Tải bản đầy đủ (.pdf) (230 trang)

Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường của công tác quản lý rừng thông qua cơ chế chi trả dịch vụ môi trường tỉnh bắc kạn – nghiên cứu trường hợp huyện ba bể

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (40.63 MB, 230 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯

CAO TRƯỜNG SƠN

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ, XÃ HỘI, MÔI TRƯỜNG CỦA
CÔNG TÁC QUẢN LÝ RỪNG THÔNG QUA CƠ CHẾ CHI TRẢ
DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG TỈNH BẮC KẠN - NGHIÊN CỨU
TRƯỜNG HỢP HUYỆN BA BỂ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

Hà Nội - 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯

CAO TRƯỜNG SƠN

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ, XÃ HỘI, MÔI TRƯỜNG
CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ RỪNG THÔNG QUA CƠ CHẾ
CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG TỈNH BẮC KẠN NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP HUYỆN BA BỂ

Chuyên ngành
Mã số

: Khoa học môi trường
: 62440301



LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

Người hướng dẫn khoa học:
1. GS.TS. Trần Đức Viên
2. PGS. TS. Nguyễn Thanh Lâm

Hà Nội - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các nội dung
nghiên cứu và kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất cứ công trình nghiên cứu nào trước đây. Các số liệu của các tác giả khác
được sử dụng trong luận án đã được trích dẫn nguồn một cách rõ ràng.
Tác giả Luận án

Cao Trường Sơn

i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành Luận án này, tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới GS.
TS. Trần Đức Viên và PGS. TS Nguyễn Thanh Lâm đã trực tiếp hướng dẫn, định
hướng nghiên cứu và truyền tải niềm đam mê, tinh thần tự giác, trung thực và trách
nhiệm trong quá trình học tập, nghiên cứu.
Tác giả cũng xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến các Thầy, cô giáo và tập thể
cán bộ trong Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia
Hà Nội và Trường Đại học Copenhagen, Vương Quốc Đan Mạch đã dạy dỗ và truyền

đạt các kiến thức cho tác giả trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Đặc biệt là
các ý kiến nhận xét, đóng góp quý báu để tác giả có thể hoàn thiện Luận án này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Dự án REDD+: “Những nỗ lực duy trì và
phát triển rừng theo thời gian” đã tài trợ kinh phí cho tôi thực hiện các nội dung
nghiên cứu của đề tài. Xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Học viện Nông nghiệp Việt
Nam, lãnh đạo UBND tỉnh Bắc Kạn, UBND huyện Ba Bể, VQG Ba Bể và các bà
con, cô bác trên địa bàn huyện Ba Bể đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất
cho tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Tác giả xin gửi lời cảm ơn thân tình nhất đến các thành viên trong nhóm
nghiên cứu đã hợp tác, động viên, giúp đỡ và chia sẻ các khó khăn cùng tác giả
trong suốt quá trình triển khai và thực hiện đề tài.
Cuối cùng, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới những người thân yêu
trong gia đình và bạn bè thân thiết đã luôn ở bên cạnh động viên, giúp đỡ và tạo
động lực lớn cho tác giả quyết tâm hoàn thành Luận án của mình.
Một lần nữa tác giả xin chân thành cảm ơn sâu sắc tới tất cả mọi người.
Hà Nội, ngày.....tháng....năm 2019
Tác giả Luận án

Cao Trường Sơn
ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .................................................................................. viii
DANH MỤC BẢNG ...................................................................................................x
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................ xiv
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1

1. Tính cấp thiết của đề tài luận án .........................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu ...........................................................................................2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ............................................................2
4. Đóng góp mới của luận án ..................................................................................3
5. Nội dung nghiên cứu...........................................................................................3
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .........................................................................4
1.1. Tổng quan lý thuyết về chi trả dịch vụ môi trường .........................................4
1.1.1. Các khái niệm về chi trả dịch vụ môi trường ...........................................4
1.1.1.1. Định nghĩa của Wunder ....................................................................4
1.1.1.2. Định nghĩa của Muradian và cộng sự ...............................................5
1.1.1.3. Định nghĩa của Luca Tacconi ...........................................................6
1.1.2. Các loại dịch vụ môi trường và chương trình chi trả dịch vụ môi trường .........7
1.1.2.1. Các loại dịch vụ môi trường..............................................................7
1.1.2.2. Các loại chương trình chi trả dịch vụ môi trường .............................9
1.1.3. Các đặc trưng cơ bản của chi trả dịch vụ môi trường ............................10
1.1.3.1. Nguyên lý và cơ chế vận hành của chi trả dịch vụ môi trường ......10
1.1.3.2. Các bên liên quan ............................................................................12
1.1.4. Các chương trình chi trả DVMT rừng trên thế giới ...............................13
1.2. Thực hiện chi trả DVMT rừng tại Việt Nam .................................................17
1.2.1. Tiến trình hình thành chính sách chi trả DVMT rừng............................17
1.2.2. Thực hiện các chương trình chi trả DVMT rừng ...................................18

iii


1.2.2.1. Các chương trình thực hiện trước QĐ 380/QĐ-TTg ......................18
1.2.2.2. Các chương trình thí điểm theo QĐ 380/QĐ-TTg..........................19
1.2.2.3. Các chương trình thực hiện sau Quyết định số 380/QĐ-TTg .........23
1.2.3. Văn bản pháp lý liên quan tới hoạt động chi trả DVMT rừng ...............24
1.2.3.1. Các bộ luật có liên quan ..................................................................24

1.2.3.2. Các văn bản dưới luật .....................................................................25
1.2.4. Phân loại các DVMT rừng và chương trình chi trả DVMT rừng ..........26
1.2.4.1. Các loại DVMT rừng ......................................................................26
1.2.5. Các ưu điểm và hạn chế việc thực hiện chi trả DVMT ở Việt Nam ......27
1.2.5.1. Các ưu điểm ....................................................................................27
1.2.5.2. Các hạn chế .....................................................................................29
1.3. Các phương pháp nghiên cứu đánh giá hiệu quả của các chương trình
chi trả dịch vụ môi trường ....................................................................................31
1.3.1. Trên thế giới ...........................................................................................31
1.3.1.1. Khung đánh giá hiệu quả của chương trình chi trả DVMT ............31
1.3.1.2. Khung đánh giá hệ sinh thái thiên niên kỷ......................................33
1.3.1.3. Khung tiếp cận sinh thái nhân văn ..................................................35
1.3.1.4. Đánh giá tính công bằng - minh bạch của chương trình chi trả
DVMT ..........................................................................................................36
1.3.2. Đánh giá các chương trình chi trả DVMT rừng tại Việt Nam ...............38
1.3.3. Bài học kinh nghiệm cho việc nghiên cứu đánh giá hiệu quả của
chương trình chi trả DVMT ở Việt Nam ..........................................................39
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ...............................................................................................40
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................40
2.1.1. Địa điểm nghiên cứu ..............................................................................40
2.1.2. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................42
2.2. Nội dung nghiên cứu......................................................................................44
2.3. Các phương pháp nghiên cứu ........................................................................46

iv


2.3.1. Nhóm phương pháp thu thập thông tin...................................................46
2.3.1.1. Thu thập số liệu thứ cấp ..................................................................46

2.3.1.2. Điều tra hộ gia đình.........................................................................46
2.3.1.3. Phỏng vấn người cung cấp thông tin chính.....................................47
2.3.1.4. Phương pháp tổ chức hội thảo ........................................................47
2.3.1.5. Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia (PRA)................48
2.3.2. Nhóm phương pháp lượng hóa giá trị kinh tế của các DVMT rừng ......49
2.3.2.1. Đánh giá các dịch vụ môi trường ....................................................49
2.3.2.2. Phương pháp tính toán giá trị chi trả của các DVMT rừng ............49
2.3.3. Nhóm phương pháp đánh giá hiệu quả chương trình chi trả DVMT
rừng...................................................................................................................53
2.3.3.1. Xây dựng các tiêu chí đánh giá tính hiệu quả .................................53
2.3.3.2. Cách đánh giá hiệu quả tổng hợp của chương trình chi trả
DVMT rừng .................................................................................................56
2.3.3.3. Cách tính toán hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và môi trường ....57
2.3.4. Cách đánh giá tính công bằng, minh bạch .............................................60
2.3.4.1. Các tiêu chı́ đánh giá tın
́ h công bằ ng ..............................................60
2.3.4.2. Các tiêu chí đánh giá tính minh bạch ..............................................60
2.3.4.3. Cách phân hạng ...............................................................................62
2.3.5. Nhóm phương pháp đánh giá tác động...................................................62
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ......................................65
3.1. Đặc điểm tài nguyên rừng và các dịch vụ môi trường rừng huyện Ba Bể ....65
3.1.1. Đặc điểm tài nguyên rừng huyện Ba Bể.................................................65
3.1.1.1. Hiện trạng rừng ...............................................................................65
3.1.1.2. Đa dạng hệ động, thực vật rừng huyện Ba Bể ................................66
3.1.1.3. Tình hình quản lý rừng huyện Ba Bể ..............................................68
3.1.2. Các dịch vụ môi trường rừng huyện Ba Bể ............................................68
3.1.2.1. Các dịch vụ cung ứng......................................................................69
3.1.2.2. Các dịch vụ kiểm soát .....................................................................70

v



3.1.2.3. Các dịch vụ văn hóa ........................................................................71
3.1.2.4. Các dịch vụ hỗ trợ ...........................................................................72
3.1.3. Lượng hóa giá trị chi trả DVMT rừng huyện Ba Bể theo Nghị định
số 99/2010/NĐ-CP ...........................................................................................73
3.1.3.1. Phòng hộ đầu nguồn (EV1).............................................................74
3.1.3.2. Hấp thụ Cacbon rừng (EV2) ...........................................................74
3.1.3.3. Bảo vê ̣ đấ t chố ng xói mòn (EV3) ....................................................75
3.1.3.4. Bảo vệ cảnh quan và bảo tồn ĐDSH phục vụ hoạt động du
lịch (EV4) .....................................................................................................76
3.1.3.5. Tổng hợp các giá trị chi trả DVMT rừng huyện Ba Bể ..................76
3.1.4. Phân bố giá trị DVMT rừng theo không gian ........................................77
3.2. Tình hình thực hiện chính sách chi trả DVMT trên địa bàn huyện Ba Bể ....80
3.2.1. Quá trình triển khai Nghị định 99/2010/NĐ-CP ....................................80
3.2.2. Chương trình chi trả DVMTR trực tiếp .................................................82
3.2.2.1. Quá trình hình thành .......................................................................82
3.2.2.2. Các bên liên quan ............................................................................82
3.2.2.3. Cơ chế hoạt động của chương trình ................................................86
3.2.3. Chương trình chi trả DVMT gián tiếp ....................................................88
3.2.3.1. Quá trình hình thành .......................................................................88
3.2.3.2. Các bên liên quan ............................................................................88
3.2.3.3. Cơ chế hoạt động ............................................................................90
3.2.4. Hạn chế trong quá trình thực hiện các chương trình chi trả DVMT
rừng huyện Ba bể..............................................................................................92
3.2.4.1. Hạn chế trong khai thác tiềm năng .................................................92
3.2.4.2. Các hạn chế trong thực hiện chương trình chi trả trực tiếp ............93
3.2.4.3. Các hạn chế trong chương trình gián tiếp .......................................96
3.3. Hiệu quả các các chương trình chi trả DVMT rừng huyện Ba Bể ................97
3.3.1. Hiệu quả chương trình chi trả DVMTR trực tiếp ...................................97

3.3.1.1. Hiệu quả kinh tế ..............................................................................97

vi


3.3.1.2. Hiệu quả xã hội ...............................................................................98
3.3.1.3. Hiệu quả môi trường .....................................................................101
3.3.2. Hiệu quả chương trình chi trả DVMT rừng gián tiếp ..........................102
3.3.2.1. Hiệu quả kinh tế ............................................................................102
3.3.2.2. Hiệu quả xã hội .............................................................................104
3.3.2.3. Hiệu quả về môi trường ................................................................106
3.3.3. Đánh giá hiệu quả tổng hợp của chương trình chi trả DVMT rừng
trực tiếp và gián tiếp .......................................................................................109
3.4. Tác động của các chương trình chi trả DVMT rừng ...................................114
3.4.1. Tác động của chương trình chi trả DVMT rừng trực tiếp ....................114
3.4.1.1. Tác động về kinh tế - xã hội..........................................................114
3.4.1.2. Tác động môi trường .....................................................................122
3.4.2. Tác động của chương trình chi trả DVMT gián tiếp ............................128
3.4.2.1. Tác động về mặt kinh tế - xã hội...................................................128
3.4.2.2. Tác động về mặt môi trường .........................................................136
3.4.3. Tổng hợp và so sánh các tác động của hai chương trình chi trả
DVMT rừng ....................................................................................................139
3.5. Khuyến nghị nâng cao hiệu quả chính sách chi trả DVMT rừng ...............140
3.5.1. Các khuyến nghị cho huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn ...............................140
3.5.2. Khuyến nghị cải tiến chính sách chi trả DVMT rừng ..........................142
KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ ...................................................................................144
Kết luận ...............................................................................................................144
Kiến nghị.............................................................................................................145
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ........................146
ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN TIẾN SĨ.......................................146

TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................147
PHỤ LỤC ................................................................................................................159

vii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
3PAD

Dự án Quan hệ đối tác vì người nghèo trong phát triển nông lâm nghiệp
(Pro-Poor Parnerships for Agroforestry Development)

BQLR

Ban Quản lý rừng

BV&PTR

Bảo vệ và Phát triển rừng

BVMT

Bảo vệ môi trường

BVR

Bảo vệ rừng

CDM


Cơ chế phát triển sạch (Clean development Mechanic)

CITES

Công ước Quốc tế buôn bán các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp
(Convention on International Trade in Endangered Species of Wild
Faula and Flora)

DVMT

Dịch vụ môi trường

ĐDSH

Đa dạng sinh học

EV

Giá trị kinh tế (Economic Value)

GIZ

Cơ quan hợp tác quốc tế Đức

HQTH

Hiệu quả tổng hợp

HST


Hệ sinh thái

HTX

Hợp tác xã

ICRAF

Trung tâm Nông lâm kết hợp thế giới

IUCN

Liên minh Bảo tồn thiên nhiên quốc tế
(Intenational Union for Conservation of Nature and Natural Resource)

JICA

Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản
(Japan International Cooperation Agency)

LVS

Lưu vực sông

ND-CP

Nghị định Chính phủ

PRA


Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia

REDD+

Giảm thiểu phát thải từ hoạt động mất rừng và suy thoái rừng
(Reducing emissions from deforestation and forest degradation)

viii


SWOT

Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức
(Strength, Weaknesses, Opportunities, Threats)

TEV

Tổng giá trị kinh tế (Total Economic Value)

UBND

Ủy ban nhân dân

UN-REDD Chương trình Giảm thiểu phát thải khí nhà kính từ hoạt động mất rừng
và suy thoái rừng của Liên Hiệp Quốc.
(United Nations - Reducing emissions from deforestation and forest
degradation)
VQG

Vườn Quốc gia


ix


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1.

Các loại dịch vụ môi trường chính ........................................................7

Bảng 1.2.

Một số chương trình chi trả DVMT ở Việt Nam trước khi có
QĐ 380/QĐ-TTg .................................................................................19

Bảng 1.3.

Tổng hợp các thông tin chính về chương trình thí điểm chi trả
DVMTR tại Sơn La và Lâm Đồng ......................................................20

Bảng 1.4.

Hệ số K xác định theo các tiêu chí tại Sơn La và Lâm Đồng .............21

Bảng 1.5.

Tổng hợp hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường của chính sách
chi trả DVMT rừng ở Việt Nam ..........................................................29

Bảng 2.1.


Đặc trưng khí hậu của huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.............................41

Bảng 2.2.

Một số đặc trưng xã hội huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn ..........................41

Bảng 2.3.

Phân loại các DVMT của IUCN .........................................................49

Bảng 2.4.

Bảng hệ số hấp thụ CO2 cho các loại rừng huyện Ba Bể ...................51

Bảng 2.5.

Giá trị hạn chế xói mòn, rửa trôi chất dinh dưỡng của một số
loại rừng ..............................................................................................52

Bảng 2.6.

Các tiêu chí đánh giá hiệu quả của các chương trình chi trả dịch
vụ môi trường rừng .............................................................................54

Bảng 2.7.

Các mức phân hạng hiệu quả tổng số của chương trình chi trả
DVMT rừng .........................................................................................56

Bảng 2.8.


Thang cho điểm đánh giá tính hiệu quả của chương trình chi trả
dịch vụ môi trường ..............................................................................57

Bảng 2.9.

Mô tả chi tiết căn cứ phân hạng các tiêu chí đánh giá hiệu quả ..........58

Bảng 2.10.

Các tiêu chí đánh giá tính công bằng và tính minh bạch ....................61

Bảng 2.11.

Thang đánh giá các tiêu chí công bằng - minh bạch ...........................62

Bảng 3.1.

Hiện trạng các loại rừng trên địa bàn huyện Ba Bể ............................65

Bảng 3.2.

Phân bố diê ̣n tı́ch rừng theo xã huyê ̣n Ba Bể ......................................66

Bảng 3.3.

Phân loa ̣i các HST rừng huyê ̣n Ba Bể , tın
̉ h Bắ c Ka ̣n..........................67

Bảng 3.4.


Đa dạng khu hệ động, thực vật rừng ...................................................67

Bảng 3.5.

Hiện trạng giao rừng trên địa bàn huyện Ba Bể ..................................68

x


Bảng 3.6.

Tổng hợp dịch vụ cung ứng từ HST rừng huyện Ba Bể .....................69

Bảng 3.7.

Các cơ sở văn hóa, tín ngưỡng và du lịch ...........................................71

Bảng 3.8.

Dich
̣ vu ̣ tái ta ̣o chấ t dinh dưỡng trong các loa ̣i rừng huyê ̣n Ba Bể .........72

Bảng 3.9.

Giá trị chi trả dịch vụ bảo vệ nguồn nước ...........................................74

Bảng 3.10.

Giá trị dịch vụ cung cấp nước sạch cho sinh hoạt ...............................74


Bảng 3.11.

Giá trị chi trả dịch vụ hấp thụ cacbon bề mặt trong rừng ...................75

Bảng 3.12.

Giá tri ̣dich
̣ vu ̣ bảo vê ̣ đấ t chố ng xói mòn chấ t dinh dưỡng ................75

Bảng 3.13.

Giá trị dịch vụ lưu giữ cảnh quan ........................................................76

Bảng 3.14.

Tổ ng giá tri ̣chi trả DVMT rừng huyê ̣n Ba Bể theo Nghị định số
99/NĐ-CP/2010 ...................................................................................77

Bảng 3.15.

Các nguyên nhân ảnh hưởng đến rừng của cộng đồng Bản Duống .........83

Bảng 3.16.

Một số đặc trưng cơ bản của các thôn/bản trong chương trình
chi trả DVMTR trực tiếp tại huyện Ba Bể ..........................................84

Bảng 3.17.


Đặc trưng của các chủ rừng là hộ gia đình trong chương trình
chi trả DVMT rừng gián tiếp...............................................................89

Bảng 3.18.

Hiệu quả kinh tế của chương trình chi trả DVMT rừng trực tiếp .......98

Bảng 3.19.

Hiệu quả xã hội của chương trình chi trả DVMT rừng trực tiếp ........99

Bảng 3.20.

Kết quả đánh giá tính công bằng - minh bạch trong chương
trình chi trả DVMT rừng trực tiếp.......................................................99

Bảng 3.21.

So sánh kế t quả đánh giá tı́nh Công bằ ng - Minh ba ̣ch giữa
những người cung ứng và sử du ̣ng DVMT trong chương trın
̀ h
chi trả trực tiế p. .................................................................................100

Bảng 3.22.

Hiệu quả môi trường của chương trình chi trả trực tiếp....................101

Bảng 3.23.

Kinh phí chi trả DVMT trong chương trình gián tiếp huyện Ba

Bể giai đoạn 2013 - 2016 .................................................................102

Bảng 3.24.

Tổng hợp số tiền từ chương trình chi trả DVMT rừng gián tiếp
huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn ...............................................................102

Bảng 3.25.

Hiệu quả kinh tế của chương trình chi trả gián tiếp ..........................103

Bảng 3.26.

Một số hiệu quả xã hội của chương trình chi trả gián tiếp ................104

xi


Bảng 3.27.

Tổng hợp các tiêu chí hiệu quả về môi trường của chương trình
chi trả gián tiếp ..................................................................................107

Bảng 3.28.

Diện tích rừng tham gia chương trình chi trả gián tiếp huyện
Ba Bể .................................................................................................107

Bảng 3.29.


Tổng hợp điểm số các tiêu chí đánh giá hiệu quả của hai
chương trình chi trả DVMT rừng huyện Ba Bể ................................110

Bảng 3.30.

Phân tích độ nhạy về hiệu quả tổng hợp của các chương trình
chi trả DVMT rừng theo những phương án khác nhau .....................111

Bảng 3.31.

So sánh tổng thu nhập và thu nhập từ rừng giữa khu vực có và
không có chương trình chi trả DVMT rừng trực tiếp........................115

Bảng 3.32.

Sự thay đổi về một số điều kiện kinh tế của người dân trong
chương trình chi trả DVMT rừng trực tiếp .......................................116

Bảng 3.33.

Sự biến chuyển về kinh tế của khu vực chịu tác động và khu
vực đối chứng trong chương trình chi trả DVMT rừng trực tiếp .....117

Bảng 3.34.

Người dân Bản Duống và Coọc Mu đánh giá các chức năng
của rừng .............................................................................................118

Bảng 3.35.


So sánh động lực BVR của người dân 2 thôn Bản Duống và
Coọc Mu ............................................................................................121

Bảng 3.36.

Sự khác biệt về hoạt động BVR của Bản Duống so với thời
điểm trước khi có chương trình chi trả DVMT và so với nơi
không có chương trình chi trả DVMT...............................................124

Bảng 3.37.

So sánh tần suất đi rừng của người dân Bản Duống với Bản
Coọc Mu ............................................................................................126

Bảng 3.38.

So sánh hoạt động khai thác rừng tại Bản Duống và Bản Coọc Mu ......127

Bảng 3.39.

So sánh tổng thu nhập và thu nhập từ rừng giữa hai nhóm hộ
tham gia và không tham gia vào chương trình chi trả DVMTR
gián tiếp .............................................................................................128

Bảng 3.40.

So sánh một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội giữa hai nhóm hộ tham
gia và không tham gia chương trình chi trả DVMTR gián tiếp ........130

xii



Bảng 3.41.

Sự thay đổi về điều kiện kinh tế giữa nhóm hộ tham gia và
không tham gia chương trình chi trả DVMTR gián tiếp ...................131

Bảng 3.42.

So sánh khả năng nhận biết các chức năng của rừng giữa hai
nhóm hộ tham gia và không tham gia chương trình chi trả
DVMT rừng gián tiếp ........................................................................132

Bảng 3.43.

So sánh động lực bảo vệ rừng của những người tham gia và
không tham gia vào chương trình chi trả DVMTR gián tiếp ............135

Bảng 3.44.

So sánh tần suất đi rừng của hai nhóm đối tượng tham gia và
không tham gia vào chương trình chi trả DVMTR gián tiếp ............136

Bảng 3.45.

Tình hình khai thác lâm sản của người dân tại thời điểm trước
và sau khi có chương trình chi trả DVMTR gián tiếp .......................137

Bảng 3.46.


So sánh kế hoạch bảo vệ rừng giữa những người tham gia và
không tham gia vào chương trình chi trả DVMT rừng .....................138

xiii


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1.

Nguyên lý của chi trả dịch vụ môi trường ...............................................5

Hình 1.2.

Tổng hợp các dịch vụ môi trường được cung ứng bởi rừng nhiệt đới.........8

Hình 1.3.

Tiến trình thực hiện chi trả DVMT Rừng ở Việt Nam ..........................17

Hình 1.4.

Cấu trúc thể chế thực hiện chi trả DVMT rừng tại tỉnh Lâm Đồng ......22

Hình 1.5.

Khung thể chế thực hiện chi trả DVMT rừng và mối quan hệ giữa
các bên liên quan ....................................................................................28

Hình 1.6.


Cơ chế chi trả lợi ích trong thực hiện chi trả DVMT rừng ....................28

Hình 1.7.

Khung đánh giá hiệu quả của chương trình chi trả DVMT ...................32

Hình 1.8.

Khung đánh giá hệ sinh thái thiên niên kỷ.............................................34

Hình 1.9.

Khung tiếp cận nghiên cứu hệ sinh thái nhân văn .................................35

Hình 2.1.

Vị trí địa điểm nghiên cứu .....................................................................40

Hình 2.2.

Ranh giới LVS Lèng trên địa bàn huyện Ba Bể ....................................43

Hình 2.3.

Sơ đồ thực hiện các nội dung nghiên cứu của Luận án .........................45

Hın
̀ h 2.4.

Các đa ̣i biể u tham gia Hô ̣i thảo “Hiê ̣n tra ̣ng quản lý rừng & Chi

trả dich
̣ vu ̣ môi trường rừng tın
̉ h Bắ c Ka ̣n” ...........................................48

Hình 2.5.

Mô tả Phương pháp đánh giá “Khác biệt trong khác biệt” ....................63

Hình 3.1.

Phân bố giá trị chi trả các loại DVMTR (EV) theo địa phương
trên địa bàn huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn ................................................78

Hình 3.2.

Phân bố giá trị DVMT rừng theo không gian huyện Ba Bể ..................79

Hình 3.3.

Tóm tắt quá trình triển khai thực hiện chính sách chi trả DVMTR
trên địa bàn huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn ................................................81

Hình 3.4.

Sơ đồ thôn Bản Duống, xã Hoàng Trĩ ...................................................82

Hình 3.5.

Mối quan hệ giữa các bên liên quan trong chương trı̀nh chi trả
DVMT rừng trực tiếp tại huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn ...........................85


Hình 3.6.

Cơ chế chi trả của chương trın
̀ h chi trả DVMT rừng trực tiếp tại
huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn ....................................................................87

Hình 3.7.

Dòng lưu chuyển tiền trong chương trình chi trả DVMTR gián tiếp ........90

xiv


Hình 3.8.

Quy trình thẩm định và chi trả trong chương trình chi trả DVMT
rừng gián tiếp .........................................................................................92

Hı̀nh 3.9.

Ma trâ ̣n biể u diễn kế t quả đánh giá Tầ m quan tro ̣ng - Mức đô ̣ thực
hiê ̣n các tiêu chı́ công bằ ng trong chương trın
̀ h chi trả gián tiế p.............105

Hı̀nh 3.10. Sơ đồ biể u diễn kế t quả đánh giá Tầ m quan tro ̣ng - Mức đô ̣ thực
hiê ̣n các tiêu chı́ Minh ba ̣ch trong chương trı̀nh chi trả DVMTR
gián tiế p ................................................................................................106
Hình 3.11. Tỷ lệ các loại rừng tham gia chương trình chi trả DVMT gián tiếp
huyện Ba Bể năm 2016 ........................................................................108

Hình 3.12. So sánh tỷ lệ hiệu quả đạt được (%) của các tiêu chí đánh giá trong
hai chương trình chi trả DVMT rừng huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn .........112

xv


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài luận án
Quản lý và bảo vệ rừng bền vững đóng vai trò quan trọng đối với mỗi quốc gia
trên thế giới, đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu trên thế giới đang diễn ra ngày
càng phức tạp. Rừng đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa không khí, bảo vệ
nguồn nước, chống xói mòn đất, hấp thụ cacbon và tạo sinh kế cho người dân. Tuy
nhiên, do sức ép ngày càng cao về mặt kinh tế, nhu cầu lương thực, thực phẩm và
nhu cầu sử dụng gỗ đã và đang làm gia tăng các áp lực lên tài nguyên rừng của toàn
thế giới nói chung và của nước ta nói riêng.
Trước tình hình đó để bảo vệ và phát triển bền vững tài nguyên rừng, duy trì
cảnh quan sinh thái tự nhiên. Năm 2010, Việt Nam trở thành một trong những quốc
gia đầu tiên tại Châu Á thể chế hóa chính sách trên toàn quốc về Chi trả dịch vụ môi
trường (DVMT) rừng. Nghị định số 99/NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Chính phủ về
chính sách chi trả DVMT rừng được thông qua yêu cầu người sử dụng DVMT rừng
phải chi trả cho những người cung cấp các dịch vụ này.
Ở nước ta, sau khi Nghị định số 99/NĐ-CP được ban hành đã có nhiều chương
trình, dự án liên quan tới hoạt động chi trả DVMT rừng được thực hiện. Các chương
trình, dự án này đã phần nào tạo ra động lực mới cho công tác bảo vệ rừng tại các
địa phương trong cả nước. Hiện nay, hầu hết các nghiên cứu về chi trả DVMT rừng
ở nước ta đều tập trung vào việc xây dựng các mô hình, cơ chế chi trả hoặc đánh giá
tình hình thực hiện. Những nghiên cứu đánh giá về tính hiệu quả, mức độ bền vững
của các chương trình, hoạt động chi trả lại chưa được quan tâm một cách đúng mức.
Tỉnh Bắc Kạn là một trong những điểm nghiên cứu nổi bật về chi trả DVMT
rừng ở nước ta. Với lợi thế có VQG Ba Bể nên huyện Ba Bể nhận được nhiều sự

quan tâm, giúp đỡ của các cơ quan Nhà nước và các tổ chức phi chính phủ trong
việc bảo vệ và phát triển bền vững tài nguyên rừng. Hiện nay, trên địa bàn huyện có
chương trình chi trả DVMT rừng bắt buộc do Nhà nước quy định (Chi trả gián tiếp)
giữa các nhà máy Thủy điện (nhà máy Thủy điện Tuyên Quang và Chiêm Hóa) với
các chủ rừng. Bên cạnh đó, dưới sự giúp đỡ của các tổ chức phi chính phủ nhiều
chương trình chi trả DVMT rừng tự nguyện (Chi trả trực tiếp) tại Ba Bể cũng đã
được thực hiện như: chương trình chi trả DVMT rừng giữa người dân bản Duống xã

1


Hoàng Trĩ với các chủ kinh doanh nhà nghỉ và hợp tác xã Xuồng tại xã Nam Mẫu;
chương trình chi trả cho hoạt động hấp thụ cacbon tại thôn Lẻo Keo, xã Quảng Khê;
hay chương trình trồng rừng theo cơ chế sạch (CDM). Tuy nhiên, liệu các hoạt động
chi trả DVMT rừng đã thực sự trở thành một công cụ quản lý rừng hữu hiệu đem lại
lợi ích cho cả cơ quan quản lý và người dân hay chưa? Hoạt động này có thực sự
góp phần nâng cao hiệu quả của công tác quản lý rừng và cải thiện được sinh kế của
những người dân sống vào rừng hay không? Xuất phát từ những lý do trên chúng tôi
lựa chọn thực hiện đề tài “Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường của công
tác quản lý rừng thông qua cơ chế chi trả dịch vụ môi trường tỉnh Bắc Kạn Nghiên cứu trường hợp huyện Ba Bể”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
* Mục tiêu chung
Đánh giá được hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của công tác quản lý
rừng thông qua cơ chế chi trả DVMT rừng từ đó đề xuất các biện pháp cải tiến và
thúc đẩy cơ chế chi trả DVMT rừng góp phần bảo vệ rừng bền vững.
* Mục tiêu cụ thể
 Đánh giá được giá trị DVMT rừng và quá trình triển khai thực hiện chính
sách chi trả DVMT rừng trên địa bàn huyện Ba Bể tỉnh Bắc Kạn.
 Đánh giá được hiệu quả và tác động của các chương trình chi trả DVMT
rừng trên ba khía cạnh: kinh tế, xã hội và môi trường.

 Đưa ra các khuyến nghị phù hợp để nâng cao hiệu quả của hoạt động chi trả
DVMT rừng.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
* Ý nghĩa khoa học
Đề tài góp phần xây dựng cơ sở khoa học cho công tác đánh giá việc thực hiện
chính sách chi trả DVMT rừng trên ba khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường. Chỉ
ra sự cần thiết phải đánh giá các chương trình chi trả DVMT rừng ở ba góc độ: đánh
giá quá trình, đánh giá hiệu quả và đánh giá tác động.

2


* Ý nghĩa thực tiễn
Các kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần xác định rõ quá trình triển khai,
hiệu quả tổng hợp (kinh tế, xã hội, môi trường) và các tác động thực tế của chính
sách chi trả DVMT rừng trên địa bàn huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.
Dựa trên việc tổng hợp và phân tích các kết quả nghiên cứu của đề tài để đưa
ra những khuyến nghị phù hợp nhằm bổ sung nội dung đánh giá hiệu quả của
chương trình chi trả DVMT rừng vào chính sách chi trả DVMT rừng của Việt Nam.
4. Đóng góp mới của luận án
Đây là nghiên cứu đầu tiên đánh giá hiệu quả của việc thực hiện chính sách
chi trả DVMT rừng ở tỉnh Bắc Kạn trên cả 3 góc độ: đánh giá quá trình (thực hiện,
triển khai Nghị định 99/2010/NĐ-CP và Nghị định 147/2016/NĐ-CP); đánh giá
hiệu quả (kinh tế, xã hội, môi trường) và đánh giá tác động. Luận án cung cấp một
số tiêu chí cụ thể đánh giá hiệu quả tổng hợp việc triển khai, thực hiện các chương
trình chi trả DVMT rừng và đã áp dụng cụ thể cho địa bàn nghiên cứu là huyện Ba
Bể, tỉnh Bắc Kạn.
Đã đề xuất bổ sung nội dung “Đánh giá hiệu quả” hiện còn thiếu trong chính
sách chi trả DVMT rừng, góp phần hoàn thiện và đẩy mạnh hoạt động bảo vệ rừng
bền vững ở Việt Nam.

5. Nội dung nghiên cứu
 Đánh giá các DVMT rừng và giá trị của các loại DVMT rừng theo Nghị
định số 99/2010/NĐ-CP và Nghị định 147/2016/NĐ-CP cho diện tích rừng huyện
Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.
 Đánh giá quá trình triển khai thực hiện chính sách chi trả DVMT rừng trên
địa bàn nghiên cứu.
 Nghiên cứu đánh giá hiệu quả của các chương trình chi trả DVMT rừng
trên địa bàn nghiên cứu ở ba khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường.
 Chỉ ra các tác động của chương trình chi trả DVMT rừng đến hoạt động bảo
vệ rừng và đời sống của người dân trên địa bàn nghiên cứu.
 Đưa ra các khuyến nghị phù hợp cho việc thực hiện chính sách chi trả
DVMT rừng trên địa bàn nghiên cứu nói riêng và của Việt Nam nói chung.

3


Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan lý thuyết về chi trả dịch vụ môi trường
1.1.1. Các khái niệm về chi trả dịch vụ môi trường
Mặc dù sự quan tâm về chi trả DVMT ngày càng tăng nên những định nghĩa về chi
trả DVMT hiện nay chưa hoàn thiện và còn nhiều tranh cãi giữa các nhà khoa học trên
thế giới. Dựa trên những cách tiếp cận khác nhau các nhà khoa học trên thế giới đã đưa
ra những khái niệm về chi trả DVMT phù hợp với quan điểm của mình. Một số các khái
niệm về chi trả DVMT nổi bật được nhiều người biết tới và ủng hộ gồm:
1.1.1.1. Định nghĩa của Wunder
Wunder (2005) đã định nghĩa chi trả DVMT là một quá trình thực hiện tự
nguyện ở những khu vực mà một DVMT được xác định rõ (hoặc một loại hình sử
dụng đất bảo đảm cho các DVMT) được tiến hành mua bởi một bên mua dịch vụ
(tối thiểu là một người) từ một bên bán dịch vụ (tối thiểu là một người) nếu như bên
cung ứng DVMT bảo đảm việc cung cấp các DVMT”. Từ định nghĩa này chúng ta

có thể thấy được các nội dung cơ bản của chi trả DVMT gồm:
 Có giao dịch tự nguyện được diễn ra;
 Xác định rõ một loại DVMT (hoặc một loại hình sử dụng đất tạo ra các DVMT);
 Có hoạt động mua DVMT từ một bên sử dụng dịch vụ (ít nhất một/một vài người);
 Có một bên cung ứng (bán) DVMT (ít nhất có một/một vài người);
 Có điều kiện bảo đảm khả năng cung cấp các DVMT của bên cung ứng.

Định nghĩa của Wunder sau này được Pagiola và Platais (2007) giải thích một
cách rõ ràng thông qua ví dụ được trình bày trong hình 1.1. Theo đó những người
quản lý hệ sinh thái (HST) có thể là người dân, các chủ rừng hoặc các cơ quan quản
lý rừng. Họ có thể thu được nhiều lợi ích thông qua các hoạt động sử dụng đất bao
gồm hoạt động bảo vệ rừng. Tuy nhiên, lợi ích thu được từ hoạt động bảo vệ rừng
thường nhỏ hơn lợi ích có thể thu được từ các hoạt động sử dụng đất khác ví dụ như
là chuyển đổi đất rừng sang đất chăn nuôi gia súc. Do đó, các chủ rừng thường có
xu hướng phá rừng để chuyển sang các hoạt động sử dụng đất khác nhằm thu được
lợi nhuận cao hơn. Nhưng việc làm này lại gây ra những tổn thất cho xã hội, cụ thể
ở đây là những người dân sống ở dưới hạ nguồn do một số DVMT như các dịch vụ
về nước (cung cấp nước, lọc nước), bảo tồn đa dạng sinh học (ĐDSH) hoặc xa hơn
là hấp thụ cacbon sẽ bị mất đi do rừng bị phá. Các tổn thất xã hội này thường lớn
hơn nhiều so với lợi ích mà các chủ rừng nhận thêm được từ hoạt động chuyển đổi

4


sử dụng đất. Vì vậy, có thể huy động kinh phí của những người dân dưới hạ nguồn
(hoặc xã hội) để trả cho những người chủ rừng nhằm khuyến khích, động viên họ
tiếp tục bảo vệ rừng và không thực hiện các hoạt động chuyển đổi sử dụng đất.
Chuyển đổi
sang đất chăn
nuôi


Bảo vệ rừng
với các chi trả
dịch vụ

Các chi trả

Lợi ích cho
những người
quản lý hệ sinh
thái

Chi phí cho
người dân dưới
hạ nguồn và
những người
khác

Bảo vệ rừng

Chi trả
tối thiểu

Giảm các
dịch vụ nước
Mất ĐDSH
Phát thải Cacbon

Chi trả các
dịch vụ

Chi trả
tối đa

Hình 1.1. Nguyên lý của chi trả dịch vụ môi trường
Nguồn: Pagiola và Platais, 2007

Định nghĩa của Wunder (2005) và những ủng hộ của các nhà khoa học với
định nghĩa này được xếp vào cách tiếp cận “Kinh tế môi trường” dựa trên các lý
luận chủ yếu của học thuyết Coase (1960).
1.1.1.2. Định nghĩa của Muradian và cộng sự
Theo quan điểm của những nhà khoa học tiếp cận theo quan điểm “Kinh tế tài
nguyên” mà tiêu biểu là Muradian thì định nghĩa của Wunder (2005) bị hạn chế, nó chỉ
xác định đúng các chi trả DVMT trong một số trường hợp, nhiều trường hợp trong thực
tế lại không phù hợp với định nghĩa này (Muradian et al.., 2010; Vatn, 2010). Dựa trên
những phê phán về định nghĩa của Wunder, Muradian và cộng sự (2010) đã đưa ra
định nghĩa về chi trả DVMT là “việc chuyển nhượng tài nguyên giữa các nhân tố xã
hội nhằm tạo ra những hỗ trợ trực tiếp cho các quyết định sử dụng đất của cá nhân và
tập thể cùng với các lợi ích xã hội trong quản lý tài nguyên”.
Định nghĩa này của Muradian và cộng sự được dựa trên ba tiêu chuẩn cơ bản
của việc xác định các cơ chế chi trả DVMT.
 Tiêu chuẩn 1: Tầm quan trọng của các khuyến khích kinh tế
Tiêu chuẩn này liên quan tới những hoạt động hỗ trợ kinh tế thực tế đối với
các DVMT. Trong nhiều trường hợp các hỗ trợ kinh tế không đóng vai trò là yếu tố

5


đầu tiên và quyết định trong việc cung ứng các DVMT. Bởi thông qua các yếu tố
nội tại các DVMT có thể được cung ứng mà không cần đến cơ chế chi trả DVMT
(Muradian et al., 2010). Ví dụ, một cộng đồng dân cư vẫn tiến hành hoạt động bảo

vệ rừng đầu nguồn của họ kể cả khi họ không nhận được tiền hỗ trợ từ những người
dân ở khu vực dưới hạ nguồn do rừng đầu nguồn có ý nghĩa về mặt văn hóa, tâm
linh hoặc các lợi ích khác gắn liền với cộng đồng.
 Tiêu chuẩn 2: Sự giao dịch trực tiếp
Tiêu chuẩn này liên quan đến những người cung ứng DVMT và những người
sử dụng hoặc hưởng lợi từ các DVMT. Theo nguyên tắc quá trình giao dịch sẽ được
tiến hành trực tiếp giữa người cung cấp DVMT và người mua DVMT (theo đúng
định nghĩa của Wunder năm 2005). Tuy nhiên, trong trường hợp khó xác định
những người sử dụng hoặc hưởng lợi (trường hợp DVMT là hàng hóa công cộng)
thì các giao dịch rất khó diễn ra. Trên thực tế, hầu hết các giao dịch được thực hiện
một cách gián tiếp khi Nhà nước đứng ra làm bên trung gian mua các DVMT. Cụ
thể, Nhà nước sẽ tiến hành thu tiền (sử dụng hệ thống thuế, phí) của những người sử
dụng hoặc hượng lợi từ DVMT sau đó sẽ tiến hành phân phối lại số tiền thu được
cho những người cung ứng các DVMT. Trường hợp này việc chi trả cho những
người cung ứng DVMT giống như việc Nhà nước đầu tư vào các loại hàng hóa
công cộng (Muradian et al.., 2010).
 Tiêu chuẩn 3: Mức độ cung ứng DVMT
Tiêu chuẩn này liên quan tới quy mô và tính minh bạch của cơ chế chi trả
DVMT. Chúng được đánh giá và xác định thông qua việc đo đạc chất lượng của các
DVMT. Trong nhiều trường hợp quy mô chi trả được xác định rất rõ ràng ví dụ như
tấn các bon – tích lũy/diện tích rừng nhưng trong nhiều trường hợp điều này lại
không được xác định rõ ràng (Muradian et al., 2010).
1.1.1.3. Định nghĩa của Luca Tacconi
Nếu như định nghĩa của Wunder (2005) đại diện cho cách tiếp cận “Kinh tế môi
trường”, định nghĩa của Muradian và cộng sự (2010) đại diện cho cách tiếp cận “Kinh
tế tài nguyên” thì định nghĩa của Luca Tacconi (2012) là sự tổng hòa của hai định
nghĩa trên. Theo đó chi trả DVMT là “một hệ thống minh bạch cho việc cung cấp thêm
của các DVMT trong điều kiện chi trả tự nguyện cho những người cung ứng DVMT”.
Định nghĩa trên rộng hơn so với định nghĩa của Wunder (2005) vì nó bao hàm
cả các giao dịch gián tiếp (trường hợp Nhà nước hoặc một bên trung gian khác tham


6


gia vào cơ chế chi trả DVMT). Định nghĩa này cũng bao hàm đầy đủ 3 tiêu chuẩn
xác định DVMT được đưa ra theo định nghĩa của Muradian và cộng sự (2010).
Định nghĩa này đề cập tới chi trả DVMT ở ba cấp độ: cấp độ quốc tế (các chi trả
cho môi trường theo cơ chế REDD+), quy mô quốc gia, địa phương (các chi trả có
sự tham gia của Nhà nước/cơ quan nhà nước với vai trò người mua DVMT), cấp độ
cá nhân (các giao dịch tự nguyện một cách trực tiếp giữa các cá nhân mua và bán
DVMT theo học thuyết Coase).
1.1.2. Các loại dịch vụ môi trường và chương trình chi trả dịch vụ môi trường
1.1.2.1. Các loại dịch vụ môi trường
Tổ chức đánh giá HST thiên niên kỷ đã định nghĩa “DVMT (hay còn gọi là
các dịch vụ HST) là những lợi mà con người thu được từ các HST” (MA, 2003;
2005). Trong khi đó Costazan và cộng sự (1997) đã định nghĩa DVMT là những
hàng hóa (Ví dụ như các nguyên vật liệu thô) và các dịch vụ (Ví dụ chu trình dinh
dưỡng) mà con người có thể thu được từ các HST.
Các DVMT được phân chia thành nhiều loại khác nhau nhưng nhìn chung
có thể được tập hợp thành bốn nhóm chính như trong bảng 1.1.
Bảng 1.1. Các loại dịch vụ môi trường chính
TT

Nhóm dịch vụ

1

Cung cấp

2


Điều tiết

3

Hỗ trợ

4

Dịch vụ văn hóa và giải trí





















Loại dịch vụ cụ thể
Lương thực, thực phẩm
Dược liệu
Nước phục vụ sinh hoạt, sản xuất
Nhiên liệu, vật liệu xây dựng
Chất hữu cơ
Điều hòa khí hậu
Điều tiết lũ lụt, giảm nhẹ thiên tai
Điều tiết dịch bệnh
Phân hủy chất thải
Lọc nước
Hấp thụ/Lưu trữ cacbon
Tái tạo dinh dưỡng
Kiến tạo đất
Sản xuất cơ bản
Thẩm mĩ
Tinh thần
Giáo dục
Giải trí
Nguồn: MA, 2005

7


Tuy nhiên đối với mỗi một HST cụ thể thì khả năng cung ứng các loại DVMT là
khác nhau. Cụ thể các DVMT được cung ứng bởi HST rừng nhiệt đới được chỉ ra trong
Hình 1.2. Theo đó có 4 nhóm các DVMT chính: các dịch thứ yếu; các dịch vụ điều tiết;
các dịch vụ cung ứng; và các dịch vụ văn hóa (Verweij et al., 2009). Trong đó:
 Các dịch vụ hỗ trợ: là các dịch vụ tạo ra nền tảng cho tất cả các loại DVMT
khác.

 Các dịch vụ điều tiết: là các lợi ích liên quan tới khả năng điều tiết của các
quá trình trong HST rừng.
 Các dịch vụ cung ứng: là các loại hàng hóa được tạo ra bởi rừng
 Các dịch vụ văn hóa: là những giá trị con người nhận được thông qua hoạt
động giải trí, thẩm mỹ,...
Đa dạng sinh học
CÁC LOẠI DỊCH VỤ

Đất trồng

HỖ TRỢ

Nước
Điều tiết khí hậu
Các dịch vụ thủy văn
Duy trì các chất dinh dưỡng
CÁC DỊCH VỤ
ĐIỀU TIẾT

Hấp thụ cacbon
Ngăn chặn hỏa hoạn
Sự thụ phấn
Điều tiết dịch bệnh
Gỗ

CÁC DỊCH VỤ
CUNG ỨNG

Các lâm sản phi gỗ
Các giá trị phi vật thể


CÁC DỊCH VỤ
VĂN HÓA

Nghỉ dưỡng và Du lịch

Hình 1.2. Tổng hợp các dịch vụ môi trường được cung ứng bởi rừng nhiệt đới
Nguồn: Verweij et al., 2009

8


×