Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện của người lao động tại huyện đông anh, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.53 MB, 90 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
******

NGUYỄN THỊ VÂN

CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN
CỦA NGƢỜI LAO ĐỘNG TẠI HUYỆN ĐÔNG ANH
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI

HÀ NỘI - 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
******

NGUYỄN THỊ VÂN

CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN
CỦA NGƢỜI LAO ĐỘNG TẠI HUYỆN ĐÔNG ANH
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Chuyên ngành

: Công tác xã hội

Mã số


: 60900101

LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI

Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS. NGUYỄN THỊ KIM HOA

HÀ NỘI - 2019


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài luận văn “Chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện
của ngƣời lao động tại huyện Đông Anh thành phố Hà Nội”, trước tiên tôi
xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Hoa - giảng
viên hướng dẫn đã tận tụy và vất vả suốt thời gian qua để hỗ trợ cho tôi những
kiến thức và truyền đạt những kinh nghiệm để tôi có thể hoàn thành đề tài nghiên
cứu. Đồng thời đã hướng dẫn và chỉ dạy cho tôi trong suốt quá trình thực hành
tại địa bàn nghiên cứu.
Trong qua trình nghiên cứu đề tài tại huyện Đông Anh, Thành phố Hà
Nội, bên cạnh sự nỗ lực của bản thân, tôi cũng nhận được sự hướng dẫn, giúp
đỡ tận tình của các cán bộ tại địa phương, cán bộ cơ quan BHXH huyện Đông
Anh đã hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hành. Đặc biệt là
những thân chủ đã cộng tác và cung cấp những thông tin cần thiết giúp đỡ tôi
trong quá trình thực tập để hoàn thành đề tài nghiên cứu.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo Khoa Xã Hội học Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều
kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và tiếp thu kiến thức tại trường.
Những kiến thức và kĩ năng được cung cấp đã giúp tôi tự tin hoàn thành
đề tài nghiên cứu của mình. Trong quá trình tiến hành nghiên cứu tại địa bàn
tôi đã rất nỗ lực cố gắng, tìm tòi học hỏi để hoàn thiện đề tài nghiên cứu một
cách tốt nhất, tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tôi rất
mong nhận được những góp ý từ các thầy cô giáo để đề tài nghiên cứu được

hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT

TỪ ĐẦY ĐỦ

TỪ VIẾT TẮT

1

BHXH

Bảo hiểm xã hội

2

BHXHBB

Bảo hiểm xã hội bắt buộc

3

BHXHTN

Bảo hiểm xã hội tự nguyện


4

BHYT

Bảo hiểm y tế

5

NLĐ

Người lao động

6

CSBHXHTN

Chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Tương quan giữa thời gian tham gia BHXHTN với tuổi của người
tham gia BHXHTN tại huyện Đông Anh, TP. Hà Nội. .................................. 50
Bảng 2.2. Mức thu nhập bình quân hàng tháng của người lao động huyện
Đông Anh, Tp. Hà Nội .................................................................................... 59
Bảng 2.3. Đánh giá của người tham gia BHXHTN tại huyện Đông Anh, TP.
Hà Nội về mức độ cần thiết của việc áp dụng thêm các chế độ khác vào chính
sách BHXHTN. (Đơn vị: %) ........................................................................... 65
Bảng 2.4. Đánh giá của người tham gia BHXHTN tại huyện Đông Anh, TP. Hà
Nội về các nội dung liên quan đến chính sách BHXHTN (Đơn vị: %) ............. 68



DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ
Hình 1.1. Mô hình lý thuyết nhu cầu của Abraham Maslow .......................... 24
Biểu đồ 2.1. Thực trạng tham gia BHXHTN của người lao động .................. 45
Biểu đồ 2.2. Tỷ lệ số người tham gia BHXHTN theo độ tuổi tại huyện Đông Anh . 47
Biểu đồ 2.3. Biểu đồ tỷ lệ thời gian tham gia BHXHTN của người lao động
tại huyện Đông Anh, TP. Hà Nội. ................................................................... 49
Biều đồ 2.4. Mục đích tham gia BHXHTN của người lao động tại huyện
Đông Anh, TP Hà Nội. .................................................................................... 52
Biểu đồ 2.5. Phương thức đóng BHXHTN của người tham gia theo thời gian
(đơn vị %) ........................................................................................................ 55
Biểu đồ 2.6. Địa điểm đóng BHXHTN của người tham gia tại huyện Đông
Anh, TP. Hà Nội.............................................................................................. 57
Biểu đồ 2.7. Mức chi tiêu hàng tháng của các hộ gia đình người lao động tại
huyện Đông Anh, Tp. Hà Nội ......................................................................... 60
Biểu đồ 2.8. Mức độ đồng ý trong việc áp dụng thêm các chế độ khác nhau
của BHXHTN nhưng nâng mức đóng tương ứng (đơn vị:%) ........................ 73


MỤC LỤC
A. PHẦN MỞ ĐẦU ......................................................................................... 3
1. Lý do lựa chọn đề tài ..................................................................................... 3
2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu. ................................................................. 4
3. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài ........................................................ 14
4. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu ................................................. 14
5. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................. 15
6. Câu hỏi nghiên cứu ..................................................................................... 16
7. Giả thuyết nghiên cứu ................................................................................. 16
8. Phương pháp nghiên cứu............................................................................. 16
B. PHẦN NỘI DUNG ................................................................................... 19

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ................................... 19
1.1. Các khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu ..................................... 19
1.1.1. Khái niệm chính sách ............................................................................ 19
1.1.2. Khái niệm chính sách xã hội ................................................................. 19
1.1.3. Khái niệm bảo hiểm xã hội.................................................................... 20
1.1.4. Khái niệm bảo hiểm xã hội tự nguyện .................................................. 22
1.1.5. Khái niệm người lao động..................................................................... 23
1.2. Những lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu ........................................... 24
1.2.1. Lý thuyết nhu cầu Maslow .................................................................... 24
1.2.2. Lý thuyết lựa chọn hợp lý ..................................................................... 26
1.3. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về chính sách bảo hiểm xã hội ......... 28
1.4. Những quy định cơ bản của bảo hiểm xã hội tự nguyện .......................... 32
1.5. Vai trò của bảo hiểm xã hội tự nguyện .................................................... 38
1.6. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu ............................................................ 41
Tiểu kết Chƣơng 1 ......................................................................................... 43
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG THAM GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ
NGUYỆN VÀ GIẢI PHÁP CÔNG TÁC XÃ HỘI THÚC ĐẨY VIỆC THỰC
1


HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN CỦA NGƢỜI
LAO ĐỘNG TẠI HUYỆN ĐÔNG ANH THÀNH PHỐ HÀ NỘI ...................44
2.1. Thực trạng mức độ tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện của người lao
động tại Huyện Đông Anh Thành Phố Hà Nội ............................................... 44
2.1.1. Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện ................................... 44
2.1.2. Thời gian tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện. ................................... 48
2.1.3. Mục đích tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện. ................................... 51
2.2. Những thuận lợi và khó khăn của người lao động khi tham gia bảo hiểm
xã hội tự nguyện. ............................................................................................. 54
2.2.1. Phương thức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện .................................... 54

2.2.2. Điều kiện kinh tế của người dân chưa thể tham gia BHXH tự nguyện 59
2.2.4. Nhu cầu của người lao động khi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện tại
Huyện Đông Anh Thành Phố Hà Nội. .............................................................. 64
2.3. Giải pháp CTXH thúc đẩy việc thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội tự
nguyện tại huyện Đông Anh Thành Phố Hà Nội. ........................................... 75
2.3.1. Giải tuyên truyền, phổ biến nhằm nâng cao nhận thức của Người lao
động về bảo hiểm xã hội tự nguyện. ............................................................... 75
2.3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ làm công tác bảo hiểm xã hội tự
nguyện tại địa phương. .................................................................................... 77
2.3.3. Hoạt động kết hợp chương trình bảo hiểm xã hội tự nguyện với các
chương trình khác............................................................................................ 78
Tiểu kết chƣơng 2 .......................................................................................... 79
C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .......................................................... 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 90

2


A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Kinh tế - Xã Hội Việt Nam từng bước phát triển, người dân ngày càng
mong muốn chất lượng cuộc sống được nâng cao và họ sẽ ngày càng quan
tâm nhiều hơn đến việc chuyển giao rủi ro bằng cách mua bảo hiểm, để cùng
chia sẽ rủi ro và dàn trải chi phí rủi ro với cộng đồng. Chính vì vậy ngày càng
có nhiều người quan tâm hơn đến việc tham gia bảo hiểm.
Cùng với sự đổi mới của nền kinh tế đất nước trong thời gian vừa qua,
chính sách BHXH cũng được điều chỉnh, thay đổi để phù hợp với sự chuyển
đổi của nền kinh tế đất nước, với nguyện vọng của người lao động. Sau hơn
nhiều năm thực hiện, bảo hiểm xã hội đã có những bước phát triển đáng kể,
thâm nhập sâu hơn vào đời sống của người dân, phát huy được tác dụng về

những lợi ích kinh tế và xã hội.
Theo báo cáo Quốc Hội năm 2017, tổng số người hưởng chế độ BHXH
do nguồn ngân sách đảm bảo năm 2017 (ước thực hiện) là 1.235.932 người,
giảm 1,5% so với năm 2016, số kinh phí chi là 44.896 tỷ đồng tăng 1,93% so
với năm 2016. Và tính đến hết ngày 31/05/2018, số người tham gia bảo hiểm
xã hội bắt buộc là 13,79 triệu người, bảo hiểm xã hội tự nguyện là 240.000
người. So với khoảng 35 triệu lao động khu vực phi chính thức, đối tượng
chính của BHXH tự nguyện thì số người đang tham gia BHXH tự nguyện còn
rất khiêm tốn. Đáng nói là, trong số những người tham gia BHXH tự nguyện
có đến 60% đã tham gia BHXH bắt buộc trước đó nên đóng tiếp để đủ thời
gian hưởng hưu trí. Điều này đồng nghĩa với khoảng 98% lao động phi chính
thức nằm ngoài lưới an sinh xã hội.
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, Bảo hiểm xã hội hiện nay còn rất
nhiều bất cập, hạn chế. Người dân chưa thực sự mặn mà với việc tham gia bảo
hiểm xã hội, hay nói cách khác là chưa nhận rõ những giá trị và quyền lợi thụ
hưởng khi tham gia bảo hiểm xã hội. Đa số các đối tượng tham gia bảo hiểm xã
3


hội chủ yếu là các nhóm đối tượng do các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức
buộc phải tham gia và do Nhà nước hỗ trợ. Nếu so sánh giữa tỷ lệ người dân
tham gia và không tham gia bảo hiểm xã hội, thì sự khác biệt dường như
không đáng kể, xu hướng chung là nếu có điều kiện lựa chọn thường người ta
sẽ tìm đến những gói bảo hiểm tư để tham gia.
Trên thực tế, vẫn còn nhiều người dân chưa biết đến bảo hiểm xã hội tự
nguyện và chưa nắm rõ thông tin về loại hình bảo hiểm này, những thủ tục
hành chính đối với người dân vẫn còn khó khăn. Vẫn còn hàng nghìn người
lao động thu nhập hiện tại ở mức thấp, không có lương hưu khi về già. Vấn đề
bất cập này gây áp lực lớn lên nền kinh tế đất nước và là gánh nặng đối với an
sinh xã hội của nước ta. Vấn đề đặt ra là thực hiện mục tiêu chung của bảo

hiểm xã hội, theo đúng lộ trình, những vướng mắc này cần phải sớm được tìm
ra nguyên nhân để có những biện pháp khắc phục.
Đã có rất nhiều ông trình nghiên cứu về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm xã
hội tự nguyện, tuy nhiên chỉ có một vài nghiên cứu nhỏ về chế độ tham gia
bảo hiểm y tế, về thực trạng tham gia bảo hiểm và có rất ít nghiên cứu đi
sâu vào chính sách tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của người người
Lao động. Vì vậy nghiên cứu về những chính sách tham gia bảo hiểm tự
nguyện của người Lao động là một vấn đề cấp thiết và thực tiễn. Từ nhận
định trên tác giả chọn đề tài: “Chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện của
người lao động tại Huyện Đông Anh Thành phố Hà Nội” làm đề tài
nghiên cứu của mình.
2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu.
Khi xét về mảng đề tài BHXHTN hay các đề tài liên quan đến vấn đề an
sinh xã hội, đây thực sự là một lĩnh vực quan trọng và thu hút nhiều các
ngành khoa học khác nhau cùng tham gia nghiên cứu như: Y học, Xã hội học,
Luật học, Kinh tế học, Chính trị học. Trên thế giới cũng như ở Việt Nam,
nhiều nghiên cứu và phân tích chuyên sâu đã được thực hiện bởi các nhà
hoạch định chính sách, nhà tư vấn, nhà nghiên cứu độc lập và từ phía Nhà
4


nước và khối Phi chính phủ. Mảng đề tài này nhận được nhiều sự quan tâm
của giới nghiên cứu bởi lẽ: Chính sách an sinh xã hội nói chung và BHXHTN
nói riêng có tác động mạnh mẽ, trực tiếp tới chất lượng sống của người dân
trong khu vực phi chính thức, đến ổn định và trật tự của xã hội.
Những nghiên cứu của Việt Nam về thế giới
Dựa trên những đặc điểm về điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, phong
tục và tập quán mà mỗi nước trên thế giới đều có những chủ trương, chính
sách hay hoạt động thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội khác nhau. Vì vậy,
tuỳ theo từng thời kỳ nhất định, mà các nước cũng sẽ có những chuyển đổi về

hệ thống các chế độ thuộc chính sách bảo hiểm xã hội. Dưới đây là những nét
khái quát về chính sách bảo hiểm xã hội ở một số nước trên thế giới:
Trích dẫn theo Nguyễn Văn Định, (2008), “An sinh xã hội”. Tác giả đã
nghiên cứu và đưa ra những mô hình BHXH trên thế giới và cho rằng Liên
Bang Đức là đất nước được ví như là cái nôi của bảo hiểm xã hội, là cội
nguồn của sự hình thành và phát triển chính sách bảo hiểm xã hội sớm nhất
trên thế giới. Tại Đức, hệ thống các chế độ của bảo hiểm xã hội được hình
thành từ rất lâu đời, cụ thể là được thiết lập dưới thời của Thủ tướng Otto von
Bismarck vào năm 1850 ngay truớc khi xuất hiện thuật ngữ an sinh xã hội.
Ngày 15/06/1883, nước Đức đã ban hành Luật bảo hiểm y tế cho công nhân,
Luật bảo hiểm tai nạn vào ngày 06/07/1884, Luật về bảo hểm hưu trí và tàn
tật ngày 22/06/1989 và Luật giới thiệu việc làm và bảo hiểm thất nghiệp ban
hành vào ngày 16/07/1927 cho toàn bộ người dân, người lao động sinh sống
tại đất nước. Trải qua các thời kỳ lịch sự, nước Đức không ngừng tiến bộ
trong việc sửa đổi và hoàn chỉnh chính sách bảo hiểm xã hội. Đặc biệt, hệ
thống các chế độ của bảo hiểm xã hội tại Cộng hoà Liên Bang Đức hiện nay
được chia ra thành 5 trụ cột chính như sau: Bảo hiểm thất nghiệp; Bảo hiểm y
tế theo luật định; Bảo hiểm chăm sóc điều dưỡng theo luật định; Bảo hiểm
hưu trí theo luật định; Bảo hiểm tai nạn theo luật định. Và sau đó mô hình này
đã nhanh chóng lan sang các nước Châu Âu. [26]
5


Theo Nguyễn Văn Chiểu (2013), “Bảo hiểm xã hội Thụy Điển và bài
học cho Việt Nam”, Tạp chí Khoa học Xã hội số 11. Báo cáo đề cập tới sự
hình thành và phát triển của Bảo hiểm xã hội Thụy Điển, đó là một hình mẫu
trong thực hiện chính sách an sinh xã hội (ASXH). Ở đó có sự kết hợp giữa
phát triển kinh tế thị trường với đảm bảo ASXH dựa trên các trụ cột là: giáo
dục miễn phí; chăm sóc sức khỏe gia đình và trẻ em; bảo hiểm rộng rãi cho
những người lao động. Mô hình ASXH của Thụy Điển còn được coi là “Nhà

nước phúc lợi xã hội” và "thân thiện với việc làm với các chế độ: Hưu trí; Tai
nạn lao động; Thất nghiệp. Chính nhờ những cải cách mạnh mẽ này mà Thụy
Điển vẫn được đánh giá là mô hình phát triển hiệu quả với đội ngũ lao động có
trình độ cao, hệ thống an sinh xã hội toàn diện, công bằng và không có sự loại
trừ với tất cả mọi người. Tuy nhiên, tại Việt Nam do tỷ lệ tham gia bảo hiểm xã
hội còn tấp, nền kinh tế vẫn còn hiều hạn chế, đặc biệt ngân sách nhà nước chưa
đủ để chi trả cho quỹ bảo hiểm. Vì vậy, BHXHVN vẫn cần đưa ra những chính
sách phù hợp đặc biệt đối với người lao động. [52]
Theo Lưu Quang Tuấn, (2013) Trong báo cáo đề tài “Cơ sở lý luận và
thực tiễn xây dựng chính sách khuyến khích tham gia bảo hiểm xã hội tự
nguyện đối với lao động nghèo, lao động là người dân tộc thiểu số, nông dân
có mức thu nhập từ trung bình trở xuống” của Viện Khoa học Lao động xã
hội (Bộ Lao động - Thương binh xã hội). Tác giả và nhóm tác giả đã đưa ra
tổng quan BHXH Trung Quốc. Hệ thống BHXH ra đời từ năm 1951 theo mô
hình của Liên Xô cũ và đã có nhiều cải cách, điều chỉnh theo từng thời kỳ
phát triển của đất nước. Hiện nay, hệ thống BHXH của Trung Quốc đang
trong giao đoạn chuyển đổi từ hệ thống PAYG với mức hưởng được xác định
trước sang hệ thống hưu trí dựa trên 3 trụ cột: Hưu trí cơ bản: dựa trên nguyên
tắc PAYG, trụ cột này chỉ do người sử dụng lao động đóng với tỷ lệ 13% tổng
chi tiền lương; Tài khoản cá nhân: quỹ này do nhà nước quản lý. Người lao
động phải đóng 4% trích từ tiền lương nhận; người sử dụng lao động phải

6


đóng 7% tổng chi tiền lương; Hưu trí bổ sung: đóng góp mang tính cá nhân
theo hình thức bảo hiểm thương mại.
Luật Bảo hiểm Xã hội của Trung Quốc lần đầu tiên được ban hành và có
hiệu lực ngày 1/7/2011. Đây là khung khổ pháp luật BHXH toàn diện đầu
tiên của Trung Quốc, trong đó quy định người sử dụng lao động phải đăng ký

cả 5 chế độ BHXH cho người lao động, bao gồm chế độ hưu trí cơ bản, bảo
hiểm y tế cơ bản, bảo hiểm tai nạn lao động, bảo hiểm thất nghiệp và chế độ
thai sản.
Cùng với BHXH bắt buộc giành cho cán bộ, công chức và người lao
động khu vực chính thức, Trung Quốc đã thực hiện bảo hiểm hưu trí tự
nguyện cho người lao động thuộc khu vực phi chính thức đang làm việc cho
các doanh nghiệp, người lao động tự làm và khu vực nông nghiệp ở cả nông
thôn và thành thị, theo 2 chương trình: Chương trình bảo hiểm hưu trí thành
thị và chương trình bảo hiểm hưu trí nông thôn. Chương trình bảo hiểm hưu
trí cho người lao động ở khu vực thành thị được thiết kế tương tự như hệ
thống BHXH chung, bao gồm 3 trụ cột chính: Hưu trí cơ bản (đóng góp vào
quỹ hưu chung); tài khoản cá nhân (đóng vào tài khoản cá nhân) và bổ sung
của cá nhân. Trong khi đó, chương trình bảo hiểm hưu trí nông thôn được
thiết kế dựa trên đóng góp của cá nhân, hỗ trợ của tập thể. [7;9]
Theo ông Nuno Meira Simoes da Cunha, (2017) tại “Hội thảo quốc tế về
cải cách chính sách bảo hiểm xã hội - Kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị
cho Việt Nam”. Tại Anh, do xu hướng già hóa dân số, việc gia tăng tuổi lao
động có không hẳn dựa trên cơ sở tài chính. Có một khoảng trống nhất định
trong cấu trúc tuổi nhận trợ cấp khi những người gặp vấn đề về sức khỏe, áp
lực công việc hoặc thiếu cơ hội nhận việc làm đơn giản là sẽ không thể duy trì
lao động tới cuối tuổi 60. Và Đảng Lao động đã quyết định tăng tuổi lao động
tới tuổi 68, kế hoạch này sẽ được đưa vào áp dụng từ năm 2037. Qua đó, ông
cũng đề xuất 4 phương án để cải cách hệ thống bảo hiểm xã hội của Việt
Nam, trong đó ở giải pháp nào cũng cần tăng tuổi nghỉ hưu. Một là, tăng tuổi
7


nghỉ hưu lên 65 cho cả nam và nữ. Tuy nhiên, theo chuyên gia này, với
phương án này cần thực hiện từng bước, mỗi năm tăng một tuổi và bắt đầu từ
năm 2018. Phương án hai là tăng tuổi nghỉ hưu, đồng thời giảm tỷ lệ hưởng

với tỷ lệ tích lũy hằng năm là 1,5% cho một năm đóng góp trong 40 năm
chuyển đổi. Phương án thứ ba là tăng tuổi nghỉ hưu, giảm tỷ lệ hưởng với tỷ
lệ mỗi năm đóng bảo hiểm được cộng thêm 1% lương bảo hiểm, cùng với đó
là áp dụng hưu trí phổ cập với mức bằng 50% lương tối thiểu khu vực công
cộng. Phương án thứ tư là tăng tuổi nghỉ hưu, áp dụng chế độ hưu trí có định
mức đóng định danh (NDC) và hưu trí phổ cập với mức bằng 50% lương tối
thiểu ở khu vực công. Ông Nuno Meira Simoes da Cunha cũng đề xuất Chính
phủ xây dựng một chương trình bảo hiểm tự nguyện dành cho những người
muốn bảo vệ tốt hơn và có khả năng đóng góp ở mức cao.
Một số nghiên cứu khác đã tiếp cận với bảo hiểm Bảo hiểm xã hội, song
mới chỉ đưa ra những định hướng về đối tượng tham gia, mức trợ cấp và thời
gian trợ cấp. Do đây là một vấn đề kinh tế - xã hội đặc thù của từng nước, cho
nên chưa có một công trình nào bàn về chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Chính vì vậy, những nghiên cứu của các tác giả kể trên có chăng chỉ là để tham
khảo trong quá trình tổ chức bảo hiểm xã hội ở Việt Nam. Tóm lại, các nghiên
cứu nước ngoài đa số đề cập đến một số khía cạnh của bảo hiểm thất nghiệp và
trợ cấp thất nghiệp.
Những nghiên cứu tại Việt Nam
Nguyễn Văn Châu (1996) với đề tài “Thực trạng quản lý thu bảo hiểm
xã hội hiện nay và các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác thu”. Đề tài
nghiên cứu khoa học cấp bộ, tác giả làm rõ thực trạng hoạt động BHXH đặc
biệt là công tác thu BHXH trong thời gian qua nhằm phân tích khả năng thu
BHXH để bu đắp các chế độ chi BHXH thay thế các nguồn chi, đồng thời đề
xuất một số kiến nghị cụ thể nhằm cải tiến công tác thu BHXH ở Viêt Nam,
đặc biệt là mở rộng và phát triển quỹ bảo hiểm, loại hình bảo hiểm.

8


Ở góc độ khác, tác giả Nguyễn Thị Kim Phụng (2006) “Nội luật hoá của

CEDAW đối với lao động nữ khi dự thảo luật bảo hiểm xã hội” tác giả xoay
quanh đến việc tập trung nghiên cứu, đánh giá các quy định riêng về bảo hiểm
xã hội đối với lao động nữ trên toàn quốc dựa theo pháp luật hiện hành đối
với chế độ thai sản, chế độ bảo hiểm hưu trí. Từ đó, trên cơ sở nội luật hoá
của Công ước quốc tế về xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ
(CEDAW) của Liên hợp quốc, tác giả đã đưa ra đánh giá chung và một số
kiến nghị tới Chính phủ trong Dự thảo Luật bảo hiểm xã hội (Dự thảo), dự
kiến sẽ thông qua vào kỳ họp Quốc hội đầu năm 2006. Trong đó, tác giả đề
xuất hai kiến nghị nổi bật là hoàn thiện chế độ thai sản và chế độ hưu trí nhằm
đảm bảo sự công bằng, hợp lý hơn trong quy định về đối tượng, điều kiện,
thời gian và mức hưởng. Và kiến nghị bổ sung chế độ bảo hiểm xã hội tàn tật
giúp lao động nữ hưởng trợ cấp và đảm bảo cuộc sống sinh hoạt hằng ngày
[88; 96].
Theo Lê Bạch Hồng (2010) “Vai trò của chính sách bảo hiểm xã hội,
bảo hiểm y tế đối với an sinh xã hội của đất nước”. Bài viết đề cập tới lịch sử
hình thành và phát triển Bảo hiểm Xã hội ở Việt nam ngay từ những ngày đầu
khi mới thành lập Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà vào tháng 8 năm
1945, Đảng và nhà nước đã nhận định bảo hiểm xã hội sẽ là một trong những
chính sách lớn đối với người dân cũng như người lao động trên toàn quốc.
Ngày 12 tháng 03 năm 1947, lần đầu tiên Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh
số 29/SL quy định chế độ trợ cấp cho công nhân Việt Nam. Đến ngày 20
tháng 05 năm 1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh một lần nữa ký hai sắc lệnh số 76
và 77 nhằm quy định thực hiện các chế độ ốm đau, chế độ thai sản, chế độ tai
nạn lao động, chế độ hưu trí cho cán bộ, công nhân viên chức. Mặc dù việc
thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội ở thời kỳ này còn rất nhiều hạn chế,
nhưng việc ban hành chính sách bảo hiểm xã hội chính là một bước ngoặt
đánh dấu sự quan tâm rất lớn của Đảng và Nhà nước dành cho nhân dân, xã
hội Việt Nam. Đồng thời, những quy định về chính sách bảo hiểm xã hội ở
9



giai đoạn này cũng là tiền đề cho sự phát triển bảo hiểm xã hội trong tương
lai.
Theo tác giả Nguyễn Thị Lan Hương (2012), “Pháp luật về bảo hiểm xã
hội đối với lao động nữ ở Việt Nam hiện nay” cho rằng bảo hiểm xã hội đối
với lao động nữ chưa đi sâu nghiên cứu về pháp luật cũng như thực trạng
pháp luật bảo hiểm đối với lao động nữ. Đồng thời, tác giả nhấn mạnh đến sự
thiết thực trong việc thực hiện bảo hiểm xã hội đối với lao động nữ qua ba lý
khác nhau như đến tuổi nghỉ hưu, thai sản, ốm đau khi mà người lao động nữ
đã không còn khả năng lao động thì việc hưởng trợ cấp và nhấn mạnh rằng
lương hưu cũng sẽ là một trong những chỗ dựa cho đời sống vật chất lẫn tinh
thần đối với lao động nói chung và lao động nữ nói riêng.
Theo Lưu Quang Tuấn, (2013) Trong báo cáo đề tài “Cơ sở lý luận và
thực tiễn xây dựng chính sách khuyến khích tham gia bảo hiểm xã hội tự
nguyện đối với lao động nghèo, lao động là người dân tộc thiểu số, nông dân
có mức thu nhập từ trung bình trở xuống” của Viện Khoa học Lao động xã
hội (Bộ Lao động - Thương binh xã hội). Nhóm tác giả đã đi sâu vào phân
tích các yếu tố tiền đề để phát triển BHXHTN như là một dịch vụ công tới sâu
rộng toàn dân và được sử dụng rộng rãi. Bên cạnh đó các tác giả cũng nêu ra
ví dụ về BHXHTN của Trung Quốc, phân tích các thành quả cũng như hạn
chế để từ đó rút ra bài học phát triển BHXHTN tại Việt Nam. Tiếp tới là các
tác giả đi sâu nghiên cứu vào thực trạng các lao động có thu nhập trung bình
trở xuống khi tham gia BHXHTN, đánh giá những khó khăn, chỉ ra các hạn
chế rào cản khiến người dân chưa thể tiếp cận với BHXHTN. Từ đó đưa ra
những khuyến nghị một số chính sách khuyến khích lao động có mức thu
nhập từ trung bình trở xuống tham gia BHXHTN [10;18]
Trong nghiên cứu của tác giả Dương Phương Thảo (2014) “Pháp luật về
bảo hiểm xã hội tự nguyện - Thực trạng và giải pháp”, tác giả đã đưa những
kiến thức về Luật học để tập trung đi sâu vào nghiên cứu phân tích thực trạng
các quy định của pháp luật Việt Nam về BHXHTN để từ đó đề ra các giải

10


pháp hoàn thiện pháp luật cũng như thực hiện hiệu quả chính sách BHXHTN
trên thực tế. Đây là một nghiên cứu mang tính đột phá khi phân tích sâu vào
những chính sách và pháp luật Việt Nam để giải quyết các vấn đề còn tồn
đọng trong việc triển khai và tuyên truyển BHXHTN tới người dân. [55]
Theo Phạm Thị Lan Phương (2015) với đề tài “Thực trạng tham gia bảo
hiểm xã hội tự nguyện của người lao động trên địa bản tỉnh Vĩnh Phúc” Tác
giả đã nghiên cứu nhằm tìm hiểu thực trạng tham gia BHXHTN của người lao
động trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, từ đó đề xuất một số giải pháp thúc đẩy sự
tham gia của họ. Nghiên cứu tiến hành điều tra 200 người lao động ở 4 huyện,
thị xã, thành phố của tỉnh Vĩnh Phúc. Kết quả điều tra cho thấy: số lượng
người tham gia BHXHTN có xu hướng tăng lên nhưng vẫn chiếm tỷ lệ rất
nhỏ trong tổng số người thuộc đối tượng tham gia BHXH; Sự gia tăng đối
tượng tham gia có sự khác nhau khi xem xét trên các phương diện: độ tuổi,
mức lựa chọn đóng phí, ngành nghề và địa bàn cư trú. Kết hợp với ý kiến của
người được phỏng vấn, nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm thu hút
người lao động tham gia BHXHTN trên địa bàn tỉnh như: nâng cao nhận thức
của về sự cần thiết tham gia BHXHTN; đổi mới mạnh mẽ công tác dịch vụ
của cơ quan BHXH; cần có chính sách hỗ trợ cho đối tượng chính sách.
Theo tác giả Thảo Miên (2017) “Vì sao người dân vẫn còn chưa mặn mà
với BHXH tự nguyện”. Bài viết đưa ra một số ý kiến đánh giá những hạn chế
của việc thực hiện các chính sách bảo hiểm xã hội trong cộng đồng, đồng thời
bài viết cũng nhắc tới giải pháp để mở rộng, phát triển BHXH tự nguyện đó
là: “Cơ quan BHXH phải tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến sâu,
rộng chính sách BHXH tự nguyện để nhiều người dân có thể hiểu và tham gia
BHXH tự nguyện. Mở rộng hệ thống mạng lưới đại lý thu BHXH tự nguyện,
phấn đấu mỗi thôn, bản, tổ dân phố đều có nhân viên đại lý thu, hoặc điểm thu
BHXH tự nguyện”. Bài viết cập tới một vài giải pháp mang tính tuyên truyền

đến từng địa phương. [Thời báo tài chính Việt Nam, 4/5/2017]

11


Dẫn theo bài viết Khánh Duy (2018) Tọa đàm trực tuyến về “Kết quả
thực hiện và những định hướng cải cách chính sách BHXH” do Báo Đại biểu
Nhân dân phối hợp với BHXH Việt Nam tổ chức tại Hà Nội. Chủ nhiệm các
vấn đề xã hội Quốc hội Bùi Sỹ Lợi nhấn mạnh: Cần tăng tính hấp dẫn để thu
hút người dân tham gia BHXH tự nguyện. Ông chỉ ra nguyên nhân chính đó
là chính sách BHXH tự nguyện chưa hấp dẫn được lao động bởi đang có sự
chênh nhau giữa BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện. Nếu như BHXH bắt
buộc được hưởng 5 chế độ thì BHXH tự nguyện chỉ được hưởng 2 chế độ dài
hạn là hưu trí và tử tuất mà thiếu đi các chế độ ngắn hạn đáp ứng ngay nhu
cầu đa dạng trước mắt của người dân về thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp, và cho rằng cần cải cách chính sách BHXH cần tập trung nghiên cứu,
xây dựng gói BHXH ngắn hạn linh hoạt để người lao động có nhiều sự lựa
chọn tham gia và thụ hưởng, đáp ứng nhu cầu không chỉ trong dài hạn mà cả
trong ngắn hạn. [Báo điện tử đại biểu nhân dân,24/8/2018]
Trên trang Bảo hiểm Xã hội theo tác giả An Nhiên, (2018) “Thực hiện
đồng bộ các giải pháp tăng tỷ lệ tham gia BHXH tự nguyện”. Thủ tướng
Vương Đình Huệ đã đưa ra những nguyên nhân vì sao việc người dân tiếp cận
Bảo hiểm chưa thỏa đáng: “Nguyên nhân chính của việc triển khai chính sách
chưa hiệu quả là do nhiều người chưa hiểu và chưa nhận thức đầy đủ về chính
sách BHXH tự nguyện, thậm chí, một bộ phận dân cư còn chưa biết có chính
sách. [Cổng thông tin BHXHVL, 22/11/2018]
Theo tác giả Trần Thúy Nga,(2019), “Tham vấn về dự án Luật Bảo hiểm
xã hội (sửa đổi) tại Hội thảo khoa học khu vực phía Bắc tại Hà Nội. Phát biểu
tại hội thảo, các đại biểu khẳng định, sau 6 năm thực hiện, Luật Bảo hiểm xã
hội phát huy tích cực trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người

lao động, người sử dụng lao động, góp phần thực hiện mục tiêu chính sách an
sinh xã hội của nhà nước. Tuy nhiên, quá trình triển khai, thi hành Luật Bảo
hiểm xã hội cho thấy, một số quy định, chính sách trong Luật cần được sửa
đổi, bổ sung đáp ứng yêu cầu mới về phát triển kinh tế - xã hội. Đối tượng
12


tham gia bảo hiểm xã hội vẫn còn thấp. Do đó phải sửa đổi, bổ sung nhiều chế
độ bảo hiểm xã hội bắt buộc và tự nguyện để chính sách này hấp dẫn hơn với
người lao động. [Cổng thông tin bảo hiểm xã hội, 8/1/2019]
Ngoài ra còn có những bài viết của tác giả Nguyễn Xuân Thu (2006)
“Chế độ bảo hiểm xã hội tự nguyện ở Việt Nam” đăng trên Tạp chí Luật học,
số 9/2006; Bài viết “Bàn về bảo hiểm xã hội tự nguyện ở Việt Nam” của tác giả
Lê Thị Hoài Thu đăng trên Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 7/2007; đặc biệt
có các công trình được thực hiện ở cấp độ luận văn thạc sỹ, với đề tài “Bảo
hiểm xã hội tự nguyện, Một số vấn đề lý luận và thực tiễn áp dụng”, luận văn
thạc sỹ của Lê Thị Thu Hương (2007) và gần đây có đề tài: “Bảo hiểm xã hội
tự nguyện - Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp
luật”, luận văn thạc sỹ luật học của Hoàng Quốc Đạt (2012) ... Tuy nhiên nhìn
chung các tác giả mới chỉ dừng lại ở một số vấn đề lý luận, tổng quan và thực
tiễn thực hiện mà chưa đi sâu vào nghiên cứu về BHXHTN.
Khi xét về mảng đề tài BHXHTN hay các đề tài liên quan đến vấn đề an
sinh xã hội, đây thực sự là một lĩnh vực quan trọng và thu hút nhiều các
ngành khoa học khác nhau cùng tham gia nghiên cứu như: Y học, Xã hội học,
Luật học, Kinh tế học, Chính trị học, … Trên thế giới cũng như ở Việt Nam,
nhiều nghiên cứu và phân tích chuyên sâu đã được thực hiện bởi các nhà
hoạch định chính sách, nhà tư vấn, nhà nghiên cứu độc lập và từ phía Nhà
nước và khối phi chính phủ. Mảng đề tài này nhận được nhiều sự quan tâm
của giới nghiên cứu bởi lẽ: chính sách an sinh xã hội nói chung và BHXHTN
nói riêng có tác động mạnh mẽ, trực tiếp tới chất lượng sống của người dân

trong khu vực phi chính thức, đến ổn định và trật tự của xã hội.
Nhìn chung, tất cả những nghiên cứu trên là nguồn tư liệu lớn, mở ra cái
nhìn tổng quát và gợi ý hướng khai thác dữ liệu cho người nghiên cứu. Mảng
đề tài BHXH đã được khai thác nhiều và sâu, nhưng các nghiên cứu chú yếu
làm rõ thực trạng, chứ chưa đi sâu vào nhu cầu, khó khăn của người lao động,
Vì vậy, tác giả nhận thấy khoảng trống đó và tiến hành nghiên cứu chú trọng
13


vào các yếu tố chính sách BHXHTN của Người lao động, để làm rõ thực
trạng khó khăn cũng như việc chính sách.
3. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa lý luận của đề tài
Nghiên cứu sẽ giải thích, làm rõ và cung cấp một số khái niệm, lý thuyết
ý nghĩa cho những nhà hoạt động chuyên môn có liên quan.
Thông qua tìm hiểu nghiên cứu cung cấp những kiến thức thực tiễn để
góp phần bổ sung nhận thức về chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện trong
vấn đề chất lượng cuộc sống, an sinh tuổi già cho một bộ phận người lao động
không nhỏ của đất nước.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu giúp ta có cái nhìn khách quan toàn diện về thực
trạng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của người người lao động tại huyện
Đông Anh, TP. Hà Nội. Trên cơ sở đó, đánh giá việc hiện chính sách bảo
hiểm tự nguyện của người lao động cũng như nhu cầu tham gia bảo hiểm xã
hội của người lao động tại địa phương.
Kết quả nghiên cứu sẽ là tài liệu tham khảo giúp ích cho nhiều đối tượng
cụ thể: Giúp người lao động hiểu được lợi ích khi tham gia bảo hiểm xã hội tự
nguyện; Giúp các nhà hoạch định chính sách đưa ra được những ưu đãi, hỗ trợ
cho người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện; Giúp chính quyền, đoàn thể
có cái nhìn tổng quan về tình hình tham gia bảo hiểm xã hội. Từ đó đề ra giải

pháp, hành động cụ thể để tăng hiệu quả cho việc tuyên truyền và khuyến
khích người dân tham gia bảo hiểm tự nguyện, quan trọng nhất là thúc đẩy
trách nhiệm của cơ quan phụ trách Bảo hiểm xã hội trong việc đưa các chính
sách an sinh xã hội tới với người dân trong khu vực.
4. Đối tƣợng, khách thể, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện của người lao động tại huyện
Đông Anh, TP. Hà Nội
14


4.2. Khách thể nghiên cứu
- Người lao động làm việc, sống tại huyện Đông Anh, TP. Hà Nội
- Cán bộ cơ quan BHXH Huyện Đông Anh, Cán bộ Văn hóa Chính sách
xã Uy Nỗ và xã Cổ Loa
4.3. Phạm vi nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 01/2018 đến tháng 08/2018
- Không gian nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành tại 2 xã của huyện
Đông Anh là xã Uy Nỗ và Cổ Loa.
5. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Mục đích nghiên cứu
Đề tài tìm hiểu thực trạng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của người
lao động, từ đó tập trung làm sáng tỏ những khó khăn cũng như nhu cầu
người lao động với việc tham gia bảo hiểm tự nguyện của người lao động ở
huyện Đông Anh, TP. Hà Nội.
Đề xuất một số giải pháp và khuyến nghị nhằm khắc phục những bất
cập, để có thể phát huy tối đa hiệu quả các chính sách BHXH, từ đó đảm bảo
đời sống an sinh xã hội cho người lao động.
5.2. Nhiệm vụ nghiên cứu.
Tìm hiểu tài liệu, tư liệu liên quan đến các chính sách bảo hiểm của

người lao động.
Mô tả thực trạng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của người lao động
tại địa phương. Từ đó phân tích đánh giá việc thực hiện chính sách bảo hiểm
xã hội tự nguyện của người lao động.
Đề xuất một số giải pháp nhằm làm gia tăng đối tượng tham gia bảo
hiểm xã hội tự nguyện của người lao động trong địa bàn nghiên cứu.

15


6. Câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng mức độ tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của người lao
động tại huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội hiện nay như thế nào?
- Có những nhu cầu gì liên quan đến cuộc sống của người lao động?
- Cần có những giải pháp gì nhằm thúc đẩy thực hiện chính sách bảo
hiểm xã hội tự nguyện tại địa phương?
7. Giả thuyết nghiên cứu
Giả thuyết 1: Hiện nay thực trạng tham gia bảo hiểm xã hội của người
lao động tại huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội khá đa dạng về đối tượng, về
thời gian, về mục đích tham gia. Tuy nhiên, tỉ lệ tham gia bảo hiểm xã hội tự
nguyện những năm gần đây có xu hướng giảm so với trước.
Giả thuyết 2: Người lao động gặp phải những thuận lợi và khó khăn khi
tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, đồng thời có những mong muốn nguyện
vọng phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của họ.
Giả thuyết 3: Có rất nhiều giải pháp nhằm thúc đẩy việc thực hiện chính
sách bảo hiểm xã hội tại địa phương. Đặc biệt là các giải pháp công tác xã hội
nhằm giúp người lao động tiếp cận và hiểu sâu hơn về chính sách bảo hiểm xã
hội tự nguyện.
8. Phƣơng pháp nghiên cứu
8.1. Phương pháp phân tích tài liệu

Phân tích tài liệu là phương pháp thu thập thông tin thứ cấp thông qua tài
liệu sẵn có để tìm chọn những khái niệm và tư tưởng cơ bản làm cơ sở cho lý
luận của đề tài và xây dựng mô hình lý thuyết hay thực nghiệm ban đầu. Sử
dụng phương pháp này nhằm mục đích giúp tác giả phân tích các tài liệu,
thành tựu đã đạt được, những số liệu thống kê, những chủ trương chính sách
có liên quan đến vấn đề nghiên cứu, cũng như những vấn đề chưa giải quyết
16


đuợc, từ đó có được những thông tin chính xác và hiệu quả nhất phục vụ cho
quá trình nghiên cứu.
Tác giả đọc và phân tích những tài liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu
như: công tác quản lý đối tượng tham gia bảo hiểm, Luật pháp về chế độ bảo
hiểm, Phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện. Ngoài ra còn tham khảo các tài
liệu, các khóa luận, luận văn, các bài viết, trước đây liên quan đến bảo hiểm
xã hội. Một số tài liệu liên quan khác như: Công tác xã hội với cá nhân, công
tác xã hội nhóm, cộng đồng. Sử dụng phương pháp này giúp tác giả xây dựng
cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu, qua đó tác giả xác định được một số khái
niệm chính của đề tài như: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm xã hội tự nguyện. Bên
cạnh đó, tác giả cũng sử dụng phương pháp này để tìm hiểu số liệu về quy
mô, cơ cấu, và thực trạng tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động tại
Huyện Đông Anh.
Trong đề tài cấp Đại học Quốc gia “Nghiên cứu đánh giá thực trạng và
đề xuất giải pháp gia tăng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện
trong khu vực Phi chính thức tại thành phố Hà Nội hiện nay” do PGS.TS
Nguyễn Thị Kim Hoa làm chủ nhiệm. Tác giả sử dụng kết quả điều tra
phiếu hỏi thực hiện ở hai xã: Xã Uy Nỗ và Xã Cổ Loa, nhằm tìm hiểu thực
trạng, nhu cầu của người lao động cũng như quá trình thực hiện chính sách
Bảo hiểm xã hội tại địa phương. Trong tổng số phiếu thu về có 79 phiếu
không tham gia BHXHTN và có 74 phiếu tham gia với kết quả rất khách

quan và cụ thể. Với kết quả số thu được, tác giả đã phân tích, đánh giá thực
trạng tham gia BHXH cũng như đánh giá được chính sách BHXH tự
nguyện tại địa phương.
8.2. Phương pháp quan sát
Quan sát là phương pháp tri giác có mục đích, có kế hoạch về điệu bộ,
hành vi, cử chỉ, thái độ của con người cũng như sự kiện, hiện tượng môi
trường xung quanh. Việc quan sát này không chỉ dùng mắt mà đòi hỏi người
17


nghiên cứu phải dùng lí trí và con tim của mình để nhìn nhận và đánh giá vấn
đề. Mục đích mang lại cho tác giả những tài liệu cụ thể, cảm tính trực quan có
giá trị nghiên cứu.
Tác giả sử dụng phương pháp để quan sát cảm xúc, thái độ của người
Người Lao động. Phân tích thực trạng nhu cầu tham gia trả lời một cách
khách quan nhất. Đồng thời nắm bắt được tâm lí của họ, từ đó phân tích rõ
việc thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện của người lao động.
8.3. Phương pháp phỏng vấn sâu
Nghiên cứu sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu nhằm mục đích tìm
hiểu sâu hơn về vấn đề, thăm dò, phát hiện tìm hiểu về công tác thực hiện
chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện tại địa phương hiện nay như thế nào?
Người nghiên cứu sẽ xây dựng bộ câu hỏi, và việc thực hiện phương pháp sẽ
giúp nghiên cứu có cái nhìn toàn diện hơn.
Tác giả đã tiến hành phỏng vấn sâu: 15 người, trong đó người dân tại xã
Uy Nỗ (5 người) và xã Cổ Loa (5 người), cán bộ cơ quan bảo hiểm xã hội
huyện Đông Anh (1người), cán bộ Chính sách, Văn hóa xã Uy Nỗ (2 người)
và cán bộ Chính sách, Văn hóa xã Cổ Loa (2 người).
Mục đích của phỏng vấn sâu nhằm thu thập những thông tin về những
thực trạng tham gia bảo hiểm xã hội, nhu cầu người lao động đang gặp phải,
cũng như nhận thức của họ về giá trị bảo hiểm trong cuộc sống, những

nguyện vọng và mong muốn của họ. Những thông tin này sẽ là căn cứ để
đánh giá phân tích và bổ sung cho những kết quả từ nghiên cứu. Ngoài ra tác
giả còn phỏng vấn sâu các cá nhân, đơn vị hoạt động về bảo hiểm khác để có
những thông tin tổng quan, đa chiều, từ đó phân tích được vấn đề một cách
hiệu quả nhất.

18


B. PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Các khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Khái niệm chính sách
Theo Từ điển tiếng Việt, chính sách là sách lược và kế hoạch cụ thể
nhằm đạt một mục đích nhất định, dựa vào đường lối chính trị chung và tình
hình thực tế mà đề ra.
1.1.2. Khái niệm chính sách xã hội
Theo quan điểm của G.Winle: Chính sách xã hội đề cập đến sự phát triển
các quan hệ xã hội với tư cách là quan hệ giữa các giai cấp, tầng lớp và các
nhóm xã hội trong quá trình xích lại gần nhau. Chính sách xã hội, chính sách
kinh tế, chính sách văn hoá, chính sách dân tộc không tách rời nhau. [21].
Chính sách xã hội là sự tổng hợp các phương thức, các biện pháp của
Nhà nước, của các đảng phái và tổ chức chính trị khác nhằm thỏa mãn nhu
cầu vật chất và tinh thần của nhân dân phù hợp với trình độ phát triển đất
nước về kinh tế, văn hoá, xã hội. Chính sách xã hội là sự cụ thể hoá và thể chế
hoá bằng pháp luật những chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước [5].
Theo TS. Đoàn Nam Hương: Ở nước ta hiện nay chính sách xã hội
thường được nhìn nhận ở hai cấp độ. Thứ nhất, theo nghĩa hẹp là chính sách
xã hội cho những nhóm lao động xã hội gọi là “đối tượng chính sách” và “đối
tượng xã hội”. Thứ hai, theo nghĩa rộng bao hàm cả chính sách giai cấp, chính

sách đối với các tầng lớp, những nhóm xã hội lớn như thanh niên, trí thức,
chính sách dân tộc, tôn giáo. Chính sách xã hội là sự tác động của nhà nước
vào việc phân phối và ổn định các hoàn cảnh sống cho con người thuộc các
nhóm xã hội khác nhau trong lĩnh vực thu nhập, việc làm, sức khoẻ, nhà ở và
giáo dục trên cơ sở mở rộng, bình đằng và cổng bằng xã hội trong một bổi
cảnh lịch sử và cấu trúc xã hội nhất định. [12].

19


×