Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

luận văn thạc sĩ xác định cấu trúc của polysaccharide dạng agar chiết từ một số loài rong đỏ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.62 MB, 106 trang )

BỘ GIÁO DỤC
VÀ ĐÀO TẠO

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC
VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

-----------------------------

Bùi Thị Mỹ Trâm

XÁC ĐỊNH CẤU TRÚC CỦA POLYSACCHARIDE
DẠNG AGAR CHIẾT TỪ MỘT SỐ LOÀI RONG ĐỎ

LUẬN VĂN THẠC SĨ HÓA HỌC

Nha Trang - 2019


BỘ GIÁO DỤC
VÀ ĐÀO TẠO

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC
VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

-----------------------------

Bùi Thị Mỹ Trâm



XÁC ĐỊNH CẤU TRÚC CỦA POLYSACCHARIDE
DẠNG AGAR CHIẾT TỪ MỘT SỐ LOÀI RONG ĐỎ

Chuyên ngành: Hóa Phân Tích
Mã số: 8440118

LUẬN VĂN THẠC SĨ HÓA HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
Hướng dẫn 1

Hướng dẫn 2

PGS. TS. Trần Thị Thanh Vân

PGS. TS. Thành Thị Thu Thủy

Nha Trang – 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài luận văn thạc sĩ: “ Xác định cấu trúc của
polysaccharide dạng agar chiết từ một số loài rong Đỏ” là do tôi thực hiện với
sự hướng dẫn của PGS. TS Trần Thị Thanh Vân - Viện Nghiên cứu và Ứng
dụng Công nghệ Nha Trang và PGS. TS Thành Thị Thu Thủy – Viện Hóa
học. Đây không phải là bảng sao chép của bất kỳ một cá nhân, tổ chức nào.
Các kết quả thực nghiệm, số liệu, nguồn thông tin trong luận văn là do chúng
tôi tiến hành, trích dẫn, tính toán và đánh giá. Tôi xin hoàn toàn chịu trách
nhiệm về những nội dung mà tôi đã trình bày trong luận văn này.
Nha Trang, ngày 29 tháng 9 năm 2019

HỌC VIÊN

Bùi Thị Mỹ Trâm


LỜI CẢM ƠN
Hoàn thành luận văn “Xác định cấu trúc của polysaccharide dạng agar
chiết từ một số loài rong Đỏ”. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Cô
PGS.TS-Trần Thị Thanh Vân – Viện Nghiên cứu và Ứng dụng Công nghệ
Nha Trang và Cô PGS. TS – Thành Thị Thu Thủy – Viện Hóa học Việt Nam
đã hết lòng truyền đạt kiến thức khoa học và kinh nghiệm, hướng dẫn, giúp đỡ
và tạo mọi điều kiện cho tôi trên con đường nghiên cứu khoa học.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các cán bộ phòng Hóa
phân tích và Triển khai công nghệ - Viện Nghiên cứu và Ứng dụng Công
nghệ Nha Trang đã giúp đỡ về cơ sở vật chất, thiết bị, dụng cụ thí nghiệm,
kiến thức thực nghiệm để tôi hoàn thành tốt đề tài của mình.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh đạo Học viện Khoa học và Công
nghệ Việt Nam, Ban Chủ nhiệm Khoa Hóa học và Phòng đào tạo đã giảng
dạy và tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp tôi thực hiện luận văn và hoàn thành
mọi thủ tục cần thiết. Đồng thời, tôi cũng xin cảm ơn các bạn học cùng lớp
cao học đã luôn đồng hành với tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Xin cảm ơn gia đình, người thân, đặc biệt là các bạn đồng nghiệp đã
luôn ủng hộ, chia sẻ những khó khăn với tôi trong cuộc sống và trong công
việc.
Và cuối cùng, xin cảm ơn Sở Giáo dục và Đào tạo Khánh Hòa, trường
THPT Lý Tự Trọng - Nha Trang đã tạo điều kiện để tôi có thể hoàn thành
khóa học sau đại học tại Viện Hóa học này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Nha Trang, ngày 29 tháng 9 năm 2019


Bùi Thị Mỹ Trâm


1

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................
MỤC LỤC................................................................................................. 1
DANH MỤC CÁC BẢNG ....................................................................... 4
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ ................................................... 6
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN .................................................................. 10
1.1. RONG ĐỎ ................................................................................... 10
1.1.1. Giới thiệu và phân loại rong Đỏ ........................................... 10
1.1.2. Giới thiệu một số loài rong Đỏ ở Việt Nam: Gracilaria
Heteroclada và Gracilaria Salicornia ........................................... 12
1.2. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ POLYSACCHARIDE DẠNG AGAR
............................................................................................................. 15
1.2.1. Nguồn gốc, tính chất gel và ứng dụng .................................. 15
1.2.2. Đặc điểm cấu trúc ................................................................. 20
1.3. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH CẤU TRÚC CỦA
POLYSACCHARIDE ........................................................................ 22
1.3.1. Phương pháp phổ hồng ngoại (IR) ....................................... 24
1.3.2. Phương pháp phổ cộng hưởng từ hạt nhân (NMR) .............. 25
1.3.3. Phương pháp phổ hai chiều HSQC, HMBC, COSY ............ 29
1.4. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU AGAR TRONG NƯỚC VÀ TRÊN
THẾ GIỚI ........................................................................................... 30
1.4.1. Tình hình nghiên cứu agar trên thế giới ............................... 30
1.4.2. Tình hình nghiên cứu agar trong nước ................................. 37

CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..... 39
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ..................................................... 39
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................... 41
2.2.1. Phương pháp tách chiết polysaccharide dạng agar ............... 41


2
2.2.2. Phương pháp xác định thành phần hóa học của
polysaccharide dạng agar ................................................................ 42
2.2.2.1. Xác định hàm lượng Carbohidrate ................................ 42
2.2.2.2. Xác định hàm lượng 3,6-anhydro-L-galactopyranose .. 42
2.2.2.3. Xác định độ ẩm của rong ............................................... 43
2.2.2.4. Xác định hàm lượng sulfate ........................................... 43
2.2.2.5. Xác định hàm lượng Agarose ........................................ 43
2.2.3. Phương pháp phân tích cấu trúc polysaccharide dạng agar . 44
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ......................................... 45
3.1. CHIẾT POLYSACCHARIDE VÀ XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN
HÓA HỌC CHÍNH ............................................................................. 45
3.1.1. Kết quả của việc chiết polysaccharide và phân tích thành
phần hóa học ................................................................................... 45
3.1.2. Kết quả của tính chất gel....................................................... 51
3.2. PHÂN TÍCH CẤU TRÚC CỦA POLYSACCHARIDE TỪ 02
LOÀI RONG GRACILARIA SALICORNIA VÀ GRACILARIA
HETEROCLADA................................................................................. 54
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................... 81
4.1. KẾT LUẬN .................................................................................. 81
4.2. KIẾN NGHỊ ................................................................................. 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................... 83



3
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
A
A’
AOAC
COSY
DEAE-C
DG
DG6M
DMSO
DSS
FTIR
G
G’
HMBC
HSQC
LA
Me
NMR
NOESY
TMS
UV-VIS
2OMeA’
6OMeG’

: [→4)3,6-anhydro-α-L-galactose (1→]
: [→4)2-O-Me-3,6-anhydro-α-L-galactose (1→]
: Association of Official Analytical Chemists
( Hiệp hội các nhà hoá phân tích chính thống)
: Corelation Spectroscopy

(phổ tương tác proton)
: Diethylaminoethyl cellulose
: β – D-galactose
: 6-O-Me-β-D-galactose
: Dimethyl sulfoxit (CH3)2SO
: Acid 4,4-dimethyl-4-silapentane-1-sulfonic
: Fourier Transform Infrared spectroscopy
( quang phổ hồng ngoại biến đổi)
: [→3) β-D-galactose (1→]
: [→3)6-O-Me-β-D-galactose (1→]
: Heteronuclear Multiple Bond Correlation
(phổ tương tác dị nhân qua nhiều liên kết)
: Heteronuclear Single Quantum Correlation
(phổ tương tác dị nhân qua một liên kết)
: 3,6-anhydro-α-L-galactose
: Methyl
: Nuclear Magnetic Resonance
( phổ cộng hưởng từ hạt nhân)
: Nuclear Overhauser Effect Spectroscopy
( phổ hiệu ứng hạt nhân )
: Tetramethylsilane (Si(CH3)4)
: Ultraviolet and Visible
( phổ tử ngoại và khả kiến)
: nhóm methyl của 2-O-Me-3,6-anhydro-α-L-galactose
: nhóm methyl của 6-O-Me-β-D-galactose


4

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1. Số liệu từ quá trình chiết tách polysaccharide ....................... 45
Bảng 3.2. Giá trị mật độ quang tương ứng với nồng độ fructozo .......... 47
Bảng 3.3. Thành phần hóa học của polysaccharide chiết từ loài rong Đỏ
Gracilaria Heteroclada và rong Gracilaria Salicornia ......................... 49
Bảng 3.4. Bảng thông số thể hiện khả năng tạo gel của hai loài rong
Gracilaria Heteroclada và Gracilaria Salicornia.................................. 52
Bảng 3.5. Một số dao động đặc trưng của các nhóm nguyên tử và các
liên kết trong agar .................................................................................. 54
Bảng 3.6. Một số số sóng đặc trưng trong phổ trong phổ hồng ngoại (IR)
của 02 mẫu agar chiết từ 02 loài rong Gracilaria Heteroclada và
Gracilaria Salicornia .............................................................................. 56
Bảng 3.7. Tỉ lệ các cường độ hấp thụ của các cặp tần số ....................... 57
Bảng 3.8. Tỉ lệ các cường độ hấp thụ của cặp tần số 930/2920 ............. 58
Bảng 3.9. Các dạng cấu trúc agar ........................................................... 60
Bảng 3.10. Kết quả phân tích phổ 13C NMR của polysaccharide chiết từ
loài rong Gracilaria Salicornia .............................................................. 61
Bảng 3.11. Kết quả phân tích phổ 1H NMR của agar chiết có xử lý kiềm
từ rong Gracilaria Salicornia ................................................................. 62
Bảng 3.12. Tín hiệu phổ COSY của agar chiết có xử lý kiềm từ rong
Gracilaria Salicornia .............................................................................. 65
Bảng 3.13. Tín hiệu phổ HSQC của agar chiết kiềm từ rong Gracilaria
Salicornia ................................................................................................ 65
Bảng 3.14. Tín hiệu phổ HMBC của agar chiết có xử lý kiềm từ rong
Gracilaria Salicornia .............................................................................. 66
Bảng 3.15. Kết quả phân tích phổ 13C NMR của polysaccharide chiết từ
loài rong Gracilaria Heteroclada ........................................................... 71
Bảng 3.16. Kết quả phân tích phổ 1H NMR của agar chiết có xử lý kiềm
từ rong Gracilaria Heteroclada .............................................................. 73



5
Bảng 3.17. Tín hiệu phổ COSY của agar chiết có xử lý kiềm từ rong
Gracilaria Heteroclada .......................................................................... 76
Bảng 3.18. Tín hiệu phổ HSQC của agar chiết kiềm từ rong Gracilaria
Heteroclada ............................................................................................. 77
Bảng 3.19. Tín hiệu phổ HMBC của agar chiết có xử lý kiềm từ rong
Gracilaria Heteroclada .......................................................................... 79


6

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 1.1. Biểu đồ so sánh các ngành rong trên Thế giới ....................... 10
Hình 1.2. Hình ảnh của rong Gracilaria Heteroclada ........................... 13
Hình 1.3. Hình ảnh của rong Gracilaria Salicornia ............................... 14
Hình 1.4. Cơ chế geling của agar ........................................................... 18
Hình 1.5. Cấu trúc phân tử của Agarose ................................................ 21
Hình 1.6. Cấu trúc của phân tử Agaropectin ......................................... 22
Hình 2.1. Đầm Cù Mông – Xuân Đài – Phú Yên ................................... 39
Hình 2.2. Hình ảnh bản đồ Hòn Chồng – Nha Trang – Khánh Hòa ...... 39
Hình 2.3. Sơ đồ sơ chế rong và lưu giữ mẫu .......................................... 40
Hình 2.4. Quy trình chiết tách agar cơ bản ............................................ 41
Hình 3.1. Hình ảnh nấu chiết agar từ rong Đỏ tại phòng thí nghiệm Hóa
phân tích – Viện Nghiên cứu và Ứng dụng Công nghệ Nha Trang ....... 45
Hình 3.2. Biểu đồ so sánh hàm lượng agar chiết theo phương pháp tự
nhiên và chiết xử lý kiềm của hai loài rong Gracilaria Heteroclada và
Gracilaria Salicornia .............................................................................. 46
Hình 3.3. Sự thay đổi màu sắc theo thời gian đun nóng - nước bắt đầu
đạt nhiệt độ 80oC ..................................................................................... 48
Hình 3.4. Sự thay đổi màu sắc theo thời gian đun nóng – nhiệt độ cố

định 80oC sau 5 phút ............................................................................... 48
Hình 3.5. Sự thay đổi màu sắc theo thời gian đun nóng – nhiệt độ cố
định 80oC sau 10 phút ............................................................................. 48
Hình 3.6. Đồ thị đường chuẩn Nồng độ (µmol/mL) – Mật độ quang .... 47
Hình 3.7. Phản ứng chuyển hóa của porphyran sang agarose .............. 50
Hình 3.8. Biểu đồ so sánh hiệu suất chiết agarose theo phương pháp tự
nhiên và chiết xử lý kiềm của hai loài rong Gracilaria Heteroclada và
Gracilaria Salicornia .............................................................................. 51
Hình 3.9. Biểu đồ so sánh sức đông của agar chiết theo phương pháp tự
nhiên và chiết xử lý kiềm của hai loài rong Gracilaria Heteroclada và
Gracilaria Salicornia .............................................................................. 52


7
Hình 3.10. Phổ IR của agar từ Gracilaria Heteroclada ......................... 55
Hình 3.11. Phổ IR của agar từ Gracilaria Salicornia ............................ 56
Hình 3.12. Phổ 13C NMR của rong Gracilaria Salicornia ..................... 61
Hình 3.13. Phổ 1H NMR của agar chiết có xử lý kiềm từ rong Gracilaria
Salicornia ................................................................................................ 62
Hình 3.14. Phổ HSQC của agar chiết có xử lý kiềm từ rong Gracilaria
Salicornia ................................................................................................ 63
Hình 3.15. Phổ COSY của agar có xử lý kiềm từ rong Gracilaria
Salicornia ................................................................................................ 64
Hình 3.16. Phổ 0 của agar chiết có xử lý kiềm từ rong Gracilaria
Salicornia ................................................................................................ 67
Hình 3.17. Cấu trúc phân đoạn agarose ................................................. 68
Hình 3.18. Phổ 13C NMR của rong Gracilaria heteroclada .................... 69
Hình 3.19. Phổ 13C NMR mở rộng của rong Gracilaria Heteroclada ... 70
Hình 3.20. Phổ 1H NMR của agar chiết có xử lý kiềm từ rong Gracilaria
Heteroclada ............................................................................................. 72

Hình 3.21. Phổ 1H NMR mở rộng của agar chiết có xử lý kiềm từ rong
Gracilaria Heteroclada .......................................................................... 72
Hình 3.22. Phổ HSQC của agar chiết có xử lý kiềm từ rong Gracilaria
Heteroclada ............................................................................................. 74
Hình 3.23. Phổ HSQC mở rộng của agar chiết có xử lý kiềm từ rong
Gracilaria Heteroclada .......................................................................... 75
Hình 3.24. Phổ COSY của agar có xử lý kiềm từ rong Gracilaria
Heteroclada ............................................................................................. 76
Hình 3.25. Phổ HMBC của agar chiết có xử lý kiềm từ rong Gracilaria
Heteroclada ............................................................................................. 78
Hình 3.26. Cấu trúc phân đoạn agarose ................................................. 80
Hình 3.27. Cấu trúc phân đoạn agaropectin .......................................... 80


8
MỞ ĐẦU
Rong biển là nguồn các hoạt chất sinh học bao gồm carotenoid, các acid
béo, vitamin, muối khoáng ….[1]. Trong số các hoạt chất sinh học trên thì
polysaccharide là chất thu hút các nhà nghiên cứu và nhà sản xuất thực phẩm
chức năng nhất do có cấu trúc đa dạng và hoạt tính sinh học phong phú.
Polysaccharide dạng agar được tách chiết từ các loài rong thuộc ngành
rong Đỏ (Agarophyte). Nhờ khả năng tạo gel đặc biệt và hoạt tính oxi hóa cao
mà nó được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực công nghệ chế biến thực
phẩm, nông nghiệp, y dược và công nghệ sinh học.
Nguyên liệu chủ yếu để chế biến agar trên thế giới là các loài rong thuộc
họ Gracilariales (Gracilaria và Hydropuntia) chiếm 60% sản lượng nguyên
liệu và họ Gelidiales (Gelidium và Pterocladia) chiếm 40% sản lượng nguyên
liệu [2]. Đã có nhiều công trình công bố về cấu trúc và hoạt tính sinh học của
một số loài rong Agarophytes tại các vùng biển khác nhau trên thế giới. Kết
quả cho thấy tùy theo loài và vị trí địa lý nơi rong sinh sống mà cấu trúc hóa

học, tính chất gel và hoạt tính sinh học của polysaccharide chiết từ các loài
rong là rất khác nhau. Tuy nhiên hầu như tất cả các polysaccharide dạng agar
đều thể hiện một số hoạt tính sinh học như kháng u, kháng khuẩn và chống
oxi hóa [3], [4], [5], [6].
Vùng biển nước ta có nguồn tài nguyên rong biển Agarophytes hết sức
phong phú. Chúng gồm tất cả các loài rong thuộc chi Gracilaria và một vài
loài thuộc chi Hydropuntia và Gelidiella. Đặc điểm hóa học, tính chất gel và
hoạt tính gây độc tế bào ung thư của các polysaccharide chiết từ các loài rong
thuộc chi Hydropuntia , Gracilaria và Gelidiella đã được công bố [7], [8]
[9]. Tuy nhiên chưa có công trình nghiên cứu về polysaccharide từ rong
Gracilaria Heteroclada (rong câu cước) và Gracilaria Salicornia, mặc dù
đây là các loài rong phân bố rộng rãi ở vùng biển miền Trung và đã được dân
ven biển thương mại hóa để làm thực phẩm với các hình thức khác nhau.
Do vậy chúng tôi chọn đề tài “ Xác định cấu trúc của polysaccharide dạng
agar từ một số loài rong Đỏ”, với mục tiêu nghiên cứu chiết tách, xác định
đặc trưng cấu trúc, và hơn thế nữa là để góp phần định hướng cho việc sử


9
dụng trong công nghiệp với những điều kiện như thế nào để đạt được hiệu quả
cao nhất từ 02 loài rong Gracilaria Heteroclada, và rong Gracilaria
Salicornia từ quá trình khảo sát tính chất gel của polysaccharide chiết tách từ
loài rong này.
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đặt ra, chúng tôi đặt ra các nội dung
nghiên cứu cụ thể là:
1. Thu thập và định danh rong Đỏ Gracilaria Salicornia và Gracilaria
Heteroclada.
2. Chiết tách, tinh chế polysaccharide từ các loài rong này.
3. Nghiên cứu đặc trưng cấu trúc của polysaccharide thu được.
4. Khảo sát tính chất gel của polysaccharide thu được.



10
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. RONG ĐỎ
1.1.1. Giới thiệu và phân loại rong Đỏ
Rong biển là một nhóm thực vật thủy sinh bậc thấp, có kích thước và
hình dạng rất phong phú. Chúng còn được gọi là seaweed, marine algae hay
marine plant. Rong biển sống thành quần thể ở biển hoặc vùng nước lợ ven
biển, mọc trên các rạn san hô hoặc trên các vách đá, hoặc có thể mọc dưới
tầng nước sâu với điều kiện có ánh sáng mặt trời chiếu tới để quang hợp. Rất
đặc biệt so với nhóm thực vật bậc cao, toàn bộ cơ thể của rong có chung một
chức năng tự dưỡng, có khả năng quang hợp, hô hấp, trao đổi khí và hấp thụ
chất dinh dưỡng từ môi trường. Các bộ phận của rong biển như lá, thân và rễ
giả của chúng chưa có chức năng riêng biệt, ví dụ như rễ chỉ là một bộ phận tế
bào có nhiệm vụ đính cơ thể rong với vật bám, không hút được chất dinh
dưỡng ở vật bám, thân và lá có cùng chức năng tự dưỡng. Quá trình phát sinh
không có giai đoạn phôi thai mà chỉ có hợp tử, hợp tử có khả năng phát triển
độc lập với cơ thể mẹ [10]. Nhờ có chất diệp lục, rong biển thu nhận nguồn
năng lượng từ ánh sáng mặt trời, carbon dioxide (CO2) và nước (H2O) để tổng
hợp các chất hữu cơ thông qua quá trình quang hợp. Do có sinh khối lớn nên
rong biển đã tạo ra nguồn vật chất dồi dào cho hệ sinh thái biển và lượng lớn
oxygen cho sự hô hấp của con người và động vật trên cạn.
Qua quá trình nghiên cứu, các nhà thực vật học đã chia giới thực vật
này ra thành những bậc phân loại cơ bản sau: ngành, lớp, bộ, họ, chi, loài.
Trong tiến trình phát triển, phân loại học thực vật nói chung và phân loại rong
nói riêng liên tục được cải tiến để ngày càng hoàn thiện hơn các phương pháp
nghiên cứu và hoàn thiện dần các hệ thống phân loại [11].

Hình 1.1. Biểu đồ so sánh các ngành rong trên Thế giới



11
Có nhiều quan điểm khác nhau về cách phân loại rong biển. Tùy thuộc
vào thành phần cấu tạo, thành phần sắc tố, đặc điểm hình thái, đặc điểm sinh
sản mà rong biển được chia thành nhiều ngành khác nhau. Trong đó, ba ngành
rong chính có giá trị kinh tế cao là rong Lục (Chlorophyta), rong Nâu
(Phaeophyta) và rong Đỏ (Rhodophyta) [10].
Rong Đỏ có mặt ở hầu hết các đại dương nhưng chỉ tập trung ở các
vùng biển ấm nhiệt đới. Rong Đỏ khi tươi thường có màu hồng lục, hồng tím,
hồng nâu, do có chứa các sắc tố phycoerythrin và phycocyanin, chlorophyll,
β-carotene và một số xanthophyll. Mức độ màu sắc của rong phụ thuộc vào sự
phối hợp về tỷ lệ và thành phần giữa các sắc tố này. Điểm khác biệt với hầu
hết các loài rong khác là rong Đỏ có sắc tố phycobilin gồm hai sắc tố
phycoerythrin và phycocyanin. Thường phycoerythrin chiếm ưu thế hơn
phycocyanin ở hầu hết các loài. Rong Đỏ thường có màu sắc rực rỡ ở những
loài sống ở vùng dưới triều hoặc ở vùng bị che bóng. Ngay trong một loài,
theo chiều phân bố thẳng đứng, rong cũng thay đổi màu tùy theo chất lượng
ánh sáng tới chúng [12]. Khi khô tùy theo phương pháp chế biến, rong chuyển
sang màu nâu hay nâu vàng đến vàng [13].
Ngành rong Đỏ có khoảng 2.500 loài, gồm 400 chi thuộc nhiều họ khác
nhau, phần lớn chúng được cấu tạo từ nhiều tế bào, còn lại được cấu tạo bởi
dạng một tế bào hay quần thể. Phần lớn rong Đỏ sống ở biển sâu, nơi có thủy
triều thấp [10], [13].
Trên thế giới, rong Đỏ được sử dụng với khối lượng lớn để phục vụ
cuộc sống con người tùy vào thành phần mà nó cung cấp. Cụ thể, một số loài
có hàm lượng cao về agar, carrageenan, furcellaran được sử dụng để chế biến
keo rong biển. Các loài rong Đỏ được chia thành các nhóm chính [13]:
- Nhóm rong cho agar (Agarophite): Bao gồm các chi như Gelidium,
Gracilaria, Gelidiella, ...

- Nhóm rong cho carrageenan (Carrageenophite): Bao gồm các chi như
Gigartina, Eucheuma, Chondrus, Iridaea...
Ngoài ra, còn có nhóm rong furcellaran (Gelan): điển hình của nhóm
này là Furcellaria.


12
Tại Việt Nam, có khoảng 827 loài rong biển đã được báo cáo, trong đó,
ngành rong Đỏ Rhodophyta chiếm số loài cao nhất (412 loài), tiếp theo là
rong Lục (180 loài), rong Nâu Phaeophyceae (147 loài) và cuối cùng là vi tảo
Cyanobacteria (88 loài). Số loài này ít hơn so với Philippines (1011 loài),
nhưng nhiều hơn so với Đài Loan (288 loài), Thái Lan (182 loài) và Malaysia
(241 loài) [14].
Các loài rong Đỏ chứa agar hiện có ở Việt Nam khoảng 51 loài. Chúng
thuộc các chi Gracilaria (12 loài), Gracilariopsis (2 loài), Hydropuntia (6
loài), Gelidium (9 loài), Gelidiella (5 loài), Pterocladia (4 loài), Hypnea (13
loài) ... Trong đó, nhiều loài có tiềm năng khai thác và nuôi trồng [15].
Các tỉnh thuộc khu vực miền Trung Việt Nam như Quảng Ngãi, Bình
Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận ... có bờ biển dài với đa dạng các
kiểu thủy vực như đầm, phá, cửa sông, vũng, vịnh và các loài nền đáy khác
nhau như nền đáy cát, sỏi, đá tảng, san hô chết ... rất thuận lợi cho các loài
rong sinh trưởng và phát triển, đặc biệt là các loài rong Đỏ [14].
1.1.2. Giới thiệu một số loài rong Đỏ ở Việt Nam: Gracilaria
Heteroclada và Gracilaria Salicornia
Cả hai loại rong Gracilaria Heteroclada và Gracilaria Salicornia đều
thuộc chi rong Câu – Gracilaria, họ Gracilariaceae, bộ Gracilariales, lớp
Florideophyceae, ngành rong Đỏ - Rhodophyta. Hai loại rong này được đánh
giá là có giá trị kinh tế lớn, đang được các ngành tập trung nghiên cứu để khai
thác tiềm năng. Chúng có thể được sử dụng ở cả hai dạng khô và tươi.
1.1.2.1. Gracilaria Heteroclada

Gracilaria Heteroclada có tên tiếng Việt là rong câu cước, được phát hiện bởi
J.F.Zhang và B.M.Xia năm 1988. Gracilaria Heteroclada phân bố ở vùng pH
trung tính (pH từ 7 -8). Các thủy vực nơi có xuất hiện của rong có độ mặn
dao động trong khoảng 20-27 ppt.
Rong Gracilaria Heteroclada có sinh khối lớn, sinh trưởng tốt vào giai
đoạn từ tháng 4 đến tháng 6, chúng có thể phát triển trong ao nước lợ và đầm
phá, cũng như ở các bãi dưới triều trên nền đất đá, phát triển tốt vào mùa đông
- xuân. Loài rong này được sử dụng dạng tươi lẫn dạng khô.


13
Trồng Gracilaria Heteroclada bắt đầu ở Việt Nam vào cuối những năm 80
của thế kỷ trước. Rong này bắt gặp trong tự nhiên (miền Trung Việt Nam) ở
hai dạng: sinh sản hữu tính và vô tính, cũng như nhân bản vô tính. Dạng thứ
nhất của Gracilaria phát triển ở vùng biển, trên nền đáy cứng, trong vùng
triều, dạng thứ hai - trong các đầm phá nước lợ, trên đáy cát và bùn, thường ở
dạng không bám.

Hình 1.2. Hình ảnh của rong Gracilaria Heteroclada
Trồng Gracilaria Heteroclada tại các tỉnh miền Trung và miền Nam
chủ yếu ở các tỉnh Phú Yên và Bà Rịa Vũng Tàu. Những loài này của
Gracilaria không chỉ trồng thâm canh và bán thâm canh, mà còn nuôi ghép
với tôm. Rong giống rải trên đáy cát hay bùn. Rong phát triển nhanh nhất ở độ
mặn 25 - 30 ‰ và ở nhiệt độ 26 – 32oC với tốc độ 5-7%/ngày. Độ mặn thấp
hơn 20‰ và nhiệt độ cao hơn 34oC thì sự tăng trưởng bị kìm hãm (Phạm Văn
Huyên,1998). Nếu độ mặn ở các vùng đầm phá trong năm không giảm xuống
dưới 20 ‰, thì Gracilaria Heteroclada có thể trồng được quanh năm. Rong
được trồng trong ao nuôi tôm làm gia tăng thu hoạch cả tảo và động vật giáp
xác. Hiện nay, Gracilaria Heteroclada trồng khoảng 100 ha. Năng suất là 1,5
- 2,0 tấn khô/ ha. Rong biển này được trồng chủ yếu để sản xuất agar thực

phẩm chất lượng cao.


14
1.1.2.2. Gracilaria Salicornia
Gracilaria Salicornia lần đầu tiên được phát hiện ở bến cảng Hawaii
và các khu vực lân cận (Smith Hunter và Smith 2002).

Hình 1.3. Hình ảnh của rong Gracilaria Salicornia
Gracilaria Salicornia thay đổi màu sắc từ màu vàng sáng ở đầu đến
màu cam, xanh lá cây hoặc nâu ở gốc. Thân có dạng hình trụ (đường kính 0,5
cm) và phân nhánh nhị phân với các co thắt ở đáy của mỗi nhị phân. Ở
Hawai, nó thường phát triển rất mạnh ở mọi địa hình, bám chặt vào lớp nền
cứng và có thể dày tới 25-40 cm; trong môi trường tĩnh, nó có thể phát triển ở
dạng thẳng đứng và phân nhánh dễ dàng hơn, phát triển khá tự do. Gracilaria
Salicornia sinh sản chủ yếu thông qua sự phân nhánh và nhân giống tự nhiên
(Smith Pers. Comm. 2003). Gracilaria Salicornia mọc trên đất đá, trên san hô
chết ở những khu vực bãi triều và dưới triều vào mùa xuân và đầu mùa hè.
Ở vùng nhiệt đới, Gracilaria Salicornia có thể gây ra mối đe dọa đối
với cả môi trường sống san hô và sinh vật biển (Smith Hunter và Smith 2002)
vì nó phát triển với quy mô rộng. Một vài nghiên cứu đã được thực hiện về hệ
sinh thái của Gracilaria Salicornia ở các phạm vi khác nhau. Và các nhà
nghiên cứu đã rút ra được rằng hình thái hình thành thảm độc đáo của
Gracilaria Salicornia dễ dàng thích nghi và chịu được nhiều điều kiện ánh
sáng khác nhau (Beach et al. 1997, trong Smith et al. 2004). Ngoài ra, nó cũng
thích nghi với những loại chất dinh dưỡng khác nhau (Larned 1998, trong
Smith et al. 2004). Dựa trên các thí nghiệm điều tra thì rong Gracilaria


15

Salicornia có thể chịu đựng các môi trường sống vô cùng khắc nghiệt. Nếu
nhiệt độ nước biển hơn 41oC cùng với dung dịch muối bão hòa 75% hay 50%,
Gracilaria Salicornia mới có thể chết (Smith et al. 2004). Khả năng chịu
đựng này cho phép Gracilaria Salicornia phát triển mạnh trong các điều kiện
từ nước ngọt đến nước biển, nhiệt độ chịu đựng được dao động từ dòng chảy
nước mát đến cả các khu vực ấm (Smith et al. 2004). Với sức sống mãnh liệt
như vậy, Gracilaria Salicornia thậm chí có thể đe dọa các rạn san hô và các
sinh vật đáy ở Hawaii cũng như các nơi khác. Bởi vì nó có thể làm giảm sự đa
dạng hoặc thay đổi cấu trúc các loài sinh vật biển. Trong nhiều trường hợp,
Gracilaria Salicornia trở nên chiếm ưu thế về mặt sinh thái và phát triển trên
các rạn san hô, làm giảm số lượng và giá trị của các rạn san hô (Hughes 1994,
trong Smith Hunter và Smith 2002). Ví dụ, tại các khu vực của Hawaii như
Waikiki, Gracilaria Salicornia đã trở thành loài sinh vật đáy chiếm phần diện
tích lớn nhất trong khi ở khu vực này, trước đây có hơn 60 loài tảo khác nhau
sinh sống (Doty 1969, trong Smith et al. 2004).
Gracilaria Salicornia sinh sản chủ yếu thông qua sự phân nhánh và
nhân giống tự nhiên (Smith Pers. Comm. 2003). Chính vì vậy, việc sử dụng
được loại rong này trong công nghệ thực phẩm sẽ phần nào giải quyết được
những vấn đề về môi trường mà các nhà khoa học quan tâm, đồng thời đem
lại những giá trị vô cùng to lớn về cả kinh tế và sức khỏe cộng đồng.
1.2. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ POLYSACCHARIDE DẠNG AGAR
1.2.1. Nguồn gốc, tính chất gel và ứng dụng
1.2.1.1. Nguồn gốc
Agar là chất dinh dưỡng được rong Đỏ tích lũy theo thời gian sinh
trưởng, dưới dạng polymer phức tạp liên kết với các ion khoáng có trong cây
rong [13].
Agar hay còn gọi là agar-agar, là phycocolloid có nguồn gốc cổ xưa
nhất (giữa thế kỷ XVII). Tại Nhật Bản, agar được phát hiện bởi Minoya
Tarozaemon năm 1658 [16]. Tuy nhiên, tên agar-agar lại xuất phát tại
Malaysia. Ngoài ra, agar còn được gọi là kanten (Nhật Bản), dongfen (Trung

Quốc), gelose (các nước nói tiếng Pháp và Bồ Đào Nha) [17].


16
Agar có thể được chiết xuất từ các loài rong nhóm Agarophyte thuộc
các chi khác nhau như: Gelidium (Gelidium sesquipedale, Gelidium amansii,
Gelidium robustum ...), Gracilaria (Gracilaria chilense, Gracilaria
tenuistipitata, Gracilaria edulis, Gracilaria acerosa ...), Gracilariopsis
(Gracilariopsis lamaneiformis, Gracilariopsis sjostedtii... [18].
1.2.1.2. Tính chất gel
Agar là một chất vô định hình, dạng gel không màu, không vị, dạng bột
hoặc dạng sợi có màu trắng hoặc trắng ngà. Agar không tan trong nước lạnh,
trương phồng đáng kể trong nước, hòa tan trong nước nóng và khi làm nguội
thì đông lại tạo thể gel khối có tính đàn hồi. Agar kết tủa trong ethanol, trong
acetone, amylic alcohol. Agar có khả năng tạo gel khi để nguội hay khi làm
lạnh dung dịch. Khác với carragenan và alginate, gel agar không cần dùng các
ion tạo gel [13], [17].
Một số tính chất đặc biệt của agar là có khả năng hình thành gel một
cách thuận nghịch với nhiệt độ (hình 1.4) và sự trễ nhiệt tạo gel (gelation
hysteresis) –sự khác biệt lớn giữa nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ tạo gel.
Agar từ các loài rong khác nhau thì tính chất gel chịu ảnh hưởng bởi những
nhiệt độ khác nhau. Agar từ Gelidium đông đặc khoảng từ 28oC đến 31oC và
nhiệt độ tan chảy từ 80oC đến 90oC. Agar từ Gracilaria đông đặc ở nhiệt độ
khoảng từ 29oC đến 42oC và tan chảy ở nhiệt độ từ 76oC đến 92oC. Hàm
lượng methoxy ảnh hưởng đến nhiệt độ tạo gel của agar. Khi hàm lượng
methoxy trong agarose Gracilaria tăng, nhiệt độ tạo gel tương ứng cũng tăng
lên [17].
Ở thể gel, agar có thể chịu lực (sức đông). Đây là một số thông số chất
lượng quan trọng của gel agar. Các yếu tố ảnh hưởng đến sức đông gel agar là
loài rong môi trường sinh thái, thời gian thu hoạch và phương pháp xử lý

rong. Agar có thể bị thủy phân cắt mạch khi gặp các yếu tố thủy phân như
acid, kiềm, enzyme. Từ tính chất này, cần đặc biệt lưu ý khi cho rong tiếp xúc
với môi trường acid hay kiềm, nhiệt độ cao trong quá trình gia công xử lý,
nấu chiết và tẩy trắng. Khi hòa tan, agar tạo dung dịch có độ nhớt cao, có tính
keo. Độ nhớt của các dung dịch agar thay đổi phụ thuộc vào nguồn nguyên
liệu và các điều kiện chiết xuất agar [13].


17
Các tính chất gel agar không chỉ phụ thuộc vào thành phần hóa học của
chúng như agarose, sulfate, methoxy, pyruvic acid mà còn phụ thuộc vào vị
trí của nhóm thế [13], [17], [19]. Khi dung dịch nóng, agar ở dạng hòa tan,
các phân tử agar nằm ngẫu nhiên trong dung dịch. Khi nhiệt độ thấp dần, các
phân tử agar tiến đến gần nhau và bắt đầu cuộn xoắn vào nhau, quá trình tạo
gel bắt đầu. Cấu trúc gel của agar là giữa các phân tử trung tính hình thành
chuỗi xoắn kép do tương tác Van der Waals và liên kết hidrogen tạo thành,
sau đó nhiều mối liên kết hình thành nên mạng lưới vĩ mô tạo nên độ chắc của
gel. Vì vậy khi có mặt nhóm thế phân cực hay mang điện tích thì một mặt, nó
ảnh hưởng đến độ bền của liên kết hydrogen trong gel, mặt khác ảnh hưởng
đến trật tự cấu trúc nguyên tử trong mạng lưới gel của agar, ảnh hưởng đến
tính chất gel của agar. Bên cạnh đó, còn có yếu tố ảnh hưởng lớn đến đặc tính
gel của agar là hàm lượng LA cũng như độ lặp lại của các monomer DG và
LA. Gel agar có cấu trúc xoắn được xác định bằng phương pháp nhiễu xạ tia
X. Vì agar chứa LA, gel có cấu trúc xoắn trái. So với gel carrageenan, gel
agar có bước xoắn nhỏ hơn 26 Å vì chứa ít nhóm sulfate hơn. Khi chứa ít
nhóm sulfate, vòng xoắn của gel sẽ chặt hơn và gọn hơn [17].
Trong dung dịch nước, do các nhóm hydroxyl và nhóm sulfate trong
phân tử agar tạo thành các liên kết hydro với các phân tử nước, các vùng
tương tác giữa các phân tử và trong nội bộ phân tử hình thành hai loại phân tử
là loại kết hợp và loại không kết hợp. Trạng thái sol tồn tại hai loại hạt có kích

thước khác nhau là loại hạt đơn có kích thước từ 20-50nm và loại hạt kết hợp
có kích thước từ 200-700nm.
Khi hạ nhiệt độ đến khoảng 40oC, bán kính thủy lực của các hạt tăng
dần lên và chuyển từ cấu trúc hạt sang cấu hình gậy, mạng lưới gel bắt đầu
được hình thành làm tăng tính dị thể của cấu trúc. Khi một mạng lưới gel nhỏ
được hình thành, nó sẽ nằm cân bằng động với cả mạng lưới, nghĩa là nó sẽ bị
xáo trộn và phục hồi thường xuyên sau một khoảng thời gian, sau đó khi các
phân tử agar tham gia vào mạng lưới nhiều hơn, nó sẽ dần dần đạt đến trạng
thái cân bằng bền hơn [17].
Agar thường tương thích với hầu hết các polysaccharide khác và với
protein gần như là vô điều kiện mà không có kết tủa hay dẫn đến sự thoái


18
biến. Tuy nhiên, sự kết hợp của đường vào hệ agar có thể làm tăng sức đông
của gel. Các đường cạnh tranh nước với agar trong hệ, có hiệu lực làm tăng
nồng độ thạch agar. Các polyol, như ethylene glycol và glycerol, cũng gây
một tác dụng tương tự [17].

Hình 1.4. Cơ chế geling của agar [20]
Ngoài ra, một số polysaccharide dạng agar còn có hoạt tính sinh học đã
được nghiên cứu và ứng dụng trong lĩnh vực y-dược [16], [21], [22], [23].
1.2.1.3. Ứng dụng
Agar được sử dụng chủ yếu dựa vào khả năng tạo gel và những đặc tính
độc đáo của gel agar. Khoảng 60% tổng sản lượng agar được dùng cho mục
đích thực phẩm, còn lại 40% dùng cho các lĩnh vực khác như dược phẩm, y
học, công nghệ sinh học ...
Agar từ lâu đã được người dân chiết xuất từ các loài rong biển Đỏ quen
thuộc để chế biến thạch, đông sương, các món salad hoa quả. Agar cung cấp



19
rất ít calorie nên đây là món ăn rất tốt dùng cho người ăn kiêng, giảm cân
[17].
Agar rất dễ sử dụng do có sự khác biệt lớn giữa nhiệt độ nóng chảy và
nhiệt độ tạo gel. Gel agar không tan chảy ở nhiệt độ thường mà chỉ tan chảy ở
nhiệt độ 80oC trở lên. Bên cạnh đó, agar còn có khả năng cạnh tranh với các
chất tạo đông khác bởi chỉ cần hàm lượng khoảng 1% đã tạo cho thực phẩm
có sức đông khá cao [13].
Agar là loại keo rong biển được dùng trong thực phẩm sớm nhất, được
cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ, FDA xếp vào loại thực
phẩm an toàn, Bộ luật Vệ sinh thực phẩm của FAO/WHO đã cho phép dùng
agar trong thực phẩm [17]. Agar được xếp vào danh mục các chất phụ gia
thực phẩm của Bộ Y tế - E406 với vai trò chất làm đặc, chất nhũ hóa, chất ổn
định, chất độn trong thực phẩm.
Agar được sử dụng thay thế cho pectin trong sản phẩm mứt trái cây.
Agar là chất ổn định, tạo nhũ, ngăn ngừa mất nước trong kem, chocolate hoặc
làm tăng độ nhớt và độ bám dính của men với bánh, giảm sứt mẻ và nứt, ngăn
men tan chảy. Mặt khác, agar được tiêu hóa trong cơ thể người không hoàn
toàn, dưới 10% polysaccharide trong agar được đồng hóa, do đó agar được sử
dụng để sản xuất các loại bánh kẹo chứa ít năng lượng, các thực phẩm ăn
kiêng, như bánh mì calorie thấp với lượng agar dùng khoảng từ 0,1 đến 1,0%
[24].
Agar được sử dụng thay thế gelatin trong một số sản phẩm thịt và cá,
phụ gia thay cho borate trong giò lụa; làm tăng cường khả năng đông tụ, tạo
độ giòn, độ dai cho sản phẩm giò chả. Trong công nghiệp thịt đặc biệt là khi
sản xuất xúc xích dùng agar cho phép giảm chất béo, giảm cholesterol và đảm
bảo cho độ đông kết của xúc xích, giúp giữ màu sắc trong sản phẩm thịt [24].
Agar còn là phụ gia được dùng tạo môi trường có độ nhớt trong các sản phẩm
thạch giải khát, nước uống.

Trong y-dược học [13], agar được dùng làm thuốc nhuận tràng, điều trị
một số bệnh đường ruột, điều chỉnh rối loạn tiêu hóa. Agar còn được dùng
làm vỏ bao gói dược phẩm, tá dược điều chế thuốc viên, cao thuốc...


20
Năm 1882, Walther Hess [24] đã sử dụng polysaccharide của rong biển
như một chất cố định vi sinh vật, một môi trường nuôi cấy và phân lập vi sinh
vật. Nhờ tính chất trung hòa điện học, ổn định nhiệt học và sức đông cao, agar
là môi trường được dùng phổ biến để nuôi cấy vi khuẩn, sử dụng trong kỹ
thuật nuôi cấy mô thực vật. Agar được dùng cho mục đích này phải có độ tinh
khiết cao, phải được điều chế một cách đặc biệt và kiểm tra nghiêm ngặt.
Agarose là một dạng gel lý tưởng cho sự khuếch tán và di chuyển động
lực điên di của các polymer sinh học. Vì vậy, gel agarose được sử dụng rộng
rãi trong ngành y học và công nghệ sinh học. Nó được sử dụng trong điện di
phân lập protein, acid nucleic, lipoprotein, glycoprotein, vi sinh vật; kỹ thuật
sắc ký, cố định enzyme và tế bào. Phương pháp điện di trên gel agarose có thể
được áp dụng trong xét nghiệm mô bệnh học để chẩn đoán và theo dõi điều trị
bệnh lý ung thư [13], [25].
Ngoài việc ứng dụng trong các lĩnh vực nêu trên, agar còn được ứng
dụng trong một số lĩnh vực khác như dùng trong mỹ phẩm, hồ tơ lụa, ...[13].
Nhìn chung công nghệ sản xuất agar ở Việt Nam còn ở quy mô nhỏ,
chưa đủ cung cấp cho nhu cầu ngày càng tăng về việc sử dụng agar hiện nay.
Mặt khác, chất lượng agar sản xuất còn nhược điểm là sức đông thấp, alkali
nhiều nên ít được sử dụng cho các ngành công nghệ cao, đặc biệt chưa có
nhiều sản phẩm agarose đạt chất lượng cao.
1.2.2. Đặc điểm cấu trúc
Agar có đặc điểm cấu trúc cơ bản được cấu tạo nên từ các thành phần
β-D-galactose, 3,6-α-anhydro-L-galactose, α-L-galactose. Việc thay đổi cấu
trúc khác nhau giữa các agar có thể được tìm thấy chủ yếu là do các nhóm thế

như sulfate, pyruvic acid ketal, methoxy hoặc xylose [13], [17]. Dựa vào khả
năng tạo gel, agar được chia thành hai loại chính là agarose và agaropectin.
Trong đó agarose là thành phần tạo gel chủ yếu của agar, còn agaropectin có
khả năng tạo gel rất thấp. Ngoài ra, agar còn chứa thành phần agaran không
có khả năng tạo gel [26].
Agarose là polymer mà trong phân tử của chúng gồm các đơn vị β-Dgalactose và 3,6-anhydro-α-L-galactose liên kết với nhau qua liên kết 1,4glycoside và giữa các dimer này lại liên kết với nhau qua liên kết 1,3-


21
glycoside [28]. Agarose chưa thủy phân có khối lượng khoảng 120.000
Dalton tương ứng với khoảng 800 gốc đường hexose. Liên kết 1,4- và liên kết
1,3- dễ phân hủy cho sản phẩm tương ứng là neoagarobiose và agarobiose
[17].

Hình 1.5. Cấu trúc phân tử của Agarose [27]
Trong phân tử, mỗi dimer agarobiose có 4 nhóm hydroxyl (- OH) có
khả năng bị methyl hóa. Vị trí của nhóm - OH thường bị methyl hóa là nhóm
- OH ở các nguyên tử C4, C6 của monomer β-D-galactose (DG) và C2 của
monomer 3,6-anhydro-α-L-galactose (LA) [29].
Agaropectin cũng có cấu tạo chung như agarose, nhưng trong đó các
nhóm OH được thế bằng các nhóm mang điện tích, chủ yếu là sulfate hoặc
pyruvic acid. Agaropectin có trọng lượng phân tử trung bình thấp hơn agarose
(dưới 12.600 Dalton) [13].


×