Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Suy nghĩ của cá nhân về quan điểm quảng cáo thoái vị, PR lên ngôi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (177.93 KB, 6 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
---------------------------

BÀI TẬP
MÔN: QUẢNG CÁO VÀ CHIÊU THỊ
Đề tài: “Suy nghĩ của cá nhân về quan điểm: Quảng cáo thoái vị,
PR lên ngôi”

GVHD :

Ths. Trần Thanh Hải

SVTH :

Thái Thanh Thủy

Lớp: MKT 364B
Đà Nẵng, tháng 3 năm 2019

BÀI LÀM
Khi thị trường có sự cạnh tranh giữa các công ty, các hoạt động marketing xuất hiện
như một sự tất yếu. Marketing bao gồm một loạt những hoạt động được hoạch định
và thực hiện nhằm hướng tới việc cung ứng giá trị cao cho khách hàng và đáp ứng
0


nhu cầu của khách hàng một cách tốt nhất bằng những biện pháp có ưu thế hơn so
với đối thủ cạnh tranh. Trong các hoạt động liên quan đến marketing, công cụ quảng
cáo đã xuất hiện khá sớm là một phương tiện thông tin có hiệu lực. Quảng cáo
khuếch trương việc bán hàng hoá, dịch vụ, tín nhiêm và các ý đồ thông qua thông


tin và sự thuyết phục. Nhưng thực tế có những trường hợp sản phẩm không giống
như trong quảng cáo, sản phẩm không đáp ứng mong đợi của quảng đại quần
chúng. Và từ đó công cụ PR xuất hiện. PR (Public Relations) được hiểu là quan hệ
cộng đồng hay quan hệ công chúng. Nó được xem là công cụ hữu hiệu giúp doanh
nghiệp quản lý và kinh doanh thành công trong nền kinh tế hội nhập ngày nay.Đây
là hai công cụ được các doanh nghiệp sử dụng nhiều nhất để giới thiệu sản phẩm,
thúc đẩy hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Có quan điểm cho rằng “quảng
cáo thoái vị, PR lên ngôi” Vậy hai công cụ này có sức ảnh hưởng như thế nào?
Hiện nay quảng cáo được hiểu với nhiều khái niệm khác nhau như: Quảng cáo là
hình thức tuyên truyền được trả phí hoặc không để thực hiện việc giới thiệu thông
tin về sản phẩm, dịch vụ, công ty hay ý tưởng, quảng cáo là hoạt động truyền thông
phi trực tiếp giữa người với người mà trong đó người muốn truyền thông phải trả
tiền cho các phương tiện truyền thông đại chúng để đưa thông tin đến thuyết phục
hay tác động đến người nhận thông tin.[3] Và theo Philip Kotler, một trong những
cây đại thụ trong ngành Marketing nói chung và ngành quảng cáo nói riêng trên thế
giới lại đưa ra những khái niệm khác nhau về quảng cáo. Trong cuốn sách
“Marketing căn bản” ông định nghĩa: “Quảng cáo là những hình thức truyền thông
không trực tiếp, được thực hiện thông qua những phương tiện truyền tin phải trả
tiền và xác định rõ nguồn kinh phí”[2] .Tuy nhiên, bên cạnh những khái niệm về
quảng cáo gắn với hình thức kinh doanh thì quảng cáo ngày nay còn đề cập đến
những chủ đề có tính công ích, phi lợi nhuận. Đó là những quảng cáo tuyên truyền
cho một chiến dịch có ích cho cộng đồng, hướng đến một xã hội tốt đẹp hơn như
những chiến dịch: tiêm chủng vacxin phòng ngừa bệnh cho trẻ em, chiến dịch nước
sạch, vệ sinh môi trường, hiến dịch nói không với ma tuý, nói không với tiêu cực,
hiến máu nhân đạo, ủng hộ người nghèo…

1


Ai cũng phải công nhận vai trò của quảng cáo đã góp phần thúc đẩy các hoạt động

kinh doanh ngày còn sôi nổi.Truyền thông với thị trường để khách hàng những tính
năng ứng dụng, tính ưu việc và lợi ích của sản phẩm mình. Quảng cáo là công cụ
nhắc nhở và in sâu vào não người tiêu dùng về sự hiện diện của thương hiệu. Vai trò
của quảng cáo trong từng thời kỳ của chu trình sản phẩm,mỗi thời kỳ phát triển của
sản phẩm đòi hỏi một phương cách quảng cáo khác nhau.
Qua định nghĩa trên, chúng ta có thể nhận xét về quan hệ công chúng gồm các hoạt
động: Tư vấn cho các cán bộ lãnh đạo tổ chức doanh nghiệp: Tư vấn quản lý ở các
cấp trong việc quyết định chính sách, các chương trình hành động và hệ thống thông
tin liên lạc. Quan hệ công chúng là một bộ phận của chiến lược quản lý của tổ chức
doanh nghiệp. Nghiên cứu tìm hiểu nhu cầu mong đợi của công chúng – những đối
tượng ảnh hưởng, chi phối tới sự hoạt động và phát triển của tổ chức doanh nghiệp.
Thiết lập chính sách quan hệ công chúng hòa hợp được lợi ích của tổ chức doanh
nghiệp với lợi ích của công chúng. Triển khai chính sách và thực tiễn: phát triển các
hoạt động truyền thông thiết lập và duy trì quan hệ tốt đẹp, lâu dài với công chúng.
Giành sự thiện cảm của công chúng, xây dựng uy tín và quản lý uy tín của tổ chức
doanh nghiệp. Hình thức thường sử dụng họp báo, tổ chức sự kiện, cung cấp thông
tin để báo chí đưa tin về sản phẩm hoặc công ty, tham gia vào các hoạt động cộng
đồng như: trợ cấp, đóng góp quỹ xã hội, tài trợ cho sự kiện đặt biệt,… PR Làm cho
mọi người biết đến doanh nghiệp, làm cho mọi người hiểu về doanh nghiệp, xây
dựng hình ảnh và uy tín cho doanh nghiệp, củng cố niềm tin của khách hàng đối vói
doanh nghiệp, khuyến khích tạo động lực cho nhân viên, bảo vệ doanh nhiệp trước
những cơn khủng hoảng.
Quảng cáo và PR có những mặt khác nhau, nhưng chúng đều được sử dụng để
hướng tới một mục đích là tạo ra và mang tới khách hàng các thông điệp và cuối
cùng là giúp bán được sản phẩm. Nếu như PR chiếm ưu thế hơn quảng cáo trong
việc xây dựng thương hiệu, thế thì tại sao có quá ít bài viết đề cập đến vấn đề này?
PR thay thế quảng cáo làm công cụ chính để xây dựng thương hiệu là một câu
chuyện mà chúng ta vẫn chưa từng thấy xuất hiện trên bất kỳ tờ báo lớn nào. Chúng
ta không thể phủ nhận sự phát triển mạnh mẽ của PR hiện nay bằng những hiệu quả
mà nó đã mang lại cho các doanh nghiệp. Bên cạnh đó thì quảng cáo cũng đang

2


phát triển mạnh mẽ và lan rộng từng ngày. Hiện nay cả nước đã có rất nhiều doanh
nghiệp kinh doanh quảng cáo và các phương thức quảng cáo đang được thực hiện
rộng rãi trên nhiều phương tiện truyền thông đại chúng. Xu hướng quảng cáo mới
cơ hội tiếp cận nhanh hơn và hiệu quả hơn tới thị trường hiện nay như: mobile
video, live stream, cá nhân hóa các chiến dịch quảng cáo,.. Vào thời điểm này
Smartphone đã không còn là một món hàng xa xỉ. Mạng internet, wifi thì có sẵn ở
hầu hết mọi nơi. Một mobile video mang thông điệp quảng cáo chắc chắn sẽ hiệu
quả hơn hẳn hình thức phát video quảng cáo trên tivi như truyền thống. Nếu chạy
quảng cáo bằng mobile video thay vì Tivi clip sẽ tiết kiệm được khoảng chi phí
khổng lồ cho doanh nghiệp. Live streaming video: Khách hàng và người bán có thể
tương tác trực tiếp với nhau, một giao dịch hoàn toàn có thể chốt ngay tại thời điểm
live steaming. Hơn nữa, sau khi kết thúc livestream, sẽ có một video hiển thị ngay
lập tức tạo sự tin cậy cao cho khách hàng.Cá nhân hóa các chiến dịch quảng cáo:
Thông qua các công cụ theo dõi hành vi người tiêu dùng, nếu được lặp đi lặp lại, ta
dễ dàng có được danh sách thói quen tiêu dùng. Ở thời buổi cạnh tranh hiện nay, ai
có được danh sách này, thì càng tiếp cận được nhiều khách hàng hơn, dễ chốt sale
hơn.
Bên cạnh đó còn có những ưu điểm hơn PR như: Quảng cáo được hưởng lợi thế nhờ
các chuyên mục viết về quảng cáo trên các tờ báo lớn, nơi mà PR không được ưu ái.
Quảng cáo là công cụ để truyền cảm xúc và hình ảnh một cách nhanh chóng và trọn
vẹn nhất. Quảng cáo có lợi thế riêng và hạn chế riêng, PR cũng vậy. Quảng cáo thì
không đáng tin bằng PR, nhưng PR đâu thể nhanh bằng quảng cáo, đâu thể diễn giải
các thông điệp marketing, giá trị cốt lõi của thương hiệu, lời hứa thương hiệu, định
vị thương hiệu, tính cách thương hiệu, bản sắc thương hiệu, dấu ấn thương hiệu, tài
sản thương hiệu,… một cách giàu hình ảnh và cảm xúc như một quảng cáo xuất sắc.
Giới trẻ hiện nay thích xem quảng cáo hơn vì có thể thấy được thần tượng của
mình, những ca sĩ, diễn viên nỗi tiếng mà mình yêu thích.

Quảng cáo và những người làm quảng cáo thường có ưu thế trong một sự kiện
mang tầm quốc gia nào đó. Khi cựu ngoại trưởng Mỹ Colin Powell cần một người
phụ trách mảng “quan hệ công chúng thời chiến” cho cuộc chiến ở Trung Đông, ai
đã được ông ta chọn? Đó là Charlotte Beers, một nhân vật kỳ cựu trong ngành
quảng cáo từng đứng đầu cả hai hãng quảng cáo nổi tiếng là J. Walter Thompson
3


và Ogilvy & Mather Tiêu đề xuất hiện trên tạp chí PR veek: “Chuyên gia quảng
cáo sẽ lãnh đạo các chiến dịch PR”. Thông điệp gửi tới cộng đồng doanh nghiệp là
gì khi bạn thuê một chuyên gia quáng cáo tiến hành một cuộc chiến PR?[1] Qua đó
cho thấy dược PR chỉ đứng thứ hai, đứng sau quảng cáo.
Như vậy có thể nói là bất cứ một quan điểm nào khi được đưa ra cũng đều phải đặt
nó trong một bối cảnh, một hoàn cảnh cụ thể. Không thể áp đặt nó từ một hoàn
cảnh này sang một hoàn cảnh khác được. Trong qui luật của sự phát triển kinh tế,
không có cái nào chiếm được thế thượng phong nhanh chóng, cũng không có cái
nào nhanh chóng bị phủ nhận, mà sự thay thế cần có thời gian và chính thời gian là
yếu tố tuyệt đối để khẳng định tính ưu việt của cái mới và phủ nhận những yếu kém
của cái cũ. Quảng cáo và PR có những mặt khác nhau, nhưng chúng đều được sử
dụng để hướng tới một mục đích là tạo ra và mang tới khách hàng các thông điệp và
cuối cùng là giúp bán được sản phẩm.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Al Ries & Laura Ries, Quảng cáo thoái vị, PR lên ngôi.
[2]. Marketing căn bản, Philip Kotler, lược dịch: Ts.Phan Thăng & Ts.Vũ Thị
4


Phượng & Giang Văn Chiến (Nhà xuất bản lao động- xã hội)
[3]. Giáo trình Quảng cáo và chiêu thị. Ths Trần Thanh Hải.


5



×