Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Nghệ thuật tự sự trong truyện viết cho thiếu nhi của nguyễn kiên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (860.51 KB, 81 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---------o0o--------

NGUYỄN THỊ THANH THƠ

NGHỆ THUẬT TỰ SỰ TRONG TRUYỆN VIẾT
CHO THIẾU NHI CỦA NGUYỄN KIÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC

Hà Nội – 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---------o0o--------

NGUYỄN THỊ THANH THƠ

NGHỆ THUẬT TỰ SỰ TRONG TRUYỆN VIẾT
CHO THIẾU NHI CỦA NGUYỄN KIÊN
Chuyên ngành: Lý luận văn học
Mã số: 60 22 01 20

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC

Giảng viên hƣớng dẫn: TS. Diêu Thị Lan Phƣơng

Hà Nội – 2018



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài luận văn “Nghệ thuật tự sự trong truyện viết
cho thiếu nhi của Nguyễn Kiên” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi
dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Diêu Thị Lan Phương và những kết quả
nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực.
Ngày… Tháng… Năm 2018
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thanh Thơ


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này,
tôi đã nhận được sự động viên, giúp đỡ, hướng dẫn tận tình và quý báu của
các thầy cô, gia đình, đồng nghiệp và bạn bè. Với lòng kính trọng và biết ơn
sâu sắc, tôi xin được bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới:
TS. Diêu Thị Lan Phƣơng, Cô đã luôn hướng dẫn tôi chu đáo, tận tình
trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn của tôi. Và hơn hết,
trong quá trình học tập và làm việc tôi đã được học ở cô tinh thần nghiên cứu
khoa học cẩn thận, nghiêm túc, tỉ mỉ và một thái độ làm việc hết mình. Xin
được gửi đến cô sự biết ơn và lòng kính trọng chân thành nhất.
Các thầy cô ở khoa Văn học - Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân
văn đã giảng dạy ở tổ Lý luận văn học, trong suốt 02 năm tôi theo học đã mang
đến cho tôi rất nhiều kiến thức quý báu và truyền cho tôi sự tâm huyết, yêu
nghề để tôi có động lực và niềm tin theo đuổi lĩnh vực mà mình đã chọn.
Gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã luôn tin tưởng và động viên ủng hộ,
sát cánh bên tôi trong suốt thời gian học tập, làm luận văn.
Các bạn học viên lớp Cao học - Ngành Lý luận văn học (Khóa 2016 2018) đã luôn giúp đỡ, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và cảm xúc trong
những ngày tháng tôi học tập tại trường Nhân văn này.

Hà Nội, tháng 11 năm 2018

Nguyễn Thị Thanh Thơ


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 2
3. Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu .................................................... 5
4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 6
5. Bố cục của luận văn ...................................................................................... 7
CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ NGHỆ THUẬT TỰ SỰ VÀ NHÀ VĂN
NGUYỄN KIÊN TRONG DÒNG CHẢY VĂN HỌC THIẾU NHI
VIỆT NAM ...................................................................................................... 9
1.1. Nghệ thuật tự sự ....................................................................................... 9
1.1.1. Khái niệm tự sự và tự sự học................................................................... 9
1.1.2. Tiếp cận tự sự học ................................................................................. 11
1.2. Văn học thiếu nhi Việt Nam .................................................................. 12
1.2.1. Khái niệm văn học thiếu nhi ................................................................. 12
1.2.2. Quá trình hình thành và phát triển của văn học thiếu nhi Việt Nam ............ 14
1.2.3. Những đặc điểm của văn học thiếu nhi Việt Nam................................. 18
1.3. Nguyễn Kiên trong dòng chảy văn học thiếu nhi. ............................... 21
1.3.1. Sơ lược tiểu sử ....................................................................................... 21
1.3.2. Sự nghiệp sáng tác văn học của Nguyễn Kiên ...................................... 22
1.3.3. Sự nghiệp sáng tác văn học thiếu nhi của Nguyễn Kiên ....................... 24
CHƢƠNG 2: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG CỐT TRUYỆNVÀ NHÂN
VẬT TRONG TRUYỆN THIẾU NHI CỦA NGUYỄN KIÊN ................. 29
2.1. Nghệ thuật xây dựng cốt truyện ........................................................... 29
2.1.1. Cốt truyện được kết cấu theo trình tự thời gian tuyến tính................... 31

2.1.2. Cốt truyện kịch tính ............................................................................... 35
2.1.3. Cốt truyện được xây dựng theo motip truyện dân gian ........................ 37
2.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật .............................................................. 39


2.2.1. Nhân vật trong tác phẩm ....................................................................... 39
2.2.2. Nhân vật trong truyện thiếu nhi của Nguyễn Kiên ............................... 41
CHƢƠNG 3: NHÂN VẬT TRẦN THUẬT, NGÔN NGỮ TRẦN THUẬT
VÀ GIỌNG ĐIỆU TRẦN THUẬT TRONG TRUYỆN VIẾT CHO
THIẾU NHI CỦA NGUYỄN KIÊN ............................................................ 52
3.1. Nhân vật trần thuật trong truyện viết cho thiếu nhi của Nguyễn Kiên .... 52
3.1.1. Ngôi kể trong tác phẩm viết cho thiếu nhi của Nguyễn Kiên ............... 52
3.1.2. Điểm nhìn trong truyện viết cho thiếu nhi của Nguyễn Kiên................ 56
3.1.3. Giọng điệu trần thuật trong truyện viết cho thiếu nhi của Nguyễn Kiên........60
3.2. Ngôn ngữ trần thuật trong truyện viết cho thiếu nhi của Nguyễn Kiên ..... 65
3.2.1. Ngôn ngữ trong truyện viết cho thiếu nhi của Nguyễn Kiên giàu tính tạo
hình .................................................................................................................. 66
3.2.2. Ngôn ngữ giàu tính khẩu ngữ, phương ngữ .......................................... 67
KẾT LUẬN .................................................................................................... 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 72


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong kho tàng văn học Việt Nam, bên cạnh các tác phẩm văn học gắn
liền với những thăng trầm của lịch sử thì văn học thiếu nhi mới bắt đầu thực
sự phát triển từ những năm 40 của thế kỷ XX. Bên cạnh đó, tuy văn học thiếu
nhi ra đời khá muộn nhưng đội ngũ tác giả sáng tác văn học thiếu nhi Việt
Nam ngày càng nhiều, đặc biệt hơn đó là những tác giả tên tuổi mà rất nhiều
người biết đến như Nguyễn Huy Tưởng, Nguyễn Nhật Ánh, Nguyễn Đình Thi,

Nguyễn Ngọc Thuần, Tô Hoài... Những tác phẩm viết cho thiếu nhi thường
được viết bằng cách viết đơn giản như bằng ánh mắt của những đứa trẻ. Từng
câu văn thể hiện sự ngây ngô, cái nhìn trong sáng, gửi gắm những ý nghĩa,
những câu chuyện nhân văn sâu sắc viết về tình cảm gia đình, bạn bè,... Văn
học thiếu nhi giúp kích thích trí tưởng tượng phong phú của trẻ cũng như sự
hồi hộp của những cuộc phiêu lưu, các bài học quý giá được rút ra về giá trị
cuộc sống giúp cho các bé có được sự phát triển toàn diện từ tư duy đến trí tuệ
- cảm xúc. Loại văn học này đã góp phần giúp cho các em sẵn sàng để lớn
khôn và phát triển với một tương lai tươi sáng đang chờ ở phía trước.
Nói đến các tác giả trong nền văn học thiếu nhi không thể không nhắc
đến nhà văn Nguyễn Kiên, một nhà văn không chuyên hẳn về sáng tác văn
học thiếu nhi nhưng đã để lại những tác phẩm dành cho thiếu nhi với những
câu chuyện ý nghĩa, gần gũi. Các tác phẩm của ông lấy hình ảnh thân quen từ
cuộc sống hàng ngày về loài vật, đồ vật và thổi hồn vào đó để tạo nên những
câu chuyện đầy cảm xúc. Dành một phần sự nghiệp văn chương của mình cho
những tác phẩm về văn học thiếu nhi, Nguyễn Kiên đã thể hiện được hết lòng
yêu mến trẻ thơ, mang đến một thế giới nhân vật dù thật hay ảo nhưng đều
đầy sinh động.
Cũng như nhiều tác giả khác, Nguyễn Kiên xây dựng những tác phẩm
văn học thiếu nhi với các đề tài quen thuộc và gần gũi, luôn hướng trẻ đọc đến

1


những giá trị đạo đức tốt đẹp, hướng dẫn cách tạo dựng những mối quan hệ
tốt đẹp trong cuộc sống. Mỗi tác phẩm của ông như một món ăn tinh thần
thúc đẩy trẻ thơ đến một tương lai tươi sáng. Với tài sử dụng nghệ thuật tự sự
độc đáo, hấp dẫn Nguyễn Kiên đã mang lại dấu ấn riêng cho mình trong mỗi
tác phẩm.
Việc ứng dụng tự sự học vào tìm hiểu các tác phẩm đã thu hút rất nhiều

sự quan tâm của giới nghiên cứu văn học. Nhận thấy được điều này, người
viết tiến hành nghiên cứu đề tài Nghệ thuật tự sự trong truyện viết cho thiếu
nhi của Nguyễn Kiên với mong muốn được đóng góp thành quả khoa học của
mình vào việc nghiên cứu sự phát triển của nghệ thuật tự sự trong văn học
thiếu nhi nói chung và nghệ thuật tự sự trong truyện thiếu nhi của Nguyễn
Kiên nói riêng để một lần nữa khẳng định Nguyễn Kiên cũng là một trong
những nhà văn tiêu biểu về thể loại truyện ngắn viết cho thiếu nhi.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Có thể nói, trong sự nghiệp sáng tác của mình, nhà văn Nguyễn Kiên
đã không viết nên những tác phẩm đồ sộ nhưng vẫn có những đóng góp
không nhỏ cho văn học nước nhà. Ông sáng tác nhiều thể loại, cả tiểu thuyết
và truyện ngắn, cho trẻ em và cả người lớn.
Đến thời điểm hiện tại, có rất nhiều công trình nghiên cứu về văn học
thiếu nhi nói chung và nghệ thuật tự sự trong văn học thiếu nhi nói riêng.
Nhưng cho đến nay những công trình chú ý đến sự nghiệp văn chương của
Nguyễn Kiên trong những tác phẩm viết cho thiếu nhi còn hạn chế. Phần lớn
các công trình đó tập trung vào vấn đề nội dung, đặc sắc nghệ thuật và một
vài công trình nghiên cứu về vấn đề Nông thôn và người nông dân trong
truyện Nguyễn Kiên. Riêng việc tìm hiểu về nghệ thuật tự sự trong truyện
thiếu nhi của Nguyễn Kiên thì chưa được chú ý.
Nguyễn Kiên bắt đầu đánh dấu bước chân của mình trên con đường
sáng tác cách đây khoảng 60 năm nhưng ông đã khẳng định tài năng của mình

2


và đóng góp cho nền văn học nước nhà với đa dạng thể loại như tiểu thuyết,
truyện ngắn, truyện vừa, truyện thiếu nhi,...
Đến thời điểm hiện tại, có rất nhiều công trình nghiên cứu tìm hiểu về
văn học thiếu nhi nói chung và nghiên cứu nghệ thuật tự sự trong văn học

thiếu nhi nói riêng. Nhưng cho đến nay những công trình nghiên cứu về sự
nghiệp văn chương của Nguyễn Kiên còn hạn chế, phần lớn là các vấn đề nội
dung, đặc sắc nghệ thuật và một vài công trình nghiên cứu về vấn đề Nông
thôn và người nông dân trong truyện Nguyễn Kiên. Riêng việc nghiên cứu về
nghệ thuật tự sự trong truyện thiếu nhi của Nguyễn Kiên thì chưa được chú ý.
Nguyễn Kiên bắt đầu đánh dấu bước chân của mình trên con đường
sáng tác cách đây khoảng 60 năm nhưng ông đã khẳng định tài năng của mình
và những đóng góp cho nền văn học nước nhà với đa dạng thể loại như tiểu
thuyết, truyện ngắn, truyện vừa, truyện thiếu nhi,… Trong đó, ở giai đoạn đầu
của sự nghiệp sáng tác, ông chú ý đến trước hết là từ những tác phẩm truyện
ngắn, cụ thể hơn là những tác phẩm viết về người nông dân và vùng nông
thôn miền Bắc.
Trên website có viết: “Nguyễn Kiên như một bậc thầy
truyện ngắn. Nhiều truyện ngắn của ông đạt đến kinh điển do bố cục vững
chãi, miêu tả tâm lí tự nhiên và tinh tế. Đáng kể nhất trong văn Nguyễn Kiên
là do giữ các trọng trách trên văn đàn, ông không thể viết về chiến tranh, về
hiện thực cuộc sống nhưng ông biết nhanh chóng lách qua cái nền thoáng và
trong, đưa ngòi bút lách sâu vào số phận éo le của các nhân vật khiến bây giờ
đọc lại, những con người ấy vẫn đọng lại còn thời thế thì đã nhiều chồng lấn
nhạt nhòa.”
Trong luận văn Nông thôn và người nông dân trong tiểu thuyết Nguyễn
Kiên của Bùi Thị Thanh nhận xét: “Nguyễn Kiên là nhà văn viết và có thành
công nhất định về tiểu thuyết. Những cuốn tiểu thuyết của ông đầy ắp hơi thở
cuộc sống, là sách hay trong thời của nó, có chỗ đứng trong lòng bạn đọc. Là

3


người “cày sâu cuốc bẫm” trong mảng đề tài nông thôn và người nông dân,
Nguyễn Kiên đã xác lập được vị trí của mình trong nền văn học Việt Nam

hiện đại…”[39;tr6]
Mỗi câu chuyện của Nguyễn Kiên như một tác phẩm điêu khắc được
ông đẽo gọt một cách tỉ mỉ, chu đáo đúng như lời của nhà văn Vũ Tú Nam đã
từng nhận xét: “Anh như người thợ thủ công, làm việc cặn kẽ, cẩn thận, tỉ mỉ,
chu đáo. Chúng ta thấy trong sáng tác của Nguyễn Kiên ngôn ngữ Bắc Bộ
tinh tế, sinh động”.
Những lời nhận xét của nhà văn Vũ Tú Nam như một lời khẳng định
những phẩm chất, cách sống thể hiện ngay ở trong các sáng tác của Nguyễn
Kiên. Giá trị nổi bật về nghệ thuật trong các tác phẩm của Nguyễn Kiên chính
là những câu văn mang đậm chất dân tộc, mang ngữ điệu của con người miền
Bắc. Mỗi tác phẩm của Nguyễn Kiên đều được ông cẩn thận, tỉ mỉ lựa chọn
ngôn từ để tạo nên những chi tiết hấp dẫn, ấn tượng và đặc biệt sinh động.
Nguyễn Thanh Hóa cũng đã từng nhận xét trong bài viết Di cảo nhà
văn Nguyễn Kiên đăng trên website:“Nhà văn Nguyễn Kiên
(1935 - 2014) tên thật là Nguyễn Quang Hưởng, quê gốc ở làng Vạn Phúc, Hà
Đông, là một nhà văn của đồng quê với văn phong giản dị, hàm súc. Đằng sau
mỗi nhân vật, thân phận, mỗi cốt truyện của ông đều ẩn chứa một sự chiêm
nghiệm, một chân lý nhân sinh khiến người đọc phải suy ngẫm…”
Những tác phẩm của Nguyễn Kiên được người đọc đón nhận từ những
cái đẹp giản dị nhất, tác phẩm của ông không cầu kỳ, không trau chuốt nhưng
lại đều gửi gắm được những triết lý nhân sinh đậm tình người. Các nhân vật
mà ông xây dựng đều là những nhân vật đại diện cho những người thật thà,
mang phẩm chất đạo đức quý báu.
Một số tác phẩm nổi bật của Nguyễn Kiên đã được nhiều độc giả đón
nhận như: Vụ mùa chưa gặt (Tuyển chọn, 1974, 1982), Những ngày đi lưu
động (Truyện thiếu nhi, 1956, 1986), Những mảnh vỡ (Truyện ngắn, 1985),

4



Nhìn dưới mặt trời (Tiểu thuyết, 1981)… Năm 2002 ông được trao giải
thưởng văn học Đông Nam Á với tác phẩm Chim khách kêu và nhiều tác
phẩm văn học khác đã tạo nên một dấu ấn đặc biệt trong sự nghiệp sáng tác
văn học của ông.
Tìm hiểu những tác phẩm viết cho thiếu nhi của Nguyễn Kiên mới thấy
được ông đã rất chú ý đến đặc điểm tâm lý của trẻ thơ. Ông hiểu được rằng
những tâm hồn ngây thơ trong sáng đó luôn mang theo những ước mơ đơn
giản, bởi vậy, trong mỗi tác phẩm viết cho thiếu nhi ông đều sử dụng những
hình ảnh gần gũi, quen thuộc và chân thực nhất. Qua mỗi tác phẩm ông đã thể
hiện được sự vui vẻ, hồn nhiên và cả những trò nghịch ngợm trẻ thơ, đồng
thời gửi gắm những ý nghĩa về cuộc sống sâu sắc, nhẹ nhàng, gần gũi với lứa
tuổi thiếu nhi. Chính vì vậy mà truyện thiếu nhi của Nguyễn Kiên đã được rất
nhiều độc giả quan tâm.
Những tác phẩm của Nguyễn Kiên đã khẳng định vị trí của ông với tư
cách là một nhà văn chuyên nghiệp trong nền văn học Việt Nam. Điểm đặc biệt
tạo nên nét sinh động trong các tác phẩm văn học của ông không phải là những
câu văn hoa mỹ hay những câu chuyện với trí tưởng tượng cao xa, mà nó được
thể hiện ngay từ tính sinh động, hấp dẫn, những hình ảnh mang hơi thở của
cuộc sống hiện tại, gần gũi và thân quen như máu thịt của mỗi chúng ta.
Thực hiện đề tài này, chúng tôi mở rộng và đi sâu vào vấn đề nghiên
cứu về nghệ thuật tự sự trong truyện thiếu nhi của Nguyễn Kiên nhằm tìm
hiểu để đưa ra những kết luận lí giải cụ thể hơn trong những tác phẩm viết
cho thiếu nhi của ông.
3. Mục đích, đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
- Luận văn tìm hiểu về nghệ thuật tự sự trong truyện thiếu nhi của
Nguyễn Kiên để thấy được phong cách của ông trong những sáng tác viết cho
thiếu nhi.

5



- Tiếp cận, tìm hiểu và khai thác truyện của Nguyễn Kiên từ phương
diện nghệ thuật tự sự để thấy được đặc điểm, vai trò của cách kể chuyện trong
sự thành công của các tác phẩm.
- Kết luận, đánh giá những đóng góp của Nguyễn Kiên đối với việc
góp phần phát triển sự đa dạng của văn học thiếu nhi trong kho tàng văn học
nước ta.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu nghệ thuật tự sự trong truyện thiếu nhi
của Nguyễn Kiên với tất cả những khía cạnh về truyện kể, cốt truyện, nhân
vật, người kể chuyện, ngôn ngữ, giọng điệu để khẳng định Nguyễn Kiên đã
xây dựng một nghệ thuật kể chuyện độc đáo trong các tác phẩm viết cho thiếu
nhi của ông.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
Những sáng tác của Nguyễn Kiên viết cho thiếu nhi là những tác phẩm
ngắn, dễ hiểu và gần gũi với lứa tuổi nhi đồng. Với mục đích mà đề tài hướng
đến, luận văn tập trung nghiên cứu những tác phẩm dành cho thiếu nhi của
Nguyễn Kiên, đặc biệt là những truyện ngắn được in trong tập Những truyện
hay viết cho thiếu nhi ( Nhà xuất bản Kim Đồng, 2013).
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu đề tài này, người viết kết hợp và sử dụng
những phương pháp nghiên cứu sau:
4.1. Phương pháp tiếp cận tự sự học
Người viết áp dụng phương pháp tự sự học để phân tích mối quan hệ
giữa nghệ thuật tự sự với những phương pháp nghệ thuật khác nhằm thấy
được mối liên hệ đặc biệt giữa chúng. Phương pháp này giúp thấy được cách
xây dựng nghệ thuật tự sự xuyên suốt trong các tác phẩm truyện thiếu nhi của
Nguyễn Kiên.


6


4.2. Phương pháp nghiên cứu lịch sử - xã hội
Áp dụng phương pháp này nhằm thấy được những câu chuyện của
Nguyễn Kiên viết ra đều mang những hình ảnh thân thuộc, gần gũi với cuộc
sống hiện thực, đó chỉ đơn giản là câu chuyện về những con vật, đồ vật… để
thấy được cái chân chất, giản đơn trong tính cách của chính Nguyễn Kiên gửi
gắm vào trong các tác phẩm.
4.3. Phương pháp loại hình
Phương pháp loại hình giúp cho người viết thấy được những đặc điểm
đặc trưng của nghệ thuật tự sự, hệ thống nhân vật, mô hình cốt truyện, người
kể chuyện... trong các tác phẩm viết cho thiếu nhi của Nguyễn Kiên.
4.4. Phương pháp so sánh
Bằng việc so sánh nghệ thuật tự sự trong truyện viết cho thiếu nhi của
Nguyễn Kiên với những nhà văn khác để thấy được Nguyễn Kiên không phải
là một nhà văn chuyên về truyện thiếu nhi nhưng ông vẫn cho ra đời những
tác phẩm truyện thiếu nhi độc đáo không kém cạnh gì so với những nhà văn
chuyên về truyện thiếu nhi khác.
4.5. Phương pháp phân tích tổng hợp
Những dẫn chứng được trích ra từ các tác phẩm của Nguyễn Kiên để
làm ví dụ minh họa cho những lời bình, những nhận xét về phong cách nghệ
thuật của ông và để làm cơ sở cho chính những lập luận của mình đưa ra. Làm
sáng tỏ những vấn đề được nêu ra và những vấn đề được chứng minh, tổng
hợp những cơ sở nghiên cứu để đưa ra những đánh giá, minh chứng có hiệu
quả và có tính thuyết phục.
5. Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Nội dung luận văn
được chia thành 03 chương:
Chương 1: Khái quát về nghệ thuật tự sự và nhà văn Nguyễn Kiên

trong dòng chảy văn học thiếu nhi Việt Nam

7


Chương 2: Nghệ thuật xây dựng cốt truyện và nghệ thuật xây dựng
nhân vật trong truyện thiếu nhi của Nguyễn Kiên
Chương 3: Nhân vật trần thuật, ngôn ngữ và giọng điệu trần thuật
trong truyện viết cho thiếu nhi của Nguyễn Kiên

8


CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ NGHỆ THUẬT TỰ SỰ
VÀ NHÀ VĂN NGUYỄN KIÊN TRONG DÒNG CHẢY
VĂN HỌC THIẾU NHI VIỆT NAM
Có thể nói, trong một tác phẩm văn học thì nghệ thuật tự sự là vấn đề
cốt lõi để khẳng định sự thành công của tác phẩm đó. Đến thời điểm hiện tại,
nghiên cứu tự sự học là phương diện được rất nhiều người quan tâm, sự tồn
tại của tự sự là một vấn đề tất yếu để làm nên một tác phẩm.
1.1. Nghệ thuật tự sự
1.1.1. Khái niệm tự sự và tự sự học
Tự sự có mặt ở khắp mọi nơi và tồn tại song song với cuộc sống của
mỗi chúng ta. Ngành tự sự học đã thực sự phát triển và được giới nghiên cứu
văn học quan tâm đặc biệt, trở thành lĩnh vực nghiên cứu đặc thù của ngành lý
luận văn học như nghiên cứu những nghệ thuật biểu đạt văn tự trong tác phẩm,
cốt truyện, nhân vật, người kể chuyện…
Mặc dù chỉ mới được định hình nghiên cứu từ những năm 1960 - 1970
tại Pháp nhưng tự sự học đã nhanh chóng khẳng định vị trí quan trọng trong
nghiên cứu văn học. Tự sự đã không ngừng phát triển mạnh mẽ và trở thành

một lĩnh vực nghiên cứu được quan tâm đặc biệt và ngày càng phổ biến trên
thế giới. Tại Việt Nam, ngày càng xuất hiện nhiều công trình nghiên cứu khoa
học về tự sự, tuy nhiên tự sự học vẫn là một ngành còn nhiều vấn đề cần được
đẩy mạnh nghiên cứu và khai thác hơn nữa.
Được tách ra và phát triển từ một phần của nghiên cứu thi pháp học
hiện đại, tự sự học nghiên cứu những đặc điểm cấu trúc, các vấn đề về nghệ
thuật kể chuyện của văn bản hay nói một cách khác, nghiên cứu tác phẩm văn
học trên phương diện của nghệ thuật tự sự chính là những cách tiếp cận với
các tác phẩm đó từ góc độ thi pháp.
Tự sự học (Narratology/Narratologie, là khoa học về trần thuật
(Narration – trần thuật, kể chuyện) do nhà nghiên cứu người Pháp gốc

9


BungariT.Todorov đề xuất năm 1969 trong sách Ngữ pháp Câu chuyện mười
ngày. Lý thuyết về tác phẩm tự sự ra đời dưới ảnh hưởng của Chủ nghĩa cấu
trúc, tự sự học nghiên cứu hình thức, quy luật vận động, tính chất của các tác
phẩm với các chất liệu khác nhau, nghiên cứu năng lực của chủ thể sản sinh
và đối tượng tiếp nhận tác phẩm tự sự.
J.H.Miller - Nhà cấu trúc người Mỹ (1993) viết: “Tự sự là cách để ta
đưa ra các sự việc vào một trật tự, và từ trật tự ấy mà chúng có một ý nghĩa.
Tự sự là cách tạo ý nghĩa cho sự kiện, biến cố”.[35;tr12] Theo ông, tự sự học
là cách mang lại những ý nghĩa cho sự kiện hay biến cố được tác giả ghi lại.
Bằng một cách sắp xếp theo những trật tự nhất định mà tạo thành ý nghĩa của
sự kiện đó.
Jonathan Culler (1998) nhận định: “Tự sự là phương thức chủ yếu để
có người hiểu biết sự vật”. [35;tr12] Hay nói một cách khác, tự sự là cách mà
các nhà văn mang đến cho người đọc những thông tin về sự vật được nói tới,
trong tác phẩm văn học hay trong lời nói thì đây là phương thức truyền đạt

thông tin tối ưu nhất.
Các nhà nghiên cứu tự sự học ở Việt Nam cũng đưa ra nhiều cách hiểu
khác nhau về tự sự học:
Nhà nghiên cứu Trần Đình Sử cho rằng: “Tự sự là hệ thống những sự
kiện, cách thức tổ chức sự kiện, các motip truyện, sự phân công các loại motip,
diễn ngôn, lời kể với những người kể, điểm nhìn, thời, thức”. [35;tr8]
Trong Từ điển thuật ngữ văn học có viết: “Tự sự là một phương thức
tái hiện đời sống trong toàn bộ tính khách quan của nó. Tác phẩm tự sự phản
ánh hiện thực qua bức tranh mở rộng của đời sống trong không gian, thời gian,
qua các sự kiện, biến cố xảy ra trong cuộc đời của con người…”. [16;tr317]
Qua những khái niệm khác nhau về nghệ thuật tự sự nói trên, có thể
thấy rằng tự sự là một phương thức biểu đạt của người viết với một sự vật. Tự
sự học là phương pháp nghiên cứu nhiều loại hình nghệ thuật, trong đó có cả

10


diễn ngôn phi văn học như kịch, phim, lịch sử, quảng cáo… Nội dung chính
là nghiên cứu cấu trúc của văn bản tự sự và các vấn đề liên quan trong tác
phẩm đó. Tự sự học không tập trung quan tâm đến bản thân của câu chuyện
mà tập trung sự chú ý vào diễn ngôn tự sự.
1.1.2. Tiếp cận tự sự học
Tự sự học hiện đại mới được hình thành từ những năm cuối của thế kỷ
trước, đến thời điểm hiện tại tự sự học có thể được chia thành 3 thời kỳ phát
triển đó là: Tự sự học trước chủ nghĩa cấu trúc, tự sự học cấu trúc chủ nghĩa
và tự sự học hậu cấu trúc chủ nghĩa.
Ở thời kỳ tự sự học trước cấu trúc chủ nghĩa chủ yếu nghiên cứu thành
phần, chức năng của tự sự trong tác phẩm như nhân vật, cốt truyện, ngôn ngữ
trần thuật…
Giai đoạn tự sự học trong thời kỳ cấu trúc chủ nghĩa tập trung vào

nghiên cứu bản chất của ngôn ngữ và ngữ pháp tự sự, lấy ngôn ngữ làm hình
mẫu, coi tự sự học là sự mở rộng của các cú pháp học còn trữ tình là sự mở
rộng của ẩn dụ.
Thời kỳ hậu cấu trúc chủ nghĩa xem tự sự học và ký hiệu học gắn liền
với nhau, ý nghĩa trong tác phẩm văn học được biểu đạt bằng tự sự. Hình thức
tự sự trong tác phẩm chính là phương tiện để thể hiện ý nghĩa của tác phẩm.
Tự sự học đã có một hành trình phát triển qua nhiều giai đoạn, mặc dù
được nghiên cứu từ nhiều cách và nhiều phương diện khác nhau nhưng với
những nội dung nghiên cứu đó cho ta thấy được vai trò quan trọng của tự sự
học đối với ngành nghiên cứu văn học.
Nghiên cứu tự sự học không còn là một vấn đề mới mẻ nhưng lại là
một xu hướng nghiên cứu tác phẩm văn học mới trong ngành lý luận văn học.
Nó có thể cho ta thấy được những mặt ý nghĩa của tác phẩm mang lại, không
chỉ đơn giản là một phương pháp nghiên cứu mà còn là phương pháp giúp ta
có thể hiểu được nghệ thuật trần thuật độc đáo của mỗi tác giả khác nhau. Qua

11


đó cũng giúp cho ta thấy được các vấn đề xã hội, lịch sử mà tác giả muốn gửi
gắm trong tác phẩm đó. Đặc biệt là trong các tác phẩm văn học Việt Nam, khi
mà những tác phẩm văn học chủ yếu được xây dựng bằng cách kể chuyện.
Nhà nghiên cứu Trần Đình Sử từng viết: “Tự sự học Việt Nam còn rất
non trẻ. Chúng tôi mong nó tiếp tục được quan tâm, giới thiệu thêm về các lí
luận mới và khuynh hướng tìm tòi mới theo hướng mở, vượt qua sự hạn hẹp
của tự sự học cấu trúc một thời, giúp tiếp cận tự sự học trong những hướng
phát triển mới nhất và có triển vọng nhất. Đối tượng của tự sự học ngày nay
không còn chỉ là ngữ pháp tự sự nói chung mà còn là thi pháp tự sự, phong
cách học tự sự của các tác phẩm cụ thể, ngôn ngữ tự sự của các thể loại tự sự,
các loại hình tự sự, mô hình tự sự của các giai đoạn phát triển văn học, sự tiếp

nhận tự sự và cách tác động đến người đọc của tự sự.” [39]
Từ sự phát triển của nghiên cứu tự sự học được nêu trên giúp ta có thể
thấy được tầm quan trọng của tự sự học trong nghiên cứu văn học, mở ra khả
năng nghiên cứu truyền thống văn hóa trong mỗi nền văn học. Áp dụng
phương pháp nghiên cứu tự sự học để tìm hiểu về nghệ thuật tự sự trong
truyện viết cho thiếu nhi của Nguyễn Kiên giúp ta có được những cái nhìn
tổng quát nhất về việc hiểu rõ mọi hình thức tự sự và nghệ thuật trong các tác
phẩm của ông.
1.2. Văn học thiếu nhi Việt Nam
1.2.1. Khái niệm văn học thiếu nhi
Trong nền văn học của bất kỳ quốc gia nào cũng không thể thiếu sự có
mặt của văn học thiếu nhi, có thể nói đây là một bộ phận văn học xuất hiện
song song với lịch sử phát triển văn học của mỗi quốc gia. Ở Việt Nam, văn
học thiếu nhi lại được nghiên cứu muộn hơn so với các thể loại văn học khác.
Văn học thiếu nhi hiểu một cách chung nhất là những tác phẩm văn học
dành cho thiếu nhi, được nhận diện ở nhiều góc độ như thể loại, nhân vật, chủ
thể sáng tác... Các nhà văn sáng tạo ra văn học thiếu nhi với mục đích mang

12


đến cho các em thiếu nhi những câu chuyện vui vẻ, hồn nhiên với những trò
nghịch khờ dại, những suy nghĩ ngây ngô, giúp các em có một cách giải trí
khoa học, cũng đồng thời lồng ghép trong đó những bài học đạo đức... Kiểu
nhân vật trung tâm thường được miêu tả trong những tác phẩm này là các loài
vật, đồ chơi hay những thứ xung quanh gần gũi với cuộc sống của chúng ta.
Các nhà văn viết văn học thiếu nhi không chỉ để cho đối tượng tiếp nhận là
các em thiếu nhi mà còn dành cho mọi lứa tuổi.
Trong từ điển Thuật ngữ văn học đã định nghĩa về văn học thiếu nhi:
“Theo nghĩa hẹp, văn học thiếu nhi gồm những tác phẩm văn học hoặc phổ

cập khoa học dành riêng cho thiếu nhi” [16;342]. Tuy vậy, khái niệm văn học
thiếu nhi cũng bao gồm một phạm vi rộng rãi những tác phẩm văn học thông
thường khác mà cũng đi vào phạm vi đọc của thiếu nhi.
Trong Bách khoa thư văn học thiếu nhi, Quan niệm về văn học thiếu
nhi được ghi chi tiết và rõ ràng hơn, được nhận diện ở nhiều góc độ như: Chủ
thể sáng tác, nhân vật trung tâm, mục đích, đối tượng tiếp nhận: “Mọi tác
phẩm được nhà văn sáng tạo ra với mục đích giáo dục, bồi dưỡng tâm hồn,
tính cách cho thiếu nhi. Nhân vật trung tâm của nó là thiếu nhi và đôi khi
cũng là người lớn, hoặc là một cơn gió, một loài vật, đồ vật, một cái cây,…
Tác giả của văn học thiếu nhi không chỉ là chính các em mà cũng là các nhà
văn thuộc mọi lứa tuổi. Những tác phẩm mà thiếu nhi thích thú tìm đọc. Bởi
các em đã tìm thấy trong đó cách nghĩ, cách hành động của chính các em, hơn
thế, các em còn tìm được ở trong đó một lời nhắc nhở, một sự răn dạy, với
những nguồn động viên khích lệ, những sự dẫn dắt ý nhị, bổ ích trong quá
trình hoàn thiện tính cách của mình.”[43;tr.23]
Có thể có một cách nhìn tổng quát về văn học thiếu nhi đó là những tác
phẩm văn học được viết cho độc giả thuộc lứa tuổi thiếu nhi hoặc nhiều lứa
tuổi khác. Những tác phẩm thuộc thể loại này kể về những câu chuyện dưới
góc nhìn từ đôi mắt trong sáng, ngây ngô của trẻ thơ. Truyện ngắn viết cho

13


thiếu nhi của Nguyễn Kiên thường là những câu chuyện vui tươi, gần gũi,
mặc dù chỉ đơn giản là những câu chuyện về các bé, các con vật, những món
đồ chơi quen thuộc thôi cũng đủ để cuốn hút người đọc rồi.
1.2.2. Quá trình hình thành và phát triển của văn học thiếu nhi Việt Nam
Trong giai đoạn văn học dân gian, văn học thiếu nhi xuất hiện ngay từ
những bài vè, bài ví, những bài đồng dao và những câu chuyện cổ tích, ngụ
ngôn… Hình thức tồn tại của những tác phẩm này đó chủ yếu là bằng truyền

miệng. Đó là những bài đồng giao miêu tả buổi chăn trâu, cuốc bẫm, những
bài vè hài hước vui vẻ, hay là những câu chuyện vui vẻ, chế giễu… nói về
hiện thực xã hội thời phong kiến hoặc nói về cuộc sống vui vẻ, vô lo vô nghĩ
của trẻ chăn trâu, của trẻ tại trường học…
Ở thời kỳ trước cách mạng tháng Tám, nhóm Tự lực Văn đoàn đã có
những cuốn sách đầu tiên dành cho thiếu nhi như: Sách hồng, Hoa mai, Tuổi
xanh, Hai đứa trẻ,… Những tác phẩm này đã phản ánh cảnh sinh hoạt, cuộc
sống đầy hy vọng và tình cảm của lũ trẻ trước cuộc sống nghèo khó. Những
sáng tác của họ quan tâm đến cuộc sống của những đứa trẻ ở cả thành thị và
nông thôn với tác phẩm như: Từ ngày mẹ chết, Bảy bông hoa lép của Nam
Cao, tác phẩm Bữa no đòn của Nguyễn Công Hoan,… đã gợi đến những nỗi
bất hạnh, nghèo khổ của trẻ em thời đó. Bằng việc tập trung khai thác số phận
của trẻ thơ với những tấn bi kịch, nhân sinh sâu sắc, các tác giả đã vẽ nên một
bức tranh toàn cảnh về hiện thực cuộc sống của những đứa trẻ thiếu thốn vật
chất, luôn trống vắng, cô đơn và thậm chí là những gánh nặng về tâm hồn.
Đến giai đoạn kháng chiến chống đế quốc thực dân từ 1945 - 1975, văn
học thiếu nhi phát triển với những tác phẩm chủ yếu viết về các nhân vật anh
hùng nhỏ tuổi, góp công sức của mình vào cuộc kháng chiến bảo vệ tổ quốc.
Những tác phẩm ở giai đoạn này không chỉ giúp vinh danh các nhân vật anh
hùng nhỏ tuổi mà có có ý nghĩa to lớn trong việc thúc đẩy lòng yêu nước của
các em ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

14


Những tác phẩm viết cho thiếu nhi ở trong giai đoạn này chủ yếu là những
tác phẩm đã mượn hình thức đồng thoại, mượn hình tượng những con vật thân
quen, gần gũi để truyền tải những thông điệp, những vấn đề mang tính xã hội.
Nội dung chính của các tác phẩm truyện thiếu nhi giai đoạn này nhằm lên án tố
cáo chế độ thực dân phong kiến đã biến những cuộc sống hồn nhiên, vui tươi của

trẻ em thành những nỗi bất hạnh, cái nghèo đói, cái thiếu thốn cùng chiến tranh
đã cướp đi cuộc sống của các em. Một bức tranh u ám của đất nước Việt Nam
với những nhân vật chính nhỏ bé mang đến nhiều ý nghĩa sâu sắc.
Sự ra đời của báo Thiếu Sinh – tiền thân của báo Thiếu niên tiền phong
trong số đầu tiên vào năm 1946 cùng hàng loạt các tờ báo dành cho thiếu nhi
như Thiếu Niên, Tuổi Trẻ, Xung Phong, Măng Non, Kim Đồng… sau đó chủ
yếu nói về những tấm gương thiếu nhi dũng cảm, gan dạ, sẵn sàng hy sinh vì
tổ quốc hay mang ý thức yêu quê hương đất nước và mang lòng căm thù giặc.
Dưới chế độ mới, văn học thiếu nhi có những bước phát triển vượt bậc,
nhờ sự quan tâm của Đảng và nhà nước đã giúp cho một bộ phận về truyện
thiếu nhi được thành lập do Tô Hoài và Hồ Trúc xây dựng mang đến một
cánh cửa mới cho sự phát triển của thể loại này. Không thể không kể đến Hồ
Chủ tịch với sự đóng góp to lớn cho sự phát triển của văn học thiếu nhi giai
đoạn này, mặc dù bận trăm công nghìn việc nhưng trong Thư trung thu gửi
các cháu nhi đồng Người đã viết: “Các cháu phải yêu, yêu Tổ quốc, yêu đồng
bào, yêu lao động,…”. Lời nói của Bác Hồ như chiếc chìa khóa mở ra một
cánh cửa mới cho hướng phát triển của văn học thiếu nhi.
Nguyễn Huy Tưởng với tác phẩm đặc biệt Chú Giao làng sen, Nguyên
Hồng với tác phẩm Dưới chân cầu mây, Tô Hoài với tác phẩm Hoa sơn…
đều có đặc điểm chung của những tác phẩm này là đều cùng lấy chủ đề về
những tấm gương dũng cảm, những đóng góp to lớn của các em nhi đồng
trong sự thắng lợi của cuộc kháng chiến chống đế quốc thực dân bảo vệ tổ
quốc. Trong thời kỳ này, Tố Hữu là một tác giả nổi bật với nhiều bài thơ hay

15


viết về thiếu nhi, trong đó có Lượm – một bài thơ nổi tiếng về lòng yêu nước
và lòng dũng cảm.
Trong giai đoạn miền Bắc xây dựng xã hội chủ nghĩa, mặc dù đã chiến

thắng thực dân Pháp nhưng đất nước vẫn bị chia cắt thành hai miền. Văn học
thiếu nhi ở giai đoạn này tiếp tục được đẩy mạnh phát triển với những đề tài
về kháng chiến chống Pháp. Đội ngũ sáng tác những tác phẩm dành cho thiếu
nhi nổi bật như: Bắc Thôn với tác phẩm Hai làng Tà Pình và Động Hía, Đoàn
Giỏi với tác phẩm Đất rừng phương Nam, Bùi Hiền với tác phẩm Bên đồn
địch,… với nội dung xuyên suốt là ngợi ca những người anh hùng trẻ tuổi đã
góp phần vào cuộc chiến sống còn của dân tộc.
Đến giai đoạn kháng chiến chống Mỹ, miền Bắc được hoàn toàn độc
lập, nỗi đau chiến tranh dần vơi đã tạo điều kiện cho văn học thiếu nhi có
những bước tiến vượt bậc hơn. Đặc biệt là sự ra đời của nhà xuất bản Kim
Đồng (tháng 6 năm 1957) đã tạo ra một trang mới đối với sự phát triển của
văn học thiếu nhi trong nền văn học Việt Nam. Kể từ đây, đội ngũ sáng tác
phát triển mạnh mẽ với những tên tuổi của Võ Quảng, Tô Hoài, Nguyễn Huy
Tưởng, Bùi Hiển, Bùi Minh Quốc, Trần Đăng Khoa…
Vào những năm 60 của thế kỷ XX, miền Bắc nước ta bắt đầu công cuộc
khôi phục kinh tế và xây dựng cuộc sống mới. Những tác phẩm văn học viết
cho thiếu nhi đều tập trung ngợi ca những người lao động chân chính. Có thể
kể đến một số tác giả nổi bật như Lê Khắc Hoan với tác phẩm Mái trường
thân yêu, nhà văn Bùi Minh Quốc với tác phẩm Bé Ly … đều mang tính giáo
dục các em phải biết quý trọng sức lao động và biết rèn luyện bản thân để trở
thành những người có ích cho đất nước trong tương lai. Hai tác phẩm nổi bật
cho thiếu nhi ở giai đoạn này là Lá cờ thêu sáu chữ và Kể chuyện Quang
Trung của Nguyễn Huy Tưởng đã nói về truyền thống lịch sử quý báu của dân
tộc ta.

16


Các nhà thơ như Tố Hữu, Phạm Hổ, Trần Hoạt,… cũng có những tác
phẩm đặc sắc viết về thiếu nhi, hơn cả, có thể nói truyện ký thời kỳ này được

tập trung phát triển. Ở dạng tự truyện có Nguyễn Ngọc Ký với tác phẩm Tôi
đi học, Quang Huy với tác phẩm Hoa xuân tứ,... đều xây dựng nội dung theo
hướng nêu cao tinh thần vượt khó, nghị lực phi thường của tuổi thơ. Ở thể hồi
ký có tác phẩm của Phùng Thế Tài đó là Lớn lên nhờ cách mạng nói về những
ngày tháng lớn lên cùng cách mạng đấu tranh bảo vệ tổ quốc, Văn Biển với
truyện Cô bé 20 với nhân vật chính là anh Hồ Giáo sống tại nông trường bò
Ba Vì,… Những tác phẩm này đều được tác giả gửi gắm những ý nghĩa của
việc nghiên cứu khoa học, nhằm giáo dục các em nên biết đam mê nghiên cứu
khoa học để có thể xây dựng được một đất nước phát triển. Một số tác phẩm
tiêu biểu viết về đề tài chiến đấu trong giai đoạn này như Nguyễn Thi cho ra
đời bài thơ Mẹ vắng nhà, Võ Quảng viết Quê nội… Đề tài truyền thống lịch
sử có tác phẩm độc đáo của tác giả Hà Ân với sáng tác Bên bờ Thiên Mạc,
Trăng nước Chương Dương… Phạm Hổ cũng góp phần cho sự phát triển của
văn học thiếu nhi giai đoạn này với tác phẩm Khăn đỏ đúc cày,Văn Trọng viết
Bí mật ở miếu Ba Cô, Hải Hồ có những tác phẩm viết về trường học như Chú
bé sợ toán, Minh Giang viết Năm thứ nhất, Lê Khắc Hoan có Mái trường
thân yêu, Nguyễn Kiên với tác phẩm Kể về nông thôn… Trong giai đoạn đất
nước đang đấu tranh chống đế quốc thực dân, các tác phẩm văn học thiếu nhi
được phát triển mạnh mẽ không chỉ với những sáng tác về người anh hùng
nhỏ tuổi, dũng cảm và gan dạ mà còn là những tác phẩm mang đầy giá trị đạo
đức, tính nhân văn sâu sắc.
Bước sang giai đoạn sau năm 1975, kể từ sau đại hội Đảng toàn quốc
lần VI, văn học thiếu nhi Việt Nam lại bắt đầu khởi sắc với sự tiếp cận đa
chiều và cái nhìn của một cuộc sống đa màu, đa cảm xúc hơn làm cho văn học
thiếu nhi phát triển mạnh mẽ hơn. Đến nay, mặc dù chiến tranh đã lùi xa
nhưng những ký ức về các cuộc chiến vẫn còn đọng lại rất nhiều trên các

17



trang giấy của tác giả, các tác giả vẫn tiếp tục chia sẻ về ký ức của một thời
đạn bom đó, ví dụ như Võ Quảng với Tảng sáng, Nguyễn Quang Sáng với tác
phẩm Dòng sông thơ ấu Phùng Quán với Tuổi thơ dữ dội… Đây hầu hết là
những tác phẩm viết về những kỷ niệm của thời kỳ chiến tranh, cụ thể hơn là
cuộc kháng chiến chống Pháp. Những tác phẩm viết về cuộc kháng chiến
chống Mỹ như Nguyễn Thị Như Trang với tác phẩm Hoa cỏ đắng, Quang
Huy với sáng tác Ngôi nhà trống và Dương Thu Hương viết tác phẩm Hành
trình ngày thơ ấu… Có thể thấy, những tác phẩm viết cho thiếu nhi trong giai
đoạn này cũng vẫn mang tính giáo dục và đạo đức, là những lời răn dạy các
em biết yêu đất nước, yêu lao động… Những tác phẩm với chủ đề viết về
trường lớp, về thầy cô, hay đơn giản chỉ là những câu chuyện về các món đồ
vật, con vật quen thuộc cũng đều mang giá trị đạo đức to lớn là mục tiêu viết
chung của các tác giả.
Văn học thiếu nhi Việt Nam là sự kết hợp gắn liền với văn học dân gian,
sự kết hợp này đã làm cho văn học thiếu nhi Việt Nam phát triển mạnh mẽ và
được nhiều thế hệ độc giả đón nhận. Với các đề tài về gia đình, nhà trường,
tình bạn, những cuộc khám phá, phiêu lưu thú vị đã mang đến cho những đứa
trẻ mới bắt đầu đặt chân vào cuộc sống nhiều cung bậc cảm xúc đầu đời khi
bắt đầu khám phá, tìm hiểu thế giới xung quanh mình. Được xây dựng với
những tác phẩm với dung lượng ngắn, nội dung mang tính giáo dục sâu sắc,
ngôn ngữ nhẹ nhàng, đơn giản và gần gũi với tư duy của trẻ đã làm cho nền
văn học thiếu nhi trong văn học Việt Nam ngày càng phát triển mạnh mẽ.
1.2.3. Những đặc điểm của văn học thiếu nhi Việt Nam
Sự phát triển của văn học thiếu nhi Việt Nam là sự hội tụ tâm lực của
nhiều thế hệ nhà văn, trong đó có cả những tác gia nổi tiếng và có cả những
tác giả nhỏ tuổi. Từ sự đa dạng của đội ngũ sáng tác, văn học thiếu nhi Việt
Nam đã phát triển phong phú về cả đề tài, thể loại, phong cách nghệ thuật
cũng như nhân vật…

18



Nói đến văn học dân gian là nói đến sự phong phú của các tác phẩm tự
sự và hệ thống các tác phẩm trữ tình với những câu chuyện cổ tích, truyện
ngụ ngôn, truyện thần thoại, truyện dài, truyện cười… với những bài đồng
dao, những bài hát ru, những câu vè độc đáo, những câu đố thú vị… Văn học
viết chứng kiến sự góp mặt của thơ trữ tình và sự kết hợp của truyện thơ để
phản ánh hiện thực và cảm xúc, Hà Minh Đức có viết: “Bằng những hình thức
kể có cốt truyện, nhà thơ có điều kiện đi sâu vào những tình tiết, những sự
kiện những khía cạnh khác nhau của một xung đột xã hội, do đó truyện thơ có
khả năng phản ánh những mặt phong phú của đời sống xã hội”. Tô Hoài
khẳng định: “Nội dung một tác phẩm văn học viết cho thiếu nhi bao giờ cũng
quán triệt vấn đề xây dựng đức tính con người. Nói thì thừa, cần nhắc lại và
thật giản dị, một tác phẩm chân chính có giá trị đối với tuổi thơ là một tác
phẩm tham dự mạnh mẽ vào sự nghiệp nên người của bạn đọc ấy” [26;tr122]
Cùng với thời gian, phạm vi hiện thực phản ánh trong văn học thiếu nhi
càng được mở rộng. Bên cạnh những đề tài truyền thống về lịch sử, kháng
chiến, đề tài về những năm tháng xây dựng chủ nghĩa xã hội trên miền Bắc…
thì văn học thiếu nhi đã tìm đến với những đề tài mới gắn với cuộc sống mới,
con người mới. Các nhà văn chú ý khai thác đề tài thiếu nhi trong nhiều mối
quan hệ về gia đình, nhà trường, đất nước… Các tác giả thể hiện trong tác
phẩm của mình những cảm xúc đầu đời hay những mặt trái của cuộc sống
trong lứa tuổi thiếu nhi giúp cho độc giả dễ dàng đón nhận tác phẩm bởi như
“nhìn thấy mình trong đó”.
Ngay cả thơ – một thể loại trữ tình, là con thuyền vốn thường chỉ chở
những cảm xúc bay bổng, thi vị thì nay cũng đã trở thành một con thuyền
khác chở những nỗi buồn của trẻ thơ trước những bi kịch của cuộc sống, của
gia đình như trong Cánh diều của Trần Hồng có viết:
“Cho em bay với diều ơi!
Bố em bỏ mẹ em rồi… còn đâu!


19


×