Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

PHÁ GIÁ ĐỒNG NHÂN DÂN TỆ TRONG CUỘC CHIẾN THƯƠNG MẠI MỸ TRUNG VÀ MỘT SỐ TÁC ĐỘNG TỚI VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (66.76 KB, 7 trang )

PHÁ GIÁ ĐỒNG NHÂN DÂN TỆ TRONG CUỘC CHIẾN
THƯƠNG MẠI MỸ - TRUNG VÀ MỘT SỐ TÁC ĐỘNG TỚI VIỆT NAM

Chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc (Chiến tranh thương mại
Mỹ - Trung) là hệ quả không khó đoán trong bối cảnh tự do hóa, đa phương hóa
hiện nay. Đầu tháng 7/2018, Tổng thống Mỹ - Donald Trump khởi động cuộc
chiến với việc tuyên bố áp thuế 25% cho 818 mặt hàng nhập khẩu từ Trung
Quốc có giá trị lên tới 34 tỷ USD bởi Mỹ cho rằng Trung Quốc vi phạm quyền
sở hữu trí tuệ và có các hoạt động thương mại không công bằng. Trước sức ép từ
nhiều phía, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc phá giá đồng nhân dân tệ (CNY)
nhằm chống đỡ hàng hóa xuất khẩu sang Mỹ. Điều đó làm ảnh hưởng đến thị
trường tài chính toàn cầu và Việt Nam cũng không nằm ngoài tác động đó.
1. Về đồng nhân dân tệ (CNY)
Đồng CNY có vị trí quan trọng trên thị trường tiền tệ. Tháng 11/2015,
Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) khẳng định, đồng nhân dân tệ của Trung Quốc đã đáp
ứng tiêu chuẩn giao dịch tự do và sẽ cùng với đồng Đô la Mỹ (USD), đồng tiền
chung Châu Âu (EURO), Bảng Anh (GBP) và Yên Nhật (JPY) tham gia vào giỏ
đồng tiền dự trữ kể từ ngày 01/10/2016 với tỷ trọng 10,92% trong giỏ tiền hàng.
CNY là một đồng tiền dự trữ quốc tế đảm nhận nhiều chức năng khác
nhau như tài trợ thương mại, thanh toán các giao dịch, mua bán ngoại hối, thước
đo giá trị; đồng thời, còn là một thành phần trong dự trữ ngoại hối của một số
quốc gia. Ngày 28/8/2018, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ký ban hành Thông
tư số 19/2018/TT-NHNN, chính thức cho phép sử dụng đồng CNY trong việc
mua bán hàng hóa tại 7 tỉnh dọc biên giới phía Bắc giáp Trung Quốc.
2. Phá giá nhân dân tệ (CNY)
Những mâu thuẫn chính trị và kinh tế thế giới đã đến đỉnh điểm, đặc biệt
là sự mâu thuẫn ngày càng gay gắt giữa hai cường quốc kinh tế, cường quốc
thương mại lớn thế giới là Mỹ và Trung Quốc. Nguyên nhân cụ thể có thể kể đến
là: (1) Chính sách bảo hộ của chính quyền Tổng thống Mỹ với mục tiêu “nước



Mỹ trên hết” và “làm nước Mỹ vĩ đại trở lại”; (2) Thâm hụt thương mại lớn của
Mỹ và Trung Quốc; (3) Tham vọng trở thành quốc gia có nền công nghệ hàng
đầu của Trung Quốc; (4) Dùng các biện pháp hạn chế đầu tư của Trung Quốc;
(5) Thực trạng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ nghiêm trọng ở Trung Quốc và có
các hoạt động thương mại không công bằng.
Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung khởi đầu tháng 7/2018, qua nhiều
vòng, Mỹ đã áp thuế lên tổng cộng 250 tỷ USD hàng Trung Quốc và Trung
Quốc trả đũa với 110 tỷ USD với các sản phẩm của Mỹ. Trước khó khăn từ
thương mại với Mỹ, Trung Quốc phá giá đồng CNY, xuống dưới mức
USD/CNY = 7. Một quốc gia thường giảm giá đồng tiền nội địa so với ngoại tệ
nhằm được lợi về xuất khẩu, nhưng sẽ phải chấp nhận thiệt hại về nhập khẩu.
Tổng thống Mỹ, Donal Trump cho rằng việc Trung Quốc phá giá đồng
tiền CNY xuống thấp hơn đồng USD ở mức kỷ lục bởi họ đang phải tìm cách bù
vào phần thuế tăng thêm do Trung Quốc là bên chịu thiệt hại từ các khoản thuế
của Mỹ. Theo các chuyên gia phân tích, ngưỡng USD/CNY = 7 được giới đầu tư
đánh giá là một ngưỡng cản tâm lý mang tính nhạy cảm và đã được giữ, ngay cả
khi xung đột thương mại Mỹ - Trung bùng phát với đợt áp thuế đầu tiên của Mỹ
vào giữa năm 2018.
Đây là biện pháp bất đắc dĩ, một mặt, Trung Quốc muốn đẩy mạnh xuất
khẩu bằng cách giảm tỷ giá CNY; mặt khác, vì đã in rất nhiều tiền nên không thể
để đồng CNY thả nổi được. Trung Quốc cũng hoàn toàn không muốn kịch bản
giảm giá mạnh của đồng nội tệ bởi Trung Quốc không muốn kích hoạt làn sóng
các doanh nghiệp nước ngoài tháo chạy khỏi Trung Quốc mạnh hơn nữa, gây
thêm bất ổn kinh tế vĩ mô, đồng thời, làm xói mòn dự trữ ngoại hối của nước
này như đã từng diễn ra trong giai đoạn 2014-2015. Hiện Trung Quốc không thể
kiểm soát được hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ bởi cuộc chiến thương mại Mỹ Trung cũng đã làm cạn kiệt nguồn dự trữ ngoại hối của họ. Thêm vào đó, việc
phá giá đồng CNY sẽ bị Mỹ và Quỹ Tiền tệ Quốc tế đưa Trung Quốc vào danh
sách các quốc gia lũng đoạn thị trường tiền tệ. Nếu vậy, Trung Quốc phải đối
2



mặt với chiến tranh tiền tệ và sẽ còn khó khăn bội phần so với chiến tranh
thương mại.
3. Quan hệ thương mại Việt Nam - Trung Quốc
Trung Quốc và Việt Nam là hai nước láng giềng chung đường biên giới
trên bộ dài 1.281 km và có quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại trong nhiều năm
qua. Quan hệ Việt - Trung ngày càng được củng cố, phát triển và mang lại lợi
ích xã hội kinh tế cho cả hai bên. Từ năm 2004 đến nay, kim ngạch thương mại
song phương giữa hai nước không ngừng tăng lên. Năm 2018, kim ngạch xuất
nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc đạt 106,7 tỷ USD, trong đó Việt Nam
xuất khẩu 41,26 tỷ USD, tăng 16,56%; nhập khẩu 65,43 tỷ USD, tăng 11,68% so
với năm 2017. Trong 04 tháng đầu năm 2019, tổng thương mại xuất nhập khẩu
giữa Việt Nam và Trung Quốc đạt 33,1 tỷ USD, trong đó: Việt Nam xuất khẩu
sang Trung Quốc là: 10,4 tỷ USD; nhập khẩu từ Trung Quốc là 22,7 tỷ USD.
Việt Nam liên tục trong nhiều năm nhập siêu từ thị trường Trung Quốc (Theo
VCCI ). Hiện nay, Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc nhiều mặt hàng, gồm 4
nhóm hàng chính:
(i) Hàng nhiên nguyên liệu: Dầu thô, than, quặng kim loại, các loại hạt có
dầu, dược liệu (cây làm thuốc)…;
(ii) Hàng nông sản: Lương thực (gạo, sắn khô), rau củ quả (đặc biệt là các
loại hoa quả nhiệt đới như chuối, xoài, chôm chôm, thanh long… ), chè, hạt
điều;
(iii) Hàng thủy sản: Thủy sản tươi sống, thủy sản đông lạnh, một số loại
mang tính đặc sản như rắn, rùa, ba ba…;
(iv) Hàng tiêu dùng: Hàng thủ công mỹ nghệ, giày dép, đồ gỗ cao cấp, bột
giặt, bánh kẹo…
Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc các sản phẩm của công nghiệp chế
tạo, công nghiệp chế biến (xăng dầu, máy móc thiết bị, phụ tùng, phân bón, sắt
thép…)
3



Khi Trung Quốc phá giá đồng CNY khiến cho hàng hóa Việt Nam trở nên
đắt hơn tại Trung Quốc, sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam tại Trung Quốc
giảm. Hàng hóa từ Trung Quốc vốn đã rẻ càng trở lên rẻ hơn và cạnh tranh quyết
liệt hàng hóa Việt Nam. Với các hợp đồng xuất khẩu chính ngạch thanh toán
bằng đồng USD, doanh nghiệp Trung Quốc sẽ phải thêm gần 2% để trả cho một
đơn hàng với giá như cũ. Như vậy, khách hàng nhập khẩu sẽ phải tăng giá bán
hoặc tìm cách giảm giá mua xuống để bù cho chi phí này. Do đó, các nhà xuất
khẩu Việt Nam muốn giữ đầu ra tại thị trường Trung Quốc sẽ bắt buộc phải giảm
giá. Sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị trường Trung Quốc sẽ bị
giảm sút rõ rệt.
Các mặt hàng Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc chủ yếu gồm: máy
móc, thiết bị, điện thoại và phụ kiện, máy tính, đồ điện tử và linh kiện, vải, trong
khi đó, xuất khẩu chủ yếu là máy tính, đồ điện tử và linh kiện, sợi, dầu thô, gạo,
sắn. Phần lớn những mặt hàng xuất khẩu đều khá nhạy cảm về giá và các nhà
sản xuất trong nước phải điều chỉnh giá để duy trì sản lượng xuất khẩu. Việc phá
giá đồng CNY sẽ tác động gián tiếp đến xuất khẩu hàng dệt may, sản phẩm công
nghệ thông tin và thủy sản của Việt Nam trên thị trường toàn cầu.
Tuy nhiên, một số ngành gia công xuất khẩu có thể được hưởng lợi do giá
nguyên vật liệu đầu vào giảm như dệt may, da giầy hoặc giá nhập khẩu giảm
như kinh doanh xe tải. Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào nguồn nguyên liệu là
đầu vào cho hoạt động sản xuất trong nước bao gồm: Các mặt hàng máy móc
thiết bị (nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm 32%); linh kiện điện tử (nhập khẩu từ
Trung Quốc chiếm 17%); nguyên phụ liệu dệt may da giày (nhập khẩu từ Trung
Quốc chiếm 21,5%). Do sự mất giá của đồng CNY và VND so với USD là gần
tương đương nhau (3% so với 2,7%) nên hiệu ứng hàng giá rẻ nhập khẩu từ
Trung Quốc khó diễn ra. Vì vậy, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang các thị
trường EU và Mỹ sẽ không bị tác động nhiều. Tuy nhiên, hoạt động xuất khẩu
sang các nước Châu Á sẽ gặp nhiều bất lợi vì không chỉ Trung Quốc, các nước

Châu Á khác cũng có thể buộc phải phá giá đồng tiền của nước mình để duy trì
4


lợi thế cho hàng hóa nội địa. Do đó, hàng xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường
Châu Á sẽ kém cạnh tranh hơn và dẫn tới xuất khẩu có thể bị giảm sút.
4. Tác động phá giá đồng nhân dân tệ tới xuất khẩu Việt Nam trong
ngắn hạn và dài hạn
Việc phá giá đồng CNY gây áp lực ngay lập tức tới tỷ giá đồng CNY với
các đồng tiền khác. Yếu tố này xuất phát từ bản chất về cạnh tranh giá cả hàng
hóa trong quan hệ thương mại giữa các nước. Các quốc gia trong khu vực sẽ
chịu thêm áp lực điều chỉnh tỷ giá để tăng sức cạnh tranh xuất khẩu.
Trong trung hạn, điều này cũng tạo áp lực cạnh tranh thương mại lớn khi
tương quan giá cả hàng hóa của Trung Quốc rẻ đi, tạo áp lực cho các quốc gia
khác. Áp lực cạnh tranh với hàng Việt Nam không chỉ đến từ Trung Quốc, bởi
động thái của Trung Quốc có thể kéo theo cuộc đua phá giá của các đồng tiền
Châu Á khác, nên cuộc chiến cạnh tranh sẽ ở quy mô rộng hơn. Một số ngành
xuất khẩu của Việt Nam sẽ gặp khó khăn hơn như dệt may, nông sản, nguyên
liệu thô, dầu thô…
Về dài hạn, Việt Nam sẽ gặp khó khăn đối với việc tái cơ cấu nền kinh tế
và thay đổi cơ cấu xuất khẩu theo hướng bền vững, tạo nhiều giá trị gia tăng từ
sản xuất nội địa do việc phụ thuộc vào thị trường và hàng hóa Trung Quốc. Việc
Việt Nam gia nhập các hiệp định thương mại tự do có thể sẽ khiến thuế xuất đối
với hàng hóa Trung Quốc giảm, điều này dẫn tới hàng hóa Trung Quốc sẽ tràn
vào Việt Nam và sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất trong nước.
Để đối phó với các ảnh hưởng ngắn hạn, Chính phủ Việt Nam có thể tiếp
tục phải nới biên độ tỷ giá, làm giảm giá VND. Tuy nhiên, một đồng tiền yếu có
thể ảnh hưởng không tốt đến tâm lý chung để tái cấu trúc kinh tế, khiến cho Việt
Nam khó chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Việc Việt Nam nhập khẩu nhiều từ Trung
Quốc là vấn đề của cơ cấu kinh tế chứ không chỉ từ giá cả cạnh tranh. Việt Nam

cần có cái nhìn rộng hơn đối với vấn đề này và tìm các giải pháp khác bên cạnh
chính sách tỷ giá để nâng cao sức cạnh tranh trong giao dịch thương mại với
5


Trung Quốc nói riêng và thị trường thế giới nói chung.
5. Khuyến nghị đối với Chính phủ, các ngân hàng Việt Nam
Trong bối cảnh chiến tranh thương mại leo thang như hiện nay, rủi ro tỷ
giá có thể tăng thêm. Bài toán tỷ giá trở lên phức tạp hơn, đòi hỏi Chính phủ, các
Bộ, ngành, doanh nghiệp, ngân hàng phải theo dõi sát sao diễn biến chiến tranh
thương mại, biến động trên thị trường tài chính - tiền tệ quốc tế; nghiên cứu thay
đổi các quy định về dự phòng rủi ro đối với các ngân hàng, doanh nghiệp sản
xuất đảm bảo tối ưu nhất; từ đó đưa ra các kịch bản phù hợp và ứng xử, can
thiệp kịp thời, linh hoạt và chủ động hơn.
Chính phủ, một mặt, tiếp tục mở rộng giao thương xuất nhập khẩu với
Trung Quốc bằng các hiệp định của Chính phủ theo chính ngạch thay vì tiểu
ngạch như hiện nay, nhất là, hàng hóa nông sản thực phẩm, hàng gia công chế
biến… và mặt khác, Chính phủ cần đẩy mạnh xúc tiến đầu tư thương mại với
các nước khu vực nhằm tăng mạnh xuất khẩu và thay dần phân khúc giá trị gia
tăng toàn cầu. Kiên quyết thúc đẩy về cơ sở hạ tầng, trước mắt là hệ thống thông
tin và đường giao thông, đường bộ, đường thủy, đường sắt và đường hàng
không.
Các ngân hàng bằng mọi cách thu hút vốn ngoại tệ từ trong dân chúng và
kiều bào, có thể huy động vốn bằng vàng để tăng cường dự trữ ngoại hối và
vàng. Mặt khác, cần mở rộng và ưu đãi cho vay doanh nghiệp xuất khẩu, nhất là,
sang các thị trường Mỹ, Châu Âu…
Đồng thời, chú trọng tăng khả năng chống đỡ của nền kinh tế, của thị
trường tài chính - tiền tệ với các cú sốc bên ngoài thông qua việc đẩy nhanh xử
lý những hạn chế vướng mắc, tăng dự trữ ngoại hối, an toàn vốn cùng với việc
tích cực dùng các công cụ quản lý rủi ro tỷ giá, lãi suất, phái sinh tài chính...

nhằm tận dụng cơ hội, giảm thiểu rủi ro đối với nền kinh tế Việt Nam nói chung
và thị trường tài chính - tiền tệ nói riêng.
Cuối cùng, ngân hàng Việt Nam cũng cần theo dõi, bám sát diễn biến
6


động thái của Bộ Tài chính Mỹ để phối hợp thông tin, tránh bị đưa vào diện thao
túng tiền tệ, gây bất lợi cho Việt Nam.
Có thể nói, chiến tranh thương mại giữa hai siêu cường kinh tế Mỹ và
Trung Quốc không thể chấm dứt trong tương lai gần, bởi vậy, nó không những
gây tổn hại cho 2 quốc gia mà còn cho toàn thế giới. Nhưng chính cuộc chiến
này tạo ra không chỉ thách thức mà thời cơ cho một số quốc gia khác, trong đó
có Việt Nam. Để tìm hiểu thêm những tác động hai chiều của cuộc chiến này
đến nền kinh tế Việt Nam, để từ đó, có những phản ứng thích hợp nhằm hạn chế
những hệ lụy xấu do thương chiến đem đến và tận dụng lợi thế của nó để phát
triển kinh tế, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cần kịp thời đưa ra
những giải pháp, chính sách kịp thời nhằm kiểm soát tiền tệ, xuất nhập khẩu,
đầu tư, góp phần thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng đều đặn, vững chắc.

Tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Ngọc Anh (2017), Quan hệ Mỹ - Trung dưới thời Tổng thống
Donald Trump, Tạp chí Nghiên cứu nước ngoài, tập 33 số 2
2. Như Mai (2018), Chiến tranh thương mại và những tác động đối với
kinh tế toàn cầu
3. Nguyễn Thị Thu Trang (2018), Thách thức đặt ra đối với nền kinh tế
Việt Nam từ cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung
4. Áp lực biến động tỷ giá từ cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung,
Tạp chí Tài chính
5. Nguyễn Hoài (2018), Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung ảnh hưởng
ra sao tới kinh tế Việt Nam

6.

7



×