Tải bản đầy đủ (.pdf) (227 trang)

(Luận án tiến sĩ) Thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở vùng đồng bằng sông Cửu Long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.26 MB, 227 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NỘI VỤ

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

TRẦN THỊ VÀNH KHUYÊN

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO NGHỀ
CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN
Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG

HÀ NỘI, 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NỘI VỤ

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

TRẦN THỊ VÀNH KHUYÊN

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO NGHỀ
CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN
Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Chuyên ngành: Quản lý công
Mã số: 9 34 04 03



LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
1. PGS.TS Lê Chi Mai
2. TS. Hà Quang Thanh

HÀ NỘI, 2019


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của bản
thân. Các số liệu trong luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Kết quả
trình bày trong luận án chưa từng được công bố trong bất cứ công trình khoa
học nào.
Tác giả luận án


LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành chương trình nghiên cứu sinh và luận án này, tôi đã nhận
được sự hướng dẫn, giúp đỡ nhiệt tình của quý thầy cô Học viện Hành chính
quốc gia.
Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến Ban giám đốc Học viện, Ban
Quản lý đào tạo Sau đại học, Khoa Khoa học Hành chính và Tổ chức nhân sự
cùng tất cả thầy cô Học viện Hành chính quốc gia. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ
lòng tri ân sâu sắc nhất tới giảng viên hướng dẫn đã trực tiếp hướng dẫn khoa
học, tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất cho tôi hoàn thành luận án này.
Xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày tháng năm 2019
Tác giả luận án


MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
DANH MỤC SƠ ĐỒ
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài..................................................................................... 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................... 3
2.1. Mục đích nghiên cứu ............................................................................ 3
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................... 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................... 4
3.1. Đối tượng nghiên cứu........................................................................... 4
3.2. Phạm vi nghiên cứu.............................................................................. 4
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ....................................... 5
4.1. Phương pháp luận ................................................................................ 5
4.2. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 5
5. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu .......................................... 7
5.1. Câu hỏi nghiên cứu .............................................................................. 7
5.2. Giả thuyết nghiên cứu .......................................................................... 7
6. Những đóng góp mới của luận án............................................................ 7
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................. 9
7.1. Ý nghĩa khoa học ................................................................................. 9
7.2. Ý nghĩa thực tiễn ................................................................................ 10
8. Cấu trúc của luận án .............................................................................. 10
PHẦN NỘI DUNG ..................................................................................... 12
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU.......................... 12

1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến thực hiện chính sách công .. 12
1.1.1. Các công trình trên thế giới ................................................................ 12
1.1.2. Các công trình trong nước ............................................................... 14
1.2. Các công trình liên quan đến thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao
động nông thôn ......................................................................................... 18
1.2.1. Các công trình trên thế giới ............................................................. 18
1.2.2. Các công trình trong nước ............................................................... 20
1.3. Nhận xét............................................................................................. 27
1.3.1. Những kết quả đạt được .................................................................. 27
1.3.2. Những nội dung chưa làm rõ ........................................................... 28
1.3.3. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu ............................................. 29
Tiểu kết chương 1 ..................................................................................... 32


Chương 2: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐÀO
TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN ....................................... 33
2.1. Lao động nông thôn và chính sách đào tạo nghề cho lao động nông
thôn ........................................................................................................... 33
2.1.1. Lao động nông thôn ........................................................................ 33
2.1.2. Đào tạo nghề ................................................................................... 35
2.1.3. Đào tạo nghề cho lao động nông thôn ............................................. 36
2.1.4. Chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn ............................ 41
2.2. Thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn ............... 45
2.2.1. Khái niệm thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn
.................................................................................................................. 45
2.2.2. Vai trò của thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn
.................................................................................................................. 46
2.2.3. Quy trình thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn
.................................................................................................................. 48
2.2.4. Tiêu chí đánh giá thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động

nông thôn .................................................................................................. 55
2.3. Yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động
nông thôn .................................................................................................. 57
2.3.1. Chính sách hiện hành ...................................................................... 58
2.3.2. Năng lực của đội ngũ thực hiện chính sách ..................................... 59
2.3.3. Công tác phối hợp thực hiện chính sách .......................................... 60
2.3.4. Sự tham gia của người dân .............................................................. 61
2.3.5. Nguồn lực vật chất thực hiện chính sách ......................................... 63
2.4. Kinh nghiệm trong nước và quốc tế về thực hiện chính sách đào tạo
nghề cho lao động nông thôn .................................................................... 64
2.4.1. Kinh nghiệm quốc tế ....................................................................... 64
2.4.2. Kinh nghiệm các địa phương khác .................................................. 67
2.4.3. Giá trị tham khảo............................................................................. 69
Tiểu kết chương 2 ..................................................................................... 71
Chương 3: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO
NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG
CỬU LONG ................................................................................................ 72
3.1. Khái quát về vùng đồng bằng sông Cửu Long .................................... 72
3.1.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội ................................ 72
3.1.2. Tổng quan về lực lượng lao động nông thôn ở vùng đồng bằng sông
Cửu Long .................................................................................................. 74
3.2. Tổ chức thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn .. 76
3.2.1. Xây dựng văn bản và kế hoạch thực hiện chính sách ....................... 77
3.2.2. Tổ chức bộ máy và phân công, phối hợp thực hiện chính sách ........ 79
3.2.3. Phổ biến, tuyên truyền chính sách ................................................... 83


3.2.4. Huy động và sử dụng nguồn lực thực hiện chính sách ..................... 87
3.2.5. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách ................................... 91
3.3. Kết quả thực hiện các chính sách hợp phần ........................................ 95

3.3.1. Kết quả thực hiện chính sách đối với lao động nông thôn tham gia
học nghề ................................................................................................... 95
3.3.2. Kết quả thực hiện chính sách đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp ... 98
3.3.3. Kết quả thực hiện chính sách đối với giáo viên và cán bộ quản lý giáo
dục nghề nghiệp ...................................................................................... 100
3.4. Đánh giá việc thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông
thôn ......................................................................................................... 102
3.4.1. Mặt đạt được ................................................................................. 102
3.4.2. Tồn hại, hạn chế ............................................................................ 104
3.4.3. Nguyên nhân ................................................................................. 107
Tiểu kết chương 3 ................................................................................... 118
Chương 4: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH
ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN Ở VÙNG ĐỒNG
BẰNG SÔNG CỬU LONG.................................................................... 119
4.1. Định hướng về đào tạo nghề cho lao động nông thôn ....................... 119
4.1.1. Quan điểm của Đảng về đào tạo nghề cho lao động nông thôn ...... 119
4.1.2. Yêu cầu đối với công tác thực hiện chính sách .............................. 123
4.2. Giải pháp.......................................................................................... 126
4.2.1. Hoàn thiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn......... 126
4.2.2. Đổi mới công tác lập kế hoạch triển khai chính sách ..................... 131
4.2.3. Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền chính sách ..................... 132
4.2.4. Sắp xếp, kiện toàn các cơ sở đào tạo nghề ..................................... 135
4.2.5. Nâng cao chất lượng đội ngũ nhân sự thực hiện chính sách........... 136
4.2.6. Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan thực hiện chính sách.... 138
4.2.7. Đảm bảo kinh phí và sử dụng hiệu quả kinh phí ............................ 139
4.2.8. Tăng cường sự tham gia của người dân ......................................... 141
4.2.9. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện .......... 144
4.3. Một số kiến nghị .............................................................................. 146
4.3.1. Đối với Trung ương ...................................................................... 146
4.3.2. Đối với cơ sở đào tạo nghề ............................................................ 150

Tiểu kết chương 4 ................................................................................... 152
KẾT LUẬN ............................................................................................... 153
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ĐTN

Đào tạo nghề

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

LĐNT

Lao động nông thôn

LĐTBXH

Lao động – Thương binh và Xã hội

NNPTNT

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

UBND


Ủy ban nhân dân


DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1. Tỷ lệ lao động đang làm việc đã qua đào tạo ............................ 75
Bảng 3.2. Cơ cấu phân bổ ngân sách hỗ trợ ĐTN tại Trà Vinh ................. 88
Bảng 3.3. Cơ cấu phân bổ ngân sách thực hiện Đề án 1956 tại Trà Vinh .. 89
Bảng 3.4. Các đối tượng tham gia học nghề tại Trà Vinh (2010-2014) ..... 96
Bảng 3.5. Nhận thức của người dân về các chính sách hiện hành ........... 111


DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 2.1. Chu trình chính sách công ....................................................... 45
Sơ đồ 2.2. Quy trình thực hiện chính ĐTN cho LĐNT ............................. 49
Sơ đồ 2.3. Khung đánh giá chính sách ...................................................... 55
Sơ đồ 2.4. Quy trình thực thi chính sách................................................... 58
Sơ đồ 3.1. Tổ chức bộ máy thực hiện chính sách ĐTN cho LĐNT ........... 80


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1. Tính phù hợp của văn bản, kế hoạch triển khai chính sách ... 78
Biểu đồ 3.2. Tính phù hợp của chương trình đào tạo, hình thức đào tạo ... 79
Biểu đồ 3.3. Chất lượng công tác phân công, phối hợp............................. 83
Biểu đồ 3.4. Mức độ tuyên truyền chính sách ........................................... 85
Biểu đồ 3.5. Chất lượng công tác tuyên truyền chính sách ....................... 86
Biểu đồ 3.6. Mức độ công tác theo dõi, kiểm tra (Khảo sát công chức) .... 94
Biểu đồ 3.7. Mức độ công tác theo dõi, kiểm tra (Khảo sát người dân) .... 94

Biểu đồ 3.8. Sự tham gia học nghề của người dân .................................... 97
Biểu đồ 3.9. Hệ thống cơ sở ĐTN tại vùng ĐBSCL ................................. 98
Biểu đồ 3.10. Chủ thể trực tiếp triển khai thực hiện chính sách (Khảo sát
công chức).............................................................................................. 110
Biểu đồ 3.11. Chủ thể trực tiếp triển khai thực hiện chính sách (Khảo sát
người dân) .............................................................................................. 110
Biểu đồ 3.12: Chất lượng đội ngũ triển khai thực hiện chính sách (Khảo
sát công chức) ........................................................................................ 113
Biểu đồ 3.13: Chất lượng đội ngũ triển khai thực hiện chính sách (Khảo
sát người dân)......................................................................................... 113
Biểu đồ 3.14: Nguồn kinh phí dành cho thực hiện chính sách ................ 116


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam vẫn còn là một nước đang phát triển với nền kinh tế chủ yếu
dựa vào nông nghiệp. Bằng chứng là trong số trên 47 triệu lao động thì có đến
gần 70% lao động làm việc ở nông thôn và tỷ lệ lao động trong lĩnh vực nông
nghiệp chiếm đến 51%. Tuy nhiên, chất lượng lao động nói chung, lao động
nông thôn nói riêng hiện rất thấp. Theo đánh giá của Ngân hàng thế giới
(WB), chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam chỉ đạt 3.79 điểm (thang điểm
10) xếp thứ 11 trên 12 nước châu Á được xếp hạng. Việt Nam còn thiếu nhiều
chuyên gia trình độ cao, thiếu công nhân lành nghề, chỉ số kinh tế tri thức
(KEI) của nước ta còn thấp (đạt 3.02 điểm, xếp thứ 102/133 quốc gia xếp
hạng) [56]. Để đáp ứng nhu cầu nhân lực của một nước công nghiệp theo
hướng hiện đại cần phải nâng cao chất lượng lao động và dịch chuyển mạnh
mẽ cơ cấu lao động ở nông thôn. Do vậy, công tác đào tạo nghề mang sứ
mệnh vô cùng lớn.
Nhận thức được điều này, Đảng và Nhà nước ta từ lâu đã dành những sự
quan tâm sâu sắc không chỉ đối với công tác phát triển nguồn nhân lực mà

còn công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Nghị quyết số 26-NQ/TW
ngày 5/8/2008 của Ban chấp hành Trung ương (khóa X) về nông nghiệp, nông
dân và nông thôn đã khẳng định: “Giải quyết việc làm cho nông dân là nhiệm
vụ ưu tiên xuyên suốt trong mọi chương trình phát triển kinh tế - xã hội của cả
nước” [102]. Thực hiện Nghị quyết của Trung ương Đảng, Chính phủ đã ban
hành chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn với quan điểm: “Đào
tạo nghề cho lao động nông thôn là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, của các
cấp, các ngành và xã hội nhằm nâng cao chất lượng lao động nông thôn, đáp
ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Nhà nước
tăng cường đầu tư để phát triển đào tạo nghề cho lao động nông thôn, có

1


chính sách bảo đảm thực hiện công bằng xã hội về cơ hội học nghề đối với
mọi lao động nông thôn, khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để toàn xã
hội tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn” [69]. Chính sách này hiện
đang được triển khai trên phạm vi cả nước.
Tại vùng đồng bằng sông Cửu Long, nơi được xem là “vùng trũng” về
chất lượng nguồn nhân lực so với mặt bằng cả nước, chính sách đào tạo nghề
cho lao động nông thôn lại càng cần thiết hơn bất kỳ nơi nào khác. Công tác
đào tạo nghề cho lao động nông thôn đã nhận được sự đồng thuận rất cao của
người dân, của các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội - nghề
nghiệp, các doanh nghiệp, các phương tiện thông tin đại chúng. Nếu tính từ
thời điểm Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày
27/11/2009 phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm
2020”, đến nay, chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn đã được
triển khai gần 10 năm và đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Số lao động
nông thôn được hỗ trợ đào tạo nghề đã hơn 1 triệu người. Trong đó, tỷ lệ lao
động nông thôn sau học nghề có việc làm mới hoặc tiếp tục làm nghề cũ

nhưng có năng suất chất lượng cao hơn đạt khoảng 80% [89], [90]. Kết quả
đó đã góp phần tạo nên sự chuyển biến trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ
cấu lao động, giải quyết việc làm và xóa đói giảm nghèo của các địa phương
trong Vùng. Những thành công kể trên là nhờ chính sách đào tạo nghề cho lao
động nông thôn đã được triển khai một cách có kế hoạch; bộ máy tổ chức
thực hiện chính sách được thành lập và đang dần hoàn thiện; chức năng,
nhiệm vụ của các cơ quan được phân công rõ ràng; các đơn vị có sự phối hợp
chặt chẽ; công tác vận động, tuyên truyền nhận được sự hưởng ứng của người
dân; hoạt động kiểm tra, giám sát duy trì thường xuyên nhằm đảm bảo đạt
được mục tiêu chính sách.
Bên cạnh đó, nhiều hạn chế, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực
hiện chính sách ở các địa phương này bởi nhiều lí do khác nhau khiến cho
2


chính sách vẫn chưa thành công như mong đợi. Theo nghiên cứu của tổ chức
Oxfam và Cục Kinh tế Hợp tác và Phát triển Nông thôn (Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn) đã chỉ ra các bất cập như: 1/3 số lớp đào tạo nghề được
đánh giá là hiệu quả thấp, khoảng gần 1/3 số người học nghề có việc làm mới,
số còn lại vẫn làm nghề cũ sau khi học nghề, tỷ lệ lao động nông thôn sau học
nghề thuộc hộ thoát nghèo chỉ chiếm 4-5%, có địa phương như Trà Vinh chỉ
0,5%… Những hạn chế này không chỉ diễn ra trên phạm vi cả nước mà tại
vùng đồng bằng sông Cửu Long cũng thể hiện rất rõ nét.
Vì vậy, luận án “Thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông
thôn ở vùng đồng bằng sông Cửu Long” với mong muốn làm sáng tỏ những
vấn đề lý luận và thực tiễn về việc thực hiện chính sách này ở các tỉnh đồng
bằng sông Cửu Long từ đó đề xuất các khuyến nghị nhằm nâng cao kết quả và
hiệu quả thực hiện chính sách trong thời gian tới.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu làm rõ các vấn đề lý luận và thực tiễn về thực hiện chính
sách đào tạo nghề (ĐTN) cho lao động nông thôn (LĐNT) ở vùng đồng bằng
sông Cửu Long (ĐBSCL) từ đó đề xuất giải pháp khoa học nhằm hoàn thiện
việc thực hiện chính sách này góp phần nâng cao chất lượng nguồn lực LĐNT
đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở Việt
Nam hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục đích nghiên cứu trên, luận án đặt ra các nhiệm vụ sau:
Một là, nghiên cứu tổng quan về tình hình nghiên cứu của các tác giả
trong và ngoài nước về những vấn đề liên quan đến luận án.
Hai là, nghiên cứu cơ sở khoa học về thực hiện chính sách ĐTN cho
LĐNT trong đó tập trung nghiên cứu khung lý thuyết về quy trình thực hiện
chính sách. Nhận diện, phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tổ
3


chức thực hiện chính sách ở vùng ĐBSCL và những kinh nghiệm trong và
ngoài nước về ĐTN cho LĐNT có thể học tập, áp dụng trong thực hiện chính
sách.
Ba là, khảo sát, thu thập và tổng hợp thông tin để phục vụ cho việc phân
tích thực trạng tổ chức thực hiện chính sách ở ĐBSCL từ đó đánh giá những
ưu điểm, hạn chế và xác định các nguyên nhân của hạn chế trong thực hiện
chính sách.
Bốn là, xây dựng các giải pháp khoa học nhằm nâng cao kết quả và hiệu
quả thực hiện chính sách ĐTN cho LĐNT vùng ĐBSCL trong thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án có đối tượng nghiên cứu là việc thực hiện chính sách ĐTN cho
LĐNT ở các địa phương vùng ĐBSCL.
3.2. Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi về không gian:
Theo từ điển Tiếng Việt (1994), vùng là phần đất đai, hoặc là khoảng
không gian tương đối rộng có những đặc điểm nhất định về tự nhiên và xã
hội, phân biệt với các phần khác ở xung quanh. Do vậy, vùng được hiểu là tập
hợp các địa phương có đặc điểm tương đồng nhau. Theo đó, vùng ĐBSCL
bao gồm 13 tỉnh (Cần Thơ, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh
Long, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu,
Cà Mau) mang những nét tương đồng về điều kiện tự nhiên và trình độ phát
triển kinh tế - xã hội. Trong luận án, tác giả tập trung nghiên cứu một vài tỉnh
đại diện của Vùng để phân tích và đánh giá chi tiết về thực tiễn thực hiện
chính sách ĐTN cho LĐNT. Kết quả nghiên cứu của luận án phản ánh tính
đại diện của vùng ĐBSCL và có giá trị tham khảo cho các tỉnh thành trên cả
nước.

4


Phạm vi về thời gian: Luận án đi sâu nghiên cứu công tác thực hiện
chính sách ĐTN cho LĐNT từ năm 2009 đến nay tức là từ khi Thủ tướng
Chính phủ ban hành Quyết định số 1956/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “ĐTN cho
LĐNT đến năm 2020”.
Phạm vi về nội dung: Với tính chất của luận án tiến sĩ chuyên ngành
Quản lý công, luận án không nghiên cứu chi tiết hoạt động ĐTN cho LĐNT
mà tập trung nghiên cứu quy trình thực hiện chính sách với các bước cơ bản
sau đây: Xây dựng văn bản và kế hoạch triển khai thực hiện chính sách; Phổ
biến, tuyên truyền chính sách; Tổ chức bộ máy và phân công, phối hợp thực
hiện chính sách; Huy động và sử dụng nguồn lực thực hiện chính sách; Kiểm
tra, giám sát và sơ kết, tổng kết việc thực hiện chính sách.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp luận

Luận án sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của
chủ nghĩa Mác-Lênin; tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh; các quan điểm của
Đảng và Nhà nước về công tác ĐTN cho LĐNT làm phương pháp luận.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Dựa trên mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu, luận án sẽ được
thực hiện theo các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau đây:
Phương pháp phân tích tài liệu thứ cấp
Luận án phân tích các tài liệu là các công trình nghiên cứu có liên quan
đến thực hiện chính sách ĐTN cho LĐNT. Ngoài ra, tác giả cũng tiến hành
phân tích các báo cáo chính thống và hệ thống cơ sở dữ liệu thứ cấp của các
cơ quan nhà nước liên quan đến việc thực hiện chính sách ĐTN cho LĐNT.
Từ những tài liệu này tác giả đưa ra những đánh giá tổng quan phục vụ cho
việc nghiên cứu đề tài.
Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

5


Mục đích chính của phương pháp điều tra bằng bảng hỏi là thu thập
thông tin sơ cấp cần thiết để phân tích, đánh giá quá trình thực hiện chính
sách ĐTN cho LĐNT. Tác giả đã tiến hành khảo sát đối với hai nhóm đối
tượng là cán bộ, công chức và LĐNT đã tham gia hoặc chưa tham gia học
nghề ở một số địa phương của vùng ĐBSCL.
Để kết quả khảo sát không mang tính phiến diện, luận án chọn 4 tỉnh đại
diện (chiếm 25% tỉnh của địa bàn khảo sát) đó là các tỉnh: Tiền Giang, Bến
Tre, Sóc Trăng và Cà Mau. Trong đó, Tiền Giang là một địa phương có kinh
tế - xã hội tương đối phát triển, đặc biệt, có nhiều khu công nghiệp với nhu
cầu lao động có tay nghề khá cao. Sóc Trăng là địa phương với nhiều đồng
bào Khmer, người Hoa và người Chăm bản địa và hầu hết người LĐNT có
trình độ thấp. Bến Tre là tỉnh kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp với LĐNT

chiếm đa số. Cà Mau là địa phương có kinh tế biển khá phát triển. Như vậy,
với việc chọn địa bàn nghiên cứu là 4 tỉnh trên mang đầy đủ những nét riêng
của Vùng, hơn nữa từ việc nghiên cứu các tỉnh đại diện này cho phép giá trị
nghiên cứu của luận án có thể áp dụng phổ quát cho tất cả các địa phương trên
phạm vi cả nước.
Trong mỗi tỉnh, đề tài khảo sát 100 phiếu cán bộ, công chức cấp huyện
và cấp xã – nơi trực tiếp thực hiện chính sách (tổng cộng 400 phiếu công
chức) và 190 phiếu LĐNT (tổng cổng 760 phiếu người LĐNT).
Tổng số phiếu thu về và sau khi xử lý: phiếu cán bộ, công chức là 374
phiếu; phiếu người LĐNT là 714 phiếu.
Phương pháp chọn mẫu: chọn mẫu ngẫu nhiên.
Kết quả khảo sát được xử lý bằng phần mềm xử lý dữ liệu SPSS.
Các phương pháp khác
Bên cạnh việc sử dụng phương pháp phân tích tài liệu thứ cấp và điều tra
xã hội học bằng bảng hỏi, luận án cũng sử dụng một số phương pháp khác
như phương pháp so sánh và phương pháp mô hình hóa. Trong đó, phương
6


pháp so sánh được sử dụng khi phân tích thực trạng lực lượng LĐNT của
vùng ĐBSCL so với các vùng khác từ đó cho thấy yêu cầu của công tác ĐTN
cho LĐNT. Ngoài ra, để có cơ sở đánh giá việc thực hiện chính sách, luận án
còn so sánh về mạng lưới các cơ sở ĐTN, đội ngũ giáo viên ĐTN, chương
trình ĐTN của Vùng so với các vùng khác trên cả nước. Đối với phương pháp
mô hình hóa, luận án sử dụng nhằm khái quát hóa và mô phỏng hóa thực
trạng thực hiện chính sách ĐTN cho LĐNT tại chương 3 bao gồm công tác
lập kế hoạch thực hiện chính sách, công tác tuyên truyền chính sách, đội ngũ
nhân sự thực hiện chính sách, nguồn kinh phí dành cho việc thực hiện chính
sách, công tác kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện chính sách.
5. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu

5.1. Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi nghiên cứu đặt ra khi nghiên cứu đề tài là:
Tại sao việc thực hiện chính sách ĐTN cho LĐNT hiện nay ở vùng ĐBSCL
chưa đạt mục tiêu như mong đợi?
Cần làm gì để nâng cao kết quả và hiệu quả thực hiện chính sách ĐTN cho
LĐNT ở vùng ĐBSCL trong thời gian tới?
5.2. Giả thuyết nghiên cứu
Luận án được tiến hành để chứng minh những giả thuyết khoa học sau đây:
Giả thuyết 1: Việc thực hiện chính sách ĐTN cho LĐNT tại ĐBSCL hiện
nay chưa đạt kết quả như mong đợi.
Giả thuyết 2: Triển khai tốt các bước trong quy trình thực hiện chính sách
ĐTN cho LĐNT sẽ góp phần nâng cao kết quả và hiệu quả chính sách này ở vùng
ĐBSCL.
6. Những đóng góp mới của luận án
Một là, luận án làm rõ cơ sở lý luận về thực hiện chính sách ĐTN cho LĐNT
trong đó tập trung vào quy trình thực hiện chính sách ĐTN cho LĐNT ở địa
phương với nhiều công việc, nhiều hoạt động khác nhau nhưng tựu trung bao gồm
7


các hoạt động: (1) Ban hành văn bản và kế hoạch triển khai chính sách; (2) Tổ
chức bộ máy và phân công, phối hợp thực hiện chính sách; (3) Tuyên truyền, vận
động thực hiện chính sách; (4) Huy động và sử dụng nguồn lực cho thực hiện
chính sách; (5) Kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện chính sách. Luận án khẳng
định quy trình thực hiện chính sách không phải là một quy trình tuyến tính, bất di
bất dịch mà các bước, các khâu này đan xen, lồng ghép vào nhau, tiến hành đồng
thời với nhau để đưa chính sách vào thực tiễn.
Hai là, đánh giá thực hiện chính sách là một nội dung rất cần thiết tuy nhiên
trong phạm vi nghiên cứu, luận án chỉ đánh giá yếu tố đầu vào, quá trình thực hiện
và các đầu ra của việc thực hiện chính sách ĐTN cho LĐNT với các chỉ số cụ thể.

Mặc dù những tiêu chí đó có thể chưa được lượng hóa đầy đủ nhưng trong chừng
mực nhất định đã hình thành cơ sở cho việc đánh giá thực trạng thực hiện chính
sách ĐTN cho LĐNT ở vùng ĐBSCL.
Ba là, quá trình thực hiện chính sách ĐTN cho LĐNT chịu ảnh hưởng
bởi nhiều yếu tố khác nhau có thể chủ quan hoặc khách quan, có thể bên trong
hoặc bên ngoài nhưng cơ bản gồm năm nhóm yếu tố sau: (1) Yếu tố thuộc về
bản thân chính sách ĐTN cho LĐNT do nhà nước ban hành và các chính sách
liên quan khác; (2) Yếu tố thuộc về cơ quan thực hiện chính sách; (3) Yếu tố
thuộc về cơ quan phối hợp thực hiện chính sách; (4) Yếu tố thuộc về đối
tượng thụ hưởng chính sách; (5) Yếu tố thuộc về nguồn lực thực hiện chính
sách.
Bốn là, trên cơ sở tìm hiểu kinh nghiệm quốc tế và các địa phương thực
hiện thành công chính sách ĐTN cho LĐNT, luận án rút ra các bài học về vai
trò của nhà lãnh đạo chính quyền, tầm quan trọng của công tác tuyên truyền,
đẩy mạnh phân cấp quản lý, tăng cường sự tham gia của người dân đặc biệt là
các doanh nghiệp trong ĐTN để áp dụng cho các tỉnh vùng ĐBSCL.
Năm là, luận án dựa trên các tiêu chí đánh giá việc thực hiện chính sách
để đo lường kết quả của các chính sách hợp phần chính sách ĐTN cho LĐNT
8


đồng thời phân tích các kết quả đạt được và mặt hạn chế của công tác thực
hiện chính sách này ở các địa phương vùng ĐBSCL. Những hạn chế được
phân tích trong luận án gồm: hạn chế trong lập kế hoạch triển khai chính sách;
hạn chế trong công tác tuyên truyền, vận động chính sách; hạn chế trong tổ
chức bộ máy quản lý và phân công, phối hợp thực hiện chính sách; hạn chế
trong huy động và sử dụng nguồn lực, nhất là nguồn lực tài chính; hạn chế
trong công tác kiểm tra, giám sát thực hiện chính sách. Luận án cũng đã xác
định nguyên nhân của các hạn chế này xuất phát chủ yếu từ các yếu tố ảnh
hưởng đến quá trình thực hiện chính sách.

Sáu là, dựa trên cơ sở lý luận, thực trạng thực hiện chính sách cũng như
các quan điểm, định hướng của Đảng đối với quá trình thực hiện chính sách,
luận án đề xuất các giải pháp mang tính khoa học nhằm hoàn thiện công tác
này bao gồm: (1) hoàn thiện chính sách ĐTN cho LĐNT; (2) đổi mới công tác
lập kế hoạch triển khai chính sách; (3) nâng cao hiệu quả công tác tuyên
truyền chính sách; (4) sắp xếp, kiện toàn các cơ sở ĐTN; (5) nâng cao chất
lượng đội ngũ nhân sự thực hiện chính sách; (6) tăng cường sự phối hợp giữa
các cơ quan thực hiện chính sách; (7) đảm bảo kinh phí và sử dụng hiệu quả
kinh phí; (8) tăng cường sự tham gia của người dân; (9) tăng cường công tác
kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện chính sách. Trong các giải pháp này, tác
giả mạnh dạn đề xuất đã đến lúc nhà nước cần xem xét lại vai trò của mình
đối với công tác ĐTN và trong tương lai, nhà nước cần “trả” dịch vụ ĐTN
cho LĐNT cho thị trường cung ứng để đảm bảo tính hiệu quả của công tác
này. Đây được xem là yếu tố đầu vào tiên quyết để thực hiện chính sách đạt
thành công như mong đợi.
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
7.1. Ý nghĩa khoa học
Nghiên cứu góp phần tổng kết và phát triển lý luận về thực hiện chính
sách ĐTN cho LĐNT trong đó xây dựng các khái niệm về chính sách ĐTN
9


cho LĐNT, khái niệm thực hiện chính sách ĐTN cho LĐNT. Luận án cũng
phân tích quy trình thực hiện chính sách ĐTN cho LĐNT, tiêu chí đánh giá
thực hiện chính sách ĐTN cho LĐNT, các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện
chính sách ĐTN cho LĐNT, kinh nghiệm trong thực hiện chính sách ĐTN
cho LĐNT.
7.2. Ý nghĩa thực tiễn
Luận án đánh giá một cách khách quan và toàn diện thực trạng tổ chức
thực hiện chính sách ĐTN cho LĐNT; phân tích các ưu điểm và hạn chế trên

cơ sở luận cứ khoa học từ đó đề xuất các giải pháp tăng cường thực hiện
chính sách phù hợp với đặc thù của vùng ĐBSCL.
Kết quả nghiên cứu của luận án có thể sẽ trở thành một trong các nguồn
tài liệu tham khảo cho những người làm công tác giảng dạy về chính sách,
cho người học nhất là sinh viên chuyên ngành chính sách công ở bậc đại học
và sau đại học tra cứu, khảo nghiệm trong quá trình học tập và nghiên cứu về
chính sách công.
Luận án cũng có thể là nguồn tư liệu có giá trị để các nhà hoạch định,
các cơ quan quản lý, đội ngũ cán bộ, công chức xây dựng và thực thi các
chính sách, chiến lược ngày càng hiệu quả hơn.
Luận án còn có thể được ứng dụng vào trong thực tiễn triển khai thực
hiện chính sách ĐTN cho LĐNT không chỉ ở vùng ĐBSCL mà các địa
phương khác trên cả nước.
8. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận
án kết cấu thành 4 chương, bao gồm:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở khoa học về thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao
động nông thôn

10


Chương 3: Thực trạng thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động
nông thôn ở vùng đồng bằng sông Cửu Long
Chương 4: Giải pháp tăng cường thực hiện chính sách đào tạo nghề cho
lao động nông thôn ở vùng đồng bằng sông Cửu Long

11



PHẦN NỘI DUNG
Chương 1:
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

ĐTN cho LĐNT là một nội dung được quan tâm sâu sắc bởi lẽ đây
không chỉ là vấn đề liên quan đến cuộc sống của người LĐNT mà còn liên
quan đến phát triển nguồn nhân lực quốc gia – một nguồn lực vô cùng quan
trọng của bất kỳ một đất nước nào. Chính vì vậy, việc nghiên cứu về ĐTN nói
chung, ĐTN cho LĐNT nói riêng được nhiều nhà khoa học, nhà quản lý cả
trong và ngoài nước chú trọng. Trong phạm vi của luận án, phần tổng quan
tình hình nghiên cứu tác giả chỉ tập trung giới thiệu một số công trình tiêu
biểu liên quan đến thực hiện chính sách ĐTN cho LĐNT.
1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến thực hiện chính sách công
Chính sách công là một khoa học được hình thành ở các nước phát triển
cho nên có nhiều công trình trên thế giới nghiên cứu về chính sách nói chung,
thực thi chính sách nói riêng. Theo tác giả thống kê, có một số công trình
nghiên cứu liên quan đến thực thi chính sách như sau:
1.1.1. Các công trình trên thế giới
Bài viết Experimentation and Learning in Public Policy Implementation:
Implications for Public Management (Thực nghiệm và học tập trong thực thi
chính sách: Những hàm ý cho quản lý công) của Elizabeth Eppel, David
Turner and Amanda Wolf (2011), Institute of Public Policy Studies (Viện
nghiên cứu chính sách) [59]. Theo bài viết này, thực thi chính sách vốn là
phức tạp cho dù mục tiêu chính sách được tuyên bố phức tạp hay đơn giản.
Có hai mô hình thiết kế và thực thi chính sách trái ngược đó là, mô hình thiết
kế và thực thi chính sách trung tâm cơ quan và mô hình thiết kế và thực thi

12



chính sách thực nghiệm. Những đặc điểm của thực thi chính sách, các nhân tố
hỗ trợ và vai trò của trung tâm cũng là những nội dung được tác giả trình bày.
Bài viết Public Policy: Implementation Approaches (Chính sách công:
các phương pháp tiếp cận thực thi) của Basir Chand (2009), the Statesman
Institute of public Policy (Viện chính sách công Statesman), Islamabad [58].
Trên cơ sở so sánh hai phương pháp tiếp cận thực thi chính sách công là
phương pháp trên xuống và phương pháp dưới lên, tác giả đề xuất vận dụng
thêm các phương pháp khác như phương pháp cơ cấu, phương pháp thủ tục,
phương pháp hành vi và phương pháp chính trị để thấu hiểu bản chất của quá
trình thực thi chính sách công.
Bài viết Top-Down and Bottom-Up Approaches to Implementation
Research: A Critical Analysis and Suggested Synthesis (Cách tiếp cận thực
thi chính sách từ trên xuống và từ dưới lên: Phân tích phản biện và tổng hợp
đề nghị) của Sabatier (1986) [64]. Tác giả đã phân tích khá sâu sắc hai mô
hình triển khai chính sách đó là mô hình từ trên xuống và mô hình từ dưới lên.
Theo Sabatier, mô hình từ trên xuống có ưu điểm là có thể xác định một cách
rõ ràng những yếu tố tác động đến đầu ra của chính sách, giúp nhà nước xác
định rõ mục tiêu đạt được cũng như nguồn lực cần huy động trong quá trình
thực thi chính sách từ đó điều chỉnh hành vi của chủ thể tham gia thực thi. Mô
hình này có nhược điểm là dễ tạo ra “sự căng thẳng” của các chủ thể thực thi
và không tính toán hết các yếu tố tác động đến chính sách. Đối với mô hình từ
dưới lên, Sabatier cũng chỉ ra một số ưu điểm như: cho phép huy động mạng
lưới tham gia thực thi lớn và huy động được nhiều nguồn lực khác để đạt mục
tiêu không chỉ chính thống mà tất cả các mục tiêu có thể từ chính sách mang
lại, vì có sự tham gia đông đảo nên sự tương tác diễn ra dễ dàng hơn. Bên
cạnh đó mô hình này có những hạn chế như dễ mất đi vai trò của cấp trung
ương do tập trung vào cái gọi là “từ dưới”, mô hình này cũng bỏ qua những

13



yếu tố trực tiếp và gián tiếp tác động đến hành vi của chủ thể tham gia thực
thi.
Bài viết The Policy Implementation Process (Quá trình thực thi chính
sách) của Smith (1973) [65] rất có giá trị khi đã phác thảo quy trình thực thi
chính sách gồm có bốn yếu tố quan trọng đó là chính sách đã được ban hành,
cơ quan thực thi, các nhóm tham gia và các yếu tố thuộc về môi trường của
chính sách. Ngoài ra theo Smith, trong quá trình thực thi chính sách, bốn yếu
tố trên tương tác qua lại lẫn nhau tạo nên “sự căng thẳng”. Dựa trên ma trận
về “sự căng thẳng” của Zollschan, Smith đã xây dựng ma trận mười loại căng
thẳng. Điều này có ý nghĩa trong khi tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến “sự cẳng
thẳng” và cách thức điều phối chúng.
Với những lược khảo trên, có thể thấy các công trình trên thế giới liên
quan đến thực thi chính sách công khá phong phú với nhiều cách tiếp cận
khác nhau. Nhìn chung, các tác giả đã hình thành nên lý luận chung về thực
thi chính sách công. Tác giả Michael Howlett, M.Ramesh, Alberta, Anthony
Joseph đưa ra các khái niệm về thực thi chính sách; trong khi đó Basir
Chand, Sabatier, Millicent Addo đều khẳng định có hai mô hình cơ bản triển
khai chính sách đó là mô hình từ trên xuống và mô hình từ dưới lên. Bên cạnh
đó, một số tác giả còn đề xuất vận dụng thêm các phương pháp thực thi khác
như phương pháp tổng hợp, phương pháp cơ cấu, phương pháp thủ tục… Đặc
biệt, tác giả Smith đã phác thảo quy trình thực thi chính sách với các bước cơ
bản và xác định một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thực thi chính sách
bao gồm bản thân chính sách đã được ban hành, cơ quan thực thi, nhóm tham
gia và các yếu tố thuộc về môi trường. Đây là những cơ sở lý luận có giá trị
tham khảo rất lớn cho luận án.
1.1.2. Các công trình trong nước
Sách chuyên khảo Hoạch định và thực thi chính sách của tác giả Lê Như
Thanh và Lê Văn Hòa, nhà xuất bản Chính trị quốc gia sự thật, 2016 [38]. Tác

14


×