Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Phân tích lỗi từ vựng trong bài luận của sinh viên trường đại học ngoại ngữ đại học quốc gia hà nội theo phương pháp ngôn ngữ học ngữ liệu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.14 MB, 95 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------------------------------------

TRẦN KIỀU HẠNH

PHÂN TÍCH LỖI TỪ VỰNG TRONG BÀI LUẬN
CỦA SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
THEO PHƢƠNG PHÁP CỦA NGÔN NGỮ HỌC NGỮ LIỆU

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC

Hà Nội – 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------------------------------------

TRẦN KIỀU HẠNH

PHÂN TÍCH LỖI TỪ VỰNG TRONG BÀI LUẬN
CỦA SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
THEO PHƢƠNG PHÁP CỦA NGÔN NGỮ HỌC NGỮ LIỆU

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC
Mã số: 60220240

Người hướng dẫn khoa học: TS. Phạm Hiển



Hà Nội – 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực vừa chưa từng được ai công bố
trong bất kì công trình nào khác.
Hà Nội, ngày 20 tháng 7 năm 2019
Tác giả luận văn

Trần Kiều Hạnh


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tác giả luận văn xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS.
Phạm Hiển, người đã hướng dẫn thực hiện luận văn này với kiến thức uyên
thâm, phương pháp khoa học tiên tiến và sự tận tình hết mực.
Bên cạnh đó, xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô giáo, các
cán bộ của khoa Ngôn ngữ học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn,
Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện cho tác giả trong quá trình học tập
và thực hiện luận văn.
Luận văn này cũng không thể hoàn thành nếu không có sự ủng hộ của
bạn bè và đồng nghiệp tại trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà
Nội.
Cuối cùng, sự đồng hành và tình yêu thương vô hạn của gia đình chính
là động lực giúp tác giả đạt được kết quả ngày hôm nay.


TÓM TẮT

Luận văn đã tổng kết những đường hướng nghiên cứu lí thuyết về
kết hợp từ cố định (collocation) trong tiếng Anh của các học giả quốc tế,
từ đó xác định cơ sở lí thuyết của luận văn. Luận văn sử dụng phương
pháp phân tích lỗi kết hợp phương pháp Ngôn ngữ học ngữ liệu khảo sát
hơn 130 sản phẩm viết (trên 66.828 chữ) của sinh viên năm thứ 3 và 4
của khoa Sư phạm tiếng Anh, Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc
gia Hà Nội. Kết quả phân tích cho thấy, (1) xem xét kết hợp từ cố định
theo ngữ pháp, lỗi kết hợp từ cố định tập trung nhiều vào sự nhầm lẫn
giữa các kết hợp Danh từ và Giới từ (“about, on, for”), (2) xem xét kết
hợp từ cố định theo từ vựng, lỗi tập trung ở 2 tiểu loại Danh từ kết hợp
với Tính từ và Động từ kết hợp với Danh từ. Nguyên nhân gây lỗi được
dự đoán là do sự chuyển di ngôn ngữ tiêu cực của tiếng Việt sang tiếng
Anh, gây ra sự nhầm lẫn về nghĩa. Ngoài ra, ở trình độ cao, sinh viên có
xu hướng chọn cách diễn đạt lại từ, tuy nhiên, khi lựa chọn từ đồng nghĩa
lại không phù hợp trong một số trường hợp. Từ những kết quả này, kết
luận sư phạm khuyến nghị người học và người dạy có những điều chỉnh
tập trung vào một số lỗi phổ biến như trong nghiên cứu đã chỉ ra.

Từ khóa: Lỗi từ vựng, kết hợp từ cố định, ngôn ngữ học ngữ liệu, sinh
viên chuyên tiếng Anh, trình độ trung cấp cao cấp


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 3
1. Lí do chọn đề tài ................................................................................. 3
2. Lịch sử vấn đề ..................................................................................... 4
2.1 Các nghiên cứu trên thế giới .................................................. 5
2.2 Các nghiên cứu liên quan ở Việt Nam ................................... 7
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................... 8
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................... 9

5. Phương pháp nghiên cứu .................................................................... 9
6. Bố cục của luận văn .......................................................................... 10
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÍ THUYẾT .............................................................. 11
1.1. Định nghĩa kết hợp từ cố định ....................................................... 11
1.2. Phân loại kết hợp từ cố định .......................................................... 14
1.3. Thụ đắc kết hợp từ cố định của người học tiếng Anh như một ngoại
ngữ......................................................................................................... 15
1.4. Phân tích lỗi và phân tích lỗi kết hợp từ cố định ........................... 15
1.4.1. Quy trình phân tích lỗi ..................................................... 16
1.4.2. Phân tích lỗi kết hợp từ cố định ....................................... 20
1.5. Về ngôn ngữ học ngữ liệu.............................................................. 21
1.5.1. Định nghĩa và phân loại kho ngữ liệu ............................. 22
1.5.2. Vai trò của kho ngữ liệu ................................................... 23
1.5.3. Kho ngữ liệu đối chiếu bản ngữ và từ điển kết hợp từ cố
định ............................................................................................. 24
1.6. Giả thuyết nghiên cứu của luận văn .............................................. 25
1.7. Thu thập và xử lí ngữ liệu .............................................................. 25
1.7.1 Nguồn ngữ liệu .................................................................. 25
1.7.2 Cách thức thu thập ngữ liệu .............................................. 26
1.7.3. Công cụ xử lí ngữ liệu ...................................................... 27
1.7.4. Xử lí ngữ liệu bước đầu .................................................... 27
1.7.5. Đánh dấu từ loại cho ngữ liệu.......................................... 27
1.7.6. Quy trình xử lí ngữ liệu và phân tích lỗi .......................... 28
1.8. Tiểu kết .......................................................................................... 38
CHƢƠNG 2. LỖI KẾT HỢP THỰC TỪ VÀ GIỚI TỪ ........................... 39
2.1. Danh từ + Giới từ ........................................................................... 39
2.1.1. N + about, N + on ............................................................ 39
2.1.2. N + for .............................................................................. 46
2.1.3. Những trường hợp khác.................................................... 48


1


2.2. Tính từ + Giới từ ............................................................................ 51
2.2.1. ADJ + about ..................................................................... 52
2.2.2. ADJ + for, ADJ + to ......................................................... 52
2.3. Giới từ + Danh từ ........................................................................... 53
2.4. Động từ + Giới từ........................................................................... 56
2.5. Tiểu kết .......................................................................................... 60
CHƢƠNG 3. LỖI KẾT HỢP THỰC TỪ VÀ THỰC TỪ ........................... 61
3.1. Động từ + Danh từ ......................................................................... 61
3.1.1. Tổng hợp lỗi kết hợp động từ và danh từ ......................... 61
3.1.2. Phân tích trường hợp cụ thể ............................................. 62
3.2. Tính từ + Danh từ .......................................................................... 71
3.2.1. Tổng hợp lỗi kết hợp Tính từ và danh từ .......................... 71
3.2.2. Phân tích trường hợp cụ thể ............................................. 72
3.3. Trạng từ + Tính từ.......................................................................... 75
3.3.1. Tổng hợp lỗi kết hợp Trạng từ và tính từ ......................... 75
3.3.2. Phân tích trường hợp cụ thể ............................................. 76
3.4. Tiểu kết .......................................................................................... 78
KẾT LUẬN .................................................................................................... 80
1. Các kết quả nghiên cứu ..................................................................... 80
2. Hạn chế của nghiên cứu .................................................................... 81
3. Hướng phát triển của đề tài ............................................................... 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 83
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 89

2



PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Nghiên cứu lỗi của sinh viên Việt Nam học tiếng Anh là yêu cầu đặt ra
cho giảng viên tiếng Anh, mục đích là để dạy “đúng” và “trúng”, nâng cao
chất lượng và hiệu quả giảng dạy tiếng Anh. Chúng tôi lựa chọn thực hiện đề
tài “Phân tích lỗi từ vựng trong bài luận của sinh viên Trường Đại học
Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội theo phương pháp ngôn ngữ học
ngữ liệu”.
Lỗi từ vựng là lỗi về sự lựa chọn từ, phân biệt với lỗi ngữ pháp là lỗi về
cách tổ chức từ trong câu. Có nhiều loại lỗi từ vựng, ví dụ lựa chọn từ sai
nghĩa, lựa chọn từ sai phong cách văn bản, hoặc lựa chọn kết hợp từ sai.
Trong luận văn này, chúng tôi tập trung vào lỗi lựa chọn sai kết hợp từ cố
định của các sinh viên có trình độ tiếng Anh từ trung lên cao cấp, dựa trên
những lí do sau:
- Theo Nation (2001) collocation (kết hợp từ cố định) là một phần quan
trọng trong ngôn ngữ, mà mức độ thành thạo và chính xác khi sử dụng chúng
trở thành tiêu chí phân biệt người bản ngữ và phi bản ngữ, hoặc tiêu chí phân
biệt trình độ thành thạo ngôn ngữ đích của người học [44].
Với người phi bản ngữ, có sự khác biệt rõ ràng về khả năng sử dụng kết
hợp từ cố định giữa người học ở trình độ trung cấp và cao cấp. Sự khác biệt
đó đã được đưa vào bảng mô tả thang chấm Nói của bài thi IELTS, ở tiêu chí
đánh giá Mức độ sử dụng từ vựng (Lexical Resource). Để đạt được trình độ
cao cấp (tức 7.0 theo thang điểm IELTS hay C1 theo khung CEFR – Khung
đánh giá năng lực tiếng của châu Âu, chia làm sáu bậc, từ A1 đến C2), người
nói phải “dùng được các từ vựng ít thông dụng và mang tính thành ngữ; thể
hiện ý thức về phong cách và kết hợp từ cố định dù vẫn còn lựa chọn từ chưa
phù hợp” [39].

3



- Kết hợp từ cố định là một nội dung quan trọng mà người học tiếng Anh
ở Việt Nam phải nắm được và trau dồi thành thạo, nếu muốn nâng trình độ
ngôn ngữ của mình lên mức cao cấp, đủ điều kiện tham gia các hoạt động trao
đổi tri thức khoa học quốc tế, như du học hay tham gia dự án nghiên cứu quốc
tế. Nhưng ở Việt Nam, hiện đang rất thiếu những nghiên cứu về lỗi kết hợp từ
(collocation) của sinh viên, và dù nhìn rộng ra các nước trong khu vực, thì
những nghiên cứu như thế này cũng không phải là nhiều.
Khi bắt tay vào thực hiện đề tài, chúng tôi phần nào có thể hiểu được
nguyên do. Việc “bắt lỗi” của sinh viên ở trình độ cao là không hề dễ, sinh
viên có thể lựa chọn cách diễn đạt an toàn, hơn là mạo hiểm sử dụng những
cách diễn đạt “ít thông dụng” mà họ chưa nắm chắc [35]. Nguyên nhân thứ
hai là vấn đề về phương pháp nghiên cứu. Bởi lẽ, nghiên cứu về lỗi mà không
tiến hành bởi người bản ngữ của ngôn ngữ đích thì thao tác nhận diện và miêu
tả lỗi cần được tiến hành bằng phương pháp chặt chẽ. Nghiên cứu này được
thực hiện do phương pháp ngôn ngữ học ngữ liệu (corpus linguistics) đã cung
cấp cho chúng tôi phương pháp khả thi trong việc nhận diện lỗi.
2. Lịch sử vấn đề
Từ những năm 1990, theo Hsu (2007) các thảo luận học thuật về tầm
quan trọng của kết hợp từ cố định trở nên sôi nổi trong lĩnh vực giảng dạy
ngoại ngữ [37]. Có bốn lí do chính được đưa ra:
Đầu tiên, các giáo viên dạy tiếng Anh cho người nước ngoài TESOL
(Teaching English for Students of Other Languages) chỉ trích các phương
pháp giảng dạy ngoại ngữ và ngôn ngữ thứ hai (như phương pháp Dịch ngữ
pháp – Grammar Translation) đã bỏ qua vai trò của từ vựng (Schmitt, 2000)
[50]. Nhu cầu tìm ra các cách dạy từ vựng hiệu quả cho người học ngoại ngữ
hai trở nên bức thiết. Thứ hai, Lewis (1997) đã tiến hành một chương trình
giảng dạy dựa trên kết hợp từ cố định cũng như thực từ với thực từ [40]. Tiếp

4



theo, việc tiếp cận với các kho ngữ liệu đối chiếu dễ dàng, như Kho ngữ liệu
Quốc gia tiếng Anh-Anh British National Corpus (BNC) và Kho ngữ liệu
Quốc gia tiếng Anh-Mỹ (American National Corpus) giúp các nhà nghiên cứu
ngôn ngữ tiếp cận một khối lượng văn bản viết và nói tiếng Anh rất lớn để sử
dụng. Lí do cuối cùng là việc biên soạn các cuốn từ điển BBI Combinatory
Dictionary of English và Oxford Collocations Dictionary for Learners of
English cho phép việc tra cứu cụm từ kết hợp tiện lợi hơn nhiều.
Với những lí do trên, mối quan tâm đến việc học kết hợp từ cố định khởi
phát trong thụ đắc ngôn ngữ thứ hai. Ellis (1994) khẳng định ngoại ngữ không
chỉ bao gồm các đơn vị từ đơn lẻ mà còn là các kết hợp từ, các biểu đạt đã
được định khuôn sẵn hay chưa có sẵn như kết hợp từ cố định, cụm động từ cố
định (phrasal verbs) [27].
2.1 Các nghiên cứu trên thế giới
Các nghiên cứu về việc sử dụng kết hợp từ cố định của người học ngoại
ngữ còn khá ít, nhưng tầm quan trọng của vấn đề đã càng ngày càng được chú
ý hơn, phương pháp nghiên cứu dựa vào kho ngữ liệu cũng được áp dụng
trong nhiều nghiên cứu. Một số nghiên cứu tiêu biểu như:
Năm 1993, Bahns và Eldaw nghiên cứu trên đối tượng học tiếng Anh là
người Đức về các kết hợp từ cố định theo dạng động từ kết hợp với danh từ.
Kết quả chỉ ra rằng số lượng lỗi kết hợp từ cố định cao gấp đôi số lượng từ
đơn lẻ. Bahns và Eldaw cho rằng tiếng mẹ đẻ có thể dẫn đến việc dùng sai kết
hợp từ cố định [11].
Tương tự, Nesselhauf (2005) nghiên cứu bài viết của học viên người
Đức học tiếng Anh và đưa ra kết quả là các lỗi phổ biến là lựa chọn sai động
từ. Nessenhauf phát hiện ra rằng tiếng mẹ đẻ có ảnh hưởng đến tất cả các loại
lỗi kết hợp từ cố định và việc học sẽ khó khăn hơn nếu các kết hợp cố định
giữa tiếng mẹ đẻ và ngoại ngữ đang học không tương đương.


5


Trong một nghiên cứu khác, Nessenhauf trích xuất khoảng 2000 kết hợp
cố định dạng động từ + danh từ từ Kho ngữ liệu tiếng Anh của người Đức,
trong đó, một phần tư số lỗi nói chung và một phần ba lỗi kết hợp từ cố định
được đánh giá là mang tính hệ thống. Lỗi kết hợp từ xảy ra cả với người học
có trình độ cao cấp.[45].
Nhìn sang châu Á, những nghiên cứu về lỗi kết hợp từ tiếng Anh của
người học châu Á có những nghiên cứu tiêu biểu sau:
Liu (1999) nghiên cứu lỗi kết hợp từ vựng trong 127 bài thi và 94 bài
luận của sinh viên đại học Trung Quốc, cô phát hiện ra các lỗi phổ biến nằm ở
kết hợp từ cố định, đặc biệt là dạng động từ + danh từ, nghiên cứu cho rằng,
rất nhiều lỗi kết hợp từ vựng là do sự ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ [42].
Trong khi đó Biskup (1992) nghi ngờ việc nhấn mạnh sự ảnh hưởng của
tiếng mẹ đẻ khi tìm nguyên nhân gây lỗi [13]. Trong nghiên cứu của Wang và
Shaw (2008), các nhóm học viên có tiếng mẹ đẻ khác nhau cùng mắc lỗi kết
hợp từ cố định tương tự trong bài luận như lỗi kết hợp sai “do, make” với
danh từ. Trong phân tích sử dụng kết hợp từ cố định của người học cao cấp,
Wang và Shaw biện luận rằng việc học kết hợp từ cố định có mối liên hệ chặt
chẽ với học cú pháp, vì thế thưởng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố ngoại ngữ, nói
cách khác đây là những lỗi tự ngữ đích. Theo họ chuyển di từ tiếng mẹ đẻ chỉ
là một trong các yếu tố gây lỗi [57].
Nghiên cứu về việc sử dụng kết hợp từ cố định của người học Việt Nam,
hai tác giả Nguyễn Thị Mỹ Hằng và Webb (2016) chỉ ra người học Việt Nam
trình độ cận trung cấp có xu hướng ít sử dụng kết hợp từ cố định. Hai tác giả
khảo sát 100 sinh viên đại học chuyên ngành tiếng Anh trình độ từ A2-B1,
yêu cầu sinh viên thực hiện các bài kiểm tra về kết hợp từ, nhằm đánh giá khả
năng sử dụng kết hợp từ cố định Động từ-Danh từ và Tính từ-Danh từ, với
phạm vi là những động từ và tính từ thuộc danh sách 3000 từ thông dụng, kết


6


quả cho thấy lượng kết hợp từ cố định của đối tượng này đạt chưa đến một
nửa so với mục tiêu. Giải thích nguyên nhân của kết quả này, các tác giả cho
rằng, quá trình dạy và học tiếng Anh tập trung chủ yếu vào các đơn vị từ đơn
lẻ thay vì tổ hợp từ, do vậy người học dễ hiểu nhầm nghĩa từ trong văn cảnh.
Thêm vào đó, người học thiếu hiểu biết về tầm quan trọng của kết hợp từ cố
định cũng như không ý thức được độ phức tạp khi học kết hợp từ cố định [46].
Các nghiên cứu về lỗi kết hợp từ cũng sử dụng phương pháp ngôn ngữ
học ngữ liệu gần đây trên thế giới tập trung vào xây dựng và so sánh các kho
ngữ liệu người học với kho ngữ liệu bản ngữ để tìm ra lỗi kết hợp từ cố định.
Laufer & Waldman (2011) khảo sát kho ngữ liệu 300,000 từ trong bài luận
của sinh viên nói tiếng Hebrew học tiếng Anh, đối chiếu với kho ngữ liệu bản
ngữ để tìm ra tần suất sử dụng kết hợp từ cố định của người học so với người
bản ngữ, và kết luận lỗi kết hợp từ cố định vẫn tìm thấy ở người học cao cấp.
Trong khi đó, Hong và cộng sự (2011), nghiên cứu đối tượng người Malaysia
học tiếng Anh trên kho ngữ liệu EMAS (tiếng Anh của học sinh Malaysia) và
kết luận rằng lỗi phổ biến nằm ở các kết hợp từ cố định liên quan đến giới từ
[35]. Yanjuan (2014) nghiên cứu trên kho ngữ liệu tiếng Anh của người học
Trung Quốc (CLEC) và đối chiếu với kho ngữ liệu BNC để đưa ra kết luận
rằng kết hợp Động từ với Danh từ là loại lỗi phổ biến nhất trong bài luận của
sinh viên Trung Quốc [58].
2.2 Các nghiên cứu liên quan ở Việt Nam
Những nghiên cứu áp dụng phương pháp phân tích lỗi và giải thích
nguyên nhân lỗi khá phổ biến trong các nghiên cứu về thụ đắc ngoại ngữ ở
Việt Nam thời gian gần đây. Tác giả Nguyễn Thiện Nam (2001) khi nghiên
cứu lỗi tiếng Việt của 3 nhóm người học nước ngoài khác nhau chỉ ra rằng
nguyên nhân gây lỗi không chỉ do ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ mà còn do

nguyên nhân vượt tuyến (overgeneralisation); ngoài ra, tuỳ mức độ, có thể có

7


do chuyển di giảng dạy (transfer of training) hay chiến lược giao tiếp
(communication strategy) [6]. Nhiều nghiên cứu về lỗi tiếng Anh, đặc biệt là
lỗi từ vựng trong dịch thuật cũng cho rằng nguyên nhân do cả vấn đề của
ngôn ngữ đích (Intralingual) và yếu tố giao thoa ngôn ngữ đích và tiếng mẹ đẻ
(Interlingual) (Phan Thị Kim Cúc, 2018) [21]. Các tác giả Lê Linh Hương
(2017), Phương Hoàng Yến, Thái Minh Nguyên (2018) trong [4], [9] đều
nhận ra sự thiếu vắng hướng dẫn học kết hợp từ cố định trong các chương
trình dạy tiếng Anh cho đối tượng từ học sinh phổ thông trung học đến sinh
viên đại học, và khẳng định vai trò của kết hợp từ cố định trong việc nâng cao
kĩ năng viết của người học. Ngoài ra, ở đối tượng sinh viên không chuyên
tiếng Anh, lỗi kết hợp từ tập trung nhiều nhất ở loại kết hợp từ cố định thực từ
với thực từ (lexical collocations) mang tính cố định cao bởi người học không
có đủ vốn từ kết hợp cố định [4].
Nhìn chung, bức tranh toàn cảnh của việc nghiên cứu kết hợp từ cố định
cho thấy việc sử dụng các cụm từ này còn nhiều vấn đề với người học, kể cả
người học ở trình độ cao cấp và vấn đề lớn nằm ở cách dùng các từ và kết hợp
từ cố định thông dụng. Về phương pháp tiến hành, các nghiên cứu trước đây
tại Việt Nam sử dụng phương pháp phân tích lỗi văn bản, sử dụng các công
cụ là bài kiểm tra và bảng hỏi, mà theo khảo sát của chúng tôi, chưa tìm thấy
nghiên cứu nào phân tích lỗi kết hợp phương pháp của ngôn ngữ học ngữ liệu.
Trên cơ sở này, luận văn cố gắng phân tích các lỗi kết hợp từ cố định của
người Việt học tiếng Anh trình độ trung cấp trở lên như một ngoại ngữ áp
dụng phương pháp và các công cụ hỗ trợ của ngôn ngữ học ngữ liệu.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng luận văn hướng tới là các lỗi từ vựng của người học tiếng Anh

trình độ từ B2 lên C1, tức là từ trung cấp bậc cao lên cao cấp. Trong các loại
lỗi từ vựng, luận văn tập trung vào lỗi xảy ra với kết hợp từ cố định. Như tên

8


gọi của nó, các kết hợp từ cố định là những lựa chọn kết hợp giữa các từ đã
được cố định hoá theo thói quen ngôn ngữ, việc thay thế một yếu tố trong kết
hợp này sẽ dẫn đến lỗi từ vựng. So với việc mắc lỗi ngữ nghĩa khi dùng từ
hay mắc lỗi phong cách trong diễn đạt, thì mắc lỗi kết hợp từ cố định có
những tiêu chí về hình thức giúp chúng ta xác định được chúng.
Phạm vi nghiên cứu: bài luận tiếng Anh của sinh viên chuyên ngành tiếng
Anh, năm 3 và 4, Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Luận văn chỉ khảo sát các bài viết này dưới góc độ sử dụng ngôn ngữ, cụ
thể là tập trung vào các lỗi kết hợp từ cố định xuất hiện trong bài.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu: làm rõ các lỗi kết hợp từ cố định của người học
tiếng Anh trình độ từ trung cấp bậc cao lên cao cấp.
Để thực hiện mục đích trên, nghiên cứu đặt ra các nhiệm vụ nghiên cứu
sau: (1) nhận diện các lỗi kết hợp từ cố định (2) phân loại lỗi theo tiêu chí, (3)
giải thích nguyên nhân gây lỗi.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Ngoài những phương pháp logic thông thường được áp dụng cho nghiên
cứu khoa học xã hội, trong luận văn này chúng tôi chủ yếu áp dụng phương
pháp nghiên cứu và thủ pháp nghiên cứu sau:
-Phương pháp phân tích lỗi trong thụ đắc ngôn ngữ;
-Phương pháp nghiên cứu ngôn ngữ học ngữ liệu
Các thủ pháp nghiên cứu như khảo sát văn bản, thống kê, so sánh…cũng
được áp dụng.
Miêu tả cụ thể về phương pháp nghiên cứu ngôn ngữ học ngữ liệu sẽ

được trình bày trong chương 1.

9


6. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung chính của luận văn chia
làm ba chương. Nội dung của từng phần như sau:
1. Phần mở đầu: Phần này giới thiệu lí do chọn đề tài, lịch sử vấn đề,
đối tượng và phạm vi nghiên cứu, mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, phương
pháp nghiên cứu và bố cục của luận văn.
2. Chƣơng 1: Cơ sở lí luận. Chương này trình bày khái quát các lí thuyết
về kết hợp từ cố định, về lỗi và phân tích lỗi, về ngôn ngữ học ngữ liệu, và
giới thiệu các kho ngữ liệu tiếng Anh được dùng làm tham chiếu xác định lỗi.
Bên cạnh đó, chương này cũng đưa ra giả thuyết nghiên cứu của luận văn và
miêu tả cụ thể về quá trình thu thập ngữ liệu, xây dựng kho ngữ liệu, và việc
áp dụng phương pháp ngôn ngữ học ngữ liệu trong phân tích lỗi kết hợp từ cố
định.
3. Chƣơng 2: Lỗi thực từ kết hợp với giới từ. Chương này trình bày kết
quả và bàn luận về nguyên nhân gây ra các loại lỗi kết hợp từ cố định trường
hợp thực từ kết hợp với giới từ.
4. Chƣơng 3: Lỗi thực từ kết hợp với thực từ. Chương này trình bày kết
quả vào bàn luận về nguyên nhân gây ra các loại lỗi kết hợp từ cố định trường
hợp thực từ kết hợp với thực từ.
5. Phần kết luận: tóm tắt lại kết quả nghiên cứu, nêu ra những hạn chế
của luận văn và phương hướng phát triển tiếp theo.

10



CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÍ THUYẾT
1.1. Định nghĩa kết hợp từ cố định
Trước hết, chúng ta xem xét ba nhóm từ dưới đây:
(1)

(2)

(3)

dark blue

crystal clear

green-eyed

make a cake

make a mistake

make it

Nhóm (1), nghĩa của cả cụm từ được dễ dàng suy ra từ nghĩa của từng
thành tố trong cụm từ đó, đồng thời mỗi một thành tố có thể tham gia vào các
quan hệ liên tưởng khác nhau, ví dụ “dark blue”, thì “dark” có thể được thay
thế bằng “light”, “blue” có thể được thay thế bằng “red” hay “green”, v.v..
Nhóm (1) là một kết hợp lỏng lẻo, và tần suất dark + blue kết hợp với nhau
không phải là dày đặc trong các kết hợp của blue. Nhóm này gọi là các kết
hợp từ tự do. Nhóm (3), nghĩa của cả cụm từ không thể suy ra từ nghĩa của
từng thành tố trong cụm đó, ví dụ “green-eyed” nghĩa là “ghen tị”- chỉ một
loại cảm xúc của con người, trong khi nghĩa của từng yếu tố trong cụm ghép

lại thì chỉ là “mắt – xanh”. Nhóm này gọi là các “thành ngữ”, chúng là một tổ
hợp cố định, luôn luôn đi cạnh nhau và khó phán đoán về nghĩa. Nhóm thứ (2)
nằm giữa hai nhóm trên, nghĩa của cả cụm có thể hình dung được dựa vào
nghĩa của từng thành tố, ví dụ “crystal clear” = rõ ràng (như) pha lê, tuy nhiên
mỗi yếu tố trong cụm từ lại không hoàn toàn tự do tham gia vào quan hệ liên
tưởng khác. Ví dụ không thể thay “crystal” bằng “glass” được. Nhóm thứ (2)
này là “kết hợp từ cố định” (collocation).
Chúng ta có thể hình dung kết hợp từ cố định nằm trên một dải liên tục
từ kết hợp lỏng lẻo đến thành ngữ, tính “cố định” của chúng lại khá linh hoạt
trong nhiều trường hợp khác nhau, chúng có thể rất gần với kết hợp lỏng lẻo,
hoặc rất gần với thành ngữ.

11


Kết hợp lỏng lẻo

Kết hợp cố định

Thành ngữ

Chúng ta có thể tham khảo một định nghĩa như sau về kết hợp từ cố định
trong từ điển Oxford: “[kết hợp từ cố định] là sự kết hợp theo thói quen của
một từ cụ thể với một từ khác có tần suất lớn hơn ngẫu nhiên.” (the habitual
juxtaposition of a particular word with another word or words with a
frequency greater than chance.)
Việc đưa ra những bộ tiêu chí để phân biệt một kết hợp là lỏng lẻo hay
cố định đã được giới nghiên cứu ngôn ngữ quan tâm từ lâu.
Để xác định cụm từ cố định, Firth (1957) dựa vào tần suất đồng hiện,
ông và những người ủng hộ coi tần số đồng hiện là đặc điểm đặc thù của kết

hợp từ cố định. Halliday (1966) và Sinclair (1991) tiếp tục đề cao vai trò của
tần suất đồng hiện. Sinclair cho rằng, kết hợp từ cố định là “sự xuất hiện của
hai hay nhiều từ, trong một khoảng cách gần nhau trong văn bản” (“the
occurrence of two or more words, within a short space of each other in a
text”). [53, tr.170].
Tuy nhiên, Howarth (1998), Schmitt (1998), Shin và Nation (2008), và
Nizonkiza (2012b) trong [36], [49], [52], [47], cho rằng, tuy tính “kết hợp
thường xuyên” là một chỉ dấu quan trọng, nhưng chỉ riêng nó vẫn là không đủ
để miêu tả kết hợp từ cố định. Danh sách 100 kết hợp từ cố định phổ biến
trong ngôn ngữ nói tiếng Anh do Shin và Nation [52, tr.345] đề xuất đã không
đưa vào những cụm chào hỏi như „good morning‟, „good afternoon‟, „good
evening‟, và „how are you?‟, mặc dù chúng đáp ứng được yêu cầu về tần suất
đồng hiện. Họ đề xuất tần suất sử dụng cần được cân bằng hợp lí với các tiêu
chí khác, đặc biệt trong giảng dạy.

12


Một hướng tiếp cận khác là từ truyền thống từ vựng học. Những người
ủng hộ truyền thống này đề xuất định nghĩa về kết hợp từ cố định bằng việc
cân nhắc bản chất cú pháp của các thành tố kết hợp từ và mức độ về khả năng
thay thế của chúng. Ví dụ: “powerful engine” là một kết hợp từ cố định trong
tiếng Anh, trong khi “strong engine” lại không phải. Các tính từ “powerful”
và “strong” có nghĩa rất gần nhau nhưng lại không thể dùng thay thế được.
Tuy nhiên ta vẫn có thể thay “powerful” bằng “big, small, twin,…” để tạo
thành các kết hợp đúng với từ “engine”. Tương tự với kết hợp “strong tea”,
các từ thay thế cho tính từ “strong” có thể là “stewed, weak, cold, hot,
fresh, …” nhưng không thể dùng “powerful” khi miêu tả về “tea”. Rõ ràng ở
đây, sự thay thế là có thể xảy ra nhưng bị giới hạn.
Theo Nesselhauf (2005), hướng tiếp cận từ truyền thống từ vựng học bị

ảnh hưởng bởi truyền thống từ vực học tiếng Nga, và Cowie là đại diện tiêu
biểu. Cowie chia kết hợp từ cố định thành hai loại là loại hỗn hợp (composites)
và loại công thức (formulae). Những cụm từ như “good morning” và “how
are you” là loại công thức với chức năng ngữ dụng là chủ yếu. Ngược lại, kết
hợp từ cố định thuộc loại hỗn hợp thì sẽ chủ yếu có chức năng cú pháp [45].
Benson và cộng sự [12] và Nation (2001) lại chấp nhận tần suất là yếu tố
quyết định khi định nghĩa kết hợp từ cố định dù họ đi theo hướng từ vựng học.
Theo đó, một kết hợp từ cố định phải “bị giới hạn, rõ ràng và thường xuyên”
(“restricted, transparent and frequent”). Điều này tạo tiền đề cho một hướng
tiếp cận mới nhằm dung hòa hai trường phái trước. Hướng tiếp cận này chọn
những ưu điểm của cả hai truyền thống nhằm hạn chế những điểm yếu của
từng bên [45, tr.17]. Hướng tiếp cận này phù hợp với quan điểm của Handl‟s
(2008) nói rằng kết hợp từ cố định là kết quả của minh bạch ngữ nghĩa, phạm
vi kết hợp và tần số có liên quan của các thành tố (semantic transparency,

13


collocational range, and related frequency of the constituents) [33]. Vậy nên
các yếu tố ngữ nghĩa, từ vựng và thống kê đều thuộc hướng tiếp cận này.
Luận văn chọn hướng tiếp cận dung hòa về kết hợp từ cố định và áp
dụng định nghĩa trong Từ điển Oxford Collocations Dictionary (2002) về kết
hợp từ cố định. Một kết hợp từ được coi là cố định, khi nó đảm bảo các yếu tố
sau: (+) tính rõ ràng về nghĩa, (+) bị giới hạn về khả năng thay thế, (+) tần
suất đồng hiện cao hơn ngẫu nhiên và (+) phù hợp với thói quen diễn đạt của
người bản ngữ.
Thói quen diễn đạt của người bản ngữ, hay tính “tự nhiên”, tức là được
người bản ngữ chấp nhận rộng rãi, điều này không phụ thuộc vào một cá nhân.
Một cá nhân người bản ngữ, ví dụ như một nhà văn, có thể sáng tạo ra một
cách kết hợp từ độc đáo, nhằm phục vụ cho một mục đích nghệ thuật nào đó.

Một kết hợp từ như thế, khi chúng tôi đặt vào trong kho ngữ liệu bản ngữ để
kiểm tra mức độ phổ biến, và kết quả là nó không phù hợp với đại đa số, thì
chúng tôi cũng vẫn kết luận đây là một kết hợp “lỗi”.
1.2. Phân loại kết hợp từ cố định
Phân loại kết hợp từ cố định được thấy trong các nghiên cứu của M.
Benson, E. Benson, & R. Ilson (1997) [56], Hill (2000) [34] và Conzett
(2000) [18, tr.133]. Các tác giả đưa ra những bảng phân loại khác nhau,
nhưng nhìn một cách tổng quát, chúng tôi thấy các kết hợp từ cố định được
chia thành 2 loại lớn, loại kết hợp từ cố định thiên ngữ nghĩa, tức là các kết
hợp giữa thực từ và thực từ, và loại thiên cấu trúc, tức là một cụm từ bao gồm
từ chính (danh từ, động từ hoặc tính từ) và một giới từ hoặc một cấu trúc ngữ
pháp như một từ nguyên thể hoặc một mệnh đề” (a phrase consisting of a
dominant word (noun, adjective, or verb) and a preposition or grammatical
structure such as an infinitive or a clause).[56]

14


Trong luận văn này, chúng tôi dựa vào tiêu chí hình thức từ loại, chia kết
hợp từ cố định thành hai loại, loại kết hợp giữa thực từ và thực từ và loại kết
hợp giữa thực từ và giới từ.
1.3. Thụ đắc kết hợp từ cố định của ngƣời học tiếng Anh nhƣ một ngoại ngữ
Sự chuyển di ngôn ngữ từ tiếng mẹ đẻ được coi là một yếu tố thiết yếu
trong thụ đắc ngoại ngữ, do vậy, sẽ có ảnh hưởng đến việc sử dụng kết hợp từ
cố định của người học [45]. Ellis (1994) cho rằng nếu trong tiếng mẹ đẻ và
ngoại ngữ đang học có hai kết hợp từ cố định giống nhau thì việc học sẽ dễ
dàng hơn qua chuyển di tích cực, còn nếu chúng khác nhau thì việc học trở
nên khó khăn và lỗi sẽ xuất hiện do chuyển di tiêu cực có khả năng lớn sẽ xảy
ra [27]. Ví dụ, học viên người Thụy Điển và người Trung Quốc tạo ra các kết
hợp từ cố định như *do changes, *do a great effort, *make damage, *make

the cleaning, bởi sự chuyển di tiêu cực từ tiếng mẹ đẻ [57].
Ngoài ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ, việc sử dụng các từ đồng nghĩa thay
thế cũng là một cách người học ngoại ngữ “vượt tuyến” tạo nên các kết hợp
không phù hợp với thói quen của người bản ngữ. Farghal & Obiedat (1995)
nghiên cứu trên đối tượng người Ả-rập học tiếng Anh như một ngoại ngữ đã
thấy rằng họ có thể tưởng rằng một từ tiếng Anh và các từ đồng nghĩa của nó
có thể dùng thay thế nhau, do vậy phần nào tạo ra sự sai lệch trong khi dùng
tiếng Anh [28].
1.4. Phân tích lỗi và phân tích lỗi kết hợp từ cố định
Định nghĩa về lỗi: Lỗi là sự lệch chuẩn so với các quy tắc của ngôn ngữ
đích [27]. Các quy chuẩn ở đây được lựa chọn tùy thuộc vào điều kiện, hoàn
cảnh cũng như nhu cầu của người học. Trong luận văn này, đối tượng người
học hướng đến mục tiêu thành thạo kĩ năng viết học thuật, cho nên quy chuẩn
lựa chọn là tiếng Anh học thuật tiêu chuẩn (standard academic English). Các
nguồn ngữ liệu đối chiếu vì thế sẽ được lựa chọn trên tiêu chí này.

15


Phân biệt lỗi và lầm: Lỗi có tính hệ thống, lỗi do người học mắc phải
khi sử dụng ngôn ngữ đích. Những lỗi này cho thấy một hệ thống ngôn ngữ
trung gian (interlanguage), hay là hệ thống kết cấu ngôn ngữ người học tạo ra
trong quá trình thành thạo ngôn ngữ đích [20]. Lầm là hiện tượng lệch chuẩn
không mang tính hệ thống. Người bản ngữ có thể mắc “lầm” (mistake) [6, tr.5]
như nói nhịu, người bản ngữ ít khi mắc lỗi như người học ngoại ngữ.
Trong dạy học ngoại ngữ, lỗi là yếu tố có lợi cho người học, người dạy
và thậm chí cả các nhà nghiên cứu ngôn ngữ học [19]. Theo Corder, lỗi người
học là bằng chứng về hệ thống ngôn ngữ mà người học đã học và đang sử
dụng tại một thời điểm cụ thể. Theo đó, người dạy dựa vào lỗi sẽ biết được
mức độ tiến bộ của người học cũng như những kiến thức cần bổ sung cho họ.

Ngược lại, người học coi lỗi là phương tiện học bởi việc sửa lỗi sẽ giúp họ ghi
nhớ tốt hơn. Lỗi còn là căn cứ để các nhà nghiên cứu quan sát được quá trình
ngôn ngữ được học và thụ đắc, các chiến lược hay quy trình nào người học
dùng để khám phá ngôn ngữ đích. Năm 1988, Doff đã khẳng định rằng lỗi sai
chính là một bước tích cực cho người học tiến bộ [23]. Luận văn này tập trung
vào lỗi kết hợp từ cố định cũng với mong muốn tìm ra một hướng đi giúp
người học đạt được mục tiêu trong quá trình học ngoại ngữ.
Phân tích lỗi là phương pháp dùng để phát hiện lỗi trong ngôn ngữ của
người học, xem xét những lỗi đó có tính hệ thống hay không và giải thích
nguyên nhân lỗi nếu có thể. Người bản ngữ sẽ dễ nhận ra lỗi của người học
ngoại ngữ, tuy nhiên, như chúng ta thấy, độ chuẩn xác cũng chỉ là một yếu tố
đánh giá khả năng của ngôn ngữ người học. Để đánh giá sự thành thạo một
ngoại ngữ, các yếu tố cần xét đến là sự chuẩn xác, sự trôi chảy và độ phức tạp
[54] [23], [25], [26].
1.4.1. Quy trình phân tích lỗi
Các nhà nghiên cứu đã thiết kế ra một quy trình phân tích lỗi như sau [20]:

16


Phát hiện lỗi

Miêu tả lỗi

Giải thích lỗi

(1) Phát hiện lỗi trong mẫu ngữ liệu ngƣời học
Để phân tích lỗi, Pit Corder đưa ra một nguyên tắc chung: tất cả các câu
trong ngôn ngữ của người học đều được coi là “có thể sai” cho đến khi xác
minh được chúng là sai hay đúng Còn nếu không xác định được thì gác câu

đó lại, không phân tích. Tại điểm cuối của giai đoạn nhận diện lỗi sai, ta có
hai câu: một câu sai và một câu đúng – câu đã được sửa, mà về bản chất, theo
Pit Corder, thì chúng cùng biểu thị chung một ý nghĩa. Đối với từng lỗi, cần
nhận diện người nói hay người viết muốn truyền đạt điều gì và thực hiện điều
đó như thế nào.
Ví dụ, một người học tiếng Anh có thể nói: *She go to school by bike.
Đây là một lỗi. Vậy trước hết phải xem xét người học muốn truyền đạt
điều gì? Có thể cân nhắc ít nhất hai cách sau:
(1) She IS GOING to school by bike. (Cô ấy đang đang đi xe đạp tới
trường.)
(2) She GOES to school by bike. (Cô ấy tới trường bằng xe đạp.)
Đây là thao tác tái cấu trúc lỗi, Tarone & Swierzbin [55, tr.25] lưu ý có
thể có nhiều hơn một cách để tái cấu trúc các lỗi người học. Việc nhận dạng
lỗi phụ thuộc vào thông điệp người học muốn truyền đạt. Nhưng điều này
phức tạp ở chỗ sản phẩm ngôn ngữ có thể mắc lỗi ở nhiều khía cạnh một lúc:
âm vị, hình thái, cú pháp hay từ vựng.
(2) Miêu tả lỗi
Phương pháp so sánh song ngữ được sử dụng để so sánh các cặp câu có
lỗi và câu đã được tái cấu trúc lại.
Trong ví dụ trên, nếu người học muốn miêu tả một hành động đơn thuần
nếu người học muốn miêu tả hành động đang xảy ra tại thời điểm nói thì lỗi

17


của câu gốc là lỗi về thì của động từ “go”, cần chia thành “is going” như trong
(1). Tuy nhiên, khi người học muốn miêu tả thói quen thì đây lại là lỗi hòa
hợp chủ ngữ và động từ, “go” cần chia thành “goes”.
(3) Giải thích lỗi
Khi đã xác định được các lỗi mang tính hệ thống trong ngữ liệu từ người

học, nhà nghiên cứu dựa vào đó để tìm ra nguyên nhân gây lỗi. Có rất nhiều
nguyên nhân đã được chỉ ra trong các nghiên cứu. Nguyên nhân phổ biến là
sự chuyển di ngôn ngữ, tức là sử dụng quy tắc của ngôn ngữ mẹ đẻ cho ngôn
ngữ đích. Một số lỗi cũng được xếp vào loại lỗi phát triển (developmental
errors) mà hầu hết người học nào cũng mắc phải bất kể họ nói tiếng mẹ đẻ
nào đi nữa. Cách truyền đạt của giáo viên hay cách trình bày của sách học
cũng có thể gây ra lỗi về cấu trúc (form). Selinka (1977) thấy rằng người học
tuy mắc lỗi về cấu trúc nhưng sử dụng các chiến lược giao tiếp thì vẫn có thể
truyền đạt được thông điệp họ mong muốn [51].
Giải thích lỗi người học không phải lúc nào cũng dễ dàng và đơn giản
bởi có những lỗi gây ra bởi nhiều nguyên nhân. Lightbown & Spada [41, tr.15]
cho rằng “… ưu điểm của phương pháp phân tích lỗi là nó miêu tả được
người học thực sự làm gì nhưng lại không phải lúc nào cũng cho ta một cái
nhìn rõ ràng vì sao họ làm như vậy.” (…while error analysis has the
advantage of describing what learners actually do …it does not always give us
clear insights into why they do it.)
Khi phân loại lỗi theo nguồn gốc, Nguyễn Thiện Nam (2001) tổng hợp ra
hai loại lỗi:
- Lỗi giao thoa (intelingual error): sinh ra do ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ
lên sản phẩm của ngôn ngữ đích, đặc biệt là ở vùng khác biệt của hai ngôn
ngữ. Lỗi chuyển di ngôn ngữ hay lỗi xuyên ngôn là những tên khác của lỗi

18


giao thoa. Chelli (2013) cũng định nghĩa rằng lỗi giao thoa là kết quả của sự
chuyển di ngôn ngữ mà nguyên nhân là do tiếng mẹ đẻ [16].
Ví dụ:
*This muffin is very delicious.
Đây là cách diễn đạt người Việt Nam hay sử dụng khi muốn nói Cái

bánh này rất ngon, dịch trực tiếp: rất → very.
Tuy nhiên, trong tiếng Anh, tính từ delicious mang nghĩa very tasty nên
kết hợp trên chưa chính xác. Kết hợp đúng phải là This muffin is really
delicious.
- Lỗi tự ngữ đích (intralingual error): sinh ra do nội bộ cấu trúc của ngôn
ngữ đích, chứ không do ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ. Ví dụ khi người nước ở
các nước khác nhau mắc cùng một loại lỗi trong ngôn ngữ đích, thì đó là lỗi
tự ngữ đích. Dựa vào nguyên nhân gây ra loại lỗi này, có thể chia lỗi tự ngữ
đích thành các kiểu sau: lỗi chuyển di giảng dạy, lỗi vượt tuyến, lỗi không
nắm rõ quy tắc ngôn ngữ đích của người học, …
Cũng theo tổng hợp của tác giả Nguyễn Thiện Nam, các nguyên nhân tạo
ra lỗi thường được quy về các chiến lược người học áp dụng trong quá trình
thụ đắc ngôn ngữ thứ hai. Hai chiến lược được sử dụng nhiều là Chiến lược
học (Learning strategies) và Chiến lược giao tiếp (Communication strategies).
Định nghĩa

Loại lỗi
Chiến Chuyển
lược

Ví dụ

di Là việc áp dụng những hiểu biết *very

(Transfer)

học

delicious


trong tình huống A vào tình (really delicious)
huống B

Vượt tuyến

Nới rộng việc sử dụng quy tắc ra *heared

(Over-

khỏi phạm vi cho phép

generalizing)
Chiến Giải

music (heard the
music)

Dùng một từ hay cấu trúc riêng

19

the

*greatly


lược

thích/Diễn đạt biệt của ngôn ngữ đích mà người


recommended

giao

lại

(highly

tiếp

(paraphrasing) nhưng có thể chia sẻ được phần

học biết là không chính xác

recommended)

nào ý nghĩa, với mục đích giúp
người nghe hiểu được điều mình
nói
Vay mượn

Trực tiếp dịch từng từ theo ngữ *wish you full of

(Borrowing)

pháp tiếng mẹ đẻ (dựa vào health and luck
chuyển di) hoặc dùng xen kẽ trực (wish you good
tiếp từ của tiếng mẹ đẻ.

health and good

luck)

Trong luận văn này, khi phân tích nguyên nhân gây lỗi của người học
chúng tôi sử dụng các thuật ngữ: lỗi chuyển di ngôn ngữ, lỗi tự ngữ đích khi
chia phân tích lỗi theo nguồn gốc và khi bàn đến nguyên nhân tạo ra lỗi do sử
dụng các chiến lược thì có các lỗi vượt tuyến, lỗi diễn đạt lại và lỗi vay mượn.
1.4.2. Phân tích lỗi kết hợp từ cố định
Lỗi kết hợp từ cố định không nằm ngoài đối tượng của phân tích lỗi. Các
quy trình thao tác khi phân tích loại lỗi này vẫn bao gồm đầy đủ các bước
thông thường của phương pháp phân tích lỗi. Tuy nhiên nhờ sự kết hợp với
phương pháp nghiên cứu ngôn ngữ học ngữ liệu (sẽ trình bày cụ thể dưới đây),
việc phát hiện lỗi kết hợp từ cố định sẽ nhanh chóng hơn trên một khối lượng
ngữ liệu lớn. Vì ngữ liệu đã được gắn nhãn từ loại nên việc phân loại lỗi cũng
dễ dàng hơn. Số liệu lỗi đồng thời cũng được thống kê theo tần suất để thể
hiện mức độ sai có hệ thống hay không. Sau đó, các lỗi kết hợp từ được đưa
vào giải thích để tìm nguyên nhân. Để tìm nguyên nhân gây lỗi kết hợp từ,
chúng tôi xem xét trong phạm vi nguyên nhân nói chung của lỗi ngôn ngữ.

20


×