Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Tác động của việc nắm giữ các tài sản có tính thanh khoản đến tỷ suất sinh lợi tại các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 83 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH


NGUYỄN NGỌC THUẬN

TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC NẮM GIỮ CÁC TÀI
SẢN CÓ TÍNH THANH KHOẢN ĐẾN TỶ
SUẤT SINH LỢI TẠI CÁC NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh - Năm 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH


NGUYỄN NGỌC THUẬN
TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC NẮM GIỮ CÁC TÀI SẢN
CÓ TÍNH THANH KHOẢN ĐẾN TỶ SUẤT SINH
LỢI TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
CỔ PHẦN VIỆT NAM

Chuyên ngành : Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 8340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS THÂN THỊ THU THỦY

TP. Hồ Chí Minh - Năm 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ kinh tế với đề tài “Tác động của việc nắm giữ
các tài sản có tính thanh khoản đến tỷ suất sinh lợi tại các ngân hàng thương mại cổ phần
Việt Nam” là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của TS
Thân Thị Thu Thủy.
Các thông tin số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được công
bố dưới bất kỳ hình thức nào. Các vấn đề tham khảo và tổng hợp từ những công trình
nghiên cứu khác đều được trích dẫn và tham chiếu đầy đủ.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình.
TP. HCM, ngày …..tháng …..năm 2019
Tác giả

Nguyễn Ngọc Thuận


TÓM TẮT
Tác động của việc nắm giữ các tài sản có tính thanh khoản đến tỷ suất sinh lợi tại các
ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam.
Thanh khoản ngân hàng là một trong những vấn đề quan trọng của ngành ngân hàng, là
yếu tố quan trọng trong việc đảm bảo hoạt động kinh doanh và tỷ suất sinh lợi tại ngân
hàng. Do đó, việc đánh giá tác động của việc nắm giữ các tài sản có tính thanh khoản đến
tỷ suất sinh lợi tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam là cần thiết. Bài nghiên
cứu sử dụng phương pháp GMM với dữ liệu bảng được thu thập từ 27 ngân hàng thương
mại cổ phần Việt Nam trong giai đoạn 2008 – 2018. Kết quả nghiên cứu cho thấy mối

quan hệ ngược chiều giữa tỷ lệ tài sản thanh khoản với tỷ suất sinh lợi tại ngân hàng.
Việc nắm giữ quá nhiều các tài sản có tính thanh khoản đã làm giảm tỷ suất sinh lợi tại
ngân hàng. Tỷ lệ thu nhập từ hoạt động kinh doanh và dịch vụ trên tổng thu nhập ngân
hàng tác động tích cực đến tỷ suất sinh lợi tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt
Nam. Việc tăng cường các khoản thu nhập từ hoạt động kinh doanh và dịch vụ giúp cho
các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam tăng lợi nhuận, tránh bị phụ thuộc quá
nhiều vào các khoản thu nhập từ lãi cho vay vốn bị tác động mạnh bởi môi trường kinh
tế. Tỷ lệ tài sản trên vốn sở hữu, lạm phát cũng tác động tích cực đến tỷ suất sinh lợi tại
các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam. Tỷ lệ thất nghiệp tác động ngược chiều
với tỷ suất sinh lợi. Khi môi trường kinh doanh thuận lợi, tăng trưởng kinh tế ổn định sẽ
giúp các ngân hàng gia tăng lợi nhuận, một tỷ lệ lạm phát có thể dự đoán được sẽ giúp
các ngân hàng linh hoạt hơn trong chính sách lãi suất, cho vay nhằm đạt được các mục
tiêu lợi nhuận.
Từ khóa: tài sản có tính thanh khoản, tỷ suất sinh lợi, ngân hàng thương mại, ngân hàng
thương mại cổ phần Việt Nam.


ABSTRACT
The impact of

liquid asset holdings on Vietnam Joint Stock Commercial Banks

profitability. Bank liquidity, which is one of the important issues of the banking sector, is
important factor in ensuring business activities and the rate of profit in the bank.
Therefore, assessing the impact of holding assets with liquidity to return ratio in the
Vietnam Joint Stock Commercial Banks is necessary. The research using GMM method
with panel data collected from 27 Vietnam Joint Stock Commercial Banks in the period
2008-2018. The study results showed that negative relationship between the proportion
liquid assets with rate of profit in the bank. The holding too many liquid assets has
decreased rate of profit in the bank. The ratio of income from operations and non-interest

services to total banking income positive impact to return ratio at banks. The
enhancement of external interest income help Vietnam Joint Stock Commercial Banks
increase profits, avoid too much dependent on interest income is strongly affected by the
economic environment. The unemployment rate in the opposite impact to profitability.
Leverage ratio and inflation also impact positively in the rate of profit Vietnam Joint
Stock Commercial Banks. As the business environment favorable, the economic growth
stability will help banks increase profits, a rate of inflation which can be predicted will
help banks more flexibility in interest rate policy, lending in order to achieve the profit
target.
Key

word: liquid asset, return ratio, Commercial Banks, Vietnam Joint Stock

Commercial Banks.


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
TÓM TẮT
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG .............................................................................................. 2
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ......................................................................................... 3
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU .................................................. 1
1.1: Lý do chọn đề tài ...................................................................................................... 1
1.2: Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................ 2
1.3: Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................... 2
1.4: Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................................. 3
1.5: Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................................ 3

1.6: Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu ................................................................................ 3
1.7: Kết cấu luận văn ...................................................................................................... 3
Kết luận chƣơng 1 ........................................................................................................... 4
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC NẮM GIỮ CÁC
TÀI SẢN CÓ TÍNH THANH KHOẢN ĐẾN TỶ SUẤT SINH LỢI TẠI NGÂN
HÀNG THƢƠNG MẠI .................................................................................................. 5
2.1: Tài sản có tính thanh khoản tại ngân hàng thƣơng mại ...................................... 5
2.1.1: Thanh khoản ............................................................................................................ 5
2.1.2: Tài sản có tính thanh khoản .................................................................................... 8
2.2 Tỷ suất sinh lợi tại ngân hàng thƣơng mại. ......................................................... 11
2.2.1 Khái niệm ............................................................................................................... 11
2.2.2: Các chỉ tiêu đo lường tỷ suất sinh lợi ................................................................... 12
2.3: Tác động của việc nắm giữ các tài sản có tính thanh khoản đến tỷ suất sinh lợi
tại ngân hàng thƣơng mại............................................................................................ 14


2.4: Tổng quan các nghiên cứu trƣớc đây về tác động của của việc nắm giữ các tài
sản có tính thanh khoản đến tỷ suất sinh lợi tại các ngân hàng thƣơng mại. ......... 16
2.4.1: Nghiên cứu của Étienne Bordeleau và Christopher Graham (2010) ................. 16
2.4.2: Nghiên cứu của Antonina Davydenko (2010) ...................................................... 16
2.4.3: Nghiên cứu của Mahshid Shahchera (2012) ....................................................... 17
2.4.4: Nghiên cứu của Ictor Curtis Lartey, Samuel Antwi, và Eric Kofi Boadi (2013).18
2.4.5: Nghiên cứu của Trần Thị Thanh Nga (2013)........................................................ 18
Kết luận chƣơng 2 ......................................................................................................... 19
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG CỦA VIỆC NẮM GIỮ CÁC TÀI SẢN CÓ TÍNH
THANH KHOẢN VÀ TỶ SUẤT SINH LỢI TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG
MẠI VIỆT NAM ........................................................................................................... 20
3.1: Giới thiệu các ngân hàng thƣơng mại cổ phần Việt Nam. ................................. 20
3.2: Thực trạng tài sản có tính thanh khoản tại các ngân hàng thƣơng mại cổ phần
Việt Nam. ....................................................................................................................... 21

3.3: Thực trạng tỷ suất sinh lợi tại các ngân hàng thƣơng mại cổ phần Việt Nam 23
3.3.1: Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản ROA.................................................................. 23
3.3.1.2: Thực trạng lợi nhuận sau thuế tại các NHTM CP Việt Nam. .......................... 25
3.3.1.3: Thực trạng tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản ....................................................... 26
3.3.2: Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu ROE ............................................................ 28
3.3.2.1: Thực trạng vốn chủ sở hữu tại các NHTM CP Việt Nam.................................. 28
3.3.2.2: Thực trạng tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu ROE ....................................... 30
3.4: Thực trạng tài sản có tính thanh khoản và tỷ suất sinh lợi tại các ngân hàng
thƣơng mại cổ phần Việt Nam. .................................................................................... 32
3.4.1: Tài sản có tính thanh khoản trên tổng tài sản và tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản.32
3.4.2: Tài sản có tính thanh khoản trên tổng tài sản và tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở
hữu. .................................................................................................................................. 33
Kết luận chƣơng 3 ......................................................................................................... 34
CHƢƠNG 4: PHƢƠNG PHÁP, DỮ LIỆU VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ........... 35
4.1: Mô hình nghiên cứu và các giả thiết .................................................................... 35


4.1.1: Mô hình nghiên cứu. ........................................................................................... 35
4.1.2: Giả thiết nghiên cứu. ............................................................................................. 35
4.2: Dữ liệu nghiên cứu ................................................................................................. 40
4.3: Phƣơng pháp nghiên cứu ...................................................................................... 40
4.4.2 Ma trận tương quan giữa các biến trong mô hình nghiên cứu ............................... 43
4.4.3 Kết quả ước lượng GMM ....................................................................................... 44
4.4.4 Kết quả nghiên cứu ................................................................................................ 47
4.5 Thảo luận kết quả nghiên cứu. .............................................................................. 49
Kết luận chƣơng 4 ......................................................................................................... 51
CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH ĐẢM BẢO THANH
KHOẢN NHẰM NÂNG CAO TỶ SUẤT SINH LỢI TẠI CÁC NGÂN HÀNG
THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM ..................................................................... 52
5.1 Kết luận .................................................................................................................... 52

5.2 Hàm ý chính sách đảm bảo thanh khoản nhằm nâng cao tỷ suất sinh lợi tại
các ngân hàng thƣơng mại cổ phần Việt Nam............................................................ 53
5.2.1 Cân nhắc tỷ lệ nắm giữ các tài sản có tính thanh khoản ........................................ 53
5.2.2 Tăng cường việc nắm giữ các tài sản có tính thanh khoản cao kết hợp việc tăng
cường phát triển các khoản thu nhập ngoài lãi. .............................................................. 54
5.2.3 Linh hoạt điều chỉnh việc nắm giữ tài sản thanh khoản với tốc độ tăng trưởng
GDP ................................................................................................................................. 55
5.3 Hàm ý chính sách nhằm nâng cao tỷ suất sinh lợi tại các ngân hàng thƣơng
mại cổ phần Việt Nam................................................................................................... 55
5.4 Hạn chế của đề tài và các hƣớng nghiên cứu tiếp theo. ....................................... 56
Kết luận chƣơng 5 ......................................................................................................... 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................
PHỤ LỤC ...........................................................................................................................


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
GMM: Generalized Method of Moments
NHNN: Ngân hàng Nhà nước
NHTM: Ngân hàng thương mại
NHTM CP: Ngân hàng thương mại cổ phần
ROA: Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản
ROE: Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu
VIF: Variance Inflation Factor – Nhân tử phóng đại phương sai.


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Tỷ lệ tài sản có tính thanh khoản trên tổng tài sản tại các NHTM CP Việt
Nam giai đoạn 2008 – 2018 ............................................................................................ 22
Bảng 3.2: Tỷ lệ ROA tại các NHTM CP Việt Nam giai đoạn 2008 - 2018 .................. 26
Bảng 3.3: Tỷ lệ ROE tại các NHTM CP Việt Nam giai đoạn 2008 – 2018 .................. 30

Bảng 4.1: Mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu ..................................................... 39
Bảng 4.2: Thống kê mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu..................................... 41
Bảng 4.3: Ma trận tương quan giữa các biến trong mô hình nghiên cứu ....................... 43
Bảng 4.4: Kết quả ước lượng GMM với ROA ............................................................... 44
Bảng 4.5: Kết quả ước lượng GMM với ROE ............................................................ 456


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ tài sản có tính thanh khoản trên tổng tài sản tại các NHTM CP
Việt Nam giai đoạn 2008 – 2018. ................................................................................... 23
Biểu đồ 3.2: Thực trạng tổng tài sản tại các NHTM CP Việt Nam giai đoạn 2008 –
2018 ................................................................................................................................ 24
Biểu đồ 3.3: Thực trạng lợi nhuận sau thuế tại các NHTM CP Việt Nam giai đoạn
2008 – 2018. ................................................................................................................... 25
Biểu đồ 3.4: ROA tại các NHTM CP Việt Nam giai đoạn 2008 – 2018. ...................... 28
Biểu đồ 3.5: Thực trạng vốn chủ sở hữu tại các NHTM CP Việt Nam giai đoạn 2008
– 2018. ............................................................................................................................ 29
Biểu đồ 3.6: Tỷ lệ ROE tại các NHTM CP Việt Nam giai đoạn 2008 – 2018............... 31
Biểu đồ 3.7: Tỷ lệ tài sản có tính thanh khoản trên tổng tài sản và ROA tại các
NHTM CP Việt Nam giai đoạn 2008 – 2018 ................................................................. 32
Biểu đồ 3.8: Tỷ lệ tài sản có tính thanh khoản trên tổng tài sản và ROE tại các
NHTM CP Việt Nam giai đoạn 2008 – 2018 ................................................................. 33


1

CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1: Lý do chọn đề tài
Cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ cuối năm 2007 và kéo theo đó là cuộc
khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007 – 2010 đã nhấn chìm toàn bộ nền kinh tế Mỹ

cũng như hệ thống tài chính toàn cầu với sự sụp đổ của hàng loạt hệ thống ngân
hàng, các tổ chức tài chính. Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng (BCBS 2004) đã
chỉ ra rằng nguyên nhân gốc rễ của cuộc khủng hoảng đó chính là vấn đề thanh
khoản. Trên thế giới, rất nhiều ngân hàng phải tuyên bố phá sản hoặc bị mua lại, sáp
nhập với các ngân hàng khác do không đáp ứng được nhu cầu thanh khoản. Trong
quá khứ, một số ngân hàng Việt Nam đã gặp phải tình trạng căng thẳng thanh khoản
và ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh cũng như uy tín của ngân
hàng. Ngân hàng có khả năng thanh khoản tốt là ngân hàng luôn đảm bảo được
nguồn vốn khả dụng với chi phí hợp l để đáp ứng các nhu cầu thanh toán tức thời.
Việc nắm giữ các tài sản có tính thanh khoản sẽ giúp các NHTM đứng vững trước
các cú sốc thanh khoản của nền kinh tế. Tuy nhiên việc nắm giữ quá nhiều các tài
sản có tính thanh khoản sẽ khiến các ngân hàng mất đi các cơ hội đầu tư, kinh
doanh, dẫn đến nguy cơ suy giảm khả năng sinh lợi. Do đó vấn đề đặt ra là làm thế
nào để đảm bảo khả năng thanh khoản mà vẫn đạt được tỷ suất sinh lợi mong muốn
của ngân hàng.
Rất nhiều nghiên cứu trên thế giới được tiến hành để xem xét tác động của
thanh khoản đến tỷ suất sinh lợi tại các ngân hàng. Trong đó, các nghiên cứu của
Mahshid Shahchera (2012) tại các ngân hàng thương mại của Iran và Rizwan Ali
Khan& Mutahhar Ali (2016) tại các ngân hàng thương mại của Pakistan, Nghiên
cứu của Ictor Curtis Lartey, Samuel Antwi, và Eric Kofi Boadi (2013) tại các ngân
hàng thương mại của Ghana cho thấy mối tương quan cùng chiều giữa thanh khoản
và tỷ suất sinh lợi của ngân hàng. Các nhà nghiên cứu khác lại nhận thấy nắm giữ
tài sản thanh khoản sẽ áp đặt một chi phí cơ hội vào các ngân hàng cho việc nắm
giữ tài sản sinh lời thấp, do đó có tác động tiêu cực đến tỷ suất sinh lợi.
Nghiên cứu của Molyneux và Thornton (1992), Goddard và cộng sự (2004) tìm


2

thấy bằng chứng của mối quan hệ tiêu cực giữa tài sản thanh khoản và tỷ suất

sinh lợi cho các ngân hàng châu Âu trong giai đoạn cuối năm 1980 và giữa năm
1990. Theo nghiên cứu của Eichengreen và Gibson (2001), càng ít tài sản thanh
khoản, các ngân hàng có thể mong đợi mức sinh lời cao hơn. Nghiên cứu
của Étienne Bordeleau và Christopher Graham (2010) tại 55 ngân hàng của Mỹ và
10 ngân hàng của Canada cho thấy mối tương quan phi tuyến tính giữa thanh khoản
và tỷ suất sinh lợi. Việc nắm giữ nhiều tài sản có tính thanh khoản sẽ làm tăng lợi
nhuận, tuy nhiên, sẽ tồn tại một điểm giới hạn mà tại đó nếu ngân hàng nắm giữ
thêm các tài sản có tính thanh khoản sẽ làm suy giảm lợi nhuận.
Qua lược khảo các nghiên cứu trên thế giới đã cho thấy các nghiên cứu ở các
không gian nghiên cứu và thời gian nghiên cứu khác nhau sẽ cho các kết quả khác
nhau về tác động của việc nắm giữ các tài sản có tính thanh khoản đến tỷ suất sinh
lợi của các ngân hàng thương mại. Xuất phát từ vấn đề trên, tác giả chọn đề tài “Tác
động của việc nắm giữ các tài sản có tính thanh khoản đến tỷ suất sinh lợi tại các
ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam" để làm luận văn tốt nghiệp.
1.2: Mục tiêu nghiên cứu
-

Mục tiêu tổng quát: Tác động của việc nắm giữ các tài sản có tính thanh khoản
đến tỷ suất sinh lợi tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam.

-

Mục tiêu cụ thể:
+ Đo lường mức độ tác động của việc nắm giữ các tài sản có tính thanh khoản
đến tỷ suất sinh lợi tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam.
+ Gợi ý các chính sách đảm bảo tính thanh khoản nhằm nâng cao tỷ suất sinh lợi
tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam.

1.3 : Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
-


Đối tượng nghiên cứu: Các tài sản có tính thanh khoản, tỷ suất sinh lợi tại các
ngân hàng thương mại.

-

Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi không gian: Nghiên cứu tiến hành trên 27 ngân hàng thương mại cổ
phần Việt Nam. Các ngân hàng không thể đáp ứng đầy đủ điều kiện về dữ


3

liệu trong giai đoạn nghiên cứu 2008- 2018 đã được lọc bỏ, các ngân hàng còn
lại đều là các ngân hàng đáp ứng đầy đủ dữ liệu phù hợp với bài nghiên cứu.
+ Phạm vi thời gian: Dữ liệu nghiên cứu được thu thập trong khoảng thời gian
từ năm 2008 – 2018.
1.4: Câu hỏi nghiên cứu
- Tác động của việc nắm giữ các tài sản có tính thanh khoản đến tỷ suất sinh
lợi tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam theo chiều hướng như thế nào?
- Cần có các chính sách như thế nào để đảm bảo thanh khoản nhằm nâng cao
tỷ suất sinh lợi tại các NHTM CP Việt Nam.
1.5: Phƣơng pháp nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng sử dụng mô hình hồi quy dữ
liệu dạng bảng GMM (Generalized Method of Moments) để phân tích tác động của
việc nắm giữ các tài sản có tính thanh khoản đến tỷ suất sinh lợi tại các NHTM CP
Việt Nam. Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ 27 NHTM CP Việt Nam trong thời
gian từ năm 2008 – 2018. Dữ liệu về các biến được thu thập thứ cấp từ báo cáo tài
chính có kiểm toán của các ngân hàng, các dữ liệu về các yếu tố vĩ mô được thu
thập từ Tổng cục thống kê Việt Nam. Các dữ liệu được tính toán trước khi đưa vào

mô hình và được xử l với phần mềm Eview để đưa ra kết luận về tác động của việc
nắm giữ các tài sản có tính thanh khoản đến tỷ suất sinh lợi tại các NHTM CP Việt
Nam.
1.6: Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu
Bài nghiên cứu thực hiện nhằm đánh giá tác động của của việc nắm giữ các
tài sản có tính thanh khoản đến tỷ suất sinh lợi tại các NHTM CP Việt Nam. Qua
đó, giúp các nhà điều hành chính sách và các ngân hàng thấy được tầm quan trọng
của việc nắm giữ các tài sản có tính thanh khoản. Thông qua kết quả nghiên cứu,
bài viết hàm

các chính sách đảm bảo thanh khoản nhằm nâng cao tỷ suất sinh lợi

tại các NHTM CP Việt Nam.
1.7: Kết cấu luận văn
Kết cấu luận văn gồm 5 chương:


4

Chương 1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý luận về tác động của việc nắm giữ các tài sản có tính
thanh khoản đến tỷ suất sinh lợi tại ngân hàng thương mại
Chương 3: Thực trạng của việc nắm giữ các tài sản có tính thanh khoản và tỷ
suất sinh lợi tại các ngân hàng thượng mại cổ phần Việt Nam
Chương 4: Mô hình, dữ liệu và phương pháp nghiên cứu
Chương 5: Kết luận và hàm ý chính sách đảm bảo thanh khoản nhằm nâng
cao tỷ suất sinh lợi tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam.
Kết luận chƣơng 1
Trong chương 1, tác giả đã trình bày những thông tin cơ bản về đề tài nghiên cứu, lý
do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, câu hỏi

nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu sử dụng trong luận văn. Cuối cùng tác giả
trình bày

nghĩa của đề tài nghiên cứu và kết cấu của luận văn. Chương 1 giúp

người đọc hiểu điều khái quát về đề tài nghiên cứu và dễ dàng tìm hiểu nội dung ở
những chương sau.


5

CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC NẮM GIỮ CÁC
TÀI SẢN CÓ TÍNH THANH KHOẢN ĐẾN TỶ SUẤT SINH LỢI TẠI NGÂN
HÀNG THƢƠNG MẠI
2.1: Tài sản có tính thanh khoản tại ngân hàng thƣơng mại
2.1.1: Thanh khoản
2.1.1.1: Khái niệm
Có nhiều định nghĩa khác nhau về thanh khoản. Ủy Ban Basel về giám sát
ngân hàng định nghĩa: “Thanh khoản của ngân hàng là khả năng đáp ứng nguồn vốn
của ngân hàng để tài trợ tăng thêm tài sản và đáp ứng các nghĩa vụ nợ khi đến hạn
mà không bị thiệt hại quá mức” (Basel, 2008).
“Thanh khoản là khả năng tiếp cận các tài sản hoặc nguồn vốn có thể dùng
để chi trả với chi phí hợp lý ngay khi nhu cầu vốn phát sinh. Một nguồn vốn được
coi là có tính thanh khoản cao khi chi phí huy động thấp và thời gian huy động
nhanh. Một tài sản được gọi là có tính thanh khoản cao khi chi phí chuyển hóa
thành tiền thấp và có khả năng chuyển hóa ra tiền nhanh” (Trần Huy Hoàng, 2011,
trang 232).
Một tài sản có tính thanh khoản cao khi chi phí chuyển đổi tài sản đó thành
tiền mặt thấp và thời gian chuyển đổi nhanh. Tương tự, nguồn vốn có tính thanh
khoản cao khi chi phí huy động vốn thấp cùng với thời gian huy động nhanh. Do

đó, dựa trên cách tiếp cận cả về tài sản và nguồn vốn “Thanh khoản là khả năng
tiếp cận các tài sản và nguồn vốn với một chi phí hợp l để phục vụ nhu cầu hoạt
động khác nhau của ngân hàng”. (Trương Quang Thông, 2010)
Việc đánh giá khả năng thanh khoản của ngân hàng được xem xét trên nhiều
phương diện khác nhau. Trong ngắn hạn: khả năng thanh khoản là khả năng đáp
ứng các nghĩa vụ thanh toán tức thời tại thời điểm phát sinh nghĩa vụ thanh toán liên
quan đến khả năng sinh lời và đảm bảo thanh khoản. Trong dài hạn: khả năng thanh
khoản là khả năng huy động đủ nguồn vốn dài hạn với chi phí hợp lý nhằm đáp ứng
cho việc gia tăng tài sản (thanh khoản theo cấu trúc, hiện rất được các ngân hàng
chú trọng). Như vậy, thanh khoản thể hiện khả năng đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn


6

như đáp ứng nhu cầu rút tiền, cho vay các khoản vay, thực hiện các nhu cầu thanh
toán, giao dịch vốn để phục vụ hoạt động kinh doanh của các ngân hàng tại từng
thời điểm.
Tính thanh khoản khác với khả năng thanh toán của NHTM ở tính chất thời
điểm. Ngân hàng vẫn còn khả năng thanh toán trong điều kiện có vốn để trang trải
các khoản chi phí, nhưng nếu không có khả năng thanh toán các khoản nợ vào thời
điểm đến hạn thì ngân hàng sẽ rơi vào tình trạng thiếu hụt thanh khoản. Như vậy,
ngân hàng có thể mất khả năng thanh khoản trong khi vẫn có khả năng thanh toán.
2.1.1.2: Cung thanh khoản, cầu thanh khoản và trạng thái thanh khoản.
Theo Trần Huy Hoàng (2011), các ngân hàng thương mại thường đo lường
trạng thái thanh khoản thông qua trạng thái thanh khoản ròng NLP (Net liquidity
position).
Theo đó: NPL = Tổng cung thanh khoản - Tổng cầu thanh khoản
Trong đó, Cung thanh khoản là khả năng cung ứng tiền của một ngân hàng
thương mại nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toán của khách hàng. Nguồn cung cấp
thanh khoản cho ngân hàng bao gồm: các khoản tiền gửi sẽ nhận được, thu nhập từ

việc cung cấp các dịch vụ, các khoản tín dụng sẽ thu về, bán các tài sản đang kinh
doanh và sử dụng, vay mượn từ thị trường tiền tệ và phát hành các giấy tờ có giá.
Cầu về thanh khoản là nhu cầu thanh toán của khách hàng mà ngân hàng có
nghĩa vụ đáp ứng. Cầu thanh khoản bao gồm nhu cầu rút tiền và nhu cầu vay tiền
của khách hàng. Nhu cầu rút tiền gắn liền với tiền huy động được và nhu cầu vay
tiền gắn liến với việc tạo ra các sản phẩm mới”. Nhu cầu về thanh khoản của ngân
hàng bao gồm: Nhu cầu rút tiền của khách hàng đối với các khoản tiền gửi, nhu cầu
vay vốn của khách hàng, các khoản lãi phải trả cho các khoản tiền gửi, các khoản
vay đáp ứng cho các khoản phải trả khác, các khoản chi phí phục vụ cho việc tạo ra
các sản phẩm và dịch vụ của ngân hàng, việc thanh toán cổ tức cho các cổ đông. Xét
về yếu tố thời gian, nhu cầu thanh khoản của ngân hàng không chỉ trong ngắn hạn
mà còn trong dài hạn. Nhu cầu thanh khoản ngắn hạn mang tính chất tức thời đó là
các khoản tiền gửi không kỳ hạn, các khoản tiền gửi tiết kiệm đến hạn. Để đáp ứng


7

cho các nhu cầu thanh khoản ngắn hạn, các ngân hàng cần phải dự trữ các tài sản
có tính thanh khoản cao như tiền mặt tại quỹ, các khoản tiền gửi tại NHNN và tiền
gửi tại các định chế tài chính khác, trái phiếu chính phủ và tín phiếu kho bạc,… Nhu
cầu thanh khoản dài hạn là các nhu cầu mang tính chất chu kỳ, mùa vụ như nhu cầu
rút tiền vào các ngày cận kề với các ngày lễ hội trong năm, nhu cầu vay vốn vào các
dịp cuối năm của các cá nhân. Để đáp ứng các nhu cầu thanh khoản dài hạn, các
ngân hàng cần phải dự phòng khả năng cung cấp vốn từ các nguồn cung khác nhau
như lên kế hoạch thu hút tiền gửi và huy động vốn trong dài hạn bằng các thỏa
thuận vay vốn từ công chúng và các tổ chức.
Trong trường hợp cầu thanh khoản vượt quá cung thanh khoản, ngân hàng sẽ
gặp phải trạng thái thiếu hụt thanh khoản. Khi đó, để vượt qua tình trạng thiếu hụt
thanh khoản, ngân hàng phải xác định bổ sung nguồn cung thanh khoản từ nguồn
nào và với chi phí bao nhiêu. Ngược lại, nếu cung thanh khoản vượt quá cầu thanh

khoản, khi đó ngân hàng ở trạng thái dư thừa thanh khoản, các ngân hàng đang nắm
giữ quá nhiều tài sản không sinh lời hoặc sinh lời thấp, ảnh hưởng đến tỷ suất sinh
lợi tại ngân hàng. Khi NLP = 0, ngân hàng đạt được trạng thái thanh khoản cân
bằng. Tuy nhiên, trạng thái cân bằng về thanh khoản trên thực tế rất khó xảy ra bởi
việc dự đoán chính xác tuyệt đối sự biến động về cung thanh khoản và cầu thanh
khoản là rất khó.
2.1.1.3: Vai trò của thanh khoản đối với ngân hàng thƣơng mại
Khả năng thanh khoản thể hiện khả năng đáp ứng các nguồn vốn nhằm phục
vụ cho việc thanh toán các nghĩa vụ đến hạn cũng như sự gia tăng tài sản có là điều
cực kỳ quan trọng cho sự tồn tại và phát triển của các ngân hàng. Vì vậy, việc quản
lý thanh khoản là một trong những hoạt động cần thiết và quan trọng nhất của các
ngân hàng thương mại. Khả năng quản lý thanh khoản tốt sẽ giúp các ngân hàng
giảm xác suất xảy ra những tổn thất do thiếu hụt thanh khoản, đáp ứng được các nhu
cầu vốn để gia tăng các tài sản giúp các ngân hàng tận dụng được các cơ hội kinh
doanh qua đó gia tăng lợi nhuận. Việc suy giảm hoặc mất khả năng thanh khoản của
một ngân hàng không chỉ tác động đến chính hoạt động kinh doanh của ngân hàng


8

đó mà còn có thể tác động đến toàn hệ thống ngân hàng. Vì vậy, việc quản lý thanh
khoản đòi hỏi các nhà quản lý của ngân hàng không chỉ đo lường khả năng thanh
khoản của ngân hàng một cách thường xuyên, đầy đủ mà còn phải xem xét các nhu
cầu cấp vốn, các diễn biến của thanh khoản trong nhiều tình huống khác nhau bao
gồm các điều kiện bất lợi để có biện pháp ứng phó kịp thời. Ngân hàng luôn có nhu
cầu thanh khoản rất lớn bởi ngân hàng thường xuyên huy động tiền gửi ngắn hạn
với lãi suất thấp và dùng số tiền đó để cho vay với kỳ hạn dài hơn với mức lãi suất
cao hơn. Do đó, cần phải có thanh khoản để đáp ứng các nhu cầu cho vay mới mà
không cần phải thu hồi những khoản vay trong hạn hay phải thanh lý các tài sản, các
khoản đầu tư có kỳ hạn bởi việc phải thanh lý các tài sản hoặc các khoản đầu tư có

kỳ hạn trước hạn sẽ tốn chi phí và giảm tỷ suất sinh lợi của ngân hàng. Ngoài ra,
cần phải có thanh khoản để đáp ứng tất cả các nhu cầu rút tiền hàng ngày hoặc theo
mùa vụ một cách kịp thời và trật tự, ổn định.
2.1.2: Tài sản có tính thanh khoản
2.1.2.1: Tính thanh khoản của tài sản
Tính thanh khoản của tài sản là khả năng chuyển đổi thành tiền được đo
lường bằng thời gian và chi phí. Tài sản có tính thanh khoản cao là các tài sản có chi
phí chuyển đổi thành tiền thấp và thời gian chuyển đổi nhanh. Tính thanh khoản của
tài sản phản ánh rủi ro khi chuyển đổi thành tiền trong một khoảng thời gian nhất
định. Tính thanh khoản của một tài sản phụ thuộc vào nhiều nhân tố và có thể thay
đổi giữa các vùng, các nước.
Tài sản được xem là có tính thanh khoản cao khi có các đặc điểm sau:
-

Phổ biến trên thị trường, khả năng chuyển hóa thành tiền một cách nhanh chóng
và chi phí thấp.

-

Giá của tài sản ít biến động, có thể giao dịch một cách nhanh chóng và không
giảm doanh thu.

-

Người bán tài sản có thể mua lại chúng trên thị trường một cách dễ dàng với
mức giá ít sự biến động so với mức giá đã bán ra, giúp họ khôi phục giá trị
khoản đầu tư ban đầu.


9


2.1.2.2: Các tài sản có tính thanh khoản
-

Tài sản ngân quỹ

Là những loại tài sản không sinh lợi được nắm giữ chủ yếu nhằm mục đích
đảm bảo dự trữ bắt buộc của Ngân hàng Nhà nước, đảm bảo khả năng thanh toán,
chi trả cho người gửi tiền, thanh toán bù trừ và đáp ứng được nhu cầu vốn khả dụng
của ngân hàng.
Tiền mặt tại quỹ: là số tiền mặt mà các ngân hàng nắm giữ tại quỹ để đáp
ứng các nhu cầu giao dịch mang tính chất thường xuyên, hàng ngày của mình.
Trong trường hợp, số tiền mặt tại quỹ nhiều hơn so với nhu cầu giao dịch của mình,
ngân hàng sẽ đem gửi số tiền đó vào NHNN hoặc ngân hàng đại l . Ngược lại,
trong trường hợp nhu cầu giao dịch vượt quá số tiền mặt tại quỹ, ngân hàng sẽ phải
rút tiền mặt từ NHNN hoặc ngân hàng đại lý về để đáp ứng các nhu cầu giao dịch
của mình.
Tiền gửi của ngân hàng tại NHNN: là số dư tiền gửi của ngân hàng tại
NHNN. Tài khoản này là tài khoản dự trữ cơ bản của các ngân hàng và các ngân
hàng bắt buộc phải duy trì tài khoản này. Tài khoản này sẽ được ghi nợ hoặc ghi có
sau khi thanh toán bù trừ séc và chuyển tiền điện tử. Số dư tài khoản tăng lên nếu
ngân hàng gửi thêm tiền mặt, nhận các khoản tiền thanh toán trái phiếu và tín phiếu
kho bạc đến hạn, mua số dự trữ dư thừa của các ngân hàng khác thể hiện trên số dư
tài khoản tiền gửi tại NHNN, vay NHNN. Số dư tài khoản sẽ giảm đi khi các ngân
hàng rút tiền mặt, thanh toán mua trái phiếu, tín phiếu kho bạc, trả nợ NHNN hoặc
cho các ngân hàng khác vay số dự trữ nhàn rỗi của mình.
Tiền gửi của ngân hàng tại các NHTM khác: bao gồm toàn bộ số dư tiền gửi
của ngân hàng tại các NHTM khác. Các ngân hàng không bắt buộc phải duy trì một
số dư tiền gửi nhất định tại các NHTM khác, số tiền này không được tính vào tổng
số tiền dự trữ bắt buộc của ngân hàng. Để bù lại, ngân hàng nhận gửi sẽ cung cấp

cho các ngân hàng gửi tiền nhiều loại hình thức dịch vụ khác nhau như hợp vốn cho
vay, giao dịch quốc tế và tư vấn đầu tư.


10

Tiền mặt đang trong quá trình nhờ thu: Là giá trị các séc mà ngân hàng đã
nộp vào NHNN hoặc tại ngân hàng chủ trì trong hệ thống thanh toán bù trừ nhưng
chưa được thanh toán (chưa được ghi Có). Khoản mục này nhiều hay ít phụ thuộc
vào giá trị các tờ séc và thời gian cần thiết để thanh toán các séc đó.
-

Tài sản chứng khoán

Ngoài ngân quỹ, chứng khoán cũng là tài sản có tính thanh khoản cao của
NHTM. Việc sở hữu chứng khoản giúp ngân hàng đa dạng hóa tài sản và tìm kiếm
lợi nhuận. Không giống như tài sản ngân quỹ, các ngân hàng thu được nguồn lợi
nhuận đáng kể khi nắm giữ chứng khoán từ lợi tức được chi trả cho chứng khoán,
hoạt động mua bán chênh lệch giá. Trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc,…. là
các loại chứng khoán có tính thanh khoản cao và dễ dàng chuyển đổi thành tiền khi
cần thiết để đáp ứng cho các nhu cầu thanh toán.
-

Chứng khoán trên thị trƣờng tiền tệ

Chứng khoán trên thị trường tiền tệ được xem là một trong những tài sản có
tính thanh khoản cao của ngân hàng.
Hợp đồng mua lại (Repo) và mua lại đảo ngược (Reverse repo) được sử dụng
phổ biến trên thị trường tiền tệ, có bản chất là giao dịch đi vay và cho vay có kỳ hạn
Trong thị trường tiền tệ, các thành viên sở hữu chứng khoán tại một thời điểm nhất

định có thể bán lượng chứng khoán đang sở hữu cho thành viên khác để đáp ứng
cho các nhu cầu thanh khoản và cam kết mua lại lượng chứng khoán với mức giá
cao hơn so với mức giá đã bán ban đầu sau một khoảng thời gian nhất định. Trong
hợp đồng repo chuẩn, các khoản lãi từ chứng khoán trong suốt kỳ hạn của hợp đồng
vẫn thuộc sở hữu của người bán. Người bán chứng khoán cam kết sẽ mua lại số
chứng khoán đã bán, đây là hợp đồng mua lại. Người mua chứng khoán sau đó sẽ
bán lại lượng chứng khoán đã mua, đây gọi là hợp đồng mua lại đảo ngược. Các
giao dịch mua bán chứng khoán giữa NHNN với các thành viên trên thị trường và
giữa các thành viên trong thị trường với nhau được gọi chung là giao dịch repo.
Trên thế giới, các giao dịch repo được sử dụng gần như thay thế cho các
khoản vay của NHTM tại NHNN. Các thành viên trên thị trường tiền tệ sử dụng các


11

hợp đồng repo trong quan hệ vay mượn nhau. Ở Việt Nam, các hợp đồng mua lại và
mua lại đảo ngược bắt đầu được NHNN Việt Nam sử dụng như một trong các công
cụ điều hành chính sách tiền tệ (nghiệp vụ thị trường mở) từ tháng 7 năm 2000. Đến
nay, công cụ này ngày càng phát triển và phát huy vai trò là một công cụ chủ yếu
nhằm điều tiết tiền tệ của các tổ chức tín dụng.
2.1.2.3: Các chỉ tiêu đo lƣờng tài sản có tính thanh khoản
-

Tỷ lệ tài sản có tính thanh khoản trên tổng tài sản - hệ số tài sản lỏng

(Liquid assets to total assets: liquid asset ratio):
Tỷ số này đo lường mức thanh khoản tài sản của tổ chức nhận tiền gửi. Nó
cung cấp thông tin về khả năng đáp ứng nhu cầu rút tiền mặt dự tính và bất thường
của khách hàng gửi tại tổ chức nhận tiền gửi. Mức độ thanh khoản càng cao cho
thấy khả năng đối phó của tổ chức nhận tiền gửi trước những cú sốc càng lớn và

ngược lại.
Công thức tính như sau:
Tỷ lệ tài sản có tính thanh khoản trên tổng tài sản =
-

Tài sản có tính thanh khoản
Tổng tài sản

Tỷ lệ tài sản có tính thanh khoản trên nguồn vốn ngắn hạn (Liquid

assets to shortterm liabilities):
Tỷ số này đo lường mức thanh khoản của tài sản so với nguồn vốn ngắn hạn
và dùng để đánh giá khả năng cân đối giữa tài sản và nợ. Đồng thời, chỉ tiêu này
cũng cho biết khả năng đáp ứng việc rút vốn ngắn hạn của khách hàng mà không
ảnh hưởng đến thanh khoản của tổ chức nhận tiền gửi.
Công thức tính như sau:
Tỷ lệ tài sản có tính thanh khoản trên nguồn vốn ngắn hạn =

Tài sản có tính thanh khoản
Nguồn vốn ngắn hạn

2.2 Tỷ suất sinh lợi tại ngân hàng thƣơng mại.
2.2.1 Khái niệm
“Khả năng sinh lợi của một ngân hàng là kết quả sử dụng các tài sản vật chất
và tài sản tài chính mà ngân hàng nắm giữ, khả năng sinh lợi cần ít nhất đủ để đáp
ứng được đòi hỏi là đảm bảo duy trì vốn cho ngân hàng hoạt động và phát triển”


12


(Rose, 1999). Tỷ suất sinh lợi của NHTM là một tỷ số phản ánh khả năng sinh lợi
trên một đơn vị tài sản, vốn chủ sở hữu… mà NHTM đạt được. Tỷ suất sinh lợi lớn
hơn 0, khi đó ngân hàng hoạt động kinh doanh có lãi và ngược lại tỷ suất sinh lợi
nhỏ hơn 0 thể hiện ngân hàng làm ăn thua lỗ. Tỷ suất sinh lợi cao cho thấy khả năng
sinh lợi cao, đây là mục tiêu mà các ngân hàng quan tâm hơn hết vì thu nhập cao
có thể giúp các ngân hàng bảo toàn vốn, tăng khả năng mở rộng thị trường.
Tỷ suất sinh lợi còn được xem là một trong những tiêu chí dùng để đánh giá hiệu
quả hoạt động bên cạnh các chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh và các chỉ tiêu
đánh giá rủi ro trong hoạt động ngân hàng.
Tỷ suất sinh lợi của ngân hàng là một trong những chỉ tiêu quan trọng phản
ánh hiệu quả hoạt động của một ngân hàng. Tỷ suất sinh lợi là thước đo hiệu quả
bằng tiền, đánh giá khả năng tạo ra lợi nhuận của ngân hàng. Tỷ suất sinh lợi được
đo lường thông qua các tỷ số về tỷ suất sinh lợi.
2.2.2: Các chỉ tiêu đo lƣờng tỷ suất sinh lợi
Có nhiều chỉ tiêu khác nhau để đo lường tỷ suất sinh lợi nhưng khi đề cập
đến tỷ suất sinh lợi của một ngân hàng, các chỉ tiêu sau thường được sử dụng: tỷ
suất sinh lợi trên tổng tài sản, tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu, ... Về cơ bản, các
chỉ tiêu này càng cao càng cho thấy hiệu quả hoạt động của ngân hàng càng cao và
ngược lại. Mỗi tỷ lệ đo lường khả năng sinh lợi của ngân hàng được sử dụng
trong từng trường hợp khác nhau và phản ánh những

nghĩa đặc trưng riêng.

2.2.2.1: Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (Return On total Assets – ROA).
ROA đo lường hiệu quả sử dụng tài sản, cho thấy một đồng vốn tài sản bỏ
ra đem về bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế cho ngân hàng.
Công thức tính ROA như sau:
ROA =

Thu nhập sau thuế

Tổng tài sản

ROA là thước đo hiệu quả sử dụng tài sản của ngân hàng vì mọi tài sản đều
là những khoản đầu tư. ROA đánh giá khả năng chuyển đổi tài sản của ngân hàng
thành thu nhập ròng hay lợi nhuận của ngân hàng. Một mức ROA thấp phản ánh


13

chính sách đầu tư , cho vay kém hiệu quả hoặc chi phí hoạt động kinh doanh của
ngân hàng quá cao. Ngược lại, mức ROA cao phản ánh ngân hàng sử dụng một cơ
cấu tài sản hợp l , chính sách kinh doanh và đầu tư tài sản hiệu quả.
Bên cạnh cách tính chỉ số ROA như trên, tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản
bình quân – ROAA (Return On Average Asset) được sử dụng để phản ánh chính
xác hơn tỷ suất sinh lợi của tài sản ngân hàng trong một thời kỳ, cung cấp một mô tả
chính xác hơn về lợi nhuận của ngân hàng nếu tổng tài sản của ngân hàng thay đổi
đáng kể trong một năm tài chính.
Công thức tính ROAA như sau:
ROAA =

Thu nhập sau thuế
Tổng tài sản bình quân

Trong đó: Tổng tài sản bình quân trong kỳ = (Tổng tài sản đầu kỳ + Tổng tài
sản cuối kỳ)/2
2.2.2.2: Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (Return On Equity – ROE)
ROE là tỷ số quan trọng nhất đối với các cổ đông, tỷ số này đo lường khả
năng sinh lợi trên mỗi đồng vốn của cổ đông.
Công thức tính ROE như sau:
ROE =


Thu nhập sau thuế
Vốn chủ sở hữu

Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu là thước đo chính xác để đánh giá một
đồng vốn bỏ ra và tích lũy tạo ra bao nhiêu đồng lời. Tỷ lệ ROE càng cao càng
chứng tỏ ngân hàng sử dụng hiệu quả đồng vốn của cổ đông, có nghĩa là ngân hàng
đã cân đối một cách hài hòa giữa vốn cổ đông với vốn đi vay để khai thác lợi thế
cạnh tranh của mình trong quá trình huy động vốn, mở rộng quy mô. Chỉ số ROE
cao và ổn định phản ánh việc quản lý sinh lời và hiệu quả. Tuy nhiên nếu ROE quá
cao so với ROA, chứng tỏ vốn chủ sở hữu chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng nguồn vốn,
vốn kinh doanh chủ yếu là nguồn vốn huy động và như vậy có thể ảnh hưởng tới
mức độ lành mạnh trong kinh doanh ngân hàng.
Bên cạnh việc tính chỉ số ROE như trên, tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu
bình quân ROAE được sử dụng để phản ánh chính xác hơn tỷ suất sinh lợi trên vốn


14

chủ sở hữu của ngân hàng trong từng thời kỳ. Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bình
quân (ROAE) có thể cung cấp một mô tả chính xác hơn về lợi nhuận của ngân hàng,
đặc biệt là nếu giá trị vốn chủ sở hữu của các cổ đông đã thay đổi đáng kể trong một
năm tài chính.
Công thức tính ROAE như sau:
ROAE =

Thu nhập sau thuế
Vốn chủ sở hữu bình quân

Trong đó: Vốn chủ sở hữu bình quân trong kỳ = (Vốn chủ sở hữu đầu kỳ +

Vốn chủ sở hữu cuối kỳ)/2.
2.3: Tác động của việc nắm giữ các tài sản có tính thanh khoản đến tỷ suất sinh
lợi tại ngân hàng thƣơng mại
Mối quan hệ giữa việc nắm giữ các tài sản có tính thanh khoản và tỷ suất
sinh lợi tại các NHTM là vấn đề mà rất nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới quan
tâm. Tài sản thanh khoản đại diện cho khả năng thanh khoản của ngân hàng. Việc
quản lý các tài sản thanh khoản là một trong những khía cạnh quan trọng nhất của
quản lý tài chính. Nếu ngân hàng không cân đối được tỷ lệ nắm giữ các tài sản
thanh khoản nó sẽ trở thành chi phí cho ngân hàng.
Theo Chandra (2001, p.72), thông thường một tỷ lệ tài sản thanh khoản
cao được xem là một dấu hiệu của sức mạnh tài chính. Tuy nhiên theo một số
tác giả khác như Assaf Neto (2003, p.22), thanh khoản cao không phải là trạng thái
mà các ngân hàng thực sự mong muốn bởi tài sản có tính thanh khoản thường là
cáctài sản mang lại ít lợi nhuận, nó đại diện cho chi phí cơ hội bởi việc nắm giữ
các tài sản có tính thanh khoản cao các ngân hàng phải bỏ qua các cơ hội nắm giữ
các tài sản có khả năng mang lại lợi nhuận cao hơn.
Tuy nhiên, Arnold (2008, p.537) nắm giữ tiền mặt cũng có các lợi thế nhất
định như: đáp ứng khả năng thanh toán cho các chi phí hàng ngày, chẳng hạn như
tiền lương, nguyên vật liệu và các loại thuế. Ngoài ra, do thực tế dòng tiền tương lai
không chắc chắn, nắm giữ tiền mặt mang lại giới hạn an toàn đối trong các cuộc suy


×