Tải bản đầy đủ (.pdf) (42 trang)

Nghiên cứu nội dung, tiêu chuẩn đánh giá trình độ tập luyện vận động viên chạy cự ly trung bình (800 m, 1500 m) cấp cao việt nam tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (856.37 KB, 42 trang )

1
A. GIỚI THIỆU LUẬN ÁN.
1. MỞ ĐẦU.
Trong quy trình huấn luyện nhiều năm, công tác tuyển chọn, huấn luyện
và kiểm tra đánh giá TĐTL đối với VĐV có mối quan hệ qua lại mật thiết với
nhau. Việc kiểm tra đánh giá TĐTL cho VĐV trong các giai đoạn của quá trình
huấn luyện là một trong những khâu quan trọng không thể thiếu được trong
quy trình huấn luyện nhiều năm. Đối với VĐV cấp cao, việc đánh giá TĐTL
thường gắn với trạng thái sung sức trong các chu kỳ huấn luyện và thành tích
thi đấu thể thao, nhằm giúp cho các HLV có những thông tin khách quan, tin
cậy để điều chỉnh kế hoạch huấn luyện một cách hợp lý và khoa học.
Qua tìm hiểu thực tế và toạ đàm với các HLV, các chuyên gia làm công
tác đánh giá TĐTL và đào tạo VĐV chạy cự ly trung bình ở một số Trung tâm
Huấn luyện thể thao mạnh đã cho thấy một thực tế là, công tác đánh giá TĐTL
VĐV chạy cự ly trung bình (ở các giai đoạn huấn luyện) chủ yếu thông qua
năng lực chuyên môn, kết quả thi đấu của VĐV ở các giải kiểm tra, giải vô
địch và dựa theo kinh nghiệm của các nhà chuyên môn. Đây chính là nguyên
nhân dẫn đến sự chững lại của thành tích thi đấu điền kinh hiện nay, cũng như
tìm kiếm lực lượng VĐV trẻ kế cận tại Việt Nam. Xuất phát từ những lý do
nêu trên, tiến hành nghiên cứu luận án: “Nghiên cứu nội dung, tiêu chuẩn
đánh giá trình độ tập luyện vận động viên chạy cự ly trung bình (800 m,
1500 m) cấp cao Việt Nam”.
Mục đích nghiên cứu: Thông qua nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn
đánh giá TĐTL của VĐV điền kinh ở các giai đoạn huấn luyện, luận án tiến
hành lựa chọn hệ thống các tiêu chí, từ đó xây dựng và kiểm nghiệm trong thực
tiễn hệ thống tiêu chuẩn đánh giá TĐTL của VĐV chạy cự ly trung bình
(800m, 1500m) cấp cao Việt Nam giai đoạn hoàn thiện thể thao.
Mục tiêu nghiên cứu:
Mục tiêu 1: Xác định hệ thống tiêu chí đánh giá TĐTL của VĐV chạy cự ly
trung bình cấp cao Việt Nam.
Mục tiêu 2: Xác định đặc điểm và mối quan hệ giữa các nhóm tiêu chí đánh giá


TĐTL của VĐV chạy cự ly trung bình cấp cao Việt Nam.
Mục tiêu 3: Xây dựng và ứng dụng tiêu chuẩn đánh giá TĐTL của VĐV chạy
cự ly trung bình cấp cao Việt Nam.
2. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN.
- Hiệu quả của quá trình huấn luyện VĐV chạy cự ly trung bình phụ
thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó việc lựa chọn các phương pháp, phương tiện
và biện pháp phù hợp, có cơ sở khoa học nhằm đánh giá trình độ tập luyện của


2
VĐV giữ vị trí vô cùng quan trọng. Qua quá trình nghiên cứu chặt chẽ, luận án
đã xác lập được một hệ thống 19 tiêu chí (test và chỉ số) chuyên môn đặc trưng
đảm bảo độ tin cậy và giá trị thông báo cao nhằm đánh giá trình độ tập luyện
của VĐV chạy cự ly trung bình cấp cao Việt Nam phù hợp với giai đoạn hoàn
thiện thể thao bao gồm: nhóm yếu tố hình thái với 03 chỉ số; nhóm yếu tố chức
năng - tâm lý với 08 chỉ số và nhóm yếu tố chuyên môn với 08 test.
- Kết quả nghiên cứu đã xác định được tỷ trọng ảnh hưởng của các nhóm
yếu tố thành phần cầu thành trình độ tập luyện của VĐV, qua đó cho phép xác
nhận bản chất tác động và ảnh hưởng của từng tiêu chí đã lựa chọn trong quá
trình đánh giá trình độ tập luyện của VĐV chạy cự ly trung bình cấp cao Việt
Nam, trong đó nhóm yếu tố chức năng tâm lý và nhóm yếu tố chuyên môn
chiếm tỷ trọng lớn đến thành tích thi đấu của các VĐV (tổng tỷ trọng của 2
nhóm là 77.40% đối với nam và 75.10% đối với nữ). Độ tin cậy, tính thông báo
và mức độ ảnh hưởng của từng nhóm yếu tố thành phần đã được xác định và
kiểm nghiệm trong thực tiễn huấn luyện và kiểm tra - đánh giá trình độ tập
luyện của VĐV chạy cự ly trung bình cấp cao Việt Nam đạt đủ độ tin cậy ở
ngưỡng xác xuất thống kê cần thiết.
- Đã xây dựng được 04 bảng phân loại, 04 bảng điểm tổng hợp theo từng
tiêu chí và 01 bảng điểm tổng hợp xếp loại trình độ tập luyện cho VĐV chạy
cự ly trung bình cấp cao Việt Nam có tính đến tỷ trọng ảnh hưởng của các

nhóm yếu tố thành phần. Các tiêu chuẩn đã xây dựng qua kiểm nghiệm thực
tiễn đã khẳng định được tính ưu việt, mức độ chính xác và đảm bảo tính khách
quan khi đánh giá trình độ tập luyện của VĐV.
3. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN.
Luận án được trình bày trong 137 trang A4 bao gồm: Phần mở đầu (6
trang); Chương 1: Tổng quan các vấn đề nghiên cứu (43 trang); Chương 2: Đối
tượng, phương pháp và tổ chức nghiên cứu (23 trang); Chương 3: Kết quả
nghiên cứu và bàn luận (63 trang); phần kết luận và kiến nghị (2 trang). Trong
luận án có 39 biểu bảng và 01 biểu đồ. Ngoài ra, luận án đã sử dụng 113 tài
liệu tham khảo, trong đó có 83 tài liệu bằng tiếng Việt, 12 tài liệu bằng tiếng
Nga, 18 tài liệu bằng tiếng Anh và phần phụ lục.
B. NỘI DUNG CỦA LUẬN ÁN.
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.
1.1. Những luận điểm cơ bản về đánh giá trình độ tập luyện trong huấn
luyện thể thao.
Khái niệm trình độ tập luyện và thành tích thể thao không hoàn toàn đồng
nhất. Khái niệm hay định nghĩa về trình độ tập luyện trong các sách báo hiện


3
đại có những cách thể hiện và nhìn nhận còn khác nhau. Theo quan niệm của
các nhà khoa học, trình độ tập luyện có thể tóm tắt như sau: Trình độ tập luyện
là mức thích ứng của cơ thể đạt được qua tập luyện, hoặc bằng con đường tập
luyện hoặc nhờ lượng vận động tập luyện, nhờ lượng vận động thi đấu và các
bài tập bổ trợ khác. Và trình độ tập luyện của VĐV còn là sự thể hiện các mức
độ kỹ, chiến thuật, mức độ đạt tới của các tố chất thể lực, đồng thời là khả năng
thích ứng của VĐV nhờ hoàn thiện sự điều khiển và phối hợp hoạt động giữa
các hệ thống chức năng. Trên cơ sở đó, cá nhân người nghiên cứu đưa ra về
khái niệm trình độ tập luyện của VĐV trong huấn luyện thể thao như sau:
“Trình độ tập luyện của VĐV chính là khả năng thể hiện năng lực thể thao cao

trong một môn thể thao nhất định nào đó mà họ đạt được thông qua lượng vận
động tập luyện và thi đấu”.
1.2. Đặc điểm tâm, sinh lý vận động viên chạy cự ly trung bình cấp cao.
VĐV cấp cao là những VĐV thể thao được tuyển chọn vào đội tuyển của
tỉnh, thành, ngành hoặc đội tuyển quốc gia, và đại diện cho tỉnh, thành, ngành,
quốc gia tham tham dự các giải trong hệ thống thi đấu cấp quốc gia và quốc tế.
VĐV cấp cao được huấn luyện tại các Trung tâm Huấn luyện thể thao quốc gia
hoặc các cơ sở đào tạo - huấn luyện VĐV do nhà nước đầu tư và quản lý. Đối
tượng VĐV chạy cự ly trung bình (800m, 1500m) cấp cao Việt Nam được luận
án xác định nghiên cứu là những VĐV đạt đẳng cấp Kiện tướng quốc gia thuộc
các đội tuyển điền kinh của các tỉnh, thành phố tham gia các giải trong hệ
thống thi đấu quốc gia; các VĐV thuộc đội tuyển trẻ, đội dự tuyển, đội tuyển
quốc gia Việt Nam tham gia các giải trong hệ thống thi đấu quốc tế. Huấn
luyện thể thao gây ra hàng loạt biến đổi về trạng thái cơ năng của các hệ thống
trong cơ thể. Những biến đổi này được dùng làm chỉ tiêu sinh lý về TĐTL. Khi
xác định trình độ huấn luyện cần phải chú ý các vấn đề sau đây:
Đặc điểm cơ thể VĐV: Đặc điểm cơ thể và khả năng sức bền của VĐV
chạy cự ly trung bình giống nhau, song các tiêu chí phản ứng sinh lý lại khác
nhau.
Đặc điểm các môn thể thao: Chức năng tim mạch của VĐV chạy cự ly
trung bình thay đổi nhiều so với VĐV chạy cự ly ngắn, bởi vì khi VĐV hoàn
thành khối lượng vận động giống nhau, phản ứng chức năng cơ thể có khác
nhau.
Đặc điểm số năm tập luyện: Tham gia tập luyện năm đầu, VĐV có trình
độ tập luyện nhất định, một vài chỉ tiêu sinh lý không phản ảnh trình độ tập
luyện như các tiêu chí sự biến đổi tổ chức xương, xương to, chất lượng tăng…
đều phải trải qua 3 - 5 năm sau mới biểu hiện rõ.


4

Đặc điểm “tính biến dị” của chỉ tiêu sinh lý: Cơ thể VĐV có một số chỉ
tiêu sinh lý được cải thiện tương ứng với trình độ tập luyện thể thao.
Đặc điểm nhịp sinh học: Trạng thái chức năng của các hệ thống cơ quan
cơ thể luôn chịu ảnh hưởng của môi trường và chúng dao động theo chu kỳ.
1.3. Đặc điểm các yếu tố cấu thành trình độ tập luyện của vận động viên
chạy cự ly trung bình (800m, 1500m) cấp cao.
1.3.1. Yếu tố hình thái.
Trong đa số các VĐV nắm giữ các kỷ lục của chạy cự ly trung bình, đều
có các tiêu chí về chiều dài thân và các tiêu chí khác nằm ở khoảng giá trị trung
bình tới giới hạn trên của độ lệch chuẩn, đôi khi vượt qua ngưỡng đó của độ
tuổi tương ứng. Riêng trọng lượng cơ thể thường bằng giá trị trung bình của
lứa tuổi có độ lệch về phía nhỏ hơn, từ đó ta có thể thấy rằng các VĐV hàng
đầu trên thế giới về chạy cự ly trung bình thường có độ lệch lớn giữa chiều cao
và cân nặng.
1.3.2. Yếu tố chức năng cơ thể.
Quá trình phát triển thành tích thể thao có liên quan đến sự phát triển của
các cơ quan và hệ cơ quan của cơ thể như: tần số mạch đập, tần số hô hấp,
dung tác sống là những chỉ tiêu được biến đổi dưới tác động của quá trình tập
luyện. Chính vì vậy việc xác định các chỉ số chức năng sinh lý ở trạng thái hoạt
động định lượng là những thông tin có giá trị để so sánh và đánh giá trình độ
tập luyện của VĐV chạy cự ly trung bình.
1.3.3. Yếu tố tố chất thể lực.
Trong chạy cự ly trung bình, VĐV cố gắng nhanh chóng đạt tốc độ thi
đấu và duy trì nó trong chạy giữa quãng và tạo điều kiện để tăng tốc khi về
đích. Các cự ly trung bình thuộc công suất gần tối đa, khi chạy nợ oxy tăng đến
kết thúc cự ly, đặc biệt cuối cự ly nhu cầu oxy tăng cực đại. Như vậy, các yếu
tố tạo nên công suất của cơ thể để đạt thành tích thể thao thì bên cạnh các yếu
tố chức năng của cơ thể còn có các yếu tố tố chất thể lực như sức nhanh, sức
mạnh, sức bền… Trong đó người ta quan tâm đến tố chất thể lực chuyên môn
và tố chất thể lực đặc trưng. Yếu tố thể lực đặc trưng là những nhân tố ảnh

hưởng lớn và có tỷ trọng cao đến thành tích các cự ly trung bình (800m và
1500m).
1.3.4. Yếu tố tâm lý.
Thực tế về mối quan hệ chặt chẽ, tuyến tính giữa các chỉ số sức mạnh
cảm giác của hệ thần kinh và trình độ tập luyện nói lên rằng, sức bền phụ thuộc
nhiều vào đặc điểm của hệ thống thần kinh của VĐV. Vì thế, việc đạt thành
tích cao trong chạy cự ly trung bình chỉ có được ở những VĐV có hệ thần kinh
linh hoạt với điều kiện phải tập luyện có hệ thống và có mục đích.


5
1.3.5. Yếu tố kỹ - chiến thuật.
Trong chạy cự ly trung bình, mục đích của kỹ thuật là đạt được tốc độ dự
kiến nhanh nhất, duy trì tốc độ và tạo điều kiện cần thiết để tăng tốc trong giai
đoạn rút về đích. Có hai chỉ tiêu kỹ thuật chạy là: Công suất n lực và tính tiết
kiệm của động tác chạy. Chỉ số công suất liên quan đến trình độ huấn luyện tốc
độ - sức mạnh của VĐV chạy, chỉ số thứ hai liên quan tới sự tiết kiệm tiêu hao
năng lượng, sức bền và đặc biệt sức bền mạnh.
Trong môn điền kinh, chiến thuật chạy cự ly trung bình có thể là phân
phối sức hợp lý, thời điểm đeo bám và vượt đối phương mạnh… là những yếu
tố chiến thuật quan trọng nhằm đạt thành tích cao. Chiến thuật trong thể thao
thành tích cao là vấn đề rất phức tạp, ít được đề cập tới trong các giáo trình về
lý luận và phương pháp thể dục, thể thao hoặc huấn luyện thể thao ở nước ta.
Bởi vì, trong thể thao thành tích cao, chiến thuật khác nhau đối với từng nhóm
môn, từng môn thể thao. Trong thực tiễn thi đấu, thành tích của các VĐV chạy
cự ly trung bình phụ thuộc vào chiến thuật chạy rất lớn. Các VĐV chạy cự ly
trung bình nếu ai có chiến thuật tốt, có sự đeo bám và vượt đúng thì dẫn đến
thành công và việc đó phụ thuộc rất lớn ở việc am hiểu đánh giá chính xác
trình độ của các đối thủ.
1.4. hái quát về tiêu chí iểm tra và đ nh hƣớng lƣ ng vận động trong

đánh giá trình độ tập luyện vận động viên chạy cự ly trung bình cấp cao.
Tổng hợp từ những quan điểm trên cùng với việc tham khảo các nguồn
tài liệu, các công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước, cũng
như khảo sát quá trình kiểm tra - đánh giá trình độ tập luyện tại các Trung tâm
Huấn luyện thể thao quốc gia cho thấy: Hệ thống các tiêu chí có thể tham khảo
để ứng dụng vào quá trình kiểm tra - đánh giá trình độ tập luyện cho VĐV
chạy cự ly trung bình cấp cao gồm các nhóm sau:
Nhóm các tiêu chí về hình thái bao gồm: Chiều cao, cân nặng, chiều
dài thân (cm), trọng lượng cơ thể (kg), bề mặt tuyệt đối của cơ thể, vòng ngực
(cm), bề mặt tương đối của cơ thể (cm2), vòng đùi (cm), vòng cẳng chân (cm),
vòng cổ chân (cm), dài chân/dài thân (%).
Nhóm các tiêu chí về hệ thống chức năng cơ thể bao gồm: Dung tích
sống tuyệt đối (ml), dung tích sống tương đối (ml/kg), thông khí phổi tối đa
(lít/phút), thể tích khí hít vào (l/phút), thể tích khí thở ra (l/phút), thể tích tuyệt
đối của tim (cm3), thể tích tương đối của tim (cm3), khả năng hấp thu oxy tối đa
VO2 max (lít/phút), VO2 max tương đối (ml/p/kg), chí số oxy mạch (ml/phút),
thương số hô hấp (mmol/lít), PWC 170 (kgm/ph), PWC 170 (kgm/ph/kg).


6
Nhóm các tiêu chí về tố chất thể lực chuyên môn bao gồm: Thời gian
duy trì vận tốc tới hạn, vận tốc chạy ở mức tới hạn (m/s), bật xa 3 bước tại ch
(m), chạy 60m (s), chạy 100m (s), chạy 300m (s), chạy 400m (s), chạy 800 m
(s), chạy 1500m (phút), chạy 2000m (phút), chạy 5.000m (phút), chạy 10.000m
(phút)…
Nhóm các tiêu chí về tâm lý hệ thần inh bao gồm: Thời gian phản xạ
đơn, thời gian phản xạ phức, soát vòng hở Londont, thời gian phản ứng đối với
kích thích có cường độ 40DB (Deciben). Tỷ lệ giữa thời gian phản ứng với âm
thanh có cường độ 40 DB với âm thanh có cường độ 120 DB…
1.5. Cơ sở lý luận về các phƣơng pháp iểm tra, đánh giá trình độ tập

luyện của vận động viên chạy cự ly trung bình cấp cao.
Một trong những nhiệm vụ quan trọng của kiểm tra sư phạm trong thể
thao là kiểm tra trạng thái của VĐV. Có thể chia các hình thức cơ bản trong
kiểm tra sư phạm trạng thái của các VĐV nói chung và VĐV chạy cự ly trung
bình nói riêng thành 3 hình thức sau:
- Kiểm tra tức thời.
- Kiểm tra thường xuyên.
- Kiểm tra giai đoạn.
1.6. Một số công trình nghiên cứu tiêu biểu trong lĩnh vực iểm tra đánh
giá trình độ tập luyện của vận động viên điền inh ở Việt Nam.
Tổng hợp từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau, có thể ghi nhận có một số
công trình nghiên cứu trong thời gian gần đây có liên quan đến việc đánh giá
trình độ tập luyện VĐV điền kinh rõ nét hơn cả của các tác giả trong nước.
Tiêu biểu có thể kể đến các công trình của các tác giả: Nguyễn Thế Truyền, Lê
Quý Phượng, Nguyễn Kim Minh, Ngô Đức Nhuận, Nguyễn Thị Tuyết trong
các năm 1997 - 1998; Hà Khả Luân và cộng sự (1997); Nguyễn Đại Dương
(1997). Tuy nhiên, hầu hết các tác giả đều xuất phát từ yêu cầu của công tác
tuyển chọn và dự báo VĐV chạy cự ly trung bình là chính, mà chưa hẳn là xuất
phát từ yêu cầu đánh giá trình độ tập luyện. Hơn nữa, dù xuất phát từ mục đích
và yêu cầu nghiên cứu khác nhau, nhưng khi lựa chọn nội dung các tiêu chí
đánh giá, các tác giả hầu như chưa đề cập tới điều kiện thực tiễn tại các địa
phương không có đầy đủ phương tiện máy móc như các tác giả đã sử dụng cho
mục đích nghiên cứu, để từ đó xây dựng một hệ thống các tiêu chí sư phạm để
phù hợp với thực trạng trên của các địa phương.
1.7. Nhận xét.
Được trình bày trong luận án (từ tr. 48 - 49).


7
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG, PHƢƠNG PHÁP

VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU.
2.1. Đối tƣ ng và hách thể nghiên cứu.
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu: Là nội dung, tiêu chuẩn đánh giá trình độ
tập luyện của VĐV chạy cự ly trung bình cấp cao Việt Nam (800 m, 1500 m)
giai đoạn hoàn thiện thể thao (các VĐV đội tuyển điền kinh của các tỉnh, thành
phố và đội tuyển trẻ, đội dự tuyển, đội tuyển quốc gia Việt Nam đạt đẳng cấp
Kiện tướng quốc gia).
2.1.2. Khách thể nghiên cứu: Luận án tiến hành nghiên cứu trên các
nhóm đối tượng chủ yếu sau:
Nhóm chuyên gia phỏng vấn: Gồm 24 HLV, giảng viên có trình đại học
trở lên, với thâm niên công tác trên 15 năm.
Nhóm kiểm tra sư phạm: Gồm 15 VĐV chạy cự ly trung bình cấp cao Việt
Nam thuộc các đội tuyển điền kinh của các tỉnh, thành phố và đội tuyển trẻ, đội
dự tuyển, đội tuyển quốc gia Việt Nam đạt đẳng cấp Kiện tướng quốc gia.
Nhóm kiểm chứng: Gồm 25 VĐV chạy cự ly trung bình cấp cao Việt
Nam (trong đó bao gồm cả 15 VĐV thuộc nhóm kiểm tra sư phạm) thuộc các
đội tuyển điền kinh của các tỉnh, thành phố, đội tuyển trẻ, đội dự tuyển và đội
tuyển quốc gia đạt đẳng cấp Kiện tướng quốc gia.
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu.
1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu.
2. Phương pháp phỏng vấn tọa đàm.
3. Phương pháp kiểm tra y sinh học.
4. Phương pháp kiểm tra tâm lý.
5. Phương pháp kiểm tra sư phạm.
6. Phương pháp kiểm chứng sư phạm.
7. Phương pháp toán học thống kê.
2.3. Phạm vi nghiên cứu.
Luận án tập trung nghiên cứu về xây dựng tiêu chuẩn đánh giá TĐTL của
VĐV chạy cự ly trung bình cấp cao Việt Nam ở giai đoạn hoàn thiện thể thao,
thông qua các nhóm yếu tố hình thái, chức năng sinh lý, chuyên môn - sư phạm

(tố chất thể lực). Các thông tin, số liệu phản ánh trong luận án chủ yếu tập
trung vào các thời điểm từ năm 2014 cho đến năm 2018.
2.4. Tổ chức nghiên cứu.
2.4.1. Thời gian nghiên cứu: Luận án được tiến hành nghiên cứu từ
tháng 11/2013 đến tháng 11/2017 và được chia thành các giai đoạn nghiên cứu
như trình bày cụ thể trong luận án.


8
2.4.2. Địa điểm nghiên cứu: Luận án được tiến hành nghiên cứu tại:
Viện Khoa học Thể dục thể thao; các Trung tâm Huấn luyện thể thao Quốc gia
và các Trung tâm đào tạo - huấn luyện VĐV thuộc các tỉnh, thành phố trên
phạm vi toàn quốc.
CHƢƠNG 3. ẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN.
3.1. Xác đ nh hệ thống tiêu chí đánh giá trình độ tập luyện của vận động
viên chạy cự ly trung bình cấp cao Việt Nam.
3.1.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn lựa chọn các tiêu chí đánh giá trình độ
tập luyện của vận động viên chạy cự ly trung bình cấp cao Việt Nam.
3.1.1.1. Cơ sở lý luận lựa chọn các tiêu chí đánh giá trình độ tập luyện
của vận động viên chạy cự ly trung bình cấp cao Việt Nam.
Ðể lựa chọn các tiêu chí ứng dụng trong công tác kiểm tra, đánh giá trình
độ tập luyện cho VĐV chạy cự ly trung bình cấp cao ở Việt Nam, qua tham
khảo các tài liệu chuyên môn có liên quan cho thấy, quá trình lựa chọn các tiêu
chí đánh giá phải dựa trên 3 nguyên tắc sau:
Nguyên tắc 1: Các bài test lựa chọn phải đánh giá toàn diện về hình thái,
chức năng - tâm lý và chuyên môn (thể lực chuyên môn, kỹ - chiến thuật…).
Nguyên tắc 2: Việc lựa chọn các tiêu chí phải đảm bảo độ tin cậy và tính
thông tin cần thiết của đối tượng nghiên cứu. Nói cách khác, việc thực hiện
nguyên tắc này là việc lựa chọn các tiêu chí để xác định được các nội dung về
thể lực chuyên môn… Việc lựa chọn các tiêu chí này chính là xác định trình độ

tập luyện và các đặc tính chuyên môn khác, nên các tiêu chí được lựa chọn
phải đánh giá được tổng hợp các năng lực chuyên môn về: tốc độ, sức mạnh,
sức bền, khả năng phối hợp vận động, tâm lý, kỹ - chiến thuật…
Nguyên tắc 3: Các tiêu chí lựa chọn phải có tiêu chuẩn đánh giá cụ thể,
có hình thức tổ chức đơn giản phù hợp điều kiện thực tiễn của công tác huấn
luyện VĐV chạy cự ly trung bình hiện nay.
3.1.1.2. Cơ sở thực tiễn lựa chọn các tiêu chí đánh giá trình độ tập luyện
của vận động viên chạy cự ly trung bình cấp cao Việt Nam.
Qua tham khảo các tài liệu chuyên môn có liên quan đến vấn đề nghiên
cứu, qua tham khảo và tìm hiểu thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá trình độ
tập luyện VĐV chạy cự ly trung bình tại các Trung tâm Huấn luyện thể thao
quốc gia, các trung tâm thể thao có đào tạo VĐV điền kinh, luận án đã lựa chọn
được 27 tiêu chí đánh giá trình độ tập luyện VĐV chạy cự ly trung bình cấp
cao Việt Nam giai đoạn hoàn thiện thể thao (bảng 3.1). Trên cơ sở đó tiến hành
phỏng vấn 24 chuyên gia, kết quả thu được ở bảng 3.1 cho thấy:


BẢNG 3.1.

TT

ẾT QUẢ PHỎNG VẤN LỰA CHỌN CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ TRÌNH ĐỘ TẬP LUYỆN CỦA VĐV
CHẠY CỰ TRUNG BÌNH CẤP CAO Ở VIỆT NAM (n = 24).

Nội dung phỏng vấn

Nhóm các tiêu chí được sử dụng:
Nhóm yếu tố hình thái.
Nhóm yếu tố chức năng - tâm lý
Nhóm yếu tố chuyên môn.

Các tiêu chí đƣ c sử dụng:
- Nhóm yếu tố hình thái:
1. Chiều cao đứng (cm).
2. Cân nặng (kg)
3. Quetelet (g/cm).
4. Vòng cổ chân/Dài gân Asin (%)
5. Dài chân C/Dài chân H (%)
6. Độ dài chân A/Chiều cao đứng(%)
- Nhóm yếu tố chức năng-tâm lý:
7. Dung tích sống tương đối (ml/kg)
8. VO2max tương đối (ml/kg/phút)
9. Thương số hô hấp (mmol/lít)
10. Qs/max (ml)

I.
1.
2.
3.
II.

Kết quả phỏng vấn theo tỷ lệ %, xếp theo mức độ quan trọng
Số người
Không quan
lựa chọn Rất quan trọng Quan trọng
Cần
trọng
n
%
n
%

n
%
n
%
n
%
23 95.83
22 91.67
24 100.00

18
16
24

78.26
72.73
100.00

2
5
0

8.70
22.73
0.00

2
1
0


8.70
4.55
0.00

1
0
0

4.35
0.00
0.00

15
14
15
20
22
22

62.50
58.33
62.50
83.33
91.67
91.67

6
5
8
15

16
17

40.00
35.71
53.33
75.00
72.73
77.27

5
6
5
2
5
3

33.33
42.86
33.33
10.00
22.73
13.64

3
3
1
2
1
2


20.00
21.43
6.67
10.00
4.55
9.09

1
0
1
1
0
0

6.67
0.00
6.67
5.00
0.00
0.00

19
18
22
20

79.17
75.00
91.67

83.33

14
10
14
15

73.68
55.56
63.64
75.00

4
7
4
2

21.05
38.89
18.18
10.00

1
1
3
2

5.26
5.56
13.64

10.00

0
0
1
1

0.00
0.00
4.55
5.00


TT

Nội dung phỏng vấn

11. Qsmax/Qstĩnh (ml)
12. Phản xạ đơn (ms)
13. Phản xạ phức (ms)
14. N lực ý chí (P)
15. Soát vòng hở Landol (bit/s)
16. Loại hình thần kinh.
- Nhóm yếu tố chuyên môn:
17. Chạy 30m TĐC (s)
18. Chạy 100m XPT (s)
19. Chạy 300m (s)
20. Bật xa tại chỗ (m)
21. Chạy 600m (phút:giây)
22. Test Cooper (m)

23. Chạy 3000m (phút:giây)
24. Bật xa 3 bước tại ch (m)
25. Bật xa 10 bước tại ch (m)
26. Chạy 800m (phút:giây)
27. Chạy 1500m (phút:giây)

Kết quả phỏng vấn theo tỷ lệ %, xếp theo mức độ quan trọng
Số người
Không quan
lựa chọn Rất quan trọng Quan trọng
Cần
trọng
n
%
n
%
n
%
n
%
n
%
19 79.17 13
68.42
4
21.05
0
0.00
2
10.53

20 83.33 15
75.00
2
10.00
2
10.00
1
5.00
13 54.17
6
46.15
3
23.08
2
15.38
2
15.38
20 83.33 15
75.00
2
10.00
2
10.00
1
5.00
19 79.17 13
68.42
4
21.05
0

0.00
2
10.53
16 66.67
6
37.50
4
25.00
4
25.00
2
12.50
23
23
11
13
22
13
20
19
22
24
24

95.83
95.83
45.83
54.17
91.67
54.17

83.33
79.17
91.67
100.00
100.00

20
14
6
5
13
5
15
13
14
24
24

86.96
60.87
54.55
38.46
59.09
38.46
75.00
68.42
63.64
100.00
100.00


3
5
3
4
9
4
2
4
4
0
0

13.04
21.74
27.27
30.77
40.91
30.77
10.00
21.05
18.18
0.00
0.00

0
3
1
2
0
2

2
0
3
0
0

0.00
13.04
9.09
15.38
0.00
15.38
10.00
0.00
13.64
0.00
0.00

0
1
1
2
0
2
1
2
1
0
0


0.00
4.35
9.09
15.38
0.00
15.38
5.00
10.53
4.55
0.00
0.00


9
Đại đa số các tiêu chí được đưa ra không có sự đồng nhất về mức độ sử
dụng. Để đánh giá trình độ tập luyện VĐV chạy cự ly trung bình cấp cao Việt
Nam trong quá trình huấn luyện ở giai đoạn hoàn thiện thể thao, luận án đã lựa
chọn được 19 tiêu chí (các tiêu chí không in nghiêng ở bảng 3.1). Đại đa số các
ý kiến phỏng vấn đều lựa chọn các tiêu chí trên, đồng thời đều xếp chúng ở
mức độ ưu tiên rất quan trọng trong việc đánh giá trình độ tập luyện cho VĐV
chạy cự ly trung bình (800m, 1500m) cấp cao Việt Nam. Kết quả phỏng vấn
đều có từ 75.00% ý kiến trở lên lựa chọn, trong đó có trên 50.00% số ý kiến
lựa chọn xếp ở mức độ rất quan trọng.
3.1.2. Xác định độ tin cậy, tính thông báo các tiêu chí đánh giá trình độ
tập luyện vận động viên chạy cự ly trung bình cấp cao Việt Nam.
3.1.2.1. Xác định tính thông báo của các tiêu chí.
Luận án tiến hành xác định mối tương quan của hệ thống các tiêu chí lựa
chọn với thành tích thi đấu (thành tích chạy 800m và 1500m) của đối tượng
nghiên cứu. Kết quả thu được như trình bày ở bảng 3.2 cho thấy:
BẢNG 3.2. ẾT QUẢ XÁC ĐỊNH MỐI TƢƠNG QUAN GIỮA CÁC TIÊU CHÍ

ĐÁNH GIÁ TRÌNH ĐỘ TẬP LUYỆN VỚI THÀNH TÍCH THI ĐẤU CỦA VĐV
CHẠY CỰ LY TRUNG BÌNH CẤP CAO VIỆT NAM
Hệ số tương quan
TT
Tiêu chí
Nam (n = 8)
Nữ (n = 7)
r
r
x 
x 
1. Vòng cổ chân/Dài gân Asin (%)
0.878
69.771.84
68.831.80 0.833
2. Dài chân C/Dài chân H (%)
75.271.91
0.845
73.641.86 0.818
3. Độ dài chân A/Chiều cao đứng (%)
56.332.50
0.863
55.022.28 0.839
4. Dung tích sống tương đối (ml/kg)
72.111.76
0.815
67.832.33 0.804
5. VO2max tương đối (ml/kg/phút)
59.822.24
0.845

58.982.19 0.808
6. Thương số hô hấp (mmol/lít)
1.160.05
0.823
1.120.05
0.809
7. Qs/max (ml)
116.454.47 0.822 110.344.65 0.798
8. Qsmax/Qstĩnh (ml)
2.520.08
0.820
2.380.10
0.799
9. Phản xạ đơn (ms)
165.569.17 0.852 178.119.87 0.814
10. N lực ý chí (P)
2.450.10
0.835
2.310.10
0.783
11. Soát vòng hở Landol (bit/s)
59.971.94
0.872
57.652.04 0.818
12. Chạy 30m TĐC (s)
3.350.13
0.868
3.840.15
0.844
13. Chạy 100m XPT (s)

12.230.29
0.874
12.760.34 0.837
14. Chạy 600m (phút:giây)
1:32.010.09 0.855 1:38.020.10 0.817
15. Chạy 3000m (phút:giây)
8:21.000.55 0.895 9:01.200.62 0.803
16. Bật xa 3 bước tại ch (m)
7.440.46
0.901
6.920.42
0.832
17. Bật xa 10 bước tại ch (m)
28.561.47
0.898
25.261.30 0.811
18. Chạy 800m (phút:giây)
1:55.020.15
2:12.000.17
19. Chạy 1500m (phút:giây)
4:02.400.26
4:23.400.33
-



BẢNG 3.3.

ẾT QUẢ XÁC ĐỊNH ĐỘ TIN CẬY CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ TRÌNH ĐỘ TẬP LUYỆN CỦA VĐV
CHẠY CỰ LY TRUNG BÌNH CẤP CAO VIỆT NAM


Nam (n = 8)
TT
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
10.
11.
12.
13.
14.
15.
16.
17.
18.
19.

Tiêu chí
Vòng cổ chân/Dài gân Asin (%)
Dài chân C/Dài chân H (%)
Độ dài chân A/Chiều cao đứng (%)
Dung tích sống tương đối (ml/kg)
VO2max tương đối (ml/kg/phút)
Thương số hô hấp (mmol/lít)

Qs/max (ml)
Qsmax/Qstĩnh (ml)
Phản xạ đơn (ms)
N lực ý chí (P)
Soát vòng hở Landol (bit/s)
Chạy 30m TĐC (s)
Chạy 100m XPT (s)
Chạy 600m (phút:giây)
Chạy 3000m (phút:giây)
Bật xa 3 bước tại ch (m)
Bật xa 10 bước tại ch (m)
Chạy 800m (phút:giây)
Chạy 1500m (phút:giây)

Lần 1

Lần 2

x 

x 

69.771.84 69.781.88
75.271.91 75.291.96
56.332.50 56.302.56
72.111.76 72.071.80
59.822.24 59.962.29
1.160.05
1.160.05
116.454.47 116.734.58

2.520.08
2.520.08
165.569.17 165.7929.39
2.450.10 2.4530.10
59.971.94 59.9281.99
3.350.13
3.370.13
12.230.29 12.220.29
1:32.010.09 1:32:000.09
8:21.000.55 8:34.000.56
7.440.46
7.460.47
28.561.47 28.541.50
1:55.020.15 1:55.030.15
4:02.400.26 4:05.520.26

Hệ số
tương
quan
(r)
0.993
0.991
0.876
0.864
0.862
0.841
0.832
0.897
0.861
0.879

0.801
0.806
0.853
0.855
0.827
0.846
0.896
0.908
0.918

Nữ (n = 7)
Lần 1

Lần 2

x 

x 

68.831.80
73.641.86
55.022.28
67.832.33
58.982.19
1.120.05
110.344.65
2.380.10
178.119.87
2.310.10
57.652.04

3.840.15
12.760.34
1:38.020.10
9:01.200.62
6.920.42
25.261.30
2:12.000.17
4:23.400.33

68.841.85
73.651.90
54.992.33
67.792.39
59.122.24
1.120.05
110.604.75
2.380.10
178.35910.10
2.3130.10
57.6102.09
3.840.15
12.750.34
1:38.010.10
9:01.390.63
6.940.43
25.241.33
2:12.010.17
4:40.020.34

Hệ số

tương
quan
(r)
0.982
0.972
0.864
0.872
0.823
0.804
0.826
0.810
0.843
0.863
0.814
0.807
0.887
0.877
0.822
0.847
0.863
0.901
0.904


10
Tất các tiêu chí đã lựa chọn ở cả nam và nữ đều thể hiện mối tương quan
mạnh, có đầy đủ tính thông báo (với P < 0.05). Vì thế các tiêu chí này có thể
ứng dụng trong thực tiễn đánh giá trình độ tập luyện của VĐV chạy cự ly trung
bình (800m, 1500m) cấp cao Việt Nam ở giai đoạn hoàn thiện thể thao.
Như vậy, từ những kết quả nghiên cứu nêu trên, luận án đã lựa chọn được

hệ thống các tiêu chí đủ giá trị thông báo để tiếp tục nghiên cứu về độ tin cậy
của chúng, bao gồm 3 nhóm với 19 tiêu chí như trình bày ở bảng 3.2.
3.1.2.2. Xác định độ tin cậy của các tiêu chí.
Luận án đã tiến hành bằng phương pháp retest. Kết quả thu được như
trình bày ở bảng 3.3 cho thấy: Cả 19 tiêu chí đã qua kiểm tra tính thông báo ở
cả nam và nữ đều thể hiện hệ số tin cậy giữa 2 lần kiểm tra ở mức độ rất cao (r
> 0.800 với P < 0.05). Điều đó cho thấy hệ thống các tiêu chí trên đây đều thể
hiện mối tương quan mạnh, có đầy đủ tính thông báo, đủ độ tin cậy, mang tính
khả thi và phù hợp với đối tượng nghiên cứu cũng như điều kiện thực tiễn tại
Việt Nam trong việc đánh giá trình độ tập luyện của VĐV chạy cự ly trung
bình cấp cao Việt Nam giai đoạn hoàn thiện thể thao.
Như vậy, qua quá trình nghiên cứu chặt chẽ, luận án đã xác lập được một
hệ thống các tiêu chí chuyên môn đặc trưng đảm bảo độ tin cậy và giá trị thông
báo cao nhằm đánh giá TĐTL của VĐV chạy cự ly trung bình cấp cao Việt
Nam phù hợp với giai đoạn hoàn thiện thể thao, bao gồm 19 tiêu chí về các mặt
sư phạm: Hình thái, chức năng - tâm lý và chuyên môn, gồm 3 nhóm:
Nhóm yếu tố hình thái (03 tiêu chí).
Nhóm yếu tố chức năng - tâm lý (08 tiêu chí).
Nhóm yếu tố chuyên môn (08 tiêu chí).
3.1.3. Bàn luận về hệ thống tiêu chí đánh giá trình độ tập luyện của
vận động viên chạy cự ly trung bình cấp cao Việt Nam.
Khi so sánh việc xác định các tiêu chí đánh giá TĐTL của VĐV chạy cự
ly trung bình cấp cao, kết quả nghiên cứu của luận án về lựa chọn các tiêu chí
đánh giá trình độ tập luyện cho đối tượng nghiên cứu về cơ bản cũng trùng lặp
với các kết quả nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước như:
Nabatnhicova; Delitrenok; Nguyễn Thế Truyền, Lê Quý Phượng, Nguyễn Kim
Minh, Ngô Đức Nhuận và Nguyễn Thị Tuyết (1999); Nguyễn Đại Dương
(1997); Lê Hồng Sơn, Nguyễn Tuấn Anh (2012); Nguyễn Thành Long (2015);
Phạm Văn Liệu (2016)… Với phạm vi nghiên cứu của luận án là nghiên cứu
đánh giá trình độ tập luyện VĐV chạy cự ly trung bình cấp cao Việt Nam giai

đoạn hoàn thiện thể thao, nên trong quá trình nghiên cứu, luận án đã hướng đến
quá trình nghiên cứu đánh giá trình độ tập luyện với thực tiễn đào tạo VĐV
chạy cự ly trung bình trong chương trình đào tạo các VĐV trọng điểm do Tổng
cục Thể dục thể thao xây dựng, hiện đang thực hiện trên phạm vi một số tỉnh,


11
thành phố là yếu tố tác động cố định. Do vậy, quá trình nghiên cứu diễn biến
của các yếu tố đặc trưng được xem xét chủ yếu dưới góc độ sư phạm trong suốt
quá trình đào tạo theo chương trình đã ấn định ở trên.
Luận án tìm hiểu xu hướng diễn biến của trình độ tập luyện trên đối
tượng khách thể nghiên cứu qua sự diễn biến của 3 nhóm yếu tố: Hình thái,
chức năng - tâm lý, chuyên môn và thành tích thể thao để tìm ra các tiêu chí có
tương quan chặt chẽ với thành tích chạy cự ly trung bình (800m, 1500m) của
đối tượng nghiên cứu. Tuy nhiên về một số tiêu chí thuộc nhóm thể lực chuyên
môn, kết quả nghiên cứu của luận án và của một số các tác giả trên vẫn có sự
khác biệt nhất định về cách thức và mục đích ứng dụng. Kết quả nghiên cứu
của luận án là vận dụng hệ thống gồm 19 tiêu chí đánh giá trình độ tập luyện
của VĐV chạy cự ly trung bình cấp cao giai đoạn hoàn thiện thể thao nhằm
phục vụ cho công tác tuyển chọn vào đội tuyển, cũng như đánh giá trình độ tập
luyện.
3.2. Xác định đặc điểm và mối quan hệ giữa các nhóm tiêu chí đánh giá trình
độ tập luyện của vận động viên chạy cự ly trung bình cấp cao Việt Nam.
3.2.1. Xác định mối tương quan giữa các tiêu chí đánh giá trình độ tập
luyện vận động viên chạy cự ly trung bình cấp cao Việt Nam.
Với mục đích xác định tính ảnh hưởng tương đối của từng nội dung, tiêu
chí đánh giá trình độ tập luyện với thành tích thi đấu của đối tượng nghiên cứu,
luận án đã tiến hành xác định hệ số tương quan riêng phần (r xy, rxz…) và thu
được kết quả như trình bày ở bảng 3.4 và 3.5 trong luận án. Các tiêu chí được
đánh số thứ tự từ trên xuống dưới (gồm 19 tiêu chí) theo bảng 3.3.

Từ kết quả thu được ở các bảng 3.4 và 3.5 trong luận án cho phép đi đến
một số nhận xét sau:
Giữa các yếu tố thành phần ứng dụng trong đánh giá trình độ tập luyện
của đối tượng nghiên cứu đều có mối tương quan đủ độ tin cậy (rtính > rbảng ở
ngưỡng xác xuất P < 0.05). Song, mức độ tương quan ở các nam VĐV và nữ
VĐV là khác nhau.
Từng yếu tố thành phần đều có mối tương quan chặt chẽ với thành tích
thi đấu. Chính vì thế, quá trình nghiên cứu cũng đã sử dụng phương pháp tính
tương quan bội và xác định tỷ trọng ảnh hưởng của các nhóm yếu tố trong đánh
giá trình độ tập luyện của đối tượng nghiên cứu.
3.2.2. Đề xuất các bước xây dựng tiêu chuẩn đánh giá trình độ tập
luyện của vận động viên chạy cự ly trung bình cấp cao Việt Nam.
Từ kết quả nghiên cứu như đã trình bày ở trên, luận án tiến hành đề xuất
một số các bước xây dựng tiêu chuẩn đánh giá trình độ tập luyện cho VĐV
chạy cự ly trung bình cấp cao Việt Nam thông qua các tiêu chí đã lựa chọn
(gồm 5 bước) như sau:


12
Bước thứ nhất: Trên cơ sở các nội dung, các tiêu chí đã lựa chọn, tiến
hành đo đạc trên đối tượng khách thể nghiên cứu nhằm mục đích xác định các
giá trị x   làm cơ sở xây dựng tiêu chuẩn.
Bước thứ hai: Tiến hành xác định tính đại diện, tính phân bố chuẩn của
các kết quả kiểm tra. Tiếp theo, tiến hành phân loại số liệu theo 5 mức: tốt, khá,
trung bình, yếu, kém.
Bước thứ ba: Tiến hành xây dựng bảng điểm cho từng tiêu chí theo thang
điểm 10 (sử dụng bảng điểm theo thang độ C). Thành tích đạt được của các
VĐV sẽ được quy ra điểm (theo thang điểm 10) ở từng nội dung, từng tiêu chí
lựa chọn bằng cách tra các bảng điểm (theo thang độ C) đã xây dựng.
Bước thứ tư: Xác định tỷ trọng ảnh hưởng của nhóm các tiêu chí đã lựa

chọn.
Bước thứ năm: Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá trình độ tập luyện cho đối
tượng nghiên cứu. Bước này được thực hiện như sau: Sau khi tra bảng điểm
tổng hợp kết quả lập test (bước thứ 3), và xác định tỷ trọng ảnh hưởng của
nhóm các tiêu chí (bước thứ 4), tính tổng điểm đạt được sau khi lập test ở
nhóm các tiêu chí lựa chọn, sau đó quy đổi ra thang điểm có tính đến yếu tố tỷ
trọng ảnh hưởng tương ứng (tra bảng 3.24 đến bảng 3.27). Cuối cùng tính tổng
điểm đạt được của các nhóm yếu tố thành phần.
3.2.3. Xác lập tỷ trọng ảnh hưởng của các nhóm yếu tố thành phần
trong đánh giá trình độ tập luyện của vận động viên chạy cự ly trung bình
cấp cao Việt Nam.
3.2.3.1. Cơ sở lý luận xác định tỷ trọng ảnh hưởng của các nhóm yếu tố
thành phần trong đánh giá trình độ tập luyện của vận động viên chạy cự ly
trung bình cấp cao Việt Nam.
Căn cứ vào kết quả nghiên cứu đã được trình bày ở các phần trên cho
thấy về mặt chuyên môn, thành tích chạy 800m, 1500m của các VĐV chịu ảnh
hưởng ở mức độ khác nhau của 19 tiêu chí: hình thái (3 tiêu chí), chức năng tâm lý (8 tiêu chí), chuyên môn (8 tiêu chí) như đã lựa chọn (gồm các yếu tố có
tương quan chặt chẽ nhất và liên tục nhất theo giới tính), các yếu tố này ảnh
hưởng là khác nhau. Về mặt toán học, việc xác định hàm để thể hiện được ảnh
hưởng này là việc làm rất phức tạp. Thông thường, người ta dùng hàm tuyến
tính để biểu diễn quan hệ giữa các nhóm yếu tố thành phần.
Như vậy, sử dụng hàm tuyến tính sẽ làm giảm khối lượng tính toán mà
vẫn có thể rút ra được các kết luận có đủ độ tin cậy. Ảnh hưởng của các yếu tố:
chạy 30 m XPC, chạy 100m, chạy 600m, chạy 3000m, bật xa 3 bước tại ch ,
bật xa 10 bước tại ch đến thành tích chạy 800m, 1500m ở các VĐV theo giới
tính là khác nhau. Do vậy, hàm nội suy được lập theo các đối tượng riêng rẽ và
theo giới tính nam, nữ. Như vậy, muốn xác định được hệ số ảnh hưởng của các


13

nhóm yếu tố thành phần của nam VĐV chạy cự ly trung bình thì hàm nội suy
phải được lập cho đối tượng này (đối với VĐV nữ cũng tương tự), sau đó dựa
theo các kết quả xác định hệ số ảnh hưởng của 3 nhóm yếu tố nêu trên để xác
định mức độ tác động đến trình độ tập luyện của VĐV.
3.2.3.2. Kết quả xác định tỷ trọng ảnh hưởng của các nhóm yếu tố thành
phần trong đánh giá trình độ tập luyện của vận động viên chạy cự ly trung
bình cấp cao Việt Nam.
Kết quả thu được như trình bày ở các bảng 3.6, 3.7 và 3.8 cho thấy:
BẢNG 3.6. HỆ SỐ TƢƠNG QUAN GIỮA CÁC YẾU TỐ THÀNH PHẦN VÀ HỆ
SỐ TƢƠNG QUAN CỦA CÁC YẾU TỐ ĐÓ VỚI THÀNH TÍCH THI ĐẤU CỦA
NAM VĐV CHẠY CỰ LY TRUNG BÌNH CẤP CAO VIỆT NAM

TT
Nhóm yếu tố
1. Thành tích thi đấu
2. Hình thái
3. Chức năng - tâm lý
4. Chuyên môn
Hệ số tƣơng quan đa nhân tố.

1

2
0.801

3
0.834
0.832

4

0.846
0.783
0.815

0.9352

BẢNG 3.7. HỆ SỐ TƢƠNG QUAN GIỮA CÁC YẾU TỐ THÀNH PHẦN VÀ HỆ
SỐ TƢƠNG QUAN CỦA CÁC YẾU TỐ ĐÓ VỚI THÀNH TÍCH THI ĐẤU CỦA
NỮ VĐV CHẠY CỰ LY TRUNG BÌNH CẤP CAO VIỆT NAM

TT
Nhóm yếu tố
1. Thành tích thi đấu
2. Hình thái
3. Chức năng - tâm lý
4. Chuyên môn
Hệ số tƣơng quan đa nhân tố.

1

2
0.788

3
0.796
0.815

4
0.822
0.726

0.801

0.9061

BẢNG 3.8. TỶ TRỌNG ẢNH HƢỞNG () CỦA CÁC NHÓM YẾU TỐ THÀNH
PHẦN VỚI THÀNH TÍCH THI ĐẤU TRONG ĐÁNH GIÁ TRÌNH ĐỘ TẬP
LUYỆN CỦA VĐV CHẠY CỰ LY TRUNG BÌNH CẤP CAO VIỆT NAM

Tỷ trọng ảnh hưởng theo các nhóm yếu tố thành phần
Giới tính
Hình thái
Chức năng - tâm lý
Chuyên môn
Hệ số % quy đổi
Hệ số % quy đổi
Hệ số % quy đổi
Nam
0.161
0.340
0.434
16.10
34.00
43.40
Nữ
0.155
0.335
0.416
15.50
33.50
41.60

Mối tương quan riêng phần (tương quan tuyến tính) và mối tương quan
đa nhân tố giữa các nhóm nội dung, các tiêu chí đánh giá trình độ tập luyện của
VĐV chạy cự ly trung bình cấp cao Việt Nam thể hiện mối tương quan chặt,
mối tương quan này ở VĐV nam chặt hơn so với VĐV nữ.
Tổng tỷ trọng ảnh hưởng của 03 nhóm yếu tố đều nhỏ hơn 100% (nam:
93.50%; nữ: 90.60%). Điều đó cho thấy, còn một vài yếu tố khác nữa ảnh hưởng


14
đến thành tích thi đấu của VĐV mà luận án chưa nghiên cứu được (ví dụ: yếu tố
dinh dưỡng; trình độ của đối phương…). Mức độ ảnh hưởng của các nhóm yếu
tố đến thành tích của nam ổn định hơn so với nữ. Do đó, để đánh giá trình độ
tập luyện cho đối tượng nghiên cứu thì đối với các VĐV nữ, ngoài các yếu tố
trên thì cần phải nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của nhiều các yếu tố khác hơn
so với các VĐV nam.
Đồng thời, qua kết quả nghiên cứu ở bảng 3.8, cho phép đưa ra các
phương trình biểu diễn mức độ ảnh hưởng của các nhóm nhân tố trên đến thành
tích thi đấu ứng dụng trong đánh giá trình độ tập luyện của VĐV chạy cự ly
trung bình cấp cao Việt Nam như sau:
Nam VĐV chạy cự ly trung bình cấp cao:
Y(1, 2, 3) = 0.161x1 + 0.340x2 + 0.434x3
(4)
Nữ VĐV chạy cự ly trung bình cấp cao:
Y(1, 2, 3) = 0.155x1 + 0.335x2 + 0.416x3
(5)
Trong đó: Y: Thành tích thi đấu (tổng thành tích chạy 800m và 1500m).
x1: Nhóm yếu tố hình thái.
x2: Nhóm yếu tố chức năng - tâm lý.
x3: Nhóm yếu tố chuyên môn.
Từ các phương trình (4), (5) nêu trên một lần nữa lại cho thấy mức độ

ảnh hưởng của các nhóm yếu tố hình thái, chức năng - tâm lý, chuyên môn đến
thành tích thi đấu của các VĐV chạy cự ly trung bình cấp cao Việt Nam.
3.2.4. Xác định đặc điểm diễn biến các tiêu chí đánh giá trình độ tập
luyện của vận động viên chạy cự ly trung bình cấp cao Việt Nam giai đoạn
hoàn thiện thể thao.
Luận án đã tiến hành tổ chức kiểm tra sư phạm, y sinh học và tâm lý trên
đối tượng VĐV chạy cự ly trung bình cấp cao Việt Nam. Quá trình theo dõi và
kiểm tra được tiến hành theo phương pháp theo dõi dọc trong thời gian 12
tháng trong kế hoạch huấn luyện năm, và được tiến hành kiểm tra vào các thời
điểm ban đầu, sau 6 tháng huấn luyện và sau 12 tháng huấn luyện. Đối tượng
kiểm tra là 15 VĐV chạy cự ly trung bình cấp cao Việt Nam (gồm 8 VĐV nam
và 7 VĐV nữ) tại các Trung tâm Huấn luyện thể thao quốc gia (VĐV thuộc đội
tuyển điền kinh quốc gia và VĐV thuộc đội tuyển điền kinh một số tỉnh, thành
phố). Kết quả thu được như trình bày ở bảng 3.9 và 3.10 cho thấy:
Kết quả kiểm tra và so sánh trên 19 tiêu chí đánh giá TĐTL của đối tượng
nghiên cứu (ở cả nam và nữ) qua các giai đoạn kiểm tra ban đầu và sau 6 tháng,
cũng như giai đoạn kiểm tra sau 6 tháng đến sau 12 tháng không có khác biệt rõ
rệt (với |ttính| đều < tbảng = 2.145 và 2.179 ở ngưỡng xác suất P > 0.05). Đồng thời
nhịp tăng trưởng của các tiêu chí cũng không tăng trưởng rõ, trung bình sau 6
tháng tăng 1.933% đến 1.934% đối với nam và 2.070% đến 2.071% đối với nữ.


BẢNG 3.9. DIỄN BIẾN TRÌNH ĐỘ TẬP LUYỆN CỦA NAM VĐV CHẠY CỰ LY TRUNG BÌNH (800m, 1500m) CẤP
CAO VIỆT NAM QUA CÁC GIAI ĐOẠN
TT
1.
2.
3.
4.
5.

6.
7.
8.
9.
10.
11.
12.
13.
14.
15.
16.
17.
18.
19.

Ban đầu
x   (1)
Vòng cổ chân/Dài gân Asin (%)
69.771.84
Dài chân C/Dài chân H (%)
75.271.91
Độ dài chân A/Chiều cao đứng (%) 56.332.50
Dung tích sống tương đối (ml/kg) 72.111.76
VO2max tương đối (ml/kg/phút)
59.822.24
Thương số hô hấp (mmol/lít)
1.160.05
Qs/max (ml)
116.454.47
Qsmax/Qstĩnh (ml)

2.520.08
Phản xạ đơn (ms)
165.569.17
N lực ý chí (P)
2.450.10
Soát vòng hở Landol (bit/s)
59.971.94
Chạy 30m TĐC (s)
3.350.13
Chạy 100m XPT (s)
12.230.29
Chạy 600m (phút:giây)
1:32.010.09
Chạy 3000m (phút:giây)
8:21.000.55
Bật xa 3 bước tại ch (m)
7.440.46
Bật xa 10 bước tại ch (m)
28.561.47
Chạy 800m (phút:giây)
1:55.020.15
Chạy 1500m (phút:giây)
4:02.400.26

Tiêu chí

W

Sau 6 tháng
x   (2)

70.471.81
76.231.92
56.901.97
73.231.81
60.911.89
1.180.04
118.623.75
2.560.07
161.446.55
2.500.08
61.001.75
3.290.11
12.070.29
1:30.000.06
8:10.460.44
7.650.37
29.251.26
1:53.030.11
3:96.440.23

IỂM TRA (n = 8) (tbảng = 2.145).
Sau 12 tháng
x   (3)
71.181.78
77.191.93
57.471.44
74.361.86
62.011.55
1.200.03
120.783.02

2.610.07
157.323.93
2.560.06
62.021.55
3.230.08
11.900.30
1:27.030.04
7:51.000.33
7.850.27
29.941.05
1:52.000.08
3:52.800.21

t1,2

t2,3

t1,3

0.772
1.002
0.506
1.261
1.056
0.998
1.050
1.107
1.034
1.165
1.110

1.001
1.134
1.015
1.011
0.992
1.007
0.424
0.639

0.785
0.997
0.660
1.227
1.265
1.240
1.273
1.238
1.526
1.443
1.242
1.270
1.112
1.509
1.298
1.270
1.189
0.582
0.699

1.556

1.999
1.116
2.486
2.275
2.174
2.271
2.327
2.337
2.535
2.334
2.192
2.246
2.295
2.221
2.179
2.159
0.947
1.331

W1,2 W2,3 W1,3

P

1.005 0.995 2.000 >0.05
1.267 1.251 2.518 >0.05
1.005 0.995 2.000 >0.05
1.548 1.524 3.072 <0.05
1.813 1.781 3.594 <0.05
1.828 1.795 3.623 <0.05
1.843 1.810 3.652 <0.05

1.691 1.662 3.353 <0.05
2.521 2.587 5.107 <0.05
2.132 2.088 4.219 <0.05
1.696 1.667 3.363 <0.05
1.806 1.839 3.645 <0.05
1.349 1.367 2.716 <0.05
2.521 2.587 5.107 <0.05
3.035 3.130 6.164 <0.05
2.722 2.650 5.372 <0.05
2.381 2.326 4.707 <0.05
1.450 1.472 2.922 >0.05
1.959 1.998 3.957 >0.05
27.061 27.079 54.134
1.933 1.934 3.867


BẢNG 3.10. DIỄN BIẾN TRÌNH ĐỘ TẬP LUYỆN CỦA NỮ VĐV CHẠY CỰ LY TRUNG BÌNH (800m, 1500m) CẤP
CAO VIỆT NAM QUA CÁC GIAI ĐOẠN
TT
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
10.
11.

12.
13.
14.
15.
16.
17.
18.
19.

Ban đầu
x   (1)
Vòng cổ chân/Dài gân Asin (%)
68.831.80
Dài chân C/Dài chân H (%)
73.641.86
Độ dài chân A/Chiều cao đứng (%) 55.022.28
Dung tích sống tương đối (ml/kg) 67.832.33
VO2max tương đối (ml/kg/phút)
58.982.19
Thương số hô hấp (mmol/lít)
1.120.05
Qs/max (ml)
110.344.65
Qsmax/Qstĩnh (ml)
2.380.10
Phản xạ đơn (ms)
178.119.87
N lực ý chí (P)
2.310.10
Soát vòng hở Landol (bit/s)

57.652.04
Chạy 30m TĐC (s)
3.840.15
Chạy 100m XPT (s)
12.760.34
Chạy 600m (phút:giây)
1:38.020.10
Chạy 3000m (phút:giây)
9:01.200.62
Bật xa 3 bước tại ch (m)
6.920.42
Bật xa 10 bước tại ch (m)
25.261.30
Chạy 800m (phút:giây)
2:12.000.17
Chạy 1500m (phút:giây)
4:23.400.33

Tiêu chí

W

Sau 6 tháng
x   (2)
69.531.78
74.511.87
55.581.84
69.052.04
60.101.86
1.140.04

112.613.76
2.430.08
173.637.05
2.360.08
58.711.77
3.770.12
12.570.32
1:36.000.07
8:72.390.48
7.130.34
25.921.11
2:10.010.13
4:18.670.28

IỂM TRA (n = 7) (tbảng = 2.179).
Sau 12 tháng
x   (3)
70.221.76
75.371.88
56.131.40
70.271.76
61.221.53
1.160.03
114.892.87
2.480.06
169.154.23
2.410.06
59.771.49
3.690.09
12.380.31

1:33.030.04
8:25.800.35
7.330.26
26.590.93
2:08.010.09
4:13.200.23

t1,2

t2,3

t1,3

0.726
0.869
0.502
1.038
1.030
1.020
1.006
1.022
0.977
1.072
1.040
1.001
1.081
0.977
0.995
1.007
1.027

0.393
0.523

0.736
0.862
0.635
1.195
1.228
1.274
1.271
1.295
1.442
1.340
1.213
1.263
1.128
1.490
1.310
1.285
1.211
0.541
0.620

1.462
1.731
1.099
2.206
2.215
2.224
2.202

2.238
2.208
2.339
2.219
2.191
2.207
2.217
2.200
2.209
2.201
0.878
1.123

W1,2 W2,3 W1,3

P

1.005 0.995 2.000 >0.05
1.168 1.155 2.323 >0.05
1.005 0.995 2.000 >0.05
1.779 1.748 3.527 <0.05
1.877 1.843 3.720 <0.05
2.024 1.984 4.008 <0.05
2.039 1.998 4.037 <0.05
2.083 2.041 4.123 <0.05
2.547 2.614 5.160 <0.05
2.132 2.088 4.219 <0.05
1.823 1.791 3.614 <0.05
1.908 1.945 3.853 <0.05
1.506 1.529 3.035 <0.05

2.747 2.825 5.571 <0.05
3.335 3.450 6.782 <0.05
2.951 2.866 5.816 <0.05
2.596 2.530 5.125 <0.05
1.450 1.472 2.922 >0.05
1.959 1.998 3.957 >0.05
28.979 28.999 57.971
2.070 2.071 4.141


15
Sau 12 tháng, kết quả kiểm tra các tiêu chí thuộc nhóm chức năng tâm lý
và nhóm chuyên môn ở đối tượng nghiên cứu so với thời điểm kiểm tra ban đầu
đã có khác biệt rõ với |ttính| > tbảng = 2.145 và 2.179 ở ngưỡng xác xuất P < 0.05.
Riêng đối với nhóm hình thái và thành tích thi đấu (800m, 1500m) thì không có
sự khác biệt so với thời điểm ban đầu. Điều đó cho thấy, các VĐV chạy cự ly
trung bình cấp cao, các chỉ số hình thái và thành tích thi đấu có sự ổn định trong
quá trình huấn luyện. Mức độ tăng trưởng của kết quả kiểm tra các tiêu chí sau
12 tháng tập luyện đã có sự gia tăng rõ so với thời điểm trước tập luyện. Hay nói
một cách khác, các tiêu chí đánh giá trình độ tập luyện của VĐV chạy cự ly
trung bình (800m, 1500m) cấp cao Việt Nam đã có tăng trưởng rõ hơn sau 12
tháng tập luyện, với mức tăng trưởng trung bình đạt 3.867% đối với nam và
4.141% đối với nữ. Vì vậy, luận án sẽ tiến hành xây dựng các tiêu chuẩn đánh
giá TĐTL riêng theo từng tiêu chí ở các thời điểm ban đầu và sau 12 tháng trong
quá trình huấn luyện năm.
3.2.5. Bàn luận về đặc điểm và mối quan hệ giữa các nhóm tiêu chí
đánh giá trình độ tập luyện của vận động viên chạy cự ly trung bình cấp cao
Việt Nam.
Về mối quan hệ giữa các nhóm tiêu chí đánh giá trình độ tập luyện
của VĐV chạy cự ly trung bình cấp cao Việt Nam:

Quá trình nghiên cứu đã xác định được mối quan hệ giữa các nội dung,
các tiêu chí đã lựa chọn nhằm đánh giá trình độ tập luyện của VĐV chạy cự ly
trung bình cấp cao Việt Nam. Mối tương quan giữa các nội dung, các tiêu chí
đã lựa chọn đều đạt mức độ tin cậy thống kê cần thiết r tính > rbảng ở ngưỡng xác
xuất P < 0.05, điều đó chứng tỏ rằng hệ thống các tiêu chí lựa chọn phản ánh
được mức độ tác động đến thành tích thi đấu (hay nói cách khác là TĐTL) của
đối tượng nghiên cứu.
Các tiêu chí lựa chọn đều thể hiện mối tương quan chặt chẽ với nhau.
Điều đó một lần nữa cho thấy mức độ phù hợp của hệ thống các tiêu chí đánh
giá trình độ tập luyện cho đối tượng nghiên cứu, điều này thể hiện qua mối
tương quan chặt chẽ giữa các nhóm yếu tố thành phần với thành tích thi đấu
của VĐV chạy cự ly trung bình cấp cao Việt Nam (hệ số tương quan đa nhân
tố R = 0.9352 đối với nam và R = 0.9061 đối với nữ).
Quá trình nghiên cứu cũng đã xác định được tỷ trọng ảnh hưởng của các
nhóm yếu tố với thành tích thi đấu của đối tượng nghiên cứu, các yếu tố này có
tỷ trọng ảnh hưởng khác biệt theo giới tính (nam và nữ).
Tỷ trọng ảnh hưởng của nhóm yếu tố chức năng - tâm lý, chuyên môn có
tỷ trọng ảnh hưởng lớn đến thành tích thi đấu của đối tượng nghiên cứu, còn lại
nhóm hình thái cũng có mức độ ảnh hưởng, nhưng ở mức độ thấp hơn so với
các nhóm yếu tố còn lại.


16
Về đặc điểm diễn biến các tiêu chí đánh giá trình độ tập luyện của
VĐV chạy cự ly trung bình cấp cao sau 1 năm tập luyện:
Những tiêu chí lựa chọn khi so sánh với kết quả kiểm tra và tiêu chuẩn
đánh giá các tiêu chí trong luận án ở thời điểm sau 1 năm tập luyện đều có sự
tăng trưởng rõ rệt, ngoại trừ tiêu chí đánh giá về hình thái ít có sự tăng trưởng,
vì nó tuân theo qui luật về quá trình cốt hóa của xương ở cơ thể người, tiêu chí
về tâm lý có sự tăng trưởng ít.

Điều này, có thể lý giải sau một năm tập luyện của VĐV chạy cự ly trung
bình cấp cao đều có sự biến đổi và hoàn thiện về mặt chức năng, thể lực, kỹ
thuật và tâm lý (riêng các tiêu chí hình thái, tâm lý có sự biến đổi thấp). Đây có
lẽ cũng là điểm mà các HLV cần lưu tâm nhiều hơn trong quá trình huấn luyện,
vì trên thực tế trong thi đấu ở đấu trường quốc tế trong những giải đấu quan
trọng mang tính chất quyết định, thì VĐV Việt Nam mặc dù được chuẩn bị về
thể lực và kỹ thuật tương đối tốt, nhưng đôi khi còn thua kém đối phương về
tâm lý nên kết quả thi đấu chưa cao và không ổn định.
3.3. Xây dựng và ứng dụng tiêu chuẩn đánh giá trình độ tập luyện của vận
động viên chạy cự ly trung bình cấp cao Việt Nam
3.3.1. Tổ chức kiểm tra sư phạm.
Luận án tiến hành nghiên cứu trên đối tượng 15 VĐV chạy cự ly trung
bình cấp cao Việt Nam thuộc các đội tuyển điền kinh các tỉnh, thành phố và đội
tuyển quốc gia Việt Nam (gồm VĐV các đội tuyển điền kinh của các tỉnh,
thành phố và đội tuyển trẻ, đội dự tuyển, đội tuyển quốc gia Việt Nam hiện
đang tập huấn tại các Trung tâm huấn luyện thể thao quốc gia), trong đó bao
gồm 8 VĐV nam và 07 VĐV nữ.
Cả 15 VĐV trên đều được tập luyện theo chương trình huấn luyện trong
giai đoạn hoàn thiện thể thao (chương trình huấn luyện 2 năm) do Bộ môn điền
kinh - Tổng cục Thể dục thể thao xây dựng. Toàn bộ quá trình theo dõi và kiểm
tra sư phạm trên đối tượng nghiên cứu được tiến hành trong 12 tháng (từ tháng
10/2014 đến tháng 10/2015) và được kiểm tra thông qua hệ thống 19 tiêu chí
mà quá trình nghiên cứu đã lựa chọn.
3.3.2. Kiểm định tính phân bố chuẩn các nội dung đánh giá trình độ
tập luyện của vận động viên chạy cự ly trung bình cấp cao Việt Nam.
Luận án tiến hành xác định tính phân bố chuẩn thông qua các chỉ số hệ số
biến sai (Cv), sai số tương đối của số trung bình () và chỉ tiêu W Shapyro Winki, thu được kết quả như trình bày ở các bảng 3.11 đến 3.14 trong luận án,
ở đây chỉ đưa ra 01 bảng ở thời điểm sau 12 tháng đối với VĐV nam làm ví dụ
(bảng 3.12), kết quả cho thấy: Tất cả các tiêu chí kiểm tra đánh giá trình độ tập
luyện của VĐV chạy cự ly trung bình cấp cao Việt Nam đều có kết quả tương



17
đối tập trung Cv < 10%, sai số tương đối của số trung bình cộng đều nằm ở
trong phạm vi cho phép  < 0.05, chỉ tiêu Wtính (Shapyro - Winki) đều > Wbảng
= 0.881 ở ngưỡng sác xuất P < 0.05. Như vậy từ những kết quả trên đây cho
thấy, kết quả kiểm tra các tiêu chí lựa chọn đều đảm bảo tính phân bố tương
đối chuẩn của các số liệu khảo sát ở từng tiêu chí đánh giá trình độ tập luyện
của khách thể nghiên cứu.
BẢNG 3.12. IỂM ĐỊNH TÍNH PHÂN BỐ CHUẨN CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ
TRÌNH ĐỘ TẬP LUYỆN CỦA NAM VĐV CHẠY CỰ LY TRUNG BÌNH CẤP
CAO VIỆT NAM - THỜI ĐIỂM SAU 1 NĂM TẬP LUYỆN (n = 8)

Tính phân bố chuẩn
Cv
W

x 
1. Vòng cổ chân/Dài gân Asin (%)
71.181.78 2.60 0.020 0.974
2. Dài chân C/Dài chân H (%)
77.191.93 2.53 0.018 0.899
3. Độ dài chân A/Chiều cao đứng (%)
57.471.44 3.95 0.018 0.893
4. Dung tích sống tương đối (ml/kg)
74.361.86 2.46 0.025 0.913
5. VO2max tương đối (ml/kg/phút)
62.011.55 3.42 0.027 0.898
6. Thương số hô hấp (mmol/lít)
3.65 0.022 0.899

1.200.03
7. Qs/max (ml)
120.783.02 3.50 0.023 0.903
8. Qsmax/Qstĩnh (ml)
3.05 0.024 0.925
2.610.07
9. Phản xạ đơn (ms)
157.323.93 4.80 0.030 0.911
10. N lực ý chí (P)
3.65 0.024 0.942
2.560.06
11. Soát vòng hở Landol (bit/s)
62.021.55 3.05 0.019 0.974
12. Chạy 30m TĐC (s)
3.59 0.017 0.899
3.230.08
13. Chạy 100m XPT (s)
11.900.30 2.38 0.018 0.893
14. Chạy 600m (phút:giây)
1:27.030.04 4.89 0.024 0.913
15. Chạy 3000m (phút:giây)
7:51.000.33 5.96 0.027 0.898
16. Bật xa 3 bước tại ch (m)
5.46 0.021 0.899
7.850.27
17. Bật xa 10 bước tại ch (m)
29.941.05 4.72 0.022 0.903
18. Chạy 800m (phút:giây)
1:52.000.08 6.76 0.023 0.925
19. Chạy 1500m (phút:giây)

3:52.800.21 6.13 0.030 0.911
3.3.3. Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá trình độ tập luyện của vận động
viên chạy cự ly trung bình cấp cao Việt Nam.
3.3.3.1. Tiêu chuẩn phân loại theo từng nội dung đánh giá trình độ tập
luyện của vận động viên chạy cự ly trung bình cấp cao Việt Nam.
Từ các kết quả thống kê trong các bảng 3.11 đến 3.14, luận án tiến hành
phân loại từng tiêu chí đánh giá trình độ tập luyện của VĐV chạy cự ly trung bình
cấp cao Việt Nam thành 5 mức: Tốt, khá, Trung bình, yếu, kém theo quy tắc 2
xích ma. Kết quả thu được như trình bày ở bảng 3.15 đến 3.18 trong luận án.
TT

Tiêu chí



BẢNG 3.16. TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ PHÂN LOẠI TRÌNH ĐỘ TẬP LUYỆN CỦA NAM VĐV CHẠY CỰ LY
TRUNG BÌNH CẤP CAO VIỆT NAM THEO TỪNG TIÊU CHÍ - THỜI ĐIỂM SAU 1 NĂM TẬP LUYỆN
TT

Tiêu chí

Phân loại
Kém

Yếu

Trung bình

Khá


Tốt

1.

Vòng cổ chân/Dài gân Asin (%)

<67.62

67.62<69.40

69.4072.96

>72.9674.74

>74.74

2.

Dài chân C/Dài chân H (%)

<73.33

73.33<75.26

75.2679.12

>79.1281.05

>81.05


3.

Độ dài chân A/Chiều cao đứng (%)

<54.59

54.59<56.03

56.0358.90

>58.9060.34

>60.34

4.

Dung tích sống tương đối (ml/kg)

<70.64

70.64<72.50

72.5076.22

>76.2278.08

>78.08

5.


VO2max tương đối (ml/kg/phút)

<58.91

58.91<60.46

60.4663.56

>63.5665.11

>65.11

6.

Thương số hô hấp (mmol/lít)

<1.14

1.14<1.17

1.171.23

>1.231.26

>1.26

7.

Qs/max (ml)


<114.74

114.74<117.76

117.76123.80

>123.80126.82

>126.82

8.

Qsmax/Qstĩnh (ml)

<2.48

2.48<2.54

2.542.67

>2.672.74

>2.74

9.

Phản xạ đơn (ms)

>165.18


165.18>161.25

161.25153.38

<153.38149.45

<149.45

10. N lực ý chí (P)

<2.43

2.43<2.49

2.492.62

>2.622.68

>2.68

11. Soát vòng hở Landol (bit/s)

<58.92

58.92<60.47

60.4763.57

>63.5765.12


>65.12

12. Chạy 30m TĐC (s)

>3.39

3.39>3.31

3.313.15

<3.153.07

<3.07

13. Chạy 100m XPT (s)

>12.50

12.50>12.20

12.2011.60

<11.6011.31

<11.31

14. Chạy 600m (phút:giây)

>1:32.00


1:32.00>1:29.03

1:29.031:25.03

<1:25.031:23.02

<1:23.02

15. Chạy 3000m (phút:giây)

>8:30.00

8:30.00>8:10.80

8:10.807:31.20

<7:31.207:12.00

<7:12.00

16. Bật xa 3 bước tại ch (m)

<7.30

7.30<7.58

7.588.13

>8.138.40


>8.40

17. Bật xa 10 bước tại ch (m)

<27.84

27.84<28.89

28.8930.98

>30.9832.03

>32.03

18. Chạy 800m (phút:giây)

>2:01.02

2:01.02>1:56.01

1:56.011:47.02

<1:47.021:42.02

<1:42.02

19. Chạy 1500m (phút:giây)

>4:18.60


4:18.60>4:06.00

4:06.003:40.20

<3:40.203:27.60

<3:27.60


×