Tải bản đầy đủ (.pdf) (141 trang)

Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý một số di sản thế giới tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.84 MB, 141 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
----------

NGUYỄN HẢI YẾN

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
QUẢN LÝ MỘT SỐ DI SẢN THẾ GIỚI TẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội - 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
----------

NGUYỄN HẢI YẾN

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
QUẢN LÝ MỘT SỐ DI SẢN THẾ GIỚI TẠI VIỆT NAM
Chuyên ngành: Quản lý Tài nguyên và môi trường
Mã số: 885010101

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
XÁC NHẬN HỌC VIÊN ĐÃ CHỈNH SỬA THEO GÓP Ý CỦA HỘI ĐỒNG
Chủ tịch hội đồng chấm luận văn
thạc sĩ khoa học

PGS.TS Đặng Văn Bào



Giáo viên hướng dẫn

TS. Nguyễn Thùy Dương

Hà Nội – 2019


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian vừa qua, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự
giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô giáo, các cơ quan, gia đình cùng bạn bè để hoàn
thành luận văn của mình. Nhân dịp này, cho phép tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc
đến tất cả những sự giúp đỡ quý báu đó.
Lời đầu tiên cho phép tôi trân trọng gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo Khoa
Địa lý – Trường đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, các thầy
giáo, cô giáo đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành khóa Cao học
chuyên ngành Quản lý tài nguyên và Môi trường; đồng thời trang bị cho tôi kiến
thức trong suốt hai năm qua và các thầy cô Khoa Địa Chất – Trường Đại học Khoa
học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học đại
học và quá trình làm Luận văn thạc sĩ. Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành
tới TS. Nguyễn Thùy Dương – người đã dành nhiều thời gian, nhiệt tình hướng dẫn,
tạo mọi điều kiện và đóng góp những kiến thức hết sức quý báu để tôi hoàn thành
bản Luận văn thạc sĩ.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Quản lý Vịnh Hạ Long, Ban Quản lý Vườn
Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, Ban Quản lý Quần thể danh thắng Tràng An và
các cơ quan ban ngành đã giúp đỡ tôi trong quá trình xây dựng và hoàn thành
Luận văn thạc sĩ.
Tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè đã quan tâm, giúp
đỡ, tạo mọi điều kiện cho tôi trong suốt thời gian tham gia khóa Cao học Địa lý
2016-2018.

Hà Nội, ngày…….tháng……năm 2019
Tác giả luận văn

Nguyễn Hải Yến

i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng
dẫn khoa học của TS. Nguyễn Thùy Dương – Khoa Địa chất, Trường Đại học Khoa
học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công
bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Hà Nội, ngày…….tháng……năm 2019
Tác giả luận văn

Nguyễn Hải Yến

ii


MỤC LỤC
MỤC LỤC ................................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.......................................................................v
DANH MỤC CÁC BẢNG ..................................................................................... vii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ............................................................................... viii
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...............5
1.1. Cơ sở lý luận ............................................................................................................... 5

1.1.1. Một số khái niệm ................................................................................................. 5
1.1.2. Khái quát về bảo tồn giá trị di sản ....................................................................... 8
1.2. Cơ sở thực tiễn .......................................................................................................... 11
1.2.1. Tình hình nghiên cứu về đánh giá mô hình quản lý di sản trên Thế giới .......... 11
1.2.2. Tình hình nghiên cứu về đánh giá mô hình quản lý di sản ở Việt Nam ............ 16
1.3. Cơ sở tài liệu và phương pháp nghiên cứu ............................................................... 17
1.3.1. Cơ sở tài liệu ...................................................................................................... 17
1.3.2. Phương pháp điều tra phỏng vấn ....................................................................... 18
1.3.3. Phương pháp so sánh ......................................................................................... 18
1.3.4. Phương pháp phân tích SWOT .......................................................................... 19

CHƢƠNG 2 HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG KHU VỰC
NGHIÊN CỨU .........................................................................................................21
2.1. Hiện trạng tài nguyên và môi trường khu vực di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ
Long, Quảng Ninh ........................................................................................................... 21
2.1.1. Điều kiện tự nhiên.............................................................................................. 21
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ................................................................................... 24
2.1.3. Giá trị di sản nổi bật ........................................................................................... 26
2.1.4. Hiện trạng môi trường và khai thác du lịch ....................................................... 28
2.2. Hiện trạng tài nguyên và môi trường khu vực di sản thiên nhiên thế giới Vườn Quốc
gia Phong Nha – Kẻ Bàng, Quảng Bình .......................................................................... 38
2.2.1. Điều kiện tự nhiên.............................................................................................. 38
2.2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ................................................................................... 43
2.2.3. Giá trị di sản nổi bật ........................................................................................... 45
2.2.4. Hiện trạng môi trường và khai thác du lịch ....................................................... 46
2.3. Hiện trạng tài nguyên và môi trường khu vực di sản thiên nhiên thế giới Quần thể
danh thắng Tràng An, Ninh Bình..................................................................................... 56

iii



2.3.1. Điều kiện tự nhiên.............................................................................................. 56
2.3.2. Đặc điểm kinh tế xã hội ..................................................................................... 60
2.3.3. Giá trị di sản nổi bật ........................................................................................... 62
2.3.4. Hiện trạng môi trường và khai thác du lịch ....................................................... 63

CHƢƠNG 3 ĐÁNH GIÁ CÁC MÔ HÌNH QUẢN LÝ TẠI KHU VỰC
NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT PHƢƠNG ÁN QUẢN LÝ ..................................70
3.1. Thực trạng quản lý di sản tại khu vực nghiên cứu .................................................... 70
3.1.1. Thực trạng quản lý tại Vịnh Hạ Long, Quảng Ninh .......................................... 70
3.1.2. Thực trạng quản lý tại Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, Quảng Bình .... 80
3.1.3. Thực trạng quản lý tại Quần thể Danh thắng Tràng An, Ninh Bình .................. 87
3.2. Đánh giá các mô hình quản lý tại khu vực nghiên cứu ............................................. 96
3.3. Đề xuất mô hình và giải pháp quản lý di sản ............................................................ 98
3.3.1. Đề xuất mô hình quản lý di sản ......................................................................... 98
3.3.2. Đề xuất giải pháp quản lý tại 3 Di sản thiên nhiên thế giới tại Việt Nam ....... 104

KẾT LUẬN ............................................................................................................107
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................110
PHỤ LỤC 1 ............................................................................................................118
PHỤ LỤC 2 ............................................................................................................121
PHỤ LỤC 3 THỐNG KÊ CÁC VĂN BẢN TẠI KHU VỰC NGHIÊN CỨU .125

iv


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BQL


: Ban Quản lý

BQLVHL

: Ban Quản lý Vịnh Hạ Long

IUCN

: Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế

MT

: Môi trường

QTDTTA

: Quần thể Danh thắng Tràng An

QCVN

: Quy chuẩn Việt Nam

UBND

: Ủy ban Nhân dân

UNESCO

: Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc


VHTT&DL

: Văn hóa Thể thao và Du lịch

VQG

: Vườn Quốc gia

VQGPNKB

: Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng

v


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Cấu trúc phân tích SWOT .......................................................................20
Bảng 2.1: Số liệu quan trắc môi trường 2004-2017 ..................................................28
Nguồn: BQLVHL ......................................................................................................28
Bảng 2.2: Doanh thu từ du lịch tại Vịnh Hạ Long giai đoạn 2012-2017 ..................35
Bảng 2.3: Diện tích và dân số của các xã vùng đệm của Vườn Quốc gia ................44
Bảng 2.4: Kết quả phân tích mẫu nước sông Son .....................................................50
Bảng 2.5: Biến động lượng khách và doanh thu từ du lịch tại khu du lịch Tràng An
giai đoạn 2007-2016 ..................................................................................................66
Bảng 3.1: Phân tích SWOT về mô hình quản lý vịnh Hạ Long..............................101
Bảng 3.2: Phân tích SWOT về mô hình quản lý di sản VQG PNKB .....................102
Bảng 3.3: Phân tích SWOT về mô hình quản lý di sản Khu danh thắng Tràng An
.................................................................................................................................103

vii



DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1.1: Mô hình quản lý di sản văn hóa ANZECC ...............................................13
Hình 1.2: Mô hình AHC............................................................................................14
Hình 1.3: Mô hình NWHF ........................................................................................15
Hình 1.4: Phỏng vấn khách du lịch tại Động Thiên Đường......................................18
Hình 2.1: Bản đồ vị trí Vịnh Hạ Long, Quảng Ninh .................................................22
Hình 2.2: Sơ đồ vị trí Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long ..............................22
Hình 2.3: Những khu vực ô nhiễm trọng điểm tại Vịnh Hạ Long ............................30
Hình 2.4: Nước biển tại khu vực Cảng Tuần Châu ..................................................31
Hình 2.5: Biểu đồ thể hiện lượng khách nội địa và khách quốc tế đến Vịnh Hạ Long
từ năm 2007 – 2017 ...................................................................................................34
Hình 2.6: Vị trí Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng ..............................................39
Hình 2.7: Sơ đồ vị trí Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng [85] .............................40
Hình 2.8: Hệ thống thùng rác và biển báo cấm vứt rác tại khu du lịch Động Thiên
Đường ........................................................................................................................48
Hình 2.9: Nhân viên vệ sinh thu gom rác tại khu vực dừng chân trước Động Thiên
Đường ........................................................................................................................48
Hình 2.10: Nước sông Son ngày thường (a) và những ngày chịu ảnh hưởng của mưa
lũ (b) ..........................................................................................................................50
Hình 2.11: Biểu đồ thể hiện số lượng khách từ năm 2007 – 2016 ...........................51
Hình 2.12: Biểu đồ thể hiện doanh thu từ hoạt động du lịch tại VQG PNKB từ năm
2012 – 2016 ...............................................................................................................52
Hình 2.13: Một số tuyến du lịch đang được khai thác tại VQG PNKB ....................53
Hình 2.14: Bản đồ vị trí Quần thể Danh thắng Tràng An, tỉnh Ninh Bình ...............56

viii



Hình 2.15: Sơ đồ vị trí Khu du lịch Tràng An, Tam Cốc-Bích Động.......................57
Hình 2.16: Hệ thống sông trong khu du lịch Tràng An ............................................64
Hình 2.17: Bố trí thùng rác ở gần bến thuyền Tràng An ..........................................65
Hình 2.18: Hệ thống đò chở khách chưa được trang bị thùng rác ............................65
Hình 2.19: Sơ đồ tổng quan khu vực Tràng An ........................................................65
Hình 3.1: Sơ đồ khu vực cấm khai thác thủy sản tại Vịnh Hạ Long ........................74
Hình 3.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy của Ban Quản lý Vịnh Hạ Long............................77
Hình 3.3: Sơ đồ bộ máy tổ chức VQG Phong Nha – Kẻ Bàng .................................86
Hình 3.4: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Ban quản lý QTDTTA .....................................95

ix


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, phát triển kinh tế là muc tiêu hàng đầu trong chính sách phát triển
của nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là đối với một nước đang phát triển như
Việt Nam. Du lịch với tư cách là một ngành quan trọng, mang lại nhiều lợi ích cho
nền kinh tế, luôn được chú trọng phát triển. Đất nước Việt Nam chúng ta ngày càng
được nhiều dân tộc, nhiều quốc gia trên thế giới biết đến không những vì lịch sử hào
hùng của dân tộc mà còn vì đất nước ta được thiên nhiên ban tặng cho những danh
lam thắng cảnh tuyệt vời, làm nên những di sản độc đáo cả về vẻ đẹp cảnh quan và
những giá trị khoa học đặc sắc. Khai thác và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên
du lịch là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu nhằm thúc đẩy ngành du
lịch nước ta phát triển nhanh, mạnh và bền vững [49,54].
Nước ta có khá nhiều khu du lịch nổi tiếng như Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh),
Phong Nha – Kẻ Bàng (Quảng Bình), khu danh thắng Tràng An (Ninh Bình), Sa Pa
(Lào Cai), Cố đô Huế, Đà Nẵng,…thu hút rất nhiều khách du lịch trong và ngoài
nước đến tham quan, du lịch. Đã có những khu di tích, danh lam thắng cảnh được
UNESCO công nhận là di sản văn hóa, di sản thiên nhiên thế giới, điển hình là

Phong Nha – Kẻ Bàng được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới lần
thứ nhất vào năm 2003 về tiêu chí địa chất, địa mạo. Đến năm 2015 được công nhận
lần thứ hai về tiêu chí sinh thái, đa dạng sinh học. Vịnh Hạ Long cũng được
UNESCO hai lần công nhận là di sản thiên nhiên thế giới vào ngày 17/12/1994 với
giá trị thẩm mỹ và ngày 02/12/2000 với tiêu chí địa chất, địa mạo. Gần đây là khu
Quần thể Danh thắng Tràng An (Ninh Bình) đã được UNESCO công nhận là di sản
hỗn hợp bao gồm cả di sản thiên nhiên và di sản văn hóa thế giới ngày 23/06/2014
với các tiêu chí về văn hóa, thẩm mỹ và địa chất, địa mạo. Để khai thác và bảo tồn,
phát huy giá trị Di sản tại các Di sản Thế giới nhằm phát triển du lịch một cách bền
vững yêu cầu có những giải pháp quản lý vững mạnh. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn
nhiều bất cập trong công tác quản lý tại các khu di sản, chưa đi sâu vào việc bảo vệ,

1


bảo tồn các giá trị di sản, gây ra những tác động không tốt đến môi trường tự nhiên
cũng như ảnh hưởng nghiêm trọng đến giá trị vốn có của các Di sản. Nếu không có
phương án quản lý, bảo tồn hợp lý kịp thời thì trong tương lai gần những khu di
tích, di sản đó có thể bị phá hủy và bị xóa tên khỏi Danh sách Di sản Thế giới của
UNESCO.
Hiện nay, mặc dù cùng là Di sản thế giới, nhưng ở nước ta,ở những khu vực
khác nhau lại có các mô hình quản lý khác nhau. Như tại Danh thắng Tràng An, mô
hình quản lý “công - tư” được sử dụng. Theo đó, Nhà nước vẫn là cơ quan quản lý
chính, còn việc khai thác phát triển sẽ trao cho doanh nghiệp tư nhân. Mô hình quản
lý “công - tư” rất hiệu quả ở một số Di sản thế giới nổi tiếng như Tháp Eiffel của
Pháp, Angkor Wat của Campuchia,… Cũng có thể nhận thấy hiệu quả rõ rệt của mô
hình này từ Tràng An, lượng khách du lịch ngày càng tăng lên và đến nay doanh
nghiệp khai thác tại khu du lịch Tràng An đang thực hiện tương đối tốt vấn đề bảo
vệ môi trường. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn nhiều bất cập như doanh nghiệp tự
ý khai thác, xây dựng những công trình gây ảnh hưởng đến cấu trúc nguyên trạng

của di sản. Ví dụ như khu được coi là “Tràng An cổ”, Công ty Cổ phần Dịch vụ
Tràng An đã tự ý xây dựng hệ thống bậc thang lên xuống ở núi Cái Hạ hay mở
tuyến đường tham quan Hang Luồn khi chưa nhận được sự đồng ý của cơ quan
chính quyền.
Tại Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, có thể kể đến một số vấn đề liên
quan đến công tác quản lý và bảo tồn giá trị di sản như việc đề xuất dự án xây dựng
cáp treo đến hang Én hay hang Sơn Đoòng -hang động tự nhiên lớn nhất thế giới,
nằm trong VQG Phong Nha – Kẻ Bàng. Tuy nhiên,rất nhiều chuyên gia trong và
ngoài nước đã phản đối dự án này bởi vì nó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh
thái tự nhiên vốn có tại hang.
Tại Vịnh Hạ Long, theo báo Nhân dân cuối tuần (2016) [9] đưa tin về thực
trạng quản lý tại Vịnh Hạ Long, di sản này liên tục nằm trong danh sách khuyến
nghị mà UNESCO về vấn đề chưa hoàn thiện công tác quản lý và bảo tồn, đặc biệt
là việc lấn biển mở rộng đô thị, khai thác than ảnh hưởng đến môi trường,… Theo

2


thông tin từ Tổng cục Du lịch về việc “Bảo tồn và phát huy giá trị vịnh Hạ Long”
ngày 28/11/2017 [45], Ban quản lý đã chú trọng hơn trong công tác bảo tồn di sản,
sử dụng công nghệ hiện đại trong việc quản lý như lắp đặt wifi, camera nhằm giám
sát nghiêm ngặt các hoạt động ngoài Vịnh.
Từ những vấn đề nêu trên cho thấy việc quản lý Di sản thế giới tại Việt Nam
còn rất nhiều bất cập. Đặc biệt tại 3 di sản Thế giới Vịnh Hạ Long, Vườn Quốc gia
Phong Nha – Kẻ Bàng, Quẩn thể Danh thắng Tràng An – là những Di sản lớn và nổi
bật tại Việt Nam. Vấn đề quản lý tại 3 di sản này là rất quan trọng và cần thiết, do
vậy học viên lựa chọn những di sản này làm khu vực nghiên cứu luận văn. Với
những lý do nêu trên, học viên đã chọn đề tài “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất
giải pháp quản lý một số di sản Thế giới tại Việt Nam” làm hướng nghiên cứu cho
luận văn của mình

2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu.
Đề tài xác định mục tiêu là làm rõ thực trạng và đề xuất các giải pháp quản
lý ba di sản thế giới ở Việt Nam là Vịnh Hạ Long, vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ
Bàng và khu Danh thắng Tràng An.
Nhiệm vụ nghiên cứu
+ Thu thập, phân tích các tài liệu, số liệu liên quan đến vấn đề và khu vực
nghiên cứu;
+ Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến đề tài;
+ Khảo sát, điều tra thực địa để đánh giá thực trạng công tác và đề xuất các
giải pháp quản lý 3 khu vực di sản Thế giới được lựa chọn;
+ Phân tích, đánh giá hiện trạng môi trường, hiện trạng khai thác và quản lý
tại 3 Di sản thế giới được lựa chọn.
+ Phân tích thực trạng quản lý tại 3 Di sản được lựa chọn
+ Xây dựng báo cáo luận văn.

3


3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng của nghiên cứu là mô hình quản lý di sản tại 03 di sản thế giới
điển hình là Vịnh Hạ Long, Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng và Danh thắng
Tràng An.
Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi không gian: Không gian phân bố của 3 di sản thế giới là Vịnh Hạ
Long, Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng và Quần thể Danh thắng Tràng An.
+ Phạm vi khoa học: Đề tài chỉ tập trung vào các vấn đề quản lý nhằm bảo
tồn và phát huy giá trị di sản của 3 di sản được lựa chọn.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Ý nghĩa khoa học: Xây dựng được cơ sở tiếp cận khoa học cho việc quản lý

một số di sản thế giới ở Việt Nam.
Ý nghĩa thực tiễn: Việc đánh giá được thực trạng và đề xuất các giải pháp
quản lý ở ba khu di sản Vịnh Hạ Long, Phong Nha – Kẻ Bàng và Tràng An sẽ giúp
cho các nhà quản lý ở ba di sản này nói riêng và các khu di sản nói chung tại Việt
Nam có được những biện pháp sử dụng và bảo tồn hợp lý nhằm hạn chế những tác
động tiêu cực đến các di sản Thế giới.
5. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phần nội dung chính của
luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Chương 2: Hiện trạng tài nguyên và môi trường khu vực nghiên cứu
Chương 3: Đánh giá các mô hình quản lý tại khu vực nghiên cứu và đề xuất
phương án quản lý

4


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Một số khái niệm
 Tổ chức Giáo dục, Khoa học và văn hóa Liên Hiệp Quốc, viết tắt
UNESCO (United Nations Educational Scientific and Cultural Organization): là
một trong những tổ chức chuyên môn lớn của Liên Hiệp Quốc, hoạt động với mục
đích “thắt chặt sự hợp tác giữa các quốc gia về giáo dục, khoa học và văn hóa để
đảm bảo sự tôn trọng công lý, luật pháp, nhân quyền và tự do cơ bản cho tất cả mọi
người không phân biệt chủng tộc, nam nữ, ngôn ngữ, tôn giáo”.
 Khái niệm di sản: Theo Y. Ahmad (2006), hiện nay có không dưới 40
văn bản mang tính quốc tế và quốc gia liên quan đến vấn đề di sản và bảo tồn di sản
chủ yếu do UNESCO (Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc) và

ICOSMOS (Hội đồng di tích và di chỉ Quốc tế) ban hành. Trong các văn bản này,
người ta mới quan tâm đến các di sản văn hóa, ít quan tâm đến các loại hình di sản
khác bao gồm di sản tự nhiên. Vì vậy một định nghĩa chung về di sản chưa được thể
hiện rõ. Theo Y. Ahmad (2006), UNESCO và ICOSMOS hiểu khái niệm di sản từ
Hiến chương Venice khác nhau vào những năm 1960. UNESCO định nghĩa di sản
là các tài sản văn hóa trong khi ICOSMOS lại định nghĩa di sản là các di tích và các
di chỉ. Khái niệm này được thống nhất hơn trong Công ước của UNESCO năm
1972 về bảo tồn các di sản văn hóa và tự nhiên. Trong các văn bản trên, người ta có
thể hiểu di sản bao gồm những loại hình nào nhưng chưa có một định nghĩa rõ ràng
nào về di sản. Hiệp hội Lý luận về Di sản Quốc gia, Hội đồng thuật ngữ Quebec
(1980) đã định nghĩa “di sản là các tác phẩm hoặc sản phẩm kết hợp giữa tự nhiên
và con người, ở trạng thái nguyên vẹn của nó, tạo nên môi trường mà con người
sinh sống theo không gian và thời gian. Di sản là một thực thể, sở hữu của cộng
đồng, và có giá trị kế thừa mà chúng ta cần phải thừa nhận và tham gia bảo tồn

5


chúng”. Tuy nhiên, trong Bản Hiến chương về Bảo tồn di sản ở Quebec do
ICOSMOS Canada ban hành năm 1982 lại cho rằng di sản là một thuật ngữ bao
gồm nhiều khái niệm (a comprehensive term) trong đó có 3 thực thể chính: văn hoá
vật chất (tài sản văn hoá), môi trường địa lý và môi trường nhân văn. Văn hóa vật
chất hay tài sản văn hóa không chỉ bao gồm các kiến trúc thông thường và phổ biến
mà còn bao gồm tất cả các bằng chứng vật chất như các hiện vật khảo cổ và dân tộc
học, hình tượng, tài liệu lịch sử; đồ trang trí, nghệ thuật hay nói tóm lại là môi
trường vật chất xung quanh ta. Môi trường địa lý, như bờ biển tự nhiên, núi non,
đồng bằng - cảnh quan thiên nhiên có giá trị độc đáo về thẩm mỹ, đại diện; và môi
trường con người bao gồm các nhóm người có phong tục và truyền thống riêng, đặc
biệt hoặc cách sống của họ thích nghi với điều kiện môi trường cụ thể nào đó.
Trong định nghĩa này, ICOSMOS đã bao hàm cả các môi trường tự nhiên có gắn

với các hoạt động của con người hay cảnh quan văn hóa là kết quả tương tác giữa
môi trường tự nhiên và con người.
 Khái niệm Di sản thế giới được đề cập chính thức trong Công ước về di
sản văn hóa và thiên nhiên thế giới năm 1972. Theo đó, di sản thế giới là những di
sản văn hóa và di sản thiên nhiên có giá trị ngoại hạng và vì vậy cần được bảo tồn
[55]. Như vậy, di sản thế giới là di chỉ, di tích hay danh thắng của một quốc gia như
rừng, dãy núi, hồ, sa mạc, tòa nhà, quần thể kiến trúc hay thành phố,… do các nước
có tham gia Công ước Di sản thế giới đề cử cho Ủy ban Di sản thế giới, được công
nhận và quản lý bởi UNESCO. Sau đó UNESCO sẽ lập danh mục, đặt tên và bảo
tồn những vị trí nổi bật về văn hóa hay đặc điểm tự nhiên cho di sản nhân loại
chung. Những vị trí được đưa vào danh sách di sản thế giới có thể được nhận tiền từ
Quỹ Di sản thế giới theo một số điều kiện nào đó. Ủy ban này được thành lập bởi
Công ước về Bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, gọi tắt là Công ước Di
sản thế giới, nó được Đại hội đồng UNESCO chấp nhận ngày 16 tháng 11 năm
1972. Trong hệ thống các danh hiệu của UNESCO, di sản thế giới là danh hiệu danh
giá nhất và lâu đời nhất.

6


 Khái niệm Di sản văn hóa: Theo Công ước Di sản thế giới [55] thì di sản
văn hóa là:
- Các di tích: Các tác phẩm kiến trúc, tác phẩm điêu khắc và hội họa, các
yếu tố hay các cấu trúc có tính chất khảo cổ học, ký tự, nhà ở trong hang đá và các
công trình sự kết hợp giữa công trình xây dựng tách biệt hay liên kết lại với nhau
mà do kiến trúc của chúng, do tính đồng nhất hoặc vị trí trong cảnh quan, có giá trị
nổi bật toàn cầu xét theo quan điểm lịch sử, nghệ thuật và khoa học.
- Các di chỉ: Các tác phẩm do con người tạo nên hoặc các tác phẩm có sự
kết hợp giữa thiên nhiên và nhân tạo và các khu vực trong đó có các di chỉ khảo cổ
có giá trị nổi bật toàn cầu xét theo quan điểm lịch sử, thẩm mỹ, dân tộc học hoặc

nhân học.
 Khái niệm Di sản thiên nhiên thế giới: Theo Công ước Di sản thế giới
[55] thì di sản thiên nhiên là:
- Các đặc điểm tự nhiên bao gồm các hoạt động sáng tạo vật lý hoặc sinh học
hoặc các nhóm các hoạt động kiến tạo có giá trị nổi bật toàn cầu xét theo quan điểm
thẩm mỹ hoặc khoa học.
- Các hoạt động kiến tạo địa chất hoặc địa lý tự nhiên và các khu vực có ranh
giới được xác định chính xác tạo thành một môi trường sống của các loài động vật,
thực vật đang bị đe dọa có giá trị nổi bật toàn cầu xét theo quan điểm khoa học hoặc
bảo tồn.
- Các địa điểm tự nhiên hoặc các vùng tự nhiên được phân định rõ ràng, có
giá trị nổi bật toàn cầu về mặt khoa học, bảo tồn hoặc thẩm mỹ.
 Di sản hỗn hợp (Di sản kép): Năm 1972, Ủy ban Di sản thế giới [55] đưa
ra khái niệm di sản hỗn hợp hay còn gọi là di sản kép, cảnh quan văn hóa thế giới để
miêu tả các mối quan hệ tương hỗ nổi bật giữa văn hóa và thiên nhiên của một số
khu di sản. Một địa danh được công nhận là di sản thế giới hỗn hợp phải thỏa mãn ít
nhất là một tiêu chí về di sản văn hóa và một tiêu chí về di sản thiên nhiên.
 Mô hình quản lý di sản:

7


Có nhiều cách định nghĩa về mô hình quản lý nhưng cách hiểu chung nhất về
một mô hình quản lý là lựa chọn của những người có trách nhiệm quản lý liên quan
đến việc xác định mục tiêu quản lý, thúc đẩy các nỗ lực, kết nối các hoạt động và
phân bổ tài nguyên nhằm đạt được mục tiêu quản lý.
Vậy mô hình quản lý di sản là lựa chọn của các cơ quan quản lý di sản
(UBND tỉnh nơi có di sản) liên quan đến việc xác định mục tiêu quản lý di sản, các
kế hoạch phân bổ nguồn lực, chính sách, quy định đối với các hoạt động khai thác
và sử dụng di sản.

1.1.2. Khái quát về bảo tồn giá trị di sản
Bảo tồn di sản là một phần quan trọng trong xu hướng phát triển tất yếu của
xã hội văn minh, nó là chức năng chúng ta nhìn thấy được trong xã hội hiện nay.
Cách thức bảo tồn được tiếp cận và thực hiện thay đổi từ văn hóa này đến văn hóa
khác. Thuật ngữ bảo tồn có ý nghĩa và ý nghĩa khác nhau cho từng lĩnh vực. Việc
bảo tồn di sản đóng một vai trò quan trọng trong xã hội hiện đại. Trong lĩnh vực bảo
tồn di sản, các giá trị rất quan trọng để quyết định những gì cần bảo tồn, nó là một
yếu tố quyết định quan trọng trong thực tiễn hiện tại và tương lai của lĩnh vực bảo
tồn. Bảo tồn không chỉ là một quá trình lưu giữ mà còn là một cách để tạo và tái tạo
di sản.
Báo cáo nghiên cứu của Viện bảo tồn Getty tại Los Angeles [69] trình bày
các kết quả nghiên cứu về chủ đề của các giá trị và lợi ích của việc bảo tồn di sản
văn hóa. Theo báo cáo, bảo tồn di sản văn hóa luôn phải đối mặt với những thách
thức trên ba phương diện là trạng thái tự nhiên, bối cảnh quản lý, ý nghĩa văn hóa
và giá trị xã hội. Hiện nay, phần lớn các nghiên cứu về bảo tồn vẫn tập trung vào
những thách thức của phương diện trạng thái tự nhiên, cụ thể là sự suy giảm của vật
chất và sự can thiệp có thể tập trung vào các mục tiêu trái ngược với bối cảnh hiện
tại. Bảo tồn là một quá trình lâu dài. Quá trình này là sự sáng tạo và được thúc đẩy,
củng cố bởi các giá trị của cá nhân, tổ chức và cộng đồng. Trong báo cáo, các tác
giá chỉ ra rằng bảo tồn di sản là vô cùng cần thiết và nó phải được công nhận là quá
trình xã hội hóa chính trị cao, gắn liền với các quá trình kinh tế, chính trị và xã hội.

8


Các nhà nghiên cứu về vấn đề bảo tồn di sản văn hóa cho rằng sự thay đổi về
mặt văn hóa đang ở cấp độ toàn cầu, những thay đổi này là do sự toàn cầu hóa kinh
tế, sự thay đổi công nghệ, chính trị,… Di sản thiên nhiên cũng đang dần thay đổi giá
trị do sự phát triển của kinh tế, xã hội, nhu cầu của cộng đồng,… Mỗi nhà nghiên
cứu tiếp cận với lĩnh vực bảo tồn di sản văn hóa theo một cách khác nhau, David

Lowenthal cho rằng Di sản không bao giờ được bảo tồn hoặc bảo vệ, nó được sửa
đổi, cải tiến và cả suy thoái bởi mỗi thế hệ mới. Hay học giả Susan Pearce đã có
nghiên cứu về việc tạo ra di sản văn hóa cho rằng di sản là cơ quan văn hóa của quá
khứ, khái niệm di sản văn hóa bao trùm mọi khía cạnh của cuộc sống. Nhà sử gia
kiến trúc Daniel Bluestone đã có nghiên cứu về những thách thức đối với bảo tồn di
sản và vai trò của việc nghiên cứu về giá trị, ông cho rằng công tác bảo tồn và sự
bảo tồn thường mở ra giữa những giả định không có lý thuyết hoặc theo giả thuyết
về tầm quan trọng của việc bảo tồn mọi thứ. Sức ép đối với lĩnh vực bảo tồn ngày
nay xuất phát từ những thách thức. Một trong những chủ đề nghiên cứu hữu ích
nhất về vai trò của các giá trị trong bảo tồn và đặc trưng của di sản văn hóa như là
một quá trình năng động. Bảo tồn ngày nay được xem là một quá trình của xã hội,
quá trình này bao gồm công việc của tất cả các cá nhân chứ không chỉ các chuyên
gia về bảo tồn.
Để các địa danh, danh làm thắng cảnh, di tích, cảnh quan,… được ghi vào
Danh sách Di sản thế giới, trước hết các nhà nghiên cứu phải tìm ra được các giá trị
nổi trội của Di sản đó, tầm quan trọng của Di sản đối với sự phát triển kinh tế, xã
hội của khu vực chứ di sản hay đất nước có di sản. Một di sản muốn được công
nhận và ghi vào danh sách Di sản thế giới của UNESCO phải đáp ứng các tiêu
chuẩn về văn hóa hoặc thiên nhiên theo Công ước Di ản thế giới đã được Ủy ban về
Di sản thế giới của UNESCO duyệt lại. Theo đó, tiêu chuẩn văn hóa gồm 6 tiêu chí
và tiêu chuẩn tự nhiên gồm 4 tiêu chí.
 Tiêu chuẩn văn hóa gồm:
- (i) : là một tuyệt tác về tài năng sang tạo của con người

9


- (ii): thể hiện một sự giao lưu quan trọng giữa các giá trị của nhân loại,
trong một khoảng thời gian hoặc trong phạm vi một vùng văn hóa của thế giới, về
các bước phát triển trong kiến trúc hoặc công nghệ, nghệ thuật tạo hình, quy hoạch

đô thị hoặc thiết kế cảnh quan.
- (iii): là một bằng chứng độc đáo hoặc duy nhất hoặc ít ra cũng là một bằng
chứng đặc biệt về một truyền thống văn hóa hay một nền văn minh đang tồn tại
hoặc đã biến mất.
- (iv): là một ví dụ nổi bật về một kiểu kiến trúc xây dựng hoặc một quần
thể kiến trúc cảnh quan minh họa cho một hay nhiều giai đoạn có ý nghĩa trong lịch
sử nhân loại.
- (v): là một ví dụ tiêu biểu về sự định cư của con người hoặc một sự chiếm
đóng lãnh thổ mang tính truyền thống và tiêu biểu cho một hoặc nhiều nền văn hóa,
nhất là khi nó trở nên dễ bị tổn thương dưới tác động của những biến động không
thể đảo ngược được.
- (vi): gắn bó trực tiếp hoặc cụ thể với những sự kiện hoặc truyền thống sinh
hoạt với các ý tưởng, hoặc các tín ngưỡng, các tác phẩm văn học nghệ thuật có ý
nghĩa nổi bật toàn cầu. (tiêu chí này chỉ duy nhất được sử dụng trong những trường
hợp đặc biệt và áp dụng đồng thời bới các tiêu chuẩn khác)
 Tiêu chuẩn tự nhiên gồm:
- (vii): chứa đựng các hiện tượng, địa điểm tự nhiên hết sức nổi bật hoặc các
khu vực có vẻ đẹp tự nhiên độc đáo và tầm quan trọng về thẩm mỹ.
- (viii): là những ví dụ nổi bật đại diện cho những giai đoạn lớn trong lịch
sử của Trái Đất, trong đó có lịch sử về sự sống, các quá trình địa chất quan trọng
đang tiếp diễn trong sự phát triển của các quá trình địa mạo hoặc các đặc điểm quan
trọng về địa chất hoặc địa lý tự nhiên.
- (ix): là những ví dụ tiêu biểu cho quá trình sinh thái và sinh học đang tiếp
diễn trong quá trình tiến hóa và phát triển của các dạng địa hình, vùng nước ngọt,
biển và ven biển và các quần xã động vật, thực vật.

10


- (x): là những nơi cư trú tự nhiên quan trọng nhất và tiêu biểu nhất, mang

giá trị bảo tồn nguyên trạng sự đa dạng sinh học, trong đó có những môi trường
sống chứa đựng những loài động vật hoặc thực vật đang bị đe dọa, có giá trị nổi bật
toàn cầu xét theo quan điểm khoa học hoặc bảo tồn.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Tình hình nghiên cứu về đánh giá mô hình quản lý di sản trên Thế giới
Theo IUCN (2008) [61] chỉ ra rằng, một kế hoạch quản lý di sản là vô cùng
quan trọng vì nó có thể:
- Tư duy quản lý và nỗ lực cung cấp các yêu cầu của Công ước Di sản Thế giới.
- Cung cấp rõ ràng và súc tích về cách thức và lí do tại sao các giá trị và
tính toàn vẹn của Di sản sẽ được bảo vệ, quản lý và cải thiện.
- Đặt khung cho tất cả các hoạt động diễn ra trong Di sản trong 5-10 năm
tới, trong bối cảnh tầm nhìn 20-30 năm tới.
- Giải thích mong muốn và mục tiêu cho Di sản qua con mắt của những
người chịu trách nhiệm duy trì tầm quan trọng và vị thế toàn cầu của nó.
- Cung cấp tính nhất quán và liên tục cho tổ chức quản lý, định hướng và
tập trung cho nỗ lực quản lý cũng như việc sử dụng các nguồn lực và nhân viên.
- Cung cấp sự tín nhiệm ở cấp địa phương, quốc gia và quốc tế cho khái
niệm Di sản Thế giới và tầm quan trọng của từng tài sản được ghi nhận.
- Khuyến khích việc ra quyết định hợp tác và cho phép mọi người hiểu
được lý do cho công việc họ đang làm.
- Cung cấp, thông qua quá trình chuẩn bị, một phương thức tham gia với
các bên liên quan và đảm bảo sự thích hợp trong việc quản lý và sử dụng Di sản.
- Ảnh hưởng trực tiếp từ các kế hoạch và các hoạt động khác đến Di sản
Thế giới.
- Tập trung vào những thông tin cần thiết để đánh giá tiến trình quản lý và
cho phép thay đổi tính khách quan thông qua giám sát và đánh giá.
- Tăng trách nhiệm và thiết lập phương tiện đánh giá hiệu quả quản lý.

11



Một kế hoạch quản lý có thể coi là một hợp đồng giữa tổ chức quản lý và các
bên liên quan của một Di sản Thế giới. Nó cũng là công cụ để cải thiện giao tiếp,
giám sát và đánh giá các hoạt động quản lý.
Vấn đề về quản lý các khu di sản đối với các nước trên thế giới hiện nay
đang có xu hướng tập trung vào quá trình bảo vệ và quản lý các yếu tố di sản. Quản
lý di sản là một phần không thể tách rời của nghiên cứu bảo tồn, khôi phục các công
trình kiến trúc của di sản.
Theo nghiên cứu của Emiko Kakiuchi năm 2014 về công tác quản lý di sản
tại Nhật Bản cho thấy, Chính phủ Nhật đã quan tâm đến vấn đề Bảo tồn di sản từ rất
lâu bằng cách ban hành các Luật như: Đạo Luật bảo vệ cổ vật và tài sản cũ vào năm
1871; Bảo tồn di sản Lịch sử năm 1919-1950;…. Và cung cấp kinh phí cho những
khu vực, hệ thống bảo vệ di sản [66].
Nghiên cứu của các tác giả Gamini Wijesuriya, Jane Thompson, Christopher
Young trong cuốn sách “Managing Cultural World Heritage” đã chỉ ra tầm quan
trọng của di sản và sự cần thiết của việc bảo vệ và bảo tồn di sản [67].
Theo cuốn sách “Management plan of the Municipality of Ohrid for world
heritage property: Natural and Cultural heritage of the Ohrid region (within the
territory of the Municipality of Ohrid) 2014-2020” [68], tác giả đã đưa ra kế hoạch
và mục tiêu chính của quản lý Di sản tự nhiên và Văn hóa Thế giới của vùng Ohrid
(Macedonia) với mục tiêu là củng cố sự hợp tác giữa các cấp khác nhau trong khu
Ohrid, nâng cao nhận thức về bảo tồn di sản thế giới, đảm bảo rằng di sản trên lãnh
thổ Ohrid luôn được theo dõi và đánh giá thường xuyên,… Ngoài ra, tác giả còn sử
dụng phương pháp phân tích SWOT để chỉ ra điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách
thức của công tác Bảo tồn di sản thế giới.
Theo mô hình ANZECC (Australian and New Zealand Environment
Conservation Council), đó là một quá trình liên tục từ nhận dạng và đánh giá. Nó có
liên quan đến quản lý chiến lược, xác định và đánh giá các đối tượng di sản, phân
phối các nguồn lực, bảo vệ, bảo tồn, giải thích cũng như duy trì các đối tượng di sản
(Hình 1.1). Để thực hiện thành công ANZECC cần xác định rõ nhiệm vụ của quản


12


lý chiến lược. Quản lý chiến lược bao gồm quy hoạch, phát triển chính sách, văn
hóa tổ chức và các sáng kiến chiến lược có phạm vi rộng hơn và tầm nhìn hơn là
thực hành công việc cụ thể. Việc quản lý chiến lược yêu cầu các quy trình, cấu trúc
và hệ thống bao gồm các mục tiêu chiến lược của tổ chức. Chiến lược chung phải
hiện thị trong tất cả các giai đoạn quản lý. Các nhà nghiên cứu cho rằng, điều kiện
chính cho thành công của mô hình này là nhà nước phải thành lập một hoặc nhiều tổ
chức chịu trách nhiệm về di sản văn hóa. Các tổ chức có trách nhiệm xác định, đánh
giá các vật thể di sản, bảo vệ di sản, bảo quản, trình bày và duy trì. Việc trình bày là
quan trọng nhất để đạt được các lợi ích kinh tế từ các vật thể di sản. Bên cạnh đó,
việc xác định và đánh giá di sản văn hóa cũng vô cùng quan trọng, vì nó quyết định
có nên bảo vệ nguồn di sản văn hóa hay không. Mô hình chủ yếu hướng tới việc bảo
vệ và duy trì giá trị di sản ở cả cấp quốc gia và khu vực [65]. Tại Florida – một
trong mười tiểu bang ở Hoa Kỳ, đã áp dụng mô hình này vào quản lý. Du lịch di sản
tại đây phát triển rất mạnh do vậy việc sử dụng mô hình ANZECC giúp bảo vệ giá
trị di sản tại khu vực.
Xác định và đánh giá
Tầm quan trọng của các giá trị di
sản văn hóa

Gìn giữ chính thức và
không chính thức của
các đối tượng di sản

CHIẾN LƢỢC
QUẢN LÝ DI SẢN


Phân bổ tài nguyên
cho từng tổ chức và
các giá trị cụ thể

Bảo vệ các giá trị di
sản văn hóa

Trình bày di sản văn hóa
(Công nghiệp văn hóa)

Kế hoạch bảo tồn

Hình 1.1: Mô hình quản lý di sản văn hóa ANZECC [65]

13


Mô hình AHC (Hình 1.2), đây là mô hình quản lý rủi ro di sản do Ủy ban Di
sản Úc thành lập (2000), khác với mô hình ANZECC, quản lý rủi ro bao gồm 3
nhóm đối tượng là nhà điều hành du lịch, quản lý di sản và cộng đồng địa phương.
Trong mô hình quản lý rủi ro, các nhà quản lý di sản không quan trọng như trong
mô hình ANZECC tuy nhiên chức năng và nhiệm vụ của họ cũng không chỉ giới
hạn trong việc bảo vệ di sản. Các nhà quản lý di sản không chỉ phải bảo đảm duy trì,
kiểm soát và bảo vệ di sản theo các quy phạm pháp luật và các mức hợp pháp mà
còn phải quan tâm đến việc tuyên bố đúng đối tượng là di sản cũng như cách diễn
giải. Trong mô hình quản lý rủi ro, đó là các nhà quản lý là liên kết kết nối vì họ
phải có mối quan hệ chặt chẽ với các nhà khai thác du lịch và cộng đồng địa
phương, cũng như theo dõi các luồng thông tin chung của du khách. Các nhà quản
lý di sản cũng có trách nhiệm tạo ra đối tượng / trang web di sản, trình bày thông tin
cũng như các đại diện được biết đến [65].

PHÁT TRIỂN THÀNH CÔNG CỦA
CÔNG NGHIỆP DU LỊCH

Quản lý di sản
Bảo vệ, lựa chọn,
tài nguyên, quản lý

Ngành công nghiệp
du lịch
Sản phẩm, khách

hàng, lợi nhuận
Cộng đồng
Phát triển cộng đồng,
quyền sở hữu, bản sắc

Hình 1.2: Mô hình AHC [65]
Mô hình NWHF (Northern Countries’ World Heritage Fund) là mô hình phát
triển trang web di sản (Hình 1.3). Mục đích của UNESCO và NWHF là biến du lịch
thành một ngành công nghiệp phát triển bền vững đầu tư vào di sản như là bảo tồn
các nguồn tài nguyên du lịch. Các tổ chức này thường xuyên tiến hành nghiên cứu
về ngành du lịch cũng như phát triển các thực tiễn quản lý sẽ không chỉ giúp bảo vệ

14


các giá trị văn hóa mà còn đáp ứng về mặt kinh tế. Mô hình này được hình thành
trong quá trình dự án quốc tế kéo dài trong 5 năm và nhằm nâng cao năng lực của
các cộng đồng các nước kém phát triển ở Châu Á trong lĩnh vực du lịch. Hệ thống
quản lý di sản này bao gồm bốn yếu tố là: Chiến lược tài chính; Chiến lược du lịch

bền vững; Chiến lược giáo dục và Chiến lược hợp tác [65]. Một số nước đã áp dụng
thành công mô hình NWHF này như Na Uy, Anh Quốc. Người Na Uy đã xây dựng
mô hình quản lý dựa trên mô hình NWHF nó thúc đẩy nền kinh tế của Na Uy phát
triển trong khi các di sản vẫn được bảo vệ.
Bản sắc và phân tích di sản văn hóa
TẦM NHÌN TƢƠNG LAI
CHIẾN LƢỢC TÀI
CHÍNH
Thu nhập của quy
hoạch du lịch cho nhu
cầu cộng đồng
Đầu tư vốn vào du lịch

CHIẾN LƢỢC PHÁT
TRIỂN BỀN VỮNG
Đầu tư ngành du lịch

CHIẾN LƢỢC
GIÁO DỤC
Dạy học để tăng tỷ
lệ việc làm của
người dân địa
phương

CHIẾN LƢỢC HỢP TÁC
Tạo mối quan hệ giữa các
bên quan tâm
Tìm kiếm sự đồng thuận

HÌNH THÀNH KẾ HOẠCH QUẢN LÝ DI SẢN

CẢI TIẾN CỦA KẾ HOẠCH
Để đảm bảo nhu cầu của tất cả các bên quan tâm được đáp ứng và
đạt được lợi nhuận cao nhất có thể
TẠO HỆ THỐNG CHỈ SỐ
Thông tin được thu thập một cách thường xuyên
ĐÁNH GIÁ SỰ TUYỆT VỜI CỦA PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA
Phân tích, giám sát, đánh giá

Hình 1.3: Mô hình NWHF [65]

15


×