BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
DƯƠNG THỊ KHÁNH LINH
PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA QUẢN TRỊ
LỢI NHUẬN ĐẾN QUYẾT ĐỊNH CỦA NHÀ ĐẦU TƯ
- BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM TẠI VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2019
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
DƯƠNG THỊ KHÁNH LINH
PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA QUẢN TRỊ
LỢI NHUẬN ĐẾN QUYẾT ĐỊNH CỦA NHÀ ĐẦU TƯ
- BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM TẠI VIỆT NAM
Chuyên ngành: Kế toán
Mã số: 8340301
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN THỊ PHƯƠNG HỒNG
TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2019
LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan đề tài nghiên cứu này do chính tác giả thực hiện theo
sự hướng dẫn của người hướng dẫn khoa học.
Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng
được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác trước đó.
Tất cả những nội dung được kế thừa, tham khảo đều được tác giả trích dẫn
đầy đủ và ghi nguồn cụ thể trong danh mục các tài liệu tham khảo theo đúng quy
định của Nhà Trường.
Tác giả
Dương Thị Khánh Linh
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ
TÓM TẮT
PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu ..................................................... 3
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ................................................. 4
4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 4
5. Đóng góp mới của luận văn ............................................................................. 5
6. Kết cấu của luận văn ....................................................................................... 6
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY ..................... 8
1.1. Tổng quan các nghiên cứu trước đây về đo lường quản trị lợi nhuận ............ 8
1.1.1. Quản trị lợi nhuận thực .......................................................................... 8
1.1.2. Quản trị lợi nhuận kế toán dồn tích ...................................................... 11
1.2. Tổng quan các nghiên cứu trước đây về ảnh hưởng của quản trị lợi nhuận
đến quyết định của nhà đầu tư ........................................................................... 15
1.3. Khe hổng nghiên cứu .................................................................................. 18
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ................ 21
2.1. Giải thích một số khái niệm ........................................................................ 21
2.1.1. Quyết định của nhà đầu tư ................................................................... 21
2.1.2. Quản trị lợi nhuận ............................................................................... 21
2.1.3. Chất lượng lợi nhuận ........................................................................... 22
2.1.4. Biến kế toán dồn tích ........................................................................... 23
2.2. Lý thuyết nền tảng liên quan....................................................................... 23
2.2.1. Lý thuyết đại diện (Agency theory) ..................................................... 23
2.2.2. Lý thuyết tín hiệu (Signaling theory) ................................................... 25
2.3. Mô hình nghiên cứu.................................................................................... 25
2.3.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất ................................................................ 25
2.3.2. Phát triển giả thuyết nghiên cứu .......................................................... 26
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................ 31
3.1. Phương pháp nghiên cứu và quy trình nghiên cứu ...................................... 31
3.1.1. Phương pháp nghiên cứu định lượng ................................................... 31
3.1.2. Quy trình nghiên cứu ........................................................................... 32
3.2. Mô hình hồi quy và đo lường biến .............................................................. 33
3.2.1. Mô hình hồi quy .................................................................................. 33
3.2.2. Đo lường biến ..................................................................................... 34
3.3. Mẫu nghiên cứu và thu thập dữ liệu ............................................................ 38
3.4. Phương pháp hồi quy và lựa chọn mô hình phù hợp ................................... 40
3.4.1. Mô hình Pooled OLS ........................................................................... 40
3.4.2. Mô hình hiệu ứng cố định (FEM) ........................................................ 40
3.4.3. Mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên (REM) .................................................. 44
3.4.4. Lựa chọn mô hình phù hợp .................................................................. 46
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ................................ 49
4.1. Thống kê mô tả........................................................................................... 49
4.2. Kết quả phân tích tương quan và hồi quy .................................................... 55
4.2.1. Phân tích tương quan ........................................................................... 55
4.2.2. Kết quả phân tích hồi quy .................................................................... 56
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý ĐỀ XUẤT .............................................. 67
5.1. Kết luận các vấn đề nghiên cứu .................................................................. 67
5.2. Một số gợi ý đề xuất ................................................................................... 68
5.2.1. Đối với nhà đầu tư ............................................................................... 69
5.2.2. Đối với doanh nghiệp .......................................................................... 69
5.2.3. Đối với công ty kiểm toán ................................................................... 71
5.3. Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu trong tương lai .................... 72
KẾT LUẬN .......................................................................................................... 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
Tiếng Việt
Tiếng Anh
BĐS
Bất động sản
Big4
Deloitte, Ernst & Young, KPMG, PwC
CFO
Dòng tiền hoạt động kinh doanh
Cashflow from operating
activities
DA
Biến kế toán dồn tích có thể điều chỉnh
Discreationary accruals
DN
Doanh nghiệp
EM
Quản trị lợi nhuận
Earnings management
EPS
Lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu
Earnings per share
FEM
Mô hình hiệu ứng cố định
Fixed effect model
FGLS
Bình phương nhỏ nhất tổng quát khả thi
Feasible Generalized Least
Squares
HNX
Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội
Hanoi Stock Exchange
HOSE
Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố
Hồ Chí Minh
Hochiminh Stock
Exchange
NDA
Biến kế toán dồn tích không thể điều
chỉnh
Non-discreationary
accruals
NI
Lợi nhuận ròng
Net income
OLS
Bình phương nhỏ nhất thông thường
Ordinary Least Squares
P/E
Chỉ số giá trên lợi nhuận
Price-to-Earnings
REM
Mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên
Random effect model
ROA
Lợi nhuận trên tổng tài sản
Return on Asset
ROE
Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
Return on Equity
TA
Tổng biến kế toán dồn tích
Total accruals
VN-Index
Chỉ số thị trường chứng khoán Việt Nam
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Các giả thuyết nghiên cứu và kỳ vọng ................................................... 29
Bảng 3.1. Danh sách các biến của mô hình và phương pháp đo lường ................... 38
Bảng 4.1. Thống kê mô tả các biến định lượng trong mẫu nghiên cứu ................... 50
Bảng 4.2. Số lượng doanh nghiệp theo ngành, theo sàn và theo năm ..................... 52
Bảng 4.3. Giá trị trung bình các biến định lượng phân theo ngành nghề ................ 52
Bảng 4.4. Ma trận hệ số tương quan ...................................................................... 55
Bảng 4.5. Kết quả hồi quy theo phương pháp Pooled OLS .................................... 57
Bảng 4.6. Kết quả hồi quy theo phương pháp FEM với hiệu ứng không gian và thời
gian
............................................................................................................... 58
Bảng 4.7. Kết quả hồi quy theo phương pháp REM với hiệu ứng không gian ........ 59
Bảng 4.8. Kết quả kiểm định F .............................................................................. 60
Bảng 4.9. Kết quả kiểm định LM ........................................................................... 60
Bảng 4.10. Kết quả kiểm định Hausman ................................................................ 61
Bảng 4.11. Tóm tắt các kiểm định lựa chọn mô hình hồi quy phù hợp nhất ........... 61
Bảng 4.12. Tóm tắt kết quả thực nghiệm các giả thuyết nghiên cứu ....................... 65
DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ
Hình 2.1. Mô hình nghiên cứu ............................................................................... 26
Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu ............................................................................. 32
Hình 4.1. Số lượng doanh nghiệp trong mẫu nghiên cứu qua các năm ................... 49
Hình 4.2. Quyết định của nhà đầu tư và quản trị lợi nhuận qua các năm ................ 50
Hình 4.3. Thống kê quyết định của nhà đầu tư theo ngành ..................................... 53
Hình 4.4. Thống kê quản trị lợi nhuận theo ngành ................................................. 54
Hình 4.5. Số lượng báo cáo tài chính phân theo ngành và công ty kiểm toán ......... 54
Hình 4.6. Biểu đồ phần dư theo REM và phân phối chuẩn ..................................... 63
TÓM TẮT
A. TIẾNG VIỆT
PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA QUẢN TRỊ LỢI NHUẬN ĐẾN
QUYẾT ĐỊNH CỦA NHÀ ĐẦU TƯ - BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM TẠI
VIỆT NAM
Lợi nhuận phản ánh hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và chất lượng lợi
nhuận đóng vai trò quan trọng trong quyết định mua bán cổ phiếu của nhà đầu tư.
Tuy nhiên, các nghiên cứu về ảnh hưởng của hành vi quản trị lợi nhuận đến quyết
định của nhà đầu tư vẫn còn khá ít ỏi. Vì vậy, nghiên cứu này phân tích mối quan hệ
trên và tìm kiếm bằng chứng thực nghiệm tại thị trường chứng khoán Việt Nam.
Mẫu nghiên cứu có dạng dữ liệu bảng không cân bằng, gồm 2.980 quan sát của 669
công ty niêm yết trên hai sàn chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn 2013-2017.
Tác giả sử dụng phương pháp hồi quy tuyến tính đa biến, với biến phụ thuộc là
quyết định của nhà đầu tư, biến độc lập là quản trị lợi nhuận và các biến đặc điểm
của doanh nghiệp. Mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên được kiểm định là mô hình phù
hợp nhất, cho kết quả rằng doanh nghiệp có mức quản trị lợi nhuận càng cao thì nhà
đầu tư càng quyết định mua nhiều hơn, bán ít hơn. Từ đó, tác giả đưa ra gợi ý cho
nhà đầu tư về các cổ phiếu có chênh lệch lớn giữa khối lượng đặt mua và khối
lượng đặt bán. Tuy nhiên, các thông tin về giá chưa được xem xét trong nghiên cứu
này và có thể là hướng nghiên cứu tiếp theo trong tương lai.
Từ khóa: quyết định của nhà đầu tư, quản trị lợi nhuận, mô hình Jones điều chỉnh.
B. ENGLISH
THE EFFECTS OF EARNINGS MANAGEMENT TO INVESTOR
DECISION – AN EMPIRICAL STUDY IN VIETNAM
Earnings result reflects business performance and hence earnings quality
plays an important role in making investment decision of investors. However, little
research has been done regarding the effects of earnings management on investor
decision. In this study, we examines the effects of earnings management on investor
decision and looks for empirical evidences with a sample consisting of 2,980 firmyear observations from 669 companies listed on two main stock exchanges of Viet
Nam during the five-year period 2013-2017. This study conducts a multivariate
linear regression, in which investor decision is the dependent variable and earnings
management is one of regressors. The random effects model, which is the most
appropriate in our study, reveals that the higher level of earnings management of a
company, the more likely investors decide to own shares of that company. The
result implies a warning sign for investors about the stocks with much larger
volume of buy orders than sell orders. However, ordered prices are not examined in
this study and could be an extension of future research.
Keywords: investor decision, earnings management, modified Jones model.
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Lợi nhuận đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển
của doanh nghiệp. Lợi nhuận được xem là kết quả tài chính cuối cùng mà doanh
nghiệp có được từ hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động tài chính cũng như các
hoạt động khác. Nói một cách đơn giản, lợi nhuận là phần còn lại của doanh thu sau
khi trừ đi các chi phí bỏ ra. Doanh nghiệp chỉ có thể phát triển khi tạo ra lợi nhuận
do lợi nhuận là cơ sở đảm bảo cho việc mở rộng sản xuất, kinh doanh. Ngược lại,
nếu doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả, khiến chi phí bỏ ra luôn lớn hơn
doanh thu thu vào, sớm muộn gì doanh nghiệp cũng sẽ bị đào thải, từ đó dẫn đến
phá sản. Với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của nền kinh tế thị trường thì lợi
nhuận lại càng khẳng định vai trò của mình đối với bản thân doanh nghiệp.
Cổ đông và nhà quản lý doanh nghiệp đều đặc biệt quan tâm kết quả lợi
nhuận. Lợi nhuận dương làm tăng giá trị doanh nghiệp và từ đó tăng tài sản của cổ
đông, những người chủ sở hữu doanh nghiệp. Đây cũng là mục tiêu cốt lõi của cổ
đông khi quyết định đầu tư vào doanh nghiệp. Mặt khác, lợi nhuận cũng là căn cứ
đánh giá năng lực của nhà quản lý doanh nghiệp trên nhiều phương diện (nhân sự,
tài chính, đầu tư, điều hành,…). Lợi nhuận không chỉ phản ánh hiệu quả kinh tế của
các chiến lược kinh doanh hiện tại, giúp đánh giá một cách toàn diện kết quả của
doanh nghiệp trong quá khứ mà còn là cơ sở để đặt ra các mục tiêu phát triển trong
tương lai.
Hơn nữa, tình hình kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp còn phản
ánh sức khỏe của nền kinh tế. Chỉ báo lợi nhuận ròng trung bình của các doanh
nghiệp niêm yết là một trong những chỉ báo quan trọng khi đánh giá tình hình của
nền kinh tế. Bên cạnh đó, lợi nhuận đem lại nguồn thu cho ngân sách Nhà nước
thông qua nguồn thuế mà doanh nghiệp phải nộp, tạo nguồn vốn cho việc đầu tư cơ
sở hạ tầng, mở rộng, phát triển kinh tế xã hội. Đây là một trong những thước đo
2
phản ánh sự hiệu quả của các chính sách quản lý của Nhà nước đối với hoạt động
sản xuất kinh doanh.
Không chỉ có nhà quản lý, cổ đông và các cơ quan chức năng quan tâm đến
lợi nhuận mà còn cả những nhà đầu tư trên thị trường cũng ngày càng chú ý hơn
đến kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chỉ số P/E (chỉ số giá trên lợi
nhuận – Price to Earnings) cũng là một chỉ số quan trọng mà nhà đầu tư thường cân
nhắc trước khi quyết định đầu tư. Chỉ số này được tính bằng giá thị trường chia cho
lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (EPS – Earnings per share). P/E càng cao (thấp) thể
hiện cổ phiếu đang được giao dịch với giá càng đắt (rẻ) một cách tương đối so với
mức lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu. Tuy nhiên, câu hỏi được đặt ra là liệu chỉ số P/E
hiện tại có hợp lý chưa, hay cụ thể hơn là liệu con số EPS được doanh nghiệp báo
cáo có đáng tin cậy hay không. Ngoài ra, các chỉ số tài chính khác có liên quan tới
lợi nhuận như ROE, ROA cũng đều được nhà đầu tư quan tâm, đánh giá trước khi
ra một quyết định đầu tư chứng khoán. Chính vậy, quản trị lợi nhuận (Earnings
Management) trở thành một yếu tố quan trọng mà nhà đầu tư sẽ cân nhắc trước khi
ra quyết định đầu tư.
Hơn nữa, thời gian vừa qua, thị trường chứng khoán đã có nhiều thay đổi
đáng kể. Giai đoạn cuối năm 2017 đầu năm 2018 là giai đoạn thị trường chứng
khoán có nhiều tăng trưởng ngoạn mục. VN-Index đạt đỉnh điểm ở mức 1.204,33
điểm vào ngày 09/04/2018. Năm 2017, hàng loạt doanh nghiệp lớn chính thức niêm
yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán như: Tổng công ty Hàng Không Việt Nam
(HVN), Tập đoàn Dệt May Việt Nam (VGT), Tập đoàn xăng dầu Việt Nam
(PLX),… Thị trường chứng khoán sôi động hơn bao giờ hết. Nhà đầu tư có nhiều sự
lựa chọn và cân nhắc hơn trước khi đưa ra quyết định đầu tư. Mặc dù hiện tại thị
trường chứng khoán Việt Nam đã phần nào hạ nhiệt, nhà đầu tư vẫn luôn chú ý đến
thị trường cổ phiếu này. Mối quan tâm của nhà đầu tư ngày càng tập trung vào lợi
nhuận mà doanh nghiệp mang lại, đặc biệt là trong bối cảnh kinh tế toàn cầu có dấu
hiệu suy thoái. Từ đó, có thể thấy được tầm quan trọng của chất lượng lợi nhuận
đến quyết định của nhà đầu tư nói riêng, đến thị trường chứng khoán nói chung.
3
Trên thế giới và Việt Nam cũng đã có khá nhiều nghiên cứu về quản trị lợi
nhuận. Nhiều nhà nghiên cứu đã tiến hành xây dựng mô hình để đo lường quản trị
lợi nhuận, chủ yếu bao gồm mô hình đo lường quản trị lợi nhuận kế toán dồn tích
(Jones, 1991; Dechow và các cộng sự, 1995) hay mô hình đo lường quản trị lợi
nhuận thực (Gunny, 2010; Roychowdhury, 2006). Các mô hình đo lường này đã
được vận dụng trong nhiều công trình nghiên cứu xoay quanh quản trị lợi nhuận và
chất lượng lợi nhuận. Chẳng hạn, một số nghiên cứu đã xem xét các yếu tố có ảnh
hưởng tới chất lượng lợi nhuận như nghiên cứu của Qinghua và các cộng sự (2007),
Dechow và các cộng sự (2010), Radzi và các cộng sự (2011), Nguyen Thi Phuong
Hong và Nguyen Thi Thuong (2015).
Xét ở chiều ngược lại, một số nghiên cứu tập trung phân tích ảnh hưởng của
quản trị lợi nhuận đến lợi suất bất thường của cổ phiếu trên thị trường (Perotti và
Wagenhofer, 2014), đến hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp (Biddle và các cộng sự,
2009), đến chi phí vốn (Aboody và các cộng sự, 2005) và đến thanh khoản của cổ
phiếu trên thị trường (Bar-Yosef và Prencipe, 2013). Tuy nhiên, ở Việt Nam và trên
thế giới, có rất ít nghiên cứu được thực hiện để tìm hiểu ảnh hưởng của quản trị lợi
nhuận đến quyết định của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán (Nwaobia và các
cộng sự, 2016), cụ thể là quyết định mua hoặc bán cổ phiếu của nhà đầu tư.
Với những lí do nêu trên, người viết chọn nghiên cứu đề tài luận văn “Phân
tích ảnh hưởng của quản trị lợi nhuận đến quyết định của nhà đầu tư - Bằng
chứng thực nghiệm tại Việt Nam”. Đây sẽ là vấn đề mang tính thời sự nhằm cải
thiện chất lượng lợi nhuận của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán
Việt Nam, thúc đẩy sự phát triển của thị trường chứng khoán và góp phần tăng
trưởng kinh tế Việt Nam.
2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu
Luận văn này đề ra mục tiêu nghiên cứu là phân tích sự ảnh hưởng của quản
trị lợi nhuận đến quyết định của nhà đầu tư tại thị trường chứng khoán Việt Nam.
Ngoài ra, luận văn cũng xem xét tác động của các nhân tố phản ánh đặc điểm của
4
doanh nghiệp (như tăng trưởng doanh thu, quy mô tài sản, đòn bẩy tài chính, khả
năng sinh lời và loại công ty kiểm toán) đến quyết định của nhà đầu tư. Trên cơ sở
đó, đưa ra một số gợi ý đề xuất có liên quan đối với nhà đầu tư, doanh nghiệp niêm
yết và công ty kiểm toán.
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu vừa nêu, tác giả xác định những câu hỏi
nghiên cứu sau đây:
(1) Quản trị lợi nhuận có ảnh hưởng như thế nào đến quyết định của nhà đầu
tư tại thị trường chứng khoán Việt Nam?
(2) Tăng trưởng doanh thu, quy mô tài sản, đòn bẩy tài chính, khả năng sinh
lời và loại công ty kiểm toán có ảnh hưởng ra sao đến quyết định của nhà đầu tư?
(3) Các gợi ý và đề xuất nào đối với nhà đầu tư, doanh nghiệp và công ty
kiểm toán?
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là sự ảnh hưởng của quản trị lợi nhuận và
các nhân tố đặc điểm của doanh nghiệp đến quyết định mua bán cổ phiếu của nhà
đầu tư.
Phạm vi về không gian: Nghiên cứu này được thực hiện trên các công ty phi
tài chính được niêm yết trên một trong hai sàn giao dịch chứng khoán của Việt Nam
là Sở giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (Hochiminh Stock Exchange
- HOSE) và Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội (Hanoi Stock Exchange - HNX).
Phạm vi về thời gian: Dữ liệu nghiên cứu có thời gian được chọn là giai đoạn
5 năm từ năm 2013 đến năm 2017.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu
định lượng. Theo phương pháp này, tác giả dựa trên các lý thuyết nền tảng như lý
thuyết đại diện, lý thuyết tín hiệu,… và kết quả các công trình nghiên cứu trước đây
5
trên thế giới và ở Việt Nam về quản trị lợi nhuận và quyết định của nhà đầu tư để
xây dựng mô hình nghiên cứu, bao gồm nhân tố chính là quản trị lợi nhuận và các
nhân tố khác như tăng trưởng doanh thu, quy mô tài sản, đòn bẩy tài chính, khả
năng sinh lời và loại công ty kiểm toán để xây dựng mô hình nghiên cứu đề xuất và
các giả thuyết nghiên cứu. Sau đó, tác giả sẽ tiến hành thu thập dữ liệu và sử dụng
phương pháp hồi quy tuyến tính để kiểm định các giả thuyết bao gồm mối quan hệ
giữa quyết định của nhà đầu tư và mức độ quản trị lợi nhuận, cùng các nhân tố khác
có liên quan.
Ngoài ra, tác giả còn sử dụng phương pháp thống kê, phân tích thông tin,
phương pháp tổng hợp số liệu để đánh giá thực trạng và đưa ra nhận định về tình
hình quản trị lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam, cũng như
quyết định của nhà đầu tư trong giai đoạn quan sát. Mẫu nghiên cứu được thu thập
từ nguồn số liệu thứ cấp. Để phân tích ảnh hưởng của quản trị lợi nhuận đến quyết
định của nhà đầu tư, tác giả sử dụng phần mềm Eviews 7.0. Phần mềm Microsoft
Excel 2010 được sử dụng để xử lí số liệu, thống kê và tính toán các biến của mô
hình hồi quy.
5. Đóng góp mới của luận văn
Xem xét và đối chiếu các nghiên cứu trước đây về đối tượng nghiên cứu,
luận văn nghiên cứu này đóng góp thêm những điểm mới sau đây:
Thứ nhất, nghiên cứu này đã xây dựng mô hình nghiên cứu phù hợp thị
trường chứng khoán Việt Nam về ảnh hưởng của quản trị lợi nhuận đến quyết định
của nhà đầu tư. Có khá nhiều nghiên cứu trước đây nghiên cứu xoay quanh tác động
của quản trị lợi nhuận. Tuy nhiên, theo khả năng tiếp cận của tác giả, luận văn này
là một trong những nghiên cứu đầu tiên tại Việt Nam về tác động của quản trị lợi
nhuận đến quyết định của nhà đầu tư, cụ thể là quyết định mua hoặc bán của nhà
đầu tư đối với cổ phiếu của các doanh nghiệp niêm yết. Ngoài ra, tác giả cũng đưa
thêm 5 biến khác có liên quan vào mô hình nghiên cứu (Tăng trưởng doanh thu,
6
Quy mô tài sản, Đòn bẩy tài chính, Khả năng sinh lời và Loại công ty kiểm toán),
góp phần tạo thêm cơ sở tham khảo cho các nghiên cứu sau này.
Thứ hai, nghiên cứu này tìm kiếm bằng chứng thực nghiệm tại thị trường
Việt Nam thông qua mẫu nghiên cứu toàn diện và cập nhật. Mẫu nghiên cứu bao
gồm toàn bộ các công ty phi tài chính niêm yết tại một trong hai sàn chứng khoán
lớn của Việt Nam là sàn HOSE và sàn HNX trong giai đoạn 2013-2017. Chính vì
vậy, các kết quả phân tích thực trạng sẽ phản ánh đúng thực tế tình hình thị trường
chứng khoán Việt Nam chứ không chỉ đánh giá một bộ phận đại diện. Việc phân
tích dữ liệu bảng không cân bằng theo 3 hướng tiếp cận (mô hình Pooled OLS, mô
hình hiệu ứng cố định và mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên) cũng góp phần phản ánh
đúng hơn về ảnh hưởng của quản trị lợi nhuận đến quyết định của nhà đầu tư.
Thứ ba, dựa trên kết quả thực nghiệm về tác động của quản trị lợi nhuận và
các nhân tố khác đến quyết định của nhà đầu tư tại thị trường chứng khoán Việt
Nam, tác giả có cơ sở để đưa ra những gợi ý và đề xuất hữu ích cho nhà quản lý
doanh nghiệp khi muốn thu hút nhà đầu tư mua cổ phiếu của doanh nghiệp mình,
những lưu ý mà nhà đầu tư nên cân nhắc khi đưa ra quyết định đầu tư, và những
khuyến nghị cho công ty kiểm toán để góp phần làm cho thị trường chứng khoán
Việt Nam phát triển minh bạch hơn.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nghiên cứu có kết cấu 5 chương như sau:
Chương 1. Tổng quan các nghiên cứu trước đây
Phần này trình bày về các nghiên cứu trước đây trên thế giới và tại Việt Nam
có liên quan đến đề tài nghiên cứu. Cụ thể, tác giả trình bày các nghiên cứu liên
quan đến việc đo lường quản trị lợi nhuận và các nghiên cứu về ảnh hưởng của quản
trị lợi nhuận đến quyết định của nhà đầu tư. Từ đó, xác định khe hổng nghiên cứu
cho luận văn.
7
Chương 2. Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu
Trong chương này, tác giả trình bày khái niệm và các lý thuyết nền tảng có
liên quan đến quyết định của nhà đầu tư và quản trị lợi nhuận. Trên cơ sở đó và tổng
quan các nghiên cứu trước đây, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu và phát triển các
giả thuyết nghiên cứu.
Chương 3. Phương pháp nghiên cứu
Chương này trình bày việc xây dựng mô hình định lượng để xem xét mối
quan hệ giữa quản trị lợi nhuận và quyết định của nhà đầu tư, cũng như các phương
pháp đo lường và phân tích hồi quy tương ứng. Việc lựa chọn các biến độc lập khác
để đưa vào mô hình và ý nghĩa kinh tế đằng sau sự lựa chọn đó cũng sẽ được trình
bày cụ thể trong chương 3 này.
Chương 4. Kết quả nghiên cứu và bàn luận
Tác giả trình bày kết quả nghiên cứu thu được về quản trị lợi nhuận của các
doanh nghiệp trong mẫu nghiên cứu cũng như tổng quan quyết định của nhà đầu tư
trong khoảng thời gian quan sát 2013-2017. Đồng thời, chương này sẽ tổng hợp và
trình bày các kết quả của mô hình định lượng và bàn luận về các kết quả đó.
Chương 5. Kết luận và gợi ý đề xuất
Chương cuối cùng sẽ tóm lược các kết luận về vấn đề nghiên cứu. Đồng thời,
chương này cũng đề xuất một số gợi ý để các doanh nghiệp niêm yết có thể xem xét
khi muốn thu hút nhà đầu tư, cũng như những yếu tố mà nhà đầu tư nên cân nhắc
khi quyết định mua bán cổ phiếu của doanh nghiệp, và một số đề xuất cho công ty
kiểm toán. Mặt khác, tác giả cũng chỉ ra những hạn chế của nghiên cứu này và đề
xuất hướng nghiên cứu tiếp theo trong tương lai.
8
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY
Nội dung chính của chương này, người viết sẽ trình bày những nghiên cứu có
liên quan trên thế giới và Việt Nam về quản trị lợi nhuận, quyết định của nhà đầu
tư, và sự ảnh hưởng của quản trị lợi nhuận đến quyết định của nhà đầu tư, từ đó tìm
ra khe hổng nghiên cứu.
1.1. Tổng quan các nghiên cứu trước đây về đo lường quản trị lợi nhuận
Lợi nhuận của công ty gồm hai phần: lợi nhuận thực và lợi nhuận kế toán
dồn tích (Dechow và Dichev, 2002). Lợi nhuận thực liên quan đến dòng tiền thực sự
thu được trong kỳ kế toán, trong khi lợi nhuận kế toán dồn tích phản ánh dòng tiền
dự định thu được trong tương lai. Cụ thể hơn, lợi nhuận kế toán dồn tích ghi nhận
doanh thu và chi phí tương ứng phát sinh trong kỳ kế toán do công ty đã thực hiện
các nghiệp vụ kinh tế, mà không căn cứ vào việc thực tế thu hoặc chi tiền. Như vậy,
việc quản trị lợi nhuận có thể được thực hiện thông qua việc quản trị lợi nhuận thực
và quản trị lợi nhuận kế toán dồn tích.
1.1.1. Quản trị lợi nhuận thực
Việc quản trị lợi nhuận thực liên quan đến dòng tiền thu được trong kỳ kế
toán và có thể được thực hiện thông qua các giao dịch thực tế phát sinh trong kỳ.
Các giao dịch này có thể liên quan đến việc sản xuất vượt công suất để giảm giá vốn
hàng bán, cắt giảm chi phí quảng cáo, chi phí nghiên cứu quá mức để tăng lợi nhuận
trong kỳ, lựa chọn thời điểm thanh lý tài sản cố định để ghi nhận lợi nhuận khác,
hay tăng mạnh chiết khấu thương mại để thúc đẩy tăng doanh thu (Gunny, 2010).
Roychowdhury (2006) và Thomas và Zhang (2002) phát hiện bằng chứng
rằng nhà quản lý cố tình sản xuất vượt công suất để giảm giá vốn hàng bán nhằm
tránh báo cáo lợi nhuận âm. Dechow và Sloan (1991) tìm ra rằng các công ty có chi
phí nghiên cứu cao (như các công ty ngành dược) thường cắt giảm chi phí nghiên
cứu ngay trước khi tổng giám đốc điều hành nghỉ hưu. Bartov (1993) chỉ ra rằng
9
công ty lựa chọn thời điểm thanh lý tài sản cố định để làm mượt lợi nhuận qua các
kỳ kế toán và tránh tăng trưởng lợi nhuận âm.
Tuy vậy, rất khó để biết được rằng liệu một giao dịch nào đó có phải là bằng
chứng của hành vi quản trị lợi nhuận hay không. Xét cho cùng, các giao dịch với
mục đích quản trị lợi nhuận thực cũng không vi phạm các quy định của chuẩn mực
kế toán, nó chỉ gây thiệt hại về dài hạn cho công ty và cho lợi ích của cổ đông. Ví
dụ như, việc sản xuất vượt công suất giúp hạ thấp chi phí cố định trên mỗi đơn vị
sản phẩm, từ đó giảm giá vốn hàng bán trong kỳ. Điều này không vi phạm các
chuẩn mực kế toán nhưng sẽ gây giảm chất lượng tài sản cố định, từ đó gây phát
sinh các chi phí có liên quan trong tương lai và gây áp lực lên hàng tồn kho vào kỳ
kế toán tiếp theo. Hơn nữa, dù cho các giao dịch bằng tiền này có mang lại lợi ích
về mặt ghi nhận lợi nhuận thì đó cũng không thể xem là bằng chứng của hành vi
quản trị lợi nhuận.
Các nghiên cứu trước đây đo lường quản trị lợi nhuận thực thông qua mức
kỳ vọng của các giao dịch có liên quan (mức bình thường) (Gunny, 2010;
Roychowdhury, 2006). Nếu nhà quản lý thực hiện các giao dịch trong kỳ vượt xa
mức bình thường thì rất có thể nhà quản lý đang có hành vi quản trị lợi nhuận. Mức
độ quản trị lợi nhuận thực chính là chênh lệch giữa mức bình thường và mức thực tế
phát sinh của các giao dịch có liên quan.
Theo Gunny (2010), quản trị lợi nhuận thực gồm 4 thành phần sau đây với
mỗi thành phần được xác định bởi các mô hình tương ứng:
(1) chi phí nghiên cứu (R&D)
RDt / At-1 = α0 + α1*(1/ At-1) + β1*MVt + β2*Qt + β3*(INTt / At-1) +
β4*(RDt-1 / At-1) + 𝜺𝑹&𝑫
𝒕
(1.1)
(2) chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp (SG&A)
SGAt / At-1 = α0 + α1*(1/ At-1) + β1*MVt + β2*Qt + β3*(INTt / At-1) +
β4*(ΔSt / At-1) + β5*(ΔSt / At-1)*DD + 𝜺𝑺𝑮&𝑨
𝒕
(1.2)
10
(3) lợi nhuận từ thanh lý tài sản cố định
GainAt / At-1 = α0 + α1*(1/ At-1) + β1*MVt + β2*Qt + β3*(INTt / At-1)
+ β4*(ASales t / At-1) + β5*(ISales t / At-1) + 𝜺𝑨𝒔𝒔𝒆𝒕
𝒕
(1.3)
(4) chi phí sản xuất
PRODt / At-1 = α0 + α1*(1/ At-1) + β1*MVt + β2*Qt + β3*(St / At-1) +
β4*(ΔSt / At-1) + β5*( ΔSt-1 / At-1) + 𝜺𝑷𝒓𝒐𝒅𝒖𝒄𝒕𝒊𝒐𝒏
𝒕
(1.4)
Trong đó:
RDt: chi phí nghiên cứu trong năm t;
SGAt: chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong năm t;
GainA: lợi nhuận từ thanh lý tài sản cố định trong năm 1;
At-1 : giá trị tổng tài sản tại thời điểm đầu năm t, cũng tức là cuối năm t-1;
MV: logarit tự nhiên của vốn hóa thị trường;
Q: giá trị Tobin’s Q;
INT: các nguồn vốn của công ty;
St: doanh thu trong năm t;
ΔS: thay đổi về doanh thu giữa năm t và năm t-1;
DD: biến giả, nhận giá trị bằng 1 nếu doanh thu năm t giảm so với doanh thu
năm t-1, nhận giá trị bằng 0 cho các trường hợp còn lại;
ASales: doanh thu thanh lý tài sản cố định;
ISales: doanh thu thanh lý tài sản đầu tư;
α0, α1, β1, β2, β3, β4, β5: các hệ số hồi quy;
𝜀𝑡𝑅&𝐷 , 𝜀𝑡𝑆𝐺&𝐴, 𝜀𝑡𝐴𝑠𝑠𝑒𝑡 , 𝜀𝑡𝑃𝑟𝑜𝑑𝑢𝑐𝑡𝑖𝑜𝑛 : phần dư của các mô hình. Đây là giá trị bất
thường mà Gunny (2010) dùng để đo lường quản trị lợi nhuận thực.
11
Roychowdhury (2006) đo lường quản trị lợi nhuận thực thông qua (1) dòng
tiền hoạt động (CFO), (2) chi phí sản xuất và (3) các chi phí khác có liên quan (chi
phí nghiên cứu, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp), theo 3 mô hình:
CFOt / At-1 = α0 + α1*(1/ At-1) + β1*(St / At-1) + β2*(ΔSt / At-1) + 𝜺𝑪𝑭𝑶
𝒕
(1.5)
PRODt / At-1 = α0 + α1*(1/ At-1) + β1*(St / At-1) + β2*(ΔSt / At-1) +
β3*(ΔSt-1 / At-1) + 𝜺𝑷𝑹𝑶𝑫
𝒕
(1.6)
DISEXPt / At-1 = α0 + α1*(1/ At-1) + β1*(St-1 / At-1) + 𝜺𝑫𝑰𝑺𝑬𝑿𝑷
𝒕
(1.7)
Trong đó:
CFOt: dòng tiền hoạt động của công ty trong năm t;
PRODt: chi phí sản xuất (= giá vốn hàng bán + thay đổi hàng tồn kho);
DISEXP: các chi phí khác có liên quan (chi phí nghiên cứu, chi phí bán
hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp);
St: doanh thu trong năm t;
ΔS: thay đổi về doanh thu giữa năm t và năm t-1;
At-1 : giá trị tổng tài sản tại thời điểm đầu năm t, cũng tức là cuối năm t-1.
α0, α1, β1, β2, β3: các hệ số hồi quy;
𝜀𝑡𝐶𝐹𝑂, 𝜀𝑡𝑃𝑅𝑂𝐷 , 𝜀𝑡𝐷𝐼𝑆𝐸𝑋𝑃 : phần dư của các mô hình. Đây là giá trị bất thường mà
Roychowdhury (2006) dùng để đo lường quản trị lợi nhuận thực.
1.1.2. Quản trị lợi nhuận kế toán dồn tích
Quản trị lợi nhuận cũng có thể được thực hiện thông qua điều chỉnh lợi
nhuận kế toán dồn tích. Thay vì lợi dụng các giao dịch bằng tiền để điều chỉnh lợi
nhuận thực, nhà quản lý điều chỉnh các biến kế toán dồn tích có thể điều chỉnh.
Dechow và Schrand (2004, pp.40-41) đưa ra một số ví dụ cho các khoản mà nhà
quản lý có thể điều chỉnh như: dự phòng nợ phải thu khó đòi, dự phòng giảm giá
hàng tồn kho, các phương pháp khấu hao khác nhau, vốn hóa chi phí vào tài sản cố
12
định,… Đây là các biến cho phép nhà quản lý tự ước lượng và đưa ra quyết định
nên cũng tạo ra cơ hội cho nhà quản lý thực hiện hành vi quản trị lợi nhuận.
Có rất nhiều mô hình đo lường đã được xây dựng để lượng hóa mức độ quản
trị lợi nhuận kế toán dồn tích trong các nghiên cứu trước đây. Tương tự như khi đo
lường quản trị lợi nhuận thực, các mô hình đo lường quản trị lợi nhuận kế toán dồn
tích đều cố gắng tìm ra mức bình thường của lợi nhuận kế toán dồn tích.
Healy (1985) sử dụng biến kế toán dồn tích có thể điều chỉnh (discretionary
accrual - DA) làm đại diện cho quản trị lợi nhuận. Biến DA được tính bằng chênh
lệch giữa tổng biến kế toán dồn tích (total accrual - TA) tại một năm và biến kế toán
dồn tích không thể điều chỉnh (non-discretionary accrual - NDA) của năm đó. Tổng
biến kế toán dồn tích trong năm t (TAt) được tính bằng chênh lệch giữa lợi nhuận
ròng báo cáo (NI) và dòng tiền từ hoạt động kinh doanh (CFO) trong năm t. Biến kế
toán dồn tích không thể điều chỉnh NDA là trung bình của tổng biến kế toán dồn
tích trong suốt giai đoạn quan sát. Các biến kế toán dồn tích trên (TA, DA, NDA)
đều được chia cho tổng tài sản tại thời điểm đầu năm.
DeAngelo (1986) có cách tiếp cận tương đối giống với cách tiếp cận của
Healy (1985) nhưng lại cho rằng biến kế toán dồn tích không thể điều chỉnh chính
là tổng biến kế toán dồn tích của năm trước đó (TAt-1). Do vậy, biến kế toán dồn
tích có thể điều chỉnh của năm t (DAt) chính là chênh lệch giữa tổng biến kế toán
trong năm t (TAt) và năm t-1 (TAt-1). Tuy nhiên, mô hình của DeAngelo có một
nhược điểm đó là nó đòi hỏi NDA phải không đổi theo thời gian và do vậy trung
bình DA cũng sẽ bằng 0 trong giai đoạn quan sát. Để khắc phục hạn chế này, các
biến kế toán dồn tích (TA, DA, NDA) được chia cho doanh thu trong năm trước đó
để phản ánh thay đổi trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Mô hình Jones chuẩn (1991) được phát triển từ ý tưởng của mô hình Healy
(1985) và mô hình DeAngelo (1986). Khi tính toán biến kế toán dồn tích không
điều chỉnh được, mô hình Jones chuẩn đưa thêm các yếu tố liên quan đến hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp vào mô hình. Thay vì giả định rằng biến kế toán dồn