Tải bản đầy đủ (.pdf) (272 trang)

Quản lý chất lượng đào tạo ngành kiến trúc trình độ đại học theo tiếp cận TQM tại trường đại học xây dựng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.32 MB, 272 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM
----------------------------

NGUYỄN TRUNG THÀNH

QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGÀNH KIẾN TRÚC
TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC THEO TIẾP CẬN TQM
TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

HÀ NỘI - 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM
----------------------------

NGUYỄN TRUNG THÀNH

QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGÀNH KIẾN TRÚC
TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC THEO TIẾP CẬN TQM
TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 9 14 01 14


Cán bộ hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. Nguyễn Tiến Hùng
TS. Nguyễn Thanh Tùng

HÀ NỘI - 2019


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và
kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực chưa từng được
công bố trong bất kì công trình nào khác.
Tác giả luận án

Nguyễn Trung Thành


ii

LỜI CẢM ƠN
Với lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn:
PGS.TS Nguyễn Tiến Hùng và TS Nguyễn Thanh Tùng đã tận tình hướng
dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án.
Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, các thầy cô và cán bộ Bộ phận Đào tạo
- Phòng Quản lý khoa học, Đào tạo và Hợp tác quốc tế - Viện Khoa học Giáo
dục Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học tập, nghiên cứu và bảo vệ
luận án.
Ban giám hiệu, Phòng khảo thí và Đảm bảo chất lượng giáo dục, Khoa
Kiến trúc và Quy hoạch Trường Đại học Xây dựng đã giúp đỡ và tạo điều kiện

thuận lợi cho tôi trong quá trình nghiên cứu luận án.
Cán bộ quản lý, Giảng viên, Nhân viên, Bên sử dụng lao động, Sinh viên,
Cựu sinh viên ngành Kiến trúc trường Đại học Xây dựng; gia đình, bạn bè và
đồng nghiệp đã quan tâm, động viên và nhiệt tình ủng hộ tôi trong suốt quá trình
học tập, nghiên cứu để hoàn thành luận án.
Tác giả luận án

Nguyễn Trung Thành


iii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
AUN
AUN-QA

-

CBQL
CĐR
CIPO
CL
CLĐT
CSĐT
CSVC
CT
CTĐT
ĐBCL
ĐH
ĐHXD

ĐNGV
DoN
ĐT
ĐTĐH
GD
GD&ĐT
GV
ISO
KQHT
KT
KT-XH
KT&QH
KTS
NCKH
NLCL
NV
PDCA
QL
QLCL

-

Mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á
Hệ thống đảm bảo chất lượng - Mạng lưới
các trường đại học Đông Nam Á
Cán bộ quản lý
Chuẩn đầu ra
Bối cảnh - Đầu vào - Quá trình - Đầu ra
Chất lượng
Chất lượng đào tạo

Cơ sở đào tạo
Cơ sở vật chất
Cần thiết
Chương trình đào tạo
Đảm bảo chất lượng
Đại học
Đại học Xây dựng
Đội ngũ giảng viên
Doanh nghiệp
Đào tạo
Đào tạo đại học
Giáo dục
Giáo dục và Đào tạo
Giảng viên
Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế
Kết quả học tập
Khả thi
Kinh tế - xã hội
Kiến trúc và Quy hoạch
Kiến trúc sư
Nghiên cứu khoa học
Năng lực chất lượng
Nhân viên
Lập kế hoạch – Thực hiện – Kiểm tra – Hành động
Quản lý
Quản lý chất lượng


iv


QLĐT
QLGD
SDLĐ
SV
TB
TQM
VHCL
VHTC

-

Quản lý đào tạo
Quản lý giáo dục
Sử dụng lao động
Sinh viên
Trung bình
Quản lý chất lượng tổng thể
Văn hoá chất lượng
Văn hoá tổ chức


v

MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................... iii
DANH MỤC BẢNG ........................................................................................... ix
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ...................................................................................... xi
DANH MỤC HÌNH........................................................................................... xiv
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................... 1

2. Mục đích nghiên cứu của luận án ................................................................. 3
3. Khách thể, đối tượng nghiên cứu ................................................................. 3
4. Giả thuyết khoa học ...................................................................................... 3
5. Nội dung và phạm vi nghiên cứu: ................................................................ 3
6. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu ................................................... 4
7. Luận điểm bảo vệ ......................................................................................... 5
8. Những đóng góp mới của luận án................................................................. 6
9. Nơi thực hiện đề tài nghiên cứu ................................................................... 6
10. Bố cục của luận án ...................................................................................... 6
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO
NGÀNH KIẾN TRÚC TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC THEO TIẾP CẬN TQM ..... 7
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề ........................................................................ 7
1.1.1. Chất lượng, quản lý chất lượng và vận dụng trong đào tạo đại học ....... 7
1.1.2. Các cấp độ của quản lý chất lượng và vận dụng trong đào tạo đại học.. 8
1.1.3. Mô hình đảm bảo chất lượng ................................................................ 10
1.1.4. Mô hình văn hoá chất lượng ................................................................. 12
1.1.5. Đánh giá chung và vấn đề tiếp tục nghiên cứu ..................................... 15
1.2. TQM và vận dụng trong quản lý chất lượng đào tạo ................................... 16
1.2.1. Khái niệm về TQM và vận dụng trong quản lý chất lượng đào tạo ..... 16
1.2.2. Bản chất của TQM và vận dụng trong quản lý chất lượng đào tạo ...... 17
1.2.3. Đặc trưng của TQM và vận dụng trong quản lý chất lượng đào tạo .... 18
1.3. Đào tạo đại học ngành Kiến trúc ................................................................. 19
1.4. Nội dung về chất lượng và quản lý chất lượng đào tạo đại học ngành Kiến
trúc theo tiếp cận TQM ....................................................................................... 24
1.4.1. Văn hoá chất lượng trong đảm bảo chất lượng đào tạo đại học ngành
Kiến trúc ......................................................................................................... 24
1.4.2. Hệ thống đảm bảo chất lượng đào tạo ngành Kiến trúc trình độ
đại học ............................................................................................................ 33



vi

1.4.3. Phát triển cam kết và tham dự, giao tiếp và năng lực ........................... 47
Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO
NGÀNH KIẾN TRÚC TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC THEO TIẾP CẬN TQM TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG ................................................................. 52
2.1. Khái quát về Trường Đại học Xây dựng ..................................................... 52
2.1.1. Sứ mạng, mục tiêu ................................................................................ 52
2.1.2. Cơ cấu tổ chức ...................................................................................... 52
2.1.3. Các chương trình đào tạo, nghiên cứu khoa học và đối ngoại ............. 53
2.1.4. Đội ngũ giảng viên, nhân viên .............................................................. 54
2.1.5. Quy mô và kết quả đào tạo ................................................................... 54
2.2. Thực trạng đào tạo ngành Kiến trúc trình độ đại học tại Trường Đại học
Xây dựng ............................................................................................................ 54
2.2.1. Thực trạng đầu vào của sinh viên ngành Kiến trúc .............................. 55
2.2.2. Thực trạng chương trình và nội dung đào tạo ...................................... 56
2.2.3. Thực trạng tổ chức và các hình thức đào tạo ngành Kiến trúc ............. 58
2.2.4. Thực trạng năng lực đội ngũ giảng viên giảng dạy ngành Kiến trúc ... 59
2.2.5. Thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và đồ án tốt nghiệp tốt
nghiệp ngành Kiến trúc .................................................................................. 60
2.2.6. Thực trạng các điều kiện thực hiện quá trình đào tạo........................... 61
2.3. Khái quát về tổ chức nghiên cứu thực trạng ................................................ 63
2.3.1. Mục tiêu ................................................................................................ 63
2.3.2. Nội dung, công cụ và phương pháp ...................................................... 63
2.3.3. Đối tượng và qui mô khảo sát............................................................... 64
2.4. Thực trạng về chất lượng và quản lý chất lượng đào tạo ngành Kiến trúc
trình độ đại học theo tiếp cận TQM tại Trường Đại học Xây dựng ................... 64
2.4.1. Thực trạng sứ mạng, giá trị, chiến lược và mục tiêu phát triển chương
trình đào tạo ngành Kiến trúc ......................................................................... 64
2.4.2. Thực trạng văn hoá chất lượng ............................................................. 66

2.4.3. Thực trạng hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong ............................. 68
2.4.4. Thực trạng tự đánh giá, hệ thống thông tin về đảm bảo chất lượng và
nâng cao chất lượng đào tạo ........................................................................... 69
2.4.5. Thực trạng tổ chức phát triển chuẩn đầu ra và chương trình đào tạo ... 72
2.4.6. Thực trạng đảm bảo chất lượng tuyển sinh và nhập học ...................... 76
2.4.7. Thực trạng đảm bảo chất lượng các điều kiện đảm bảo ....................... 77
2.4.8. Thực trạng đảm bảo chất lượng quá trình đào tạo ................................ 81
2.4.9. Thực trạng năng lực nâng cao chất lượng và tham gia ......................... 88


vii

2.4.10. Thực trạng về kết quả đầu ra, mức độ hài lòng, hệ thống và công cụ
đảm bảo chất lượng, và phản hồi thông tin .................................................... 89
2.4.11. Đánh giá chung về thực trạng quản lý chất lượng đào tạo ngành Kiến
trúc trình độ đại học theo tiếp cận TQM ........................................................ 92
Chương 3. GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGÀNH
KIẾN TRÚC TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC THEO TIẾP CẬN TQM TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG ................................................................. 97
3.1. Định hướng phát triển đào tạo ngành Kiến trúc trình độ đại học ................ 97
3.2. Nguyên tắc đề xuất giải pháp ...................................................................... 98
3.2.1. Đảm bảo tính khoa học ......................................................................... 98
3.2.2. Đảm bảo tính hệ thống ......................................................................... 98
3.2.3. Đảm bảo tính kế thừa............................................................................ 99
3.2.4. Đảm bảo tính thực tiễn và khả thi......................................................... 99
3.3. Giải pháp quản lý chất lượng đào tạo đại học ngành Kiến trúc theo tiếp cận
TQM tại Trường Đại học Xây dựng ................................................................... 99
3.3.1. Đề xuất bộ tiêu chuẩn, tiêu chí và chỉ báo đo/đánh giá chất lượng và
quản lý chất lượng đào tạo ngành Kiến trúc trình độ đại học theo tiếp cận
TQM ............................................................................................................... 99

3.3.2. Phát triển văn hoá chất lượng dẫn dắt thực hiện đảm bảo chất lượng đào
tạo đại học ngành Kiến trúc theo tiếp cận TQM........................................... 115
3.3.3. Phát triển hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong của chương trình đào
tạo đại học ngành Kiến trúc theo tiếp cận TQM........................................... 121
3.3.4. Quy trình tự đánh giá và cải tiến liên tục chất lượng đào tạo đại học
ngành Kiến trúc theo tiếp cận TQM ............................................................. 126
3.3.5. Phát triển môi trường tham dự và quản lý phát triển hệ thống giao tiếp
thông tin hai chiều phục vụ cho đảm bảo chất lượng đào tạo đại học ngành
Kiến trúc theo tiếp cận TQM ........................................................................ 132
3.3.6. Tổ chức nâng cao năng lực đảm bảo chất lượng đào tạo đại học ngành
Kiến trúc theo tiếp cận TQM ........................................................................ 137
3.3.7. Mối quan hệ giữa các giải pháp đề xuất ............................................. 142
3.3.8. Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các giải pháp đề xuất....... 143
3.3.9. Thử nghiệm Bộ tiêu chuẩn đo/đánh giá chất lượng và quản lý chất
lượng đào tạo ngành Kiến trúc trình độ đại học theo tiếp cận TQM tại Trường
Đại học Xây dựng 154
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................ 169


viii

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ................................................................... 173
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 174
PHỤ LỤC


ix

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1. Chỉ tiêu tuyển sinh và số lượng SV trúng tuyển ngành Kiến trúc
trình độ ĐH, Trường ĐHXD năm 2014 – 2019 ................................................. 56
Bảng 2.2. Cơ cấu đội ngũ GV Khoa KT&QH, Trường ĐHXD ................ 59
Bảng 2.3. Thực trạng sứ mạng, giá trị, chiến lược và mục tiêu phát triển
CTĐT ĐH ngành Kiến trúc ................................................................................ 65
Bảng 2.4. Thực trạng VHCL của/trong ĐBCL ĐTĐH ngành Kiến trúc ... 66
Bảng 2.5. Thực trạng Hệ thống ĐBCL bên trong của ĐBCL ĐTĐH ngành
Kiến trúc ............................................................................................................. 68
Bảng 2.6. Thực trạng tự đánh giá và hệ thống thông tin về ĐBCL của
ĐTĐH ngành Kiến trúc ...................................................................................... 69
Bảng 2.7. Thực trạng nâng cao CL của CTĐT ĐH ngành Kiến trúc ......... 71
Bảng 2.8. Thực trạng Tổ chức phát triển CĐR của CTĐT ĐH ngành
Kiến trúc ............................................................................................................. 72
Bảng 2.9. Thực trạng Tổ chức phát triển CTĐT ĐH ngành Kiến trúc dựa
vào CĐR ............................................................................................................. 74
Bảng 2.10. Thực trạng ĐBCL tuyển sinh và nhập học của CTĐT ĐH
ngành Kiến trúc .................................................................................................. 76
Bảng 2.11. Thực trạng ĐBCL đội ngũ CBQL, GV và NV của CTĐT ĐH
ngành Kiến trúc .................................................................................................. 77
Bảng 2.12. Thực trạng ĐBCL CSVC, phương tiện giảng dạy/thực hành và
tài chính của CTĐT ĐH ngành Kiến trúc ........................................................... 79
Bảng 2.13. Thực trạng Triết lý và chiến lược ĐT/giảng dạy và học tập của
CTĐT ĐH ngành Kiến trúc ................................................................................ 81
Bảng 2.14. Thực trạng ĐBCL tổ chức ĐT/giảng dạy và học tập của CTĐT
ĐH ngành Kiến trúc ............................................................................................ 83
Bảng 2.15. Thực trạng ĐBCL đánh giá tiến trình học tập của người học và
phản hồi thông để cải tiến của CTĐT ĐH ngành Kiến trúc ............................... 84
Bảng 2.16. Thực trạng ĐBCL hoạt động phục vụ và hỗ trợ người học của
CTĐT ĐH ngành Kiến trúc ................................................................................ 86
Bảng 2.17. Thực trạng về năng lực nâng cao CL và tham gia ĐBCL ĐT

ĐH ngành Kiến trúc ............................................................................................ 88
Bảng 2.18. Thực trạng về kết quả đầu ra, hệ thống và công cụ ĐBCL, và
phản hồi thông tin của CTĐT ĐH ngành Kiến trúc ........................................... 89
Bảng 2.19. Tổng hợp kết quả đánh giá thực trạng QLCL ĐT ĐH ngành
Kiến trúc theo tiếp cận TQM tại Trường ĐHXD ............................................... 92


x

Bảng 3.1. Thang đo/đánh giá CL và QLCL ĐT ngành Kiến trúc trình độ
ĐH theo tiếp cận TQM .................................................................................... 114
Bảng 3.2. Đối tượng và quy mô trưng cầu ý kiến đề xuất các biện pháp 144


xi

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Quy mô ĐT ngành Kiến trúc trình độ ĐH Trường ĐHXD
giai đoạn 2014 - 2019 ......................................................................................... 55
Biểu đồ 2.2. Khối lượng kiến thức trong CTĐT ngành Kiến trúc trình độ
ĐH Trường ĐHXD ............................................................................................. 57
Biểu đồ 2.3. Trình độ đội ngũ cán bộ giảng dạy Khoa KT&QH ............... 60
Biểu đồ 2.4. Số lượng SV tốt nghiệp ngành Kiến trúc Trường ĐHXD ..... 61
Biểu đồ 2.5. Đánh giá của bên SDLĐ và Cựu SV tốt nghiệp về sự lôi cuốn
tham gia vào Tổ chức phát triển CĐR ................................................................ 73
Biểu đồ 2.6. Đánh giá của bên SDLĐ và Cựu SV tốt nghiệp về Tổ chức
phát triển CTĐT ĐH ngành Kiến trúc dựa vào CĐR ......................................... 75
Biểu đồ 2.7. Đánh giá của bên SDLĐ và Cựu SV tốt nghiệp về ĐBCL đội
ngũ CBQL, GV và NV của CTĐT ĐH ngành Kiến trúc dựa vào CĐR ............. 79
Biểu đồ 2.8. Đánh giá của CBQL, GV và NV về ĐBCL phương tiện giảng

dạy, thực hành, thực tập của CTĐT ĐH ngành Kiến trúc .................................. 81
Biểu đồ 2.9. Đánh giá của Bên SDLĐ và Cựu SV tốt nghiệp về lôi cuốn
tham dự vào Tổ chức phát triển Triết lý và chiến lược ĐT/giảng dạy và học tập
của CTĐT ĐH ngành Kiến trúc .......................................................................... 83
Biểu đồ 2.10. Đánh giá của CBQL, GV và NV về ĐBCL NCKH và
phục vụ cộng đồng của CTĐT ĐH ngành Kiến trúc .......................................... 87
Biểu đồ 2.11. Đánh giá của CBQL, GV và NV về Năng lực nâng cao CL
và tham gia.......................................................................................................... 89
Biểu đồ 2.12. Đánh giá của CBQL, GV và NV về thực trạng Kết quả đầu
ra ......................................................................................................................... 91
Biểu đồ 2.13. Đánh giá của CBQL, GV và NV về thực trạng Hệ thống và
công cụ ĐBCL quá trình ĐT .............................................................................. 91
Biểu đồ 2.14. Đánh giá của CBQL, GV và NV về thực trạng Phản hồi
thông tin từ các bên liên quan ............................................................................. 92
Biểu đồ 3.1. Tiêu chuẩn 1 về QLCL ĐT ngành Kiến trúc trình độ ĐH
theo tiếp cận TQM ............................................................................................ 145
Biểu đồ 3.2. Tiêu chuẩn 2 về QLCL ĐT ngành Kiến trúc trình độ ĐH
theo tiếp cận TQM ............................................................................................ 146
Biểu đồ 3.3. Tiêu chuẩn 3 về QLCL ĐT ngành Kiến trúc trình độ ĐH
theo tiếp cận TQM ............................................................................................ 146
Biểu đồ 3.4. Tiêu chuẩn 4 về QLCL ĐT ngành Kiến trúc trình độ ĐH
theo tiếp cận TQM ............................................................................................ 147


xii

Biểu đồ 3.5. Tiêu chuẩn 5 về QLCL ĐT ngành Kiến trúc trình độ ĐH
theo tiếp cận TQM ............................................................................................ 148
Biểu đồ 3.6. Phát triển VHCL dẫn dắt thực hiện ĐBCL ĐTĐH ngành Kiến
trúc theo tiếp cận TQM ..................................................................................... 149

Biểu đồ 3.7. Phát triển hệ thống ĐBCL bên trong của CTĐT ĐH ngành
Kiến trúc theo tiếp cận TQM ............................................................................ 150
Biểu đồ 3.8. Quy trình tự đánh giá và cải tiến liên tục CLĐT ĐH ngành
Kiến trúc theo tiếp cận TQM ............................................................................ 151
Biểu đồ 3.9. Phát triển môi trường tham dự và QL phát triển hệ thống giao
tiếp thông tin hai chiều phục vụ cho ĐBCL ĐTĐH ngành Kiến trúc
theo tiếp cận TQM ............................................................................................ 152
Biểu đồ 3.10. Tổ chức nâng cao năng lực ĐBCL ĐTĐH ngành Kiến trúc
theo tiếp cận TQM ............................................................................................ 152
Biểu đồ 3.11. Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực ĐBCL CTĐT ĐH
ngành Kiến trúc theo tiếp cận TQM dựa vào năng lực..................................... 153
Biểu đồ 3.12. Tổng hợp kết quả khảo nghiệm 06 Giải pháp QLCL ĐT
ngành Kiến trúc theo tiếp cận TQM tại Trường ĐHXD .................................. 154
Biểu đồ 3.13. Tiêu chí 1 về Sứ mạng, giá trị, chiến lược và mục tiêu phát
triển CTĐT ĐH ngành Kiến trúc ...................................................................... 156
Biểu đồ 3.14. Tiêu chí 2 về VHCL .......................................................... 156
Biểu đồ 3.15. Tiêu chí 3 về Hệ thống ĐBCL bên trong .......................... 157
Biểu đồ 3.16. Tiêu chí 4 về Tự đánh giá và hệ thống thông tin về ĐBCL
CTĐT ................................................................................................................ 157
Biểu đồ 3.17. Tiêu chí 5 về Nâng cao CL ................................................ 158
Biểu đồ 3.18. Tiêu chí 6 về Tổ chức phát triển CĐR ĐH ngành Kiến
trúc .................................................................................................................... 159
Biểu đồ 3.19. Tiêu chí 7 về Tổ chức phát triển CTĐT ĐH ngành Kiến trúc
dựa vào CĐR .................................................................................................... 159
Biểu đồ 3.20. Tiêu chí 8 về ĐBCL tuyển sinh và nhập học..................... 160
Biểu đồ 3.21. Tiêu chí 9 về ĐBCL đội ngũ CBQL, GV và NV .............. 160
Biểu đồ 3.22. Tiêu chí 10 về ĐBCL CSVC, phương tiện giảng dạy/thực
hành và tài chính ............................................................................................... 161
Biểu đồ 3.23. Tiêu chí 11 về Triết lý và chiến lược ĐT/giảng dạy và học
tập ..................................................................................................................... 162

Biểu đồ 3.24. Tiêu chí 12 về ĐBCL tổ chức ĐT/giảng dạy và học tập ... 162
Biểu đồ 3.25. Tiêu chí 13 về ĐBCL đánh giá tiến trình học tập.............. 163


xiii

Biểu đồ 3.26. Tiêu chí 14 về ĐBCL hoạt động phục vụ và hỗ trợ người
học .................................................................................................................... 163
Biểu đồ 3.27. Tiêu chí 15 về ĐBCL NCKH và phục vụ cộng đồng ........ 164
Biểu đồ 3.28. Tiêu chí 16 về Năng lực nâng cao CL và tham gia ........... 165
Biểu đồ 3.29. Tiêu chí 17 về Kết quả đầu ra ............................................ 165
Biểu đồ 3.30. Tiêu chí 18 về Mức độ hài lòng của các bên liên quan ..... 166
Biểu đồ 3.31. Tiêu chí 19 về Hệ thống và công cụ ĐBCL quá trình ĐT . 166
Biểu đồ 3.32. Tiêu chí 20 về Phản hồi thông tin từ các bên liên quan..... 167


xiv

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Hệ thống các cấp độ QLCL ......................................................... 9
Hình 1.2. Dịch chuyển sang VHCL chiến lược ......................................... 14
Hình 1.3. Mô hình cấu trúc tổ chức thứ bậc truyền thống và đảo ngược của
TQM ................................................................................................................... 18
Hình 1.4. Quy trình và nội dung QLCL ĐTĐH ngành Kiến trúc theo tiếp
cận TQM ............................................................................................................. 25
Hình 1.5. Cấu trúc VHCL trong/của ĐBCL ĐT của CTĐT ĐH ngành
Kiến trúc ............................................................................................................. 30
Hình 1.6. Hệ thống ĐBCL ĐT ngành Kiến trúc trình độ ĐH.................... 34
Hình 1.7. Chu trình cải tiến CL liên tục FOCUS-PDCA ........................... 46
Hình 3.1. Phát triển VHCL của/trong ĐBCL ĐTĐH ngành Kiến trúc ... 116

Hình 3.2. Hệ thống ĐBCL bên trong của CTĐT ĐH ngành Kiến trúc ... 123


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam đang tích cực triển khai Nghị quyết 29/NQ-TƯ ban hành ngày 14
tháng 11 năm 2013 về “Đổi mới căn bản và toàn diện GD&ĐT, đáp ứng yêu
cầu công nghiệp hoá, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường, định
hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”.
Với quan điểm chỉ đạo GD&ĐT là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của
Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đầu tư cho GD là đầu tư phát triển, được ưu
tiên đi trước trong các công tác, kế hoạch phát triển KT-XH. Đổi mới căn bản,
toàn diện GD&ĐT là đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ quan điểm,
tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơ chế, chính sách, điều
kiện bảo đảm thực hiện; đổi mới từ sự lãnh đạo của Đảng, sự QL của Nhà nước
đến hoạt động quản trị của các cơ sở GD&ĐT và việc tham gia của gia đình,
cộng đồng, xã hội và bản thân người học; đổi mới ở tất cả các bậc học, ngành
học. Phát triển GD&ĐT phải gắn với nhu cầu phát triển KT-XH và bảo vệ Tổ
quốc; với tiến bộ KHCN; phù hợp quy luật khách quan. Chuyển phát triển
GD&ĐT từ chủ yếu theo số lượng sang chú trọng CL và hiệu quả, đi đôi với đáp
ứng yêu cầu số lượng.
Đào tạo ở các trường ĐH là ĐT nguồn nhân lực CL cao nên có tác động
mạnh đến phát triển KT-XH của quốc gia, địa phương, vì vậy, QLCL ĐT ở ĐH
càng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Chất lượng ĐT luôn phải là một vấn đề
quan trọng nhất của các trường ĐH, việc nâng cao CLĐT luôn được xem là
nhiệm vụ quan trọng nhất.
‘‘Quản lý CLĐT” là một thuật ngữ được sử dụng rộng rãi để miêu tả các
phương pháp, quy trình được tiến hành để giám sát, kiểm tra, đánh giá xem

CLĐT có đảm bảo được các tiêu chí, chỉ báo CL và QLCL theo yêu cầu của
mục tiêu đã đề ra hay chưa.
Hiện nay, QLCL ĐT có thể khái quát thành thành 03 cấp độ: Kiểm soát CL
chủ yếu mới tập trung vào giai đoạn cuối của quá trình ĐT, nên chưa ĐBCL
theo quá trình; ĐBCL tập trung cải tiến CL liên tục theo quá trình ĐT, cấp độ
này đã có ĐBCL, nhưng chủ yếu tập trung theo nhóm/đội cải tiến; và TQM là
mức độ cao nhất của QLCL ĐT, kế thừa ĐBCL nhưng tập trung nhiều hơn vào
VHCL để đảm bảo tất cả các thành viên liên quan trong và ngoài CSĐT/trường
ĐH đều tham gia vào ĐBCL ĐT… Vì vậy, TQM đáp ứng nhu/yêu cầu của
khách hàng cao hơn, đặc biệt là cung cấp được nguồn nhân lực đáp ứng được


2

yêu cầu cho phát triển KT-XH của quốc gia, địa phương và bên SDLĐ không
chỉ hiện tại mà còn cả tương lai.
Hơn nữa, thực tế hiện nay QLCL ĐT tại Việt Nam đang được thực hiện
theo các mô hình khác nhau, như: Hướng dẫn của Bộ GD&ĐT dựa vào mô hình
AUN-QA, một số CSĐT sử dụng ISO, ABET…; và trên thế giới, mô hình TQM
đã được sử dụng ngày càng nhiều tại các quốc gia phát triển và hầu hết các
trường ĐH được xếp hạng cao đều sử dụng mô hình TQM trong QLCL ĐT của
mình.
Bên cạnh đó, trải qua hơn 60 năm ĐT, 50 năm xây dựng và phát triển,
Trường ĐHXD dựng đã trở thành một trường ĐH đa ngành, một trung tâm hàng
đầu trong nghiên cứu và triển khai ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ
trong lĩnh vực Xây dựng và Kiến trúc. Với mục tiêu cung cấp nhân lực/nguồn
nhân lực CL cao cho đất nước, Trường ĐHXD luôn xác định ĐBCL ĐT là ưu
tiên hàng đầu của Nhà trường.
Trong đó, ĐT ngành Kiến trúc trình độ ĐH với sứ mệnh tạo ra các KTS có
khả năng thiết kế, tạo dựng không gian phục vụ nhu cầu vật chất và tinh thần

của con người, của cộng đồng và của xã hội. Việc ĐT KTS luôn phải đi trước
một bước để nắm bắt động thái của thời đại và đáp ứng sự phát triển sẽ diễn ra
trên bình diện rộng. Vì vậy QLCL ĐT ngành Kiến trúc trình độ ĐH càng có ý
nghĩa đặc biệt quan trọng.
Thực tế, Trường ĐHXD là một trong các CSĐT KTS lớn của cả nước,
hàng năm tuyển sinh với quy mô từ 400 - 500 SV kiến trúc và cung cấp cho thị
trường việc làm nhiều KTS có chuyên môn và kinh nghiệm. Trong quá trình
ĐT, Nhà trường luôn chú trọng đến ĐBCL toàn bộ mọi phương diện của ĐT
như từ khâu tuyển sinh đầu vào; các yếu tố nguồn lực về đội ngũ GV, CSVC,
CTĐT… đến đầu ra.
Trước những đòi hỏi về cung cấp nhân lực/nguồn nhân lực có CL cao cho
công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, trong xu thế hội nhập khu
vực và quốc tế, việc nâng cao CLĐT càng trở nên cấp thiết. Vì vậy, bên cạnh
thực hiện qui định về kiểm định của Bộ GD&ĐT, Trường ĐHXD đã tiếp cận và
triển khai ĐBCL ĐT theo một số mô hình tiên tiến của thế giới, đặc biệt năm
học 2016-2017, Nhà trường đã tổ chức tự đánh giá CLĐT theo bộ tiêu chuẩn và
hướng dẫn về ĐBCL của hệ thống GD ĐH châu Âu và được Hội đồng cấp cao
đánh giá nghiên cứu và GD ĐH của Pháp HCERES (Haut Conseil de
l’évaluation de la recherche et de l’enseignement supérieur) đánh giá và công
nhận đạt chuẩn Kiểm định quốc tế.


3

Với truyền thống, thế mạnh và năng lực của mình, có thể thấy đây là thời
điểm thích hợp để nghiên cứu và áp dụng mô hình TQM trong QLCL/ĐBCL ĐT
tại Trường ĐHXD, vì vậy, việc lựa chọn đề tài luận án “Quản lý chất lượng đào
tạo ngành Kiến trúc trình độ đại học theo tiếp cận TQM tại Trường Đại học Xây
dựng” là vấn đề cấp thiết cần nghiên cứu cả về lý luận và thực tiễn.
2. Mục đích nghiên cứu của luận án

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận làm tiền đề khảo sát thực trạng và đề xuất
các giải pháp QLCL ĐT ngành Kiến trúc trình độ ĐH theo tiếp cận TQM tại
Trường ĐHXD, góp phần đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao đáp ứng
yêu cầu xã hội và hội nhập quốc tế.
3. Khách thể, đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Đào tạo ngành Kiến trúc trình độ ĐH.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Quản lý CLĐT ngành Kiến trúc trình độ ĐH theo tiếp cận TQM tại cấp
CTĐT của Trường ĐHXD.
4. Giả thuyết khoa học
Quản lý CLĐT nguồn nhân lực CL cao là mục tiêu hàng đầu của mọi quốc
gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam, Trường ĐHXD trong những năm qua đã
có nhiều thành công trong việc ĐT nguồn nhân lực có kỹ năng đặc thù là ngành
Kiến trúc góp phần xây dựng cơ sở hạ tầng cũng như khẳng định vị thế của
ngành Kiến trúc Việt Nam trên trường quốc tế. Mặc dù đã có được những thành
tích kể trên nhưng trong công tác QLCL ĐT ngành Kiến trúc vẫn còn nhiều bất
cập, chưa có được mô hình QLCL ĐT đáp ứng nhu cầu phát triển của Nhà
trường, vì vậy, nếu chỉ ra được thực trạng về QLCL ĐT của ngành Kiến trúc
trình độ ĐH tại Trường ĐHXD qua đó đề xuất các giải pháp QLCL ĐT phù hợp
sẽ đảm bảo được CLĐT góp phần thực hiện thành công công cuộc công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước và thực hiện công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện
GD Việt Nam và hội nhập quốc tế.
5. Nội dung và phạm vi nghiên cứu:
5.1. Nội dung nghiên cứu:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về QLCL ĐT ngành Kiến trúc trình độ ĐH theo
tiếp cận TQM tại cấp CTĐT.
- Nghiên cứu thực trạng QLCL ĐT ngành Kiến trúc trình độ ĐH theo tiếp
cận TQM tại cấp CTĐT của Trường ĐHXD.



4

- Đề xuất các giải pháp QLCL ĐT ngành Kiến trúc trình độ ĐH theo tiếp
cận TQM tại tại cấp CTĐT của Trường ĐHXD.
- Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các giải pháp đề xuất và thử
nghiệm/khảo nghiệm sâu tính cấp thiết và khả thi của Bộ tiêu chuẩn, tiêu chí, chỉ
báo về QLCL ĐT ngành Kiến trúc trình độ ĐH theo tiếp cận TQM do đề tài luận
án đề xuất.
5.2. Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung nghiên cứu: QLCL ĐT ngành Kiến trúc trình độ ĐH theo tiếp
cận TQM (khái niệm, bản chất, mô hình, quy trình, khung tiêu chuẩn, tiêu chí,
chỉ báo…) tại cấp CTĐT.
Hơn nữa, quy trình QLCL/ĐBCL bao gồm nhiều giai đoạn khác nhau, tuy
nhiên, đề tài luận án chủ yếu tập trung vào tự đánh giá của CSĐT/Trường
ĐHXD tại cấp CTĐT ĐH ngành Kiến trúc và phản hồi thông tin để liên tục cải
tiến theo chu trình P-D-C-A.
- Địa bàn nghiên cứu: Trường ĐHXD.
- Số liệu thống kê được sử dụng trong nghiên cứu là các khóa ĐT từ năm
học 2014 - 2015 đến năm học 2018 - 2019 tại Trường ĐHXD.
6. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện nghiên cứu đề tài luận án này, sử dụng phối hợp một số
phương pháp sau đây:
6.1. Cách tiếp cận nghiên cứu
Bên cạnh các cách tiếp cận liên quan đến ĐBCL và TQM được trình bày
trong khung lý luận, luận án còn kết hợp sử dụng các một số tiếp cận sau:
- Phép duy vật biện chứng được quán triệt trong toàn bộ luận án. Đó là mối
quan hệ biện chứng giữa lý luận, thực trạng và các giải pháp đề xuất về
QLCL/ĐBCL ĐT và kết quả ĐT.
- Phương pháp tiếp cận cá biệt hóa: Tính đặc thù trong công tác ĐT của

trường Xây dựng; QLĐT có tính đặc thù riêng của ngành Kiến trúc.
- Phương pháp tiếp cận tổng thể: tiếp cận các nhà QL, GV, NV, Bên
SDLĐ, cựu SV, SV ngành Kiến trúc Trường ĐHXD.
6.2. Phương pháp nghiên cứu
a) Các phương pháp nghiên cứu lý luận
- Thu thập, phân tích và tổng hợp các thông tin, các kết quả nghiên cứu
thuộc các vấn đề liên quan đến lý luận QLCL ĐT nói chung, lý luận QLCL ĐT
theo tiếp cận TQM nói riêng.


5

- Làm rõ các khái niệm công cụ cốt lõi, các vấn đề lý luận liên quan đến
QL, CL, QLCL, CLĐT và QLCL ĐT theo tiếp cận TQM;
- Làm rõ tính chất và những yêu cầu đặc thù của quá trình QLCL ĐT với
ngành Kiến trúc.
b) Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra: Sử dụng hệ thống câu hỏi được in sẵn để tìm hiểu
nhận thức của CBQL, ĐNGV về khả năng QLCL ĐT theo tiếp cận TQM; Thực
trạng về những thuận lợi, khó khăn trong QLCL ĐT theo tiếp cận TQM; Thực
trạng khả năng đáp ứng của đội ngũ CBQL, ĐNGV khi vận dụng QLCL ĐT
theo tiếp cận TQM; Thực trạng các điều kiện về CTĐT, CSVC và các điều kiện
khác trong thực hiện QLCL ĐT theo TQM.
- Phương pháp quan sát: Tiến hành quan sát và ghi chép quá trình QLCL
ĐT theo tiếp cận TQM; so sánh kết quả QLCL ĐT giữa các hình thức QL ĐT…
c) Phương pháp chuyên gia
- Tham khảo ý kiến của các chuyên gia về QLCL ĐT theo tiếp cận TQM và
ý kiến của các chuyên gia về các giải pháp đề xuất QLCL ĐT.
d) Các phương pháp khác
- Phương pháp nghiên cứu “sản phẩm” đầu ra của quá trình ĐT, Phương

pháp sử dụng các thuật toán để xử lý số liệu điều tra.
e) Nhóm phương pháp kiểm chứng và thực nghiệm kết quả nghiên cứu
- Tác giả dự kiến trao đổi, tham vấn bằng phiếu hỏi về tính cần thiết, khả
thi của những giải pháp QLCL ĐT theo tiếp cận TQM; tổ chức thử nghiệm một
số nội dung giải pháp cụ thể mà đề tài đề xuất trong thực tế QLCL ĐTĐH theo
tiếp cận TQM của ngành Kiến trúc tại Trường ĐHXD.
7. Luận điểm bảo vệ
- Hệ thống QLCL ĐT ngành Kiến trúc trình độ ĐH theo tiếp cận TQM tại
cấp CTĐT cần được xây dựng dựa trên cở sở lý luận khoa học của TQM, bao
gồm các giá trị, niềm tin và chuẩn mực về hành vi CL của VHCL để dẫn dắt hệ
thống ĐBCL phù hợp với ĐTĐH ngành Kiến trúc, thông qua môi trường tham
dự, giao tiếp tích cực và NLCL của đội ngũ liên quan.
- Nghiên cứu về QLCL ĐT ngành Kiến trúc trình độ ĐH theo tiếp cận
TQM đòi hỏi cần xây dựng được một Bộ tiêu chuẩn, tiêu chí và chỉ báo cũng
như quy trình liên quan để tự đánh giá và phản hồi thông tin tới các bên liên
quan nhằm cải tiến liên tục theo chu trình P-D-C-A.


6

- Các giải pháp đề xuất đảm bảo phát huy được thế mạnh để khắc phục các
hạn chế và nguyên nhân của thực trạng QLCL ĐT ngành Kiến trúc trình độ ĐH
theo tiếp cận TQM tại cấp CTĐT của Trường ĐHXD.
- Đặc biệt là cần phát triển (xây dựng – thực hiện – điều chỉnh) được
VHCL cụ thể thành các chuẩn mực hành vi CL phù hợp với bối cảnh của nhà
trường để dẫn dắt hệ thống ĐBCL bên trong, đi đôi với phát triển được môi
trường tham dự, hệ thống giao tiếp thông tin 2 chiều và tổ chức nâng cao NLCL
cho đội ngũ liên quan để kết nối VHCL với hệ thống ĐBCL...
8. Những đóng góp mới của luận án
- Hệ thống hoá và phát triển cơ sở lí luận về QLCL ĐT ngành Kiến trúc

trình độ ĐH theo tiếp cận TQM tại cấp độ CTĐT: Bản chất của TQM, VHCL,
ĐBCL và kết nối VHCL và ĐBCL trong TQM..., làm tiền đề đề xuất Quy trình,
nội dung và đặc biệt là Khung tiêu chuẩn, tiêu chí và chỉ báo liên quan theo chu
trình cải tiến liên tục P-D-C-A...
- Xây dựng và phân tích được bức tranh thực trạng vấn đề nghiên cứu tại
Trường ĐHXD, thông qua xây dựng bộ Phiếu hỏi ý kiến với các đối tượng liên
quan để khảo sát và phân tích, đánh giá thực trạng, dựa trên kết quả nghiên cứu
về lý luận và đặc biệt là Khung tiêu chuẩn, tiêu chí và chỉ báo trên.
- Đề xuất được 06 giải pháp cấp thiết và khả thi theo kết quả khảo nghiệm
và thử nghiệm/khảo nghiệm sâu, đặc biệt là Bộ tiêu chuẩn, tiêu chí, chỉ báo và
quy trình ĐBCL bên trong, quy trình tự đánh giá để cải tiến liên tục theo chu
trình cải tiến liên tục P-D-C-A, cũng như các giải pháp thực hiện nhằm phát huy
thế mạnh để khắc phục được các hạn chế và nguyên nhân của thực trạng vấn đề
nghiên cứu...
9. Nơi thực hiện đề tài nghiên cứu
Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam.
10. Bố cục của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ
lục, đề tài luận án được trình bày trong 03 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận về QLCL ĐT ngành Kiến trúc trình độ ĐH theo
tiếp cận TQM
Chương 2. Thực trạng về QLCL ĐT ngành Kiến trúc trình độ ĐH theo tiếp
cận TQM tại Trường ĐHXD
Chương 3. Giải pháp QLCL ĐT ngành Kiến trúc trình độ ĐH theo tiếp cận
TQM tại Trường ĐHXD


7

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO

NGÀNH KIẾN TRÚC TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC THEO TIẾP CẬN TQM
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Chất lượng, quản lý chất lượng và vận dụng trong đào tạo đại học
a) Chất lượng và vận dụng trong ĐTĐH. Theo Pfeffer và Coote (1991)
[64], hiện nay có nhiều cách hiểu khác nhau và chưa có được cách hiểu chính
xác về CL, tuy nhiên, khái quát, CL có thể được hiểu [9; 68 và 69]:
- Chất lượng theo nghĩa tuyệt đối của cái gì đó chính là các thuộc tính hay
bản chất của nó, cái vốn dĩ của mỗi sự vật, tồn tại khách quan và mọi người phải
thừa nhận.
- Chất lượng theo nghĩa tương đối xem xét CL là cái mà con người gán
“nhãn” cho nó, nên sẽ khác nhau nằm trong khoảng từ “kém CL”, “CL tốt” đến
“CL hoàn hảo” hay “tuyệt vời”.
- Chất lượng thực tế được hiểu là CL của sản phẩm hay dịch vụ được đo
hay đánh giá được theo một chuẩn mực/tiêu chí CL được xây dựng dựa trên các
yêu cầu của thị trường hay mong muốn của khách hàng.
- Chất lượng biến đổi tập trung vào cải tiến liên tục phù hợp với bối cảnh,
nên CL được xem là một quá trình phức tạp và rộng hơn, tập trung vào các mặt
mềm hơn và khó nhìn hơn của CL như: sự chăm sóc, quan tâm, dịch vụ khách
hàng và trách nhiệm xã hội...
Như vậy, khi nói đến CL thường liên quan đến CL của sản phẩm và/hay
dịch vụ, trong đó, dịch vụ chủ yếu gồm các giao tiếp trực tiếp giữa người cung
cấp và khách hàng cuối cùng, nên luôn tồn tại các mối quan hệ chặt chẽ và gần
gũi giữa khách hàng và tổ chức/cá nhân cung cấp dịch vụ; và khách hàng là
người “phán xét” cuối cùng.
Thực tế, thường rất khó khăn để đo/đánh giá trực tiếp thành công của đầu
ra, kết quả đầu ra và hiệu quả, hiệu suất, tác động trong việc cung cấp các dịch
vụ, nên thường phải đo/đánh giá gián tiếp thông qua các chỉ số để đo/đánh giá
sự thỏa mãn hay hài lòng của khách hàng với dịch vụ (người hưởng dịch vụ
GD/ĐTĐH).
Hơn nữa, do ĐTĐH không thể tạo ra một loạt những nhân cách giống hệt

nhau, vì vậy, cần xem xét CL trong ĐTĐH như là CL của dịch vụ hơn là sản
phẩm, với yêu cầu cần kết hợp sự tham dự của tất cả các bên liên quan, như:
quan chức chính phủ, gia đình người học, người học và với các DoN hay bên
SDLĐ...


8

b) Quản lý CL và vận dụng trong ĐTĐH. Khác với QL truyền thống,
QLCL thực chất là xây dựng và vận hành dựa trên các tiêu chuẩn gắn với hệ
thống QL này bao gồm các phương pháp hoặc quy trình tác động tới tất cả các
khâu của quá trình nhằm tạo ra CL.
Vận dụng trong ĐTĐH, có thể hiểu QLCL trong ĐTĐH được xem là hệ
thống, bao gồm các cơ chế và các quy trình, được sử dụng để ĐBCL thông qua
liên tục cải tiến CL hoạt động của CSĐT/CTĐT ĐH [9].
Mục tiêu của QLCL trong ĐTĐH là nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc
cải tiến liên tục và phát triển các hoạt động hay quá trình và kết quả ĐT, theo
cách lôi cuốn và làm hài hòa các nỗ lực của tất cả các bên liên quan trong và
ngoài CSĐT/CTĐT để phát huy hết năng lực với lòng nhiệt tình của họ để thực
hiện công việc được tốt hơn.
Theo Osanna, Durakbasa, Hornikova và Gabko (2008) có 07 nguyên tắc
QLCL trong ĐTĐH: (1) CSĐT/CTĐT được dẫn dắt bởi khách hàng, nên phải
phụ thuộc vào các nhu cầu hiện tại và tương lai và luôn cố gắng vượt quá các
mong đợi của họ; (2) Cần lãnh đạo mọi người xây dựng được môi trường lành
mạnh đảm bảo lôi cuốn tất cả các bên liên quan tham dự tích cực để đạt tới các
mục tiêu của hệ CSĐT/CTĐT; (3) Để đạt tới hiệu quả hơn khi các hoạt động và
nguồn lực liên quan được định hướng QL như một quá trình; (4) Lãnh đạo và
QL cần được tiếp cận như một hệ thống các quá trình quan hệ với nhau để đạt
tới mục tiêu phát triển bền vững CSĐT/CTĐT; (5) Cải tiến liên tục là mục tiêu
vĩnh cửu của CSĐT/CTĐT; (6) Các quyết định chỉ có hiệu quả khi được tiếp

cận dựa vào thực tế, dựa trên phân tích dữ liệu và thông tin logic và trực giác;
và (7) Quan hệ các bên cung cấp dịch vụ ĐTĐH cùng loại cùng có lợi để nâng
cao khả năng và năng lực của tất các các bên tham gia [60].
1.1.2. Các cấp độ của quản lý chất lượng và vận dụng trong đào tạo đại học
Quản lý CL nói chung và QLCL CTĐT được hình thành và phát triển trong
quá trình phát triển hệ thống QLCL: Kiểm soát CL, ĐBCL và TQM (Hình 1.1)
[9; 20; và 69]:
a) Kiểm soát CL (Quality control) xuất hiện vào những năm 20 của thể kỷ
20 do W.A. Shewhart đề xuất phương pháp kiểm soát CL trong các xí nghiệp.
Đây là hoạt động đánh giá sự phù hợp của sản phẩm so với yêu cầu, so sánh
mức độ đạt được so với chuẩn thông qua việc cân đo, thử nghiệm...
Mục đích: Kiểm soát sản phẩm ở khâu cuối cùng để phát hiện ra các khuyết
tật và đề ra giải pháp để xử lý các sản phẩm đó. Kiểm soát CL nhằm loại bỏ các
sản phẩm cuối cùng không đạt chuẩn hoặc làm lại nếu có thể.


9
Nội dung: Kiểm tra tất cả các sản phẩm đầu ra so với chuẩn CL đã đề ra để

phát hiện những sản phẩm không đạt yêu cầu thì bị loại bỏ và thành phế phẩm,
những sản phẩm đạt CL thì được đưa ra thị trường. Như vậy kiểm soát CL là
bước cuối cùng của quá trình sản xuất và kết quả chỉ là đảm bảo được CL của
sản phẩm cuối cùng, nên cần phải chi phí lớn về vật chất, thời gian, nhân lực để
kiểm tra từng sản phẩm, cũng như hao tổn nguyên vật liệu do có phế phẩm, do
đó làm giảm sức cạnh tranh của DoN...

Hình 1.1. Hệ thống các cấp độ QLCL

Vận dụng vào ĐTĐH, thanh tra và kiểm tra là các phương pháp chung nhất
của kiểm soát CL thường được sử dụng rộng rãi để xác định xem các chuẩn mực

CL có được đáp ứng hay không. Đó chính là các kì thi, đánh giá cấp chứng chỉ,
văn bằng tốt nghiệp. Tuy nhiên, ĐTĐH không được phép tạo ra phế phẩm,
người học thi chưa đạt chuẩn thì chưa được cấp bằng tốt nghiệp, nhưng có thể
học lại hoặc cũng có thể vào thị trường lao động với trình độ thấp hơn. Các
chuẩn mực CL trong ĐTĐH thường được các cấp QLGD xây dựng và ban hành
để kiểm soát và thanh tra việc thực hiện của các CSĐT ĐH.
b) Đảm bảo CL (Quality Assurance - QA) xuất hiện vào những năm 60 của
thế kỷ 20 do Deming, Juran, và Ishikawa đã nghiên cứu và kế thừa đưa ra luận
điểm “hướng tới khách hàng” và ĐBCL theo quá trình.
Mục đích nhằm minh chứng cho khách hàng về CL sản phẩm/dịch vụ để tạo
niềm tin của khách hàng đối với sản phẩm/dịch vụ của mình.
Nội dung: Khác với kiểm soát CL, ĐBCL xảy ra trước và trong quá trình
sản xuất hay cung cấp dịch vụ để ngăn chặn hay phòng ngừa các lỗi hay khiếm
khuyết xảy ra ngay từ đầu. Vì vậy, đòi hỏi phải thiết kế CL theo hệ thống hay


×