ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
HOÀNG THỊ THÖY
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM LÃNH ĐẠO
HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI TỪ NĂM 1976 ĐẾN NĂM 1986
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ
HÀ NỘI - 2019
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
HOÀNG THỊ THÖY
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM LÃNH ĐẠO
HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI TỪ NĂM 1976 ĐẾN NĂM 1986
Chuyên ngành:
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Mã số:
62 22 03 15
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:PGS, TS. NGUYỄN VIẾT THẢO
HÀ NỘI - 2019
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng
dẫn của PGS. TS Nguyễn Viết Thảo.
Các số liệu trong luận án là trung thực, bảo đảm tính khách quan. Các tài
liệu tham khảo có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.
Hà Nội, ngày 04 tháng 6 năm 2019
Tác giả luận án
Hoàng Thị Thúy
BẢNG QUY ƢỚC VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
BCHTW : Ban Chấp hành Trung ương
CNXH
: Chủ nghĩa xã hội
CHDC
: Cộng hòa Dân chủ
DCCH
: Dân chủ Cộng hòa
ĐCS
: Đảng Cộng sản
TBCN
: Tư bản chủ nghĩa
Tr.
: Trang
KHKT
: Khoa học kỹ thuật
NCS
: Nghiên cứu sinh
NXB
: Nhà xuất bản
XHCN
: Xã hội chủ nghĩa
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN...........................................................................................8
1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến hoạt động đối ngoại Việt
Nam .........................................................................................................................8
1.2. Nhóm công trình nghiên cứu liên quan về sự lãnh đạo hoạt động
ngoại giao của Đảng .............................................................................................15
1.3. Một số nhận xét, đánh giá về các công trình đƣợc khảo cứu và
những vấn đề luận án tập trung giải quyết .......................................................17
1.3.1. Khái quát kết quả của các công trình được khảo cứu...............................17
1.3.2. Những vấn đề luận án tập trung giải quyết ..............................................18
Tiểu kết chƣơng 1 ................................................................................................20
Chƣơng 2. ĐẢNG LÃNH ĐẠO HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI TRONG NHỮNG
NĂMĐẤT NƢỚC XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI (1976 - 1981)..........................21
2.1. Bối cảnh và nhiệm vụ mới từ năm 1975 đến năm 1981 .............................21
2.1.1. Tiền đề và kinh nghiệm đối ngoại giai đoạn 1960 - 1975 ........................21
2.1.2. Yêu cầu nhiệm vụ và bối cảnh mới từ giữa năm 1975 đến năm 1981 .....28
2.2. Quan điểm, chủ trƣơng và quá trình chỉ đạo thực hiện đƣờng lối
đối ngoại của Đảng từ năm 1976 đến năm 1981 ...............................................34
2.2.1. Quan điểm, chủ trương đối ngoại của Đảng ............................................34
2.2.2. Quá trình Đảng chỉ đạo thực hiện đường lối đối ngoại ............................37
Tiểu kết chƣơng 2 ................................................................................................69
Chƣơng 3. ĐẢNG LÃNH ĐẠO HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI GIAI ĐOẠN
1982 - 1986 ...............................................................................................................71
3.1. Bối cảnh đất nƣớc và thế giới nửa đầu thập niên 80 của thế kỷ XX ........71
3.1.1. Đất nước trong nửa đầu thập niên 80 của thế kỷ XX ...............................71
3.1.2. Bối cảnh quốc tế .......................................................................................74
3.2. Quan điểm, chủ trƣơng và quá trình chỉ đạo thực hiện đƣờng lối
đối ngoại của Đảng giai đoạn 1982 - 1986 .........................................................77
3.2.1. Quan điểm, chủ trương của Đảng về đối ngoại ........................................77
3.2.2. Đảng chỉ đạo thực hiện đường lối đối ngoại ............................................82
Tiểu kết chƣơng 3 ..............................................................................................114
Chƣơng 4. NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM ....................................................116
4.1. Nhận xét về vai trò lãnh đạo đối ngoại của Đảng từ năm 1976 đến
năm 1986 .............................................................................................................116
4.1.1. Một số thành tựu trong quá trình lãnh đạo hoạt động đối ngoại của Đảng ...116
4.1.2. Một số hạn chế trong quá trình lãnh đạo đối ngoại của Đảng ................126
4.2. Một số kinh nghiệm ....................................................................................136
4.2.1. Đánh giá đúng sự biến đổi của bối cảnh quốc tế, khu vực; bám sát
thực tiễn đất nước, kịp thời điều chỉnh chủ trương, chính sách đối ngoại .......136
4.2.2. Thường xuyên phòng tránh nguy cơ mất độc lập, tự chủ trong tư
duy và đường lối đối ngoại, coi trọng công tác nghiên cứu chiến lược,
tổng kết thực tiễn và dự báo quốc tế.................................................................142
4.2.3. Đặt quyền lợi quốc gia - dân tộc lên hàng đầu, từ đó giải quyết quan
hệ quốc tế, độc lập, tự chủ, đa dạng, đa phương ..............................................146
4.2.4. Xác định đúng đắn, kịp thời, tầm quan trọng của các nước láng
giềng cùng khu vực và các nước lớn ................................................................150
4.2.5. Giải quyết mối quan hệ giữa đối nội và đối ngoại, lấy ổn định đối
nội làm cơ sở ....................................................................................................155
Tiểu kết chƣơng 4 ..............................................................................................159
KẾT LUẬN ............................................................................................................161
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN .....................................................................................................164
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................165
PHỤ LỤC ...............................................................................................................179
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đối ngoại là một trong những lĩnh vực quan trọng của đời sống chính trị- xã
hội. Chính sách đối ngoại của một quốc gia là tập hợp các chiến lược mà quốc gia
đó sử dụng trong quá trình tương tác với quốc gia khác và các tổ chức quốc tế trên
nhiều lĩnh vực. Chính sách đối ngoại được coi là kim chỉ nam của mọi quốc gia cho
mục tiêu hội nhập quốc tế. Thông qua hoạt động ngoại giao, chính sách đối ngoại
trở thành thực tiễn, góp phần bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia, tạo nên sự phát
triển về kinh tế, bảo vệ và tối đa hóa lợi ích quốc gia trong quan hệ quốc tế; đồng
thời, khẳng định vai trò và vị thế của mỗi quốc gia trên trường quốc tế với nhiều
lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội…
Chính sách đối ngoại được coi là cánh tay nối dài của đối nội. Việc thực hiện
chính sách đối ngoại hướng đến giải quyết những yêu cầu cấp thiết của Việt Nam,
nhằm đưa đất nước thoát khỏi tình trạng bao vây, cấm vận về kinh tế, cô lập về chính
trị và ngoại giao, cải thiện và nâng cao đời sống người dân, từng bước hội nhập quốc
tế. Đồng thời, chính sách đối ngoại và hoạt động ngoại giao là yếu tố quan trọng giúp
Việt Nam phát huy sức mạnh trong nước với sức mạnh quốc tế, sức mạnh dân tộc với
sức mạnh thời đại trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Do vậy, trong mọi
thời kỳ cách mạng, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn coi trọng và đặt đối ngoại là
một trong những ưu tiên hàng đầu trong hoạch định đường lối, chính sách. Việc xác
định đúng đắn đường lối đối ngoại, cho phép Đảng và Nhà nước khai thác một cách
tối đa những thuận lợi quốc tế, bảo đảm an ninh quốc gia, tạo điều kiện phát triển
thịnh vượng nền kinh tế, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội (CNXH).
Việt Nam giữ vị trí địa - chính trị chiến lược quan trọng trên bản đồ khu vực,
là cầu nối giữa giữa đất liền và hải đảo, là trung tâm thương mại, đồng thời cũng là
cửa khẩu đi vào hệ thống giao thông đường bộ trên đất liền của các quốc gia Đông
Nam Á và châu Á. Do đó, ngay từ rất sớm Việt Nam đã trở thànhthuộc địa kiểu của
các nước đế quốc. Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ,
Việt Nam đã khéo léo lợi dụng mâu thuẫn trong nội bộ kẻ thù, cân bằng quan hệ
giữa các cường quốc. Đồng thời, tranh thủ sự ủng hộ của các nước lớn trong khối xã
hội chủ nghĩa (XHCN) để hoàn thành sự nghiệp bảo vệ, giữ vững độc lập, tự do của
1
Tổ quốc. Có thể thấy, trước năm 1975, Việt Nam đã thực hiện thành công “chiến
lược cân bằng” trong đối ngoại với các nước lớn, coi trọng quan hệ hữu nghị với
các nước láng giềng, góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc
tế.Ngày 30 - 4 - 1975, với thắng lợi của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, đất nước
được hoàn toàn giải phóng, cả dân tộc bước vào thời kỳ mới -thời kỳ thống nhất,đi
lên CNXH. Sau khi thống nhất đất nước về mặt nhà nước, Đảng, Nhà nước và
nhân dân Việt Nam nhanh chóng bắt tay vào công cuộc khôi phục kinh tế, hàn gắn
vết thương chiến tranh. Trên cơ sở hòa bình, cùng với quyết tâm của toàn dân tộc,
kinh tế nhanh chóng được phục hồi, chính trị - xã hội đi vào ổn định.Bên cạnh
những thuận lợi sau khi giành được độc lập, thống nhất Tổ quốc, Việt Nam cũng
phải đối diện với nhiều thách thức. Để đưa đất nước vượt qua khó khăn, Đảng
Cộng sản (ĐCS) Việt Nam chủ trương thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự
chủ, đoàn kết hữu nghị, hợp tác với các nước xã hội chủ nghĩa anh em, thúc đẩy
quan hệ đặc biệt với các nước Đông Dương, mở rộng quan hệ đối ngoại với tất cả
các nước trong khu vực và thế giới vì hòa bình, độc lập và tiến bộ xã hội. Quá
trình đó đã để lại một số kinh nghiệm quý báu, mang giá trị thời đại và thực tiễn.
Đánh giá đúng tình hình, nắm bắt chuẩn xác quy luật vận động trong quan hệ
quốc tế là vấn đề mang tính nguyên tắc, tạo nên hiệu quả đối ngoại của mỗi quốc
gia. Với Việt Nam, vấn đề này có ý nghĩa vô cùng quan trọng, quyết định chủ
trương, chính sách đối ngoại với từng quốc gia, trong từng hoàn cảnh cụ thể. Tuy
nhiên, do những tàn tích của 30 năm chiến tranh bảo vệ đất nước và mô hình quản
lý kinh tế không phù hợp, Việt Nam nhanh chóng rơi vào cuộc khủng hoảng kinh
tế; hiện tượng “thuyền nhân” làm cho ảnh hưởng đến hình ảnh của Việt Nam trên
trường quốc tế. Trong những năm 1976 - 1986, Việt Nam chưa làm tốt công tác dự
báo tình hình, nhận diện chưa đúng về mối quan hệ phức tạp giữa các nước lớn. Vì
thế, một số chủ trương, chính sách đối ngoại mang tính cứng nhắc, giáo điều, đánh
giá chủ quan, dẫn đến những sai lầm nghiêm trọng. Ngoài ra, Việt Nam vẫn còn
chậm chễ trong nhận thức về các vấn đề của khu vực, nhất là những thay đổi trong
chính sách đối ngoại của Trung Quốc, Nhật Bản và các nước trong ASEAN. Vì thế,
chưa thực sự nỗ lực thúc đẩy, phát triển quan hệ hợp tác song phương, đa phương.
2
Trên thế giới, từ giữa cuối những năm 70 (XX), thế giới nói chung và khu
vực Đông Nam Á nói riêng có sự biến đổi sâu sâu sắc, từ xung đột và đối đầu dẫn
đến xu hướng hòa dịu, đối thoại và hợp tác phát triển. Các nước lớn (Mỹ, Trung
Quốc, Liên Xô) và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á đều có sự điều chỉnh trong
chính sách đối ngoại phù hợp. Do chậm nhận thức và không đánh giá hết xu hướng
phát triển của thế giới và khu vực, sự thay đổi tương quan lực lượng và chiến lược
của các nước, Việt Nam đã để mất cơ hội bình thường hóa quan hệ với Mỹ, không
cân bằng lợi ích giữa Liên Xô và Trung Quốc trong tam giác chiến lược ViệtTrung-Xô, đã phải đương đầu với một cuộc chiến tranh mới - chiến tranh bảo vệ Tổ
quốc: Chiến tranh ở biên giới Tây Nam đánh đuổi đội quân Pol Pot tràn sang xâm
lược (1977 - 1978); cuộc chiến đấu ở biên giới phía Bắc đánh bại quân Trung Quốc
kéo xuống và gây chiến tranh xâm lược (1979). Sau đó, trước yêu cầu giúp đỡ của
Mặt trận Đoàn kết Dân tộc Cứu nước Campuchia, quân tình nguyện Việt Nam đã
tiến sang Campuchia đánh đổ tập đoàn Pol Pot. Các thế lực đế quốc đã xuyên tạc
“Việt Nam xâm lược Campuchia” và gây nên “vấn đề Campuchia”, ảnh hưởng đến
uy tín và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, làm cho Việt Nam bị bao vây, cô
lập. Trước tình thế đó, Đảng, Nhà nước Việt Nam đã nhanhchóng đưa ra chính sách
đối ngoại, từng bướcgiải quyết được“vấn đề Campuchia” và giữ vững chủ quyền
lãnh thổ của Tổ quốc, thực hiện nghĩa vụ quốc tế, cải thiện quan hệ ngoại giao với
các quốc gia trên thế giới.Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đánh giá thiếu chính xác về
thế và lực của đất nước. Việt Nam đã thiếu tỉnh táo, đánh giá quá cao thời kỳ sau
Việt Nam, đồng thời, thỏa mãn với nhận định của một số học giả nước ngoài và tự
nhận thấy đánh được Mỹ thì không có gì không làm được. Điều đó dẫn đến tư tưởng
chủ quan, tư duy nôn nóng, phiêu lưu. Với những nhận thức chưa chuẩn xác thế và
lực của đất nước, đánh giá chưa đúng những chuyển động của tình hình thế giới,
thiếu nhạy bén, Việt Nam đã nghiêng hẳn về phía Liên Xô, coi Liên Xô là “hòn đá
tảng” trong chính sách đối ngoại. Điều này khiến Việt Nam phục thuộc nhiều vào
Liên Xô, hạn chế nguyên tắc độc lập, tự chủ trong đường lối đối ngoại, tự đẩy đất
nước vào thế đối đầu với Trung Quốc. Hơn nữa, Việt Nam vẫn còn sai lầm khi tự
nhận diện về sứ mệnh mới: “chống chủ nghĩa bành trướng, bá quyền” trong phong
trào cách mạng thế giới, “vì nghĩa vụ quốc tế cao cả”.Có thể thấy, tư tưởng giáo
3
điều, không nhạy bén trước sự vận động của thế giới và khu vực đã khiến quan hệ
đối ngoại của Việt Nam trong những năm 1976 - 1986 gặp nhiều khó khăn, chưa
phát huy được thế mạnh của đất nước sau thống nhất, độc lập. Vì thế, đánh giá đúng
sự biến đổi của bối cảnh quốc tế, khu vực; bám sát thực tiễn đất nước, nhạy bén
phân tích và dự báo chính xác xu thế vận động của tình hình, kịp thời điều chỉnh
chủ trương, chính sách đối ngoại là kinh nghiệm quan trọng trong lãnh đạo hoạt
động đối ngoại của Đảng, Nhà nước Việt Nam giai đoạn 1976 -1986.
Ngày nay, tình hình thế giới và khu vực đang có những biến chuyển, dịch
chuyển to lớn trên nhiều mặt, quan hệ quốc tế đan xen phức tạp, sự phát triển của
cách mạng khoa học công nghệ lần thứ tư, xu hướng quốc tế hóa, toàn cầu hóa và
hội nhập sâu rộng kinh tế quốc tế đang và sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ đối với sự phát
triển của cách mạng Việt Nam.Để xây dựng, phát triển đất nước, phát huy mọi tiềm
lực đang có và kết hợp với những điều kiện, yếu tố quốc tế thuận lợi, đường lối đối
ngoại của Đảng tiếp tục đóng một vai trò quan trọng.Những kinh nghiệm trong lãnh
đạo hoạt động đối ngoại của Đảng từ năm 1976 đến năm 1986 là “kim chỉ nam”
định hướng đường lối đối ngoại trong thời kỳ đổi mới và hội nhập, cần được vận
dụng, phát huy có hiệu quả trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
Đặc biệt, trước những thay đổi nhanh chóng của tình hình thế giới và khu vực, đòi
hỏi Đảng phải kiên trì và kiên định nguyên tắc độc lập, tự chủ trong quan hệ đối
ngoại với các nước. Đây là “nguồn gốc”, là “ngọn cờ” giữ vững mục tiêu cách
mạng: Độc lập dân tộc và CNXH.
Như vậy, một công trình tổng kết một cách hệ thống, toàn diện những chủ
trương của Đảng đối với hoạt động đối ngoại, đánh giá, nhìn nhận một cách khách
quan những thành công, thất bại trong hoạch định và thực hiện chính sách đối ngoại
của giai đoạn 1976 - 1986, rút kinh nghiệm để khắc phục và phát triển là một việc
làm cần thiết. Bên cạnh việc coi trọng việc đúc rút kinh nghiệm, tổng kết thực tiễn
và dự báo quốc tế cũng là kinh nghiệm quý báu trong lãnh đạo hoạt động đối ngoại
của ĐCS Việt Nam những năm 1976 - 1986. Nghiên cứu chiến lược và tổng kết
thực tiễn có mối quan hệ biện chứng với nhau. Bởi lẽ, tổng kết thực tiễn là hoạt
động tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu, những bài học kinh nghiệm và các giải
pháp tích cực, hạn chế tiêu cực nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong hoạt động đối
4
ngoại. Đồng thời, tổng kết thực tiễn cũng là cơ sở để đề ra đường lối, chính sách đối
ngoại phù hợp với tình hình mới. Bên cạnh đó, cần làm tốt công tác dự báo quốc tế
để kịp thời xử lý các vướng mắc trong quan hệ đối ngoại, đẩy nhanh quá trình hội
nhập quốc tế trong tương lai.
Với những lý do trên, nghiên cứu sinh chọn chủ đề “Đảng Cộng sản Việt
Nam lãnh đạo hoạt động đối ngoại từ năm 1976 đến năm 1986”làm đề tài luận án
tiến sĩ lịch sử, chuyên ngành Lịch sử ĐCS Việt Nam.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận án là làm rõ sự lãnh đạo hoạt động đối ngoại
của Đảng từ năm 1976 - 1986 và rút ra bài học kinh nghiệm.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Phân tích bối cảnh lịch sử, đường lối, chủ trương, chính sách đối ngoại và
quá trình chỉ đạo thực hiệncủa ĐCS Việt Nam (1976 - 1981).
- Phân tích quan điểm, chủ trương và quá trình ĐCS Việt Nam chỉ đạo thực
hiện đường lối đối ngoại những năm 1982 - 1986.
- Nhận xét những ưu điểm, hạn chế trong đường lối, chủ trương, chính sách
đối ngoại của Đảng từ năm 1976 đến năm 1986.
- Đúc rút một số kinh nghiệm lịch sử chủ yếu có giá trị khoa học và thực tiễn.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quan điểm chủ trương về đối ngoại của
Đảng từ năm 1976 đến năm 1986 (quan điểm, chủ trương, hoạt động đối ngoại của
Đảng, ngoại giao Nhà nước và ngoại giao nhân dân) và quá trình Đảng chỉ đạo thực
hiện các chủ trương đó trong thực tiễn.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về thời gian:Giới hạn thời gian là năm 1976 đến năm 1986, đây là giai
đoạn ĐCS Việt Nam thực hiện nhiều hoạt động đối ngoại nhằm mục tiêu mở
rộng quan hệ đối ngoại phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc sau
kháng chiến chống Mỹ.
5
Tuy nhiên, để có cái nhìn tiếp nối và tổng thể, luận án có đề cập đến hoạt
động đối ngoại trước năm 1976 và sau năm 1986.
Về nội dung khoa học:
- Quan điểm, chủ trương đối ngoại của ĐCS Việt Nam từ năm 1976 đến
năm 1986.
- Các hoạt động đối ngoại của Đảng, ngoại giao Nhà nước và ngoại giao
nhân dân với các nước láng giềng trong khu vực, các nước lớn và một số tổ chức
quốc tế.
- Thành tựu và kinh nghiệm của đối ngoại Việt Nam dưới sự lãnh đạo của
ĐCS Việt Nam thời kỳ 1976 - 1986.
Về phạm vi không gian: Luận án nghiên cứu về hoạt động đối ngoại của Việt
Nam, chủ yếu là hoạt động đối ngoại của Đảng, Nhà nước trong việc giải quyết các
vấn đề láng giềng - khu vực, quan hệ với nước lớn và một số tổ chức quốc tế.
4.Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận án thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện
chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, phương pháp luận sử học; sử dụng chủ yếu các
phương pháp lịch sử, logic, phân tích, tổng hợp...Ngoài ra, luận án sử dụng một số
phương pháp khác như so sánh, đối chiếu, thống kê... Để luận giải làm rõ quá trình
Đảng lãnh đạo hoạt động đối ngoại.
5. Nguồn tƣ liệu
- Các tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin và Hồ Chí Minh về chủ
nghĩa quốc tế vô sản; về mối quan hệ giữa các vấn đề dân tộc và quốc tế, dân tộc và
thời đại, về quan hệ quốc tế là cơ sở lý luận cho luận án.
- Các văn kiện, nghị quyết, chỉ thị, sắc lệnh, thông tư... của Đảng và Nhà
nước về ngoại giao nói chung, quan hệ Việt Nam với các nước và các tổ chức quốc
tế nói riêng, cũng như các hiệp định, thư, điện, bài phát biểu của các nguyên thủ
quốc gia; các báo cáo, văn bản tiếp xúc của các cơ quan ngoại giao Việt Nam ở các
nước; các báo cáo của Bộ Ngoại giao... hiện đang được lưu giữ tại Trung tâm lưu
trữ Quốc gia, Văn phòng lưu trữ Trung ương Đảng, Phòng lưu trữ của Bộ Ngoại
giao, Trung tâm lưu trữ Bộ Quốc phòng... là nguồn tài liệu gốc mà tác giả luận án
có cơ hội được tiếp cận.
6
-Các công trình nghiên cứu khoa học, các bài báo, sách có liên quan do các cơ
quan nghiên cứu uy tín đã công bố như Viện Lịch sử Đảng, Viện Lịch sử quân sự,
Viện Sử học, Học viện quan hệ quốc tế... là nguồn tư liệu quan trọng của luận án.
- Các tư liệu, sách báo về lịch sử ngoại giao Việt Nam, lịch sử quan hệ quốc
tế, lịch sử phong trào cộng sản, phong trào công nhân thế giới... là nguồn tài liệu bổ
trợ dùng để làm sáng tỏ các khía cạnh khác nhau của luận án.
- Tài liệu thống kê của Tổng cục thống kê được sử dụng để làm rõ một số nội
dung có liên quan đến luận án.
6. Đóng góp của luận án
- Cung cấp thêm cho người đọc một sự hiểu biết khá toàn diện, hệ thống về
sự lãnh đạo hoạt động đối ngoại của Đảng trong giai đoạn 10 năm sau khi thống
nhất đất nước (1976 - 1986).
- Trình bày có hệ thống các quan hệ đối ngoại của Việt Nam trong giai đoạn
đầy biến động, bước ngoặt từ năm 1976 đến năm 1986.
- Làm rõ hai giai đoạn trong quá trình lãnh đạo hoạt động đối ngoại của
Đảng qua phân tích bối cảnh và yêu cầu, nhiệm vụ của mỗi giai đoạn 1976 - 1981
và 1982 - 1986; làm rõ những quan điểm, chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng trong
từng giai đoạn; từ đó, đưa ra những đánh giá sơ bộ về thành tựu và những sai lầm
của mỗi giai đoạn.
- Phân tích, đánh giá những thành công và hạn chế, nguyên nhân và bài học
kinh nghiệm với độ lùi thời gian trên 30 năm.
- Đưa ra những đánh giá tổng quan về vai trò lãnh đạo của Đảng từ năm
1976 đến năm 1986 và rút ra những nhận xét có cơ sở khoa học; bổ sung những giá
trị thực tiễn, làm phong phú thêm lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam cũng như lịch
sử Việt Nam.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận án
gồm 4 chương, 9 tiết.
7
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
Đối ngoại là vấn đề được khá nhiều công trình khoa học nghiên cứu, đã có
nhiều tác phẩm về vấn đề này được xuất bản rộng rãi ở cả trong nước và trên thế
giới trong các giai đoạn lịch sử, có thể chia các công trình nghiên cứu đó thành các
nhóm như sau:
1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến hoạt động đối ngoại Việt Nam
Đối ngoại là hoạt động quan trọng của một quốc gia, do đó các đề tài nghiên
cứu về đối ngoại rất đa dạng, phong phú, thể hiện trên nhiều phương diện khác
nhau. Tiêu biểu nhất là các nghiên cứu sau:
Thứ nhất, một số công trình nghiên cứu của các học giả nước ngoài về hoạt
động đối ngoại Việt Nam.
WWS Case Study với nghiên cứu “Diplomacy of Isolation United States
Unilateral Sanctions Policy and Viet Nam 1975 - 1995”, Olivrer Babson [180], đã
trình bày những tính toán của Mỹ khi thi hành chính sách ngoại giao nước lớn nhằm
cô lập Việt Nam, cũng như xem Hà Nội là nơi “cân bằng chiến lược” với Liên Xô
và Trung Quốc. Qua đó, bài viết khẳng định rõ ràng những tính toán lợi ích của Mỹ
đối với Việt Nam là có thật, thừa nhận chính quyền Mỹ đã không thành công trong
việc cô lập Việt Nam trong thời kỳ đổi mới.
“Ngoại giao Nhật Bản: Từ Minh Trị Duy Tân đến hiện đại” của tác giả Irie
Akira do Nguyễn Đức Minh, Lê Thị Bình dịch [99] đã lại những suy nghĩ của Irie
Akira về quan hệ đối ngoại của Nhật Bản thời cận đại, nhằm làm nổi lên những vấn
đề ngoại giao Nhật Bản. Đồng thời, phân tích, xem xét con đường đã đi của ngoại
giao Nhật Bản và suy nghĩ về cách lý giải con đường ấy. Trong bối cảnh quốc tế có
nhiều biến động, tác giả đã có những suy nghĩ về con đường ngoại giao Nhật Bản
trong tương lai trên cơ sở nhìn lại những hạn chế trong đường lối đối ngoại dưới
thời Minh Trị để không rơi vào chủ quan, định kiến. Tác giả nêu lên một số câu hỏi
và tự đi tìm lời giải đáp cho những “khoảng trống” này: Tính tích cực của ngoại
giao nghĩa là gì? Nếu như nói rằng ngoại giao Nhật Bản trong quá khứ là “thành
công” hay “thất bại” thì phải lý giải điều đó ra sao? Thêm nữa, tác giả nói rằng “tích
8
cực” hay “tiêu cực” thì có liên quan gì đến thành công hay thất bại của ngoại giao?
Đôi khi người ta cũng nói đến tương lai của Nhật Bản là “lãnh đạo châu Á”, những
suy nghĩ như vậy trong quá khứ đã mang lại cho nước Nhật điều gì? [99, tr.1].
“Chiến lược và chính sách ngoại giao của Trung Quốc”[106] các tác giả Sở
Thụ Long và Kim Uy - hai chuyên gia hàng đầu về chiến lược và quan hệ quốc tế
của Trung Quốc đã đi sâu nghiên cứu về chiến lược, chính sách ngoại giao của
Trung Quốc trong bốn thời kỳ ngoại giao của Trung Quốc, từ chiến lược “nhất biên
đảo” đến “phản đế phản tu, cách mạng thế giới”, tiếp đó là “một đường thẳng, một
chiến tuyến” và cuối cùng là chiến lược ngoại giao “hòa bình, độc lập, tự chủ”.Cùng
với đó, các tác giả khẳng định những thành công trong chính sách đối ngoại của
Trung Quốc đã thể hiện tài năng, tầm nhìn của các chiến lược gia Trung Quốc.
Thứ hai, một số nghiên cứu về đối ngoại của các học giả trong nước tiếp cận
từ góc nhìn lịch sử Việt Nam hiện đại.
“Thắng lợi có tính thời đại và cuộc đấu tranh trên mặt trận đối ngoại của
nhân dân ta”[81] là công trình nghiên cứu quan trọng về mặt quốc tế trong cuộc đấu
tranh của nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng trong 40 năm qua. Với
những tư liệu lịch sử xác thực, các tác giả đã phân tích sâu sắc nguyên nhân dẫn đến
cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam. Đồng thời, phân tích
ý nghĩa lịch sử và thời đại của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc của Việt Nam. Đây
vừa là thắng lợi của cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ, vừa là
thắng lợi của cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa bành trướng, bá quyền của Trung
Quốc. Thắng lợi đó đã“mở ra thời đại mới trong lịch sử 4000 năm của dân tộc Việt
Nam”, góp phần quan trọng đánh dấu một bước ngoặt mới trong tình hình thế giới kể
từ thắng lợi của Hồng quân Liên Xô chống chủ nghĩa phát xít. Đồng thời, các tác giả
cũng phân tích nguyên nhân thắng lợi, trong đó có nhân tố thời đại, nhân tố dân tộc,
nhân tố Đảng. Các tác giả còn dành một phần quan trọng trong nghiên cứu để nói về
cuộc đấu tranh trên mặt trận đối ngoại của nhân dân Việt Nam.
“Nhà trắng với cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam” của tác giả Trần Trọng
Trung [166] đã trình bày khái quát và tương đối đầy đủ quá trình dính líu, can thiệp
và trực tiếp của Mỹ ở Việt Nam ở tầm hoạch định chiến lược. Và những điều hành
chiến tranh, thất bại cay đắng của Nhà Trắng, Lầu Năm Góc và Bộ Ngoại giao Hoa
9
Kỳ ở chiến trường Việt Nam và ngay trong lòng nước Mỹ. Nghiên cứu cũng trình
bày khá sâu quá trình xây dựng ngụy quân, ngụy quyền Sài Gòn thành đội quân tay
sai, thành công cụ chiến tranh của Mỹ. Đối mặt với bộ máy chiến tranh xâm lược
hùng mạnh và vô cùng tàn bạo của Mỹ là nhân dân và quân đội Việt Nam anh hùng
dưới sự lãnh đạo tài giỏi của một bộ chỉ huy kiệt xuất là ĐCS Việt Nam. Nước Mỹ
đã thua trận, và thua một cách cay đắng trong lịch sử 200 năm.
“Ngoại giao Việt Nam: Góc nhìn và suy ngẫm” của tác giả Nguyễn Khắc
Huỳnh [96], đã phân tích, đánh giá những chặng đường lịch sử để làm nổi bật lên
truyền thống ngoại giao Việt Nam. Từ đó rút ra một số kinh nghiệm cần thiết, có thể
vận dụng trong chỉ đạo hoạt động ngoại giao của Việt Nam ở hiện tại và tương lai.
Trong đó, tác giả phác họa ngoại giao Việt Nam giai đoạn 1976 - 1986 bằng một
đánh giá sắc bén: “Chưa bao giờ Việt Nam khó khăn cả về nội bộ và quốc tế như
thời kỳ này” [96, tr. 268]. Bởi lẽ, sau thắng lợi mùa Xuân năm 1975, do say sưa với
thắng lợi, không kịp bắt vào trào lưu quốc tế, vướng víu với ba dòng cách mạng, lại
thêm Vấn đề Campuchia do Pol Pot gây ra… nên Việt Nam bị các thế lực chống đối
bao vây với mục đích làm suy yếu và tạo sức ép đối với cách mạng Việt Nam. Vì
vậy, ngoại giao của Việt Nam thời kỳ gặp rất nhiều khó khăn.
“Ngoại giao đa phương trong hệ thống quan hệ quốc tế đương đại” củatác
giả Lưu Thúy Hồng [87] đã trình bày hệ thống quan hệ quốc tế và chính sách ngoại
giao đa phương. Trong đó, đi sâu phân tích diễn biến thực tế của ngoại giao Việt
Nam, nêu ra những hạn chế trong việc phát triển quan hệ ngoại giao đa phương của
Việt Nam với khu vực và thế giới. Cuối cùng tác giả đưa ra một số giải pháp tiếp
tục phát triển ngoại giao Việt Nam theo hướng đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ
đối ngoại trong thời kỳ đổi mới. Bên cạnh đó, tác giả còn đề cập đến một số nội
dung khá rộng và phức tạp trong quan hệ ngoại giao và đánh giá về xu hướng của
ngoại giao đa phương dựa trên phân tích nhiều ý kiến của các chuyên gia.
“Ngoại giao Việt Nam 1945-2000”[24] là công trình nghiên cứu của tập thể
các nhà ngoại giao, chuyên gia hàng đầu về quan hệ quốc tế ở Việt Nam. Nghiên
cứu đã phác họa những nét chính của hoạt động ngoại giao trong 55 năm, từ 1945
đến 2000 - thời kỳ đầy những biến động phức tạp ở Việt Nam và thế giới. Trong đó,
cáctác giả dành một phần để phân tích về chính sách ngoại giao Việt Nam giai đoạn
10
1975 - 1985 với một số nội dung cơ bản: Việt Nam đẩy mạnh quan hệ với Liên Xô
và các nước XHCN khác; cải thiện quan hệ với các nước láng giềng ở Đông Nam
Á; đấu tranh giữ vững an ninh biên giới Tây Nam và giúp nhân dân Campuchia
khỏi chế độ diệt chủng Pol Pot; khôi phục tình đoàn kết và sự hợp tác giữa Việt
Nam với Lào và Campuchia, thúc đẩy đối thoại giữa ba nước Đông Dương với
ASEAN; quan hệ Việt Nam - Trung Quốc căng thẳng; Việt Nam phát triển quan hệ
với các nước dân tộc chủ nghĩa và không liên kết; mở rộng quan hệ với các nước tư
bản phát triển và các tổ chức quốc tế.
“Lịch sử quan hệ đối ngoại Việt Nam 1940-2010”[129] là một công trình
nghiên cứu của Vũ Dương Ninh, một chuyên gia về quan hệ quốc tế ở Việt Nam.
Công trình đã phát họa những nét cơ bản về đường lối, chính sách đối ngoại của
Đảng và Nhà nước qua từng giai đoạn, bối cảnh quốc tế và trong nước dẫn đến các
sự kiện, diễn biến trong quan hệ đối ngoại, từ đó rút ra những nhận định chung va
những bài học kinh nghiệm. Đồng thời, công trình nghiên cứu tập trung vào vấn
đề đối ngoại trên nên những lĩnh vực khác như quân sự, kinh tế, văn hóa chỉ để đề
cập những nét lớn để phát họa bối cảnh chung của lịch sử trong từng giai đoạn.
Đối với giai đoạn 1975 - 1986, công trình tập trung vào các vấn đề cuộc đấu tranh
bảo vệ biên giới phía Tây Nam và phía Bắc, đất nước rơi vào tình trạng bị bao
vây, cấm vận [129, tr. 9].
Liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu, còn có một số công trình khác
như: Nguyễn Cơ Thạch (1984), “Vì hòa bình và an ninh ở Đông Nam Á và thế
giới”, NXB Sự thật, Hà Nội;“Các nước Đông Nam Á: Lịch sử và hiện tại, Viện
Đông Nam Á”, NXB Sự thật, Hà Nội, 1990; Vũ Dương Ninh (1993), “Một số vấn
đề về sự phát triển của các nước ASEAN”, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội; “Việt
Nam - Đông Nam Á: Quan hệ lịch sử và văn hóa”, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á,
NXB Chính trị quốc gia, 1993; “Vai trò của Hoa Kỳ ở châu Á” (1993), NXB Chính
trị Quốc gia; Phan Ngọc Liên (1995), “Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về một số
vấn đề quốc tế”, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội... Đây là nhóm công trình có liên
quan trực tiếp tới vấn đề nghiên cứu đề tài luận án. Một số tác giả đã tập trung
nghiên cứu, mô tả về quan hệ đối ngoại cụ thể của Việt Nam với một số nước như
quan hệ Việt Nam - Lào; quan hệ Việt Nam - Campuchia; quan hệ Việt Nam - Liên
11
Xô… Một số tác giả đã đề cập đến chủ trương, chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà
nước trong giai đoạn này, nhưng những trang viết của các tác giả mới chỉ đề cập
những khía cạnh đơn lẻ của vấn đề. Tổng hợp nội dung các bài viết, có thể thấy bức
tranh về quan hệ ngoại giao của Việt Nam giai đoạn này bước đầu được phác thảo.
Tuy nhiên, bức tranh toàn diện, đầy đủ về quan hệ đối ngoại của Đảng và Nhà nước
Việt Nam giai đoạn này vẫn chưa được các nhà nghiên cứu khắc họa. Vẫn chưa có
công trình nào nghiên cứu sâu, hệ thống, đầy đủ, toàn diện về chủ trương, chính
sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước Việt Nam như đề tài mà chúng tôi đã lựa chọn.
Trên đây là một số công trình nghiên cứu về hoạt động ngoại giao của Đảng
được tiếp cận theo góc nhìn thông sử. Các nghiên cứu trên đã đưa ra những nội
dung chính như: bối cảnh lịch sử, chủ trương, chính sách đối ngoại của Nhà nước
Việt Nam, nhưng các vấn đề mới chỉ dừng lại ở việc liệt kê, chưa đi sâu phân tích
làm rõ những chính sách của Nhà nước trên lĩnh vực đối ngoại. Đây là một trong
những vấn đề luận án cần giải quyết.
Thứ ba, một số công trình nghiên cứu về ngoại giao Việt Nam theo tư tưởng
Hồ Chí Minh.
“Ngoại giao Hồ Chí Minh lấy chí nhân thay cường bạo” [111] là nghiên cứu
khá chuyên sâu về tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh. Mở đầu, tác giả đã khẳng định
vai trò lịch sử của Hồ Chí Minh trong quan hệ quốc tế và làm nổi bật vai trò của
Người từ khi trở thành lãnh tụ cách mạng, người đứng đầu nhà nước Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa (DCCH), đồng thời cũng là người đặt nền móng cho nền ngoại giao
Việt Nam, đưa cách mạng Việt Nam thành công nối tiếp thành công. Đặc biệt, tác
giả đã đưa ra một số lý luận ngoại giao Hồ Chí Minh như nắm bắt thời cơ, dự báo
tình hình, chiến lược của những nước lớn, bước chuyển quan trọng của lịch sử Việt
Nam. Từ đó, khẳng định nắm bắt thời cuộc và thời cơ trong tư duy đối ngoại Hồ
Chí Minh là nhân tố quyết định đến thắng lợi của dân tộc.
“Vận dụng tư tưởng đối ngoại Hồ Chí Minh thời kỳ hội nhập quốc tế” [22] là
nghiên cứu tiêu biểu về tư tưởng đối ngoại Hồ Chí Minh. Trước hết, các tác giả đưa ra
vấn đề cho ngoại giao Việt Nam thời kỳ hội nhập quốc tế để thấy rõ sự cần thiết của
ngoại giao trong việc xử lý các mối quan hệ: giữa hội nhập với việc giữ gìn bản sắc dân
tộc; đảm bảo an ninh, ổn định, phát triển đất nước… Nội dung thứ hai, các tác giả đã đi
12
sâu phân tích vận dụng tư tưởng đối ngoại Hồ Chí Minh trong việc xử lý quan hệ với
các nước lớn, đảm bảo lợi ích dân tộc, đồng thời nhanh chóng hội nhập quốc tế sâu
rộng. Nội dung thứ ba của cuốn sách đã làm nổi bật phương pháp, phong cách và nghệ
thuật ngoại giao Hồ Chí Minh thông qua việc vận dụng quan điểm, phương pháp nhận
thức, nắm bắt thời cơ, ngoại giao tâm công và khẳng định dấu ấn ngoại giao Hồ Chí
Minh sẽ mãi mãi tỏa sáng và dẫn đường cho ngoại giao Việt Nam hiện đại.
“Ngoại giao Hồ Chí Minh đưa cách mạng Việt Nam vào quỹ đạo quan hệ
toàn cầu” của tác giả Nguyễn Phúc Luân [112] đã nghiên cứu những vấn đề chiến
lược, sách lược, yếu tố hình thành đường lối đối ngoại của Việt Nam theo tư tưởng
Hồ Chí Minh từ năm 1925 đến năm 1946 để làm rõ đường lối “hòa để tiến” với các
đế quốc, tranh thủ hòa hoãn để tập hợp lực lượng, mở rộng quan hệ quốc tế. Khép
lại nội dung chính của cuốn sách tác giả kết luận: “Trí tuệ Hồ Chí Minh đưa cách
mạng Việt nam vào quỹ đạo quan hệ toàn cầu, cùng những biến đổi thắng lợi của
thời đại, đã trở thành bài học vô giá cho thành công của sự nghiệp giành, giữ độc
lập và xây dựng đất nước Việt Nam “trăm lần to đẹp hơn xưa” [112, tr. 165].
“Những quan điểm nguyên tắc ứng xử trong quan hệ quốc tế của Chủ tịch
Hồ Chí Minh và sự vận dụng của Đảng trong tình hình mới”[167] đã nêu bật quan
điểm chỉ đạo của Hồ Chí Minh trong quan hệ quốc tế. Trong đó, quan điểm về hợp
tác bình đẳng và cùng có lợi của Hồ Chí Minh được tác giả đánh giá là một trong
những quan điểm mang tính quyết định trong quá trình hợp tác quốc tế. Đặc biệt,
tác giả nhấn mạnh quan điểm Hồ Chí Minh về hòa bình, thân thiện với tất cả các
nước “chính là nền tảng lý luận, là chiếc cầu trên con đường nhận thức đưa Việt
Nam bước vào thế giới hiện đại” [167, tr. 31]. Bên cạnh đó, tác giả Trần Minh
Trưởng cũng phân tích và làm rõ các nguyên tắc ứng xử của Hồ Chí Minh trong
một thế giới đầy biến động nhằm bảo vệ quyền lợi của quốc gia, dân tộc. Những
quan điểm, nguyên tắc của Hồ Chí Minh trong quan hệ quốc tế sẽ là những chỉ dẫn
quý báu cho Đảng, Nhà nước Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ chủ
quyền quốc gia, biển đảo hiện nay.
“Nguyên tắc, phương pháp ngoại giao Hồ Chí Minh và sự vận dụng của
Đảng ta” của các tác giả Nguyễn Thị Luận và Nguyễn Thị Thanh Nga [113], đã
khái quát cơ sở hình thành các nguyên tắc và phương pháp ngoại giao Hồ Chí Minh
13
dựa trên những giá trị cốt lõi của dân tộc, tinh hoa văn hóa Đông - Tây và chính
nhân tố chủ quan của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đặc biệt, tác giả đã làm nổi bật sáu
nguyên tắc và bốn phương pháp ngoại giao Hồ Chí Minh. Trong đó, tác giả nhấn
mạnh lợi ích dân tộc vẫn là lợi ích trước hết và trên hết của cách mạng Việt Nam;
độc lập, tự chủ là nguyên tắc xuyên suốt trong toàn bộ tư tưởng Hồ Chí Minh về đối
ngoại; hợp tác, hữu nghị và hòa bình là nền tảng lý luận, là “chiếc cầu nối” cho Việt
Nam trong quá trình hội nhập quốc tế. Trên cơ sở đó, tác giả đi làm rõ quá trình vận
dụng nguyên tắc, phương pháp ngoại giao Hồ Chí Minh trong thời kỳ đổi mới, qua
đó tổng hợp những thành tựu và kinh nghiệm trong thực hiện đường lối đối ngoại
của Đảng qua 30 năm đổi mới.
“Tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh” của tác giả Trần Thị Minh Tuyết [171]đã
nêu được những nội dung cơ bản nhất về tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh, đó là sự
gắn bó trong chỉnh thể hệ thống giữa tư tưởng với phương pháp và phong cách, giữa
tư tưởng với phong cách và đạo đức của Hồ Chí Minh. Tư tưởng đối ngoại của Người
“nổi bật ở quan điểm thực tiễn và nổi trội trong thực hành lý luận” [171, tr. 9], là một
hệ thống các tư tưởng toàn diện và sâu sắc. Nghiên cứu nội dung này, tác giả đã làm
rõ chiều sâu văn hóa, trí anh minh của người anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa
kiệt xuất Hồ Chí Minh và những giá trị to lớn trong tư tưởng của Người.
Ngoài ra, còn một số công trình tiêu biểu như: “Chiến lược đại đoàn kết Hồ
Chí Minh” của Phùng Hữu Phú; “Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc và
Mặt trận dân tộc thống nhất” do NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, ấn hành năm
1996; “Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết với vấn đề phát huy sức mạnh đại
đoàn kết toàn dân tộc trong thời kỳ mới” của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí
Minh; “Tư tưởng Hồ Chí Minh về đối ngoại - một số nội dung cơ bản”, của Chính
trị quốc gia, Hà Nội xuất bản năm 2005; “Hồ Chí Minh - Nhà tư tưởng lỗi lạc” của
NXB Lý luận chính trị, Hà Nội, năm 2005,…
Đây là nhóm công trình nghiên cứu với số lượng lớn, đa dạng về hình thức,
phương pháp tiếp cận. Song, chủ yếu phân tích những nội dung cơ bản trong tư
tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh và khẳng định vị trí, vai trò của tư tưởng ngoại giao
Hồ Chí Minh trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, là kim chỉ nam định hướng cho
mọi hoạt động đối ngoại. Do đó, các nghiên cứu ở khía cạnh Hồ Chí Minh học chưa
14
làm rõ chủ trương, chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước Việt Nam những năm
1976 - 1986. Vì vậy, tác giả luận án cần đi sâu phân tích, làm rõ những nội dung có
liên quan đến đề tài luận án. Những công trình nghiên cứu về tư tưởng ngoại giao
Hồ Chí Minh gợi mở nhiều vấn đề, là tiền đề quan trọng trong nhận thức của tác giả
khi triển khai các nội dung nghiên cứu có liên quan đến đề tài.
1.2. Nhóm công trình nghiên cứu liên quan về sự lãnh đạo hoạt động
ngoại giao của Đảng
Nghiên cứu sinh Nguyễn Đình Thực với đề tài“Chủ trương của Đảng Cộng sản
Việt Nam về quan hệ đối ngoại với ASEAN (1967 - 1995)”[146]đã trình bày chủ trương,
chính sách đối ngoại của Đảng trong quan hệ Việt Nam - ASEAN. Qua đó, nhấn mạnh
vai trò lãnh đạo của Đảng trong mặt trận đối ngoại góp phần vào việc xây dựng Đông
Nam Á thành khu vực hòa bình ổn định, hợp tác và phát triển. Đồng thời, tác giả đã đề
cập đến một số vấn đề tồn tại trong quá trình quan hệ Việt Nam - ASEAN.
Tác giả Nguyễn Thị Mai Hoa với đề tài “Chủ trương của Đảng Cộng sản
Việt Nam trong quan hệ với Trung Quốc từ năm 1975 đến năm 2001”[77]đã tập
trung làm rõ chủ trương của ĐCS Việt Nam trong quan hệ với Trung Quốc từ năm
1975 đến năm 2001. Thông qua đó, nêu lên những thành tựu, hạn chế trong quan hệ
hai nước dưới sự lãnh đạo của Đảng và rút ra những bài học kinh nghiệm. Phần
“chủ trương của Đảng trong quan hệ với Trung Quốc từ năm 1975 đến năm 1986”
được tác giả viết ở chương đầu tiên. Tác giả cho rằng: từ 1975 - 1978, “quan hệ
Việt Nam - Trung Quốc tuy bề mặt vẫn còn hữu nghị, song bên trong đã hé lộ
những rạn nứt” [77, tr.57]. Từ 1978 trở đi, “Trung Quốc sử dụng chính sách gây
căng thẳng với Việt Nam ở Đông Nam Á” [77, tr. 58], đặc biệt Trung Quốc đã sử
dụng “vấn đề Campuchia” để cô lập Việt Nam. Trước tình hình ấy, “Đảng và Nhà
nước ta luôn xác định phải củng cố đất nước, sẵn sàng đánh trả lại mọi âm mưu
thôn tính từ bên ngoài, giữ vững độc lập, chủ quyền, mặt khác, chúng ta kiên trì
quan điểm giải quyết những vướng mắc thông qua thương lượng, đối thoại hòa
bình, ứng xử thận trọng và kiềm chế” [77, tr. 58]. Giai đoạn này, quan hệ hai nước
không được ổn định, ĐCS Việt Nam đã nỗ lực tìm kiếm phương thức giảm thiểu
tình trạng căng thẳng, tiếp tục thúc đẩy tiến trình bình thường hóa với mong muốn
thiết lập lại quan hệ bình thường với Trung Quốc.
15
Nghiên cứu sinhLê Thị Tình với đề tài“Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo
hoạt động đối ngoại nhân dân từ năm 1986 đến năm 2006”[147]đã nghiên cứu một
cách có hệ thống quan điểm, đường lối và sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng đối với hoạt
động đối ngoại nhân dân từ 12 - 1986đến tháng 6 - 2006, luận án bước đầu làm rõ
thành quả, kinh nghiệm lãnh đạo hoạt động đối ngoại nhân dân trong những năm này.
Đề tài“Đảng lãnh đạo quá trình bình thường hóa và phát triển quan hệ của
Việt Nam với Hoa Kỳ (1976 - 2006)” của Nghiên cứu sinh Nguyễn Anh Cường [38]
đã nghiên cứu một cách hệ thống toàn diện quá trình bình thường hóa, phát triển
quan hệ hợp tác hai nước Việt Nam - Hoa Kỳ dưới sự lãnh đạo của ĐCS Việt Nam.
Luận án tập trung làm rõ quá trình bình thường hóa và phát triển quan hệ hai nước
trong thời gian từ năm 1976 đến năm 2006. Bên cạnh đó chỉ ra những thành tựu và
hạn chế trong quá trình bình thường hóa cũng như trong thời gian phát triển quan hệ
giữa hai nước. Đồng thời, rút ra một số kinh nghiệm trong quá trình lãnh đạo, chỉ
đạo của Đảng đối với việc thiết lập và đẩy mạnh quan hệ với Hoa Kỳ.
Ngoài ra, còn có các công trình chuyên khảo về chính sách đối ngoại của
Đảng và Nhà nước đã được công bố như: Nguyễn Xuân Sơn (1997), “Quan hệ
đối ngoại của các nước ASEAN”, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội; Nguyễn
Phúc Luân (chủ biên) (2005), “Ngoại giao Việt Nam trong cuộc đụng đầu lịch
sử”, NXB Công an nhân dân, Hà Nội; Nguyễn Khắc Huỳnh (2006), “Ngoại giao
Việt Nam phương sách và nghệ thuật đàm phán”, NXB Chính trị Quốc gia, Hà
Nội… Hầu hết các công trình nghiên cứu thuộc nhóm này mới chỉ dừng lại ở
việc đề cập đến một số khía cạnh như quan hệ hữu nghị, hợp tác của nhân dân
Việt Nam với nhân dân các nước, hoạt động viện trợ phi chính phủ nước ngoài ở
Việt Nam, hoạt động đối ngoại với một số nước khác trên thế giới như: Lào,
Trung Quốc, các nước ASEAN, Mỹ…
Bên cạnh đó, còn có một số bài viết đăng trên các báo, tạp chínhư:“Thử nhìn
lại chặng đường ngoại giao Việt Nam từ 1975”(Thu Nga), Tuần báo Quốc tế tháng
5 - 1994; “Quan hệ hợp tác Việt Nam - Lào từ 1977 đến 2003” (Vũ Công Quý), tạp
chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 3 - 2004; “Quan hệ đối ngoại Việt Nam trên chặng
đường 60 năm” (Vũ Dương Ninh), tạp chí Lịch sử Đảng số 8 - 2005; “Quan hệ
chính trị - ngoại giao Việt Nam - Lào giai đoạn 1975 - 1986” (Nguyễn Thị Phương
16
Nam), tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 3 - 2006; “Quan hệ đối ngoại Việt Nam
1975 - 1995 nhìn lại và suy nghĩ”, tạp chí Lý luận Chính trị số 4 - 2007; “Trao đổi
thêm về vấn đề nắm thời cơ trong hoạt động đối ngoại” (Vũ Dương Ninh), tạp chí
Nghiên cứu Quốc tế, số 6 - 2010… do khuôn khổ của một bài đăng trên tạp chí, nội
dung của các công trình này dừng lại dưới dạng khái quát. Nhiều công trình phản
ánh cùng một vấn đề như giải thích khái niệm, khái quát một số chủ trương của
Đảng về đối ngoại, chỉ ra những thành tựu và kinh nghiệm bước đầu. Tuy nhiên,
phương pháp tiếp cận còn thiên sang tính chất bộ phận, lĩnh vực đặc thù, thiếu sự
bao quát, rộng rãi vốn có của đối ngoại Việt Nam.
Tựu chung lại, tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
luận án, có thể nhận thấy: Các công trình nghiên cứu trên chỉ đi vào một số khía
cạnh của ngoại giao Việt Nam 1976 - 1986; vẫn còn rất nhiều vấn đề liên quan trực
tiếp, hoặc gián tiếp đến chủ trương, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước từ
năm 1976 đến năm 1986 chưa được làm sáng tỏ như: Những yếu tố quốc tế tác
động đến quan hệ đối ngoại Việt Nam; những dấu mốc quan trọng trong quan hệ
giữa Việt Nam với các nước lớn, các nước trong khu vực và các tổ chức quốc tế;
những chủ trương, chính sách cơ bản chính yếu nhất trong hoạt động đối ngoại của
Đảng và Nhà nước Việt Nam giai đoạn này, nhằm từng bước phá thế bao vây, cấm
vận, đưa đất nước thoát ra khỏi khủng hoảng kinh tế xã hội và làm tốt hai nhiệm vụ
chiến lược xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN; những hạn chế,
tồn tại của quan hệ đối ngoại Việt Nam thời kỳ này…
Như vậy, ngoài những nội dung chính được xác định trong mục đích nghiên
cứu, những khoảng trống trong nghiên cứu vừa liệt kê cũng là những nội dung mà
chúng tôi sẽ cố gắng bổ sung và làm rõ thêm.
1.3. Một số nhận xét, đánh giá về các công trình đƣợc khảo cứu và
những vấn đề luận án tập trung giải quyết
1.3.1. Khái quát kết quả của các công trình được khảo cứu
* Về phương pháp nghiên cứu và tư liệu
Các công trình nghiên cứu đã khảo cứu, các tác giả tiếp cận và giải quyết vấn
đề nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau - dưới góc độ lịch sử, lịch sử Đảng
Cộng sản Việt Nam.
17
Về phương pháp nghiên cứu, trong các tác phẩm, công trình nêu trên, các tác giả
chủ yếu sử dụng phương pháp lịch sử, lôgic, so sánh, tổng hợp... để trình bày, phân tích
các sự kiện lịch sử; từ đó, phục dựng bức tranh lịch sử về vấn đề nghiên cứu.
Một số công trình sử dụng các phương pháp nghiên cứu chuyên ngành và
liên ngành như phỏng vấn sâu, điền dã... một cách hiệu quả nhằm hoàn thành mục
đích nghiên cứu.
Một số công trình tiếp cận vấn đề nghiên cứu dưới góc độ lịch sử Đảng (chủ
yếu là các luận án), sử dụng các phương pháp tổng hợp, phân tích, lôgic - lịch sử...
để đưa ra những đánh giá, nhận xét và đúc rút kinh nghiệm lịch sử.
Về tư liệu, ngoài những tài liệu đã xuất bản, công bố, nhiều công trình đã
khai thác những tư liệu mới được công bố. Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu nước
ngoài cũng có những đóng góp lớn trong việc khai thác, sưu tầm và xử lý tư liệu.
* Về các nội dung nghiên cứu được giải quyết
Một là, những công trình nghiên cứu về đối ngoại nói chung và Đảng lãnh
đạo hoạt động đối ngoại nói riêng đã góp phần làm sáng tỏ chủ trương, chính sách
đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam giai đoạn 1976 - 1986; trên cơ sở đó, rút
ra những kinh nghiệm lịch sử phục vụ hiện tại.
Hai là, những công trình nêu trên mặc dù đã cung cấp cho nguồn tư liệu rất
lớn nhưng những công trình đó chủ yếu tập trung vào việc phân tích chính sách đối
ngoại của Đảng qua các thời kỳ, chỉ ra vai trò, sự lãnh đạo của Đảng về lĩnh vực đối
ngoại. Tuy nhiên, chưa có một công trình nào trình bày dưới góc độ Lịch sử Đảng
nghiên cứu về Đảng lãnh đạo hoạt động đối ngoại giai đoạn 1976 - 1986.
1.3.2. Những vấn đề luận án tập trung giải quyết
Thứ nhất,giai đoạn sau năm 1975, Việt Nam vừa giành được thắng lợi trong
cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược, nền kinh tế có điểm xuất phát thấp,
chịu hậu quả chiến tranh nặng nề và bị chủ nghĩa đế quốc bao vây, cấm vận. Để đưa
đất nước vượt qua khó khăn, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh
thổ, ĐCS Việt Nam đã thực hiện nhiều hoạt động đối ngoại tích cực. Do đó, nghiên
cứu làm sáng tỏ chủ trương đối ngoại của Đảng từ năm 1976 đến năm 1986 dưới
góc độ Lịch sử Đảng là vấn đề mang ý nghĩa khoa học, qua đó tái hiện lại bức tranh
lịch sử đối ngoại của Việt Nam trong thời gian này.
18
Thứ hai, làm rõ quá trình Đảng chỉ đạo hoạt động đối ngoại từ năm 1976 đến
năm 1986. Trong đó, nghiên cứu về bối cảnh và những yếu tố tác động đến chủ
trương, chính sách đối ngoại của Đảng là vấn đề cần nghiên cứu để làm rõ những
thay đổi, điều chỉnh, bổ sung trong đường lối đối ngoại của Đảng với từng quốc gia,
tổ chức trong khu vực và thế giới.
Thứ ba,rút ra nhận xét về ưu điểm, hạn chế cũng như những kinh nghiệm của
ĐCS Việt Nam trong quá trình lãnh đạo hoạt động đối ngoại từ năm 1976 đến năm
1986. Chính vì vậy, nghiên cứu về đối ngoại luôn là vấn đề được các nhà khoa học
quan tâm. Đã có không ít những công trình trong và ngoài nước nghiên cứu về hoạt
động đối ngoại và cũng không ít những tác phẩm, những đề tài nghiên cứu về Đảng
lãnh đạo hoạt động đối ngoại từ năm 1976 đến năm 1986. Mỗi công trình, tác phẩm
lại có góc độ tiếp cận khác nhau, thể hiện nhận thức và sự lựa chọn vấn đề nghiên
cứu của các tác giả. Nhưng đó đều là những nguồn tài liệu đáng quý, cung cấp cho
đề tài những tư liệu lịch sử chân thực, độ tin cậy cao, giúp ích rất lớn cho người
nghiên cứu trong quá trình hoàn thành luận án. Đồng thời, góp phần khỏa lấp một
số khoảng trống nghiên cứu phù hợp với đề tài của luận án được tiếp cận dưới góc
độ Lịch sử ĐCS Việt Nam.
19