Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Phân tích tình hình sử dụng thuốc trên bệnh nhân ung thư đại trực tràng tại Trung tâm ung bướu Bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.53 MB, 99 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

NGÔ THỊ DUYÊN

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC
TRÊN BỆNH NHÂN UNG THƯ ĐẠI TRỰC
TRÀNG TẠI TRUNG TÂM UNG BƯỚU
BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH THÁI BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC

HÀ NỘI 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

NGÔ THỊ DUYÊN

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC
TRÊN BỆNH NHÂN UNG THƯ ĐẠI TRỰC
TRÀNG TẠI TRUNG TÂM UNG BƯỚU
BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH THÁI BÌNH
LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC


CHUYÊN NGÀNH: DƯỢC LÝ VÀ DƯỢC LÂM SÀNG
MÃ SỐ: 8720205
Người hướng dẫn khoa học
PGS. TS Nguyễn Thị Liên Hương

HÀ NỘI 2019


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp, tôi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ quý báu của các thầy cô, đồng nghiệp, anh chị và bạn
bè. Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới:
Ban Giám hiệu, Phòng đào tạo sau đại học, Bộ môn Dược lực và Bộ môn Dược
lâm sàng, Trường Đại học Dược Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong
suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn.
PGS. TS. Nguyễn Thị Liên Hương - Trưởng bộ môn Dược lâm sàng - Trường
Đại học Dược Hà Nội đã hết lòng hướng dẫn, động viên và tận tình chỉ bảo cho tôi
trong quá trình hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn ThS. BS Đào Thị Oanh - Trưởng khoa Hóa trị và
toàn bộ cán bộ y tế làm việc tại Trung tâm Ung bướu - Bệnh viện đa khoa tỉnh Thái
Bình đã giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi và đóng góp những ý kiến quý báu cho
tôi trong quá trình học tập và thu thập số liệu tại cơ sở để tôi có thể hoàn thành được
luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo và đồng nghiệp cơ quan nơi tôi công tác
đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi để tôi yên tâm học tập.
Cuối cùng, cho tôi bày tỏ lòng biết ơn vô hạn tới gia đình đã hết lòng yêu thương
và giúp đỡ tôi trong công tác và học tập để tôi có thể hoàn thành được luận văn này.
Hà Nội, ngày 28 tháng 3 năm 2019
Học viên
Ngô Thị Duyên



MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................ 1
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN ..................................................................................... 3
1.1. TỔNG QUAN VỀ BỆNH UNG THƯ ĐẠI TRỰC TRÀNG .......................... 3
1.1.1. Dịch tễ bệnh ung thư đại trực tràng .......................................................... 3
1.1.2. Phân loại giai đoạn bệnh ung thư đại trực tràng ....................................... 3
1.2. ĐIỀU TRỊ UNG THƯ ĐẠI TRỰC TRÀNG ................................................... 5
1.2.1. Phẫu thuật .................................................................................................. 5
1.2.2. Xạ trị.......................................................................................................... 5
1.2.3. Hóa trị và vai trò với ung thư giai đoạn II, III .......................................... 6
1.2.4. Đặc điểm một số hóa chất điều trị UTĐTT .............................................. 6
1.2.5. Một số phác đồ hóa chất điều trị bổ trợ UTĐTT giai đoạn II, III ............. 8
1.2.6. Một số hướng dẫn hóa trị bổ trợ UTĐTT ............................................... 10
1.3. CÁC ADE THƯỜNG GẶP KHI SỬ DỤNG HÓA TRỊ LIỆU UNG THƯ .. 12
1.3.1. Khái niệm biến cố bất lợi của thuốc (ADE)............................................ 12
1.3.2. Một số ADE thường gặp khi sử dụng hóa trị liệu ung thư ..................... 13
1.3.3. Biện pháp điều trị hỗ trợ và kiểm soát ADE của hóa trị liệu ung thư..... 16
1.4. NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM VỀ TÌNH HÌNH SỬ
DỤNG THUỐC VÀ ADE TRONG ĐIỀU TRỊ UTĐTT ..................................... 17
1.4.1. Một số nghiên cứu trên thế giới .............................................................. 17
1.4.2. Một số nghiên cứu tại Việt Nam ............................................................. 18
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................... 20
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ....................................................................... 20
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................. 21
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 21

2.2.2. Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu ........................................................ 21
2.2.3. Quy trình nghiên cứu và nội dung nghiên cứu ........................................ 22
2.3. CHỈ TIÊU NGHIÊN CỨU ............................................................................. 24


2.3.1. Phân tích phác đồ hóa chất được sử dụng ............................................... 24
2.3.2. Phân tích các biến cố bất lợi trên bệnh nhân........................................... 24
2.4. CÁC CĂN CỨ SỬ DỤNG ĐỂ PHÂN TÍCH TÍNH HỢP LÝ TRONG SỬ
DỤNG THUỐC .................................................................................................... 25
2.4.1. Sự chênh lệch giữa liều dùng thực tế với liều dùng lý thuyết của các hóa
chất. ................................................................................................................... 25
2.4.2. Phân tích tính hợp lý về cách dùng của các phác đồ hóa chất được sử dụng
........................................................................................................................... 25
2.4.3. Phân tích tính hợp lý về phác đồ chống nôn ........................................... 26
2.5. MỘT SỐ QUY ĐỊNH TRONG NGHIÊN CỨU ........................................... 26
2.6. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU .............................................................. 27
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .............................................................. 28
3.1. PHÂN TÍCH PHÁC ĐỒ HÓA CHẤT ĐƯỢC SỬ DỤNG ........................... 28
3.1.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu....................................................................... 28
3.1.2. Tổng kết các đợt điều trị hóa chất trong nghiên cứu theo phác đồ và chu kỳ
........................................................................................................................... 29
3.1.3. Đặc điểm bệnh nhân lựa chọn phác đồ điều trị đầu tiên và giai đoạn bệnh
........................................................................................................................... 29
3.1.4. Phân tích liều dùng của các hóa chất ...................................................... 30
3.1.5. Phân tích cách dùng các phác đồ hóa chất .............................................. 31
3.2. PHÂN TÍCH CÁC BIẾN CỐ BẤT LỢI TRÊN BỆNH NHÂN .................... 34
3.2.1. Phân tích các biến cố cận lâm sàng trên bệnh nhân ................................ 34
3.2.2. Phân tích các biến cố lâm sàng trên bệnh nhân ...................................... 37
3.2.3. Xử trí các biến cố bất lợi ......................................................................... 44
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN ....................................................................................... 50

4.1. PHÂN TÍCH PHÁC ĐỒ HÓA CHẤT ĐƯỢC SỬ DỤNG ........................... 50
4.1.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu....................................................................... 50
4.1.2. Đặc điểm bệnh nhân lựa chọn phác đồ đầu tiên và giai đoạn bệnh ........ 52
4.1.3. Phân tích liều dùng của các phác đồ hóa chất ......................................... 53
4.1.4. Phân tích sự phù hợp về đường dùng và thời gian truyền của các hóa chất
........................................................................................................................... 55
4.1.5. Phân tích sự phù hợp về dung môi truyền............................................... 56


4.2. PHÂN TÍCH CÁC BIẾN CỐ BẤT LỢI TRÊN BỆNH NHÂN .................... 57
4.2.1. Phân tích các biến cố cận lâm sàng trên bệnh nhân ................................ 57
4.2.2. Phân tích các biến cố lâm sàng trên bệnh nhân ...................................... 59
4.2.3. Xử trí các biến cố bất lợi ......................................................................... 62
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................ 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Tiếng Anh

ADE

Adverse drug events

ALAT

Alanin amino transferase


ASAT

Aspartat amino transferase

Biến cố bất lợi của thuốc

Bạch cầu trung tính

BCTT
BSA

Tiếng Việt

Body surface area

Diện tích bề mặt cơ thể

BN

Bệnh nhân

CLS

Cận lâm sàng

CTCAE

G-CFS


ESMO

IACR

NCCN
PLT

Commom Terminology

Tiêu chí chung cho các phản

Criteria for Adverse Events

ứng bất lợi

Granulocyte Colony
Stimulating Factors
European Society for Medical

Hiệp hội ung thư lâm sàng

Oncology

châu Âu

International Agency for

Cơ quan nghiên cứu ung thư

Research on Cancer


quốc tế

National Comprehensive

Mạng lưới ung thư quốc gia

Cancer Network

Mỹ

Platelet Count

Số lượng tiểu cầu

P/Ư
TME

Yếu tố kích thích bạch cầu hạt

Phản ứng
Total mesorectal excision

Cắt bỏ toàn bộ mặc treo

UTĐTT

Ung thư đại trực tràng

UTĐT


Ung thư đại tràng

UTTT

Ung thư trực tràng


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Phân loại giai đoạn bệnh theo TNM theo AJCC 2010 .............................5
Bảng 1.2. Phác đồ hóa trị bổ trợ UTĐTT theo NCCN 2018 ..................................12
Bảng 2.1. Mức độ gây nôn của các hóa chất điều trị UTĐTT ................................26
Bảng 3.1. Đặc điểm chung của bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu ..........................28
Bảng 3.2. Đặc điểm lựa chọn phác đồ điều trị và giai đoạn bệnh...........................30
Bảng 3.3. Đặc điểm dung môi truyền của các hóa chất ..........................................32
Bảng 3.4. Tỷ lệ phù hợp về thời gian truyền của các hóa chất ...............................32
Bảng 3.5. Các đợt truyền 5-FU có thời gian truyền chưa phù hợp .........................33
Bảng 3.6. Tỷ lệ số BN và số đợt điều trị gặp ADE cận lâm sàng ...........................34
Bảng 3.7. Phân độ độc tính các ADE cận lâm sàng ................................................35
Bảng 3.8. Tỷ lệ các ADE cận lâm sàng theo phác đồ điều trị ................................36
Bảng 3.9. Tổng kết số BN và số đợt điều trị gặp ADE trên lâm sàng ....................38
Bảng 3.10. Phân độ độc tính của các ADE trên lâm sàng.......................................40
Bảng 3.11. Các ADE trên lâm sàng theo thời điểm nội trú và ngoại trú ................41
Bảng 3.12. Tỷ lệ các biến cố bất lợi theo phác đồ điều trị ......................................43
Bảng 3.13. Tỷ lệ các thuốc dùng phối hợp để xử trí các ADE ...............................44
Bảng 3.14. Đặc điểm phác đồ dự phòng nôn ..........................................................45
Bảng 3.15. Biện pháp sử dụng G-CSF trong điều trị giảm BCTT ..........................47
Bảng 3.16. Biện pháp ngưng/giảm liều hóa trị .......................................................48



DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Sơ đồ 2.1. Quy trình nghiên cứu .............................................................................22
Hình 3.1. Các đợt điều trị hóa chất theo phác đồ và chu kỳ ...................................29
Hình 3.2. Đặc điểm về liều dùng của các hóa chất .................................................31
Hình 3.3. 5 ADE có tỷ lệ gặp trên số đợt điều trị nhiều nhất..................................39


ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư đại trực tràng là một trong những bệnh ung thư phổ biến trên thế giới.
Theo thống kê của cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế IACR (Globocan) năm 2018,
ung thư đại trực tràng đứng thứ 3 thế giới về tỷ lệ mắc mới sau ung thư phổi và ung
thư vú với 10,2% trong tổng số các bệnh ung thư, và tỷ lệ tử vong thuộc hàng thứ 2
sau ung thư phổi với 9,5% bệnh nhân tử vong do ung thư [77]. Tại Việt Nam, ung thư
đại trực tràng (UTĐTT) là loại ung thư phổ biến thứ 5 ở cả 2 giới về tỷ lệ mắc mới
(chiếm 8,9%) [78].
Trong điều trị ung thư đại trực tràng, có nhiều cách thức như phương pháp phẫu
thuật, xạ trị, thì hóa trị đóng một vai trò quan trọng trong điều trị bổ trợ, ngăn chặn
tái phát, di căn hay trong những trường hợp khối u đại trực tràng không thích hợp để
phẫu thuật. Trên thế giới, nhiều nghiên cứu và thử nghiệm lâm sàng chứng
minh đƣợc lợi ích của hóa trị bổ trợ sau phẫu thuật đối với ung thư đại tràng
giai đoạn II nguy cơ cao và giai đoạn III [35]. Nhiều nghiên cứu đa trung tâm
tiến hành thử nghiệm điều trị hóa chất bổ trợ ung thư đại tràng giai đoạn II,
nhằm xác định vai trò của hóa trị liệu và tìm ra các phác đồ thích hợp cho
điều trị bổ trợ ung thư đại tràng giai đoạn II [57].
Các hóa chất điều trị ung thư chủ yếu là các nhóm thuốc gây độc tế bào, khoảng
điều trị hẹp, khi trong quá trình sử dụng ghi nhận nhiều biến cố bất lợi từ nhẹ đến
nặng, gây ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân, thậm chí gây tử
vong. Do đó, khi điều trị ung thư đại trực tràng bằng hóa trị liệu cần được theo dõi,
giám sát chặt chẽ về liều dùng, cách dùng để giảm thiểu các biến cố bất lợi và xử trí
kịp thời các biến cố bất lợi cho bệnh nhân.

Trung tâm Ung bướu - Bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình có tiền thân là khoa
Ung Bướu, sau đó được nâng cấp lên thành Trung tâm Ung bướu vào năm 2017 với
150 giường bệnh. Nơi đây hàng năm tiếp nhận rất nhiều lượt bệnh nhân UTĐTT tới
khám và điều trị. Theo thống kê của phòng Kế hoạch tổng hợp, trong 5 tháng đầu
năm 2018, tỷ lệ bệnh ung thư đường tiêu hóa là cao nhất trong các đợt điều trị các
bệnh ung thư (chiếm 44,1% tổng số đợt điều trị). Trong đó ung thư đại trực tràng
chiếm tỷ lệ nhiều nhất trong các đợt điều trị bệnh ung thư đường tiêu hóa (55,7%).
1


Tại Trung tâm, hiện đã và đang sử dụng các phác đồ hóa chất điều trị ung UTĐTT.
Trước tình hình trên, việc tổng kết lại tình hình sử dụng thuốc và theo dõi các
biến cố bất lợi của bệnh nhân là thật sự cần thiết để nâng cao hiệu quả điều trị và chất
lượng cuộc sống cho bệnh nhân UTĐTT. Vì thế nhóm nghiên cứu thực hiện đề tài
“Phân tích tình hình sử dụng thuốc trên bệnh nhân ung thư đại trực tràng tại
Trung tâm ung bướu - Bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình” với các mục tiêu:
1. Phân tích tính phù hợp về liều dùng và cách dùng của phác đồ FOLFOX4,
XELOX trong điều trị bổ trợ UTĐTT tại Trung tâm Ung bướu Bệnh viện đa
khoa tỉnh Thái Bình.
2. Phân tích các biến cố bất lợi của thuốc (ADE) ghi nhận được thông qua hoạt
động giám sát tích cực về mức độ độc tính, thời điểm ghi nhận biến cố, phác
đồ điều trị và các phương thức xử trí.
Chúng tôi mong rằng kết quả của đề tài sẽ góp một phần nhỏ cho các bác sỹ
và dược sỹ lâm sàng tại bệnh viện trong việc sử dụng thuốc hợp lý, đồng thời phát
hiện kịp thời các biến cố bất lợi xảy ra trong suốt quá trình điều trị và có biện pháp
xử trí phù hợp, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân.

2



CHƯƠNG I. TỔNG QUAN
1.1. TỔNG QUAN VỀ BỆNH UNG THƯ ĐẠI TRỰC TRÀNG
1.1.1. Dịch tễ bệnh ung thư đại trực tràng
1.1.1.1. Dịch tễ bệnh ung thư đại trực tràng trên thế giới
Tại Hoa Kỳ, ung thư đại trực tràng là bệnh ung thư đứng thứ tư trong số các
bệnh ung thư về tỷ lệ mắc mới ở cả 2 giới (chiếm 7,3%), với số bệnh nhân nam mắc
mới là 80.829, số bệnh nhân nữ mắc mới là 74.269 [76].
Tỷ lệ mắc bệnh ung thư trực tràng ở Liên minh châu Âu là khoảng 125.000
mỗi năm, tương ứng với 35% tổng số bệnh ung thư đại trực tràng, phản ánh 15 - 25
trường hợp /100.000 dân mỗi năm và được dự đoán sẽ tăng thêm ở cả hai giới tính.
Tỷ lệ tử vong là 4 - 10/100.000 dân mỗi năm. Độ tuổi trung bình lúc chẩn đoán là xấp
xỉ 70 tuổi, nhưng dự đoán cho thấy con số này sẽ tăng lên trong tương lai [33] .
1.1.1.2. Dịch tễ bệnh ung thư đại trực tràng tại Việt Nam
Tại TP.HCM, theo kết quả ghi nhận ung thư quần thể năm 2007 - 2011,
UTĐTT đứng hàng thứ ba ở nam với tỷ lệ mắc chuẩn theo tuổi là 16,2/100.000; ở nữ
giới đứng hàng thứ tư với tỷ lệ mắc chuẩn theo tuổi là 8,8/100.000 [8].
Theo dữ liệu từ GLOBOCAN năm 2018, tại Việt Nam số bệnh nhân nam mắc
mới là 7.607, số bệnh nhân nữ mắc mới là 7.126 bệnh nhân [78].
1.1.2. Phân loại giai đoạn bệnh ung thư đại trực tràng
Xếp giai đoạn theo Dukes (1932) và Astler – Coller (1954), Modified Astler –
Coller có nhiều hạn chế do không đánh giá đủ mức độ, số lượng hạch di căn. Hiện
nay các nhà ung thư học áp dụng hệ thống xếp giai đoạn TNM của AJCC/UICC để
thống nhất trong việc trao đổi thông tin.
Xếp hạng lâm sàng TNM theo AJCC 2010 [30]
T: U nguyên phát
Tx: U nguyên phát không đánh giá được.
T0: Không có bằng chứng của u nguyên phát.
Tis: Ung thư biểu mô tại chỗ (carcinoma insitu): u còn khu trú tại biểu mô
hoặc xâm lấn lớp cơ niêm.
T1: U xâm lấn lớp dưới niêm.

3


T2: U xâm lấn đến lớp cơ thành ruột.
T3: U xâm lấn xuyên lớp cơ đến lớp dưới thanh mạc hay đến mô xung quanh
đại tràng hoặc trực tràng không có phúc mạc bao phủ.
T4a: U xâm lấn ra tới bề mặt thanh mạc.
T4b: U xâm lấn trực tiếp đến cấu trúc xung quanh hay cơ quan khác.
N: Di căn hạch bạch huyết
Nx: Hạch vùng không thể đánh giá được.
N0: Không có hạch vùng bị di căn.
N1: Có 1 - 3 hạch di căn.
N1a: 1 hạch di căn.
N1b: 2 - 3 hạch di căn.
N1c: U hiện diện ở dưới thanh mạc, mạc treo hoặc mô xung quanh không phải
cơ của đại trực tràng và không có di căn hạch vùng.
N2: Có ≥ 4 hạch di căn.
N2a: Di căn 4 - 6 hạch.
N2b: Di căn ≥ 7 hạch.
M: Di căn xa
Mx: Sự hiện diện của di căn xa không thể đánh giá được.
M0: Không có di căn xa.
M1: Có di căn xa.
M1a: Di căn 1 cơ quan hoặc vị trí.
M1b: Di căn từ 2 cơ quan hay vị trí trở lên.

4


Bảng 1.1. Phân loại giai đoạn bệnh theo TNM theo AJCC 2010 [30]

Giai đoạn

T

N

M

0

Tis

N0

M0

I

T1

N0

M0

T2

N0

M0


IIA

T3

N0

M0

IIB

T4a

N0

M0

IIC

T4b

N0

M0

IIIA

T1-T2

N1/N1c


M0

T1

N2a

M0

T3-T4a

N1/N1c

M0

T2-T3

N2a

M0

T1-T2

N2b

M0

T4a

N2a


M0

T3-T4a

N2b

M0

T4b

N1-N2

M0

IVA

Bất kỳ T

Bất kỳ N

M1a

IVB

Bất kỳ T

Bất kỳ N

M1b


IVA

Bất kỳ T

Bất kỳ N

M1a

IIIB

IIIC

1.2. ĐIỀU TRỊ UNG THƯ ĐẠI TRỰC TRÀNG
1.2.1. Phẫu thuật
Là phương pháp điều trị chủ yếu trong điều trị UTĐTT, bao gồm phẫu thuật
triệt căn cho những ung thư mổ được và phẫu thuật tạm thời như mở thông đại tràng
cho những ung thư muộn. Trong một số trường hợp đặc biệt như ung thư tái phát,
ung thư có di căn, vẫn có thể chỉ định mổ triệt căn [5], [7].
1.2.2. Xạ trị
Được chỉ định trong các trường hợp UT trực tràng giữa và đoạn thấp, khi tổn
thương chiếm trên ½ chu vi hoặc dính và xâm lấn tổ chức xung quanh.
Xạ trị gồm: xạ trị triệt căn và xạ trị tạm thời [7], [10].
5


- Xạ trị triệt căn
+ Xạ trị tiền phẫu giúp thu nhỏ kích thước khối u, làm tổn thương khu trú lại,
giảm mức độ xâm lấn, giảm giai đoạn bệnh từ đó giúp phẫu thuật thuận lợi hơn [7].
+ Xạ trị hậu phẫu: diệt những tế bào ung thư còn sót.
+ Hóa xạ trị triệt căn: áp dụng cho UTĐTT không mổ được hoặc có chống chỉ

định mổ.
- Xạ trị tạm thời: giảm đau, chống chảy máu, chống chèn ép [10].
1.2.3. Hóa trị và vai trò với ung thư giai đoạn II, III
Hóa trị là phương pháp sử dụng các thuốc gây độc tế bào nhằm tiêu diệt các tế
bào ác tính trong cơ thể người bệnh ung thư [6].
Hiện tại hóa trị bổ trợ có vai trò rõ ràng và đáng tin cậy cho ung thư giai đoạn
III, nhưng vai trò của nó trong giai đoạn II vẫn còn đang bàn cãi [70].
UTĐTT giai đoạn III: có nhiều công trình nghiên cứu cho thấy hóa trị bổ trợ
có vai trò làm giảm tỷ lệ tái phát và tăng thời gian sống thêm [59].
UTĐTT giai đoạn II: chỉ định hóa trị bổ trợ chưa được khuyến cáo rộng rãi.
Khuynh hướng khuyên nên hóa trị bổ trợ cho những trường hợp có nguy cơ cao như:
u T4, thủng hoặc tắc ruột, không đánh giá đủ tình trạng hạch vùng, độ mô học biệt
hóa kém, có xâm lấn khoang lympho mạch máu [59].
1.2.4. Đặc điểm một số hóa chất điều trị UTĐTT
* Oxaliplatin
Là một thuốc chống ung thư chứa platin, thuộc nhóm alkyl hóa. Oxaliplatin
được biến đổi không thông qua enzym trong dịch sinh lý thành một số phức hợp có
hoạt tính nhất thời, bao gồm monoaquo DACH platin và diaquo DACH platin bằng
cách chuyển chỗ ligand oxalate. Các phức hợp này liên kết đồng hóa trị với chuỗi
base đặc hiệu của DNA tạo thành liên kết chéo với DNA. Các liên kết chéo này ức
chế DNA sao chép và phiên mã. Sự hiện diện của DACH của oxaliplatin có thể góp
phần lớn vào ức chế tổng hợp DNA [4], [74].
Tác dụng không mong muốn của oxaliplatin
- Độc tính thần kinh (dị cảm, khó chịu), thời gian và mức độ trầm trọng của bệnh
tăng theo liều. Rối loạn thần kinh cảm giác xảy ra trên đa số các bệnh nhân dùng
6


phác đồ phối hợp oxaliplatin với 5-FU và leucovorin để điều trị bổ trợ ung thư đại
trực tràng [4], [74].

- Thần kinh trung ương: mệt mỏi, sốt, đau đầu, mất ngủ, chóng mặt.
- Có thể gây dị ứng trên các bệnh nhân có tiền sử dị ứng platin.
- Tiêu hóa: buồn nôn, tiêu chảy, nôn, đau bụng, táo bón, chán ăn, khó tiêu, đầy hơi.
- Hệ tạo máu: thiếu máu, giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu, giảm bạch cầu trung tính.
- Gan: tăng ASAT, tăng ALAT, tăng bilirubin toàn phần.
- Thận trọng trên bệnh nhân suy thận.
* Fluorouracil
Fluorouracil là thuốc chống ung thư nhóm chống chuyển hóa pyrimidin có
fluor. Khi fluorouracil chuyển hóa theo con đường đồng hóa, thuốc phong bế phản
ứng methyl hóa acid deoxyuridylic thành acid thymidilic. Do đó fluorouracil cản trở
tổng hợp acid deoxyribonucleic (DNA) và ức chế ở mức độ kém hơn sự tạo thành
acid ribonucleic (RNA). DNA và RNA cần thiết cho sự phân chia và phát triển tế
bào, mà fluorouracil lại gây thiếu hụt thymin, nên làm cho sự phát triển mất cân bằng
và tế bào bị chết. Hiệu quả thiếu hụt DNA và RNA càng rõ nét ở các tế bào phát triển
nhanh và tốc độ fluorouracil thâm nhập vào tế bào càng nhanh. Fluorouracil tác động
đặc hiệu lên pha S của chu kỳ phân bào [4], [71].
Tác dụng không mong muốn của fluorouracil
- Rối loạn máu và hệ thống bạch huyết: suy tủy (giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu), mất
bạch cầu hạt, thiếu máu.
- Điều trị fluorouracil toàn thân có liên quan đến nhiều loại độc tính mắt khác nhau.
- Rối loạn tiêu hóa: tiêu chảy, buồn nôn và nôn, chán ăn, viêm miệng (bao gồm đau
nhức, ban đỏ hoặc loét khoang miệng hoặc khó nuốt), viêm thực quản.
- Rối loạn da và mô dưới cơ: rụng tóc. Khi dùng 5-FU liều cao bolus hoặc điều trị
liên tục kéo dài có thể gặp hội chứng tay chân.
- Tim: thay đổi điện tim, đau thắt ngực [4], [71].
* Calcium folinat (Leucovorin)
Acid folinic là dẫn xuất 5 - formyl của acid tetrahydrofolic, dạng có hoạt tính
của acid folinic. Acid folinic tham gia như một đồng yếu tố của thymidylat
7



synthetase, enzym chủ chốt trong tổng hợp DNA. Acid folinic là một chất đối kháng
hóa sinh và được dùng chủ yếu làm thuốc giải độc các thuốc kháng acid folic. Acid
folinic được dùng làm thuốc phụ trợ cho fluorouracil trong điều trị ung thư đại trực
tràng [4], [72].
* Capecitabin
Capecitabin là một carbamat fluoropyrimidine không gây độc tế bào, có chức
năng như một tiền chất của 5-FU. Vào cơ thể capecitabin bị thủy phân ở gan bằng 5deoxy-5-fluorouridin rồi thành 5-fluorouracil ở các mô [4], [73].
Tác dụng không mong muốn của capecitabin:
- Rối loạn tiêu hóa: tiêu chảy, buồn nôn, nôn, đau bụng, viêm miệng.
- Hội chứng tay chân.
- Mệt mỏi, suy nhược, chán ăn.
- Độc trên tim.
- Tăng rối loạn chức năng thận ở những người có chức năng thận suy giảm từ trước
và huyết khối [4], [73].
1.2.5. Một số phác đồ hóa chất điều trị bổ trợ UTĐTT giai đoạn II, III
Phác đồ FOLFOX4
Thử nghiệm MOSAIC hóa trị bổ trợ trên 2246 bệnh nhân ung thư đại tràng
giai đoạn II (40%) hoặc III (60%) với oxaliplatin kết hợp 5-FU và leucovorin 6 chu
kỳ sau:
- Nhóm 1: truyền nhanh 5-FU + LV theo phác đồ “de Gramont” (leucovorin
200mg/m2 trong 2 giờ, sau đó tiêm tĩnh mạch nhanh 5-FU 400mg/m2 và sau đó truyền
5-FU 600mg/m2 trong 22 giờ, lặp lại mỗi 2 tuần).
- Nhóm 2: phác đồ kết hợp tương tự như vậy cộng với oxaliplatin (85mg/m2 ngày 1,
chu kỳ 2 tuần), gọi là phác đồ FOLFOX4.
Với thời gian theo dõi 38 tháng, sống thêm không bệnh 3 năm của nhóm 2 cao
hơn nhóm 1 (78% so với 73%) và có ý nghĩa thống kê cao ở giai đoạn III (72% so
với 65%), riêng ở giai đoạn II thì không đáng kể (87% so với 84%). Sống thêm không
bệnh tương tự ở cả 2 nhóm (88% và 87%) [21].


8


Sau 82 tháng theo dõi trung bình, tỷ lệ sống thêm không bệnh 5 năm không
mắc bệnh hơn đáng kể với FOLFOX (73% so với 67%) [22]. Tỷ lệ sống thêm không
bệnh 6 năm cao hơn đáng kể, cả trong toàn bộ nhóm (79% so với 76%, p = 0,046) và
ở những người có giai đoạn III (73% so với 69%, p = 0,023). Lợi ích sống sót của
oxaliplatin được duy trì khi theo dõi lâu dài ở những người mắc bệnh giai đoạn III, tỷ
lệ sống sót sau 10 năm là 67% so với 59% (p = 0,016) nhưng không thấy ở những
bệnh nhân giai đoạn II (sống sót 10 năm 78% so với 80 %) [23].
Dựa trên những kết quả đầu tiên của thử nghiệm MOSAIC, FOLFOX4 đã
được phê duyệt điều trị UTĐTT giai đoạn III.
Phác đồ XELOX
Các nghiên cứu cũng chứng minh vai trò của capecitabin kết hợp với
oxaliplatin làm cải thiện thời gian sống thêm cho bệnh nhân ung thư đại tràng giai
đoạn III. Thử nghiệm lâm sàng pha III đa trung tâm NO19168, thực hiện hóa trị bổ
trợ trên 1.886 bệnh nhân ung thư biểu mô đại tràng giai đoạn III sử dụng oxaliplatin
kết hợp với capecitabin 8 chu kỳ so với 5-FU/LV 6 chu kỳ như sau:
- Nhóm 1: truyền nhanh 5-FU + LV theo phác đồ “de Gramont” (leucovorin
200mg/m2 trong 2 giờ, sau đó tiêm tĩnh mạch nhanh 5-FU 400mg/m2 và sau đó truyền
5-FU 600mg/m2 trong 22 giờ, lặp lại mỗi 2 tuần).
- Nhóm 2: phác đồ kết hợp capecitabin liều 1000mg/m2/ uống ngày 2 lần trong 14
ngày cộng với oxaliplatin (130mg/m2 ngày 1, chu kỳ 3 tuần), gọi là phác đồ XELOX.
Với thời gian theo dõi trung bình 55 tháng, sống thêm không bệnh 3 năm, 4
năm, 5 năm của nhóm 2 cao hơn nhóm 1 lần lượt là 70,9% và 66,5%, 68,4% và
62,3%, 66,1% và 59,8%), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p = 0,0045). Sống thêm
không bệnh 5 năm ở nhóm 2 là 77,6% so với 74,2% ở nhóm 1, sự khác biệt ghi nhận
chưa có ý nghĩa thống kê (p = 0,1486) [36].

9



1.2.6. Một số hướng dẫn hóa trị bổ trợ UTĐTT
1.2.6.1. Phác đồ tiêu chuẩn theo hướng dẫn chẩn đoán và điều trị UTĐTT của Bộ Y
tế năm 2018 [3]
 Điều trị ung thư đại tràng
Hóa trị bổ trợ
Chỉ định
- Cân nhắc hóa trị bổ trợ cho giai đoạn II (T3N0M0) không có yếu tố nguy cơ cao
nếu MSI-L hoặc MSS.
- Chỉ định hóa trị bổ trợ từ giai đoạn II (có các yếu tố nguy cơ cao), III. Các yếu tố
nguy cơ cao bao gồm:
+ Nhập viện do u gây tắc hoặc thủng
+ Số hạch lấy được < 12 hạch
+ Diện cắt dương tính
+ Ung thư kém biệt hóa
+ U xâm lấn mạch máu, bạch huyết hoặc thần kinh ngoại biên, mô bệnh học là
loại ung thư kém biệt hóa.
Phác đồ
- Phác đồ FOLFOX có kết quả tốt hơn so với 5-FU/Leucovorin đối với bệnh giai đoạn
III.
- Phác đồ hóa trị thường sử dụng là một trong các phác đồ sau đây:
+ FUFA (Mayor Clinic)
+ Capecitabin
+ FOLFOX4
+ FOLFOX6
+ FOLFOX7
+ mFOLFOX6
+ XELOX
FOLFOX và XELOX là các phác đồ được ưa chuộng

Nếu thể trạng bệnh nhân rất yếu có thể dùng phác đồ capecitabine đơn thuần.

10


Thời điểm và liệu trình
- Hóa trị bổ trợ nên được bắt đầu càng sớm càng tốt, từ tuần thứ 3 đến tuần 12 sau mổ.
Nếu điều trị bị trì hoãn trên 12 tuần, việc điều trị nên căn cứ dựa trên cá thể với ước
lượng tương đối lợi ích thu được so với độc tính khi điều trị.
- Bệnh nhân phẫu thuật nội soi, điều trị bổ trợ thậm chí có thể tiến hành sớm hơn.
- Hóa trị bổ trợ nên được duy trì trong vòng 6 tháng.
+ Panitumumab: tương tự cetuximab với đích là EGFR.
 Điều trị ung thư trực tràng
Hóa trị bổ trợ
- Hóa trị bổ trợ được chỉ định cho ung thư trực tràng giai đoạn II, III có yếu tố nguy
cơ cao: tắc ruột, thủng, vỡ u, số lượng hạch vét được < 12 hạch, diện cắt dương tính,
u xâm lấn mạch máu, bạch huyết hoặc thần kinh ngoại biên, mô bệnh học là loại
ung thư kém biệt hóa.
- Phác đồ điều trị bổ trợ: phác đồ FOLFOX4 12 chu kỳ (14 ngày) hoặc 6 chu kỳ (28
ngày) hoặc phác đồ XELOX 6 chu kỳ, nếu thể trạng bệnh nhân rất yếu có thể dùng
phác đồ capecitabine đơn thuần.
- Nhóm người bệnh sau không cần điều trị bổ trợ:
+ Giai đoạn II có yếu tố nguy cơ thấp (UTTT cao pT3N0 sau phẫu thuật TME
vét được trên 12 hạch và diện cắt hoàn toàn âm tính).
+ Nhóm người bệnh không đáp ứng với hóa xạ tiền phẫu.
- Với người bệnh cao tuổi: người bệnh cao tuổi hoặc thể trạng kém, nên cân nhắc
giảm liều.
- Thời điểm cần hóa trị bổ trợ: Hóa trị bổ trợ nên được điều trị càng sớm càng tốt, sau
mổ từ 4 tới 8 tuần. Không nên hóa trị khi chưa hồi phục sau phẫu thuật hoặc đang
có biến chứng hậu phẫu.

- Thời gian hóa trị: Tổng thời gian điều trị nên kéo dài từ 5,5 - 6 tháng bao gồm cả điều
trị tiền phẫu, phẫu thuật, bổ trợ. Nếu người bệnh đã được điều trị hóa xạ tiền phẫu,
hóa trị bổ trợ nên kéo dài từ 4 - 4,5 tháng. Nếu người bệnh chưa điều trị tiền phẫu,
điều trị bổ trợ nên kéo dài từ 5,5 - 6 tháng.

11


1.2.6.2. Phác đồ tiêu chuẩn theo hướng dẫn của NCCN 2018.
Bảng 1.2. Phác đồ hóa trị bổ trợ UTĐTT theo NCCN 2018 [55]
Giai đoạn bệnh - Điều trị hóa

Theo dõi

trị bổ trợ
- Giai đoạn T1, N0, M0:

Soi đại tràng trong 1 năm:

Không điều trị hóa trị bổ trợ

- Nếu có ACA (*), lặp lại trong 1 năm.

- Giai đoạn T2, N0, M0:

Nếu không có ACA, lặp lại trong 3 năm,

Không điều trị hóa trị bổ trợ.

sau đó theo dõi mỗi 5 năm.


- Giai đoạn T3, N0, M0: Cân nhắc - Theo dõi bệnh sử và lâm sàng mỗi 3 - 6
Capecitabin hoặc

tháng trong vòng 2 năm, sau đó theo dõi

5-FU/leucovorin

mỗi 6 tháng trong vòng 5 năm.

- Giai đoạn T3, N0, M0 ( có - Theo dõi CEA mỗi 3 - 6 tháng trong vòng
nguy cơ tái phát cao hoặc T4, N0, 2 năm, sau đó mỗi 6 tháng trong vòng 5 năm.
M0): Capecitabin hoặc 5-FU hoặc - CT ngực/bụng/xương chậu hàng năm
trong vòng 5 năm với bệnh nhân có nguy

FOLFOX hoặc XELOX.
Giai đoạn T bất kỳ, N1-2,

cơ tái phát cao.

M0: FOLFOX hoặc XELOX có - Soi đại tràng trong 1 năm nếu không có
thể

bao

capecitabin
leucovorin

gồm


FLOX
hoặc

hoặc

soi đại tràng tiền phẫu thuật, soi trong 3-

5-FU/

6 tháng nếu có ACA (lặp lại trong 1 năm),
nếu không có ACA (lặp lại trong 3 năm,
sau đó là mỗi 5 năm).
- PET-CT không được khuyến cáo làm định
kỳ.

ACA: Advanced colorectal adenoma: Mô tả polyp ĐTT có đường kính lớn
hơn 1 cm và/ hoặc thành phần có lông nhung và/hoặc loạn sản nặng [18].
1.3. CÁC ADE THƯỜNG GẶP KHI SỬ DỤNG HÓA TRỊ LIỆU UNG THƯ
1.3.1. Khái niệm biến cố bất lợi của thuốc (ADE)
Biến cố bất lợi của thuốc (ADE) là những tai biến phát sinh từ can thiệp y tế
có liên quan đến thuốc hoặc có thể hiểu đơn giản là những tai biến phát sinh từ việc
12


sử dụng thuốc [28]. Như vậy, biến cố bất lợi khi dùng thuốc là một thuật ngữ rộng,
bao gồm tất cả những gì có thể gây bất lợi khi điều trị bằng thuốc. Thuật ngữ ADE
có thể bao hàm cả những tai biến, tác hại do thuốc gây ra (ADR và quá liều) và những
tác hại do việc dùng thuốc (bao gồm cả việc giảm liều, và bỏ dở trị liệu).
Sai sót trong sử dụng thuốc (ME) được coi là bất kỳ một sự cố có thể gây ra
hoặc dẫn đến việc sử dụng thuốc không đúng hay gây hại cho người bệnh trong quá

trình sử dụng thuốc của người thầy thuốc, bệnh nhân, người hướng dẫn sử dụng mà
có thể phòng tránh được. Những sự cố này có thể liên quan đến các thao tác chuyên
môn, các sản phẩm y tế, hệ thống hoặc quá trình như: kê đơn, thông tin của đơn thuốc,
ghi nhãn, đóng gói, cách gọi tên, pha chế, cấp phát, cách quản lý hướng dẫn, theo dõi
và sử dụng thuốc. ME gặp nhiều hơn ADE nhưng lại ít gây tác hại hơn [54].
ADR là những tác hại do thuốc gây ra khi dùng ở liều thông thường và là quan
tâm hàng đầu của các cơ quan quản lý dược phẩm và giám sát hậu mãi; ADE là những
tác hại do việc dùng thuốc gây ra, bao gồm cả ADR và những tác hại do những sai
sót trong quá trình sử dụng thuốc. ADE là mục tiêu của những nỗ lực lớn hơn để cải
thiện sự an toàn cho bệnh nhân.
1.3.2. Một số ADE thường gặp khi sử dụng hóa trị liệu ung thư
Hầu hết các hóa chất điều trị ung thư là các chất gây độc với tế bào. Nó không
chỉ tiêu diệt các tế bào ung thư mà còn gây độc với các tế bào lành gây độc tính lên
các cơ quan.
1.3.2.1. ADE trên hệ tạo máu
Ức chế tủy xương là một TDKMM hay gặp trong hóa trị liệu ung thư.
Thông thường, tác dụng ức chế tủy xương của một đợt hóa trị chỉ kéo dài tạm
thời. Các thay đổi xảy ra sau một vài ngày điều trị và đạt đỉnh trong vòng 10 đến 14
ngày rồi hồi phục dần trong tuần sau đó hoặc lâu hơn. Quá trình sản sinh bạch cầu rất
nhạy cảm với sự ức chế tủy xương trong khi sự thay đổi ở hồng cầu và tiểu cầu diễn
ra chậm hơn và thường chỉ xuất hiện sau một vài đợt điều trị [60].
Bạch cầu bắt đầu hạ sau 5 - 7 ngày kể từ lúc truyền hóa chất và đạt giới hạn
dưới trong vòng 2 tuần sau trị liệu. Vào tuần thứ 3, số lượng bạch cầu hồi phục trở
lại tuy nhiên sẽ nhiều hoặc ít hơn bình thường.
13


Thiếu máu do hạ hồng cầu, được định nghĩa là khi nồng độ Hb < 10g/dl, ước
tính xảy ra ở khoảng 20% đến 60% BN điều trị hóa chất, có thể dẫn đến triệu chứng
như mệt mỏi, da xanh, chóng mặt, nhức đầu [62].

1.3.2.2. ADE trên hệ tiêu hóa
Viêm miệng
Những bệnh nhân ung thư đại trực tràng tiến triển được điều trị bằng liệu pháp
có chứa 5-FU có nguy cơ mắc viêm miệng nặng [17]. Tuổi, tình trạng suy dinh dưỡng
của BN là các yếu tố liên quan đến nguy cơ viêm miệng [62]. Triệu chứng khởi phát
của viêm là niêm mạc miệng tấy đỏ trong tuần điều trị đầu tiên, sau đó xuất hiện các
vết loét với kích thước có thể tăng dần đi kèm với cơn đau dữ dội gây ảnh hưởng đến
việc ăn uống và vệ sinh răng miệng của bệnh nhân. Nó cũng tác động đến cả vị giác,
làm thay đổi vị giác của bệnh nhân hoặc khiến cho họ mất vị giác trong suốt quá trình
trị liệu. Quá trình khỏi bệnh diễn ra trong vòng 2 - 4 tuần sau trị liệu và không để lại
di chứng [43].
Nôn và buồn nôn
Nôn và buồn nôn: mức độ nôn phụ thuộc vào liều thuốc, liệu trình, và cách
dùng thuốc: oxaliplatin gây nôn vừa, 5-FU gây nôn nhẹ,…[56].
Tiêu chảy và táo bón
Cơ chế của táo bón chưa rõ ràng còn tiêu chảy có liên quan đến sự thay đổi
diện tích bề mặt biểu mô hấp thu và tiêu hóa. Ngoài ra sự phát triển quá mức của
các vi khuẩn cũng được báo cáo như một nguyên nhân quan trọng gây ra tiêu chảy.
Các hóa chất 5-FU, capecitabin đều có khả năng gây tiêu chảy, oxaliplatin có thể gây
táo bón hoặc tiêu chảy [50].
1.3.2.3. ADE trên da, móng, tóc
Có rất nhiều độc tính trên da, móng, tóc do hóa trị liệu đã được mô tả trong
các tài liệu như rụng tóc, sạm da, đen móng, đỏ mặt, mẩn ngứa, thoát mạch, nhạy cảm
với các bức xạ ánh sáng…[40].
Tăng sắc tố là một ADR thường gặp của hóa chất chống ung thư. Tăng sắc tố
có thể xảy ra tại vùng da tiêm truyền hoặc nhiều nơi khác. Móng, màng nhày và răng
cũng có thể bị thay đổi màu sắc [19].
14



1.3.2.3. ADE trên gan, thận
Hóa chất điều trị ung thư có thể gây ra hầu hết các loại tổn thương gan đã được
biết như hoại tử, gan nhiễm mỡ, xơ gan, ứ mật và tổn thương mạch máu [41]. Rối
loạn chức năng gan được đặc trưng bằng sự tăng nồng độ các enzyme gan.
Những thay đổi thận được biểu hiện bằng viêm bàng quang xuất huyết, thiểu
niệu, tiểu khó, tăng creatinin và đau lưng.
1.3.2.4. Rối loạn toàn thân
Bệnh nhân ung thư điều trị hóa chất có thể gặp các rối loạn toàn thân như mệt
mỏi, sốt, rét run, ra mồ hôi, mất ngủ…Mệt mỏi là một trong những triệu chứng thường
gặp nhất của ung thư và hóa trị. Với triệu chứng này bệnh nhân có thể cảm thấy kiệt
sức, yếu ớt, mất năng lượng, giảm khả năng hoạt động thể lực cũng như trí tuệ, khó
khăn trong suy nghĩ và tập trung, hay quên. Triệu chứng mệt mỏi mà bệnh nhân ung
thư cảm thấy rất khác so với sự mệt mỏi của cuộc sống thường ngày. Nó không liên
quan đến hoạt động và không khỏi khi nghỉ ngơi hoặc ngủ, cũng không tương ứng
với mức độ gắng sức của bệnh nhân [38].
1.3.2.5. Độc tính trên thần kinh ngoại vi
Bệnh lý thần kinh ngoại vi là độc tính nghiêm trọng của nhiều hóa chất như
alcaloid dừa cạn, dẫn chất taxan và hợp chất platin. Bệnh lý thần kinh ngoại vi là một
bệnh hệ thống có tổn thương các dây thần kinh ngoại vi xa và đối xứng, gây ảnh
hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Các triệu chứng dai dẳng
của bệnh có thể gây đau, ảnh hưởng đến khả năng vận động (như mặc quần áo, lái xe,
làm việc nhà) và ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của người bệnh [52].
Biểu hiện của bệnh lý thần kinh ngoại vi thay đổi tùy thuộc vào loại sợi thần
kinh bị ảnh hưởng. Tổn thương trên thần kinh cảm giác có thể biểu hiện như tê, đau
nhói, nhức, đau, yếu hoặc bỏng rát trong “tất và găng tay” phân bố khắp chi dưới và
bàn tay. Các biểu hiện khác về cảm giác bao gồm “đi trên ghim và kim”, thay đổi
ngưỡng đau và thay đổi độ nhạy cảm nhiệt độ. Tổn thương thần kinh vận động thường
biểu hiện thông qua co thắt cơ và teo cơ, kèm theo mất khả năng hoạt động và trương
lực cơ. Những bệnh nhân này thường gặp khó khăn trong các hoạt động hàng ngày
như cài khuy áo hay mở hộp thuốc. Bệnh nhân có tổn thương thần kinh tự chủ có thể

15


gặp hạ huyết áp thế đứng, táo bón và giảm tiết dịch. Các triệu chứng này có thể nặng
lên sau khi tập thể dục, tắm nước nóng và uống đồ uống có cồn [52].
1.3.3. Biện pháp điều trị hỗ trợ và kiểm soát ADE của hóa trị liệu ung thư
1.3.3.1. Dự phòng nôn và buồn nôn
Nôn, buồn nôn ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân
và dẫn tới việc tuân thủ điều trị kém. Ngoài ra, nôn và buồn nôn còn gây ra mất cân
bằng chuyển hóa, thiếu hụt dinh dưỡng, chán ăn, giảm thể trạng, mệt mỏi, giảm khả
năng tự chăm sóc bản thân… của bệnh nhân [56].
Nôn và buồn nôn do hóa trị liệu được chia thành 3 loại:
- Nôn cấp (acute): xảy ra trong vòng 24h sau khi bắt đầu hóa trị liệu [39]
- Nôn khởi phát muộn (delayed): xảy ra từ sau 24h đến 5 ngày sau khi bắt đầu
hóa trị liệu. Oxaliplatin là hóa chất có nguy cơ gây nôn muộn [39].
- Nôn sớm (dự đoán trước, ancipatory): xảy ra trước khi điều trị như là một
phản xạ có điều kiện ở những bệnh nhân gặp phải tình trạng nôn và buồn nôn đáng
kể trong các chu kỳ trước. Có nhiều tác nhân kích thích phản xạ này như mùi vị hay
thị giác. Tỷ lệ buồn nôn và/hoặc nôn dự đoán trước từ 18 - 57%, thường gặp buồn
nôn hơn là nôn [56].
Khi bệnh nhân dùng hóa chất có thể gây nôn và buồn nôn, điều này bị tác động
bởi nhiều yếu tố khác nhau. Những yếu tố này là cơ sở để bác sĩ và các cán bộ y tế có
thể dự đoán được khả năng xảy ra nôn và buồn nôn trên bệnh nhân. Yếu tố quan trọng
nhất được nhắc đến và cũng được nghiên cứu nhiều nhất, đó nguy cơ gây nôn của hóa
chất được sử dụng, cũng như chế độ dùng thuốc. Bên cạnh đó, cũng có một số yếu tố
tiên lượng khác như yếu tố thuộc về người bệnh, các biện pháp điều trị dùng đồng
thời [58].
Liên quan đến nguy cơ gây nôn, các tác nhân hóa trị liệu được phân thành 4
nhóm dựa vào tần suất gặp nôn nếu không được dự phòng [56], [79]:
Mức độ cao: nguy cơ gây nôn > 90%.

Mức độ trung bình: nguy cơ gây nôn > 30 - 90% (oxaliplatin).
Mức độ thấp: nguy cơ gây nôn > 10 - 30% (capecitabin, 5-FU).
Mức độ rất thấp: nguy cơ gây nôn <10%.
16


×