Tải bản đầy đủ (.pdf) (33 trang)

Tác động của tỷ giá nhân dân tệ và đô la mỹ đến các yếu tố kinh tế vĩ mô việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (890.1 KB, 33 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH

LÊ THỊ THÚY HẰNG

TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ NHÂN DÂN TỆ VÀ ĐÔ LA MỸ
ĐẾN CÁC YẾU TỐ KINH TẾ VĨ MÔ VIỆT NAM
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ

Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 62.34.02.01

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Lê Phan Thị Diệu Thảo

TP.HCM tháng 04 năm 2018


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU
1.1. LÝ DO NGHIÊN CỨU
Các nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới (Kinnon, 2003; Ibrahim, 2007....) đã cho thấy
biến động tỷ giá liên quan đến đồng tiền thứ ba sẽ tác động đến nền kinh tế của các nước khác. Các
nước trong cùng khu vực có mối liên hệ chặt chẽ về thương mại thì mức độ tác động này lại càng
được ghi nhận. Trên thực tế, Trung Quốc là nước láng giềng của Việt Nam, hơn thế nữa Trung
Quốc lại là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam với tỷ lệ nhập siêu nghiêng về Việt Nam
không ngừng gia tăng. Với vị thế kinh tế - chính trị lớn mạnh của Trung Quốc, CNY đang ngày
gia tăng ảnh hưởng phạm vi thế giới. Trong khi Việt Nam vẫn đang lựa chọn cơ chế neo tỷ giá vào
USD khá chặt giống như các nước Đông Á, đã cho thấy sự cần thiết lựa chọn xem xét tác động của
tỷ giá USD/CNY đến các yếu tố kinh tế vĩ mô Việt Nam. Đó là lý do tác giả lựa chọn đề tài nghiên


cứu “Tác động của tỷ giá Nhân dân tệ và Đô la Mỹ đến các yếu tố kinh tế vĩ mô Việt Nam”
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu của nghiên cứu là kiểm định tác động của tỷ giá USD/CNY đến các yếu tố kinh
tế vĩ mô bằng cách xem xét ảnh hưởng cụ thể của tỷ giá USD/CNY đến tăng trưởng kinh tế, lạm
phát và tiền tệ của Việt Nam. Dựa trên kết quả thu được, nghiên cứu sẽ đề xuất một số khuyến
nghị trong điều hành tỷ giá thích hợp nhằm hạn chế các tác động tiêu cực của sự biến động tỷ giá,
góp phần đạt được các mục tiêu của nền kinh tế Việt Nam.
Để đạt được mục tiêu, nghiên cứu cần trả lời cho các câu hỏi sau: (1) Tỷ giá USD/VND tác
động đến các yếu tố kinh tế vĩ mô Việt Nam mức độ bao nhiêu và kéo dài trong ngắn hay dài hạn?
(2) Mối quan hệ giữa tỷ giá USD/VND và tỷ giá USD/CNY có phải là quan hệ nhân quả hay
không? (3) Tác động của tỷ giá USD/CNY đến các yếu tố kinh tế vĩ mô Việt Nam diễn ra trong
ngắn hạn hay dài hạn và mức độ tác động của nó là bao nhiêu?
1.3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu tập trung xem xét tác động của tỷ giá USD/CNY đến các yếu tố kinh tế vĩ mô
Việt Nam, các yếu tố kinh tế vĩ mô này được xem xét bao gồm: chỉ số GDP đại diện cho tăng

Trang 1


trưởng kinh tế, chỉ số CPI đại diện cho lạm phát và mức cung tiền M2, lãi suất đại diện cho tiền tệ.
Dữ liệu được lấy theo quý từ quý 1 năm 2000 đến quý 1 năm 2017.
Phương pháp nghiên cứu của luận án, để trả lời cho câu hỏi (1) nghiên cứu kết hợp giữa
phân tích chính sách điều hành tỷ giá của Việt Nam và sử dụng mô hình VAR để kiểm định tác
động của tỷ giá USD/VND đến các yếu tố kinh tế vĩ mô Việt Nam. Sau đó, để trả lời cho câu hỏi
(2) nghiên cứu tiến hành phân tích quá trình quốc tế CNY, ảnh hưởng của CNY đến các đồng tiền
khác và sử dụng mô hình VECM để xem xét mối quan hệ nhân quả giữa tỷ giá USD/VND và tỷ
giá USD/CNY. Cuối cùng, dựa trên những kết quả thu được khi trả lời các câu hỏi (1) và (2). Đồng
thời, nghiên cứu tiến hành phân tích mối quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Trung Quốc và sử dụng
mô hình SVAR để kiểm định tác động của tỷ giá USD/CNY đến các yếu tố kinh tế vĩ mô của Việt
nam nhằm trả lời cho câu hỏi (3).

1.4. Ý NGHĨA CỦA NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu này có những đóng góp và những điểm mới như sau:
(1) Ý nghĩa khoa học, đóng góp về mặt lý luận của nghiên cứu: Trong khi, các nghiên cứu
trên thế giới hiện nay vận dụng các nền tảng lý thuyết vào mẫu nghiên cứu là các nước có nền kinh
tế phát triển hoặc các nước được xác định có nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường một cách
rõ ràng. Nghiên cứu này lựa chọn Việt Nam làm mẫu nghiên cứu sẽ đóng góp cho việc làm sáng
tỏ các vấn đề lý luận khoa học khi vận dụng vào các nền kinh tế có những nét khác biệt như Việt
Nam, các điều kiện của nền kinh tế theo cơ chế thị trường còn nhiều tranh luận thì kết quả có phù
hợp với lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm trước đây hay không.
(2) Ý nghĩa thực tiễn, đóng góp trong nghiên cứu thực nghiệm.
Các nghiên cứu trong nước hiện nay phân tích theo hướng kênh truyền dẫn tỷ giá và mối
quan hệ riêng lẻ giữa các yếu tố như tỷ giá và lãi suất, hoặc tỷ giá và tăng trưởng, hoặc tỷ giá và
lạm phát…Nghiên cứu này xem xét tác động của tỷ giá đến các yếu tố kinh tế vĩ mô, đặt các yếu
tố của thị trường hàng hóa và thị trường tiền tệ cùng chung một nghiên cứu sẽ cung cấp một cách
nhìn toàn diện hơn. Hướng nghiên cứu này hoàn toàn không trùng lắp các nghiên cứu trong nước
trước đó.

Trang 2


Khác với các nghiên cứu trên thế giới (Kinnon, 2003; Ibrahim 2007), nghiên cứu này được
thực hiện trong điều kiện thực tế có nhiều biến động và hội nhập cao hơn, khi mà dòng vốn được
tự do hóa mạnh mẽ, tỷ giá hối đoái của các quốc gia có nhiều biến động và nền kinh tế của các
nước có nhiều thăng trầm trong thời gian gần đây.
Các đề tài nghiên cứu hiện nay chủ yếu đề cập chính sách điều hành tỷ giá chung của quốc
gia và ở mức độ phân tích thực trạng. Nghiên cứu này xem xét cụ thể tình hình thực tế và ứng dụng
mô hình kinh tế lượng để lượng hóa cụ thể tác động của tỷ giá đến các yếu tố kinh tế vĩ mô, là cơ
sở cho các đề xuất trong điều hành chính sách.
1.5. CẤU TRÚC NGHIÊN CỨU
Luận án được cấu trúc thành 6 chương như sau:

Chương 1: Giới thiệu nghiên cứu.
Chương 2: Các lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm.
Chương 3: Tác động của tỷ giá USD/VND đến các yếu tố kinh tế vĩ mô Việt Nam.
Chương 4: Mối quan hệ giữa tỷ giá USD/VND và tỷ giá USD/CNY.
Chương 5: Tác động của tỷ giá USD/CNY đến các yếu tố kinh tế vĩ mô Việt Nam.
Chương 6 : Kết quả nghiên cứu và khuyến nghị.
CHƯƠNG 2: CÁC LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM
2.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM
2.1.1. Khái niệm tỷ giá
Tỷ giá danh nghĩa song phương (NER) giữa hai đồng tiền được định nghĩa là giá của một
đơn vị tiền tệ được tính bằng số lượng đơn vị tiền tệ khác.
Tỷ giá thực song phương (RER) thường được định nghĩa là tỷ giá hối đoái danh nghĩa được
điều chỉnh bởi sự khác biệt mức giá hoặc là giá cả của hàng hóa giao dịch và phi ngoại thương.
2.1.2. Yếu tố kinh tế vĩ mô
Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng về quy mô tăng trưởng của nền kinh tế trong một thời
kỳ nhất định, tạo ra nguồn lực cần thiết để cải thiện điều kiện sống của người dân. Đo lường tăng
Trang 3


trưởng kinh tế bằng tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP). GDP là giá trị của tất cả hàng hóa
và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi quốc gia trong một thời kỳ nhất định.
Lạm phát là hiện tượng giá cả hàng hóa tăng lên so với một mốc thời gian cố định trong
quá khứ. Chỉ số giá tiêu dùng để đánh giá lạm phát của nền kinh tế. Chỉ số giá cả tiêu dùng
(Consumer Price Index - CPI) là chỉ số để phản ánh mức thay đổi tương đối của giá hàng tiêu dùng
theo thời gian.
Ngoài hai yếu tố kinh tế vỉ mô là tốc độ tăng trưởng kinh tế và lạm phát. Thông thường,
các quốc gia cũng luôn chú trọng thêm các yếu tố kinh tế vĩ mô khác lên quan đến tiền tệ:
Mức cung ứng tiền chỉ lượng cung cấp tiền tệ trong nền kinh tế nhằm đáp ứng nhu cầu mua
hàng hóa, dịch vụ, tài sản, v.v... của các chủ thể (không kể các tổ chức tín dụng). Khối cung tiền
trong lưu thông được chia thành các bộ phận: Khối M1; Khối M2; Khối M3.

Lãi suất chính là chi phí cần thiết phải bỏ ra để có được nguồn vốn sử dụng trong một thời
gian nhất định. Lãi suất huy động là số tiền do các tổ chức tín dụng trả cho người gửi tiền để sử
dụng tiền của họ trong một khoảng thời gian nhất định.
2.2. CÁC LÝ THUYẾT
2.2.1. Cơ chế truyền dẫn của tỷ giá
Cơ chế truyền dẫn của chính sách tiền tệ là những thay đổi trong điều hành chính sách tiền
tệ thông qua các kênh truyền dẫn: kênh lãi suất, kênh tỷ giá, kênh giá tài sản, kênh tín dụng, kênh
kỳ vọng nhằm tác động đến các biến số kinh tế để đạt được các mục tiêu như ổn định kinh tế vĩ
mô và kiểm soát giá cả.
Truyền dẫn tỷ giá (Exchange Rate Pass Through - ERPT) được định nghĩa là tỷ lệ thay đổi
của giá nhập khẩu do sự thay đổi một phần trăm tỷ giá giữa các nước xuất khẩu và nhập khẩu.
2.2.2. Lý thuyết về tỷ giá
Lý thuyết ngang giá sức mua (Purchasing Power Parity –PPP) giải thích điều kiện ngang
giá sức mua là tỷ giá hối đoái thay đổi giữa hai đồng tiền phải bằng với tỷ lệ của các mức giá của
các quốc gia.
Trang 4


Lý thuyết về ngang giá lãi suất (Interest Rate parity – IRP) cho rằng tỷ giá hối đoái được
xác định giữa hai loại tiền tệ dựa trên mức lãi suất hiện hành ở hai nước này.
Mô hình Mundell-Fleming về cơ bản là phương trình của Fleming kết hợp với phân tích
chính sách của Mundell. Những nghiên cứu lý thuyết này cho thấy hiệu quả của chính sách tiền tệ
và chính sách tài khoá phụ thuộc vào cơ chế tỷ giá hối đoái và mức độ kiểm soát vốn. Cân bằng
thị trường hàng hoá được thực hiện thông qua việc tăng giá đồng tiền chứ không phải thông qua
việc tăng sản xuất.
Lý thuyết bộ ba bất khả thi (The Impossible Trinity hay Triangle of Impossibility) cho rằng
một quốc gia không thể đồng thời thực hiện cùng một lúc 3 mục tiêu chính sách vĩ mô là: ổn định
tỷ giá, tự do hóa dòng vốn, chính sách tiền tệ độc lập.
Mô hình Mundell-Fleming và lý thuyết bộ ba bất khả thi tương đối phù hợp đối với chính
sách tiền tệ và tài khóa của Việt Nam. Đáp ứng các điều kiện về nền kinh tế như mức giá không

thay đổi nhiều trong ngắn hạn và vốn được tự do luân chuyển. Một điều kiện khác mô hình này
phù hợp cho nền kinh tế mở, nhỏ, nơi mà nền kinh tế trong nước không thể không ảnh hưởng bởi
lãi suất trên thế giới cũng như sản lượng của nền kinh tế khác.
2.3. CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM
Các nghiên cứu tỷ giá hiện nay trên thế giới nghiên cứu kênh truyền dẫn tỷ giá ERPT, mối
quan hệ riêng lẻ của tỷ giá và mức giá, hoặc tỷ giá và lạm phát như: Carthy (1999), Grauwe & ctg
(2005); Goldfajn & ctg (2000); Ito & ctg (2005)... Một số nghiên cứu khác có xu hướng phân tích
lựa chọn cơ chế tỷ giá cố định hay thả nổi như: Frenkel, 2012; Reinhart, 2004; Donald, 2007, Kato,
2007... Trong nước, các nghiên cứu chủ yếu phân tích theo hướng kênh truyền dẫn tỷ giá như
Trương Văn Phước & ctg (2005), Trần Ngọc Thơ & ctg (2012) nghiên cứu kênh truyền dẫn của tỷ
giá đến lạm phát.
Các nghiên cứu khác phân tích về ảnh hưởng của CNY đến các đồng tiền khác như Shu &
ctg (2007); Kinnon & ctg (2003); Henning (2012)… Ở Việt Nam, nghiên cứu của Lê Xuân Sang
(2013); Nguyễn Quốc Thái (2013) đánh giá quá trình quốc tế hóa CNY của Trung Quốc và việc
Trung Quốc quốc tế hóa CNY có tác động đến bất ổn tài chính của Việt Nam. Cho thấy vai trò

Trang 5


quan trọng của CNY cần phải được nghiên cứu, tuy nhiên những nghiên cứu này chỉ mới dừng ở
góc độ phân tích thực trạng, chưa lượng hóa được mức độ tác động cụ thể đối với nền kinh tế.
Các nghiên cứu trên thế giới về cơ chế tỷ giá neo nội tệ vào USD và tác động của cú sốc tỷ
giá đồng tiền thứ ba đến kinh tế vĩ mô của một quốc gia cụ thể như Kinnon & ctg (2003), Ibarahim
(2007). Mẫu nghiên cứu là các nước phát triển hoặc các nước có nền kinh tế được xác định theo
cơ chế thị trường, hoàn toàn mẫu nghiên cứu không có Việt Nam. Vì vậy, cần có những nghiên
cứu chuyên sâu, kết hợp nhiều yếu tố vào chung một nghiên cứu để có kết quả toàn diện hơn. Tính
toán và lượng hóa cụ thể mức độ tác động của các cú sốc tỷ giá đến các yếu tố kinh tế vĩ mô. Vận
dụng các nền tảng lý thuyết vào điều kiện kinh tế như Việt Nam để xem xét kết quả có phù hợp
với lý thuyết, các nghiên cứu thực nghiệm trước đây hay không. Kết quả thu được là cơ sở cho các
đề xuất về điều hành chính sách.

CHƯƠNG 3: TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ USD/VND ĐẾN CÁC YẾU TỐ KINH TẾ
VĨ MÔ VIỆT NAM
3.1. GIỚI THIỆU
Các nước Đông Á khác (trừ Nhật Bản) đều lựa chọn cơ chế neo tỷ giá vào USD. Với cơ
chế tỷ giá neo vào USD có giúp nền kinh tế Việt Nam tránh khỏi các cú sốc tỷ giá không và mức
độ tác động này là bao nhiêu. Kết quả nghiên cứu tác động của tỷ giá USD/VND đến các yếu tố
kinh tế Việt Nam sẽ trả lời cho những vấn đề này.
3.2. CHÍNH SÁCH ĐIỀU HÀNH TỶ GIÁ USD/VND CỦA VIỆT NAM


Giai đoạn 1999-2006

Giai đoạn này, áp dụng cơ chế tỷ giá neo cố định, tỷ giá bình quân liên ngân hàng mà
NHNN công bố được giữ xoay quanh từ mức 14,000 VND/USD lên mức 16,000 VND/USD. Năm
2005, NHNN công bố Pháp lệnh Ngoại hối và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) chính thức công nhận
Việt Nam thực hiện hoàn toàn việc tự do hóa các giao dịch vãng lai. Năm 2006, thị trường ngoại
hối của Việt Nam bắt đầu chịu áp lực thực sự của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Lượng ngoại
tệ đổ vào Việt Nam bắt đầu tăng mạnh. WB và IMF đã cảnh báo NHNN cần tăng cường sự linh
hoạt của tỷ giá trong bối cảnh nguồn vốn đổ vào Việt Nam ngày càng lớn.
Trang 6


Hình 3.1: Diễn biến tỷ giá USD/VND từ 1999 đến 2006
16500
16000
15500
15000
14500
14000
13500

13000
12500
1999

2000
TG BQLNH

2001

2002
TG NHTM

2003
TG TRẦN

2004

2005

2006

TG SÀN

Nguồn: NHNN, VCB và tổng hợp của tác giả


Giai đoạn 2007 đến năm 2011
Hình 3.1: Diễn biến tỷ giá USD/VND từ 2007 đến 2011
TG TRẦN


TG SÀN

TG NHTM

TG CHỢ ĐEN

2/
1/
20
07
2/
4/
20
07
2/
7/
20
07
2/
10
/2
00
7
2/
1/
20
08
2/
4/
20

08
20
/6
/2
00
8
2/
7/
20
08
2/
10
/2
00
8
2/
1/
20
09
2/
4/
20
09
2/
7/
20
09
2/
10
/2

00
9
2/
1/
20
10
2/
4/
20
10
2/
7/
20
10
2/
10
/2
01
0
2/
1/
20
11
2/
4/
20
11
2/
7/
20

11
3/
10
/2
01
30
1
/1
2/
20
11

22000
21000
20000
19000
18000
17000
16000
15000

Nguồn: NHNN, VCB và tổng hợp của tác giả
Đây là giai đoạn mà tỷ giá USD/VND có nhiều biến động mạnh. Sau khi Việt Nam gia
nhập WTO, tự do hóa tài khoản vốn được nới rộng dẫn đến các dòng vốn vào Việt Nam gia tăng
đã ảnh hưởng rất lớn đến sự biến động của tỷ giá. Bắt đầu từ 04/2018 lượng vốn vay bằng USD,
cán cân thanh toán do thâm hụt thương mại cao và sự sụt giảm mạnh của tổng dự trữ ngoại hối sẽ
tạo nên lực cầu mạnh về USD. NHNN liên tục bán ngoại tệ ra để can thiệp khi thị trường xuất hiện
tỷ giá chính thức và tỷ giá chợ đen với khoảng cách chênh lệch lớn trong một thời gian dài. Cuối
năm 2011, NHNN đã sử dụng đồng bộ nhiều giải pháp để kiểm soát và ổn định thị trường.
Trang 7





Giai đoạn từ năm 2012 đến 2017

Giai đoạn này, tỷ giá USD/VND đã phần nào ổn định hơn, chính sách điều hành tỷ giá của
NHNN phù hợp với diễn biến thị trường hơn. Các giải pháp tiền tệ của NHNN đã tạo cho thị trường
ngoại tệ có những chuyển biến tích cực, thị trường tự do gần như ngừng hoạt động. Thu hẹp chênh
lệch giữa tỷ giá liên ngân hàng và tỷ giá niêm yết của NHTM (chênh lệch 100 – 300 VND/USD).
Từ đó giảm dần tâm lý găm giữ ngoại tệ của tổ chức, cá nhân. NHNN đã mở rộng biên độ tỷ giá
lên +/-3% năm 2015. Ngày 31/12/2015, NHNN đã ban hành Quyết định số 2730/QĐ-NHNN về
việc công bố tỷ giá trung tâm của USD/VND, tỷ giá tính chéo của VND với một số ngoại tệ khác.
Cơ chế điều hành tỷ giá của NHNN phù hợp với các điều kiện của Việt Nam hiện nay, đề cao tính
linh hoạt và chủ động hơn với các biến động của thị trường.
Hình 3.2: Diễn biến tỷ giá USD/VND từ 2012 đến 2017
23000
22500
22000
21500
21000
20500
20000
19500

2/
1/
2
2/ 012
3/

2
2/ 012
5/
2
2/ 012
7/
2
3/ 012
9/
2/ 201
11 2
/2
2/ 012
1/
2
2/ 013
3/
2
2/ 013
5/
2
2/ 013
7/
2
3/ 013
9/
2/ 201
11 3
/2
2/ 013

1/
2
2/ 014
3/
2
2/ 014
5/
2
2/ 014
7/
2
2/ 014
9/
2/ 201
11 4
/2
2/ 014
1/
2
2/ 015
3/
2
2/ 015
5/
2
2/ 015
7/
2
2/ 015
9/

2/ 201
11 5
/2
2/ 015
1/
2
2/ 016
3/
2
2/ 016
5/
2
2/ 016
7/
2
2/ 016
9/
2/ 201
11 6
/2
2/ 016
1/
20
17

19000

TG BQLNH

TG NHTM


TG TRẦN

TG SÀN

Nguồn: NHNN, VCB và tổng hợp của tác giả
Như vậy, chính sách điều hảnh tỷ giá của Việt Nam có những đặc điểm chính. Thứ nhất,
chính sách điều hành tỷ giá của Việt Nam trong nhiều giai đoạn có xu hướng cố định và neo vào
USD là chủ yếu. Thứ hai, việc neo chặt tỷ giá VND vào USD đã ảnh hưởng đến hoạt động thương
mại, đầu tư với các đối tác khác Mỹ. Thứ ba, TGBQLNH do NHNN công bố hàng ngày không
phải lúc nào cũng phản ánh đúng thực chất cung cầu của thị trường nhất là những thời điểm xảy ra
tình trạng dư thừa hay căng thẳng ngoại tệ. Thứ tư, cơ chế điều hành tỷ giá kém linh hoạt, phi thị
trường tác động rất lớn đến nền kinh tế.

Trang 8


3.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Công thức tổng quát mô hình VAR: yt = Ddt + A1 yt-1 + …+ Ap yt-p + ut
Trong đó, yt = (y1t , y2t , …ynt) là chuỗi vector dòng (nx1) biến nội sinh theo chuỗi thời gian
t, D là ma trận của hệ số chặn dt , Ai ma trận hệ số (k x k) đối với i= 1,…, p của các biến nội sinh
có độ trễ yt-p. ut là sai số nhiễu trắng của các phương trình trong hệ thống có ma trận hiệp phương
sai là ma trận đơn vị E(ut,ut’)=1.
Mô hình hồi quy sẽ được xem xét lựa chọn sau khi tiến hành các kiểm định, đặc biệt là kiểm
định tính dừng của các chuỗi thời gian. Kết quả cho thấy các chuỗi dữ liệu không dừng cùng bậc
liên kết. Nên để tiến hành kiểm định tác động của tỷ giá USD/VND đến các yếu tố kinh tế vĩ mô
Việt Nam mà cụ thể là các biến GDP, CPI, M2 sẽ sử dụng mô hình VAR để kiểm định.
Mô hình VAR được sử dụng nhờ có nhiều ưu điểm nổi bật. Thứ nhất, mô hình VAR không
phân biệt biến nội sinh và biến ngoại sinh trong quá trình hồi quy, các biến trong mô hình nội sinh
không làm ảnh hưởng đến mức độ tin cậy của mô hình. Thứ hai, mô hình VAR được thực hiện khi

giá trị của một biến được biểu diễn là một hàm tuyến tính của các giá trị quá khứ hay trễ của biến
đó và tất cả các biến khác trong mô hình, do đó không đòi hỏi các chuỗi dữ liệu có thời gian quá
dài, mô hình thường thích hợp để hồi quy cho đối tượng là các nước đang phát triển. Thứ ba, VAR
tích hợp sẵn những công cụ đo lường thuận tiện như hàm phản ứng đẩy, phân rã phương sai… hỗ
trợ cho việc làm sáng tỏ vấn đề mỗi biến phản ứng như thế nào đối với cú sốc của các biến còn lại.
3.4. MÔ HÌNH VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU
Bảng 3.1: Phương pháp xác định biến
Biến số

Ký hiệu

Biến sử dụng/ Cách tính toán

Nguồn

Tăng trưởng Việt Nam

GDP

Chỉ số GDP (%)

ADB

Giá tiêu dùng

LNCPI00

Chỉ số CPI tính theo tỷ số giữa chỉ số
CPI năm cần tính và chỉ số CPI năm gốc
(CPI quý I- 2000), lấy log


IFS

Cung tiền

LNM2

Tổng phương tiện thanh toán, lấy log

IFS

Trang 9


Tỷ giá thực USD/VND

LNRUSDVND00

Tỷ giá thực tính theo tỷ số giữa tỷ giá
năm cần tính và tỷ giá năm gốc (tỷ giá
quý I – 2000), lấy log

IFS

Tỷ giá danh nghĩa
USD/VND

LNUSDVND00

Tỷ giá BQLNH tính theo tỷ số giữa tỷ

giá năm cần tính và tỷ giá năm gốc (tỷ
giá quý I – 2000), lấy log

IFS

Nguồn: Tác giả tổng hợp
3.5. KIỂM ĐỊNH TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ USD/VND ĐẾN CÁC YẾU TỐ KINH TẾ VĨ
MÔ VIỆT NAM
3.5.1. Các kiểm định của mô hình
Kết quả kiểm định Unit root test cho thấy: LNRUSDVND00 ͌ I(1); GDP ͌ I(1); LNM2
͌

I(2); LNCPI00 ͌ I(1). Như vậy, các chuỗi dữ liệu đã không dừng cùng bậc sai phân.
Dựa vào tiêu chí AIC lựa chọn độ trễ tối ưu của mô hình là p=3. Phần dư của mô hình là
nhiễu trắng. Mô hình VAR thích hợp để hồi quy.
Kiểm định Wald Tests cho thấy các biến nội sinh và cần thiết đưa vào mô hình.
Sử dụng AR Root Test, kết quả là các nghiệm hay các giá trị riêng đều nhỏ hơn 1 hoặc đều
nằm trong vòng tròn đơn vị nên mô hình VAR đạt được tính ổn định.
3.5.2. Kết quả phân tích mô hình VAR
3.5.2.1. Hàm phản ứng xung (Impulse Response Function – IRF)
Hình 3.5: Hàm phản ứng xung LNRUSDVND00, GDP, LNCPIVN00, LNM2

Trang 10


Nguồn: Tổng hợp từ các kết quả hồi quy
3.5.2.2. Phân rã phương sai (Variance Decomposition)
Bảng 3.10: Phân rã phương sai LNRUSDVND00, GDP, LNCPIVN00, LNM2
Period
1

2
3
4
5
6
7
8
9
10

Variance Decomposition to D(LNRUSD/VND00)
D(GDP)
D(LNCPIVN00)
2.302213
44.85235
2.167654
49.60151
2.390899
50.26070
2.506443
46.70575
2.527105
45.41120
2.518650
45.25015
2.524861
45.22999
2.533009
45.31045
2.540961

45.38759
2.539904
45.39267

D(LNM2)
1.063606
9.982473
9.623628
18.53786
16.61573
16.06629
16.24070
16.32126
16.14722
16.10966

Nguồn: Tổng hợp từ các kết quả hồi quy
3.5.3. Mở rộng phân tích
Trong một số công trình như Ibrahim (2007) và Kinnon & ctg (2003), tỷ giá danh nghĩa
được thay thế. Nghiên cứu này cũng sử dụng mô hình thay biến tỷ giá danh nghĩa
CHƯƠNG 4: MỐI QUAN HỆ GIỮA TỶ GIÁ USD/VND VÀ TỶ GIÁ USD/CNY
4.1. GIỚI THIỆU
Kết quả chương 3 đã cho thấy, khi tỷ giá của Việt nam neo vào USD, nền kinh tế vẫn chịu
những tác động cú sốc tỷ giá. Khi VND được neo khá chặt vào USD, nếu CNY lên giá so với USD
thì tương quan giá trị giữa USD và VND cũng sẽ thay đổi. Do đó biến động của tỷ giá USD/CNY
sẽ ảnh hưởng đến tỷ giá USD/VND càng lớn. Do vậy, quá trình tiến hành kiểm định mức độ tác

Trang 11



động của tỷ giá USD/CNY đến các yếu tố kinh tế vĩ mô của Việt Nam, nghiên cứu cần song song
kiểm định mối quan hệ giữa tỷ giá USD/CNY và tỷ giá USD/VND.
4.2. QUÁ TRÌNH QUỐC TẾ HÓA CNY
4.2.1. Quốc tế hóa bản tệ
Một đồng tiền quốc gia được xem là quốc tế hóa nếu nó vẫn thực hiện tất cả các chức năng
tiền tệ bao gồm phương tiện cất trữ, phương tiện trao đổi và thước đo giá trị không những bên
trong mà còn cả bên ngoài lãnh thổ quốc gia đó.
4.2.2. Quá trình quốc tế hóa CNY
Quá trình quốc tế hóa CNY sẽ buộc Trung Quốc phải từ bỏ mục tiêu kiểm soát dòng luân
chuyển vốn, lãi suất và tỷ giá hối đoái. Hơn nữa, các nước có đồng tiền quốc tế đều chấp nhận mức
thâm hụt ngân sách và thâm hụt tài khoản vãng lai lớn nhằm tăng cung tiền ra nước ngoài. Bên
cạnh đó Trung Quốc cũng sẽ có những lợi thế to lớn.
4.2.3. Những kết quả đạt được trong quá trình quốc tế hóa CNY của Trung Quốc
Quá trình quốc tế hóa CNY đã đạt được một số kết quả: CNY được sử dụng ngày càng
nhiều trong các hoạt động thương mại quốc tế; Đầu tư trực tiếp và gián tiếp bằng CNY được
khuyến khích mở rộng ra nước ngoài; Trung Quốc đã thực hiện hoán đổi tiền tệ với nhiều quốc
gia; Các thị trường trái phiếu đã kết nối thành công thị trường nước ngoài với thị trường trong
nước; Trung Quốc đã thành lập các trung tâm tài chính; CNY có thể trở thành đồng tiền dự trữ;
Các khoản nợ bằng CNY của Trung Quốc ngày càng tăng.
4.2.4. Tác động của tỷ giá CNY/USD đến tỷ giá USD/VND
Các chỉ số kinh tế vĩ mô của Việt Nam năm 2015 đã hỗ trợ NHNN Việt Nam đảm bảo cam
kết của mình là không điều chỉnh tỷ giá USD/VND quá 2% trong năm 2015. Tuy nhiên, cú sốc
phá giá 4.6% CNY so với USD của Trung Quốc bắt đầu từ 11/8/2015 đã buộc Việt Nam phải điều
chỉnh tỷ giá tổng cộng +5% trong năm 2015.

Trang 12


Hình 4.1: So sánh biến động tỷ giá USD/CNY và tỷ giá USD/VND


Nguồn: Bloomberg (2015)
Gần đây nhất, một trong những nguyên nhân được xác định có tác động đến lần tăng tỷ giá
USD/VND lên mức 22,430 ngày 31/5/2016 của Việt Nam chính là sự điều chỉnh giá trị CNY của
Trung Quốc.
Hình 4.2: Biến động của tỷ giá USD/VND do ảnh hưởng của tỷ giá USD/CNY

Nguồn: Reuters (2016)
Như vậy, theo đuổi cơ chế tỷ giá theo hướng kém linh hoạt trong suốt một thời gian khá
dài, Việt Nam phải đối mặt với áp lực điều chỉnh tỷ giá lớn bất thường khi đồng tiền của quốc gia
có liên quan chặt chẽ đến hoạt động thương mại với Việt Nam điều chỉnh giá trị. Kết quả là chính
những lần điều chỉnh lớn bất thường như vậy làm gia tăng rủi ro tỷ giá và có tác động tiêu cực đến
tình hình kinh tế của Việt Nam.
4.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Mô hình VECM có dạng:

Trang 13


yt - yt-1 = (A1+ A2+…+Ap - I) yt-1 - (A2+…+Ap) (yt-1- yt-2) - (A3+…+Ap) (yt-2- yt-3)-…- Ap
(yt-p+1 - yt-p) + ut
Δ yt = Π yt-1 + C1 Δ yt-1 + C2 Δ yt-2+…+ Cp-1 Δ yt-p+1+ ut
Trong đó: Π = -(I - A1 - A2 -…- Ap ); Ci = - Σpj=i+1 Aj , i = 1,2….p-1
Mô hình chứa số hạng Π yt-1 chính là phần hiệu chỉnh sai số ECM
Đặt ECt-1 = β yt-1: các cách kết hợp chuỗi không dừng trong yt thành một chuỗi dừng và
ECt-1 là phần dư trong các cách kết hợp đó. Và ECt-1 cho biết trạng thái mất cân bằng ở kỳ t-1, khi
đó α cho biết hệ số điều chỉnh của Δ yt khi có mất cân bằng xảy ra.
Nghiên cứu áp dụng kiểm định nghiệm đơn vị của Dickey-Fuller (ADF) và Phillips-Perron
(PP) để xác định tính dừng của các chuỗi thời gian. Kết quả cho thấy các chuỗi dữ liệu dừng cùng
bậc liên kết: I(1). Kiểm định Johansen kết quả cho thấy có đồng liên kết giữa các chuỗi dữ liệu.
Mô hình VECM được lựa chọn để hồi quy.

Các chuỗi thời gian trong nghiên cứu sẽ được đưa vào hồi quy trong các mô hình kinh tế
định lượng theo chuỗi thời gian VECM. Lý do mô hình được sử dụng vì khi sử dụng sẽ tích hợp
hàm phản ứng đẩy, phân rã phương sai… hỗ trợ tích cực để tiến hành phân tích tác động qua lại
giữa các biến của mô hình. Mục tiêu của phân tích mô hình không phải là để có được ước tính
tham số mà để đánh giá sự tương quan giữa các biến phù hợp với mục tiêu của nghiên cứu. Độ
trễ của VECM thấp hơn một bậc so với độ trễ của VAR, do đó số quan sát bị mất đi sẽ ít hơn.
4.4. MÔ HÌNH VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU
Bảng 4.1: Phương pháp xác định biến
Biến
số
Tỷ giá thực
USD/CNY
Tỷ giá thực
USD/VND

Ký hiệu

Biến sử dụng/ Cách tính toán

Nguồn

LNRUSDCNY00

Tỷ giá thực tính theo tỷ số giữa tỷ giá năm cần tính
và tỷ giá năm gốc (tỷ giá quý I – 2000), lấy log

IFS

LNRUSDVND00


Tỷ giá thực tính theo tỷ số giữa tỷ giá năm cần tính
và tỷ giá năm gốc (tỷ giá quý I – 2000), lấy log

IFS

Tỷ lệ (%)

IFS

Lãi suất huy
IRB
động của VND

Trang 14


Lãi suất huy
động CNY

IRB CHINA

Tỷ lệ (%)

IFS

Nguồn: Tác giả tổng hợp
4.5. KIỂM ĐỊNH MỐI QUAN HỆ GIỮA TỶ GIÁ USD/VND VÀ TỶ GIÁ USD/CNY
4.5.1. Các kiểm định của mô hình
Kết quả kiểm định Unit root test cho thấy các chuỗi LNRUSD/CNY00, LNRUSD/VND00,
IRB, IRB CHINA dừng ở mức sai phân bậc 1. Như vậy, các chuỗi dữ liệu đã dừng cùng bậc sai

phân.
Sử dụng kiểm định Johansen kết quả thu được từ kiểm định Trace test cho thấy
LNRUSD/CNY00, LNRUSD/VND00, IRB, IRB CHINA có đồng liên kết, ở mức ý nghĩa α = 0.05,
khi k =0 (None), p –value =0.0247 < α nên bác bỏ giả thiết Ho: r=0 (không có đồng liên kết giữa
các biến), khi k =1 (At most 1), p –value = 0.3160 > α nên chấp nhận giả thiết Ho: r < = 1. Các
chuỗi có 1 cách kết hợp đồng liên kết.
Kết quả thu được tương tự đối với kiểm định Maximum Eigenvalue cho thấy
LNRUSD/CNY00, LNRUSD/VND00, IRB, IRB CHINA có đồng liên kết, ở mức ý nghĩa α = 0.05,
khi k =0 (None), p –value =0.03 < α nên bác bỏ giả thiết Ho: r=0 (không có đồng liên kết giữa các
biến), khi k =1 (At most 1), p –value = 0.5489 > α nên chấp nhận giả thiết Ho: r < = 1. Các chuỗi
có 1 cách kết hợp đồng liên kết.
Dựa vào tiêu chí FPE, AIC, SC, HQ lựa chọn độ trễ tối ưu là p=1. Kết quả cho thấy pvalue > α (α = 0.05) nên không xảy ra hiện tượng tự tương quan. Độ trễ thích hợp của mô hình p
= 1, phần dư của mô hình là nhiễu trắng. Mô hình VECM thích hợp để hồi quy.
Sử dụng AR Root Test cho thấy các nghiệm hay các giá trị riêng đều nhỏ hơn 1 hoặc đều
nằm trong vòng tròn đơn vị nên mô hình VECM đạt được tính ổn định.

Trang 15


4.5.2. Kết quả mô hình VECM
4.5.2.1. Hàm phản ứng xung
Hình 4.4: Hàm phản ứng xung LNRUSDVND00, LNRUSDCNY00, IRB, IRBCHINA

Nguồn: Tổng hợp từ các kết quả hồi quy
4.5.2.2. Phân rã phương sai
Bảng 4.11: Phân rã phương sai LNRUSDVND00, LNRUSDCNY00, IRB, IRBCHINA
Period

S.E.


1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

0.015004
0.024785
0.033965
0.042814
0.051393
0.059756
0.067936
0.075934
0.083731
0.091308

1
2
3
4

1.105766
1.952596
2.544076

2.918541

LNRUSDCNY00
LNRUSDVND00
IRB
Variance Decomposition of LNRUSDVND00:
0.088485
99.91151
0.000000
0.190251
95.90682
0.629857
0.761587
89.64960
1.210983
1.534341
83.54776
1.602235
2.343722
78.21440
1.902109
3.099461
73.69843
2.167494
3.763250
69.91459
2.409185
4.330425
66.75321
2.622348

4.811901
64.10781
2.803985
5.222017
61.88428
2.956343
Variance Decomposition of IRB
2.048469
2.813378
95.13815
4.912871
13.49218
80.24771
7.186967
19.73129
70.47267
9.178613
22.52909
65.33652

IRB_CHINA
0.000000
3.273069
8.377835
13.31567
17.53977
21.03462
23.91298
26.29402
28.27631

29.93737
0.000000
1.347233
2.609073
2.955782

Trang 16


5
6
7
8
9
10

3.177269
3.394180
3.600827
3.802951
3.997990
4.184049

11.00634
12.69341
14.25412
15.70661
17.06221
18.32332


23.47556
23.57793
23.37059
23.09825
22.82849
22.55657

62.77854
61.31468
60.21946
59.21414
58.23290
57.28746

2.739564
2.413986
2.155835
1.981008
1.876388
1.832657

Nguồn: Tổng hợp từ các kết quả hồi quy
CHƯƠNG 5: KIỂM ĐỊNH TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ USD/CNY ĐẾN CÁC YẾU TỐ
KINH TẾ VĨ MÔ CỦA VIỆT NAM
Chương 3 của nghiên cứu đã phân tích chính sách điều hành tỷ giá của Việt Nam qua các
thời kỳ, cho thấy lựa chọn cơ chế neo tỷ giá vào USD đã làm cho nền kinh tế chịu nhiều ảnh hưởng
khi tỷ giá USD/VND biến động, nhất là sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Kết quả kiểm định cũng
ghi nhận tỷ giá USD/VND tác động đến các yếu tố kinh tế vĩ mô Việt Nam. Đồng thời, chương 4
của nghiên cứu cũng đã tiến hành kiểm định cho thấy tồn tại mối quan hệ giữa tỷ giá USD/VND
và tỷ giá USD/CNY. Trên cơ sở đó, nghiên cứu tiến hành kiểm định tác động của tỷ giá USD/CNY

đến các yếu tố kinh tế vĩ mô của Việt Nam.
5.1. GIỚI THIỆU
Căn cứ theo mục tiêu nghiên cứu cũng như xem xét đặc điểm mối quan hệ kinh tế giữa
Việt Nam và Trung Quốc. Tác giả đã vận dụng Mô hình Mundell-Fleming và lý thuyết bộ ba bất
khả thi vào thực nghiệm các yếu tố kinh tế Việt Nam vì mô hình này tương đối phù hợp đối với
chính sách tiền tệ và tài khóa của Việt Nam như mức giá không thay đổi nhiều và vốn được tự
do luân chuyển, nền kinh tế mở, nhỏ. Đồng thời, để kiểm định tác động của tỷ giá USD/CNY đến
các yếu tố kinh tế vĩ mô của Việt Nam. Nghiên cứu dựa vào nghiên cứu của Kinnon & ctg (2003)
và Ibrahim (2007) để xem xét một quốc gia ưu tiên neo đồng tiền nội tệ của mình vào USD như
Việt nam có thể bị tác động bởi các cú sốc tỷ giá đồng tiền thứ ba USD/CNY.
5.2. MỐI QUAN HỆ KINH TẾ GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC


Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc

Hiện nay, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam với tổng kim ngạch xuất,
nhập khẩu liên tục tăng cao trong nhiều năm qua. Tổng kim ngạch mậu dịch hai chiều tăng nhanh,
Trang 17


bình quân khoảng 21.5%/năm trong giai đoạn 2007-2013. Năm 2007, con số này đạt 16.36 tỷ USD
và tính đến năm 2017, tổng kim ngạch này là 93.8 tỷ USD (Tổng cục thống kê, 2017).
Hình 5.1: Kim ngạch xuất, nhập khẩu Việt Nam và Trung Quốc trong giai đoạn 2000-2017
120
100
80
60

T USD


40
20
0

2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017

Kim ngạch XK của VN sang TQ

1.5 1.42 1.52 1.88 2.9 3.23 3.24 3.65 4.85 5.4 7.74 11.61 12.39 13.1 12.5 17.14 21.97 35.3

Kim ngạch NK của VN sang TQ

1.4 1.61 2.16 3.14 4.6

5.9

7.4 12.71 15.97 15.41 20.2 24.87 28.79 36.80 35.60 49.53 49.92 58.5

Tổng kim ngạch XNK của VN - TQ 2.9 3.03 3.68 5.02 7.5 9.13 10.64 16.36 20.82 20.81 27.94 36.48 41.18 49.9 48.1 66.67 71.89 93.8

Nguồn: Tổng cục Thống kê (2018)
Hình 5.2: Tỷ lệ nhập siêu Trung Quốc so với tổng nhập siêu của Việt Nam 2000 - 2017
3500
3000
2500
2000
1500
1000
500
0

Tỷ lệ nhập siêu
từ TQ so với
tổng nhập siêu
của VN (%)

2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

2008

2009

2010

2011

2012


2013

2014

2015

2016

2017

0

17

21

25

31

58

82

64

62

78


110

179

3,280

1,129

1,777

915

1,570

869

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu thống kê của Tổng cục thống kê (2018)
Mặt khác, nhập siêu từ Trung Quốc chiếm phần lớn trong tổng nhập siêu của Việt Nam, tỷ
lệ nhập siêu từ Trung Quốc so với nhập siêu của cả nước đang duy trì ở mức rất cao: 31% (năm
2004), 869% (năm 2017), còn từ năm 2010 nhập siêu từ Trung Quốc bắt đầu vượt mức nhập siêu
chung của Việt Nam. Điều đáng quan ngại là tốc độ gia tăng nhập khẩu từ Trung Quốc ngày càng
nhanh, trong khi xuất khẩu sang nước này tăng không đáng kể. Sự phụ thuộc quá nhiều vào nhập
khẩu từ Trung Quốc tạo ra một mối quan hệ kinh tế thiếu bình đẳng.


Quan hệ đầu tư

Cho đến tháng 3/2016, theo bảng xếp hạng của Tổng cục thống kê, FDI của Trung Quốc
chỉ đứng thứ 9 trong 112 nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam với 1.346 dự án còn hiệu lực

Trang 18


và tổng vốn đăng ký 10.4 tỷ USD. Trung Quốc hiện đã có các dự án đầu tư tại 54/63 tỉnh, thành
phố của Việt Nam.


Tác động của sự định giá CNY đến kinh tế của Việt Nam

Với việc VND được neo khá chặt vào USD, nếu CNY lên giá so với USD thì tương quan
giá trị giữa CNY và VND cũng sẽ thay đổi. Tỷ lệ nhập siêu của Việt Nam từ Trung Quốc không
ngừng tăng qua các năm sẽ làm cho chi phí nhập khẩu mà Việt Nam gánh chịu gia tăng khi CNY
lên giá so với VND. Ngoài ra, khi CNY lên giá, với lãi suất trong nước tăng cao, lợi nhuận của
việc đầu tư giảm đi, nhiều doanh nghiệp Trung Quốc cũng có thể sẽ lựa chọn đầu tư ra nước ngoài.
Khối tài sản của Trung Quốc sẽ tăng lên tương ứng và việc đầu tư ra nước ngoài sẽ diễn ra mạnh
mẽ hơn. Tác động của việc CNY tăng giá đến nền kinh tế thế giới sẽ rất to lớn. Đối với những nền
kinh tế láng giềng của Trung Quốc và có thực lực yếu hơn, sự cảnh báo này càng tăng lên, đặc biệt
là Việt Nam.
5.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Về mặt lý thuyết mô hình SVAR được mô tả khái quát như sau:
A0 Yt = A1Yt-1 + A2Yt-2 + ... ApYt-p + ut

(1)

Hay còn được viết lại là:
Yt = A0-1* A1Yt-1 + A0-1* A2Yt-2 + ... A0-1* ApYt-p + A0-1 ut (2)
Yt = B1Yt-1 + B2Yt-2 + ... BpYt-p + et
Trong đó : Bs=A0-1As, s=1, 2, …, p và et=A0-1ut; et, ut là phần dư tương ứng của các phương
trình (1 và 2)
Mô hình hồi quy sẽ được xem xét lựa chọn sau khi tiến hành các kiểm định, đặc biệt là

kiểm định tính dừng của các chuỗi thời gian. Kết quả cho thấy các chuỗi dữ liệu không dừng cùng
bậc sai phân. Nên để tiến hành kiểm định tác động của tỷ giá USD/CNY tác động đến các yếu tố
kinh tế vĩ mô Việt Nam mà cụ thể là các biến GDP, CPI, M2 sẽ sử dụng mô hình SVAR để kiểm
định.

Trang 19


Lý do mô hình SVAR được sử dụng nhiều bởi vì điểm đặc biệt trong mô hình SVAR là
khả năng phân tách (decompose) từng cú sốc ngẫu nhiên trong mô hình, dựa vào việc xắp xếp
thứ tự các phương trình trong SVAR để phản ánh thứ tự ảnh hưởng của các biến số lên nhau.
Không những thế SVAR còn giúp ước lượng được mức độ và thời gian phản ứng của một nền
kinh tế cụ thể với từng loại sốc khác nhau, do đó vừa giúp cho công tác dự báo dễ dàng hơn vừa
có thể đề ra những chính sách đối phó thích hợp.
Hình 5.3: Lựa chọn mô hình hồi quy

Nguồn: Tổng hợp của tác giả
5.4. MÔ HÌNH VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu có 5 biến số, cụ thể là: GDP, CPI, M2, USD/VND và USD/CNY. Dữ liệu
được sử dụng trong phân tích hàng quý bao gồm giai đoạn 2000.Q1-2017.Q1.
Bảng 5.1: Phương pháp xác định biến
Biến số

Ký hiệu

Biến sử dụng/ Cách tính toán

Nguồn

Tăng trưởng Việt Nam GDP


Chỉ số GDP (%)

ADB

Giá tiêu dùng

LNCPI00

Chỉ số CPI tính theo tỷ số giữa chỉ số CPI
năm cần tính và chỉ số CPI năm gốc (CPI quý
I- 2000), lấy log

IFS

Cung tiền

LNM2

Tổng phương tiện thanh toán, lấy log

IFS

Tỷ giá thực
USD/VND

LNRUSDVND00

Tỷ giá thực tính theo tỷ số giữa tỷ giá năm
cần tính và tỷ giá năm gốc (tỷ giá quý I –

2000), lấy log

IFS

Trang 20


Tỷ giá danh nghĩa
USD/VND

LNUSDVND00

Tỷ giá BQLNH tính theo tỷ số giữa tỷ giá
năm cần tính và tỷ giá năm gốc (tỷ giá quý I
– 2000), lấy log

IFS

Tỷ giá danh nghĩa
USD/CNY

LNUSDCNY00

Tỷ giá BQLNH tính theo tỷ số giữa tỷ giá
năm cần tính và tỷ giá năm gốc (tỷ giá quý I
– 2000), lấy log

IFS

Tỷ giá thực

USD/CNY

LNRUSDCNY00

Tỷ giá thực tính theo tỷ số giữa tỷ giá năm
cần tính và tỷ giá năm gốc (tỷ giá quý I –
2000), lấy log

IFS

Tỷ lệ (%)

IFS

Tỷ lệ (%)

IFS

Lãi suất huy động của IRB
VND
Lãi suất huy động
IRB CHINA
CNY của Trung Quốc

Nguồn: Tác giả tổng hợp
Bảng 5.2: Thống kê mô tả biến
Biến số
GDP

Trung

bình
6.71

Trung
vị
6.12

Độ
lệch
chuẩn

Giá
trị
nhỏ nhất

Giá trị lớn
nhất

Số quan
sát

1.34

3.12

9.50

69

LNCPI00


5.15

4.83

0.43

4.58

5.75

69

LNM2

21.01

20.35

1.15

19.10

22.70

69

LNRUSDVND00

4.49


4.39

0.18

4.26

4.74

69

LNUSDVND00

4.83

4.73

0.15

4.61

5.09

69

LNRUSDCNY00

4.67

4.64


0.069

4.58

4.93

69

LNUSDCNY00

4.62

4.60

0.074

4.60

4.94

69

IRB

7.58

5.97

2.96


3.54

16.99

69

Nguồn: Tác giả tổng hợp và tính toán
5.5. KIỂM ĐỊNH TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ USD/CNY ĐẾN KINH TẾ VĨ MÔ CỦA VIỆT
NAM
5.5.1. Các kiểm định của mô hình
Áp dụng phương pháp kiểm định nghiệm đơn vị Dickey – Fuller cho thấy với mức ý nghĩa
α = 0.05% các chuỗi dừng ở mức sai phân bậc 1 và 2 như sau: LNRUSDCNY00
͌

I(1),

Trang 21


LNRUSD/VND00 ͌ I(1), GDP ͌ I(1), LNCPIVN00 ͌ I(1), LNM2, ͌ I(2). Như vậy, các chuỗi dữ liệu
đã không dừng cùng bậc sai phân.
Dựa vào SC, HQ lựa chọn độ trễ tối ưu của mô hình p=1. Kết quả cho thấy p-value < α (α
= 0.05) từ độ trễ thứ 2. Nên xảy ra hiện tượng tự tương quan từ độ trễ thứ 2. Nên độ trễ thích hợp
của mô hình p = 1, lúc đó phần dư của mô hình là nhiễu trắng. Mô hình SVAR thích hợp để hồi
quy.
Kiểm định Granger cho thấy các biến đưa vào mô hình đều nội sinh, cần thiết cho mô hình.
Sử dụng AR Root Test kết quả các nghiệm đều nằm trong vòng tròn đơn vị nên mô hình
SVAR đạt được tính ổn định.
Như vậy, các kiểm định cho thấy các chuỗi dừng ở các bậc sai phân khác nhau do đó sẽ

không tồn tại đồng liên kết giữa các chuỗi, điều này đảm bảo cho việc lựa chọn mô hình SVAR là
hợp lý. Với độ trễ thích hợp được lựa chọn là 1 đồng thời cũng không làm cho phần dư xảy ra hiện
tượng tương quan, phần dư là nhiễu trắng. Mô hình SVAR được đảm bảo là ổn định, thích hợp để
hồi quy.
5.5.2. Kết quả mô hình SVAR
5.5.2.1. Hàm phản ứng xung
Hình 5.4: Hàm phản ứng xung LNRUSDCNY, LNRUSDVND, GDP, LNCPIVN00, LNM2

Nguồn: Tổng hợp từ các kết quả hồi quy
Trang 22


5.5.2.2. Phân rã phương sai
Bảng 5.12: Phân rã phương sai LNRUSDCNY, LNRUSDVND, GDP, LNCPIVN00, LNM2
Period

LNRUSDCNY00

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

0.001819

3.294098
3.544898
3.553353
3.552358
3.551438
3.550613
3.549860
3.549191
3.548602

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

0.146914
1.699662
1.526568
1.391877
1.273825
1.176610
1.099216
1.037708
0.988586

0.949023

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

0.362719
0.519478
0.407783
0.345936
0.307069
0.280535
0.261344
0.246894
0.235685
0.226794

LNRUSDVND00
GDP
Variance Decomposition of GDP:
2.218332
97.77985
2.137393

94.35351
2.138033
94.07269
2.139494
94.03348
2.138863
94.00688
2.138414
93.98254
2.138306
93.96026
2.138417
93.94029
2.138637
93.92258
2.138900
93.90698
Variance Decomposition of LNCPI00
35.83045
9.211069
36.23955
6.725008
32.95742
5.742114
29.44949
5.119935
26.66358
4.670291
24.60115
4.324103

23.07623
4.055215
21.92743
3.843984
21.04194
3.676190
20.34487
3.541430
Variance Decomposition of LNM2
0.025724
5.131796
4.225259
3.341214
5.848185
2.663721
6.318254
2.312862
6.393126
2.090472
6.346723
1.938744
6.268302
1.828327
6.188081
1.744710
6.115679
1.679586
6.053290
1.627791


LNCPI00

LNM2

0.000000
0.214872
0.233950
0.242909
0.251043
0.256991
0.261949
0.266130
0.269696
0.272766

0.000000
0.000127
0.010426
0.030761
0.050856
0.070619
0.088875
0.105306
0.119898
0.132747

54.81157
50.61172
48.53229
46.46100

44.46935
42.69710
41.19891
39.96371
38.95429
38.12975

0.000000
4.724056
11.24161
17.57770
22.92295
27.20103
30.57043
33.22717
35.33899
37.03493

3.607029
4.104409
5.691120
6.999244
7.993794
8.756376
9.349287
9.816585
10.18953
10.49055

90.87273

87.80964
85.38919
84.02370
83.21554
82.67762
82.29274
82.00373
81.77952
81.60157

Nguồn: Tổng hợp từ các kết quả hồi quy
5.5.3. Phân tích mở rộng
Nghiên cứu tiến hành thay thế các biến trong mô hình nhằm đánh giá liệu các kết quả có
vững đối với các biện pháp thay thế về điều kiện tiền tệ và tỷ giá hối đoái hay không. Hai hệ thống
mô hình thay thế biến được xem xét. Hệ thống đầu tiên sử dụng lãi suất huy động của ngân hàng
Trang 23


thương mại (IRB) như một thước đo của điều kiện tiền tệ. Trong hệ thống thứ hai, tỷ giá danh
nghĩa sẽ được thay thế cho tỷ giá thực.
CHƯƠNG 6 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ KHUYẾN NGHỊ
6.1 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Trong nghiên cứu này, tác giả đã kết hợp giữa phân tích tình hình thực tế và sử dụng mô
hình hệ thống vector tự hồi quy để tiến hành kiểm định các biến động của tỷ giá tác động đến các
yếu tố kinh tế vĩ mô, bao gồm tăng trưởng thực, mức giá và biến đổi tiền tệ. Mục tiêu để trả lời
cho các câu hỏi nghiên cứu cụ thể:
(1) Trả lời cho câu hòi nghiên cứu (1), nghiên cứu đã phân tích chính sách điều hành tỷ giá
cho thấy Việt Nam đã duy trì một hệ thống tỷ giá ổn định trong suốt một thời gian dài. Đồng thời,
kết quả kiểm định mô hình ở chương 3 đã trả lời cho câu hỏi nghiên cứu, sự biến động của tỷ giá
USD/VND có tác động đến các yếu tố kinh tế vĩ mô của Việt Nam. Và mức độ này là đáng kể đối

với một quốc gia có tỷ trọng USD lớn và neo tỷ giá vào USD lớn trong chính sách tỷ giá như Việt
Nam. Bên cạnh ảnh hưởng của nó đối với giá trị tăng trưởng thực tế, sự mất giá của VND dường
như cũng gây áp lực mạnh hơn đối với CPI và cung tiền M2. Sự biến động của GDP do sự biến
động của tỷ giá danh nghĩa USD/VND khoảng 19% và kéo dài sau đó. Sự dao động của tỷ giá thực
USD/VND chiếm khoảng 45% các biến đổi trong CPI. Trong khi đó, tỷ giá thực USD/VND giải
thích hơn 16% sự biến động cung tiền M2 từ kỳ thứ 4 trở đi. Điều này cho thấy vai trò quan trọng
của các biến đổi tỷ giá USD/VND trong việc giải thích hiệu quả kinh tế của Việt Nam khá mạnh
mẽ, đặc biệt là tỷ giá được giao dịch trực tiếp trên các thị trường mua bán hàng hóa, dịch vụ, tín
dụng và đầu tư.
(2) Trả lời cho câu hỏi nghiên cứu (2), nghiên cứu đã phân tích quốc tế hóa CNY và mức
độ tác động của CNY đối với các tiền tệ khác cho thấy, tiến trình quốc tế hóa CNY đang diễn ra
theo chiều sâu và rộng. Kết quả kiểm định mô hình chương 4 thu được cũng cho thấy mối quan hệ
giữa tỷ giá USD/CNY và tỷ giá USD/VND, tỷ trọng trong sự biến động của USD/CNY do sự biến
động của USD/VND có xu hướng giảm dần. Tuy nhiên, tỷ trọng trong biến động của USD/VND
do sự biến động của USD/CNY có xu hướng tăng dần qua các kỳ phân tích. Biến động của tỷ giá
USD/CNY tác động đến biến động của của lãi suất huy động VND là trên 18% và kéo dài sau đó.
Tuy nhiên, lãi suất huy động CNY lại không bị tác động bởi các yếu tố tiền tệ của Việt Nam.
Trang 24


×