Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

Đánh giá thực trạng kê đơn thuốc ngoại trú trên địa bàn thành phố rạch giá tỉnh kiên giang năm 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.44 MB, 65 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

LÊ NGỌC DIỄM

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KÊ ĐƠN THUỐC
NGOẠI TRÚ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
RẠCH GIÁ TỈNH KIÊN GIANG NĂM 2018

LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I

HÀ NỘI 2018


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

LÊ NGỌC DIỄM

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KÊ ĐƠN THUỐC
NGOẠI TRÚ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
RẠCH GIÁ TỈNH KIÊN GIANG NĂM 2018

LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA I
CHUYÊN NGÀNH: Tổ chức quản lý dược
MÃ SỐ: CK 60 72 04 12
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Thanh Bình
Thời gian thực hiện: Từ 02/07/2018 - 02/11/2018

HÀ NỘI 2018



LỜI CẢM ƠN
Với tất cả lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin gởi lời cảm ơn chân
thành tới GS.TS. Nguyễn Thanh Bình, Hiệu trưởng Trường Đại Học Dược
Hà Nội, dù bận rất nhiều công việc nhưng đã luôn tận tình hướng dẫn và chỉ
bảo em trong quá trình thực hiện luận văn.
Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng Sau đại học, các thầy
cô trong Trường Đại học Dược Hà Nội đã tận tình giảng dạy, chỉ đạo và tạo
mọi điều kiện cho em trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn tốt
nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn các Nhà thuốc trên địa bàn thành phố Rạch Giá
đã hết sức tạo mọi điều kiện giúp đỡ cho em thu thập số liệu để hoàn thành luận
văn này.
Cuối cùng, em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới tất cả các người thân trong
gia đình, bạn bè và đồng nghiệp. Đặc biệt là cha mẹ đã luôn sát cánh giúp đỡ,
chia sẽ những lúc khó khăn và luôn tạo mọi điều kiện cho con học tập và hoàn
thành luận văn này.

Hà Nội, ngày 02 tháng 11 năm 2018
Học viên

Lê Ngọc Diễm


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1
Chương 1. TỔNG QUAN ................................................................................. 3
1.1 VÀI NÉT VỀ TÌNH HÌNH KÊ ĐƠN VÀ SỬ DỤNG THUỐC TRÊN
THẾ GIỚI VÀ Ở NƯỚC TA ......................................................................... 3
1.1.1. Tình hình kê đơn và sử dụng thuốc trên thế giới ........................... 3

1.1.2. Tình hình kê đơn và sử dụng thuốc tại Việt Nam .......................... 7
1.2. ĐƠN THUỐC VÀ QUY CHẾ KÊ ĐƠN.............................................. 10
1.2.1. Đơn thuốc........................................................................................ 10
1.2.2. Quy chế kê đơn thuốc ..................................................................... 11
1.3. NHÀ THUỐC CÔNG LẬP VÀ NGOÀI CÔNG LẬP ...................... 16
1.3.1. Nhà thuốc công lập....................................................................... 16
1.3.2. Nhà thuốc ngoài công lập ............................................................. 16
1.4. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH KINH TẾ - VĂN HÓA – XÃ
HỘI – Y TẾ CỦA TỈNH KIÊN GIANG ..................................................... 16
1.4.1. Vị trí địa lý ...................................................................................... 16
1.4.2. Địa hình ........................................................................................... 17
1.4.3. Khí hậu ............................................................................................ 17
1.4.4. Thành phố Rạch Giá ....................................................................... 18
1.5. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ...................................................... 18
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................. 20
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU .............................................................. 20
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................ 20
2.2.1. Biến số nghiên cứu.......................................................................... 20
2.2.2. Thiết kế nghiên cứu ........................................................................ 23
2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu.......................................................... 23
2.2.4. Mẫu nghiên cứu .............................................................................. 24
2.2.5. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu.......................................... 25
2.2.6. Công thức tính về chỉ số việc thực hiện quy chế kê đơn và chỉ số kê
đơn thuốc ngoại trú ....................................................................................... 26
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................... 28


3.1. ĐÁNH GIÁ VIỆC TUÂN THỦ THỰC HIỆN QUY CHẾ KÊ ĐƠN
THUỐC NGOẠI TRÚ ................................................................................. 28
3.1.1. Số đơn được lấy được ở CSYT công lập và CSYT ngoài công lập 28

3.1.2. Ghi thông tin liên quan đến thủ tục hành chính của bệnh nhân ..... 28
3.1.3. Quy định về mẫu đơn thuốc ............................................................ 30
3.1.4. Quy định ghi các thông tin liên quan đến bác sỹ kê đơn ................ 31
3.1.5. Quy định ghi các thông tin liên quan đến thuốc và cách hướng dẫn
sử dụng ...................................................................................................... 32
3.2. PHÂN TÍCH VIỆC THỰC HIỆN CHỈ SỐ KÊ ĐƠN THUỐC ........... 35
3.2.1. Thuốc kê đơn nằm trong danh mục thuốc thiết yếu ....................... 35
3.2.2. Số thuốc trung bình trong 1 đơn thuốc ........................................... 35
3.2.3. Về sử dụng thuốc kháng sinh .......................................................... 36
3.2.4. Về sử dụng thuốc corticoid ............................................................. 37
3.2.5. Về sử dụng vitamin và khoáng chất ............................................... 37
3.2.6. Về sử dụng thuốc tiêm .................................................................... 38
3.2.7. Về sử dụng thực phẩm chức năng................................................... 38
3.2.8. Về tình hình sử dụng thuốc nội và thuốc ngoại .............................. 38
3.2.9. Tương tác thuốc trong đơn.............................................................. 39
Chương 4. BÀN LUẬN .................................................................................. 40
4.1. VỀ VIỆC THỰC HIỆN QUY CHẾ KÊ ĐƠN THUỐC NGOẠI TRÚ 40
4.1.1. Số đơn được lấy ở CSYT công lập và CSYT ngoài công lập ........ 40
4.1.2. Ghi thông tin liên quan đến thủ tục hành chính của bệnh nhân ..... 40
4.1.3. Quy định về mẫu đơn thuốc ............................................................ 41
4.1.4. Quy định ghi các thông tin liên quan đến bác sỹ kê đơn ................ 42
4.1.5. Quy định ghi các thông tin liên quan đến thuốc và cách hướng dẫn
sử dụng ...................................................................................................... 43
4.2. VIỆC THỰC HIỆN CHỈ SỐ KÊ ĐƠN THUỐC.................................. 44
4.2.1.Thuốc kê đơn nằm trong danh mục thuốc thiết yếu ........................ 44
4.2.2. Số thuốc trung bình trong 1 đơn thuốc ........................................... 45
4.2.3. Về sử dụng thuốc kháng sinh .......................................................... 46
4.2.4. Về sử dụng thuốc corticoid ............................................................. 46
4.2.5. Về sử dụng vitamin-khoáng chất .................................................... 47



4.2.6. Về sử dụng thuốc tiêm và thực phẩm chức năng............................ 47
4.2.7. Chi phí tiền thuốc trong đơn thuốc ................................................. 47
4.2.8. Về tình hình sử dụng thuốc nội và thuốc ngoại .............................. 48
4.2.9. Tương tác thuốc trong đơn.............................................................. 48
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................... 49


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BN:

Bệnh nhân

BYT:

Bộ Y tế

ĐH:

Đại học

ĐT:

Đơn thuốc

HDSD:

Hướng dẫn sử dụng


KS:

Kháng sinh

NT:

Nhà thuốc

QĐ:

Quyết định

SL:

Số lượng

TPCN:

Thực phẩm chức năng

TL:

Tỷ lệ

TT:

Thông tư

TTY:


Thuốc thiết yếu

WHO:

Tổ chức y tế thế giới


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Biến số của việc thực hiện quy chế kê đơn thuốc ngoại trú ........... 21
Bảng 2.2. Biến số về chỉ số kê đơn thuốc ngoại trú ........................................ 22
Bảng 2.3. Các chỉ số thực hiên quy chế kê đơn thuốc .................................... 26
Bảng 2.4. Các chỉ số về kê đơn thuốc ............................................................. 27
Bảng 3.5. Số đơn được lấy được ở CSYT công lập và CSYT ngoài công lập28
Bảng 3.6. Ghi thông tin bệnh nhân trên 72 tháng tuổi .................................... 28
Bảng 3.7. Ghi thông tin bệnh nhân dưới 72 tháng tuổi................................... 29
Bảng 3.8. Tỷ lệ đơn thuốc theo mẫu quy định TT52 ...................................... 30
Bảng 3.9. Tỷ lệ đơn thuốc ghi đầy đủ chẩn đoán, ngày kê đơn, tên, chữ ký bác
sỹ, và sửa chữa trong đơn ................................................................................ 31
Bảng 3.10. Tỷ lệ lượt thuốc ghi tên thuốc theo quy định TT52 ..................... 32
Bảng 3.11. Tỷ lệ đơn thuốc ghi tên thuốc theo quy định TT52 ...................... 33
Bảng 3.12. Tỷ lệ đơn thuốc ghi đầy đủ hàm lượng, số lượng, liều dùng, đường
dùng, thời điểm dùng thuốc............................................................................. 34
Bảng 3.13. Tỷ lệ thuốc kê nằm trong danh mục thuốc thiết yếu và chi phí ... 35
Bảng 3.14. Số lượng thuốc được kê và số thuốc trung bình trong 1 đơn thuốc
......................................................................................................................... 35
Bảng 3.15. Tỷ lệ đơn thuốc có kê kháng sinh chi phí sử dụng ....................... 36
Bảng 3.16. Tỷ lệ đơn thuốc có kê corticoid chi phí sử dụng .......................... 37
Bảng 3.17. Tỷ lệ đơn thuốc có kê vitamin- khoáng chất và chi phí sử dụng.. 37
Bảng 3.18. Tỷ lệ đơn thuốc có kê thuốc tiêm chi phí sử dụng ....................... 38
Bảng 3.19. Tỷ lệ sử dụng thuốc nội, thuốc ngoại trong đơn và chi phí sử dụng

......................................................................................................................... 38
Bảng 3.20. Mức độ tương tác thuốc có trong đơn .......................................... 39


DANH MỤC HÌNH, ĐỒ THỊ
Hình 1.1. Tunisia, Thổ Nhĩ Kỳ và Việt Nam là ba quốc gia có tỉ lệ sử dụng
kháng sinh tăng mạnh........................................................................................ 9
Hình 1.2. Bản đồ địa lý tỉnh Kiên Giang ........................................................ 17


ĐẶT VẤN ĐỀ
Con người là nhân tố quyết định đến sự phát triển kinh tế, văn hóa xã hội
và bảo vệ tổ quốc. Sức khỏe là vốn quý nhất của con người.
Thuốc chữa bệnh là một hàng hóa đặc biệt có liên quan trực tiếp đến sức
khỏe và tính mạng của con người. Việc quyết định lựa chọn thuốc, đường dùng,
cách dùng, liều dùng, thời điểm dùng phụ thuộc vào người thầy thuốc người
trực tiếp thăm khám và chẩn đoán bệnh; bệnh nhân là người thực hiện đầy đủ
và đúng theo phác đồ điều trị của thầy thuốc.
Những năm qua, ngành Y tế đã có nhiều nỗ lực trong việc đáp ứng nhu
cầu về cung ứng thuốc phục vụ công tác khám, chữa bệnh cho nhân dân. Thị
trường thuốc Việt Nam ngày càng đa dạng và phong phú kể cả số lượng và chất
lượng, bình quân tiền thuốc đầu người ngày càng một tăng. Việc sử dụng thuốc
hiện nay vẫn còn nhiều bất cập, do nguồn nhiều nguồn cung ứng thuốc ( doanh
nghiệp tư nhân, doanh nghiệp cổ phần, doanh nghiệp nước ngoài,…) với nhiều
hình thức, cách tiếp thị và ưu đãi khác nhau. Theo điều tra của Ban Tư vấn sử
dụng thuốc kháng sinh thuộc Bộ Y tế, việc kê đơn sử dụng thuốc không hợp lý
xảy ra tại nhiều bệnh viện trong cả nước như: kê đơn không đúng quy chế, kê
quá nhiều thuốc trong một đơn, kê đơn với nhiều biệt dược. lựa chọn thuốc kê
đơn không theo tính thiết yếu mà theo tính thương mại ngày càng gia tăng…dẫn
đến điều trị không hiệu quả, tình trạng bệnh không khỏi hoặc kéo dài, kháng

kháng sinh, lạm dụng thuốc, làm cho bệnh nhân lo lắng và gây lãng phí không
cần thiết. Trước thực trạng đó, Bộ trưởng BYT đã ra thông tư 52/2017/ TT –
BYT ngày 29/12/2107, Quy định về đơn thuốc và việc kê đơn thuốc hóa dược,
sinh phẩm trong điều trị ngoại trú. Để giảm tình trạng kê đơn thuốc không hợp
lý, làm giảm chất lượng điều trị và chi phí cho người dân.
Để góp phần đánh giá những kết quả đạt được cũng như hạn chế trong
việc thực hiện quy chế kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú, tôi tiến hành thực
1


hiện đề tài “ Đánh giá thực trạng kê đơn thuốc ngoại trú trên địa bàn thành
phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang năm 2018”.
Với hai mục tiêu sau:
1. Đánh giá việc tuân thủ quy chế kê đơn thuốc ngoại trú được thu thập
tại một số nhà thuốc trên địa bàn thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang
năm 2018;
2. Phân tích một số chỉ số kê đơn trong đơn thuốc ngoại trú được thu thập
tại các nhà thuốc trên trong năm 2018.

2


Chương 1. TỔNG QUAN
1.1

VÀI NÉT VỀ TÌNH HÌNH KÊ ĐƠN VÀ SỬ DỤNG THUỐC TRÊN

THẾ GIỚI VÀ Ở NƯỚC TA
1.1.1. Tình hình kê đơn và sử dụng thuốc trên thế giới
Đã hàng ngàn năm nay, thuốc phòng bệnh, chữa bệnh trở thành một nhu

cầu tất yếu của cuộc sống con người. Thuốc đóng một vai trò quan trọng trong
công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân; đó là một trong những nhân tố
chủ yếu nhằm mục tiêu đảm bảo sức khỏe cho mọi người. Những thành tựu
phát minh, sản xuất và cung ứng các loại dược phẩm nhằm đấu tranh với bệnh
tật, bảo vệ sức khỏe và kéo dài tuổi thọ con người.
Trong những năm gần đây nhu cầu thuốc trên thị trường thế giới có sự
gia tăng mạnh mẽ do sự phát triển của dân số thế giới và sự gia tăng tuổi thọ,
nhu cầu dùng thuốc nhiều, dùng các loại thuốc có tỷ trọng chất xám cao nên
thường đắt [24].
Trong vấn đề sử dụng thuốc tồn tại các vấn đề: Đó là sự tiêu thụ thuốc
chưa đồng đều giữa các nước phát triển và đang phát triển và vấn đề đáng chú
ý là việc kê đơn không hợp lý, không an toàn, còn bệnh nhân thì không tuân
thủ theo chỉ định của bác sỹ, tình trạng bác sỹ kê đơn nhằm lẫn vẫn còn, còn
lạm dụng thuốc, phối hợp thuốc không đúng, không ghi đủ liều lượng, dạng
thuốc vẫn còn diễn ra. Tình trạng kê quá nhiều thuốc cho một bệnh nhân, lạm
dụng kháng sinh tiêm, kê đơn kháng sinh cho bệnh không nhiễm trùng vẫn còn
diễn ra [20].
Sự tiêu thụ thuốc chưa đồng đều giữa các nước phát triển và đang phát
triển.
Nhóm những quốc gia phát triển và có nền kinh tế tiên tiến, hệ thống
chăm sóc sức khỏe tốt có mức chi cho tiêu thụ thuốc bình quân đầu người khá
cao. Trong một nghiên cứu, năm 2016, Mỹ, Nhật và người Canada có mức chi
3


nhiều nhất thế giới. Mỹ khoảng 800USD/ người/năm;Nhật và canada vào
khoảng 420 USD/người/năm.
Trong khi đó, mức chi bình quân đầu người trên toàn thế giới chỉ khoảng
186 USD/người/năm. Chỉ với ba nước dẫn đầu này đã chiếm đến 55% tổng giá
trị tiêu thụ thuốc toàn cầu.

Nhóm các nước đang phát triển (bao gồm cả Việt Nam) có mức chi tiêu
cho thuốc bình quân đầu người chỉ 96 USD, thấp hơn 48% so với mức bình
quân chung của thế giới. Chỉ số này tại Trung Quốc cũng khá thấp, chỉ khoảng
121 USD/người/năm.
Thị trường dược phẩm các nước khối ASEAN có một số đặc điểm chung
là thuốc thông dụng chiếm thị phần bình quân khoảng 40%, trong đó Singapore
thấp nhất là 9%, Việt Nam cao nhất 70% theo đánh giá của IMS. Có thể thấy
rằng trong các nước ASEAN, thuốc generic chiếm một tỷ trọng đáng kể. Trong
thị trường dược phẩm, thuốc generic chiếm một tỷ trọng cao hơn các nước có
thu nhập cap. Điều này nói lên vấn đề là người dân ở các nước có thu nhập thấp
ưu tiên lựa chọn generic mỗi khi sử dụng thuốc. Thuốc generic là một thị trường
tiềm năng đồng thời là một giải pháp lựa chọn để người dân các nước đang phát
triển có khả năng tiếp cận với thuốc thiết yếu theo chính sách của WHO [5].
Sự chênh lệch này phụ thuộc vào mức độ phát triển của nền kinh tế. Tại
các nước phát triển, thị trường thuốc tiêu thụ được đặc trưng bởi các yếu tố: thu
nhập bình quân đầu người cao, mức tiêu thụ thuốc bình quân đầu người cao với
mô hình bệnh tật chủ yếu là các bệnh thần kinh, bệnh tim mạch, bệnh đường
tiêu hoá, bệnh đường tiết niệu.
Ngược lại, thị trường tiêu thụ thuốc của các nước đang phát triển được
đặc trưng bởi các yếu tố: mức thu nhập bình quân đầu người thấp, mức tiêu thụ
thuốc bình quân đầu người thấp với mô hình bệnh tật chủ yếu là các bệnh nhiễm
trùng và ký sinh trùng.

4


Tình trạng chưa tuân thủ đầy đủ quy chế kê đơn thuốc ngoại trú và lạm
dụng thuốc đang diễn ra ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt các nước đang phát
triển.
Qua một số nghiên cứu ở một số bệnh viện trên thế giới cho thấy sai sót

phổ biến là viết tắt không phù hợp, tính sai liều, chữ khó đọc, với đơn viết tay,
một nửa số thuốc có sai sót y khoa, 1/5 số đơn có thể gây hại, 82% có từ 1-2
sai sót, 77% không ghi cân nặng hay ghi sai, 6% không ghi ngày hay ghi sai
ngày kê đơn, 38% sai sót dưới liều, 18,8% là kê quá liều, sai sót do ghi thiếu
hay sai khoảng thời gian sử dụng là 28,3%. Bác sỹ chủ yếu kê thuốc theo tên
thương mại, kê thuốc theo tên gốc, tên INN chỉ chiếm 7,4%.
Tuy nhiên, tình trạng chưa tuân thủ đầy đủ quy chế kê đơn thuốc ngoại
trú đang diễn ra ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt các nước đang phát triển.
Nghiên cứu của Sanchez (2013) ở Tây Ban Nha cho thấy có tới 1.127 lỗi kê
đơn đã xảy ra trong tổng số 42.000 đơn thuốc, trong đó phổ biến nhất là lỗi đơn
không đọc được (26,2%)[23].
Nghiên cứu của Patel V và cộng sự tại Ấn Độ năm 2005, 990 đơn thuốc
khảo sát thì có tới hơn một phần ba trong tổng số đơn thuốc thông tin xác định
bác sỹ điều trị là không rõ ràng, hơn một nữa các đơn thuốc không ghi đầy đủ
các thông tin về bệnh nhân (tình trạng bệnh, địa chỉ, tên tuổi…). Phần lớn các
đơn thuốc chữ viết và hướng dẫn sử dụng thuốc cho bệnh nhân không rõ ràng.
Hơn 90% đơn thuốc chỉ kê biệt dược, tình trạng lạn dụng kê kháng sinh, vitamin,
thuốc tiêm khá phổ biến và hậu quả thì khó lường [24].
Lạm dụng thuốc và lạm dụng kháng sinh, thuốc tiêm, vitamin được đề
cập tại nhiều quốc gia. Tình trạng lạm dụng kháng sinh xảy ra đối với nhiều
loại bệnh, trên nhiều đối tượng bệnh nhân. Tỷ lệ người bệnh tuân thủ điều trị
kháng sinh còn thấp.
Một cuộc khảo sát bệnh nhân ở 11 quốc gia trên toàn thế giới cho thấy
22,3% số bệnh nhân được dùng thuốc kháng sinh điều trị nhiễm trùng cấp tính
5


tại cộng đồng thừa nhận không tuân thủ đầy đủ liệu trình. Nhiều bệnh nhân
dùng liều thấp hơn hoặc chỉ dùng trong thời gian ngắn 3 ngày thay vì 5 ngày
[24].

Một nghiên cứu đăng trong Kỷ yếu Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia
Hoa Kỳ (PNAS) chỉ ra: Tổng lượng kháng sinh sử dụng trên toàn thế giới vẫn
tăng 65% trong giai đoạn 2000-2015.Trong năm 2015, có gần 35 tỷ liều thuốc
kháng sinh xác định trong ngày (Defined Daily Doses-DDD) được tiêu thụ ở
76 quốc gia. Tỷ lệ sử dụng kháng sinh tăng 39%, từ 11,3 lên 15,5 DDD trên
1.000 người dân mỗi ngày.Tổng lượng kháng sinh được sử dụng cho con người
trên toàn thế giới đã gia tăng từ 21,1 tỷ liều xác định trong ngày vào năm 2000,
lên 34,8 tỷ liều vào năm 2015. Tốc độ gia tăng là 65% trong vòng 15 năm. Tỷ
lệ tiêu thụ kháng sinh cũng tăng 39%, từ 11,3 lên 15,7 DDD trên 1.000 người
dân/ngày. Đóng góp phần lớn vào xu hướng này là sự gia tăng sử dụng kháng
sinh ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình, được gọi là nhóm LMIC.
Tổng lượng kháng sinh ở các quốc gia LMIC tăng 114%. Trong khi đó, tỷ lệ
tiêu thụ trên 1.000 người dân/ngày tăng 77% [23].
Các nước có thu nhập cao có khuynh hướng tiêu thụ kháng sinh giảm
hoặc không tăng. Nhóm các nước có nền kinh tế mới nổi BRICS mức tiêu thụ
kháng sinh tăng đáng kể Brazil 68%, Nga 19%, Trung Quốc 37%, Nam Phi
19% [22].
Thuốc là con dao hai lưỡi, có tác dụng điều trị, cũng có thể gây ra phản
ứng có hại ở nhiều mức độ. ADR là một vấn đề nguy hiểm với phạm vi ảnh
hưởng đang lớn dần, do thuốc có mặt trên thi trường ngày càng nhiều và số
người gặp ADR ngày càng tăng.
Tại Mỹ, một đánh giá trên nghiên cứu của Lazarou cho thấy năm 1994
có 2,2 triệu phản ứng có hại của thuốc đã xảy ra ở những người đang điều trị
trong bệnh viện (6,7%) và gây ra 106.000 ca tử vong [22].

6


1.1.2. Tình hình kê đơn và sử dụng thuốc tại Việt Nam
Kê đơn thuốc ở Việt Nam cũng nằm trong xu hướng chung của Thế Giới.

Mặc dù Bộ Y tế đã có nhiều văn bản qui định hết sức cụ thể từ những chi tiết
nhỏ như qui trình kê đơn, tiêu chuẩn một đơn thuốc hợp lý. Ví dụ như ghi tên
thuốc theo đúng qui định phải là tên gốc, đối với thuốc có nhiều thành phần
mới ghi tên biệt dược thông dụng. Nhưng các thầy thuốc thường không nắm
được qui định này hoặc biết nhưng vẫn bỏ qua. Theo một cuộc khảo sát ở thành
phố Huế, với 300 đơn thuốc đã được kê, chỉ có 120 đơn thuốc có mẫu đúng qui
chế chiếm tỉ lệ 37,3%, còn số đơn được kê trên các loại mẫu mã, kiểu cách
không đúng qui định mà phần lớn là các tờ quảng cáo của các hãng dược phẩm.
Nghiên cứu của tác giả Phạm Thị Xuân về việc thực hiện quy chế đơn
thuốc trong điều trị ngoại trú tại các nhà thuốc trên địa bàn thành phố Sơn La
năm 2014, có 58,75% đơn thuốc không theo đúng quy định ghi đơn thuốc,
trong đó 52,7% đơn không ghi đầy đủ cách dùng, không ghi đủ hàm lượng,
nồng độ thuốc; 7,7% đơn viết không rõ ràng, khó đọc, tên thuốc viết thiếu nét,
viết tắt; 5,7% đơn không ghi rõ địa chỉ người bệnh; 9,7% đơn thuốc ký tên
nhưng không ghi rõ học vị, họ tên người kê đơn [21].
Nghiên cứu của tác giả Phạm Duy Khanh về thực trạng kê đơn thuốc
ngoại trú tại trung tâm y tế huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu năm 2015
được thực hiện chưa tốt, 100% đơn có ghi đầy đủ họ tên, tuổi, chẩn đoán, 2,74%
có ghi số tháng tuổi đối với trẻ em dưới 72 tháng tuổi, 71,75% đơn có đánh số
khoản, 72,25% đơn có gạch chéo phần đơn trắng, tỷ lệ đơn thuốc được kê theo
tên generic là 75,32% [15].
Nghiên cứu của tác giả Đoàn Kim Phượng về thực trạng kê đơn thuốc
trong điều trị ngoại trú tại trung tâm y tế huyện Phú Giáo tỉnh Bình Dương năm
2017, tỷ lệ chấp hành các quy định trong đơn thuốc đạt 30,5%; 100% đơn thuốc
ghi đầy đủ họ tên và chữ ký của bác sĩ, ghi đầy đủ hàm lượng, số lượng thuốc;
36,5% ghi đầy đủ địa chỉ bệnh nhân; 99,0% ghi đúng tên thuốc; 98,3% ghi đủ
7


liều dùng và thời điểm dùng; 98,5% ghi đủ đường dùng [17].

Bên cạnh đó, cần phải lên tiếng báo động về tình trạng lạm dụng thuốc
biệt dược làm ảnh hưởng đến kinh tế bệnh nhân và gia đình. Không những thế
còn gây ra một thị hiếu dùng thuốc không đúng, dẫn đến tình trạng lạm dụng
thuốc kháng sinh, thuốc corticoid, thuốc vitamin vẫn tiếp tục diễn ra. Nội dung
ghi hướng dẫn sử dụng thuốc cho bệnh nhân cũng còn sai sót và chưa đầy đủ
về hàm lượng, liều dùng, đường dùng, thời điểm dùng; thông tin bệnh nhân
chưa đầy đủ.
Trong số 873 báo cáo, số lượng ADR nhiều nhất vẫn là kháng sinh (449),
đặc biệt là kháng sinh nhóm batalactam (25), sau đến nhóm hạ sốt giảm đau
chống viêm (110), thuốc chống lao (99), thuốc thần kinh tâm thần (42), dịch
truyền (33), thuốc tê-mê (16), corticoid và vitamin (11), thuốc giãn cơ (10),
vaccin (9), thuốc đông y (27).
Trong một nghiên cứu về cung ứng steroid tại các nhà thuốc ở Hà Nội,
98% nhà thuốc nghiên cứu đều bán hoặc là prednisolon hoặc là dexamethaxon
và chỉ có duy nhất một lần khách hàng được hỏi về đơn thuốc.
Tại các phòng khám việc kê đơn thuốc có nhiều kháng sinh được sử dụng
khá phổ biến có thể do bác sỹ kê đơn theo kinh nghiệm và đôi khi kê đơn kháng
sinh với mục đích phòng bệnh hoặc điều trị kiểu bao vây. Kê đơn thực tế phải
dựa vào kết quả kháng sinh đồ, đây là một xét nghiệm khồng được phổ biến ở
Việt Nam do tốn kém và thời gian có kết quả lâu (khoảng 3 – 5 ngày). Chính vì
điều này đã tạo cho bác sỹ có thói quen dùng kháng sinh phổ rộng, phối hợp
nhiều loại kháng sinh hoặc thay đổi kháng sinh cho một bệnh nhân tròn đợt điều
trị. Kết quả nghiên cứu của Đoàn Kim Phượng tại Trung tâm y tế huyện Phú
Giáo tỉnh Bình Dương năm 2015 cho kết quả: Tỷ lệ đơn có kháng sinh chiếm
28%, khảo sát tại Bệnh viện đa khoa huyện Kỳ Sơn tỉnh Nghệ An năm 2015,
tỷ lệ đơn có kê kháng sinh là 78,3% [16],[17].

8



Theo kết quả khảo sát về việc bán thuốc kháng sinh ở các cơ sở bán lẻ
thuốc ở vùng nông thôn và thành thị các tỉnh phía Bắc cho thấy nhận thức về
kháng sinh và kháng kháng sinh của người bán thuốc và người dân còn thấp
đặc biệt ở vùng nông thôn. Phần lớn kháng sinh được bán mà không có đơn
88% (thành thị) và 91% (nông thôn). Kháng sinh đóng góp 13,4% (ở thành thị)
và 18,7% (ở nông thôn) trong tổng số doanh thu của cơ sở bán lẻ thuốc[6].
Hiện nay, vấn đề kháng thuốc kháng sinh ở Việt Nam ngày càng trở lên
trầm trọng, đáng báo động, nhiều vi khuẩn kháng với nhiều loại kháng sinh.
Một trong các nguyên nhân dẫn đến kháng kháng sinh là do việc sử dụng kháng
sinh rộng rãi, kéo dài, lạm dụng trong chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản và
trồng trọt để điều trị, phòng chống dịch bệnh trên động vật, cũng như cho mục
đích sản xuất đã làm cho các vi sinh vật thích nghi với thuốc, tạo điều kiện cho
nhiều loại vi khuẩn trở thành kháng thuốc, làm cho thuốc kém hiệu quả hoặc
không hiệu quả [6].
Nghiên cứu đăng trong Kỷ yếu Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Hoa
Kỳ (PNAS) chỉ ra ba quốc gia có tỉ lệ bình quân sử dụng kháng sinh tăng mạnh
nhất thế giới là Tunisia, Thổ Nhĩ Kỳ và Việt Nam.

Hình 1.1. Tunisia, Thổ Nhĩ Kỳ và Việt Nam là ba quốc gia có tỉ lệ sử dụng
kháng sinh tăng mạnh.
9


Vitamin cũng là một nhóm thuốc thường được bác sỹ kê đơn như là thuốc
bổ trợ. Khảo sát ở Trung tâm y tế huyện Phú Giáo tỉnh Bình Dương năm 2015:
có 32,8% đơn thuốc có kê kháng sinh, chủ yếu là vitamin nhóm B phối hợp với
các khoáng chất như: Mg, Fe,…không có tình trạng bác sỹ kê nhiều loại vitamin
trong cùng một đơn. Tương tự, khảo sát tại Bệnh viện đa khoa huyện Kỳ Sơn
tỉnh Nghệ An năm 2015, tỷ lệ này là 77% [16],[17].
Tương tác thuốc trong đơn cũng là một trong những vấn đề quan trọng

cần bác sỹ và người bệnh phải biết để sử dụng thuốc an toàn, hợp lý. Kết quả
nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu tại Bệnh viện Nội Tiết Trung ương có tới 34%
số đơn thuốc có tương tác, trong đó chủ yếu là tương tác thuốc ở mức độ trung
bình ( 82,6%), có 6,8% tương tác thuốc ở mức độ nặng có thể gây nguy hiểm
tới tính mạng người bệnh nếu sử dụng thuốc này cùng nhau. Theo kết quả
nghiên cứu của Lê Thu Hiền tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Thái Bình năm
2015 thì có tới 7,63% số đơn có tương tác. Theo kết quả nghiên cứu của Đoàn
Kim Phượng tại Trung tâm y tế huyện Phú Giáo tỉnh Bình Dương năm 2015 có
10,3% đơn thuốc có tương tác, có 2,8% tương tác ở mức độ nặng[17].
1.2. ĐƠN THUỐC VÀ QUY CHẾ KÊ ĐƠN
1.2.1. Đơn thuốc
a. Khái niệm đơn thuốc
Đơn thuốc là căn cứ hợp pháp để bán thuốc, cấp phát thuốc, pha chế thuốc
theo đơn và sử dụng thuốc. Tên thuốc ghi trong đơn phải ghi tên gốc hoặc tên
chung quốc tế, trừ trường hợp thuốc có nhiều hoạt chất.
Bộ trưởng Bộ Y tế quy định cụ thể về đơn thuốc, nhóm thuốc kê đơn và
việc bán thuốc theo đơn.

10


b. Nội dung của một đơn thuốc
Trên thế giới không có một tiêu chuẩn thống nhất nào về kê đơn thuốc và
mỗi quốc gia đều có quy định riêng phù hợp với hoàn cảnh của đất nước mình.
Tuy nhiên yêu cầu quan trọng đó là đơn thuốc phải rõ ràng.
Theo khuyến cáo của WHO, một đơn thuốc đầy đủ gồm các nội dung sau:
Tên, địa chỉ, số điện thoại (nếu có) của người kê đơn
Ngày tháng kê đơn
Tên thuốc, hàm lượng
Dạng thuốc, tổng số thuốc

Thông tin hướng dẫn sử dụng
Tên, địa chỉ, tuổi của người bệnh
Chữ ký của người kê đơn
1.2.2. Quy chế kê đơn thuốc
Thực trạng bệnh nhân sử dụng thuốc tùy ý, tự mua thuốc điều trị, dùng
thuốc không đúng liều, không theo hướng dẫn của thầy thuốc, đặc biệt là sử
dụng thuốc kháng sinh, corticoid, an thần, gây ngủ. Đã gây ra tình trạng lạm
dụng thuốc kháng sinh, gây kháng thuốc, lãnh phí dẫn đến những tác hại cho
sức khỏe của nhân dân, gây khó khăn cho công tác điều trị. Chính vì lý do đó,
việc kê đơn thuốc an toàn, hợp lý trở thành nhiệm vụ cấp bách của toàn ngành
y tế nói chung và công tác dược nói riêng.
Ở Việt Nam việc chẩn đoán và kê đơn thuốc được Bộ Y tế quy định rất
chặt chẽ thông qua các văn bản pháp quy. Quy định về đơn thuốc và việc kê
đơn thuốc hóa dược, sinh phẩm trong điều trị ngoại trú được ban hành theo
Thông tư số 52/2017/TT-BYT của Bộ Y tế ngày 29 tháng 12 năm 2017 có quy
định cụ thể như sau:

11


a. Nguyên tắc kê đơn thuốc
Theo điều 4 của Quy định về đơn thuốc và việc kê đơn thuốc hóa dược,
sinh phẩm trong điều trị ngoại trú được ban hành theo Thông tư số 52/2017/TTBYT của Bộ Y tế ngày 29 tháng 12 năm 2017 có quy định cụ thể như sau:
1. Chỉ được kê đơn thuốc sau khi đã có kết quả khám bệnh, chẩn đoán
bệnh.
2. Kê đơn thuốc phù hợp với chẩn đoán bệnh và mức độ bệnh.
3. Việc kê đơn thuốc phải đạt được mục tiêu an toàn, hợp lý và hiệu quả.
Ưu tiên kê đơn thuốc dạng đơn chất hoặc thuốc generic.
4. Việc kê đơn thuốc phải phù hợp với một trong các tài liệu sau đây:
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị hoặc Hướng dẫn điều trị và chăm sóc

HIV/AIDS do Bộ Y tế ban hành hoặc công nhận; Hướng dẫn chẩn đoán và điều
trị của cơ sở khám, chữa bệnh xây dựng theo quy định tại Điều 6 Thông tư số
21/2013/TT-BYT ngày 08 tháng 8 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định
về tổ chức và hoạt động của Hội đồng Thuốc và Điều trị trong bệnh viện trong
trường hợp chưa có hướng dẫn chẩn đoán và điều trị của Bộ Y tế.
Tờ hướng dẫn sử dụng thuốc đi kèm với thuốc đã được phép lưu hành.
Dược thư quốc gia của Việt Nam;
5. Số lượng thuốc được kê đơn thực hiện theo Hướng dẫn chẩn đoán và
điều trịđược quy định tại Điểm a Khoản 4 Điều này hoặc đủ sử dụng nhưng tối
đa không quá 30 (ba mươi) ngày, trừ trường hợp quy định tại các điều 7, 8 và
9 Thông tư này.
6. Đối với người bệnh phải khám từ 3 chuyên khoa trở lên trong ngày thì
người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người được người đứng đầu
cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ủy quyền (trưởng khoa khám bệnh, trưởng khoa
lâm sàng) hoặc người phụ trách chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
sau khi xem xét kết quả khám bệnh của các chuyên khoa trực tiếp kê đơn hoặc
phân công bác sỹ có chuyên khoa phù hợp để kê đơn thuốc cho người bệnh.
12


7. Bác sỹ, y sỹ tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến 4 được khám bệnh,
chữa bệnh đa khoa và kê đơn thuốc điều trị của tất cả chuyên khoa thuộc danh
mục kỹ thuật ở tuyến 4 (danh mục kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã
được cấp có thẩm quyền phê duyệt).
8. Trường hợp cấp cứu người bệnh, bác sĩ, y sĩ quy định tại các khoản 1,
2 Điều 2 Thông tư nàykê đơn thuốc để xử trí cấp cứu, phù hợp với tình trạng
của người bệnh.
9. Không được kê vào đơn thuốc các nội dung quy định tại Khoản 15 Điều
6 Luật dược, cụ thể:
Các thuốc, chất không nhằm mục đích phòng bệnh, chữa bệnh;

Các thuốc chưa được phép lưu hành hợp pháp tại Việt Nam,
Thực phẩm chức năng;
Mỹ phẩm.
b. Hình thức kê đơn thuốc
Theo điều 5 của Quy định về đơn thuốc và việc kê đơn thuốc hóa dược,
sinh phẩm trong điều trị ngoại trú được ban hành theo Thông tư số 52/2017/TTBYT của Bộ Y tế ngày 29 tháng 12 năm 2017 có quy định cụ thể như sau:
1. Kê đơn thuốc đối với người bệnh đến khám bệnh tại cơ sở khám bệnh,
chữa bệnh: Người kê đơn thuốc thực hiện kê đơn vào Đơn thuốc hoặc sổ khám
bệnh (sổ y bạ) của người bệnh theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm
theo Thông tư này và số theo dõi khám bệnh hoặc phần mềm quản lý người
bệnh của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
2. Kê đơn thuốc đối với người bệnh điều trị ngoại trú:
Người kê đơn thuốc ra chỉ định điều trị vào sổ khám bệnh (sổ y bạ) của
người bệnh và bệnh án điều trị ngoại trú hoặc phần mềm quản lý người bệnh
của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
3. Kê đơn thuốc đối với người bệnh ngay sau khi kết thúc việc điều trị
nội trú:
13


Trường hợp tiên lượng người bệnh cần tiếp tục sử dụng thuốc từ 01 (một)
đến đủ 07 (bảy) ngày thì kê đơn thuốc (chỉ định điều trị) tiếp vào Đơn thuốc
hoặc Sổ khám bệnh của người bệnh và Bệnh án điều trị nội trú hoặc phần mềm
quản lý người bệnh của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Trường hợp tiên lượng người bệnh cần tiếp tục điều trị trên 07 (bảy) ngày
thì kê đơn thuốc theo quy định tại Khoản 2 Điều này hoặc chuyển tuyến về cơ
sở khám bệnh, chữa bệnh phù hợp để tiếp tục điều trị.
Kê đơn thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất theo thực
hiện theo quy định tại các điều 7, 8 và 9 Thông tư này.
c. Yêu cầu chung với nội dung kê đơn thuốc

Theo điều 6 của Quy định về đơn thuốc và việc kê đơn thuốc hóa dược,
sinh phẩm trong điều trị ngoại trú được ban hành theo Thông tư số 52/2017/TTBYT của Bộ Y tế ngày 29 tháng 12 năm 2017 có quy định cụ thể như sau:
1. Ghi đủ, rõ ràng và chính xác các mục in trong Đơn thuốc hoặc trong
sổ khám bệnh của người bệnh.
2. Ghi địa chỉ nơi người bệnh thường trú hoặc tạm trú: số nhà, đường
phố, tổ dân phố hoặc thôn/ ấp/ bản, xã/ phường/ thị trấn, quận/ huyện/ thị xã/
thành phố thuộc tỉnh, tỉnh/ thành phố.
3. Đối với trẻ dưới 72 tháng tuổi thì phải ghi số tháng tuổi, ghi tên và số
chứng minh nhân dân hoặc sổ căn cước công dân của bố hoặc mẹ hoặc người
giám hộ của trẻ.
4. Kê đơn thuốc theo quy định như sau:
Thuốc có một hoạt chất
+ Theo tên chung quốc tế (INN, generic);
Ví dụ: thuốc có hoạt chất là Paracetamol, hàm lượng 500mg thì ghi tên
thuốc như sau: Paracetamol 500mg.
+ Theo tên chung quốc tế + (tên thương mại).

14


Ví dụ: thuốc có hoạt chất là Paracetamol, hàm lượng 500mg, tên thương
mại là A thì ghi tên thuốc như sau: Paracetamol (A) 500mg.
Thuốc có nhiều hoạt chất hoặc sinh phẩm y tế thì ghi theo tên thương
mại.
5. Ghi tên thuốc, nồng độ/hàm lượng, số lượng/thể tích, liều dùng, đường
dùng, thời điểm dùng của mỗi loại thuốc. Nếu đơn thuốc có thuốc độc phải ghi
thuốc độc trước khi ghi các thuốc khác.
6. Số lượng thuốc gây nghiện phải viết bằng chữ, chữ đầu viết hoa.
7. Số lượng thuốc chỉ có một chữ số (nhỏ hơn 10) thì viết số 0 phía trước.
8. Trường hợp sửa chữa đơn thì người kê đơn phải ký tên ngay bên cạnh

nội dung sửa.
9. Gạch chéo phần giấy còn trống từ phía dưới nội dung kê đơn đến phía
trên chữ ký của người kê đơn theo hướng từ trên xuống dưới, từ trái sang phải;
ký tên, ghi (hoặc đóng dấu) họ tên người kê đơn.
d. Các chỉ số kê đơn thuốc
Trong cẩm nang hướng dẫn thực hành – Hội đồng thuốc và điều trị do Tổ
chức Y tế thế giới ban hành cũng như trong thông tư số 21/2013/TT-BYT ngày
08 tháng 08 năm 2013 của Bộ Y tế đã đưa ra các chỉ số sử dụng thuốc cho các
cơ sở y tế ban đầu. Các chỉ số về kê đơn và các chỉ số về sử dụng thuốc toàn
diện bao gồm:
Các chỉ số kê đơn
+ Số thuốc kê trung bình trong một đơn
+ Tỷ lệ phần trăm thuốc được kê tên generic
+ Tỷ lệ phần trăm đơn kê có kháng sinh
+ Tỷ lệ phần trăm đơn kê có thuốc tiêm
+ Tỷ lệ phần trăm đơn kê có vitamin
+ Tỷ lệ phần trăm thuốc được kê đơn có trong danh mục thuốc thiết yếu
do Bộ Y Tế ban hành
15


Các chỉ số sử dụng thuốc toàn diện
+ Tỷ lệ phần trăm người bệnh được điều trị không dùng thuốc
+ Chi phí thuốc trung bình của mỗi đơn
+ Tỷ lệ phần trăm chi phí thuốc dành cho kháng sinh
+ Tỷ lệ phần trăm chi phí cho thuốc tiêm
+ Tỷ lệ phần trăm chi phí thuốc dành cho Vitamin
+ Tỷ lệ phần trăm đơn kê phù hợp với phác đồ điều trị
+ Tỷ lệ phần trăm người bệnh hài lòng với dịch vụ chăm sóc sức khỏe
+ Tỷ lệ phần trăm cơ sở y tế tiếp cận với các thuốc khách quan

1.3.

NHÀ THUỐC CÔNG LẬP VÀ NGOÀI CÔNG LẬP

1.3.1. Nhà thuốc công lập
Nhà thuốc công lập là nhà thuốc của bệnh viện trực thuộc Bộ, bệnh viện
tuyến tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là tỉnh) trừ các
bệnh viện chuyên khoa tâm thần, điều dưỡng, phục hồi chức năng tuyến tỉnh:
Giám đốc bệnh viện phải tự tổ chức cơ sở bán lẻ thuốc. Giám đốc bệnh viện
chịu trách nhiệm về hoạt động (bao gồm cả đảm bảo kinh phí) của cơ sở bán lẻ
thuốc.
1.3.2. Nhà thuốc ngoài công lập
Nhà thuốc ngoài công lập là nhà thuốc tư nhân, là cơ sở bán lẻ thuốc cho
người sử dụng, do dược sĩ đại học trực tiếp quản lý và điều hành.
1.4.

MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH KINH TẾ - VĂN HÓA – XÃ
HỘI – Y TẾ CỦA TỈNH KIÊN GIANG

1.4.1. Vị trí địa lý
Kiên Giang nằm ở phía Tây-Bắc vùng ĐBSCL và về phía Tây Nam của
tổ quốc.
Tọa độ địa lý: từ 103030' (tính từ đảo Thổ Chu) đến 105032' kinh độ Đông
và từ 9023' đến 100 32' vĩ độ Bắc.
Ranh giới hành chính được xác định như sau:
16


×