Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện Y dược cổ truyền Tây Ninh năm 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1005.99 KB, 71 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

CAO HỮU HẠNG

PHÂN TÍCH DANH MỤC THUỐC SỬ DỤNG
TẠI BỆNH VIỆN Y DƯỢC CỔ TRUYỀN
TÂY NINH NĂM 2017

LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I

HÀ NỘI 2018


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

CAO HỮU HẠNG

PHÂN TÍCH DANH MỤC THUỐC SỬ DỤNG
TẠI BỆNH VIỆN Y DƯỢC CỔ TRUYỀN
TÂY NINH NĂM 2017
LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I
CHUYÊN NGHÀNH:TCQLD
MÃ SỐ: CK 60 72 04 12

Người hướng dẫn khoa học: TS TRẦN THỊ LAN ANH
Thời gian thực hiện: Ngày 02/07/2018-02/11/2018

HÀ NỘI 2018



LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian từ khi bắt đầu học tại trường cho đến nay tôi đã
nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của quý Thầy, Cô và bạn bè.
Đặc biệt, với sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành gửi
lời cảm ơn tới TS Trần Thị Lan Anh đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và giúp
đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện và hoàn thành luận văn.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đến các thầy cô giáo trong bộ môn
Quản lý và Kinh tế Dược đã trang bị cho tôi những kiến thức và những
kinh nghiệm quý báu.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, phòng Sau Đại học, các
phòng ban và các thầy cô giáo trường Đại học Dược Hà Nội đã tạo điều
kiện, dạy dỗ và giúp đỡ tôi trong thời gian học tập tại trường.
Tôi xin trân trọng cảm ơn chân thành Ban Giám đốc, Khoa Dược và
các khoa phòng Bệnh viện Y dược cổ truyền Tây Ninh đã giúp đỡ, tạo điều
kiện cho tôi rất nhiều trong quá trình học tập, nghiên cứ và hoàn thành
luận văn này.
Xin dành những lời cảm ơn chân thành gia đình, bạn bè, những
người đã dành cho tôi tình cảm và nguồn động viên, khích lệ trong suốt
quá trình thực hiện đề tài.
Tây Ninh, ngày 07 tháng 11 năm 2018
Học viên

Cao Hữu Hạng
n


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ……………………………………………………..………1
Chương 1. TỔNG QUAN……………………………………….………..3

1.1. Danh mục thuốc bệnh viện............................................................................. 3
1.1.1. Khái niêm: ................................................................................................... 3
1.1.2. Các bước xây dựng danh mục thuốc bệnh viện. ......................................... 3
1.2. Các phương pháp phân tích danh mục thuốc. ................................................ 5
1.2.1. Phân tích sử dụng thuốc theo nhóm điều trị ............................................... 5
1.2.2. Phương pháp phân tích ABC ...................................................................... 6
1.3. Thực trạng áp dụng các phương pháp phân tích danh mục thuốc tại
Việt Nam ............................................................................................................... 7
1.4. Thực trạng sử dụng thuốc Y học cổ truyền hiện nay. .................................... 8
1.4.1 Các văn bản pháp quy liên quan đến thuốc sử dụng trong cácBệnh
viện Y dược cổ truyền: .......................................................................................... 8
1.4.2 Thực trạng sử dụng thuốc Y học cổ truyền tại Việt Nam. ........................... 8
1.4.3. Cơ cấu và giá trị tiền thuốc sử dụng. ........................................................ 11
1.5. Vài nét về bệnh viện Y dược cổ truyền Tây Ninh ....................................... 15
1.5.1. Đặc điểm tình hình: ................................................................................... 15
1.5.2. Chức năng, nhiệm vụ: ............................................................................... 15
1.5.3. Tổ chức bộ máy: ........................................................................................ 15
1.5.4 Nhân lực: .................................................................................................... 16
1.5.5. Khoa Dược bệnh viện YDCT Tây Ninh ................................................... 17
1.6. Một vài nét về sử dụng thuốc tại Bệnh viện Y dược cổ truyền Tây Ninh ... 19
1.7. Tính cấp thiết của việc thực hiện đề tài ....................................................... 20
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

21

2.1. ĐỐI TƯỢNG NHIÊN CỨU: ....................................................................... 21
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................ 21
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ................................................................................... 21



2.2.2. Các biến số nghiên cứu ............................................................................. 22
2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu .................................................................... 25
2.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu ....................................................... 25
2.3.1. Phương pháp phân tích .............................................................................. 25
2.3.2. Xử lý số liệu .............................................................................................. 27
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU…………………………………28
3.1. Phân tích cơ cấu và giá trị của thuốc sử dụng tại bệnh viện y dược cổ
truyền tây Ninh năm 2017 theo một số chỉ tiêu: ................................................. 28
3.1.1. Cơ cấu DMT và giá trị tiền thuốc theo nhóm tác dụng dược lý ............... 28
3.1.2 Cơ cấu và giá trị tiền thuốc theo nguồn gốc xuất xứ. ................................ 34
3.1.3. Cơ cấu và giá trị tiền thuốc theo Đường dùng .......................................... 36
3.1.4. Cơ cấu và giá trị tiền thuốc Tân dược theo thành phần ............................ 37
3.2. Phân tích danh mục thuốc sử dụng theo phương pháp phân tích ABC
và VEN ................................................................................................................ 37
3.2.1 Phân tích ABC theo danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện Y dược cổ
truyền Tây Ninh năm 2017 ................................................................................. 37
3.2.2 Phân tích danh mục thuốc sử dụng theo phương pháp phân tích VEN. .... 40
3.2.3. Phân tích danh mục thuốc sử dụng theo ma trận ABC/VEN.................... 42
Chương 4. BÀN LUẬN…………………………………………………46
4.1 Về cơ cấu số lượng của danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện Y dược
cổ truyền tỉnh Tây Ninh năm 2017 theo một số chỉ tiêu: ................................... 46
4.1.1. Tỷ lệ nhóm thuôc YHCT và tân dược ....................................................... 46
4.1.2. Tỷ lệ thuốc theo nhóm tác dụng dược lý................................................... 46
4.1.3. Tỷ lệ thuốc chế phẩm y học cổ truyền theo y lý y học cổ truyền. ............ 48
4.1.4. Nguồn gôc xuất xứ của thuốc. ........... .............................................. 49
4.2. Phân tích DMT theo phương pháp ABC và VEN ............................... 50
4.2.1 Phân tích theo ABC50 Phân tích theo ABC của DMT sử dụng tại
bệnh viện ........................ ............................. .............................................. 50



4.2.2. Về phân tích danh mục thuốc sử dụng theo phương pháp phân tích
VEN ..................................................................................................................... 51
4.2.3. Về phân tích danh mục thuốc sử dụng theo ma trận ABC/VEN .............. 52
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................................. 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1. Nhân lực của Bệnh viện y dược cổ truyền Tây Ninh ........................ 17
Bảng 2.1. Nhóm biến số mô tả cơ cấu vế số lượng và giá trị của danh mục
thuốc sử dụng ...................................................................................................... 23
Bảng 2.2. Nhóm biến số phân tích ABC ............................................................ 24
Bảng 3.1. Cơ cấu danh mục thuốc sử dụng năm 2017 tại Bệnh viện. ............... 28
Bảng 3.2. Cơ cấu DMT và giá trị tiền thuốc tân dược theo nhóm tác dụng dược
lý .......................................................................................................................... 29
Bảng 3.3. Cơ cấu DMT và giá trị tiền thuốc Chế phẩm y học cổ truyền theo
nhóm tác dụng y lý y học cổ truyền .................................................................... 31
Bảng 3.4. Cơ cấu DMT và giá trị tiền thuốc Dược liệu, vị thuốc y học cổ truyền
theo nhóm tác dụng y lý y học cổ truyền ............................................................ 32
Bảng 3.5. Cơ cấu và giá trị tiền thuốc theo nguồn gốc xuất xứ. ........................ 34
Bảng 3.6. Cơ cấu và giá trị tiền thuốc theo nguồn gốc xuất xứ của từng nhóm 35
Bảng 3.7. Cơ cấu và giá trị tiền thuốc Tân dược theo Đường dùng .................. 36
Bảng 3.8. Cơ cấu và giá trị tiền thuốc YHCT theo Đường dùng ...................... 36
Bảng 3.9.Cơ cấu và giá trị tiền thuốc Tân dược theo thành phần ...................... 37
Bảng 3.10. Kết quả phân tích ABC của DMT sử dụng tại Bệnh viện ............... 37
Bảng 3.11. Kết quả phân tích ABC theo 3 nhóm: thuốc tân dược, chế phẩm
YHCT, vị thuốc YHCT. ...................................................................................... 38
Bảng 3.12. 10 loại chế phẩm YHCT có giá trị sử dụng nhiều nhất ................... 39
Bảng 3.13. Cơ cấu thuốc theo phương pháp phân tích VEN ............................. 41

Bảng 3.14. Kết quả phân tích VEN theo 3 nhóm: thuốc tân dược, chế ............. 41
phẩm YHCT, vị thuốc YHCT. ............................................................................ 41
3.2.3. Phân tích danh mục thuốc sử dụng theo ma trận ABC/VEN .................... 42


Bảng 3.15. Cơ cấu thuốc theo ma trận ABC/VEN ............................................. 42
Bảng 3.16. Cơ cấu tiểu nhóm thuốc AE theo tác dụng dược lý và y lý y học cổ
truyền ................................................................................................................... 43
Bảng 3.17. Các thuốc cụ thể nhóm AN .............................................................. 45


DANH MỤC HÌNH

Biểu đồ. 1.1. Các yếu tố làm căn cứ để xây dựng danh mục thuốc bệnh viện…4
Hình 1.1. Sơ đồ tổ chức Khoa Dược Bệnh viện y dược cổ truyền Tây Ninh....19
Hình 2.1. Sơ đồ tóm tắt nội dung nghiên cứu

…………………….….…22

Hình 3.1. Các quy trình phân tích VEN……………………………………….40


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ADR

Phản ứng điều trị thuốc

BHXH


Bảo hiểm xã hội

BHYT

Bảo hiểm Y tế

CSSK

Chăm sóc sức khỏe

DMT

Danh mục thuốc

DMTBV

Danh mục thuốc bệnh viện

DMTCY

Danh mục thuốc chủ yếu

DMTTY

Danh mục thuốc thiết yếu

YHCT

Y học cổ truyền


YHHĐ

Y học hiện đại

KCB

Khám chữa bệnh

SLKM

Số lượng khoản mục

STG

Hướng dẫn điều trị chuẩn


ĐẶT VẤN ĐỀ
Từ hàng ngàn năm nay, các loại thuốc phòng và chữa bệnh đã trở thành
một nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống con người. Với dân số nước ta hiện nay
ngày càng tăng dần, thì việc sử dụng thuốc trong chăm sóc và bảo vệ sức khỏe
cho người dân là vấn đề cần phải hết sức quan tâm của ngành y tế Việt Nam.
Trong xã hội ngày nay, Y học cổ truyền ngày càng phát triển do nhu cầu
của người dân trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe. Việt Nam là một quốc
gia có nền Y học cổ truyền lâu đời với bề dày kinh nghiệm hàng ngàn năm.
Nhận thức được giá trị của Y học cổ truyền, Đảng và Nhà nước ta đã có
chính sách nhất quán coi Y học cổ truyền là một bộ phận không thể tách rời
trong hệ thống khám chữa bệnh chung của ngành Y tế Việt Nam. Đồng thời có
chủ trương kết hợp Y học hiện đại và Y dược cổ truyền để phục vụ sức khỏe
cho nhân dân được tốt nhất. Tuy nhiên trong những năm gần đây, hoạt động

khám chữa bệnh của hệ thống Y học cổ truyền tại các địa phương trong toàn
quốc gặp nhiều khó khăn, nhiều chỉ tiêu chưa hoàn thành như mục tiêu đề ra.
Một trong những vấn đề xã hội quan tâm tới công tác y tế là chất lượng
khám chữa bệnh. Mà trong chữa bệnh thuốc đóng vai trò cực kỳ quan trọng, đôi
khi là yếu tố quyết định kết quả điều trị. Danh mục thuốc hạn hẹp ảnhhưởng tới
quyền lợi người tham gia bảo hiểm.
Bệnh viện Y dược cổ truyền Tây Ninh là Bệnh viện hạng II, Bệnh viện
chuyên khoa y học cổ truyền đầu ngành tuyến tỉnh. Bệnh viện được thành lập từ
năm 1981 có trách nhiệm khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe và phục hồi
chức năng bằng phương pháp Y học cổ truyền kết hợp với Y học hiện đại theo
các hình thức nội trú, ngoại trú, đồng thời cũng là đơn vị chăm sóc sức khỏe
chongười dân. Thì việc sử dụng thuốc là vấn đề không thể thiếu.
Trong những năm qua việc sử dụng thuốc trong điều trị ở Bệnh viện Y
Dược Cổ truyền Tây Ninh còn nhiều bất cập. Do nhiều nguyên nhân khác nhau,
do đó để tăng cường chất lượng danh mục thuốc Bệnh viện và sử dụng thuốc an
1


toàn, hiệu quả, hợp lý, nhằm nâng cao hiệu quả điều trị cho người bệnh đang là
vấn đề cấp thiết hiện nay. Hơn nữa từ khi thành lập bệnh viện đến nay chưa có
nghiên cứu nào phân tích về danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện Y Dược Cổ
truyền Tây Ninh. Xuất phát từ thực tế của bệnh viện trong những năm vừa qua,
tôi tiến hành đề tài: “Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện Y Dược Cổ
truyền Tây Ninh năm 2017”với mục tiêu sau đây:
1. Mô tả cơ cấu danh mục thuốcsử dụng tại Bệnh viện Y Dược cổ truyền tỉnh

Tây Ninh năm 2017.
2. Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện Y Dược cổ truyền tỉnh

Tây Ninh năm 2017 theo phương pháp phân tích ABC –VEN

Qua kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần phản ánh được thực trạng
danh mục thuốc và việc sử dụng thuốc của Bệnh viện Y Dược Cổ truyền tỉnh
Tây Ninh, nhằm đưa ra những đề xuất góp phần hoàn thiện danh mục thuốc
bệnh viện và sử dụng thuốc cho người bệnh, an toàn, hiệu quả, hợp lý và kinh tế
trong những năm tiếp theo.

2


Chương 1. TỔNG QUAN
1.1. Danh mục thuốc bệnh viện.
1.1.1. Khái niêm:
Danh mục thuốc (DMT) là 1 danh sách các thuốc được sử dụng trong hệ
thống chăm sóc sức khỏe và bác sĩ sẽ kê đơn các thuốc trong danh mục này.
DMT của bệnh viện là một danh sách các thuốc đã được lựa chọn và phê duyệt
để sử dụng trong bệnh viện.
Lựa chọn thuốc là công việc quan trọng trong chu trình cung ứng thuốc, là
việc xác định chủng loại thuốc cho bệnh viện. Mỗi bệnh viện sẽ xây dựng một
DMT đặc thù riêng cho mình. Hội đồng thuốc và điều trị (HĐT&ĐT) có chức
năng tư vấn cho giám đốc bệnh viện về các vấn đề liên quan đến thuốc và điều
trị bằng thuốc của bệnh viện, thực hiện tốt chính sách quốc gia về thuốc trong
bệnh viện. HĐT&ĐT đóng vai trò chủ đạo trong việc xây dựng DMT, trước khi
xây dựng danh mục thuốc, HĐT&ĐT phải lấy ý kiến đóng góp của các khoa
phòng.
1.1.2. Các bước xây dựng danh mục thuốc bệnh viện.
Việc xây dựng một danh mục thuốc phù hợp sẽ mang lại rất nhiều lợi ích,
đảm bảo thuốc có hiệu quả điều trị, với chất lượng tốt và chi phí hợp lý đồng
thời loại bỏ các thuốc không an toàn và hiệu quả không cao, làm giảm những
nguy cơ về sức khỏe và lãng phí trong quá trình sử dụng thuốc.
Sự lựa chọn thuốc thành phẩm mua sắm, sử dụng cho người bệnh theo

nguyên tắc: ưu tiên chọn thuốc generic, thuốc đơn chất, thuốc sản xuất trong
nước.
Theo thông tư số 21/2013/TT-BYT ngày 08/08/2013 của Bộ Y tế quy
định về tổ chức và hoạt động của HĐT&ĐT trong bệnh viện, các bước xây dựng
danh mục thuốc được tiến hành như sau:
Khoa Dược sẽ xây dựng DMT bệnh viện và thông qua HĐT&ĐT góp ý
chỉnh sửa, sau khi HĐT&ĐT thống nhất, khoa Dược tổng hợp thành danh mục

3


dự thảo và trình lên Giám đốc bệnh viện xem xét và ký duyệt ban hành danh
mục chính thức.
Việc lựa chọn danh mục thuốc trong bệnh viện phải căn cứ vào các yếu tố
sau:
- Mô hình bệnh tât (MHBT) của địa phương và cơ cấu bệnh tật do bệnh
viện thống kê hàng năm;
- Trình độ cán bộ và theo danh mục kỹ thuật mà bệnh viện được thực
hiện;
- Danh mục thuốc thiết yếu sử dụng tại các cơ sở khám chữa bệnh do Bộ
Y tế (BYT) ban hành;
- Khả năng kinh phí của bệnh viện: ngân sách Nhà nước, thu một phần
viện phí và Bảo Hiểm y tế (BHYT);
- Xem xét một sô tiêu chí như an toàn, hiệu quả điều trị, hiệu quả - chi phí
hoặc nguồn cung ứng tại chỗ.
DMT bệnh viện phải được rà soát, bổ sung, điểu chỉnh hàng năm cho phù
hợp với tình hình thực tế điều trị.
Các yếu tố liên quan đến hoạt động lựa chọn, xây dựng danh mục thuốc
được khái quát trong biểu đồ. 1.1 như sau:
Mô hình bệnh tật


Danh mục thuốc
thiết yếu

Phác đồ điều trị
Hội
đồng
thuốc

điều
trị

Danh mục thuốc
chủ yếu

Trình độ chuyên môn,
kỹ thuật

K/n chi trả cho BN,
quỹ BHYT, kinh phí
DANH MỤC
THUỐC BỆNH
VIỆN

Biểu đồ. 1.1. Các yếu tố làm căn cứ để xây dựng danh mục thuốc bệnh viện

4


Việc thống nhất một cách rõ ràng các tiêu chí chọn lựa khi xây dựng

DMTBV là rất quan trọng và cần phải được thực hiện một cách bài bản nhằm
tạo dựng giá trị cũng như sự tin tưởng của thầy thuốc khi sử dụng. Tổ chức Y tế
Thế giới đã xây dựng một quy trình để xây dựng DMT trong bệnh viện bao gồm
4 giai đoạn với 19 bước.
1.2. Các phương pháp phân tích danh mục thuốc.
Để giải quyết vấn đề liên quan đến sử dụng thuốc trong bệnh viện, bước
đầu tiên cần phải đo lường, phân tích và hiểu được nguyên nhân sâu xa của các
vấn đề. Theo tổ chức Y tế thế giới, có 3 phương pháp chính để làm rõ các vấn đề
sử dụng thuốc tại bệnh viện mà HĐT&ĐT nên thường xuyên sử dụng, đó là:
- Thu thập thông tin ở mức độ cá thể: Những dữ liệu này được thu thập từ
người không kê đơn để có thể xác định được những vấn đề xung quanh liên
quan đến sử dụng thuốc. Tuy nhiên nhược điểm của phương pháp này là thường
không có đủ thông tin để có thể điều chỉnh thuốc phù hợp với chuẩn đoán.
- Các phương pháp định tính: Như tập trung thảo luận nhóm, phỏng vấn
sâu vấn đề và bộ câu hỏi sẽ là những công cụ hữu ích để xác định nguyên nhân
của vấn đề sử dụng thuốc.
- Các phương pháp tổng hợp dữ liệu: Phương pháp này liên quan đến các
dữ liệu tổng hợp mà không phải trên từng cá thể và dữ liệu có thể thu thập dễ
dàng. Phương pháp xác định phân tích ABC và phân tích VEN,… Những
phương pháp này sẽ được sử dụng để xác định các vấn đề lớn liên quan đến sử
dụng thuốc.
Trong số các phương pháp trên, phân tích danh mục thuốc gồm phân tích
ABC và phân tích VEN là giải pháp hữu ích và cần được áp dụng để xác định
các vấn đề lớn liên quan đến sử dụng thuốc. Phương pháp phân tích này sẽ trở
thành công cụ cho HĐT&ĐT quản lý danh mục thuốc.
1.2.1. Phân tích sử dụng thuốc theo nhóm điều trị
Phân tích nhóm điều trị kết hợp với việc tính chi phí sử dụng thuốc giúp
xác định những nhóm điều trị có mức sử dụng thuốc cao nhất và chi phí nhiều
nhất. Trên cơ sở thông tin về tình hình bệnh tật, phương pháp này sẽ gợi ý
những vấn đề sử dụng thuốc bất hợp lý.

5


Ngoài ra phương pháp này sẽ chỉ ra những thuốc đã bị lạm dụng hoặc
những thuốc mà mức tiêu thụ không mang tính đại diện cho những ca bệnh cụ
thể.
Qua đây, HĐT&ĐT lựa chọn những thuốc có chi phí hiệu quả cao nhất
trong các nhóm điều trị và thuốc lựa chọn trong liệu pháp điều trị thay thế.
Từ đó tiến hành phân tích cụ thể hơn cho mỗi nhóm điều trị chi phí cao để
xác định những thuốc đắt tiền và liệu pháp điều trị thay thế có chi phí hiệu quả
cao [6].
1.2.2. Phương pháp phân tích ABC
1.2.2.1. Khái niệm phân tích ABC
Phân tích ABC là phương pháp phân tích tương quan giữa lượng thuốc
tiêu thụ hàng năm và chi phí nhằm nhận định ra những thuốc nào chiếm tỷ lệ
lớn trong chi phí dành cho thuốc của bệnh viện.
1.2.2.2. Các bước thực hiện.
Theo thông tư số 21/2013/TT-BYT ngày 08 tháng 08 năm 2013 hướng
dẫn hoạt động của HĐT&ĐT, phân tích ABC được tiến hành theo các bước
sau:
Bước 1: Liệt kê các sản phẩm thuốc.
Bước 2: Điền các thông tin sau mỗi sản phẩm thuốc:
- Đơn giá của sản phẩm (sử dụng giá cho các thời điểm nhất định nếu sản
phẩm có thay đổi theo thời gian);
- Số lượng tiêu thụ của các sản phẩm thuốc tại bệnh viện.
Bước 3: Tính tổng tiền cho mỗi sản phẩm bằng cách nhân đơn giá với số
lượng sản phẩm. Tổng số tiền sẽ bằng tổng tiền của mỗi sản phẩm.
Bước 4: Tính % giá trị của mỗi sản phẩm bằng cách lấy số tiền của mỗi
sản phẩm thuốc chia cho tổng số tiền.
Bước 5: Sắp xếp lại các sản phẩm theo thứ tự phần trăm giá trị giảm dần.

Bước 6: Tính giá trị phầm trăm tích lũy của tổng giá trị cho mỗi sản
phẩm bắt đầu với sản phẩm thứ nhất, sau đó cộng với sản phẩm tiếp theo trong
6


danh sách.
Bước 7: Phân nhóm như sau:
- Nhóm A: Gồm những sản phẩm chiếm 75-80% tổng giá trị tiền;
- Nhóm B: Gồm những sản phẩm chiếm 15-20% tổng giá trị tiền;
- Nhóm C: Gồm những sản phẩm chiếm 5-10% tổng giá trị tiền;
Về số lượng , nhóm A chiếm 10-20% tổng số sản phẩm, nhóm B chiếm
10-20% và còn lại là nhóm C chiếm 60-80% [9].
1.2.2.3 Vai trò và ý nghĩa của phân tích ABC
Từ phân tích ABC có thể chỉ ra các thuốc được sử dụng nhiều mà thuốc
thay thế có giá trị thấp hơn sẵn có trong danh mục hoặc trên thị trường, có thể
lựa chọn các thuốc thay thế có chỉ số chi phí - hiệu quả tốt hơn, hoặc xác định
các liệu pháp điều trị thay thế, tiếp đến có thể đàm phán với các đơn vị cung
cấp với mức giá thấp hơn.
Áp dụng phương pháp này giúp đo lường mức độ tiêu thụ thuốc, phản
ánh nhu cầu chăm sóc sức khỏe cộng đồng, vì vậy có thể xác định được việc sử
dụng thuốc chưa hợp lý dựa vào lượng thuốc tiêu thụ và mô hình bệnh tật. Bên
cạnh đó phân tích ABC có thể xác định việc mua sắm các thuốc không nằm
trong DMT bảo hiểm.
Tóm lại, phân tích ABC có ưu điểm là có thể xác định được những thuốc
nào chiếm phần lớn chi phí dành cho thuốc, nhưng nhược điểm lớn nhất của
phương pháp này là không cung cấp được các thông tin để có thể so sánh các
thuốc về sự khác biệt hiệu quả điều trị.
1.3. Thực trạng áp dụng các phương pháp phân tích danh mục thuốc tại
Việt Nam
Việc phân tích ABC đã được đưa vào thông tư số 21/2013/TT-BYT ban

hành ngày 08/08/2013 của Bộ Y tế là một trong những phương pháp phân tích
để phát hiện vấn đề về sử dụng thuốc và là bước đầu tiên trong quy trình xây
dựng DMTBV.
Nghiêm cứu của Nguyễn Hằng Nga (2008), được trích dẫn luận văn tiến
7


sĩ của Huỳnh Hiền Trung năm (2012) đã thực hiện phân tích ABC ở 3 bệnh
viện: BV Nhi Trung Ương, BV Hữu Nghị, BV Lao phổi Trung Ương. Kết quả:
tỷ lệ theo chủng loại nhóm A ở BV Nhi Trung Ương (9,6%), Lao phổi Trung
Ương (9,9%) thấp hơn ở BV Hữu Nghị là 15,7%.
1.4. Thực trạng sử dụng thuốc Y học cổ truyền hiện nay.
1.4.1 Các văn bản pháp quy liên quan đến thuốc sử dụng trong cácBệnh
viện Y dược cổ truyền:
- Thông tư số 40/2013/TT-BYT ngày 18/11/2013 của Bộ Y tế về việc
ban hành Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI
[10].
- Thông tư số 45/2013/TT-BYT ngày 26/12/2013 của Bộ Y tế về việc
ban hành Danh mục thuốc thiết yếu tân dược lần VI [11].
- Thông tư số 05/2015/TT-BYT ngày 17/03/2015 của Bộ Y tế quy định
ban hành danh mục thuốc đông y, thuốc từ dược liệu và vị thuốc y dược cổ
truyền thuộc phạm vi thanh toán của Bảo hiểm Y tế [13].
- Thông tư số 21/2013/TT-BYT ngày 08/08/2013 quy định về tổ chức và
hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị trong bệnh viện [9].
1.4.2 Thực trạng sử dụng thuốc Y học cổ truyền tại Việt Nam.
Việt Nam là nước có nền YHCT lâu đời, người dân có thói quen và niềm
tin vào phương pháp chữa bệnh này, bên cạnh đó việc hệ thống điều trị bằng
phương pháp YHCT đã được WHO công nhận cũng là một nhân tố làm cho số
người có nhu cầu sử dụng dược liệu để chữa trị bệnh ngày càng gia tăng.
Đáp ứng chủ trương của Chính Phủ về tăng cường khôi phục và phát

triển YHCT trong thời kỳ đổi mới để đảm bảo chất lượng và sự công bằng
trong CSSK nhân dân, một loạt các nghiên cứu về thực trạng sử dụng thuốc
YHCT tại các địa phương được tiến hành nhằm hỗ trợ cho việc hoạch định kế
hoạch và các giải pháp can thiệp nhằm tăng cường hoạt động YHCT của từng
tỉnh, thành. Các nghiên cứu về thực trạng YHCT của các cán bộ y tế tại các cơ
8


sở y tế và của người dân tại cộng đồng. Cụ thể có những nghiên cứu sau:
Theo “Báo cáo tổng kết công tác y tế năm 2014” [14], [15]. Tỷ lệ giường
bệnh YHCT trên tổng số chung của các tuyến là 13,7% đã tăng hơn so với các năm
trước. Số xã triển khai bảo hiểm y tế trong khám bệnh, chữa bệnh bằng YHCT là
61,5%: trong đó số trạm y tế triển khai chữa bệnh bằng thuốc thành phẩm YHCT
chiếm 67,1%, triển khai điều trị bằng thuốc nam chiếm 44,6%; số trạm y tế xã có
vườn thuốc nam chiếm 83,9% tăng 4,0% so với năm 2013.
Tỷ lệ KCB bằng YHCT so với tổng KCB chung của từng tuyến đã có bước
cải thiện đáng kể, tuy nhiên chưa chiếm tỷ trọng cao trong tổng số lượt KCB
chung, cụ thể: tuyến tỉnh là 8,69%; tuyến huyện 8,95% và tuyến xã là 18,8%. Tỷ lệ
điều trị nội trú bằng YHCT, kết hợp YHCT với YHHĐ so với tổng chung cũng đạt
mức 9,2% ở tuyến tỉnh và 24,9% ở tuyến huyện. Tỷ lệ điều trị ngoại trú bằng
YHCT so với tổng điều trị ngoại trú chung có khả quan hơn ở tuyến tỉnh (13,4%),
tuyến huyện (16,4%) và tuyến xã (26,8%)[15].
Mạng lưới KCB bằng YHCT tiếp tục ổn định và phát triển với 63 bệnh
viện YHCT công lập và 03 bệnh viện YHCT ngoài công lập, 92,7% các bệnh
viện y học hiện đại có khoa, tổ YHCT (tăng 2,7% so với năm 2015), 84,8% các
trạm y tế có bộ phận KCB bằng YHCT (tăng 10,5% so với năm 2015). Tỷ lệ
KCB bằng YHCT so với tổng KCB chung của từng tuyến đã có bước cải thiện
đáng kể, tuy nhiên chưa chiếm tỷ trọng cao trong tổng số lượt KCB chung, tỷ lệ
lượt khám bệnh bằng YHCT hoặc kết hợp với YHHĐ trên tổng số lượt KCB
chung đạt 4,1% ở tuyến trung ương, 11,7% ở tuyến tỉnh, 13,4% ở tuyến huyện

và 28,5% ở tuyến xã. Nhiều địa phương đã quan tâm đầu tư xây mới nâng cấp
bệnh viện YHCT như Hà Nội, Ninh Bình, Bình Thuận, Bình Định, Tây Ninh,...
Chất lượng KCB bằng YHCT, YHCT kết hợp với YHHĐ đã từng bước được
nâng cao, thể hiện ở trình độ chuyên môn của đội ngũ thầy thuốc YHCT; cơ sở
vật chất, trang thiết bị từng bước hiện đại hóa; các quy trình kỹ thuật YDCT
từng bước được chuẩn hóa; ứng dụng nghiên cứu khoa học vào thực tiễn được
đẩy mạnh. Công tác quản lý hành nghề, quản lý quảng cáo KCB bằng YHCT
9


chặt chẽ và có hiệu quả hơn. Chất lượng dược liệu cổ truyền ngày càng được
kiểm soát chặt chẽ, nhất là trong các cơ sở KCB bằng YHCT[16].
Năm 2003, Nguyễn Thanh Bình "Nghiên cứu tình hình sử dụng thuốc
YHCT và tân dược ở khu vực Hà Nội”, nghiên cứu đã mô tả thực trạng sử dụng
thuốc của người dân tại các cơ sở y tế YHCT tư nhân và bước đầu đánh giá chất
lượng sử dụng thuốc của người cung cấp dịch vụ YHCT ở các phòng chẩn trị
YHCT. Theo nghiên cứu của Nguyễn Thanh Bình, tỷ lệ người dân tin tưởng vào
thuốc YHCT là 65%, rất tin tưởng là 28,3% và không có người nào không tin
[17].
Tại Hưng Yên năm 2013, theo nghiên cứu thực trạng YHCT và hiệu quả
can thiệp tăng cường hoạt động KCB tại BV YHCT tỉnh của tác giả Phạm Việt
Hoàng, tỷ lệ dùng thuốc YHCT tới 99,8% [23].
Tại Lâm Đồng năm 2016, theo nghiên cứu phân tích DMT đã sử dụng tại
bệnh viện YHCT Bảo Lộc của tác giả Hà Xuân Hiền, tỷ lệ dùng thuốc YHCT
tới 96,1% [21].
Dược liệu nói chung và thuốc YHCT nói riêng đã có trong DMT thiết
yếu. Từ năm 2008 đến nay, danh mục các vị thuốc và chế phẩm YHCT dùng
cho KCB tại các tuyến y tế đã được ban hành và cập nhật đến lần thứ 3.
Theo những số liệu thống kê gần đây, hàng năm cả nước sử dụng khoảng
59.000 tấn dược liệu trong đó để sử dụng cho hệ thống KCB bằng YHCT

khoảng 18.500 tấn. Trong khi tổng sản lượng dược liệu trồng trong nước hàng
năm vào khoảng 3000 - 5000 tấn [6].
Bộ Y tế cũng tiến hành nhiều cuộc khảo sát và hội nghị về thuốc YHCT,
đánh giá tình hình sử dụng thuốc YHCT trong cơ sở khám chữa bệnh. Nhiều
báo cáo về thực trạng thuốc YHCT trong các hội nghị do Bộ Y tế tổ chức cũng
cho thấy nhiều bất cập về công tác quản lý cũng như chất lượng thuốc YHCT.
Bộ Y tế cũng đã đề ra những quy định tạm thời về nguyên tắc cơ bản để sản
xuất thuốc từ dược liệu và các biện pháp quản lý.
10


Kết quả các nghiên cứu trên đều phản ánh tình trạng bất cập về cung ứng
thuốc YHCT tại các cơ sở y tế công lập và cả tư nhân, chất lượng dược liệu,
công tác quản lý thuốc YHCT.
1.4.3. Cơ cấu và giá trị tiền thuốc sử dụng.
a. Giá trị tiền thuốc
Theo báo cáo những năm gần đây, giá trị tiền thuốc sử dụng chiếm tỷ trọng
lớn trong tổng kinh phí bệnh viện. Việc quản lý và sử dụng thuốc có hiệu quả đối
với các thuốc điều trị sẽ góp phần rất lớn vào việc tiết kiệm tài chính cho đất nước
và giảm gánh nặng chi phí cho người bệnh. Trong năm 2015, tổng chi phí tiền
thuốc chiếm khoảng 30.000 tỉ đồng, tăng gấp đôi so với năm 2012. Trong năm
2015, tiền thuốc bình quân đầu người mà người dân Việt chi để mua thuốc là
37,97 USD/năm (khoảng 800.000 đồng).[16]
Theo báo cáo tổng kết năm 2016 thuốc sản xuất trong nước đã đáp ứng gần
50% nhu cầu sử dụng thuốc. Tỷ lệ tăng trưởng bình quân trung bình trên
15%[14]. Điều này phản ánh mức độ phát triển của ngành Dược trong nước đang
dần dần đáp ứng kịp nhu cầu bệnh tật, khẳng định được thương hiệu cũng như sự
tin dùng của bác sỹ, góp phần giảm chi phí điều trị cho bệnh nhân.
Theo báo cáo kết quả công tác khám, chữa bệnh năm 2009, 2010 của Cục
Quản lý KCB - Bộ Y tế, tổng giá trị tiền thuốc sử dụng trong bệnh viện chiếm tỷ

trọng 47,9% (năm 2009) và 58,7% (năm 2010) tổng giá trị tiền viện phí hàng
năm trong bệnh viện [3].
Tại bệnh viện YHCT Quân đội, từ năm 2006 - 2010, tiêu thụ thuốc đông
y, thuốc từ dược liệu từ 68,5% - 74,6% tổng chi phí tiêu thụ thuốc. Tại bệnh
viện YHCT Hải Dương năm 2011, chi phí tiêu thụ thuốc đông y, thuốc từ dược
liệu chiếm 75,7% chi phí tiêu thụ thuốc. Tại bệnh viện YHCT Hưng Yên năm
2013, chi phí tiêu thụ thuốc đông y, thuốc từ dược liệu chiếm 67,1% tổng chi
phí tiêu thụ thuố. Tại bệnh viện YHCT Thái Bình từ năm 2010 - 2012, chi phí
tiêu thụ thuốc đông y, thuốc từ dược liệu thường gấp 6 lần chi phí tiêu thụ thuốc
tân dược. Tại bệnh viện YHCT tỉnh Phú Thọ từ năm 2010 - 2012, chi phí tiêu
11


thụ thuốc đông y, thuốc từ dược liệu chiếm 40,0% - 45,7% tổng chi phi tiêu thụ
thuốc [19], [20].
Tỷ lệ sử dụng thuốc YHCT tại các bệnh viện YHCT khá chênh lệch nhau
tùy thuộc vào mô hình bệnh tật của từng viện.
b. Về nguồn gốc xuất sứ
Cùng một dược chất, dạng bào chế, thuốc có nguồn gốc nhập khẩu
thường có giá cao hơn thuốc sản xuất trong nước, vì phải chi phí về bảo quản,
vận chuyển hoặc do chiến lược định giá của các hãng khác nhau. Rõ ràng, việc
sử dụng thuốc trong nước sẽ chủ động được nguồn cung ứng, mang lại lợi ích
về kinh tế và quản lý cho bệnh viện và người bệnh. Thực tế hiện nay thuốc có
nguồn gốc nhập khẩu đang chiếm tỷ lệ cao trong chi phí mua thuốc tại các bệnh
viện.
- Tại các bệnh viện tuyến trung ương: năm 2010, theo thống kê của 34
bệnh viện thì tỷ lệ tiền mua thuốc sản xuất tại Việt Nam là hơn 387 tỷ đồng
chiếm 11,9% tổng chi phí mua thuốc.
- Tại các bệnh viện tuyến tỉnh thành phố: Theo thống kê chi phí mua
thuốc của 307 bệnh viện vào năm 2010 thì tiền mua thuốc có nguồn gốc trong

nước là hơn 2.232 tỷ đồng chiếm 33,9% tổng chi phí mua thuốc.
- Tại các bệnh viện tuyến huyện: Chi phí cho thuốc có nguồn gốc trong
nước cao hơn tại các bệnh viện tuyến trung ương và tuyến tỉnh. Năm 2010, tổng
trị giá tiền sử dụng thuốc sản xuất tại Việt Nam của 559 bệnh viện huyện là
2.900 tỷ đồng, chiếm 61,5% so với tổng số tiền mua thuốc.
Năm 2013, theo kết quả đánh giá nhanh của Cục Quản lý Dược tại 7 sở Y
tế và 8 bệnh viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế cho thấy lượng và giá trị
thuốc sản xuất trong nước tăng gấp 2 lần so với năm 2012. Tại 7 sở Y tế, số
lượng thuốc sản xuất trong nước năm 2013 là 700 triệu đơn vị so với năm 2012
là 338 triệu đơn vị và về mặt giá trị, giá trị thuốc sản xuất năm 2013 là 768 tỉ
đồng. Tại các bệnh viện Trung ương, số lượng thuốc sản xuất trong nước năm
2013 là 73 triệu đơn vị so với năm 2012 là 38 triệu đơn vị vè mặt giá trị, giá trị
12


thuốc sản xuất năm 2013 là 256 tỷ đồng so với năm 2012 là 120 tỷ đồng.
Năm 2014 tỉ trọng thuốc sản xuất trong nước tổng giá trị tiền thuốc trúng
thầu tại các bệnh viện tăng nên mức 1,0% tại các bệnh viện Trung ương và 2,4%
tại các bệnh viện tuyến tỉnh và tuyến huyện.
Theo Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế), trong năm 2015 qua thống kê trúng
thầu của 68 bệnh viện, Sở y tế thì tỉ lệ biệt dược gốc chiếm tới 40%, thuốc Việt
chiếm 29%. Hiện nay tỉ lệ thuốc sản xuất trong nước được sử dụng tại các bệnh
viện còn khá khiêm tốn. Cụ thể tại các bệnh viện tuyến trung ương chiếm
11,6%, tuyến tỉnh chiếm 38,4%. Thuốc nhập khẩu vẫn chiếm tỉ lệ cao trong chi
phí mua thuốc của các bệnh viện.
Đối với thuốc YHCT, hiện nay hầu hết các cơ sở KCB đều tự chế biến
được các vị thuốc theo phương pháp YHCT. Viện Y dược học dân tộc thành phố
Hồ Chí Minh thực hiện chế biến 250 vị thuộc YHCT, chiếm 100% vị thuốc sử
dụng tại bệnh viện. Bệnh viện YHCT thành phố Hồ Chí Minh chế biến được
214 trong tổng số 267 vị thuốc, chiếm 80% về tỷ lệ [18]. Bệnh viện YHCT

Trung Ương năm 2014 chế biến 138 trong tổng số 278 vị thuốc của bệnh viện,
chiếm 49,6%. Bệnh viện YHCT tỉnh Hưng Yên năm 2013 chế biến 302 trong
tổng số 325 vị thuốc tại bệnh viện, chiếm tỷ lệ 92,9% [23]. Bệnh viện YHCT
tỉnh Hải Dương năm 2011 chế biến 164 trong tổng số 174 vị thuốc sử dụng,
chiếm 94,3% về tỷ lệ [30].
c. Về cơ cấu nhóm tác dụng
Sử dụng kháng sinh luôn là vấn đề được quan tâm trong sử dụng thuốc an
toàn, hợp lý. Theo kết quả nghiên cứu tại các bệnh viện, kinh phí mua thuốc
kháng sinh luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng giá trị tiền thuốc sử dụng.
Theo số liệu của Cục khám chữa bệnh năm 2011 chi phí cho chống nhiễm
khuẩn gần 6 nghìn tỉ đồng chiếm 31% trên tổng chi phí sử dụng thuốc [29].
Trong phân tích thực trạng sử dụng khánh sinh và kháng kháng sinh ở
Việt Nam của nhóm nghiên cứu quốc gia GARP (Hợp tác toàn cầu về kháng
13


kháng sinh) - Việt Nam thống kê từ các báo cáo Bộ Y tế thu thập về tình hình sử
dụng thuốc tại Bệnh viện, chi phí Bệnh viện cho KS năm 2009 [27]: Phân tích
sử dụng thuốc tại 38 Bệnh viện, nhóm chống nhiễm khuẩn được sử dụng nhiều
nhất cụ thể Bệnh viện Trung ương 25,7%; tuyến tỉnh 32%; tuyến huyện 43,1%
về giá trị [25].
Kết quả phân tích kinh phí sử dụng một số nhóm thuốc tại các bệnh viện
đa khoa tuyến tỉnh, nhóm thuốc kháng sinh có kinh phí sử dụng cao nhất trong
các nhóm thuốc. Tại bệnh viện chấn thương chỉnh hình Nghệ An năm 2016
nhóm thuốc kháng sinh chiếm 63,1% tổng giá trị tiền thuốc sử dụng [26]. Tương
tự, tại bệnh viện đa khoa tỉnh Hưng Yên năm 2016 có tỉ lệ khoản mục nhóm
thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn chiếm 14,1% và giá trị sử dụng
cao nhất trong DMT sử dụng với 34,3 % [22].
Các nghiên cứu cho thấy thuốc kháng sinh chiếm tỉ trọng lớn trong tổng
tiền thuốc sử dụng tại Bệnh viện, nguyên nhân có thể do mô hình bệnh tật tại

Việt Nam có tỉ lệ nhiễm khuẩn cao và tình trạng lạm dụng kháng sinh trong điều
trị bệnh, do đó tình trạng kháng kháng sinh ngày càng trở nên đáng báo động.
Theo nghiên cứu hoạt động cung ứng thuốc tại Viện YHCT Quân độ giai
đoạn 2006 - 2010 của tác giả Nguyễn Văn Cường [20] cho thấy: DMT đông
dược tại Bệnh viện YHCT Quân đội ổn định về số lượng và các nhóm (26
nhóm). DMT thuốc đông dược khá đa dạng như đầy đủ các nhóm thuốc đông
dược so với DMT thiết yếu năm 2006 - 2009 là khoảng 81,4% - 83,1% theo
thông tư 12/2010/TT-BYT ngày 29/04/2010 của Bộ trưởng BYT. DMT đông
dược tăng lên 300 loại thì DMT đông dược của Viện chiếm 77,3% so với DMT
thiết yếu. Thành phẩm đông dược được bào chế tại Viện cũng tăng lên về chủng
loại, cụ thể năm 2010 tăng lên 8 loại so với năm 2006, kiện tỳ chiếm > 57%
tổng DMT Bệnh viện. Kinh phí mua thuốc đông dược tăng về giá trị từ 5.370
triệu đồng (năm 2006) lên 7.382 triệu đồng (năm 2010) nhưng lại giảm về tỷ lệ
trong tổng tiền mua thuốc, cụ thể giảm từ 74,6% (năm 2006) xuống 68,5% (năm
2010). Điều này cho thấy, chi phí dành cho tân dược đang tăng lên tại bệnh viện
YHCT Quân đội.
14


1.5. Vài nét về bệnh viện Y dược cổ truyền Tây Ninh
1.5.1. Đặc điểm tình hình:
Bệnh viện Y dược cổ truyền Tây Ninh là đơn vị sự nghiệp y tế, Bệnh viện
chuyên khoa Y dược cổ truyền đầu ngành tuyến tỉnh. Bệnh viện được thành lập
theo Quyết định số 259/QĐ-UB ngày 29/05/1981 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tây
Ninh. Đến ngày 19/12/2002 Bệnh viện được xếp hạng II theo Quyết định số
152/QĐ-CT của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh.
Địa chỉ trụ sở: Đường Nguyễn Hữu Thọ, khu phố Hiệp Thạnh, phường
Hiệp Ninh, thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh. Điện thoại: 0276.3841183; Fax:
0276.3841183. Địa chỉ trang thông tin điện tử: Không.
1.5.2. Chức năng, nhiệm vụ:

Bệnh viện Y dược cổ truyền Tây Ninh là đơn vị hạng II với quy mô 100
giường bệnh nội trú, hoạt động theo giấy phép hoạt động số 282/SYT-GPHĐ
ngày 11/07/2014 của Sở Y tế Tây Ninh về việc cấp phép hoạt động khám bệnh,
chữa bệnh.
- Chức năng: thực hiện khám bệnh, chữa bệnh đa khoa và phục hồi chức
năng bằng Y dược cổ truyền, kết hợp Y dược cổ truyền với Y hoc hiện đại;
ngiêm cứu khoa học, bảo tồn và phát triển y, dược cổ truyền; đào tạo, chỉ đạo
tuyến về chuyên môn kỹ thuật và là cơ sở thực hành về y, dược cổ truyền của
các cơ sở đào tạo về y, dược cùng các đơn cị có nhu cầu.
- Nhiệm vụ: Khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng; nghiêm cứu
khoa học, bảo tồn và phát triển y, dược cổ truyền; Đào tạo; Chỉ đạo tuyến;
Phòng chống dịch; Công tác tuyên truyền giáo dục sức khỏe; Công tác Dược và
vật tư y tế; Quản lí bệnh viện; Hợp tác quốc tế.
1.5.3. Tổ chức bộ máy:
- Ban giám đốc: 01 Bác sĩ chuyên khoa II – Phó giám đốc quản lý, điều
hành đơn vị; 01 Bác sĩ chuyên khoa I, Phó Giám đốc phụ trách Tổ chức hành
chính-quản trị.
- Có 04 phòng chức năng: Phòng Tổ chức Hành chính Quản trị, phòng
Tài chính kế toán, phòng Kế hoạch tổng hợp-Công nghệ thông tin, phòng Điều
dưỡng.
15


×