Tải bản đầy đủ (.pdf) (181 trang)

Quan hệ trung quốc – lào từ năm 2000 đến nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 181 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------------------------------------

TRẦN THỊ HẢI YẾN

QUAN HỆ TRUNG QUỐC - LÀO
TỪ NĂM 2000 ĐẾN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUỐC TẾ HỌC

Hà Nội – 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------------------------------------

TRẦN THỊ HẢI YẾN

QUAN HỆ TRUNG QUỐC - LÀO
TỪ NĂM 2000 ĐẾN NAY

Chuyên ngành: Quan hệ Quốc tế
Mã số:

62 31 02 06

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUỐC TẾ HỌC

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG:



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

GS.TS TẠ QUANG MINH

1. PGS. TS. TRẦN ANH VŨ
2. PGS. TS. DƯƠNG VĂN HUY

Hà Nội – 2019


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận án tiến sĩ “Quan hệ Trung Quốc – Lào từ năm 2000
đến nay” là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi, có sự hỗ trợ từ
tập thể giáo viên hướng dẫn là PGS. TS. Trần Anh Vũ và PGS. TS. Dương Văn Huy.
Những thông tin, số liệu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét và đánh giá được
nghiên cứu sinh thu thập từ nhiều nguồn khác nhau, có nguồn gốc rõ ràng, thể hiện
trong phần Tài liệu tham khảo. Các kết quả nghiên cứu trong luận án do tôi tìm
hiểu, phân tích một cách trung thực, khách quan. Các kết quả này chưa từng được
công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác.

Nghiên cứu sinh

Trần Thị Hải Yến


LỜI CẢM ƠN

Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS. Trần Anh Vũ, PGS. TS.

Dương Văn Huy đã tận tình chỉ dạy và hướng dẫn em trong quá trình làm
Luận án. Cảm ơn các Thầy đã luôn động viên và tiếp lửa đam mê khoa học
cho em, để em có thể hoàn thành tốt nhất Luận án theo khả năng của mình.
Em cũng xin được gửi lời cảm ơn tới GS.TS. Hoàng Khắc Nam và các
thầy cô trong Khoa Quốc tế học – Trường Đại học KHXH & NV đã giảng
dạy và tạo mọi điều kiện tốt nhất có thể, giúp em hoàn thành Luận án được
thuận lợi nhất.
Em xin được gửi lời tri ân tới Lãnh đạo Viện Nghiên cứu Trung Quốc,
GS. TS. Đỗ Tiến Sâm đã tư vấn, gợi mở và tạo điểu kiện tốt nhất để em có thể
triển khai và hoàn thành Luận án.
Em xin chân thành cảm ơn Phòng đào tạo sau Đại học, Trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để em hoàn
thành Luận án.
Nghiên cứu sinh

Trần Thị Hải Yến


MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.......................................................................... 4
DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................. 6
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 7
1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 7
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................. 8
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................. 9
4. Phương pháp nghiên cứu......................................................................... 10
4.1. Cách tiếp cận: ................................................................................. 10
4.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................. 10
5. Đóng góp của Luận án ............................................................................ 11

6. Nguồn tài liệu tham khảo ........................................................................ 11
7. Bố cục của Luận án ................................................................................. 12
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ............................. 13
1.1. Những nghiên cứu về chính sách đối ngoại của Trung Quốc .............. 13
1.1.1. Những công trình nghiên cứu của học giả trong nước ................. 13
1.1.2. Những công trình nghiên cứu của học giả nước ngoài ................ 15
1.2. Những nghiên cứu về chính sách đối ngoại của Lào ........................... 18
1.2.1. Những công trình nghiên cứu của học giả trong nước ................. 18
1.2.2. Những công trình nghiên cứu của học giả nước ngoài ................ 19
1.3. Những nghiên cứu về quan hệ Trung Quốc – Lào............................... 20
1.3.1. Những nghiên cứu về vị trí chiến lược của Lào trong quan hệ với
Trung Quốc và mục đích của Trung Quốc trong quan hệ với Lào ......... 20
1.3.2. Những nghiên cứu về chỉnh thể quan hệ Trung Quốc – Lào ........ 23
1.3.3. Những nghiên cứu về quan hệ kinh tế Trung Quốc – Lào ........... 27

1


1.3.4. Những nghiên cứu về vấn đề Hoa Kiều và lĩnh vực văn hóa giáo
dục ........................................................................................................... 31
1.4. Một số nhận xét .................................................................................... 33
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ QUAN HỆ TRUNG QUỐC – LÀO TỪ NĂM 2000
ĐẾN NAY ....................................................................................................... 36
2.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................ 36
2.1.1. Khái niệm về nước lớn – nước nhỏ và quan hệ nước lớn – nước
nhỏ ........................................................................................................... 36
2.1.2. Quan hệ nước lớn – nước nhỏ trong các lý thuyết quan hệ quốc tế
................................................................................................................. 38
2.1.3. Phản ứng của các nước nhỏ trong quan hệ với các nước lớn ...... 41
2.2. Cơ sở thực tiễn ..................................................................................... 43

2.2.1. Cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn dẫn tới nhu cầu mở rộng
ảnh hưởng của Trung Quốc .................................................................... 43
2.2.2. Sự phát triển của ASEAN và sự hiện diện ngày càng lớn của Trung
Quốc ở khu vực Đông Nam Á.................................................................. 52
2.2.3. Sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Trung Quốc .................. 59
2.2.4. Vị trí của Lào trong chiến lược phát triển của Trung Quốc......... 64
2.2.5. Nhu cầu của Lào trong quá trình gia tăng quan hệ với Trung Quốc
................................................................................................................. 66
2.2.6. Nhân tố Việt Nam và Thái Lan...................................................... 67
2.2.7. Nhân tố lịch sử quan hệ Trung Quốc – Lào.................................. 71
Tiểu kết chương 2........................................................................................ 74
CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG QUAN HỆ TRUNG QUỐC – LÀO TỪ
NĂM 2000 ĐẾN NAY ................................................................................... 76
3.1. Trên lĩnh vực chính trị.......................................................................... 76

2


3.1.1. Giai đoạn 2000-2009 .................................................................... 76
3.1.2. Giai đoạn 2009 đến nay ................................................................ 80
3.2. Trên lĩnh vực kinh tế ............................................................................ 85
3.2.1.Về quan hệ thương mại hàng hóa .................................................. 86
3.2.1.1. Thương mại song phương chính ngạch ................................. 86
3.2.1.2. Thương mại biên giới ............................................................. 89
3.2.2. Về đầu tư trực tiếp của Trung Quốc tại Lào ................................. 93
3.3. Trên lĩnh vực an ninh - quốc phòng ................................................... 103
3.4. Trên lĩnh vực văn hóa – xã hội, giáo dục – đào tạo và du lịch .......... 108
3.4.1.Về giao lưu văn hóa – xã hội ....................................................... 108
3.4.2. Về trao đổi giáo dục – đào tạo.................................................... 112
3.4.3. Về hợp tác du lịch ....................................................................... 116

Tiểu kết chương 3...................................................................................... 117
CHƯƠNG 4 ĐÁNH GIÁ VỀ QUAN HỆ TRUNG QUỐC - LÀO ......... 119
4.1. Đặc điểm quan hệ Trung Quốc – Lào giai đoạn từ 2000 đến nay ..... 119
4.2. Tác động của quan hệ Trung Quốc - Lào .......................................... 125
4.2.1. Tác động đến Trung Quốc .......................................................... 125
4.2.2. Tác động đến Lào ........................................................................ 129
4.2.3. Tác động đến Việt Nam và quan hệ Việt - Lào ........................... 133
4.2.5. Tác động đến ASEAN và Thái Lan ............................................ 136
4.3. Xu hướng quan hệ Trung Quốc - Lào ................................................ 138
4.3.1. Thuận lợi và khó khăn trong sự tiến triển quan hệ Trung Quốc Lào ......................................................................................................... 138
4.3.2. Những kịch bản chính trong quan hệ Trung Quốc – Lào thời gian
tới........................................................................................................... 140

3


4.4. Gợi mở khuyến nghị đối với Việt Nam ............................................. 142
Tiểu kết chương 4...................................................................................... 147
KẾT LUẬN .................................................................................................. 148
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN ........................................................................................... 151
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 152
PHỤ LỤC ..................................................................................................... 170

4


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TT
1


Từ viết tắt
ADB

Tiếng Anh
Asia Development Bank

Tiếng Việt
Ngân hàng Phát triển châu
Á

2

3

4

5

6

ADMM

AIIB

APEC

ASEAN

BRI


ASEAN Defence

Hội nghị Bộ trưởng Quốc

Ministers Meeting

phòng ASEAN

Asian Infrastructure

Ngân hàng đầu tư cơ sở hạ

Investment Bank

tầng châu Á

Asia Pacific Economic

Diễn đàn Hợp tác kinh tế

Cooperation

Châu Á Thái Bình Dương

Association of Southeast

Hiệp hội các quốc gia Đông

Asian Nations


Nam Á

Belt and Road Initiative

Sáng kiến Vành đai con
đường

7

Châu Á - TBD

Asia Pacific

Châu Á – Thái Bình Dương

8

CHDCND Lào

Lao People’s Democratic

Cộng hòa Dân chủ Nhân

Republic

dân Lào

CHND Trung


People’s Republic of

Cộng hoà Nhân dân Trung

Hoa

China

Hoa (Trung Quốc)

10

EEU

Eurasian Economic Union Liên minh kinh tế Á – Âu

11

EEC

European Economic

9

Cộng đồng kinh tế châu Âu

Community
12

FDI


Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài

13

GMS

Greater Mekong

5

Tiểu vùng Sông Mekong


14

15

LMC

LMI

Subregion

Mở rộng

Lancang Mekong

Hợp tác Lan Thương


Cooperation

Mekong

Lower Mekong Initiative

Sáng kiến hạ nguồn sông
Mekong

16

MGC

Mekong – Ganga

Hợp tác sông Mekong –

Cooperation

sông Hằng

17

NDT

Renminbi

Nhân dân tệ

18


SRF

Silk Road Fund

Quỹ con đường tơ lụa

19

TPP

Trans-Pacific Partnership

Hiệp định Đối tác xuyên

Agreement

Thái Bình Dương

20

TTXVN

Thông tấn xã Việt Nam

21

WB

World Bank


Ngân hàng Thế giới

22

USD

US Dollar

Đô la Mỹ

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Thống kê kim ngạch thương mại Trung Quốc – Lào giai đoạn 19912000…………………………………………………….……………………… tr. 73
Bảng 2.2: Đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Lào giai đoạn 1991-2000….... tr. 73
Bảng 3.1: Tổng kim ngạch thương mại song phương Trung Quốc – Lào giai đoạn
2000-6/2019 ……………………………………………………………………tr. 86
Bảng 3.2: Kim ngạch thương mại Vân Nam - Lào giai đoạn 20002017……………………………………………………………………………. tr. 91

6


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Về ý nghĩa khoa học, trong thời kỳ cải cách mở cửa, Trung Quốc theo đuổi
chính sách “giấu mình chờ thời”, ưu tiên được dành cho phát triển kinh tế. Bắt đầu
thời kỳ của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào, Trung Quốc đã trỗi dậy trên mọi lĩnh vực và
ngày càng thể hiện mong muốn khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế. Đặc
biệt dưới thời của Chủ tịch Tập Cận Bình, Trung Quốc đã trở nên chủ động hơn, thể
hiện bằng việc đưa ra những sáng kiến trên cả bình diện khu vực và toàn cầu. Sự

chủ động này được thúc đẩy bởi ý thức mạnh mẽ về “sự phục hưng vĩ đại của dân
tộc Trung Hoa”. Những khái niệm trong lĩnh vực đối ngoại như “quan hệ quốc tế
kiểu mới”, “cộng đồng chung vận mệnh” đã được Trung Quốc đưa ra và nỗ lực
quảng bá như những khái niệm chi phối trong khu vực và quốc tế. Trong đó, mối
quan hệ giữa Trung Quốc với các nước nhỏ được coi là một đóng góp quan trong
trong việc hình thành cộng đồng chung vận mệnh. Mối quan hệ bất đối xứng này
cho phép Trung Quốc có nhiều lợi thế trong việc gia tăng ảnh hưởng với các nước
nhỏ, là cơ sở cho việc xây dựng “mô hình đồng thuận Bắc Kinh”.
Quan hệ Trung Quốc – Lào là mối quan hệ bất đối xứng điển hình, và có thể
được đánh giá là một trong những mối quan hệ kiểu mẫu giữa Trung Quốc với các
nước nhỏ. Chính vì vậy, nghiên cứu quan hệ Trung Quốc – Lào có thể cung cấp một
cái nhìn tương đối toàn diện về cách thức Trung Quốc sử dụng trong quan hệ với
các nước nhỏ. Đồng thời, thông qua trường hợp của Lào cũng có thể đánh giá được
một trong những lựa chọn của những nước nhỏ trong mối quan hệ với Trung Quốc.
Điều này tạo nên những ý nghĩa khoa học nhất định trong lĩnh vực nghiên cứu quan
hệ quốc tế.
Về ý nghĩa thực tiễn, Lào và Trung Quốc là hai nước láng giềng có những
mối quan hệ lịch sử hết sức chặt chẽ với Việt Nam. Với những thay đổi trong bối
cảnh quốc tế, khu vực, quan hệ Việt – Trung, Việt – Lào, Trung - Lào cũng đang có
những biến đổi sâu sắc. Việc Trung Quốc gia tăng ảnh hưởng tại Lào đã cạnh tranh
trực tiếp với ảnh hưởng truyền thống của Việt Nam tại nước này. Điều này cũng
7


góp phần không nhỏ trong việc “làm xói mòn” quan hệ đặc biệt Việt – Lào. Không
chỉ vậy, việc Trung Quốc muốn “lôi kéo” Lào ủng hộ Trung Quốc trong các vấn đề
khu vực và quốc tế sẽ gây ra những tác động tiêu cực cho Việt Nam, đặc biệt trong
vấn đề tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông và an ninh biên giới Việt – Lào. Bên
cạnh đó, quan hệ Việt – Trung trong bối cảnh mới vẫn còn tồn tại nhiều nút thắt,
hợp tác song song với đấu tranh vẫn là dòng chảy chính trong cục diện chung của

mối quan hệ này. Những khó khăn trong quan hệ với Trung Quốc, cùng với những
sức ép mà nước này tạo ra thông qua quốc gia láng giềng phía Tây của Việt Nam,
đặt ra yêu cầu về những điều chỉnh trong chính sách đối ngoại của nước ta đối với 2
quốc gia láng giềng này. Chính vì vậy, việc nghiên cứu mối quan hệ Trung Quốc –
Lào sẽ góp phần là cơ sở khoa học cho quá trình Việt Nam hoạch định chính sách
nhằm xử lý mối quan hệ Việt – Lào, Việt – Trung.
Về tính cấp thiết, trong bối cảnh có nhiều biến động tại khu vực châu Á –
TBD, ASEAN đang nỗ lực thực hiện xây dựng một cộng đồng, khẳng định vai trò
trung tâm của tổ chức này. Việc Trung Quốc sử dụng cách tiếp cận “xé rào” đối với
ASEAN, khiến tổ chức này đứng trước những thách thức về việc cân bằng giữa lợi
ích quốc gia và lợi ích chung của tổ chức. Ngoài ra, các nước lớn cũng đang thực
hiện những chính sách riêng tại khu vực Đông Nam Á tạo nên sự cạnh tranh quyết
liệt giữa các cường quốc, khiến khu vực này trở thành một trong những điểm nóng
trong bài toán tranh giành quyền lực. Những chuyển động khu vực cũng khiến cho
việc nghiên cứu quan hệ đối ngoại giữa Trung Quốc với các nước Đông Nam Á,
trong đó có Lào trở nên vô cùng cấp thiết nhằm lý giải bản chất chiến lược gia tăng
ảnh hưởng của Trung Quốc tại khu vực.
Chính vì nghiên cứu mối quan hệ Trung Quốc - Lào vừa có ý nghĩa khoa học,
vừa có ý nghĩa thực tiễn, lại mang tính cấp thiết, nên học viên đã lựa chọn đề tài cho
Luận án tiến sĩ của mình là: Quan hệ Trung Quốc - Lào từ năm 2000 đến nay.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu

8


1) Làm rõ bản chất mối quan hệ Trung Quốc – Lào để thấy được những tính
toán chiến lược của hai nước trong việc gia tăng quan hệ
2) Làm rõ chiến lược của Trung Quốc đối với các nước nhỏ, đang phát triển
thông qua trường hợp của Lào.

3) Bước đầu đưa ra những dự báo xu hướng quan hệ Trung Quốc – Lào thời
gian tới và gợi mở kiến nghị đối với Việt Nam
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu trên, Luận án sẽ tập trung vào các nhiệm vụ nghiên
cứu sau:
1) Phân tích các cơ sở lí luận và những nhân tố cơ bản tác động tới quan hệ
Trung Quốc – Lào từ năm 2000 đến nay.
2) Phân tích diễn tiến trong quan hệ Trung Quốc - Lào trên một số lĩnh vực
chủ chốt (chính trị, kinh tế, an ninh-quốc phòng, và văn hóa-xã hội). Đặc biệt, do
dung lượng có giới hạn, trong các lĩnh vực chủ chốt này, Luận án xin được lựa chọn
những vấn đề mà Luận án cho là nổi bật trong mỗi lĩnh vực để tiến hành phân tích.
3) Đánh giá mối quan hệ Trung Quốc – Lào từ năm 2000 đến nay và làm rõ
những tác động của mối quan hệ này tới các nhân tố liên quan, đồng thời đưa ra xu
hướng và các kịch bản của quan hệ Trung Quốc – Lào trong tương lai.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu: Quá trình vận động của quan hệ Trung Quốc - Lào
* Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi thời gian nghiên cứu: Luận án tập trung phân tích quan hệ Trung
Quốc - Lào từ năm 2000 đến nay. Năm 2000 là năm nguyên thủ hai nước đã thực
hiện những chuyến thăm viếng lẫn nhau mang tính lịch sử, tạo động lực mới cho sự
phát triển nhanh chóng của quan hệ hai nước. Cũng trong năm này, qua chuyến
thăm của Chủ tịch Trung Quốc đầu tiên đến Lào, tuyên bố chung về việc xác định
quan hệ hợp tác toàn diện đã chính thức được hai bên thống nhất đưa ra. Mốc thời

9


gian còn lại là “đến nay”, Luận án sẽ cố gắng bổ sung và cập nhật những số liệu và
diễn biến mới nhất cho đến khi Luận án được chính thức hoàn thành.
- Phạm vi nội dung nghiên cứu: Quan hệ Trung Quốc – Lào trên các lĩnh vực

chính trị, kinh tế, an ninh – quốc phòng, văn hóa – xã hội, tập trung trong quan hệ
song phương.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Cách tiếp cận:
Luận án nhìn nhận mối quan hệ Trung Quốc - Lào bằng cách đặt Trung Quốc
và Lào trong hệ thống quan hệ quốc tế của khu vực, mối quan hệ này sẽ chịu những
tác động cũng như những ảnh hưởng đến từ cục diện khu vực, đồng thời bản thân
mối quan hệ này cũng có những tác động ngược trở lại đối với khu vực. Bên cạnh
đó, do đây là một mối quan hệ bất đối xứng giữa một nước lớn và một nước nhỏ,
nên Luận án sẽ nhìn nhận vấn đề nghiên cứu dưới góc độ Trung Quốc chủ động
nhiều hơn trong việc gia tăng mối quan hệ và qua đó đưa ra những phản ứng của
Lào.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng các phương pháp chung của ngành khoa học xã hội như
phân tích, tổng hợp, so sánh. Ngoài ra, Luận án cũng sử dụng các phương pháp
mang tính đặc thù của chuyên ngành quan hệ quốc tế để giải quyết vấn đề cần
nghiên cứu. Luận án sử dụng phương pháp phân tích chính sách đối ngoại, cụ thể ở
đây là chính sách ngoại giao láng giềng của Trung Quốc với Đông Nam Á, từ đó
đưa ra được chính sách của Trung Quốc đối với Lào. Luận án sử dụng lý thuyết
trong quan hệ quốc tế, trong đó tập trung vào những lý thuyết chính như: quyền lực,
lợi ích quốc gia, lý thuyết phụ thuộc, phản ứng của nước nhỏ với nước lớn, để thấy
rõ bản chất của mối quan hệ Trung Quốc – Lào.
Ngoài ra, luận án cũng được sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học
khác như phương pháp lịch sử, phương pháp hệ thống, phương pháp quan sát;
phương pháp nghiên cứu tài liệu; phương pháp phân tích tác động.... Do tính chất

10


liên ngành, đa ngành của khoa học xã hội nói chung và nghiên cứu quan hệ quốc tế

nói riêng nên những phương pháp nghiên cứu kể trên sẽ được kết hợp và vận dụng
trong luận án một cách linh hoạt.
5. Đóng góp của Luận án
- Đóng góp về mặt khoa học: Luận án đã cung cấp một cách tiếp cận về quan
hệ bất đối xứng giữa nước lớn và nước nhỏ có chung đường biên giới, có chung mô
hình xã hội chủ nghĩa nhưng lại không có những tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ.
Đặc biệt, nghiên cứu quan hệ Trung Quốc - Lào sẽ cung cấp cách nhìn nhận về
phương thức nước này sử dụng trong quan hệ với các nước nhỏ khác.
- Đóng góp về mặt thực tiễn: Đây là một hướng nghiên cứu tuy không phải là
quá mới nhưng vẫn còn nhiều vấn đề khoa học cần phải làm rõ. Trong bối cảnh Việt
Nam đang gia tăng và củng cố quan hệ toàn diện và sâu sắc với các quốc gia láng
giềng, việc nghiên cứu quan hệ Trung Quốc - Lào cần được tiến hành một cách hệ
thống và toàn diện. Luận án làm rõ thực chất mối quan hệ Trung Quốc - Lào trên
các phương diện, coi đây là một mảnh ghép trong chiến lược của Trung Quốc đối
với khu vực. Qua việc phân tích các nội dung nêu trên, Luận làm rõ hệ luỵ mối quan
hệ này đối với Lào và những tác động đối với Việt Nam và khu vực.
- Về mặt lí luận, luận án đóng góp thêm cơ sở lí luận cho việc phân tích quan
hệ song phương, đặc biệt là quan hệ giữa nước lớn và nước nhỏ, cụ thể ở đây là
nước lớn đang phát triển và nước nhỏ.
- Về mặt tư liệu, luận án góp phần hệ thống hoá và cập nhật tư liệu về quan hệ
Trung Quốc – Lào từ năm 2000 đến nay trên các lĩnh vực.
- Luận án là tài liệu tham khảo cho sinh viên, học viên cao học và những
người nghiên cứu về Trung Quốc và Lào nói chung và quan hệ Trung Quốc - Lào
nói riêng.
6. Nguồn tài liệu tham khảo
Nguồn tài liệu phục vụ cho nghiên cứu của Luận án bao gồm hai nhóm chính:

11



Nhóm thứ nhất: Tài liệu sơ cấp (tài liệu gốc hay nguồn tư liệu) bao gồm các
văn kiện của Chính phủ hai nước Trung Quốc và Lào: các Hiệp định, Hiệp ước,
Tuyên bố chung, phát biểu của lãnh đạo hai Nhà nước, hai chính phủ…được đăng
tải chính thức trên website của Bộ Ngoại giao, Chính phủ hai nước, hoặc website cơ
quan phát ngôn của Nhà nước, Chính phủ hai nước.
Nhóm thứ hai: Tài liệu thứ cấp (các công trình nghiên cứu đã công bố) bao
gồm các báo cáo tổng hợp, tài liệu đánh giá của các bộ ngành Trung Quốc, Lào,
Việt Nam; Các công trình nghiên cứu, bài viết nghiên cứu, kỉ yếu hội thảo của các
học giả trong nước và ngoài nước liên quan tới Trung Quốc-ASEAN, Lào, Trung
Quốc được viết hoặc dịch ra bằng tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Trung Quốc.
7. Bố cục của Luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, Luận án được
kết cấu theo 4 chương với nội dung chính như sau:
Chương 1: Tổng quan lịch sử nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở quan hệ Trung Quốc – Lào từ năm 2000 đến nay
Chương 3: Thực trạng quan hệ Trung Quốc – Lào từ năm 2000 đến nay
Chương 4: Đánh giá về quan hệ Trung Quốc - Lào

12


CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU
Quan hệ Trung Quốc – Lào là một phần trong quan hệ đối ngoại của Trung
Quốc và Lào; bị chi phối bởi chính sách đối ngoại của mỗi nước. Việc đánh giá tình
hình nghiên cứu của vấn đề sẽ giúp Luận án có được cái nhìn toàn diện đối với vấn
đề nghiên cứu. Trong chương này, Nghiên cứu sinh đã điểm qua những công trình
nghiên cứu bằng tiếng Anh, tiếng Trung và tiếng Việt của các nhà nghiên cứu, học
giả trong và ngoài nước xoay quanh quan hệ Trung Quốc - Lào. Trên cơ sở khái
quát những nội dung chính của các công trình nghiên cứu có giá trị, phù hợp với đề
tài nghiên cứu, Luận án rút ra một số nhận xét, xác định những vấn đề, lĩnh vực có

giá trị tham khảo; đồng thời chỉ ra những “khoảng trống” trong nghiên cứu mà Luận
án có thể góp phần giải quyết các vấn đề này.
1.1. Những nghiên cứu về chính sách đối ngoại của Trung Quốc
1.1.1. Những công trình nghiên cứu của học giả trong nước
Các công trình của học giả trong nước chủ yếu tiếp cận vấn đề theo hai
hướng chính: một là nhìn nhận chính sách đối ngoại Trung Quốc dưới góc độ lịch
sử, từ đó đưa ra những đánh giá nhận xét về những thay đổi của vấn đề này theo
từng giai đoạn; hai là tập trung đi vào những nội dung nhỏ hơn trong chính sách đối
ngoại của Trung Quốc như ngoại giao nước lớn, ngoại giao láng giềng… “Sự điều
chỉnh tư duy và hành động chiến lược đối ngoại của Trung Quốc từ năm 1949 đến
nay” của học giả Trần Khánh đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc số 5 năm
2014; “Ngoại giao Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa 30 năm cải cách mở cửa (19782008)” xuất bản tại Nhà xuất bản Khoa học Xã hội năm 2009 và “Ngoại giao
Trung Quốc trong quá trình trỗi dậy và những vấn đề đặt ra cho Việt Nam” xuất
bản tại Nhà xuất bản Từ điển Bách Khoa năm 2014 của Lê Văn Mỹ, “Điều chỉnh
chiến lược đối ngoại của Trung Quốc từ sau Đại hội XVIII Đảng cộng sản” của học
giả Nguyễn Huy Quý trên Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc số 6 năm 2015 là những
công trình đi theo hướng tiếp cận thứ nhất. Các công trình này đã phân tích những
điều chỉnh, những thay đổi của đối ngoại Trung Quốc trong từng giai đoạn kể từ khi
thành lập nước, và đặc biệt nhấn mạnh từ giai đoạn cải cách mở cửa tới nay. Các tác
13


giả cho rằng, chính sách đối ngoại của Trung Quốc nếu như ở giai đoạn 1950-1960
là cách tiếp cận dưới sự đấu tranh giai cấp, giai đoạn cải cách mở cửa là chủ nghĩa
dân tộc và thực dụng thì giai đoạn từ thập niên 90 của thế kỷ XX là chủ nghĩa dân
tộc kết hợp với ngoại giao nước lớn. Trong giai đoạn hiện nay, chính sách đối ngoại
của Trung Quốc được xây dựng dựa trên lợi ích quốc gia – dân tộc và bị chi phối
bởi chủ nghĩa hiện thực mang màu sắc Trung Quốc. “Trong đó, khát vọng trở về địa
vị vượt trội, quốc gia “trung tâm Thiên hạ” đã, đang và sẽ vẫn là sợ chỉ đỏ xuyên
suốt, gắn kết các lực lượng trong nước, chi phối đường lối đối ngoại của Trung

Quốc.” [Trần Khánh, 2014, tr.37]. Đặc biệt, từ sau Đại hội XVIII ĐCS Trung Quốc,
nước này đã có những điều chỉnh mạnh mẽ hơn trong đường lối đối ngoại của mình.
Các công trình nghiên cứu chỉ ra rằng, ngoại giao Trung Quốc đã chuyển từ “thế
thủ” sang “thế công” với một phong cách táo bạo, quyết đoán nhưng linh hoạt, đặc
biệt ngoại giao kinh tế được sử dụng làm mũi tiên phong nhằm gắn kết với ngoại
giao chính trị. Những điều chỉnh này nhằm phục vụ cho quá trình thực hiện “giấc
mộng Trung Hoa” trong bối cảnh mới.
Đối với hướng nghiên cứu về ngoại giao láng giềng, Luận án tập trung vào
những công trình nghiên cứu chính sách và quan hệ của Trung Quốc với khu vực
Đông Nam Á, có liên quan trực tiếp tới quá trình thực hiện Luận án. Công trình
“Chính sách của Trung Quốc đối với Đông Nam Á từ sau Đại hội 18” của tác giả
Nguyễn Thu Mỹ trên Tạp chí Đối ngoại số 7 năm 2015 và “Chính sách của Trung
Quốc với khu vực Đông Nam Á: những thuận lợi và thách thức” của tác giả Đinh
Hiền Lương trên Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc số 9 năm 2017 là những công
trình tiêu biểu, tập trung vào phân tích chính sách của Trung Quốc đối với khu vực
Đông Nam Á, trong đó khẳng định tầm quan trọng của Đông Nam Á trong chiến
lược khu vực của Trung Quốc trên mọi lĩnh vực như: kinh tế, an ninh, văn hóa…
Đặc biệt, đặt trong bối cảnh Trung Quốc đang tích cực triển khai sáng kiến “Vành
đai con đường”, Đông Nam Á trở thành đối tác chiến lược không thể thiếu của đại
chiến lược này và là nhân tố chính dẫn đến thành công của con đường tơ lụa trên
biển. Từ những góc độ tiếp cận vấn đề như vậy, các tác giả đưa ra những kết luận về

14


chính sách của Trung Quốc đối với Đông Nam Á, bao gồm: ràng buộc ASEAN với
Trung Quốc trên các phương diện, từ đó không chỉ phục vụ cho quá trình bảo vệ lợi
ích của Trung Quốc ở khu vực mà còn thực hiện những tham vọng quốc tế lớn hơn
của nước này trong quá trình vươn lên thành cường quốc toàn cầu. Tuy nhiên, để
đánh giá sự thành công trong chính sách đối với Đông Nam Á của Trung Quốc, cơ

bản phụ thuộc vào chính việc Trung Quốc xử lý những mâu thuẫn nội tại trong mục
tiêu đối nội và đối ngoại của nước này.
1.1.2. Những công trình nghiên cứu của học giả nước ngoài
Nghiên cứu về chính sách đối ngoại của Trung Quốc là một trong những đề
tài thu hút sự quan tâm của các học giả nước ngoài, chính vì vậy số lượng các công
trình là tương đối lớn. Tuy nhiên, Luận án chỉ tổng quan lại một số những nghiên
cứu tiêu biểu. Đối với chính sách đối ngoại Trung Quốc trong giai đoạn hiện nay,
hầu hết các nghiên cứu đều cho rằng ngoại giao Trung Quốc đã chuyển từ “giấu
mình chờ thời” sang “chủ động đi đầu”, đồng thời coi trọng hơn ngoại giao với các
nước láng giềng. Đặc biệt, các tác giả nhấn mạnh đến sự thay đổi trong chính sách
đối ngoại của Trung Quốc dưới thời Tập Cận Bình: đó là trở nên quyết đoán và chủ
động hơn trong các mối quan hệ cũng như trong việc đòi hỏi quyền lợi. Công trình
“China’s Asia Strategy under President Xi Jinping” (Chiến lược đối với châu Á của
Trung Quốc dưới thời Chủ tịch Tập Cận Bình) của Avinash Godbole đăng trên
Strategic Analysis Review số 39 năm 2015 hay ““The Chinese Dream” and
Chinese Foreign and Security Policies—Rosy Rhetoric versus Harsh Realities”
(“Giấc mộng Trung Hoa và chính sách đối ngoại – an ninh – giấc mơ hồng giữa
hiện thực khắc nghiệt)” của học giả Axel Berkofsky trên Asia – Pacific Review số
23 năm 2016 đều cho rằng “giấc mộng Trung Hoa” thực chất nhằm mục đích tái
thiết quyền lực và ảnh hưởng của Trung Quốc, yêu sách chủ quyền với vùng lãnh
thổ mà theo quan điểm của Trung Quốc là đã thuộc về nước này trong quá khứ.
Chính vì vậy, việc Trung Quốc định hướng lại chính sách ngoại giao từ khi Tập Cận
Bình lên nắm quyền đã làm thay đổi đáng kể quan hệ giữa Trung Quốc với các
nước châu Á và khiến Trung Quốc bước được những bước tiến dài trong một

15


khoảng thời gian ngắn. Trong vài năm gần đây, xây dựng cơ sở hạ tầng, thương mại
xuyên biên giới, kết nối hệ thống được coi là những động lực quan trọng cho chiến

lược mới của Trung Quốc đối với khu vực châu Á. Về chiến lược, điều này có thể
được nhìn nhận rằng chính sách đối ngoại cứng rắn của Trung Quốc với khu vực đã
chấm dứt, thay vào đó là một Trung Quốc ôn hoà hơn, đây cũng sẽ là chính sách dài
hạn của nước này. Bên cạnh đó, cách tiếp cận này cũng sẽ làm dịu đi chính sách
“cây gậy và củ cà rốt” mà Trung Quốc đã theo đuổi 5-6 năm qua. Chính sách
“không can thiệp” của Trung Quốc đã dần thay đổi, do sự tham gia sâu hơn của
Trung Quốc vào nền kinh tế toàn cầu. Về động cơ, sự điều chỉnh này nhằm phản
ứng với chiến lược tái cân bằng của Mỹ tại châu Á – Thái Bình Dương. Ngoài ra,
tăng cường quan hệ với các nước châu Á sẽ giúp Trung Quốc đạt được hoà bình và
ổn định khu vực, trước khi đạt được mục tiêu dài hạn là thống nhất Đài Loan về với
Đại lục. Về phương thức, Trung Quốc tích cực sử dụng ngoại giao nguyên thủ
thông qua các chuyến thăm liên tiếp của lãnh đạo cấp cao tới các quốc gia châu Á
nhằm cải thiện các mối quan hệ. Đồng thời, Trung Quốc cũng khẳng định vai trò
của mình trong việc tái cấu trúc kinh tế và an ninh khu vực, đẩy lùi vai trò của Mỹ.
Công cụ giúp Trung Quốc thực hiện điều này đó là ngoại giao đa phương, cải cách
và thiết lập các tổ chức quốc tế mới, trong đó đặc biệt tập trung thúc đẩy sáng kiến
“Vành đai con đường” – sáng kiến khu vực tham vọng nhất của Trung Quốc. Ngoài
ra, có thể kể tới các nghiên cứu như: “China’s new Diplomacy” (Chính sách ngoại
giao mới của Trung Quốc) của Medeiros, Evan S và M.Taylor Fravel trên Foreign
Affair số 82 , China’s Foreign Strategy After the 18th Party Congress:Business as
Usual? (Chiến lược đối ngoại của Trung Quốc sau Đại hội 18 ĐCS Trung Quốc:
kinh doanh như thường lệ?) của Nele Noesselt trên Tạp chí Khoa học chính trị
Trung Quốc số 20 năm 2015.
Đối với nghiên cứu về ngoại giao láng giềng, các học giả cũng có những
cách tiếp cận tương đối phong phú. Công trình ““周边”概念与中国的对外战略”
(Khái niệm ngoại vi và chiến lược ngoại giao của Trung Quốc) của học giả 钟飞腾
(Chung Phi Đằng) trên Tạp chí Bình luận Ngoại giao số 4 năm 2011và“中国周边外
16



交在思考”(Nhìn nhận lại về ngoại giao xung quanh của Trung Quốc) của 张建
(Trương Kiến) trên Tạp chí thế giới đương đại số 6 năm 2013, xuất phát từ khái
niệm về ngoại vi và ngoại giao xung quanh của Trung Quốc. Qua thập niên đầu thế
kỷ XXI, ngoại vi và môi trường ngoại vi đã thể hiện trong việc Trung Quốc sắp xếp
lại trật tự khu vực, trong đó ASEAN đóng một vai trò quan trọng. Tác giả cho rằng,
những biến chuyển trong tam giác quan hệ Mỹ - Nga – Trung từ những năm cuối
thế kỷ XX đã cải thiện mối quan hệ giữa Trung Quốc và một số nước ASEAN.
Đồng thời, sức mạnh kinh tế của Trung Quốc giai đoạn này đã có những bước phát
triển nhảy vọt. Điều này đã giúp Trung Quốc tăng cường không gian phát triển ở
khu vực. Cũng từ khoảng thời gian này một cục diện được hình thành với sự phụ
thuộc an ninh vào Mỹ và sự phụ thuộc kinh tế vào Trung Quốc của các nước
ASEAN. Tuy nhiên, những thách thức cũng đã xuất hiện trong quá trình Trung
Quốc thực hiện ngoại giao xung quanh. Đó là tâm lý lo ngại của các nước láng
giềng về sự trỗi dậy của Trung Quốc, cùng những ảnh hưởng đến từ nhân tố Mỹ.
Bên cạnh đó, cũng xuất hiện một cách tiếp cận khác, đó là đi từ những thay
đổi về cục diện quốc tế để thấy sự điều chỉnh trong chính sách ngoại giao láng giềng
của Trung Quốc, như trong công trình“国际体系转型与中国周边外交之变: 从维
稳到维权”(Sự biến đổi của hệ thống quốc tế và những thay đổi trong chính sách
ngoại giao láng giềng của Trung Quốc: Từ việc duy trì sự ổn định để bảo vệ quyền
lợi) của 王生,罗肖 (Vương Sinh, La Tiếu) trên Tạp chí Quan hệ quốc tế hiện đại
số 1 năm 2013 và bài viết “中国周边外交战略刍议” (Thảo luận về chiến lược
ngoại giao láng giềng của Trung Quốc) trên Báo Khoa học Xã hội Đại học Cáp Nhĩ
Tân số 1 năm 2013 của nhóm tác giả 袁野, 王广厚 (Viên Dã, Vương Quang Hậu).
Nhóm tác giả cho rằng, duy trì ổn định vốn là mục tiêu ban đầu của ngoại giao láng
giềng của Trung Quốc. Tuy nhiên, sự biến đổi nhanh chóng của hệ thống quốc tế
cùng những tranh chấp chủ quyền tại khu vưc Biển Đông và Biển Hoa Đông đã
khiến ngoại giao láng giềng của Trung Quốc chuyển từ duy trì ổn định sang bảo vệ
quyền lợi. Do vậy, những điều chỉnh về chính sách ngoại giao của Trung Quốc chỉ

17



đơn thuần là nhằm thích ứng với những thay đổi trong bối cảnh quốc tế và khu vực.
Bên cạnh đó, với vai trò cường quốc khu vực, sức mạnh của Trung Quốc là yếu tố
định hình khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Tuy nhiên môi trường an ninh xung
quanh ổn định cũng là cam kết cho sự phát triển bền vững của Trung Quốc. Do đó,
chiến lược ngoại giao xung quanh của nước này cần phải đạt được những lợi ích về
kinh tế, về an ninh và vai trò tại khu vực thông qua quá trình hợp tác kinh tế và
thương mại, cải thiện quan hệ chính trị giải quyết các vấn đề chung đối với các
nước láng giềng.
1.2. Những nghiên cứu về chính sách đối ngoại của Lào
1.2.1. Những công trình nghiên cứu của học giả trong nước
Đường lối đối ngoại của Lào thể hiện sự kiên định lập trường, tôn trọng độc
lập chủ quyền, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. Đồng thời, phương
hướng đối ngoại của Lào nêu cao tinh thần tự lực tự cường, làm chủ các mối quan
hệ hợp tác và tranh thủ sự giúp đỡ của các nước ngoài trên cơ sở chặt chẽ về chiến
lược, mềm dẻo về sách lược. Đây được coi là những nhận định xuyên suốt trong các
công trình của học giả Việt Nam khi nghiên cứu về chính sách đối ngoại của Lào.
Một số các công trình tiêu biểu có thể kể đến như: “Chính sách đối ngoại của Cộng
hòa dân chủ nhân dân Lào thời kỳ sau chiến tranh lạnh và tác động của nó đến
quan hệ Lào – Việt trong những năm sắp tới” của Nguyễn Hào Hùng trong kỷ yếu
Hội thảo “Những vấn đề nổi trội ở Đông Nam Á trong thập niên đầu thế kỷ XXI”
năm 2004 ; “Một số vấn đề và xu hướng chính trị - kinh tế ở Cộng hóa Dân chủ
Nhân dân Lào trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI” của Trương Duy Hòa in tại Nhà
xuất bản Khoa học Xã hội năm 2012, hay “Tìm hiểu về Hiệp hội các quốc gia Đông
Nam Á – ASEAN: Lào” của Dương Văn Tám và Đàm Thị Ánh Ngọc in tại Nhà xuất
bản Quân đội Nhân dân năm 2016. Các tác giả cho rằng, Lào là quốc gia duy nhất
của Đông Nam Á không giáp biển, do vậy nước này gặp phải những thách thức từ
khả năng giao lưu thương mại với thế giới bên ngoài, không có nguồn tài nguyên
biển; tuy nhiên nước này lại có lợi thế nằm trong trục địa – chiến lược của khu vực

sông Mekong. Với vị thế địa lý này, chính sách đối ngoại của Lào được xây dựng

18


nhằm biến Lào trở thành một mắt xích trong sự phát triển của khu vực và thế giới.
Chính vì vậy, chính sách đối ngoại của Lào tiếp tục đẩy mạnh đa phương hóa, đa
dạng hóa các mối quan hệ quốc tế, nhưng chú trọng đặc biệt đến việc xây dựng
quan hệ láng giềng, thắt chặt và tăng cường quan hệ hợp tác toàn diện với các nước
XHCN. “Mặc dù chưa bao giờ tuyên bố chính thức, nhưng xét trên động thái và
khía cạnh thực tiễn của các mối quan hệ, có thể thấy trước hết Lào dành ưu tiên
đặc biệt cho 5 nước láng giềng của mình là Việt Nam, Trung Quốc, Thái Lan,
Campuchia và Myanmar” [Trương Duy Hoà, 2012, tr.57]. Các nghiên cứu của học
giả Việt Nam cũng cho rằng việc sắp xếp thứ tự ưu tiên giữa các đối tác đối ngoại
của Lào có thể dần dần có sự tách bạch giữa đối tác chính trị đối ngoại và đối tác
kinh tế đối ngoại, mà tập trung chủ yếu là Việt Nam và Trung Quốc.
1.2.2. Những công trình nghiên cứu của học giả nước ngoài
Nghiên cứu về chính sách đối ngoại của Lào cũng nhận được những quan
tâm nhất định của học giả Trung Quốc. Bởi với vai trò là quốc gia láng giềng của
nhau, chính sách đối ngoại của Lào cũng sẽ có ảnh hưởng tới quan hệ Trung Quốc –
Lào cũng như cục diện chung của khu vực. Những công trình tiêu biểu như: “老挝

人民革命党的外交政策与实践” (Chính sách và thực thi ngoại giao của Đảng
nhân dân Cách mạng Lào) của 方文(Phương Văn) trên Tạp chí Hắc Hà số 5 năm
2016, hay “老挝积极推动外交发展” (Lào tích cực thúc đẩy ngoại giao phát triển)
của 高阳 (Cao Dương) trên Tạp chí cầu thế kỉ số 12 năm 2008, hay 赵亮 (Triệu
Lượng) với “冷战时期老挝的中立主义外交政策” (Chính sách ngoại giao theo
chủ nghĩa trung lập của Lào thời kỳ chiến tranh lạnh) thuộc Tạp chí Nghiên cứu
Đông Nam Á, Nam Á số 4 năm 2015, đều cho rằng, kể từ sau chiến tranh lạnh,
chính sách đối ngoại của Lào đã trải qua những thay đổi quan trọng. Lào đã dần mở

cửa và xây dựng một chính sách đối ngoại đa phương với các nước, và Lào nỗ lực
xây dựng một nền ngoại giao trung lập đối với tất cả các nước. Từ năm 1996, sau
Đại hội toàn quốc lần thứ 6 của Lào, nước này đã coi ngoại giao là một nhiệm vụ
quan trọng của Đảng và Chính phủ. Mục tiêu cốt lõi của ngoại giao là tạo lập được

19


một môi trường bên ngoài có lợi cho sự phát triển trong nước, đồng thời mở rộng
hình ảnh của Lào đi ra khu vực và thế giới. Các tác giả cho rằng, sự nối tiếp về định
hướng đối ngoại của Lào tiếp tục được triển khai ở những kỳ Đại hội 7, Đại hội 8 và
thậm chí kéo dài tới đại hội 10 được tổ chức vào năm 2016. Đó là nỗ lực xây dựng
một chính sách đối ngoại độc lập, không can thiệp vào công việc nội bộ của các
nước khác. Tuy nhiên, các tác giả cũng chỉ ra rằng, điểm nhấn trong chính sách đối
ngoại của Lào là tăng cường hợp tác chiến lược với các nước xã hội chủ nghĩa, “giữ
“quan hệ đặc biệt” với Việt Nam, tăng cường hợp tác toàn diện với Trung Quốc và
tăng cường hợp tác với ASEAN” [ 高阳, 2008, 页 56]. Hiện nay, Lào vẫn là một
quốc gia đang phát triển nhưng không thể phủ nhận sự ổn định trong nền chính trị
của nước này, và những đóng góp nhất định trong việc thực hiện một chính sách
ngoại giao trung lập.
1.3. Những nghiên cứu về quan hệ Trung Quốc – Lào
Những biến chuyển từ đầu thế kỷ đã đưa Đông Nam Á trở thành khu vực
“trung tâm của trung tâm”. Cũng vì thế, nghiên cứu quan hệ Trung Quốc với các
quốc gia Đông Nam Á trở thành một trong những điểm nhấn của giới học thuật.
Trong các mối quan hệ này, cần phải xem xét tới trường hợp của quan hệ Trung
Quốc - Lào. Cặp quan hệ này dường như đang thu hút ngày càng lớn sự quan tâm
của giới học thuật. Cách tiếp cận vấn đề cũng trải rộng ở nhiều cấp độ, nhiều lĩnh
vực, nhằm đưa ra bức tranh toàn cảnh của quan hệ Trung Quốc - Lào qua các giai
đoạn khác nhau.
1.3.1. Những nghiên cứu về vị trí chiến lược của Lào trong quan hệ với Trung

Quốc và mục đích của Trung Quốc trong quan hệ với Lào
Công trình “Tìm hiểu Lịch sử - Văn hóa Lào” của tập thể tác giả Viện
Nghiên cứu Đông Nam Á in tại Nhà xuất bản Khoa học Xã hội năm 1994, bao gồm
nhiều bài viết của nhiều tác giả với nội dung nghiên cứu về Lào một cách toàn diện.
Đối với quan hệ Trung Quốc – Lào, có thể chú ý tới bài viết “Nước Lào trong chiến
lược mở cửa kinh tế của tỉnh Vân Nam Trung Quốc” của Nguyễn Thế Tăng. Trong
bài viết này, tác giả đã đi vào phân tích Lào trong lựa chọn chiến lược mở cửa kinh
20


tế đối ngoại của tỉnh Vân Nam, và nhận định rằng sự lựa chọn này khiến Trung
Quốc chú trọng tới việc mở cửa kinh tế với khu vực Đông Nam và lấy các tỉnh vùng
Tây Nam nước này làm nòng cốt. Những phân tích đánh giá của bài viết đã tạo cơ
sở dữ liệu tham khảo quan trọng đối với quan hệ kinh tế giữa Vân Nam với Lào từ
trong lịch sử tới năm 1994. Tác giả chỉ ra rằng, điểm nổi bật trong quan hệ kinh tế
thời kỳ này là sự giao lưu buôn bán giữa các cặp chợ biên giới giữa Vân Nam với 3
tỉnh Bắc Lào. Và sau đó được mở rộng sang lĩnh vực đầu tư dưới các hình thức
cung cấp vốn, kỹ thuật, nguồn lao động.
Tiếp nối hướng nghiên cứu này, học giả Trương Duy Hòa đã công bố các
công trình như: Đề tài khoa học cấp Bộ năm 2014“Sự gia tăng ảnh hưởng của
Trung Quốc tại Lào và tác động của nó đối với Lào và quan hệ Lào – Việt Nam” tại
Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, “Hành lang kinh tế Đông Tây và tác
động của nó đến vị thế địa chiến lược của Lào và quan hệ Việt – Lào” trên Tạp chí
Nghiên cứu Đông Nam Á, số 11 năm 2008, “Tam giác phát triển Campuchia – Lào
– Việt Nam: một số quan điểm và lợi thế của ba tỉnh nam Lào” thuộc Tạp chí
Nghiên cứu Đông Nam Á, số 10 năm 2009, “Vị thế của CHDCND Lào trong cạnh
tranh chiến lược hiện nay ở Đông Nam Á giữa các nước lớn” trên Tạp chí Những
vấn đề kinh tế và chính trị thế giới, số 3 năm 2010. Cách tiếp cận của tác giả là đi từ
vị trí chiến lược của Lào, đặt trong vị thế so sánh với các nước khu vực, từ đó làm
rõ mối quan hệ Trung Quốc – Lào và tầm quan trọng của Lào trong chiến lược của

Trung Quốc và ngược lại. Đặt trong vị thế so sánh quan hệ ngoại giao giữa Lào với
các nước láng giềng, “Lào rất coi trọng mối quan hệ với Trung Quốc, vì đây là
nước láng giềng khổng lồ của Lào. Đồng thời Trung Quốc qua quan hệ với Lào sẽ
có điều kiện mở rộng ảnh hưởng với các nước ASEAN qua hệ thống hành lang kinh
tế Bắc Nam nối từ Vân Nam tới Đông Nam Á.” [Trương Duy Hoà, 2012, tr.58]
Nhóm công trình này còn thể hiện rõ lợi ích và ý đồ chiến lược của Trung Quốc tại
Lào thông qua việc phân tích, đánh giá các hình thức, mức độ quy mô gia tăng ảnh
hưởng của Trung Quốc tại Lào trên các lĩnh vực. Tác giả cho rằng, Trung Quốc đã
lấy quan hệ chính trị ngoại giao tốt đẹp nhằm gia tăng ảnh hưởng thông qua các

21


×