/2013

Nghị định số 52⁄2013⁄NĐ-CP về thương mại điện tử

16/05/2013

Quy định 669/QD-BCT chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức
của Cục TMĐT và CNTT

29/01/2013

( nguồn: Bộ công thương)
Đây là những văn bản pháp luật quy định hành lang pháp lý cho các giao dịch
trực tuyến trong hoạt động TMĐT đã góp phần thúc đẩy TTĐT phát triển. Tuy
nhiên việc áp dụng vào thực tế chưa đạt được hiệu quả như mong đợi do nhiều văn
bản chưa thực sự đi vào cuộc sống, cơ chế giám sát và chế tài chưa đủ mạnh, thiếu
cơ chế giải quyết tranh chấp.

2.2.3. Ảnh hưởng của hệ thống bảo mật trong Thương mại điện tử
Yếu tố bảo mật của các website của Việt Nam hiện nay thực tế chưa thực sự
tốt. Những website nổi tiếng đã đi vào hoạt động kinh doanh có hiệu quả thì lúc đó
hệ thống bảo mật mới được dần dần nâng cấp. Mặc dù vậy, các vụ án về thẻ tín
dụng giả, tài khoản ma vẫn được hacker tấn công mỗi ngày. Tuy việc gian lận này
có ở khắp nơi trên thế giới nhưng tại Việt Nam nó là nỗi nhức nhối bởi trình độ
công nghệ còn hạn chế, các tội phạm nước ngoài vì thế thường chọn Việt Nam cho
mục đích đen tối của chúng. Mặt khác, khi các giao dịch ngày càng tăng, không thể
nào không xuất hiện những lượt truy cập ngoài mong đợi.
Khi thiết lập một dự án thương mại điện tử thường vì do kiến thức của các
CIO (Giám đốc phụ trách thông tin) trong lĩnh vực bảo mật còn hạn chế hoặc do ý
muốn chủ quan, cứ thiết lập website trước, một thời gian sau đó khi hoạt động hiệu
quả mới đầu tư tiếp cho hệ thống bảo mật. Hơn thế nữa, đã là thương mại điện tử thì
cần phải thu hút thật nhiều khách hàng truy cập thì mới có cơ hội kinh doanh hiệu


×