Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

Công tác xã hội cá nhân với phụ nữ việt nam kết hôn với người nước ngoài trên địa bàn huyện hải hà, tỉnh quảng ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (968.96 KB, 125 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------

NGUYỄN PHƢƠNG CHI

NÔNG THÔN VÀ NGƢỜI NÔNG DÂN TRONG
TIỂU THUYẾT MẢNH ĐẤT LẮM NGƢỜI NHIỀU MA
CỦA NGUYỄN KHẮC TRƢỜNG VÀ MA LÀNG
CỦA TRỊNH THANH PHONG

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC

Hà Nội - 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------

NGUYỄN PHƢƠNG CHI

NÔNG THÔN VÀ NGƢỜI NÔNG DÂN TRONG
TIỂU THUYẾT MẢNH ĐẤT LẮM NGƢỜI NHIỀU MA
CỦA NGUYỄN KHẮC TRƢỜNG VÀ MA LÀNG
CỦA TRỊNH THANH PHONG

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60220121

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC



Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Hà Văn Đức

Hà Nội - 2019


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan: Luận văn Nông thôn và người nông dân trong tiểu thuyết Mảnh
đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường, Ma làng của Trịnh Thanh Phong
là công trình nghiên cứu thực sự của cá nhân tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn
khoa học của PGS.TS Hà Văn Đức.
Các số liệu, những kết luận nghiên cứu được trình bày trong luận văn này trung
thực và chưa từng được công bố dưới bất kỳ hình thức nào.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.

Hà Nội, ngày 18 tháng 3 năm 2019
Học viên

Nguyễn Phƣơng Chi


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện luận văn này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến
PGS.TS Hà Văn Đức - là người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi để có được
kết quả nghiên cứu ngày hôm nay.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy cô giáo đang công tác tại
khoa Ngữ văn - trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn đã nhiệt tình cung cấp
tư liệu và chia sẻ thông tin để giúp tôi thực hiện tốt việc nghiên cứu, khảo sát dữ
liệu, thông tin từ thực tiễn phục vụ cho luận văn.

Do còn hạn chế trong khi tiếp cận các thông tin mới và gặp nhiều trở ngại về
ngôn ngữ nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được
sự góp ý chân thành, xây dựng của các nhà khoa học, các bạn đồng nghiệp để luận
văn này thực sự là một công trình nghiên cứu có giá trị.
Hà Nội, ngày 18 tháng 3 năm 2019
Học viên

Nguyễn Phƣơng Chi


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 3
1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 3
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ......................................................................... 5
3. Mục đích nghiên cứu ............................................................................... 13
4. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................. 13
6. Đóng góp của luận văn ............................................................................ 14
7. Cấu trúc của luận văn ............................................................................. 15
CHƢƠNG 1.................................................................................................... 16
NÔNG THÔN VÀ NGƢỜI NÔNG DÂN TRONG BỐI CẢNHVĂN HỌC
THỜI KỲ ĐỔI MỚI ..................................................................................... 16
1.1. Tiểu thuyết về nông thôn trước năm 1986............................................ 16
1.2. Tiểu thuyết viết về nông thôn sau đổi mới 1986 .................................. 19
1.3. Tiểu thuyết về nông thôn và người nông dân trong Mảnh đất lắm người
nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường ............................................................ 25
1.4. Tiểu thuyết về nông thôn và người nông dân trong Ma làng của Trịnh
Thanh Phong ................................................................................................ 30
CHƢƠNG 2.................................................................................................... 34
NÔNG


THÔN



NGƢỜI

NÔNG

DÂN

TRONG

TIỂU

THUYẾTMẢNH ĐẤT LẮM NGƢỜI NHIỀU MA, MA LÀNGNHÌN TỪ
PHƢƠNG DIỆN NỘI DUNG....................................................................... 34
2.1. Bức tranh hiện thực cuộc sống nông thôn trong Mảnh đất lắm người
nhiều ma, Ma làng ....................................................................................... 34
2.2. Các kiểu con người trong Mảnh đất lắm người nhiều ma, Ma làng .............. 56
1


CHƢƠNG 3.................................................................................................... 74
NÔNG

THÔN



NGƢỜI


NÔNG

DÂN

TRONG

TIỂU

THUYẾTMẢNH ĐẤT LẮM NGƢỜI NHIỀU MA, MA LÀNGNHÌN TỪ
PHƢƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT ................................................................ 74
3.1. Nghệ thuật khắc họa nhân vật............................................................... 74
3.2. Nghệ thuật tổ chức kết cấu ................................................................... 87
3.3. Ngôn ngữ và giọng điệu ....................................................................... 94
KẾT LUẬN .................................................................................................. 114
TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH............................................................ 117

2


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1.Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về các văn kiện
Đại hội XII của Đảng do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trình bày tại buổi
khai mạc đại hội có tiêu đề:“Tăng cường xây dựng Đảng trong sạch, vững
mạnh; phát huy sức mạnh toàn dân tộc và dân chủ xã hội chủ nghĩa; đẩy
mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới; bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ
vững môi trường hoà bình, ổn định; phấn đấu sớm đưa Việt Nam cơ bản trở
thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại”{15}. Là một nước đi lên từ
nông nghiệp, phần đông dân số nước ta lại sống ở vùng nông thôn, gắn bó với

ruộng đồng vì vậy đề tài viết về nông thôn và người nông dân Việt Nam trở
thành chất liệu chính, là miền đất hứa cực kỳ hấp dẫn cho tiểu thuyết hiện đại.
Tiểu thuyết nông thôn vẫn đang chuyển mình, đang tìm tòi, thể nghiệm, đổi
mới nhưng chúng ta vẫn có thể nhận diện được những thành tựu của tiểu
thuyết trên nhiều bình diện. Đề tài nông thôn tiếp tục là một vùng đề tài nóng
bên cạnh đề tài chiến tranh hay đề tài thành thị. Cùng với các tiểu thuyết nổi
tiếng như Mưa mùa hạ của Ma Văn Kháng, Mảnh đất lắm người nhiều ma
của Nguyễn Khắc Trường, Bến không chồng của Dương Hướng, Thời xa vắng
của Lê Lựu... và nhiều truyện ngắn viết về nông thôn cũng tiếp tục tạo được
dấu ấn với bạn đọc, trong đó không ít tác phẩm có sự trưởng thành nhất định
về chất lượng nghệ thuật như: Phiên chợ Giát của Nguyễn Minh Châu,
Thương nhớ đồng quê của Nguyễn Huy Thiệp, Cánh đồng bất tận của
Nguyễn Ngọc Tư...
1.2. Tại Đại hội Đảng lần thứ VI, với công cuộc đổi mới do Đảng đề
xướng và lãnh đạo, đã thổi vào đời sống văn học nghệ thuật một luồng gió
mới. Văn học Việt Nam đã mở ra một thời kì mới, với tinh thần đổi mới tư
duy và cái nhìn thẳng vào sự thật. Có thể nói, văn học giai đoạn này đã vận
3


động theo khuynh hướng dân chủ hóa, mang tính nhân bản và nhân văn sâu
sắc, có sự phát triển đa dạng về chủ đề, tư tưởng, đề tài, bút pháp... Đặc biệt,
khi đất nước từ chiến tranh bước sang hòa bình, từ nền kinh tế bao cấp sang
nền kinh tế thị trường với những biến động phức tạp trong đời sống xã hội, là
tiền đề tất yếu cho sự chuyển hướng của tiểu thuyết nói riêng, của văn học nói
chung. Trên thực tế, truyện ngắn viết về nông thôn đã quan tâm đến những
chủ đề mới mà bình diện trung tâm là khám phá số phận con người cá nhân
trên nhiều góc độ xoay quanh các mối quan hệ: con người cá nhân với làng
xóm, con người cá nhân với dòng họ và con người cá nhân trong mối quan hệ
với chính mình. Ngoài ra, một chủ đề khác được các nhà văn quan tâm là hiện

thực nông thôn thời mở cửa. Các chủ đề này được thể hiện với nhiều góc nhìn
khác nhau đã tạo nên một bức tranh nông thôn thời kì mới quen thuộc mà lạ
lẫm, đơn giản mà phức tạp với bao thăng trầm, biến đổi - một nông thôn Việt
Nam trong thời kì đổi mới và hội nhập, giàu bản sắc truyền thống mà hiện đại.
Sang thế kỉ XXI, Việt Nam có cơ hội tham gia hội nhập thế giới, chúng
ta càng cần một tầm nhìn xa, để thấy trong xã hội hiện đại sẽ không còn người
nông dân theo cách hiểu cũ - như là một trong bộ tứ - tứ dân: Sĩ, nông, công,
thương với gương mặt và vị thế không đổi trong hàng ngàn năm qua: "Nhất sĩ
nhì nông. Hết gạo chạy rông. Nhất nông nhì sĩ”. Khi đất nước ta tiến hành
công nghiệp hóa điện đại hóa, nông thôn Việt Nam có sự khởi sắc xen lẫn sự
bất ổn, người nông dân phải đối diện với một hiện thực phức tạp. Nhiều người
đã thất nghiệp trên mảnh đất mà ngàn đời nay vẫn nuôi sống họ. Nhiều người
phải đi tha phương cầu thực. Nhiều người rơi vào những bi kịch do sự vô tình
hoặc nhận thức của bộ phận người dân. Là những người đại diện cho tiếng nói
của người nông dân, các nhà văn đã lăn lội, cùng ăn cùng sống với người
nông dân để tìm hiểu căn nguyên những vấn đề đang tồn tại như ung nhọt kéo
lùi sự phát triển của nông thôn. Vì vậy, nhiều tác phẩm nghệ thuật đã tái hiện
4


thành công nông thôn Việt Nam ở cả chiều rộng và chiều sâu. Cả Mảnh đất
lắm người nhiều ma và Ma làng đã làm lay động bao trái tim độc giả. Cả hai
tác phẩm đã gieo vào lòng người đọc , người xem những băn khoăn , trăn trở
về số phâ ̣n ng ười nông dân, đặc biệt là thân phận người phu ̣ nữ trước sự biến
chuyển phức tạp của thực tiễn cuộc sống.
1.3. Xuất phát từ sự yêu mến hai tác phẩm cùng mong muốn tìm hiểu về
cuộc số ng con người , đặc biệt là số phận người nông dân và nông thôn trong
tiể u thuyế t những năm sau đổ i mới , đồ ng thời mong muố n bổ sung thêm kiế n
thức, giúp ích cho việc học tập , nghiên cứu sau này , tôi quyế t định lựa chọn
đề tài : Nông thôn và người nông dân trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người

nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường, Ma làng của Trịnh Thanh Phong cho
luâ ̣n văn cao học của mình . Với đề tài này , tôi mong muốn góp thêm ý kiến
trong hành trình khám phá mô ̣t trong những nhân vâ ̣t trung tâm của văn học
thời kì đổi mới - hình tươ ̣ng người nông dân và nông thôn.Vì vậy, trong phạm
vi luận văn này, chúng tôi cố gắng nhìn nhận cả hai tác phẩm ở góc nhìn đối
sánh như: Cách nhìn, cách phản ánh hiện thực cuộc sống con người nông
thôn; Nghệ thuật thể hiện; Nghệ thuật miêu tả… Đồng thời chỉ ra sự tương
đồng và khác biệt của hai nhà văn này mà trước đây ít được khai thác đề cập
đến. Chúng tôi hi vọng đề tài được lựa chọn sẽ góp một tiếng nói nhỏ vào
định hướng chung của nền văn hóa nghệ thuật nước nhà, thêm một
sự đồng thuận trong thái độ của cộng đồng về vấn đề nông thôn và người
nông dân Việt Nam.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Đại hội Đảng lần thứ VI, năm 1986 đã khẳng định: "Lấy dân làm gốc”
và "Nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật"{14}. Đến
nay, đã có rất nhiều nhà văn, nhiều nhà nghiên cứu phê bình đã bàn về tiểu
thuyết, đặc biệt là tiểu thuyết hiện đại. Nhìn lại lịch sử nghiên cứu vấn đề,
5


chúng tôi nhận thấy sự nở rộ của tiểu thuyết thời kỳ đổi mới, đặc biệt là tiểu
thuyết viết về đề tài nông thôn được coi như một thành tựu của văn học thời
kỳ này, thu hút nhiều nhà nghiên cứu, quan tâm, chú ý. Số lượng bài viết,
những công trình nghiên cứu về tiểu thuyết thời kỳ đổi mới nói chung, tiểu
thuyết về nông thôn nói riêng không hề nhỏ trong đó có Mảnh đất lắm người
nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường và Ma làng của Trịnh Thanh Phong.
2.1. Những công trình bài viết, hội thảo đánh giá của các nhà nghiên
cứu, phê bình về Mảnh đất lắm ngƣời nhiều ma của Nguyễn Khắc Trƣờng
Trong nền văn xuôi hiện đại Việt Nam, nhà văn Nguyễn Khắc Trường
khá thành công với nhiều truyện ngắn: Cửa khẩu, Thác rừng, Miền đất

mặt trời... Nhưng đến với tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma, Nguyễn
Khắc Trường mới thực sự gây tiếng vang trên diễn đàn văn học nghệ thuật,
được nhiều nhà nghiên cứu, phê bình viết bài đăng trên các tạp chí hoặc
phỏng vấn trên các diễn đàn xã hội. Tác phẩm cũng được chuyển tải thành
kịch bản phim truyện truyền hình Việt Nam với tên gọi Đất và Người vào
năm 2013, được khá giả đón nhận nồng nhiệt. Học giả Lê Nguyên Cẩn trong
bài viết Thế giới kỳ ảo trong Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc
Trường từ cái nhìn văn hoá (Tạp chí khoa học số ra tháng 5/2005, trường Đại
học Sư phạm Hà Nội) nhận định: Thế giới kỳ ảo trong Mảnh đất lắm người
nhiều ma với các yếu tố kỳ ảo đặc trưng, đó là môtip cái chết đi liền với môtip
ma hiện hồn tạo ra một giá trị đặc biệt. Thế giới kỳ ảo ấy được đan kết bằng
các mối quan hệ tình yêu có thể nói là bất thường với một đội ngũ đông đảo
các nhân vật nếu không nói là dị dạng thì cũng khác thường. Các mối tình
này được đặt trong khuôn khổ của những cái chết. Cái chết dẫn xuất đến một
nền văn hoá về cái chết và luôn luôn được mọi tín ngưỡng quan tâm. Cái chết
được triệt để tận dụng, lợi dụng để củng cố quyền lực hoặc phô trương quyền
lực. Năm cái chết trải dài trên tiến trình thời gian, gắn với những sự kiện
6


đang diễn ra lúc công khai lúc ngấm ngầm trong cái xóm Giếng Chùa, tạo
nên tính chất tiểu thuyết phong tục thể hiện qua việc miêu tả các sự kiện liên
quan tới điều kiện sống, điều kiện tồn tại của con người, mang đậm màu sắc
văn hoá dân tộc”{5}. Còn tác giả Hồng Diệu, trong bài viết: Về Mảnh đất lắm
người nhiều ma, đăng trên báo Văn nghệ quân đội, số 8/1991 khẳng định
rõ:“Nổi bật lên một dáng vẻ rất riêng trong những quyển sách viết về nông
thôn ta dưới chế độ mới”. Cũng trong bài viết này, tác giả khẳng định trong
tiểu thuyết này không chỉ mang giọng điệu hài hước mà còn có một giọng
điệu khác:“chìm ở tầng dưới, đó là giọng bi thảm”{5}. Nhà nghiên cứu Lê
Thành Nghị trong Đọc mảnh đất lắm người nhiều ma, in trong Tác phẩm mới,

Hà Nội, số 8 - tháng 8/1991 đã nhận ra vấn đề bao quát của tác phẩm là: “vấn
đề nhận dạng bộ mặt tinh thần nông thôn”. Theo tác giả,thực chất bộ mặt
nông thôn hôm nay cũng như từ ngàn xưa là sự chi phối:“khá triệt để về ý
thức của các dòng họ”. Chính điều này đã chi phối hết thảy ý nghĩ hành động
của con người, ngay cả với người có vị trí cao nhất - Bí thư đảng ủy Trịnh Bá
Thủ thì mọi hành động của hắn: “đềubị xô lệch đi qua từ trường ý thức dòng
họ”{5}. Nhà văn Trần Đăng Khoa trong bài viết, Nguyễn Khắc Trường và
Mảnh đất lắm người nhiều ma, in trong Chân dung và đối thoại, Nxb Thanh
niên, H.1999, 5/2005 cũng khẳng định:“Điều đáng ghi nhận ở cuốn tiểu
thuyết này là nhà văn đã có vốn sống, sự am hiểu sâu sắc về đời sống nông
thôn ở nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật và ngôn ngữ của nó. Nhược điểm dễ
nhận thấy là kết cấu truyện lỏng lẻo, bố trí sự xuất hiện của nhân vật có phần
gượng ép”{24}. Trong cuộc thảo luận: Mảnh đất lắm người nhiều ma, do báo
Văn nghệ tổ chức ngày 25/01/1991, sau đó được tập trung in trên tờ báo Văn
nghệ số 11, ngày 16/03/1991, nổi bật là ý kiến của: Nhà nghiên cứu Hà Minh
Đức: trong Mảnh đất lắm người nhiều ma miêu tả một: “nông thôn với cách
nhìn chân thực, chủ động” với “nhiều chuyển động, xáo trộn, đấu tranh giữa
7


cái tốt, cái xấu, tranh chấp nhau giữa các thế lực”. Nông thôn theo cách nhìn
nhận của tác giả “không cuộn lên trong các phong trào đấu tranh yêu nước,
cải cách, hợp tác mà sôi lên từ những nguyên nhân bên trong, những chuyện
làng xóm”{17}. Trong một tạp chí văn học, tác giả Trần Đình Sử cũng đã tỏ
rõ sự thích thú, đam mê khi đọc tiểu thuyết này, bởi ở đấy có sức lôi cuốn đặc
biệt từ đầu đến cuối. Qua tác phẩm, ông nhận ra:“một hiện tượng xã hội
nghiêm trọng, đáng quan tâm trong cuộc sống hiện nay là ý thức dòng họ, gia
tộc đang gây trở ngại cho sự nghiệp xây dựng xã hội mới, xã hội công dân ở
nông thôn”. Ý thức dòng họ đã được tác giả khắc họa:“như một hiện tượng
chìm sâu, ngấm ngầm, dai dẳng nhưng có vai trò rất lớn”{7}. Cũng trong

cuộc hội thảo này, ý kiến của Nguyễn Khắc Trường, tác giả Mảnh đất lắm
người nhiều ma đã góp phần giúp cho độc giả hiểu rõ hơn về quá trình ra đời
của tác phẩm. Đó là “nhằm truy tìm tận gốc rễ sự xuống cấp, sự tha hoá về
đạo đức của nông thôn chúng ta… Tôi thấy, một trong những nguyên nhân
sâu xa ấy là vấn đề dòng họ… Đây là cá nhân của mỗi một làng từ ngày khai
thiên lập địa, từ thời mở đất, thường là mỗi dòng họ lập nên một làng”{7}.
Nhìn chung, những ý kiến đóng góp trên đều có cùng cách nhìn nhận về
hiện thực nông thôn được phản ánh trong tác phẩm, chi phối đến tất cả các
mối qua hệ giữa con người với con người.
2.2. Những công trình bài viết, hội thảo đánh giá của các nhà nghiên cứu,
phê bình về Ma làng của Trịnh Thanh Phong
Nhà văn Trung Trung Đỉnhtrong bài: “Tiểu thuyết Ma làng và những
thói tục mới ở làng quê” đăngtrên báo Vănnghệtrẻ số ra tháng 3/2003 đã đề
cập khá rõ nét về nội dung cũng như những mâu thuẫn được đề cập đến trong
tác phẩm. Tác giảbài viết cũng khẳng định: nhà văn Trịnh Thanh Phong đã
viết vềnôngthôn Việt Nam thời hiện đại với những thói tục xưa cũ được cải
biến thành thói tục thời nay. Đó là những: “thói tục mâm trên mâm dưới, họ
8


hàng chú bác anh em cô dì giằng rịt lôi kéo nhau vào việc làng, việc nước…
bọn phú hào mới của làng xã tranh thủ đục nước béo cò, xâu xé nhau bằng
những chức vụ…”[17]. Tác giả còn đề cập đến với mâu thuẫn chủ yếu giữa
“một bên là thân phận những người nông dân ngàn đời nay vẫn chưa ra khỏi
lũy tre làng… một bên là bọn quan chức dùng mọi thủ đoạn mưu mô chước
quỷ nắm các chức quyền trong làng ngoài xã”{17}. Trần Lệ Thanhtrong bài
viết: Ma làng và sự trăn trở của một ngòi bút với quê hương, đăng trên báo
Văn nghệ trẻ, số ra tháng 2/2003, cho rằng: Đằng sau việc miêu tả những mâu
thuẫn dai dẳng, sự tranh chấp, đố kị giữa làng trên xóm dưới, tộc này họ kia
chi phối đời sống nông dân, đằng sau những mánh khóe hiểm ác, những mưu

mô toan tính của những người có thế lực, có quyền thế, lợi dụng đúng chỗ
đứng của mình để thu lợi… Tác phẩm trong một chừng mực nào đó đã phản
ánh được thực trạng khá đau đớn vẫn còn diễn ra trong đời sống tinh thần
của một số làng quê nông thôn” [33]. Tác giả bài viết cũng cho rằng: “Cái
làm nên sức hấp dẫn của Ma làng là ở tấm lòng của tác giả, ở cái nhìn xã hội
vừa nghiêm khắc vừa hiền lành đôn hậu của nhà văn. Đặc biệt cái làm nên
sức nặng của ngòi bút Trịnh Thanh Phong chính là ở chỗ, tuy luôn day dứt,
trăn trở trước những số phận, những cảnh đời, mảnh đời vụn vỡ, nhưng tác
giả không bao giờ thỏa hiệp với cái xấu”[33]. Bên cạnh nội dung trên, Trần
Lệ Thanh cũng đề cập vài nét về lối trần thuật trong Ma làng:“Bằng nhiều chi
tiết, qua lối trần thuật độc đáo giàu sức gợi”, vềgiọng điệu:“nghe và cách
miêu tả những nhân vật này, thấy được thái độ vừa trân trọng, cảm thông,
vừa nghiêm khắc, khách quan phán xử của nhà văn”, “giọng điệu mỉa mai
bông tếu cũng trở thành một phương thức khá quen thuộc của nhiều cây
viết”, về kết cấu tác phẩm:“có được một phần kết luận hợp lý” [33].
Triệu Đăng Khoa trong Hỏi chuyện nhà văn - tác giả Ma làng đăngtrên
báo Nông nghiệp ̣ nông thôn , số ra tháng 9/2008, khẳng định sức hấp dẫn của
9


tác phẩm “Ma làng” với mọi thế hệ người đọc vì nội dung đã phản ánh rất
chân thực về nông thôn Việt Nam trong thời kỳ đổi mới với những mưu
môtoan tính, những biến thái tinh vi của bọn phú hào mới mang tư duy của
người nông dân. Cùng với đó là cách xây dựng nhân vật độc đáo cũng như
tấm lòng, sự cảm thông sâu sắc của nhà văn đối với người nông dân. Tuy đây
là những đánh giá rất sơ lược về nghệ thuật trong Ma làng nhưng nó cũng đã
gợi mở cho chúng tôi đi sâu khám phá quan niệmnghệ thuật của nhà văn về
cuộc sống con người thông qua phương tiện nghệ thuật.
2.3. Một số bài viết đăng trên báo điện tử
Hà Anh trong Bài phỏng vấn tác giảMa làng, in trên báo Vietnam.net, hé mở

cho chúng ta nhiều vấn đề trong tác phẩm Ma làng. Trong cuộc trò chuyện
với nhà văn Trịnh Thanh Phong, tác giả Hà Anh đã có dịp đề cập đến chất
liệu, cảm hứng của nhà văn khi viết tiểu thuyết Ma làng. Về chất liệu, nhà văn
Trịnh Thanh Phong đã khẳng định: “chất liệu hiện thựcvà những trải nghiệm
thực tế để vẽ lên một bức tranh làng quê trong tiểu thuyết ma làng phải chiếm
tới 90% và có những cảnh vật, con người vẫn còn nguyên sơ ở ngoài đời nơi
tôi ở…”{3}. Đó cũng chính là những lời nhà văn đãnói trong lời tựa của cuốn
tiểu thuyết này: “Tất cả để dựng lên khuôn hình,cảnh vật con người trong
cuốn sách này tôi đã tìm nhặt ở làng quê lở lói, nghèo khổ bám quanh viền
chân núi Châm chạy ngoài ra phía bờ sông Lô ở chỗ con gà gáy ba tỉnh cùng
nghe thấy! Bỏ vào cái túi da, tôi về ngồi dưới căn nhà lá cọ (...) ở “thị xã
Tuyên Quang sắp đặt lại. Công việc tôi làm giống như người tập đan lát thêu
thùa…Kỳ cạch mãi rồi cũng xong!...”[3].Tác phẩmMa làng được dựng lên
bằng chính những trải nghiệm thực tế ở một làng quê cụ thể cộng với những
trải nghiệm cuộc sống. Tác giả đã sáng tạo ra thế giới nhân vật đa dạng,
phong phú cùng sự phản ánh chân thực những gì đang tồn tại ở nông thôn.
Khi được phỏng vấn về việc xây dựng nhân vật Tòng - nhân vật tiêu biểu cho
10


cái ác, nhà văn Trịnh Thanh Phong nói: “Khi xây dựng nhân vật này,
ngoàinhững mẫu hình của cái ác ngoài đời mình vẫn gặp, tôi cũng phải tổng
hợp, thống kê để chắt lọc và lựa chọn lấy những nét tiêu biểu nhất của cái ác
để thổi vào nhân vật Tòng”{27}. Những ấp ủ của nhà văn Trịnh Thanh Phong
chính là tình cảm và tráchnhiệm đối với người nông dân ở quê ông nói riêng
và những người nông dân Việt Nam nói chung. Cũng tác giả
Hà Anh trong Bài phỏng vấn tác giảMa làng, in trên báo Điện tử Vietnam.net
cũng nhận xét:“Hướng khai thác đề tài của tôi là nhằm vào những thânphận,
kiếp người thấp cổ bé họng bị vùi phủ, đày đọa suốt một thời có thể gọi là xa
vắng!... Người nông dân vẫn chưa thoát ra được câu ca dao:“Con cò lặn lội

bờ ao/ Ăn sung sung chát ăn đào đào chua”! Vì người nông dân suy cho cùng
chỉ biết làm lụng nghe lời!.Vấn đề nông thôn còn nhiều trăn trở lắm. Có điều
nhà văn khai thác như thế nào để viết đúng cuộc sống của họ, khát vọng của
họ…”{3}. Lê Huy Bắc trong bài Tiểu thuyết điện ảnh Ma làng của Trịnh
Thanh Phong, đăng trên trang điện tử của báo Văn nghệ Quân đội, số ra ngày
25/6/2016 đã viết:“Ta thấy Ma làng của Trịnh Thanh Phong phần nào đó
được cấu trúc theo lối hậu hiện đại. Có nghĩa là câu chuyện về một vùng đất
hư cấu với những nhân vật hư cấu, nhưng được “làm cho thật” bởi nhà văn
Tỏ, một con người có thật của địa phương có tên là làng Lộc, nằm bên bờ
sông Lô. Đây là một địa danh hư cấu, mọi chuyện đều hư cấu, nhưng chỉ cần
để cho tác giả câu chuyện “là có thật” với một địa danh thật “sông Lô” thì
tức khắc Ma làng “gợi” cho người đọc về một chuyện “có thật”{4}.
2.4. Một số công trình nghiên cứu khoa học, khóa luận tốt nghiệp
của sinh viên, luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ
Xung quanh đề tài này còn có một số công trình nghiên cứu khoa học,
khóa luận tốt nghiệp của sinh viên, luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Tuy nhiên, việc

11


nghiên cứu hai tác phẩm này mới chỉ nghiên cứu gợi mở chưa mang tính chuyên
sâu, chỉ dừng lại ở sự so sánh, đối chiếu với những tác phẩm cùng giai đoạn.
1. Trần Vân Anh trong bài Vấn đề nông thôn trong tiểu thuyết của Trịnh
Thanh Phong, Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam, trường Đại
học Sư phạm 2, Hà Nội.
2. Nguyễn Việt Anh, Tiểu thuyết về nông thôn sau đổi mới (Qua Mảnh
đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường), Luận văn Thạc sĩ Ngữ
văn, Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên.
3. Nguyễn Thị Phương Hoa, Nông thôn Việt Nam qua tiểu thuyết Mảnh
đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường, Khóa luận tốt nghiệp,

Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm 2, Hà Nội.
4. Lê Thị Liên, Tiểu thuyết viết về nông thôn trong văn học Việt Nam sau
năm 1986 (Qua Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường, Ma
làng của Trịnh Thanh Phong và Dòng sông Mía của Đào Thắng), Luận văn
Thạc sĩ Ngữ văn, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.
5. Hoàng Thị Thúy Ngà, Đặc điểm tiểu thuyết Trịnh Thanh Phong (Qua
hai tiểu thuyết Ma làng và Đồng làng đom đóm), Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn,
Đại học Sư phạm Thái Nguyên.
6. Trần Thị Hồng Thúy, Hình tượng người phụ nữ trong một số tiểu
thuyết tiêu biểu về đề tài nông thôn Việt Nam viết sau năm 1986, Luận văn
Thạc sĩ Ngữ văn, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.
7. Vũ Thị Thanh, Văn hóa nông thôn trong Mảnh đất lắm người nhiều
ma của Nguyễn Khắc Trường và Dòng sông Mía của Đào Thắng, Luận văn
Thạc sĩ Lý luận văn học, Trường Đại học Sư phạm 2, Hà Nội.
Những công trình bài viết, những cuộc thảo luận khoa học trên là sự gợi
ý để chúng tôi tiếp tục triển khai những đóng góp của Nguyễn Khắc Trường
và Trịnh Thanh Phong ở mảng sáng tác viết về nông thôn và người nông dân.
12


Nhìn chung các công trình nghiên cứu, các bài viết trên đều khẳng định việc
xây dựng thế giới nhân vật đa dạng, phức tạp là phương diện thành công của
tác phẩm. Tuy nhiên, các tác giả mới đưa ra những nhận định khái quát mà chưa
dành sự quan tâm thỏa đáng cho sự tìm hiểu thế giới nhân vật trong cuốn tiểu
thuyết này. Chính khoảng trống ấy đã gợi ý cho chúng tôi lựa chọn đề tài này.
3. Mục đích nghiên cứu
Qua sáng tác của hai nhà văn, ở hai tác phẩm chúng tôi cố gắng làm rõ
những thành tựu, đóng góp của Nguyễn Khắc Trường và Trịnh Thanh Phong
ở mảnh đề tài về nông thôn và người nông dân trên cả hai phương diện nghệ
thuật và phương diện nội dung. Đồng thời sử dụng những biện pháp đối sánh

để thấy những điểm tương đồng và riêng biệt độc đáo trong sáng tác của
Nguyễn Khắc Trường và Trịnh Thanh Phong.
4. Phạm vi nghiên cứu
Chúng tôi chủ yếu tập trung khảo sát, phân tích hai cuốn tiểu thuyết
Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường, Ma làng của Trịnh
Thanh Phong. Ngoài ra chúng tôi cũng khảo sát và nghiên cứu một số tác
phẩm của các nhà văn khác viết về người nông dân và nông thôn cùng thời để
so sánh đối chiếu với đề tài trong luận văn của chúng tôi.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Xuất phát từ yêu cầu của đối tượng và mục đích nghiên cứu, luận văn
vận dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp lịch sử - xã hội: Là phương pháp nghiên cứu sự vật theo
các giai đoạn phát triển cụ thể của nó, bằng cách đi tìm nguồn gốc phát sinh,
quá trình phát triển và biến hóa của đối tượng để phát hiện bản chất và quy
luật của đối tượng. Trong Ma làng và Mảnh đất lắm người nhiều ma của
Trịnh Thanh Phong và Nguyễn Khắc Trường đã tái hiện bức tranh đời sống
của nông thôn Việt Nam đi lên trong thời kỳ đổi mới thông qua sự vật, hiện
13


tượng, trình tự thời gian và không gian; thông qua các nguồn tư liệu lịch sử xã hội để nghiên cứu quá trình ra đời, phát triển của đời sống cũng như sinh
hoạt con người, từ đó có thể dựng lại chân thực bức tranh sự vật, hiện tượng
đã xảy ra tại miền quê nghèo đói trước và sau năm 1986.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Tìm hiểu các tài liệu, các bài lí luận
khác nhau về văn hóa, văn học, lịch sử các giai đoạn, các thời kì trong những
tác phẩm văn học viết về nông thôn và người nông dân thông qua hai tác
phẩm Ma làng và Mảnh đất lắm người nhiều ma của Trịnh Thanh Phong và
Nguyễn Khắc Trường. Từ đó phân tích chúng qua từng khía cạnh, từng bộ
phận để tìm hiểu rõ về cuộc sống sinh hoạt, cũng như thói tục làng quê xưa.
Tổng hợp thông tin để đưa ra những nhận xét, đánh giá về đối tượng văn học.

- Phương pháp so sánh, đối chiếu: So sánh một số sáng tác của các nhà
văn đương thời, cũng như giai đoạn trước với sáng tác của Nguyễn Khắc
Trường và Trịnh Thanh Phong, từ đó tìm ra điểm tương đồng và khác biệt về
văn hóa, phong tục, lề thói, sinh hoạt ở nông thôn Bắc Bộ nước ta trong thời
kì đổi mới, qua đó khẳng định được vị trí bút tiên phong của cả hai nhà văn
trong dòng chảy chung của tiểu thuyết đương đại Việt Nam thế kỉ X.
- Phương pháp nghiên cứu loại hình: Dựa vào các loại hình nghiên cứu
như: tính ứng dựng; nghiên cứu cơ bản; phương pháp thực nghiệm thông qua
khảo sát thực tế; phương pháp nghiên cứu lí thuyết qua sách vở, tài liệu và
thực tiễn, quan sát và tri giác đối tượng, thu thập thông tin; nghiên cứu định
lượng, định tính các sự vật hiện tượng để rút ra các kết luận khoa học lôgic.
Sau khi ra mắt độc giả, cả Ma làng và Mảnh đất lắm người nhiều ma của
Trịnh Thanh Phong và Nguyễn Khắc Trường đã có nhiều công trình nghiên
cứu về hai tác phẩm, nhiều bài báo, tiểu luận,luận án nghiên cứu để rút ra kết
luận, đánh giá về hai tác phẩm này trong tiến trình phát triển của thể loại tiểu
thuyết Việt Nam trước và sau những năm đổi mới.
14


6. Đóng góp của luận văn
Về mặt lí luận, với khóa luận này người viết sẽ làm nổi bật nét đặc sắc
về phương thức thể hiện hình ảnh người nông dân và nông thôn Việt Nam
trong hai tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường,Ma
làng của Trịnh Thanh Phong.
Về mặt thực tiễn văn học, khi nghiên cứu đề tài này, chúng tôi muốn tiếp tục
khẳng định những thành công của cả hai nhà văn trên phương diện nghệ thuật
thể hiện, nghệ thuật xây dựng thế giới nhân vật ở làng quê Việt Nam trong
thời kì đổi mới. Thông qua đó khẳng định tài năng, vị trí của hai nhà văn khi
khai thác một hình tượng cũ nhưng không lặp lại với những nhà văn cùng
thời, từ đó giúp người đọc có những kiến giải sâu sắc về hai tác phẩm này.

7. Cấu trúc của luận văn
Trong đề tài này, ngoài phần mở đầu và phần kết luận, phần nội dung
chúng tôi chia làm 3 chương:
Chương 1: Nông thôn và người nông dân trong bối cảnh văn học thời kỳ
đổi mới.
Chương 2: Nông thôn và người nông dân trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm
người nhiều ma, Ma làng nhìn từ phương diện nội dung.
Chương 3: Nông thôn và người nông dân trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm
người nhiều ma, Ma làng nhìn từ phương diện nghệ thuật.

15


CHƢƠNG 1
NÔNG THÔN VÀ NGƢỜI NÔNG DÂNTRONG BỐI CẢNH
VĂN HỌC THỜI KỲ ĐỔI MỚI
1.1. Tiểu thuyết về nông thôn trƣớc năm 1986
1.1.1. Giai đoạn 1945-1954
Cách mạng tháng Tám thành công, đất nước ta được hưởng nền độc lập,
tự chủ sau hơn 80 năm bị đô hộ. Đời sống của người dân từng bước được cải
thiện, nạn đói dần dần được đẩy lùi. Người nông làm chủ ruộng đất, xây dựng
cuộc sống mới. Đặc biệt, người nông dân được trực tiếp tham gia vào kháng
chiến kháng chiến chống Pháp bảo vệ độc lập tự do cho dân tộc. Đó là lý do
văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1954 đã phát triển mạnh mẽ và phong phú
cả về nội dung và hình thức. Văn học thực sự trở thành lực lượng chính phục
vụ cách mạng. Trong đó, vấn đề về hình tượng nghệ thuật với tư duy mới tạo
nên được nền móng vững chắc, đảm bảo sự phát triển rực rỡ của văn học cách
mạng những năm về sau. Nông thôn Việt Nam trong giai đoạn này nổi bật lên
hai sự kiện quan trọng: Cải cách ruộng đất và phong trào hợp tác hoá nông
nghiệp. Hai sự kiện này thể hiện rất rõ trong văn học: Con trâu củaNguyễn

Văn Bổng, Làng của Kim Lân, Địa chủ giết hại gia đình tôi của Nguyễn Thị
Chiên, Gợi khổ củaTrọng Hứa, Bóng nó còn bám lấy xóm làng của Nguyễn
Tuân, Thửa ruộng vỡ hoang vủa Xuân Trường...
Tiểu thuyết giai đoạn này, hình ảnh nông thôn và người nông dân trong
kháng chiến chống thực dân Pháp được phản ánh trong tầm tư tưởng mới vừa truyền thống vừa hiện đại. Những con người mới trong sản xuất, mới
trong nếp sống, tư duy được chú ý phát hiện và đề cao trong nhiều tác phẩm.
Trên diễn đàn văn học nghệ thuật, lần đầu tiên, những người tri thức, công
nhân, nông dân trở thành những hình tượng trong văn học giai đoạn 19451954. Họ đại diện cho vẻ đẹp của trí tuệ, cho lý tưởng, cho sức mạnh thời đại
16


với sức chiến đấu kiên cường đầy ý thức của giai cấp. Văn học nghệ thuật với
sức mạnh riêng biệt đã khai thác hình tượng người nông dân, lực lượng quần
chúng với những tâm lý, tính cách rất dân tộc và cách mạng.
1.1.2. Giai đoạn 1955 - 1964
Khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi, miền Bắc nước ta
cơ bản hòa bình, tiến lên chủ nghĩa xã hội, làm căn cứ địa vững chắc cho cả
nước và là hậu phương lớn cho cách mạng miền Nam chống đế quốc Mỹ. Một
loạt những tác phẩm có sức hút vang dội như:"Đất nước đứng lên" của
Nguyên Ngọc được tặng giải nhất về truyện và ký của Hội Văn nghệ Việt
Nam 1954-1955, "Sống mãi với thủ đô" của Nguyễn Huy Tưởng, "Cao điểm
cuối cùng" của Hữu Mai và "Trước giờ nổ súng" của Lê Khâm, “Mười năm"
của Tô Hoài, "Vỡ bờ" của Nguyễn Đình Thi… đều là những tác phẩm có giá
trị nghệ thuật và có tính cổ vũ chiến đấu cao.
Trong giai đoạn này, thể loại văn xuôi được mở rộng trên nhiều phạm vi
về đề tài hợp tác hoá nông nghiệp, công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa, nắm bắt
hình thức sản xuất tập thể, về sự kiện cải cách ruộng đất và phong trào hợp tác
hoá nông nghiệp. Trong giai đoạn này, có nhiều tác phẩm thuộc tiểu thuyết
nông thôn ra đời viết về quê hương đất nước bắt nhịp được với thời đại như:
Bếp đỏ lửa của Nguyễn Văn Bổng, Truyện Anh Lục của Nguyễn Huy Tưởng,

Những người dân cày của Sao Mai, Xung đột của Nguyễn Khải… Nội dung
bao trùm văn học giai đoạn này là những suy nghĩ trăn trở của người lao động
trong giai đoạn đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội. Các nhà văn cũng đã chỉ ra
được những tội ác của giai cấp địa chủ đồng thời ca ngợi sức mạnh quật khởi
của người nông dân, khẳng định được những kết quả mà họ giành được trong
công cuộc cải cách ruộng đất. Nhiều tác phẩm phản ánh khá sâu sắc về phong
trào hợp tác xã, về cuộc đấu tranh giữa tập thể và cá thể, giữa tư tưởng tư hữu
của người sản xuất nhỏ với tư tưởng xã hội chủ nghĩa của người nông dân đi
17


theo đường lối giai cấp công nhân, nông trường, doanh nghiệp. Các nhà văn
cũng tập trung khai thác cuộc đấu tranh giữa ta và địch, giữa cái cũ và mới
đang tồn tại ở những vùng sâu vùng cao nhằm thay đổi bộ mặt đời sống nhân dân.
1.1.3. Giai đoạn 1964 - 1975
Đây là giai đoạn cả nước ta bước vào cuộc kháng chiến chống đế quốc
Mỹ. Nông thôn và người nông dân vừa là hậu phương lớn chi viện cho tuyến
lửa miền Nam, vừa là tiền tuyến chiến đấu chống sự phá hoại, leo thang ra
miền Bắc của đế quốc Mỹ. Với quan điểm lấy văn học là vũ khí chiến đấu
phục vụ đắc lực cho sự nghiệp cách mạng, các nhà văn trở thành những người
chiến sĩ đấu tranh tích cực trên mặt trận văn hóa. Vì vậy, tiểu thuyết viết về
nông thôn giai đoạn 1964 - 1975 phản ánh chân thực, sinh động đời sống
chiến trường, sự ác liệt, những hy sinh, tổn thất... trong chiến tranh. Đề tài
viết về nông thôn trong giai đoạn chống Mỹ ít nhiều mang âm điệu sử thi anh
hùng nhưng cũng đạt nhiều thành tựu cả về tác phẩm lẫn đội ngũ sáng tác, thể
hiện sự đa dạng về đề tài, phản ánh được những mục tiêu của cách mạng giai
đoạn này, thể hiện lòng yêu nước, truyền thống anh hùng của đất nước, thể
thiện tình nhân ái, mối quan hệ cộng đồng tốt đẹp, thể hiện rõ lý tưởng độc
lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Nhiều tác phẩm đã thành công khi khắc họa,
ca ngợi ý chí chiến đấu, tinh thần lao động sản xuất của người nông dân. Tác

phẩm tiêu biểu cho giai đoạn văn học này là: Bão biển, Đất mặn củaChu Văn,Cửa
sông của Nguyễn Minh Châu, Chủ tịch huyện của Nguyễn Khải...
1.1.4. Giai đoạn 1975 - 1985
Là chặng đường văn học 10 năm sau chiến tranh (1975-1985), chuyển
tiếp văn học sử thi thời chiến tranh sang nền văn học thời hậu chiến - cũng
được coi là giai đoạn đổi mới của văn học. Nhưng ở giai đoạn này đất nước ta
rơi vào tình trạng khủng hoảng kinh tế, hậu quả nặng nề mà chiến tranh để lại.
Những tác phẩm văn học ra đời trong giai đoạn này phần lớn được sáng tác
18


bởi các nhà văn trưởng thành qua hai cuộc kháng chiến: kí ức và cảm xúc về
chiến tranh còn tươi mới; tư liệu và vốn sống còn tràn đầy; độ lùi thời gian
chưa nhiều cùng ý thức trách nhiệm và sự nhạy cảm nghệ sĩ đã dẫn đường cho
văn học tự tìm cách lấp đầy những khoảng trống lịch sử. Cảm hứng sáng tác
giai đoạn này đi vào lí giải sâu hơn và sát thực tế hơn những vấn đề mà các
nhà văn đang đau đáu, trăn trở. Truyện viết về chiến tranh được nhìn từ trong
sâu thẳm số phận và những bí ẩn trong thế giới tinh thần con người: Người
đàn bà trên chuyến tàu tốc hành của Nguyễn Minh Châu, Thời xa vắng của
Lê Lựu, Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh… Tiểu thuyết về nông thôn ở
giai đoạn này bắt đầu có sự chuyển mình ở chiều sâu đời sống nội tại với
những trăn trở tìm tòi âm thầm nhưng quyết liệt, đó là nỗi khổ cực của người
nông dân do cách thức làm ăn ở hợp tác cũ khi chưa có khoán được đề cập
khá quyết liệt: Nhìn dưới mặt trời của Nguyễn Kiên, Bí thư cấp huyện của
Đào Vũ… Hệ thống các nhân vật được đặt vào những tình huống của môi
trường sống đời thường để nhận ra những nghịch lí cuộc sống. Khuynh hướng
triết luận và khả năng khái quát cao, vừa có sức nén của một cuốn tiểu thuyết
để tự phản tỉnh, nhận thức. Nhờ sự phân tích tâm lí sắc sảo khiến cho các tác
phẩm thời kỳ này giàu sức nặng tư tưởng: “đã đốt lên nhiệt tình tìm kiếm chân
lí,báo trước khả năng tự đổi mới của nền văn học Việt Nam”{7}.

1.2. Tiểu thuyết viết về nông thôn sau đổi mới 1986
1.2.1. Sự đổi mới về đề tài
Do nhu cầu về sự đổi mới văn học, tiểu thuyết từ 1986 đến nay đạt được
nhiều thành tựu xuất sắc. Trong nhiều năm đất nước chìm trong chiến tranh,
nhiều nhà văn không có điều kiện sáng tạo nghệ thuật, họ phải cầm súng bảo
vệ Tổ quốc. Khi đất nước thống nhất, các nhà văn tự tìm kiếm một lối viết
mới, coi trọng nội dung nhân văn và hình thức mới mẻ. Hơn nữa, tiểu thuyết
cũng là thể loại có khả năng miêu tả sự bề bộn, phức tạp của xã hội. Các nhà
19


văn cũng có điều kiện phát huy các yếu tố kỹ thuật, nghệ thuật một cách dân
chủ, tạo lập được tầm nhìn và góc nhìn đa chiều, đa diện về đời sống nhằm
thúc đẩy nhanh sự tiếp nhận và hội nhập với văn học thế giới. Tiểu thuyết từ
1986 đến nay với đội ngũ sáng tác và lý luận, phê bình văn học đông đảo đã
khai thác hiện thực cuộc sống trên nhiều phương diện: đề tài, cốt truyện, nhân
vật, ngôn ngữ...
Có thể khẳng định, vấn đề nông dân và nông thôn là đối tượng quan tâm
hàng đầu của tiểu thuyết hiện đại Việt Nam với những mảng đề tài phong phú
từ hiện thực chính trị tới cuộc sống đời tư, từ sinh mệnh lớn lao của cả cộng
đồng tới số phận từng cá nhân cùng bao vấn đề bề bộn phức tạp của đời sống
đã đem lại cho văn học thời hậu chiến một gương mặt mới: chân thực, đậm
chất nhân đạo và gần gũi với con người. Giờ đây trước cơn lốc xoáy của nền
kinh tế thị trường, của quá trình đổi mới và hội nhập; đặc biệt là công cuộc
hiện đại hóa đất nước dẫn theo những cơ sở văn hóa, không gian văn hóa bao
đời của dân tộc ta nay bị thay đổi, xáo trộn bào mòn. Người nông dân không
còn làm nông nghiệp thuần túy nữa mà chuyển sang nông nghiệp hóa nông
thôn, dẫn đến tệ nạn xã hội. Nhiều người nông dân thất nghiệp hay bỏ làng
quê ra thành phố làm thuê là nguyên nhân của rất nhiều tệ nạn xã hội. Phạm vi
khai thác của tiểu thuyết giai đoạn này được mở rộng và chân thực hơn, mang

tính thế sự nóng hổi hơn, góp phần làm nên sự phong phú, sôi động của văn
học nghệ thuật giai đoạn này như: Một cõi nhân gian bé tí, Cha và con của
Nguyễn Khải, Ngôi nhà trên cát của Dương Thu Hương, Mảnh đất lắm người
nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường, Thời xa vắng của Lê Lựu, Ma làng của
Trịnh Thanh Phong. Có thể nói, đề tài viết về nông thôn là đề tài có sức hấp
dẫn đối với nhiều tác giả lúc bấy giờ và đạt nhiều được thành tựu. Đúng như
nhà biên kịch Phạm Ngọc Tiến nhận xét:“Chất dân dã của người nông dân
đã tạo nên diện mạo cho nhân vật có tính cách khác biệt, điển hình, xuất sắc.
20


Hình thái sinh hoạt nông thôn dễ đưa vào tác phẩm. Đề tài nông thôn chứa
đựng nhiều vấn đề trong đó như nhân sinh, đổi đời, băng hoại đạo đức”{32}.
Tiểu thuyết nông thôn từ sau 1986 đã có sự đổi mới về đề tài, cốt truyện, nhân
vật, ngôn ngữ thể hiện. Nội dung được các nhà văn tập trung đề cập, đi sâu phân
tích là hiện thực đang tồn tại dai dẳng ở nông thôn với những sự xung đột dòng
họ do tranh giành quyền lực, các tệ nạn xã hội do đô thị hóa hay sự tha hóa của
đội ngũ quản lý và hậu quả chiến tranh để lại làm cho nông thôn Việt Nam chưa
thể hòa nhập với sự đổi mới của đất nước.
Đến những năm 90 của thế kỉ XX, nông thôn bắt đầu thể hiện rõ sự tác
động của đô thị hóa, xã hội hóa nông thôn. Một mặt, đời sống vật chất được
nâng cao, sinh hoạt làng xã sinh động nhưng bên cạnh đó cũng tồn tại không
ít những tiêu cực như: bè phái, dòng họ, lối sống thực dụng như: Mảnh đất
lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường, Ma làng của Trịnh Thanh
Phong; mặt khác, tồn tại một nông thôn trong thời chiến tranh và hậu chiến
với nhiều thương tích, bi kịch và tha hóa như: Bến không chồng - Dương
Hướng, Dòng sông mía - Đào Thắng... Có thể khẳng định, tiểu thuyết viết về
nông thôn sau 1986 thể hiện cái nhìn nhân văn của các nhà văn, đồng thời họ
cũng muốn truy đến tận cùng sự thật đang tồn tại ở nông thôn với ý thức cảnh
báo mạnh mẽ và thái độ đồng cảm sâu sắc tới người nông dân.

Về cốt truyện, sự đổi mới trong tư duy tiểu thuyết thời kỳ này thể hiện rất rõ,
bởi nó là hệ thống các sự kiện làm nòng cốt cho diễn biến các mối quan hệ và
phát triển tính cách nhân vật. Tiểu thuyết thời kì đổi mới đã làm phong phú
hơn thời kì trước về cách xây dựng cốt truyện này. Các nhà văn đã tập trung
xây dựng cốt truyện đầy kịch tính từ mở đầu đến phát triển và kết thúc chứ
không xây dựng cốt truyện đơn tuyến, một chiều cảm xúc như trước. Độc giả
khi tiếp cận tác phẩm thông qua các sự kiện có thể kể lại cho người nghe về
nội dung của câu chuyện. Nhờ cốt truyện đặc biệt này, con người sau đổi mới
21


×