Tải bản đầy đủ (.pdf) (138 trang)

Phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế tại ngân hàng TMCP ngoại thương – chi nhánh sở giao dịch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.9 MB, 138 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGUYỄN MINH NGỌC

PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN QUỐC TẾ
TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM –
CHI NHÁNH SỞ GIAO DỊCH

LUẬN VĂN THẠC SỸ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU

Hà Nội - 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGUYỄN MINH NGỌC

PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN QUỐC TẾ
TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM –
CHI NHÁNH SỞ GIAO DỊCH
Chuyên nghành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 60 34 02 01

LUẬN VĂN THẠC SỸ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN HỒNG YẾN
XÁC NHẬN CỦA


CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ
CHẤM LUẬN VĂN

Hà Nội – 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, chưa được
công bố trong bất cứ một công trình nghiên cứu nào của người khác. Việc sử dụng
kết quả, trích dẫn tài liệu của người khác đảm bảo theo đúng các quy định. Các nội
dung trích dẫn và tham khảo các tài liệu, sách báo, thông tin được đăng tải trên các
tác phẩm, tạp chí và trang web theo danh mục tài liệu tham khảo của luận văn.
Hà Nội, tháng 02 năm 2019
Tác giả luận văn

Nguyễn Minh Ngọc


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Hồng Yến đã dành rất nhiều thời gian
và tâm huyết để giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu, trực tiếp hướng dẫn tôi
hoàn thành đề tài luận văn thạc sĩ kinh tế.
Nhân đây, tôi cũng xin được gửi lời vô cùng biết ơn tới Ban giám hiệu cũng
như các quý thầy cô Khoa đào tạo sau đại học trường Đại học Kinh tế - Đại học
quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành tốt khóa học này.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn Ban lãnh đạo và các đồng nghiệp VCB - Chi nhánh
sở giao dịch cũng như các quý khách hàng của VCB - Chi nhánh sở giao dịch đã
tạo điều kiện cho tôi hoàn luận văn này.

Mặc dù đã có sự nỗ lực, cố gắng hết sức của bản thân nhưng luận văn sẽ
không tránh khỏi những thiếu sót và tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng
góp trân thành từ quý thầy cô và các bạn


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ ii
MỤC LỤC............................................................................................................. iii
DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT........................................................................ i
DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU ....................................................................... ii
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH
VỤ THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI ............... 6
1.1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu dịch vụ thanh toán quôc tế của Ngân hàng
thương mại ....................................................................................................................... 6
1.1.1. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước ..................................................... 6
1.1.2. Khoảng trống nghiên cứu và điểm mới của đề tài........................................... 9
1.2. Tổng quan về dịch vụ thanh toán quốc tế của Ngân hàng thương mại................... 11
1.2.1. Khái niệm về Thanh toán quốc tế của Ngân hàng thương mại ...................... 11
1.2.2. Các phƣơng thức thanh toán quốc tế thông dụng của Ngân hàng thƣơng
mại

13

1.2.3. Các phương tiện thanh toán quốc tế ............................................................. 19
1.2.4. Đặc điểm dịch vụ thanh toán quốc tế ........................................................... 24
1.2.5. Vai trò của dịch vụ TTQT đối với NHTM.................................................... 25
1.2.6. Vai trò của TTQT đối với nền kinh tế. ......................................................... 27

1.2.7. Rủi ro trong dịch vụ thanh toán quốc tế ....................................................... 28
1.3. Phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế tại Ngân hàng thương mại ........................... 30
1.3.1. Nội dung phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế ............................................ 30
1.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế...................... 32
1.3.3. Nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế. ................. 35
1.3.4. Kinh nghiệm phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế của một số ngân hàng trên


thế giới ............................................................................................................... 40
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 ...................................................................................... 43
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................ 44
2.1. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................. 44
2.2. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 44
2.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu ............................................................ 44
2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu/ thông tin ....................................................... 45
2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu............................................................................ 47
2.3. Thiết kế quy trình viết luận văn. ............................................................................. 52
CHƢƠNG 3 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ

THANH TOÁN

QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƢƠNG
VIỆT NAM – CHI NHÁNH SỞ GIAO DỊCH ................................................... 55
3.1. Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Ngoại thương Viêt Nam – Chi nhánh Sở
giao dịch ....................................................................................................... 55
3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển ................................................................... 55
3.1.2. Bộ máy tổ chức và bộ máy quản lý tín dụng tại VCB – Chi nhánh Sở giao
dịch

57


3.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của VCB - Chi nhánh Sở giao dịch ............ 58
3.2. Tình hình phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế tại VCB – Chi nhánh sở
giao dịch ................................................................................................ 61
3.2.1. Cơ sở pháp lý ............................................................................................... 61
3.2.2. Thực trạng phát triển dịch vụ TTQT tại VCB - Chi nhánh Sở giao dịch. ...... 63
3.3. Đánh giá về tình hình phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế tại VCB – Chi nhánh
sở giao dịch .................................................................................................................... 87
3.3.1. Kết quả đạt được.......................................................................................... 87
3.3.2. Hạn chế........................................................................................................ 90
3.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế.................................................................. 94
CHƢƠNG 4 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN QUỐC
TẾ TẠI VCB CHI NHÁNH SỞ GIAO DỊCH ................................................... 98


4.1. Định hướng phát triển dịch vụ TTQT của VCB - Chi nhánh Sở giao dịch ............ 98
4.1.1. Định hướng phát triển chung của VCB - Chi nhánh Sở giao dịch ................. 98
4.1.2. Định hướng phát triển dịch vụ TTQT tại VCB - Chi nhánh Sở giao dịch ..... 98
4.2. Giải pháp phát triển dịch vụ TTQT tại VCB - Chi nhánh Sở giao dịch ................. 99
4.2.1. Nâng cao hiệu quả quá trình tác nghiệp dịch vụ TTQT ................................ 99
4.2.4. Tăng cường năng lực quản trị điều hành .................................................... 100
4.2.5. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ......................................................... 101
4.2.7. Đẩy mạnh các hoạt động Marketing ........................................................... 103
4.3. Kiến nghị ............................................................................................................... 105
4.3.1. Đối với hội sở chính NH TMCP Ngoại thương Việt Nam. ......................... 105
4.3.2. Đối với Ngân hàng nhà nước ..................................................................... 106
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 108
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................... 110
PHỤ LỤC



DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT

STT

Ký hiệu

Diễn giải

1

VCB

Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam

2

TTQT

Thanh toán quốc tế

3

NHTM

Ngân hàng thương mại

4

TCTD


Tổ chức tín dụng

5

NHTMNN

Ngân hàng thương mại nhà nước

6

NHLD

Ngân hàng liên doanh

7

NHNN

Ngân hàng nước ngoài

8

TMQT

Thương mại quốc tế

9

CN


Chi nhánh

10

PGD

Phòng giao dịch

11

WTO

Word Trade Organization: Tổ chức thương mại thế giới

i


DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU

STT Bảng

Nội dung

Trang

1

Bảng 3.1 Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của VCB – Sở giao dịch


2

Bảng 3.2

3

Bảng 3.3

Thu dịch vụ của VCB – Chi nhánh sở giao dịch từ năm 20142017

63

4

Bảng 3.4

Kết quả hoạt động tín dụng tại VCB - Chi nhánh Sở giao dịch
giai đoạn 2014 - 2017

64

5

Bảng 3.5 Một số chỉ tiêu kinh tế của thành phố Hà Nội qua các năm

6

Bảng 3.6

7


Bảng 3.7 Một số chỉ tiêu của các NHTM trên địa bàn Hà Nội

8

Bảng 3.8

9

Bảng 3.9

10 Bảng 3.10
11 Bảng 3.11
12 Bảng 3.12

Tình hình huy động vốn của VCB – Sở giao dịch từ năm
2014-2017

Mạng lưới hoạt động của các NHTM năm 2017 trên địa bàn
Hà Nội
Danh mục các sản phẩm dịch vụ TTQT VCB - Chi nhánh Sở
giao dịch cung ứng
Số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ TTQT tại VCB - Chi
nhánh Sở giao dịch
Doanh số và tốc độ tăng doanh số dịch vụ TTQT tại VCB Chi nhánh Sở giao dịch
Cơ cấu doanh số dịch vụ TTQT tại VCB – Chi nhánh sở giao
dịch
Thu nhập từ dịch vụ TTQT tại VCB – CN sở giao dịch 20142017

13 Bảng 3.13 Kết quả hồi quy mô hình

14 Bảng 3.14

58
60

65
66
68
70
74
76
83
89
90

Số lượng NH đại lý của một số NHTMVN và NHNNg năm
2017

ii

91


DANH MỤC HÌNH

STT Hình

Nội dung

1 Hình 1.1 Quy trình tiến hành nghiệp vụ chuyển tiền

2 Hình 1.2

Quy trình tiến hành nghiệp vụ phương thức tín dụng
chứng từ

Trang
13
17

3 Hình 1.3 Các cấu phần của môi trường kinh tế, xã hội

40

4 Hình 3.1 Cơ cấu tổ chức của VCB - Chi nhánh Sở giao dịch

57

5 Hình 3.2
6 Hình 3.3
7 Hình 3.4
8 Hình 3.5
9 Hình 3.6

Số lượng khách hàng sử dụng DVTTQT tại VCB - Chi
nhánh Sở giao dịch
Doanh số dịch vụ TTQT tại VCB - Chi nhánh Sở giao
dịch
Cơ cấu doanh số dịch vụ TTQT tại VCB - Chi nhánh Sở
giao dịch
Tỷ trọng doanh số dịch vụ CTQT và TTTM tại VCB Chi nhánh Sở giao dịch

Cơ cấu doanh số dịch vụ TTQT tại VCB – Chi nhánh sở
giao dịch

69
71
72
73
75

10 Hình 3.7 Cơ cấu thu nhập dịch vụ TTQT tại VCB – CN SGD

77

11 Hình 3.8 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng khách hàng

79

12 Hình 3.9 Cơ cấu thu nhập từ dịch vụ tại VCB – CN Sở giao dịch

88

iii


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trong xu hướng phát triển thế giới ngày nay, các quan hệ kinh tế quốc tế diễn
ra hết sức sôi động, kéo theo đó là sự đa dạng phức tạp của chuyển hàng hóa quốc
tế. Đồng thời với nó là sự vận động của các dòng tiền trong thanh toán. Quá trình

thanh toán có vai trò quan trọng đối với hoạt động của doanh nghiệp, tổ chức, cá
nhân nói riêng và nền kinh tế nói chung.
Thanh toán quốc tế diễn ra trên thị trường rộng,, phức tạp bởi khoảng cách giữ
người mua và người bán, bởi luật lệ của mỗi nước, bởi sự khác biệt trong đồng tiền
thanh toán. Phần lớn các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân đều không thể tự thực
hiện thanh toán quốc tế. Nhu cầu thanh toán hộ được thực hiện bởi các NHTM.
Hoạt động thanh toán quốc tế là một mắt xích không thể thiếu trong chuỗi
hoạt động kinh doanh của NHTM và ngày càng chứng tỏ vị trí và vai trò quan
trọng của mình. Hiện nay các ngân hàng hiện đại hoạt động đa năng nhằm tăng thu
nhập, không những từ các nghiệp vụ ngân hàng truyền thống, mà ngày càng mở
rộng các nghiệp vụ ngoại bảng như thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại hối, bảo
lãnh... Các hoạt động ngoại bảng mang lại thu nhập cho ngân hàng dưới dạng phí
ngày một tăng không những về mặt số lượng mà cả tỷ trọng. Tuy nhiên các hoạt
động ngoại bảng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro, đặc biệt khi một số người cho rằng hoạt
động ngoại bảng mang lại thu nhập hấp dẫn nhưng ngân hàng không phải bỏ vốn
càng làm cho họ chủ quan, lơ là, bất chấp những rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra bất cứ
lúc nào.
Trong các nghiệp vụ ngoại bảng, thanh toán quốc tế là nghiệp vụ quan trọng,
có tốc độ tăng trưởng cao, mang lại khoản thu phí ngày một tăng cho NHTM.
Thông qua nghiệp vụ thanh toán quốc tế để chắp nối phát triển các nghiệp vụ
khác như tín dụng, tài trợ xuất nhập khẩu, mua bán ngoại tệ, bảo lãnh, mở rộng
quan hệ tài khoản, quan hệ ngân hàng đại lý...

1


Là ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam về thanh toán quốc tế nhiều năm qua, NH
TMCP Ngoại thương Việt Nam (gọi tắt là VCB) luôn cung cấp cho doanh nghiệp
các dịch vụ thanh toán quốc tế tốt nhất, giúp hoạt động thương mại của doanh
nghiệp thông suốt. Với vị thế là lá cờ đầu của Vietcombank, Chi nhánh Sở giao dịch

(sau đây gọi tắt là VCB Sở giao dịch) đã cung cấp các dịch vụ thanh toán quốc tế
ngay từ khi mới thành lập và đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, ngày càng
đa dạng hóa các dịch vụ, chất lượng dịch vụ, số lượng khách hàng ngày càng gia
tăng. Tuy nhiên, so với tốc độ hội nhập chung của toàn ngành, sự phát triển các dịch
vụ thanh toán quốc tế tại VCB Sở giao dịch còn thiếu sót, điển hình là doanh số
giao dịch, số lượng khách hàng chưa tương xứng với nhu cầu thị trường và khả
năng, tiềm năng phát triển của Chi nhánh. Bên cạnh đó, Chi nhánh đã phát sinh
những lỗi tác nghiệp trong quá trình thực hiện giao dịch. Trong khi việc tìm hiểu
nguyên nhân, đề xuất giải pháp khắc phục lại thực hiện chưa hiệu quả, điều này sẽ
làm giảm khả năng cạnh tranh của Chi nhánh và các dịch vụ thanh toán quốc tế rất
có thể bị giảm so với các ngân hàng khác. Đây cũng là lý lo chính tôi lựa chọn đề
tài "Phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng
Việt Nam – Chi nhánh Sở giao dịch" làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ kinh tế.
2. Câu hỏi nghiên cứu
Luận văn đưa ra ba câu hỏi nghiên cứu:
-

Phát triển dịch vụ Thanh toán quốc tế là gì?. Những tiêu chí nào để đo lường

sự phát triển của dịch vụ TTQT?
-

Mức độ phát triển dịch vụ Thanh toán quốc tế tại VCB Sở giao dịch?

-

Những giải pháp nào nhằm phát triển dịch vụ Thanh toán quốc tế tại VCB Sở

giao dịch?
3. Mục đích nghiên cứu của Luận văn

Thứ nhất, làm rõ các nội dung có liên quan đến các dịch vụ thanh toán quốc tế
và phát triển các dịch vụ thanh toán quốc tế của ngân hàng thương mại.
Thứ hai, phân tích và đánh giá thực trạng phát triển các dịch vụ thanh toán quốc
tế tại VCB Sở giao dịch giai đoạn 2014 – 2017.

2


Thứ ba, đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển các dịch vụ thanh
toán quốc tế tại VCB Sở giao dịch.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Sự phát triển hoạt động dịch vụ Thanh toán quốc tế tại
VCB Sở giao dịch.
Phạm vi nghiên cứu:
-

Không gian: Đề tài được tiến hành nghiên cứu tại địa bàn thành phố Hà Nội,

cụ thể tại VCB Sở giao dịch, địa chỉ tại số 31, 33 Ngô Quyền, Phường Hàng Bài,
Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
-

Thời gian: Đề tài được nghiên cứu trong phạm vi thời gian 4 năm, từ 2014-2017.

5. Phƣơng pháp nghiên cứu
5.1 Nguồn thu thập dữ liệu
5.1.1 Nguồn thu thập dữ liệu thứ cấp
Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ báo cáo tổng kết nội bộ, báo cáo kết quả hoạt
động, báo cáo kinh doanh của phòng Tổng hợp, phòng GDKH tổ chức – khối thanh
toán quốc tế, toàn Chi nhánh, của VCB và ngân hàng khác. Tham khảo từ các tài

liệu, tạp chí, bài báo, luận văn khác liên quan tới đề tài.
5.1.2 Nguồn thu thập dữ liệu sơ cấp
Để thu thập số liệu, luận văn đã đặt ra các biến, rồi tiến hành lập giả thuyết,
xác định biến, chứng minh, thu thập số liệu để kiểm chứng giả thuyết.
Trong luận văn, sử dụng hai loại biến là biến độc lập và biến phụ thuộc. Biến
phụ thuộc là phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế.
Biến độc lập là ba nhóm yếu tố (yếu tố thuộc về khách hàng, yếu tố thuộc về
ngân hàng và yếu tố thuộc về Nhà nước) với 14 chỉ tiêu là biến độc lập được đặt ra
để tiến hành phân tích hồi quy.
Đối tượng điều tra: Lựa chọn là những cán bộ ngân hàng, khách hàng sử dụng
và liên quan đến dịch vụ thanh toán quốc tế tại Chi nhánh.
Phiếu điều tra được gửi trực tiếp tới cán bộ ngân hàng, khách hàng (người đại
diện của khách hàng giao dịch với ngân hàng như kế toán trưởng, nhân viên kế toán
ngân hàng...) dưới sự hỗ trợ của cán bộ quản lý khách hàng hoặc qua hình thức email.

3


5.2 Phương pháp xử lý số liệu
5.2.1 Phương pháp xử lý số liệu thứ cấp
Phương pháp tổng hợp thống kê: Phương pháp này nhằm mục đích tổng hợp
tóm tắt dữ liệu sau khi thu thập dữ liệu
Phương pháp phân tích: Quan sát, lựa chọn các tiêu chí đánh giá phù hợp, đưa
ra các kết luận, quan điểm, nhận định về đối tượng nghiên cứu
Phương pháp so sánh: So sánh đối chiếu nội dung liên quan tới quy mô, chất
lượng dịch vụ TTQT qua các thời kỳ, với đối tượng khác cùng đơn vị đo, căn cứ
trên cơ sở đó nhận định chung về sự phát triển dịch vụ TTQT tại Chi nhánh.
5.2.2 Phương pháp xử lý số liệu sơ cấp
Thứ nhất, sử dụng phương pháp thống kê mô tả
Phương pháp này để phân tích dữ liệu sơ cấp gồm tần số, giá trị trung bình và độ

lệch chuẩn.
Thứ hai, sử dụng phương pháp phân tích hồi quy
Phân tích tương quan: Một trong những điều kiện phân tích hồi quy là có sự
tương quan giữa biến độc lập và biến phụ thuộc. Pearson là hệ số kiểm định giả
thiết Ho: Hệ số tương quan bằng 0 tức là không có sự tương quan. Nếu Sig. Pearson
nhỏ hơn 0,05 thì giả thiết Ho bị bác bỏ, chấp nhận H1 tức là có sự tương quan.
Mô hình tuyến tính có dạng:
Y = β0 + β1X1 + β2X2 + β3X3 + β4X4 + … + βiXi
Kết quả chạy mô hình là căn cứ để tác giả đưa ra các nhận định các yếu tố tác
động đến dịch vụ TTQT tại VCB Sở giao dịch, yếu tố nào ảnh hưởng nhiều nhất,...,
từ đó đưa ra các giải pháp, các kiến nghị đối với với các chủ thể liên quan trong
việc phát triển dịch TTQT tại VCB Sở giao dịch.
5. Kết cấu của đề tài:
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
chính của Luận văn gồm 4 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về phát triển dịch vụ thanh toán quốc
tế của Ngân hàng thương mại.

4


Chương 2: Phương pháp nghiên cứu.
Chương 3: Thực trạng phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế tại NHTMCP
Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Sở giao dịch.
Chương 4: Giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế
tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Sở giao dịch

5



CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH
VỤ THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI

1.1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu dịch vụ thanh toán quôc tế của Ngân
hàng thƣơng mại
1.1.1. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
Dịch vụ TTQT là một dịch vụ góp phần tạo nên thu nhập lớn cho ngân hàng,
nên vấn đề về phát triển dịch vụ TTQT đã được rất nhiều những nhà phân tích
quan tâm và dành thời gian nghiên cứu.
Có rất nhiều những bài nghiên cứu trong nước và trên thế giới phân tích và
chỉ ra mối quan hệ giữa những nhân tố về môi trường kinh doanh,môi trường pháp
lý… ảnh hưởng đến sự phát triển dịch vụ TTQT của các ngân hàng.
1.1.1.1. Nghiên cứu chung về dịch vụ TTQT của NHTM
Trong bài nghiên cứu: “Financial Development, International Trade and
Economic Growth in Australia: New Evidence from multivariate framework
analysis”của Shahbaz (2012), tác giả đã chỉ ra vai trò của hệ thông tài chính và
thương mại quốc tế đến sự phát triển kinh tế của Australia, chỉ ra mối quan hệ giữa
phát triển kinh tế với sự phát triển dịch vụ thương mại quốc tế của các ngân hàng
trong hệ thống tài chính giai đoạn 1990-2010. Tác giả đã tiến hành nghiên cứu hai
mô hình: (i) Nghiên cứu mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế GDP với sự phát
triển của hệ thống tài chính và hoạt động thương mại quốc tế của Australia; (ii)
Nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ TTQT của các ngân
hàng trong hệ thống tài chính của Australia. Kết quả,bài nghiên cứu đã chỉ ra mối
quan hệ mật thiết giữa sự phát triển của hệ thống tài chính, hoạt động thương mại
quốc tế với sự phát triển kinh tế; chỉ ra những nhân tố về môi trường kinh doanh, môi
trường pháp lý sẽ tác động trực tiếp đến sự phát triển dịch vụ TTQT của ngân hàng.
Bài nghiên cứu: “Hệ thống chỉ tiêu phân tích, đánh giá hiệu quả hoạt động
thanh toán quốc tế của Ngân hàng thương mại” của Nguyễn Văn Tiến(2004) đăng
trong tờ “Tạp chí ngân hàng” đã chỉ ra vai trò ngày càng quan trọng của dịch vụ


6


TTQT đối với việc phát triển kinh doanh của các ngân hàng, đồng thời cũng đề xuất
một hệ thốngchỉ tiêu để đánh giá tính hiệu quả hoạt động TTQT của NHTM. Hệ
thống chỉ tiêu đánh giá tính hiệu quả hoạt động TTQT tác giả đề xuất bao gồm: (i)
Chỉ tiêu gián tiếp: Tăng cường và hỗ trợ nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ; Tăng
cường và hỗ trợ nghiệp vụ tài trợ thương mại; Tăng cường và hỗ trợ dịch vụ ngân
hàng khác như chiêt khấu hối phiếu, TTQT…; Tăng cường và hỗ trợ nghiệp vụ tín
dụng, huy động vốn; Tăng cường và củng cố uy tín của ngân hàng trong nước và
quốc tế. (ii) Chỉ tiêu trực tiếp: Doanh thu từ hoạt động TTQT; Lợi nhuận từ hoạt
động TTQT; Tỷ số Lợi nhuận/Doanh thu hoạt động TTQT; tỷ số Chi phí/ Doanh
thu hoạt động TTQT; Doanh thu hoạt động TTQT/Tổng doanh thu dịch vụ. Có thể
nói,bài nghiên cứu đã đưa ra một hệ thống chỉ tiêu cụ thể,chi tiết nhằm đánh giá tính
hiệu quả hoạt động TTQT của NHTM, từ đó giúp các ngân hàng nắm được điểm
mạnh,điểm yếu của mình trong công tác phát triển dịch vụ TTQT.
Ở hai bài nghiên cứu: “Financial Development, International Trade and
Economic Growth in Australia: New Evidence from multivariate framework
analysis”của Rahman(2010), và luận án tiến sỹ kinh tế của tác giả Tạ Thị
Thủy(2013) “ Phát triển dịch vụ TTQT tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển
Việt Nam - Chi nhánh Vinh”đã chỉ ra mối quan hệ giữa sự phát triển kinh tế trong
và ngoài nước với thương mại quốc tế, cụ thể là khi nền kinh tế thế giới đang trên
đà tăng trưởng mạnh mẽ thì sẽ giúp các hoạt động giao thương, buôn bán, vận
chuyển, xuất nhập khẩu diễn ra thường xuyên hơn và giá trị ngày càng lớn, giúp cho
nền kinh tế của các nước phát triển và quay lại thúc đẩy sự phát triển chung của nền
kinh tế thế giới. Và do sự gia tăng các hoạt động đó, các hoạt động thanh toán quốc
tế như mở L/C, chuyển tiền WU, chuyển tiền sang các ngân hàng nước ngoài diễn
ra sôi động hơn với giá trị lớn hơn. Tuy nhiên, nếu nền kinh tế trong khu vực, thế
giới có những dấu hiệu tiêu cực do suy thoái kinh tế, do chính sách về thuế xuất
nhập khẩu, do các vấn đề chính trị khiến hoạt động giao thương đình trệ sẽ dẫn tới

sự sụt giảm, kém hiệu quả của các hoạt động thanh toán quốc tế. Do đó, hai luận án
phân tích ở trên đã cho thấy ảnh hưởng sâu sắc của mối quan hệ kinh tế trong và

7


người nước đến sự phát triển dịch vụ TTQT của các ngân hàng và các tổ chức tín
dụng, quỹ tín dụng nhân dân, và từ đó đưa ra một số giải pháp giúp các ngân hàng
thương mại, tổ chức tín dụng khác để duy trì, cải thiện và nâng cao dịch vụ TTQT
trong từng thời kỳ, giai đoạn biến động của nền kinh tế như hiện nay.
1.1.1.2. Nghiên cứu về phát triển dịch vụ TTQT
Trong bài nghiên cứu : International Trade: Commerce among Nations của
tác giả Brad McDonald (2018), đã chỉ ra hoạt động dịch vụ thanh toán quốc tế là
không thể thiếu với các quốc gia hiện nay, dù cho quốc gia đó có nền kinh tế vượt
bậc hơn các nước còn lại hay không. Tác giả đã chỉ ra mỗi nước đều có một lợi thế
so sánh riêng, và việc trao đổi thương mại giữa các nước giúp tận dụng lợi thế vốn
có; đa dạng hóa sản phẩm sản xuất và bù đắp những thiếu hụt về hàng hóa khan
hiếm. Ngoài ra, thương mại đóng góp vào hiệu quả toàn cầu. Khi một quốc gia mở
cửa giao dịch, vốn và lao động chuyển sang các ngành công nghiệp mà họ được sử
dụng hiệu quả hơn. Phong trào đó giúp cung cấp cho xã hội một mức phúc lợi kinh
tế cao hơn.
Trong cuốn sách International Trade and Carriage of Goods của tác giả
Bariş Soyer, Andrew Tettenborn (2016) đã cung cấp một phân tích chi tiết và quan
trọng về các vấn đề mới nổi và các câu hỏi chưa được giải quyết trong thanh toán
quốc tế và các hợp đồng vận chuyển được sửa đổi để tạo thuận lợi cho việc thanh
toán quốc tế; phân tích nghiêm túc và kỹ lưỡng các vấn đề pháp lý thường phát sinh
trong bối cảnh bảo mật đối với hàng hóa, thư tín dụng và các tài liệu tương tự.
Với phạm vi bao quát và phân tích chất lượng cao, tác phẩm này là tài liệu quan
trọng cho cả độc giả chuyên nghiệp và học thuật, quan tâm đến thanh toán quốc tế
và vận chuyển hàng hóa.

Luận án tiến sỹ kinh tế của tác giả Tạ Thị Thủy(2013) “ Phát triển dịch vụ
TTQT tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Vinh” đã tiến
hành phân tích hồi quy những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển dịch vụ TTQT.
Luận văn chia ra 3 nhân tố với 14 biến quan sát để thực hiện hồ quy. Các nhân tố
được tác giả tiến hành phân tích là: Nhóm yếu tố thuộc về khách hàng (Khả năng

8


tiếp cận dịch vụ TTQT, Sự hiểu biết về dịch vụ TTQT); Nhóm yếu tố thuộc về ngân
hàng (Năng lực tài chính; Nguồn nhân lực; Chiến lược kinh doanh; Trình độ quản
lý; Uy tín, thương hiệu; Công nghệ; An ninh bảo mật); Nhóm yếu tố thuộc về nhà
nước (Môi trường pháp lý; Hạ tầng công nghệ thông tin; Sức ép cạnh tranh; Môi
trường kinh tế xã hội; Hệ thống thanh toán). Kết quả hồi quy cho thấy yếu tố chiến
lược kinh doanh có ảnh hưởng lớn nhất đến sự phát triển dịch vụ TTQT tại BIDV –
Chi nhánh Vinh, tiếp theo là các yếu tố nguồn nhân lực, trình độ quản lý, năng lực
tài chính, an ninh bảo mật, uy tín thương hiệu và cuối cùng là năng lực công nghệ.
Kết quả phân tích hồi quy giúp luận án đưa ra những đánh giá và giải pháp nhằm
phát triển dịch vụ TTQT tại BIDV – Chi nhánh Vinh.
Ngoài ra còn rất nhiều bài viết,nghiên cứu,luận văn, luận án viết về hoạt động
TTQT tại các ngân hàng. Đa số các nghiên cứu trong nước đều phân tích theo cấu trúc
từ cơ sở lý luận, đến thực trạng và giải pháp, mỗi nghiên cứu có những nhận định và
cách phân tích khác nhau, nhưng hầu hết vẫn đưa ra nhận định chung là:
-

Dịch vụ TTQT chịu sự tác động mạnh mẽ từ môi trường kinh doanh và môi

trường pháp lý các nước.Kinh tế có phát triển, hoạt động thương mại quốc tế có
phát triển thì dịch vụ TTQT của các ngân hàng mới có cơ hội phát triển.
-


Dịch vụ TTQT của Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình phát

triển do những yếu tố về công nghệ thông tin, yếu tố về chất lượng nguồn nhân lực.
-

Dịch vụ TTQT đang ngày càng được các ngân hàng chú trọng phát triển và trở

thành miếng bánh thị phần để các NHTM trong và ngoài nước cạnh tranh khốc liệt.
1.1.2. Khoảng trống nghiên cứu và điểm mới của đề tài
Sau khi xem xét và tham khảo nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước,
tác giả nhận định các nghiên cứu đều có ý nghĩa lý luận và thực tiễn. Còn ở bài
nghiên cứu về “Hệ thống chỉ tiêu phân tích, đánh giá hiệu quả hoạt động thanh toán
quốc tế của Ngân hàng thương mại” của Nguyễn Văn Tiến(2014) và “Nâng cao
năng lực TTQT của các ngân hàng thương mại Việt Nam”của Trần Nguyễn Hợp
Châu(2011) lại chỉ ra những chỉ tiêu đánh giá tính hiệu quả như số giao dịch và tổng
giá trị thanh toán quốc tế, giá trị thực hiện TTQT năm nay so năm trước và so với

9


kế hoạch, so với ngân hàng thương mại tương đương, mức độ hài lòng và ưa thích
sử dụng dịch vụ TTQT của NHTM, mức độ áp dụng công nghệ vào dịch vụ TTQT,
chất lượng đội ngũ nhân viên, mức độ da dạng của sản phẩm TTQT, thời gian và
thủ tục thực hiện dịch vụ TTQT,…Từ đó, các bài nghiên cứu đã đưa ra giải pháp để
phát triển dịch vụ cũng như nâng cao năng lực TTQT của ngân hàng thương mại,
dựa trên cơ sở thế mạnh và tiềm lực của các ngân thương mại, tổ chức tín dụng để
nâng cao hiệu quả từng chỉ tiêu, tiêu chí đã đề cập ở trên một cách nhanh nhất. Như
vậy, mỗi bài luận án và nghiên cứu đã nêu ở trên đều đã chỉ ra các quan điểm về
những nhân tố ảnh hưởng cũng như đánh giá về vấn đề phát triển dịch vụ TTQT,

như hai bài của Raman (2010) và Brad McDonald (2018), vnói về mối quan hệ giữa
trong nước với khu vực, châu lục và toàn thế giới về mặt thương mại, còn hai bài
Nguyễn Văn Tiến (2014) và Trần Nguyễn Hợp Châu (2011) lại chỉ ra những chỉ
tiêu, tiêu chí nhằm đánh giá hiệu quả hoạt động dịch vụ TTQT. Các công trình
nghiên cứu này đều nhằm mục đích phân tích, đánh giá từ nhiều khía cạnh, thế giới
quan khác nhau để có cái nhìn tổng quát về dịch vụ TTQT, từ đó tổng hợp các giải
pháp nhằm nâng cao hiệu quả dịch vụ này một cách toàn diện nhất có thể trong tình
hình cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ hiện nay của các ngân hàng, tổ chức tín dụng.
Mặc dù các nghiên cứu đều chỉ ra những nhân tố ảnh hưởng và cách thức đo
lường hiệu quả hoạt động TTQT, chỉ ra tính cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa
những NHTM trong việc phát triển dịch vụ TTQT, nhưng những nghiên cứu này
chỉ mới tập trung đánh giá về nhân tố thị trường, sản phẩm, chính sách pháp luật,
định chế tài chính từng thời kỳ,...mà chưa đi sâu để phân tích, đánh giá và xem xét
mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ TTQT với sự hài lòng của khách hàng – một
trong những nhân tố then chốt, quyết định tới sự thành công trong mọi loại hình
kinh doanh dịch vụ, nhất là khi có nhiều ngân hàng đồng thời cung cấp dịch vụ này.
Có thể dễ dàng nhận thấy rằng, trong thời đại ngày nay, việc sao chép những sản
phẩm, dịch vụ giữa các ngân hàng là không khó, nếu như một ngân hàng tung ra
một sản phẩm mới, thì một thời gian ngắn sau, khách hàng sẽ dễ dàng bắt gặp sản
phẩm tương tự như vậy tại một ngân hàng khác. Vì vậy, lấy được niềm tin và sự hài

10


lòng của khách hàng mới chính là yếu tố quan trọng quyết định sự thành công trong
phát triển dịch vụ. Các ngân hàng thương mại hiện nay đã nhìn nhận được tầm quan
trọng của chính sách chăm sóc khách hàng đến sự thành công trong chất lượng dịch
vụ. Tuy nhiên vấn đề này,chưa được đề cập đến trong những bài nghiên cứu về phát
triển dịch vụ TTQT của NHTM.
Từ khoảng trống nghiên cứu đó, tác giả quyết định lựa chọn đề tài về: “Phát

triển dịch vụ thanh toán quốc tế tại Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương
Việt Nam – Chi nhánh Sở giao dịch” để nghiên cứu. Với đề tài này, tác giả sẽ
không chỉ phân tích thực trạng phát triển dịch vụ TTQT, phân tích định lượng về
quy mô dịch vụ TTQT tại chi nhánh, mà còn tiến hành phân tích hồi quy nhằm đánh
giá sự hài lòng của khách hàng trong việc sử dụng dịch vụ TTQT của chi nhánh, từ
đó đưa ra những giải pháp thiết thực, cụ thể nhằm phát triển dịch vụ TTQT tại VCB
– Chi nhánh Sở giao dịch.
1.2. Tổng quan về dịch vụ thanh toán quốc tế của Ngân hàng thƣơng mại
1.2.1. Khái niệm về Thanh toán quốc tế của Ngân hàng thương mại
Theo Phan Thị Thu Hà (2015) “TTQT của NHTM là quan hệ thanh toán giữa
người chi trả ở nước này với người thụ hưởng ở nước kia thông qua trung gian
thanh toán là các Ngân hàng ở các nước phục vụ người chi trả và người thụ hưởng”
Trong bài đăng "Lựa chọn phương thức thanh toán quốc tế phù hợp - một số
khuyến nghị đối với doanh nghiệp" (Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số
192- Tháng 5. 2018) của Trần Nguyễn Hợp Châu, có nhiều phương thức thanh toán
khác nhau được sử dụng trong thương mại quốc tế. Việc lựa chọn phương thức
thanh toán (PTTT) nào phụ thuộc vào các yếu tố như: Mối quan hệ giữa các nhà
xuất nhập khẩu, khả năng khách hàng đáp ứng quy định do ngân hàng thương mại
(NHTM) đề ra trong thủ tục thanh toán, phí giao dịch do ngân hàng quy định, đặc
thù của thị trường bạn hàng, đặc điểm của hàng hóa... Tuy nhiên, PTTT nào thuận
lợi cho nhà nhập khẩu thì chứa đựng nhiều rủi ro cho nhà xuất khẩu và ngược lại.
Một quốc gia gần như không thể sản xuất tất cả các thứ quốc gia đó cần. Các
cuối gia sẽ luôn phải phụ thuộc lẫn nhau về các loại hàng hóa cần thiết cho sản xuất
11


và tiêu dùng. Một nước sẽ nhập khẩu những hàng hoá không thể sản xuất được hoặc
có nhưng với số lượng ít, đồng thời xuất khẩu những hàng hoá nước đó sẵn có hoặc
sản xuất được, nhằm tận dụng lợi thế so sánh (tuyệt đối và tương đối) trong ngoại
thương. Quá trình mua bán trao đổi hảng hóa tạo ra dòng tiền giữa các quốc gia, từ

đó tạo nên hoạt động ngoại thương.
Qua phân tích trên cho thấy, nguồn gốc của thanh toán quốc tế bắt đầu từ
hoạt động ngoại thương, và mục đích chính của thanh toán quốc tế là để hỗ trợ
và phục vụ cho hoạt động xuất nhập khẩu giữa các nước diễn ra một cách trôi
chảy và hiệu quả.
Thanh toán quốc tế là việc thực hiện các nghĩa vụ chi trả và quyền hưởng lợi
về tiền tệ phát sinh trên cơ sở các hoạt động kinh tế và phi kinh tế giữa các tổ chức,
cá nhân nước này với tổ chức, cá nhân nước khác, hay giữa một quốc gia với tổ
chức quốc tế, thông qua quan hệ giữa các ngân hàng của các nước liên quan.
Các điều kiện trong TTQT bao gồm:


Điều kiện về tiền tệ

“Trong TTQT, các bên phải sử dụng đơn vị tiền tệ nào đó để làm tiền tệ tính
toán và hoặc thanh toán trong các hiệp định tiền tệ, hợp đồng và hoặc trong các
công cụ thanh toán, phương thức thanh toán” (Nguyễn Văn Tiến, 2013)


Điều kiện về thời gian thanh toán

Theo Nguyễn Văn Tiến (2013) “Điều kiện về thời hạn thanh toán quy định khi
nào thì người nhập khẩu phải trả tiền cho người xuất khẩu, do đó, nó ảnh hưởng
trực tiếp đến tốc độ luân chuyển vốn, tới khả năng hạn chế rủi ro về lãi suất, tỷ giá,
thanh khoản,… đối với các bên tham gia hợp đồng. Nếu lấy thời hạn giao hàng
(chuyển giao quyền sở hữu) làm mốc, thì thời hạn thanh toán có thể là: trả tiền
trước, trả tiền ngay, trả tiền sau hoặc kết hợp các cách này”.


Điều kiện về phương thức thanh toán


Trong hoạt động ngoại thương, những người thụ hưởng có các khoản phải thu
từ hối phiếu, séc, hóa đơn… không thể tự mình đứng ra thu tiền từ người nước
ngoài cho nên họ phải ủy thác cho NHTM thực hiện việc thu tiền, tương tự những
người có nghĩa vụ chuyển trả tiền cho người thụ hưởng ở nước ngoài cũng không
12


thể tự mình đứng ra chuyển trả tiền do đó họ phải ủy thác cho NHTM chuyển
và/hoặc chuyển tiền đến. Các NHTM và các bên ủy thác phải thỏa thuận các cách,
nội dung và điều kiện để tiến hành thu và chuyển trả tiền, đó gọi là phương thức
TTQT. Phương thức thanh toán phổ biến là kèm chứng từ và không kèm chứng từ.

1.2.2. Các phƣơng thức thanh toán quốc tế thông dụng của Ngân hàng thƣơng
mại
1.2.2.1. Phương thức chuyển tiền - Remittance
Theo Nguyễn Thị Thu Thảo (2009) “Thanh toán bằng chuyển tiền là
phương thức thanh toán trong đó khách hàng (người trả tiền) yêu cầu Ngân hàng
phục vụ mình chuyển một số tiền nhất định cho một người khác (người thụ hưởng)
ở một địa điểm nhất định bằng phương tiện chuyển tiền do khách hàng yêu cầu”.
a)

Các bên tham gia thanh toán:

-

Người chuyển tiền (Remitter): Là cá nhân/tổ chức yêu cầu Ngân hàng thay

mình thực hiện chuyển tiền ra nước ngoài
-


Người thụ hưởng (Beneficiary): Là cá nhân/tổ chức được nhận số tiền

chuyển tới từ ngân hàng.
-

Ngân hàng chuyển tiền (Remitting Bank): Là Ngân hàng phục vụ người

chuyển tiền, ở nước yêu cầu người chuyển tiền.
-

Ngân hàng trả tiền (Paying Bank): Là Ngân hàng trực tiếp trả tiền cho người

thụ hưởng, thông thường là Ngân hàng đại lý hay chi nhánh của Ngân hàng chuyển
tiền ở nước người thụ hưởng.”
b)

Sơ đồ quy trình chuyển tiền:
Ngân hàng trả tiền
(Paying Bank)

Ngân hàng
chuyểntiền
(Remitting Bank)

Người thụ hưởng
(Beneficiary)

Người chuyển tiền
(Remitter)


Hình 1.1: Quy trình tiến hành nghiệp vụ chuyển tiền
(Nguồn: GS.TS Nguyễn Văn Tiến (2016), Giáo trình Thanh toán quốc tế&Tài trợ

13


ngoại thương, NXB Lao động)
*) “Giải thích tiến trình
1.

Người thụ hưởng thực hiện nghĩa vụ của mình với người chuyển tiền.

Trường hợp chuyển tiền ngoại thương người thụ hưởng (người xuất khẩu) thực hiện
việc giao hàng, đồng thời chuyển giao bộ chứng từ như: hóa đơn, vận đơn, bảo hiểm
đơn… cho người chuyển tiền (người nhập khẩu).
2.

Người chuyển tiền sau khi kiểm tra bộ chứng từ (hoặc hàng hóa), nếu

quyết định trả tiền thì viết lệnh chuyển tiền cùng ủy nhiệm chi (nếu có tài khoản)
gửi ngân hàng phục vụ mình.
3.

Ngân hàng chuyển tiền sau khi kiểm tra chứng từ và các điều kiện

chuyển tiền, nếu thấy hợp lệ và đủ khả năng thanh toán, ngân hàng thực hiện trích
tài khoản để chuyển tiền và gửi giấy báo nợ cho người chuyển tiền.
4.


Ngân hàng chuyển tiền ra lệnh cho ngân hàng trả tiền để chuyển trả

cho người thụ hưởng.
5.

Ngân hàng trả tiền ghi có vào tài khoản của người thụ hưởng, đồng

thời gửi giấy báo có cho người hưởng lợi”
Phương thức chuyển tiền được sử dụng trong hai trường hợp thanh toán
trước tiền hàng và thanh toán sau.
c)

Các hình thức chuyển tiền:
-

Chuyển tiền bằng thư (Mail transfer – M/T): Là hình thức chuyển

tiền trong đó lệnh thanh toán của Ngân hàng chuyển tiền được thể hiện trong nội
dung một bức thư mà Ngân hàng này gửi yêu cầu Ngân hàng thanh toán thực hiện.
Thư chuyển tiền là chỉ thị của Ngân hàng chuyển tiền đối với Ngân hàng thanh
toán yêu cầu ngân hàng này chi trả một khoản tiền được ấn định cho người thụ
hưởng được chỉ định trong thư.”
-

Chuyển tiền bằng điện (Telegraphic transfer T/T): Là hình thức

chuyển tiền trong đó lệnh thanh toán của Ngân hàng chuyển tiền được thể hiện
trong nội dung một bức điện mà ngân hàng này gửi cho Ngân hàng thanh toán thông
qua SWIFT (Society for WorlWide Interbank Financial Telecommunication – Hiệp
hội liên lạc viễn thông quốc tế Tài chính Ngân hàng thế giới). Nội dung chính của

14


chỉ thị chuyển tiền qua điện cũng tương tự như trong thư chuyển tiền. Trường hợp
cả Ngân hàng chuyển tiền và Ngân hàng thanh toán đều là thành viên của SWIFT,
hoặc có trao đổi dữ liệu điện tử với nhau, thì các chỉ thị trao đổi chuyển tiền đều
được chuẩn hóa và bảo mật hoàn toàn.”
d)

Điều kiện NHTM cung cấp dịch vụ chuyển tiền
“Để tiến hành phương thức thanh toán chuyển tiền, người yêu cầu chuyển

tiền phải lập giấy ủy nhiệm chuyển tiền – lệnh chuyển tiền gửi Ngân hàng phục vụ
mình. Nội dung chủ yếu của lệnh chuyển tiền bao gồm các yếu tố sau:
-

Tên và họ, địa chỉ của người yêu cầu chuyển tiền

-

Ngân hàng – số hiệu tài khoản trích tiền

-

Số tiền yêu cầu chuyển

-

Tên và họ, địa chỉ người thụ hưởng


-

Ngân hàng – số hiệu tài khoản được nhận tiền thụ hưởng

-

Lý do chuyển tiền

-

Phí chuyển tiền
Ngoài giấy chuyển tiền có nội dung như trên, người yêu cầu chuyển tiền còn

phải xuất trình những văn bản cần thiết có liên quan để làm căn cứ xem xét tính
pháp lý của số tiền cần chuyển ra nước ngoài. Ví dụ như: Hợp đồng ngoại thương,
giấp phép nhập khẩu, tờ khai hải quan,...”
1.2.2.2. Phương thức tín dụng chứng từ - Letter of Credit (L/C)
Theo Nguyễn Thị Thu Thảo (2009) “Thư tín dụng (L/C) là một cam kết thanh
toán của ngân hàng cho người xuất khẩu nếu như họ xuất trình được một bộ bộ
chứng từ thanh toán phù hợp với các điều khoản và điều kiện của L/C”
“L/C được hình thành trên cơ sở của hợp đồng ngoại thương, song sau khi
được thiết lập, thư tín dụng lại hoàn toàn độc lập với hợp đồng ngoại thương và khi
đó phương thức thanh toán này đã được thiết lập. Tính chất độc lập của thư tín dụng
được thể hiện ở chỗ nghĩa vụ của ngân hàng với người hưởng lợi L/C (nhà xuất
khẩu) không phụ thuộc vào mối quan hệ giữa người mua và người bán. Ngân hàng
mở L/C chỉ căn cứ vào bộ chứng từ mà nhà xuất khẩu trình và nội dung của L/C đã
được mở để trả tiền cho người bán. Việc thanh toán của ngân hàng không phụ thuộc
15



×