Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Ảnh hưởng của phật giáo đối với tín ngưỡng thờ thành hoàng làng qua khảo cứu tại thôn thượng, xã phù lưu, huyện ứng hòa, hà nội, hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.45 MB, 106 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------------------------------

TRẦN VĂN VỊ

ẢNH HƢỞNG CỦA PHẬT GIÁO ĐỐI VỚI
TÍN NGƢỠNG THỜ THÀNH HOÀNG LÀNG (QUA
KHẢO CỨU TẠI THÔN THƢỢNG, XÃ PHÙ LƢU,
HUYỆN ỨNG HÒA, HÀ NỘI HIỆN NAY)

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÔN GIÁO HỌC

Hà Nội – 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------------------------------

TRẦN VĂN VỊ

ẢNH HƢỞNG CỦA PHẬT GIÁO ĐỐI VỚI
TÍN NGƢỠNG THỜ THÀNH HOÀNG LÀNG (QUA
KHẢO CỨU TẠI THÔN THƢỢNG, XÃ PHÙ LƢU,
HUYỆN ỨNG HÒA, HÀ NỘI HIỆN NAY)

Luận văn Thạc sĩ chuyên nghành Tôn giáo học
Mã ngành :60220309

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG



NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC

PGS.TS, Đỗ Quang Hƣng

PGS.TS, Đỗ Thị Hòa Hới

Hà Nội – 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi.
Các kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng.
Những kết luận khoa học trong luận văn chưa từng được công bố trên bất kỳ
công trình nào khác.
Tác giả luận văn

Trần Văn Vị


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng cảm ơn PGS.TS. Đỗ Thị Hòa Hới đã hướng dẫn tôi thực
hiện đề tài nghiên cứu này.
Tôi xin trân trọng cám ơn các giáo viên đã tham gia giảng dạy lớp cao học
Tôn giáo 2016- Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn- Đại học Quốc gia
Hà nội; các thầy cô trang bị cho học viên trong lớp học nói chung, cho cá
nhân tôi nói riêng, những kiến thức căn bản, giá trị về khoa học Tôn giáo
cũng như về thực tiễn đời sống tôn giáo, tín ngưỡng.

Xin chân thành cảm ơn!

Tác giả luận văn

Trần Văn Vị


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ PHẬT GIÁO VÀ TÍN
NGƢỠNG THỜ THÀNH HOÀNG LÀNG TẠI THÔN THƢỢNG, XÃ
PHÙ LƢU, HUYỆN ỨNG HÒA, HÀ NỘI HIỆN NAY ............................ 10
1.1. Khái quát chung về Phật giáo tại thôn Thƣợng, xã Phù lƣu, huyện
Ứng hòa , Hà nội hiện nay ............................................................................ 10
1.1.1. Khái lược về Phật giáo ......................................................................... 10
1.1.2. Khái quát chung Phật giáo ở thôn Thượng, xã Phù lưu, huyện Ứng
hòa, Hà nội…………………………………………………………………..15
1.2. Tín ngƣỡng thờ Thành Hoàng Làng tại thôn Thƣợng, xã Phù lƣu,
huyện Ứng hòa, Hà Nội hiện nay. ................................................................ 18
1.2.1. Điều kiện vị trí Địa lý, Kinh tế, chính trị, văn hóa, lịch sử thôn Thượng,
xã Phù lưu, huyện Ứng hòa, Hà Nội hiện nay. ............................................... 18
1.2.2. Khái quát chung những vấn đề lý luận liên quan đến tín ngưỡng thờ
Thành Hoàng người Việt vùng Đồng bằng Bắc bộ ......................................... 22
1.2.3. Tín ngưỡng thờ Thành Hoàng Làng tại thôn Thượng, xã Phù lưu, Ứng
hòa, Hà nội hiện nay. ...................................................................................... 34
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 ............................................................................... 39
CHƢƠNG 2. BIỂU HIỆN ẢNH HƢỞNG CỦA PHẬT GIÁO ĐẾN TÍN
NGƢỠNG THỜ THÀNH HOÀNG LÀNG CỦA NGƢỜI DÂN THÔN
THƢỢNG, XÃ PHÙ LƢU, HUYỆN ỨNG HÒA, HÀ NỘI HIỆN NAY . 40
2.1. Biểu hiện ảnh hƣởng của Phật giáo đến tín ngƣỡng thờ Thành hoàng
Làng tại thôn Thƣợng, xã Phù lƣu, huyện Ứng hòa, Hà Nội hiện nay .... 40



2.1.1. Biểu hiện ảnh hưởng của Phật giáo đối với nghi lễ trong Lễ hội thờ
Thành Hoàng Làng tại thôn Thượng, xã Phù lưu, huyện Ứng hòa, Hà Nội
hiện nay. .......................................................................................................... 44
2.1.2. Biểu hiện ảnh hưởng của Phật giáo đối với nghi lễ mừng thọ tại đình
thôn Thượng, xã Phù lưu, huyện Ứng hòa, Hà Nội ........................................ 57
2.2. Biểu hiện Phật giáo ảnh hƣởng đến nghi thức khác tại đình làng thôn
Thƣợng xã Phù lƣu, huyện Ứng hòa, Hà Nội hiện nay. ............................ 60
2.2.1. Biểu hiện Phật giáo ảnh hưởng đến nghi thức thờ cúng Tổ Tiên tại đình
thôn Thượng, xã Phù lưu, huyện Ứng hòa, Hà Nội ........................................ 60
2.2.2. Biểu hiện Phật giáo ảnh hưởng đến nghi thức tang ma, cưới hỏi của
người dân thôn Thượng, xã Phù lưu, huyện Ứng hòa, Hà Nội ....................... 62
2.3. Đánh giá về sự ảnh hƣởng của Phật giáo đối với tín ngƣỡng thờ
Thành Hoàng Làng tại thôn Thƣợng, xã Phù lƣu, huyện Ứng hòa, Hà Nội
hiện nay. ......................................................................................................... 67
2.3.1. Ảnh hưởng tích cực của Phật giáo đối với tín ngưỡng thờ Thành Hoàng
Làng tại thôn Thượng, xã Phù lưu, huyện Ứng hòa, Hà Nội hiện nay. .......... 67
2.3.2. Ảnh hưởng tiêu cực của Phật giáo đối với tín ngưỡng thờ Thành Hoàng
Làng tại thôn Thượng, xã Phù lưu, huyện Ứng hòa, Hà Nội hiện nay. .......... 69
2.3.3. Một số vấn đề đặt ra và giải pháp nhằm phát huy mặt tích cực, hạn chế
tiêu cực của Phật giáo và tín ngưỡng Thành Hoàng Làng............................. 70
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 ............................................................................... 74
KẾT LUẬN .................................................................................................... 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 79


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Phật giáo với tính cách là tôn giáo, một thực thể xã hội xuất hiện từ rất
sớm ở Ấn Độ cổ đại. Sau đó, Phật giáo lan truyền rộng rãi theo tiến trình lịch

sử nhân loại và cũng bằng đường bộ và đường thủy du nhập, bén rễ vào Việt
Nam. Phật giáo đã đồng hành cùng dân tộc Việt Nam từ những thế kỷ đầu
Công Nguyên đến nay, cùng trải qua biết bao biến cố thăng trầm của lịch sử
dân tộc. Trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc đó, Phật giáo luôn có mối tương
quan hòa hợp với văn hóa, tín ngưỡng bản địa Việt Nam. Chính mối quan hệ
hài hòa đó đã giúp Phật giáo ngày càng tỏa rộng hội nhập sâu sắc bền chặt
vào mảnh đất văn hóa Việt Nam giàu truyền thống. Trong đời sống văn hóa
tâm linh lâu đời đó, Phật giáo có mối quan hệ ảnh hưởng đặc biệt lớn đến tín
ngưỡng thờ Thành Hoàng Làng và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người
Việt, nên đã là chủ đề được tìm hiểu nhiều ở mức độ khác nhau.
Trong thời đại ngày nay, xu thế toàn cầu hóa không chỉ diễn ra trên lĩnh
vực kinh tế, chính trị mà còn diễn ra trên lĩnh vực văn hóa nói chung và tôn
giáo nói riêng, không chỉ tại các khu đô thị trung tâm mà còn ở những vùng
nông thôn làng xã. Chính điều này đã đặt ra cho chúng ta yêu cầu cần phải tìm
hiểu nhìn nhận, đánh giá lại sự biến đổi vai trò, vị trí của Phật giáo trong
tương quan với các loại hình tín ngưỡng truyền thống hiện còn, xem xét các
mối quan hệ đó có vai trò gì, với các lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt là
với văn hóa, vì tôn giáo, tín ngưỡng là bộ phận không thể thiếu cấu thành
chỉnh thể văn hóa tại các tế bào là cơ sở làng xã Việt Nam, hiện nay đang biến
đổi mạnh.
Hiện nay, Phật giáo là một tôn giáo lớn ở Việt Nam, có ảnh hưởng sâu
rộng đến mọi mặt đời sống và xã hội. Trong bối cảnh Việt Nam đang thực
hiện Công Nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Vậy tại các địa bàn

1


cấp cơ sở Làng xã ngày nay, Phật giáo đang biến đổi có ảnh hưởng ra sao đến
đời sống tín ngưỡng truyền thống nói chung tín ngưỡng thờ thành hoàng làng
nói riêng ở đây? Chùa, miếu, đình và đền thờ thành hoàng làng không chỉ là nơi

sinh hoạt tâm linh mà còn là trung tâm văn hóa của cả làng. Vậy tại làng quê đó
hiện nay Phật giáo có ảnh hưởng gì trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn
hóa dân tộc trong quá trình hội nhập và phát triển đất nước? Ảnh hưởng của Phật
giáo đến tín ngưỡng thờ Thành Hoàng Làng hiện nay thể hiện ra đặc trưng như
thế nào? Chúng tôi cho rằng, để có được câu trả lời phải có sự đi sâu khảo sát ở
từng cơ sở làng xã. Vì vậy hướng nghiên cứu ảnh hưởng của Phật giáo đến tín
ngưỡng thờ Thành Hoàng Làng nói riêng ở làng quê đã và đang là một trong
những chủ đề cấp thiết cả về học thuật và thực tiễn hiện nay, đang thu hút sự chú
ý của nhiều học giả nghiên cứu, đi sâu phân tích cập nhật.
Thôn Thượng xã Phù lưu huyện Ứng hòa vốn là một thôn xã nông nghiệp
thuần nông, nông thôn truyền thống thuộc huyện Ứng hòa (trước đây thuộc tỉnh
Hà Tây cũ, nay sáp nhập là huyện thuộc ngoại thành Hà Nội), là nơi thể hiện rõ
nét những biến đổi mạnh mẽ đời sống tinh thần và vật chất trước tác động của
quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa. Trước cơ hội, thách thức mới, nghiên cứu
ảnh hưởng Phật giáo đối với tín ngưỡng thờ Thành Hoàng Làng ở đây là công
việc có ý nghĩa cả về mặt học thuật và thời sự cấp thiết. Qua kết quả tìm hiểu sâu
đó tôi mong muốn góp phần vào công cuộc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa
tâm linh truyền thống, và sự nghiệp xây dựng nền văn hóa dân tộc tiên tiến hiện
đại mà vẫn giữ đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc. Cũng như giữ gìn những giá trị
đạo đức văn hóa truyền thống của người Việt Nam nói chung và người dân thôn
Thượng xã Phù lưu chúng tôi nói riêng. Xuất phát từ các lý do ấy trong điều
kiện, phạm vi của mình tôi chọn vấn đề tìm hiểu “Ảnh hưởng của Phật giáo đối
với tín ngưỡng thờ Thành Hoàng Làng tại thôn Thượng xã Phù lưu, huyện Ứng
hòa, Hà Nội hiện nay”, làm đề tài luận văn thạc sỹ Tôn giáo học của mình.

2


2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Qua khảo cứu các tài liệu liên quan về vấn đề ảnh hưởng của Phật giáo

đến tín ngưỡng thờ Thành Hoàng Làng của người Việt, chúng tôi nhận thấy
vấn đề đó đã được đề cập đến trong một số công trình lớn nghiên cứu về Phật
giáo Việt Nam nói chung, về tín ngưỡng thờ Thành Hoàng Làng nói riêng.
Trong đó cho thấy được, chiều ảnh hưởng của Phật giáo đến loại hình tín
ngưỡng này ở những nét cơ bản trong chiều dài lịch sử.
Nhóm thứ nhất: (sự hỗn dung giữa Phật giáo với tín ngưỡng Thủy thần
qua nghiên cứu trường hợp chùa Phú yên của TS. Lê Tâm Đắc, Mối quan hệ
giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian Việt Nam qua nghiên cứu một số ngôi
chùa tiêu biểu của Phật giáo Bắc tông của Đặng Minh Châu, vv…)
Những công trình viết về lịch sử Phật giáo: Trước tiên đề cập đến trong
các công trình viết về lịch sử Phật giáo Việt Nam nói chung, lịch sử Phật giáo
từng vùng cụ thể, dung hợp ở các địa phương tại Việt Nam. Trong các công
trình đó đều có các luận điểm ít nhiều đề cập đến quá trình du nhập, bén rễ
của Phật giáo với văn hóa tín ngưỡng Việt Nam, sự hỗn dung của Phật giáo
vào văn hóa tâm linh của Việt Nam. Đặc biệt, trong đó đậm nhạt tùy từng địa
bàn, thời gian song đều có sự gặp gỡ, hỗn dung của Phật giáo với các tín
ngưỡng thờ cúng truyền thống của người Việt. Nổi bật về nội dung này có ở
các sách của: Lê Mạnh Thát (2001) với “Lịch sử Phật giáo Việt Nam” (2 tập);
Nguyễn Lang (2008) với “Việt Nam Phật giáo sử luận” (3 tập); Nguyễn Tài
Thư (chủ biên, 1998) với “Lịch sử Phật giáo Việt Nam”. Sách của Nguyễn
Duy Hinh, Tư tưởng Phật giáo Việt Nam 1999.
Nhóm thứ hai: công trình nghiên cứu chung về tôn giáo tín ngưỡng ở
Việt Nam. Nổi bật có tác phẩm Lý luận về tôn giáo và tình hình tôn giáo ở
Việt Nam của Đặng Nghiêm Vạn, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2003.
Trong sách này đã đề cập đến một số vấn đề lý luận và thực tiễn tôn giáo tại
Việt Nam có liên quan đến đời sống tín ngưỡng Thành Hoàng, trong bối cảnh
3


đất nước đang bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và

hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay.
Đáng nói công trình Tín ngưỡng Thành Hoàng Việt Nam của Nguyễn
Duy Hinh, Nxb. Khoa học xã hội, 1996, đề cập một cách khá toàn diện tín
ngưỡng thờ Thành Hoàng Việt Nam: từ khái niệm, lịch sử hình thành và các
hình thức thờ cúng, các vị thần, điện thờ đến bản kê khai thần tích, thần phả,
sắc phong của chúng trong các triều đại phong kiến Việt Nam.
Ngoài ra, còn có bài viết “Thần làng và Thành Hoàng” của Nguyễn Duy
Hinh đăng trên Tạp chí Di sản văn hóa, số 7/2004. Trong đó đã làm rõ sự
giống nhau và khác nhau giữa Thần làng và Thần Thành Hoàng, so sánh đối
chiếu giữa Thành Hoàng Trung Quốc (Hán) với Thành Hoàng Làng Việt Nam
(Việt); Trong đó hệ thống hóa, chỉ ra các chức năng chính (hộ quốc tý dân),
cũng như phân loại các loại hình cơ bản được tôn vinh hóa, thiêng hóa là
thành hoàng như thành hoàng đặc trưng từng vùng, miền (thần núi, thần cây,
thần đá, thần rắn, nhân thần,…) của tín ngưỡng thờ Thành Hoàng ở nước ta.
Theo tác giả tư liệu về thần làng và Thần Thành Hoàng một di sản phi vật thể
lớn của dân tộc, nhưng lại đang nhanh chóng bị tốc độ công nghiệp hóa đô thị
mai một, rất được đáng tiếp tục nghiên cứu, bổ sung cập nhật nhất là trong
thời hiện đại, mở cửa hội nhập có cơ hội nhưng nhiều thử thách.
Ngoài ra, trong công trình nghiên cứu “Phật học khái luận” (1999) của
tác giả Thích Chơn Thiện (Nxb Thành phố Hồ Chí Minh) được coi là một tác
phẩm Phật học quan trọng nghiên cứu một cách cơ bản và tương đối toàn diện
về Phật giáo ông đã có đề cập đến ảnh hưởng đến đời sống tín ngưỡng Việt
Nam. Tuy chủ yếu tác giả tiếp cận Phật giáo ở góc độ Phật học với các nội
dung lịch sử, giáo lý, giới luật và lối sống tăng đoàn. Điều chúng tôi chú ý,
trong công trình này, tác giả đã quan tâm nghiên cứu một cách rất hệ thống về
thứ bậc của ba ngôi Tam Bảo, đó là Phật –Pháp –Tăng. Đặc biệt là phần
„Pháp” Bảo, tác giả đã quan tâm hệ thống nhận định và có nhiều cách để
4



truyền tải cô đúc hệ thống giáo lý căn bản của Phật giáo tại các vùng miền.
Đây là luận điểm mà tác giả quan tâm Nghiên cứu, Phật giáo biểu hiện ở Văn
hóa bản địa vùng miền, được nhìn nhận nhiều phương diện ở góc độ đa dạng:
triết học, văn học, sử học, văn hóa học, giáo dục, đạo đức và cho thấy sự
phong phú đa dạng lan tỏa của yếu tố pháp chúng thâm nhập vào trong văn
hóa bản địa mà Phật giáo có thể truyền bá, lan tỏa, phát huy. Tuy nhiên, trong
công trình đó tác giả chưa có điều kiện đưa ra nhận thức phổ quát chuyên sâu
về vai trò, nguồn gốc sự hình thành dạng thức tổng hợp cũng như biểu hiện sự
ảnh hưởng của Phật giáo đến tín ngưỡng thờ Thành Hoàng Làng khắp vùng
miền cụ thể. Nhất là ở vùng đồng bằng Bắc bộ trước đây thuộc văn hóa tiêu
biểu làng quê truyền thống hiện đang cuốn sâu vào đô thị hóa, công nghiệp
hóa như ở Phù lưu, Ứng hòa, Hà Nội.
Chúng tôi cần nhắc tới trong tác phẩm “Lịch sử tư tưởng Việt Nam”, 6
tập, của tác giả Nguyễn Đăng Thục, NXB TP .HCM, năm 1999, ở trong tác
phẩm này đã nêu nhận xét có tính khái quát ảnh hưởng của tư tưởng Phật giáo
đối với đời sống tín ngưỡng xã hội Việt Nam nói chung, khoảng từ thế kỷ V
đến thế kỷ XIX. Đặc biệt, trong tác phẩm “Lịch sử Phật giáo từ khởi nguyên
đến thời Lý Nam Đế”, của tác giả Lê Mạnh Thát. Trong đó, tác giả đã nêu rõ
một số đặc điểm quá trình du nhập của Phật giáo vào Văn hóa Việt Nam ở
giai đoạn này. Trong đó có chỉ ra đặc điểm Phật giáo dung hợp tín ngưỡng
bản địa, cũng như khẳng định vai trò của Phật giáo tác động trong lĩnh vực
tinh thần và tín ngưỡng dân gian của thời đó. Nhưng tác giả chưa có thể phân
tích rõ mối quan hệ giữa Phật giáo với tín ngưỡng thờ Thành Hoàng Làng, và
tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, trong các thời kỳ lịch sử, tại địa bàn thôn Thượng
xã Phù lưu, nhất là khảo sát những biến đổi quan hệ đó trong giai đoạn hiện
nay.
Nhóm các công trình viết về loại hình tín ngưỡng thờ Thành Hoàng Làng
và sự biểu hiện của ảnh hưởng Phật giáo trong thực hành tín ngưỡng đó ít
5



nhiều qua khảo cứu loại hình tín ngưỡng bản địa này qua đó cho thấy nó ảnh
hưởng vào sinh hoạt Phật giáo của người Việt. Trước tiên, phải kể các tác
phẩm quan trọng, như công trình các tác giả sau: Leospold Cadiere (1997,
Bản dịch) của Đỗ Trinh Huệ “Về văn hóa và tín ngưỡng truyền thống người
Việt”;Vũ Quỳnh (1992) trong sách “Lĩnh Nam trích quái”; Lý Tế Xuyên
(1992) trong sách “Việt điện U linh”; Phan Kế Bính (1995) trong sách “Việt
Nam phong tục”; Toan Ánh (1996) “Phong tục thờ cúng trong gia đình Việt
Nam”; Vũ Ngọc Khánh (1996) “Tín ngưỡng làng xã”; Đặng Nghiêm Vạn (
chủ biên,1996), “Về Tôn giáo, tín ngưỡng ở Việt Nam hiện nay”, và tái bản
năm 2001, “Lý luận về tôn giáo và tình hình Tôn giáo ở Việt Nam”; Nguyễn
Đức Lữ (1999), bài báo “Hiện tượng mê tín dị đoan ở nước ta hiện nay, thực
trạng, biểu hiện và đặc điểm”, Nguyễn Minh San (1998), “Tiếp cận tín
ngưỡng dân dã Việt Nam” Trần Đăng Sinh (2002) “ Những khía cạnh triết
học trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên”, NXB chính trị Quốc gia, HN, Các tác
phẩm này đều có ít nhiều trực tiếp hay gián tiếp đều đề cập đến một khía cạnh
khác nhau của ảnh hưởng tín ngưỡng thờ Thành Hoàng Làng và tín ngưỡng
thờ cúng tổ tiên ảnh hưởng đến Phật giáo; các tác giả đã chỉ dẫn người đọc
đến chiều tác động ngược lại, phân tích nguồn gốc, nội dung, thờ tự, ý nghĩa
văn hóa…và các cơ sở để cho Phật giáo phát huy vai trò ảnh hưởng đến các
phương diện trong kết cấu tín ngưỡng thờ Thành Hoàng Làng của người Việt,
trong lịch sử. Chúng tôi sẽ kế thừa các ý kiến trên nhằm đi sâu khảo sát về
mối quan hệ đó ở một làng quê đang có sự biến đổi nhanh chóng vào quá
trình hiện đại hóa
Trên đây là các công trình, có liên quan đến vấn đề của luận văn nghiên
cứu những thành tựu của người đi trước, được chúng tôi kế thừa, và nâng cao
có chọn lọc từ các giá trị tổng quan qua các tài liệu tham khảo, đã được nêu rõ
ở trên đây.

6



Nói tóm lại, các sách, công trình, tác phẩm trên đều nghiên cứu về nguồn
gốc, lịch sử du nhập, truyền đạo, truyền tải khái quát hệ thống giáo lý và khái
quát quan hệ qua lại của Phật giáo đối với các lĩnh vực đời sống xã hội như
đạo đức, văn hóa, nói chung nhất là quan hệ với tín ngưỡng thờ thành hoàng
làng Việt nói riêng. Tuy nhiên, cho tới nay vẫn cần thiết một nghiên cứu
chuyên đề về ảnh hưởng Phật giáo đến tín ngưỡng thờ Thành Hoàng Làng của
người dân ở một địa phương nông thôn truyền thống cụ thể là thôn Thượng,
xã Phù Lưu, huyện Ứng hòa, Hà Nội đang có chuyển biến văn hóa tâm linh
mạnh mẽ hiện nay và đang để ngỏ. Đó là một làng xã thuần nông rất tiêu biểu
điển hình cho khảo cứu tác động ảnh hưởng của Phật giáo đối với tín ngưỡng
bạn đọc là Thành Hoàng Làng, đặt trong bối cảnh quá trình đô thị hóa, công
nghiệp hóa tác động đến đời sống tâm linh, vì đến nay vẫn còn chưa có công
trình nghiên cứu ở địa phương này chuyên sâu. Qua đọc các công trình của
người trước với việc kế thừa những tiền đề lý luận và chắt lọc các kết quả ở
các công trình trên đây chúng tôi càng thấy được tính thời sự của vấn đề ngay
tại quê hương đã thôi thúc giúp chúng tôi lựa chọn tập trung đi vào đề tài
nghiên cứu về: “Ảnh hưởng của Phật giáo đối với tín ngưỡng thờ Thờ Thành
Hoàng Làng qua khảo cứu tại thôn Thượng, xã Phù Lưu, huyện Ứng hòa, Hà
Nội hiện nay” làm đề tài luận văn thạc sỹ Tôn giáo học của mình.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục đích của luận văn
Nghiên cứu Phật giáo, tín ngưỡng Thành hoàng, trên cơ sở khảo cứu
trường hợp cụ thể và tiêu biểu là Phật giáo và tín ngưỡng thờ Thành hoàng
làng thôn Thượng, xã Phù lưu, huyện Ứng hòa, Hà nội, từ đó đưa ra những
ảnh hưởng của Phật giáo đến tín ngưỡng thờ Thành hoàng làng.
Luận văn tiếp cận từ góc độ Tôn giáo học, chỉ ra những ảnh hưởng của
Phật giáo đến tín ngưỡng thờ Thành Hoàng Làng ở người dân thôn Thượng xã
Phù lưu. Từ đó chỉ ra những ảnh hưởng của Phật giáo có giá trị đóng góp, mặt

7


tích cực và bất cập của sự ảnh hưởng đó tại thôn Thượng, xã Phù lưu, huyện
Ứng hòa ngày nay.
3.2. Nhiệm vụ của luận văn
Để đạt được mục đích trên luận văn có nhiệm vụ.
Thứ nhất: khái quát chung về thôn Thượng, xã Phù lưu, Phật giáo và Tín
ngưỡng thờ Thành Hoàng Làng tại thôn Thượng, xã Phù lưu, huyện Ứng hòa,
Hà Nội trong lịch sử và hiện nay.
Làm rõ vấn đề lý luận chung về Phật giáo, tín ngưỡng thành Hoàng và
địa bàn nghiên cứu thôn Thượng, xã Phù lưu, huyện Ứng hòa hà nội.
Thứ hai: phân tích làm rõ các cơ sở Phật giáo ảnh hưởng đến tín ngưỡng
thờ Thành Hoàng Làng và làm rõ thực trạng một số biểu hiện nội dung ảnh
hưởng của Phật giáo đến tín ngưỡng thờ Thành Hoàng Làng tại thôn Thượng,
xã Phù lưu, huyện, Ứng hòa, Hà Nội hiện nay. Từ đó, chỉ ra những ảnh hưởng
mặt tích cực, những giá trị của mối quan hệ đó đến đời sống văn hóa tinh
thần, tâm linh, và đồng thời chỉ ra những mặt hạn chế của sự ảnh hưởng đó
hiện thời tại địa phương.
4.Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Ảnh hưởng của Phật giáo đối với tín ngưỡng thờ Thành Hoàng Làng, tại
thôn Thượng, xã Phù lưu, huyện Ứng hòa, Hà Nội hiện nay.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Qua các tài liệu lịch sử kết hợp đi khảo cứu thực tế về ảnh hưởng của
Phật giáo đối với tín ngưỡng thờ Thành Hoàng Làng tại thôn Thượng, xã Phù
lưu, huyện Ứng hòa, Hà Nội hiện nay, từ góc độ Tôn giáo học.
Không gian nghiên cứu: thôn Thượng xã Phù lưu, huyện Ứng hòa, Hà
nội. Thời gian nghiên cứu: Phật giáo và tín ngưỡng thành Hoàng làng trong
thời kỳ lịch sử, nhất là trong giai đoạn hiện nay.

5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu:
8


5.1. Cơ sở lý luận
Luận văn dựa trên quan điểm chủ nghĩa Mác-Lênin về tôn giáo; đường lối
chính trị, quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam và nhà nước Cộng hòa xã hội
Chủ nghĩa Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo, văn hóa, tín ngưỡng.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp cơ bản của tôn giáo học, kết hợp
với các phương pháp liên ngành: Tôn giáo học-Triết học, Tôn giáo học-Xã
hội học, Tôn giáo học- Văn hóa, Tôn giáo học-Nhân học, phương pháp đối
chiếu, so sánh, phân tích, tổng hợp nhằm thực hiện mục đích, nhiệm vụ đề ra.
6. Đóng góp kết quả của luận văn
Kết quả nghiên cứu của Luận văn này sẽ góp phần làm sáng tỏ thêm biểu
hiện nội dung quan hệ ảnh hưởng của Phật giáo đối với thờ Thành Hoàng
Làng tại thôn Thượng, xã Phù lưu, huyện Ứng hòa, Hà Nội, hiện nay. Đồng
thời góp phần bổ sung thêm một cái nhìn khách quan hơn về vai trò của Phật
giáo trong đời sống tinh thần Làng xã Việt Nam hiện nay.
Sẽ là góp phần thêm căn cứ cho việc định ra chính sách về tôn giáo, tín
ngưỡng nói riêng, văn hóa nói chung, trong công cuộc hội nhập và phát triển
đất nước.
7. Kết cấu luận văn
Luận văn gồm có ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ
lục, trong phần nội dung chính của luận văn gồm có 2 chương, 5 tiết.

9


CHƢƠNG 1.

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ PHẬT GIÁO VÀ TÍN NGƢỠNG THỜ
THÀNH HOÀNG LÀNG TẠI THÔN THƢỢNG, XÃ PHÙ LƢU,
HUYỆN ỨNG HÒA, HÀ NỘI HIỆN NAY
1.1. Khái quát chung về Phật giáo tại thôn Thƣợng, xã Phù lƣu,
huyện Ứng hòa, Hà nội hiện nay.
1.1.1. Khái lược về Phật giáo
Một tôn giáo, không luận là giáo lý cao siêu hay thâm thúy đến đâu,
cũng vẫn là kết quả sản phẩm của các điều kiện xã hội. Là sản phẩm của con
người xã hội, tất nhiên đến lượt tôn giáo ảnh hưởng đến các lĩnh vực xã hội và
đồng thời chịu ảnh hưởng ngược lại, đó là điều phổ biến, đã được nhiều đồng
thuận trong các công trình.
Phật giáo có nguồn gốc từ văn hóa Ấn Độ cổ đại tới nay có một lịch sử
lâu dài gần 2 ngàn 6 trăm năm, Đông –Tây truyền bá, lan toả ảnh hưởng khắp
cả các châu lục. Trong quá trình truyền bá ấy, qua mỗi nền văn hóa, Phật giáo
lại tùy duyên theo điều kiện mỗi hoàn cảnh xã hội của mỗi dân tộc, mỗi địa
phương mà có ít nhiều biến đổi sắc thái.
Đạo Phật suy vi ở Ấn Độ nhưng lại mở rộng và hưng thịnh ở bên ngoài.
Phật giáo được truyền đến Xri-lan-ca, Miến Điện, Tây Tạng, Trung Quốc.
Tuy nhiên, khi truyền ra bên ngoài, Phật giáo đã có sự phân rẽ thành hai phái
di thực mà sau này trở thành Đại Thừa và Tiểu Thừa. Thời kỳ đầu, cả hai phái
đều nỗ lực truyền giáo, không phân chia thành khu vực đối với hai phái. Sau
này, trong quá trình truyền giáo đã dẫn đến sự hình thành hai khu vực Phật
giáo khá điển hình: Phật giáo Tiểu Thừa thành công ở các khu vực phía Nam
như: Xri-lan-ca, Miến Điện, Campuchia, Thái Lan, Lào nên Phật giáo các
nước này gọi là Phật giáo Nam Tông. Phật giáo Đại Thừa thành công ở phía
Bắc như: Tây Tạng, Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên nên Phật

10



giáo ở các nước này gọi là Phật giáo Bắc Tông. Chủ yếu Bắc tông là hệ phái
Đại thừa.
Nếu như Phật giáo Ấn Độ, Phật giáo Xri-lan-ca vị trí quan trọng đối với
các nước ở phía Nam, thì Phật giáo Trung Quốc có vị trí quan trọng đối với
các nước ở phía Bắc. Do đó dẫn đến việc các nước theo Phật giáo Nam Tông
đa phần chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ, các nước theo Phật giáo Bắc
Tông đa phần chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc.
Phật giáo Đại Thừa cơ bản thể hiện nổi trội với chủ trương “không luận”
cho rằng vạn pháp tuy có (“hữu”) nhưng vốn thực ra là không (“vô”) và qua
biến đổi tất yếu sẽ trở về với tính không. Phật giáo Tiểu Thừa có chủ trương
đồng thời vừa không luận mà đồng thời lại thừa nhận thế giới hiện tượng vẫn
tồn tại trong tính giả tạm tương đối “hữu luận”, cho rằng vạn pháp vô thường,
nhưng các hiện tượng vẫn có (“hữu”) một cách tương đối, chứ không thể nói
là hoàn toàn không (“vô”) được.
Phật giáo Đại Thừa cho rằng, ngay trong quá trình „sinh tử‟, con người
vẫn hứng ngộ được cảnh giới Niết Bàn, nếu như tu luyện tốt. Còn Phật giáo
Tiểu Thừa thì ngược lại, cho rằng chỉ khi nào con người thoát vòng luân hồi
sinh tử, con người mới có thể đạt được cảnh giới Niết Bàn.
Phật giáo Đại Thừa chủ trương : “tự độ, tự tha, tự giác giác tha”. Nghĩa
là vừa tự giác ngộ, tự giải thoát, vừa giác ngộ giải thoát cho chúng sinh.
Trong khi đó, Phật giáo Tiểu Thừa cho rằng, chỉ có “tự độ, tự tha”. Chính vì
quan niệm này mà có tên gọi là “Đại Thừa” (cỗ xe lớn trở được nhiều người)
và “Tiểu Thừa” (cỗ xe nhỏ trở được ít người).
Về nghi lễ sự phụng thờ và cách thức tu hành, Phật giáo Đại Thừa thờ
Phật và các Phật chư vị Bồ Tát, người tu hành mặc áo nâu và tự lao động
kiếm sống, còn Phật giáo Tiểu Thừa chỉ thờ Phật Thích ca, người tu hành mặc
áo vàng, sống bằng cúng dường khất thực.

11



Lịch sử truyền bá Phật giáo cụ thể ở từng quốc gia, khu vực dù trong
những thời gian khác nhau, hoàn cảnh chính trị, xã hội khác nhau, nhưng nhìn
chung để có những giáo lý căn bản chung, có thể coi đó là căn cốt của quá
trình truyền bá Phật giáo, dưới đây là những quan điểm thể hiện nét chung đó
của Phật giáo.
Phật giáo truyền bá bằng con đường “hòa bình”, kết hợp giữa hình thức
truyền bá đạo trực tiếp qua các giáo đoàn với hình thức nhân dân tự tiếp nhận
hội nhập một cách đa dạng, rộng rãi. Đến nay hầu như không thấy việc Phật
giáo truyền bá gắn với cưỡng bức chiến tranh hoặc bằng chiến tranh.
Với tinh thần khoan dung nên quá trình truyền bá Phật giáo không gây
ra xung đột về Tôn giáo, văn hóa tư tưởng. Không những thế Phật giáo còn
chủ động hội nhập chấp nhận chung sống với các tín ngưỡng, tôn giáo nơi nó
truyền đến, Đặc biệt với chủ trương “tùy duyên phương tiện”, tùy cảnh “khế
lý, khế cơ” của căn tính chúng sinh mà lan tỏa hành hóa, nên trong nhiều
trường hợp, Phật giáo còn tiếp thu, dung nạp các phong tục tập quán, tín
ngưỡng, tôn giáo bản địa, hình thành nên nhiều pháp môn tu hành mang tính
chất địa phương, thể hiện sự đa dạng trong thống nhất.
Trong quá trình lan truyền phát triển, tại Việt Nam sau hơn hai Ngàn
năm Phật giáo có vị trí quan trọng trong việc xây dựng bảo vệ độc lập dân tộc,
góp phần hình thành văn hóa, đạo đức, lối sống, phong tục tập quán của nhiều
quốc gia Châu Á, trong đó có Việt Nam.
*Những tư tưởng cơ bản trong giáo lý đạo Phật.
Giáo lý đạo Phật được thể hiện trong tam tạng kinh điển, đó là trong ba
bộ : Kinh tạng, Luật tạng, Luận tạng.
Kinh tạng là những sách ghi lời Phật Thích Ca giảng về giáo lý, được
đệ tử tên là A Nam kể lại trong lần kết tập đầu tiên, và được hoàn thiện về
sau.

12



Luật tạng là những sách ghi những giới luật do Phật chế định là khuân
pháp sinh hoạt cho tăng đoàn và các đệ tử tại gia, do Ưu Bà Ly đọc lại trong
lần kết tập đầu tiên, được hoàn thiện sau các lần kết tập.
Luận tạng là những luận giải của các vị đệ tử Phật giảng giải về những
lời dạy của Phật, nhằm mục đích giới thiệu giáo lý Phật giáo có hệ thống,
đồng thời phê bình, uốn nắn những nhận thức sai trái và chống lại những quan
điểm đả kích xuyên tạc về giáo thuyết Phật giáo, qua các thời kỳ, ở các nền
Văn hóa.
Giáo lý Phật giáo được đề cập đến nhiều vấn đề của thế giới và nhân
sinh. Tuy nhiên, do đặc điểm kinh sách của Phật giáo rất phong phú, rất trừu
tượng, mang tính chất triết học sâu sắc. Vì vậy trong giới hạn luận văn này
chúng tôi kế thừa người đi trước nghiên cứu khái quát về thế giới quan nhân
sinh quan của Phật giáo, là học thuyết „vô ngã‟, vô thường, thập nhị nhân
duyên, nhân sinh quan của Phật giáo là Tứ diệu đế, thuyết duyên khởi, thuyết
Nhân - Qủa, Nghiệp báo – Luân hồi. Sau đây chúng tôi tóm tắt trình bày một
số giáo lý nền tảng Phật giáo
Học thuyết vô ngã: Theo Phật giáo vạn vật và cả con người là sự kết
hợp của ngũ uẩn đó là: sắc, thọ, tưởng, hành thức. Mà phần sắc tướng là do 4
yếu tố : đất, nước, lửa, không khí kết hợp lại mà thành nhưng đồng thời đang
chuyển biến thành cái khác.
Phần sinh lý (sắc uẩn) là thần sắc, hình tướng được tạo thành bởi tứ đại
(địa-thủy-hỏa-phong).
Phần tâm lý (tinh thần, ý thức) gồm: thọ, tưởng, hành, thức, được biểu
hiện bằng thất tình: ái, ố, nộ, hỷ, lạc, ai, dục.
Phần tâm lý bao giờ cũng dựa vào phần sinh lý, con người sinh diệt là
sự giả hợp của ngũ uẩn. Khi còn ngũ uẩn hợp là „sinh‟, khi ngũ uẩn tan là
„diệt‟. Do đó, không có cái gọi là “bản ngã” (cái tôi). Trong thế giới sự vật
hiện tượng, mọi sự vật được hình thành nên cũng do các duyên kết hợp lại, vì

13


vậy mà biết rằng, không có một ai sáng tạo ra thế giới này. Phật giáo phủ
nhận vai trò của đấng Thượng Đế, vì thế giới này là thế giới tự duyên sinh, tự
nó không có đấng sáng tạo.
Học thuyết vô thường: Theo giáo lý Phật giáo, con người cũng như mọi
sự vật hiện tượng khác trong vũ trụ phải tuân theo định luật “vô thường”, vạn
pháp không đứng yên mà luôn chuyển động biến đổi theo chu trình thành-trụhoại-không hay sinh-trụ-dị-diệt.
Sinh –diệt là hai quá trình xảy ra trong mỗi sự vật, hiện tượng cũng như
trong toàn vũ trụ, thế giới này là sự hoại-không của thế giới khác, pháp khác,
cứ như vậy mà tiếp diễn. Như vậy, thế giới luôn biến đổi, vô thủy, vô chung,
không có bắt đầu, không có kết thúc. Thế giới sự vật biến đổi không phải do
thần thành, mà là tự nó. Sự vật, hiện tượng do con người nhận biết qua thần
sắc, hình tướng chỉ là giảm tạm. Do đó, thế giới khách quan đang tồn tại chỉ là
hư ảo, không có thực. Là vô thường.
Giáo lý nguyên khởi thập nhị nhân duyên, gồm: vô minh-hành-thứcdanh sắc-lục nhập-xúc-thọ-ái-thủ-hữu-sinh-lão tử.
Thuyết thập nhị nhân duyên hay còn gọi là duyên khởi được cắt nghĩa
như sau: “Do vô minh, Hành sinh; do duyên Hành, Thức sinh, do duyên Thức,
Danh-Sắc sinh; Do duyên Danh-Sắc, Lục nhập sinh; do duyên lục nhập, Xúc
sinh; do duyên Xúc, Thọ sinh; do duyên thọ, ái sinh; do duyên ái, Thủ sinh;
do duyên Thủ, Hữu sinh; do duyên Hữu, Sinh sinh; do duyên sinh, Lão tử
sinh; do duyên Lão-Tử-Sầu-Bi-Khổ-Ưu-Não sinh. Như vậy là sự sinh khởi của
toàn bộ khổ uẩn này. Này các Tỳ kheo, đây gọi là Duyên khởi” [14,111].
“Nhưng từ sự tan biến và chấm dứt hoàn toàn Vô minh, Hành chấm dứt;
từ sự chấm dứt của Hành.Thức diệt, do Thức diệt mà danh sắc dint…,do sinh
diệt mà Lão-tử-sầu-bi-khổ-ưu-não diệt. Như vậy là sự chấm dứt toàn bộ khổ
uẩn này” [14,119]

14



Do duyên mà các pháp sinh khởi, do duyên mà các pháp đoạn diệt. Nên
kinh Paili, nguyên lý duyên khởi nghĩa là đã được Đức Phật tóm tắt.
“ Do cái này có mặt nên cái kia có mặt
Do cái này không có mặt nên cái kia không có mặt
Do cái này sinh nên cái kia sinh
Do cái này diệt nên cái kia diệt” [14,119]
Giáo lý duyên khởi là một triết lý đặc thù riêng của Đạo Phật, có thể
nói đó là một chân lý bất tận của thời gian và lâu tận suốt không gian, nó gửi
một thông điệp nhân bản rõ nét cho toàn thể nhân loại. Đây là quá trình sự
sống phát sinh, tồn tại và tiếp diễn. Mỗi một mắt xích trong duyên khởi nó
vừa làm nhân, vừa làm quả, vừa bị định đoạt, vừa làm điều kiện. Vì thế chúng
đều là tương đối. Nếu chấm dứt một trong mười hai chi phần duyên khởi thì
chuỗi mười hai duyên khởi sẽ chấm dứt. Giáo lý mười hai nhân duyên nói nên
nguồn gốc của tất thảy hiện tượng con người, nói nên quá trình hình thành,
tồn tại và chấm dứt của con người và vạn vật.
1.1.2. Khái quát chung Phật giáo ở thôn Thượng, xã Phù lưu, huyện
Ứng hòa, Hà Nội.
Thôn Thượng, xã Phù lưu, huyện Ứng hòa là vùng đất có truyền thống lịch
sử văn hóa lâu đời. Phật giáo vào nơi đây từ rất sớm, hiện nay thôn Thượng,
xã Phù lưu có một tôn giáo duy nhất là đạo Phật. Trong vùng có nhiều ngôi
chùa cổ nổi tiếng: Chùa Đại Bi, chùa Hương…
Mỗi làng nơi đây cũng như các làng quê khác của Việt Nam đều có
chùa, là nơi trung tâm sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng, tâm linh của cả làng,
thôn.
Chùa Đại Bi: thuộc xóm 7, thôn Thượng, xã Phù lưu, huyện Ứng hòa
ngoại thành Hà nội, chùa còn được gọi chùa thôn Thượng, hay chùa xóm 7
nằm trên vùng đất lịch sử văn hóa phong phú các đặt trưng của văn hóa đồng
bằng Bắc Bộ gắn với lịch sử phát triển vùng đất nơi đây và lịch sử dân tộc.

15


Chùa Đại Bi được tạo dựng ở thế đắc địa có không gian khoáng đạt,
khoảng không các hướng rộng lớn các hướng đều là hồ nước. Căn cứ vào các
di vật hiện còn, đặc biệt giá trị là sưu tập phù điêu đá dưới dạng bia hậu, hiện
gắn ở tường hậu thượng điện, một mặt ốp vào tường. Chùa được xây dựng từ
sớm và là ngôi chùa lớn, qua nhiều lần trùng tu chùa ngày càng mở rộng, kiến
trúc hậu.
Dấu ấn đậm phong cách Lê – Nguyễn của từng thời đại thể hiện trên
các công trình văn hóa là tôn giáo tín ngưỡng đã nói nên giá trị tồn tại và phát
triển của ngôi chùa cổ Việt Nam nói chung và chùa Đại Bi thôn Thượng nói
riêng. Chùa Đại Bi được dựng lên để thờ Phật. Từ “Đại Bi” đã nêu được triết
lý chủ đạo của đạo Phật là “đại từ đại bi‟‟, khuyên răn con người hướng tới
điều thiện, gạt trừ điều ác. Chính ngôi chùa nơi đây đã hội tụ, phát huy các giá
trị tinh thần bản sắc văn hóa dân tộc, văn hóa tâm linh trong luân lý, tình bác
ái giữa con người, từ đời này sang đời khác.
Từ xưa chùa Đại Bi được xây dựng trên mảnh đất có bề dày lịch sử, nằm
trong khuôn viên các ngôi đình, đền, miếu trong vùng được lập nên để thờ các
danh nhân trong chính sử, và dã sử. Chùa hiện tại có quy mô kiến trúc lớn
hoàn chỉnh gồm tam quan hai tầng tám mái, có gác chuông, có bia đặt ở tam
quan. Chùa có bố cục nội công ngoại quốc, có hành lang thờ bát bộ kim
cương.
Tường và tam quan cũ đã xây kín thành tường bao. Hiện nay vào chùa và
lên tam bảo bằng lối đi bên phải hồi chùa. Trước cửa tam bảo là sân gạch nhỏ
đặt những duy vật quý như nhất trụ bằng đá có niên đại 1680, bia đá. Phía
trước là giếng chùa – giếng làng hay còn gọi là “mắt làng”.
Trên đỉnh mái ngôi tiền đường, chính giữa là phù điêu hình tượng mặt
trời, hai bên có phù điêu phượng và đầu kìm là phù điêu rồng. Đây là những
phù điêu biểu tượng cho các linh vật trong tích tứ linh, phổ biến cho phong

cách nghệ thuật thời Lê – Nguyễn.
16


Tòa tam bảo có bố cục mặt bằng: Tòa tiền đường gồm một gian hai
chái. Ngôi chùa dựng lên trên đó có đầy đủ các thành phần kiến trúc của một
ngôi chùa, điển hình gồm: tiền đường, thiêu hương, thượng điện, và dãy hành
lang chạy xung quanh, nhà tổ, nhà khách. Kết cấu của tòa tiền đường và
thượng điện tương đối đơn giản. bốn cột đao nóc được đỡ bằng các kẻ góc
liền bảy ăn góc thẳng từ bốn cột cái gian giữa qua cột quân và cột hiên. Tiền
đường kiểu kèo mái có trụ, vì nách kẻ ngồi.
Bài trí tượng Phật tại thượng điện, gồm bốn lớp:
Lớp thứ nhất: Ba pho tượng Tam Thế, biểu trưng cho ba thời Phật, Phật
trong quá khứ, hiện tại và vị lai; tượng ngồi, cao 80cm tọa, trên tòa sen cao
25cm.
Lớp thứ hai: Ở giữa, là tượng A Di Đà Tam tôn, tượng ngồi cao 1,3 m,
hai bên tả, hữu là tượng Quan Thế Âm và Đại Thế Chí Bồ tát.
Lớp thứ ba: Tượng Phật Thích Ca, ngồi kiết già trên tòa sen.
Lớp thứ tư: Ở giữa là tượng vua cha Ngọc Hoàng, hai bên là tượng
Nam Tào, Bắc Đẩu. Phía tay phải thượng điện là gian thờ Mẫu
Năm 2000, chùa xây dựng bảo tháp trong khuôn viên chùa
Năm 2018, chùa xây dựng thêm nhà khách, nhà tăng để thuận tiện sinh
hoạt hoằng pháp
Sinh hoạt Phật giáo nơi đây diễn ra khá sôi nổi. Hàng năm nơi đây đều
có tổ chức đăng ký lịch trình, tổ chức lễ hội truyền thống đầu năm, lịch trình
sinh hoạt của Phật giáo. Theo thông lệ trước đây hàng năm, và sau khi sáp
nhập vào Hà nội tiến bộ rõ nề nếp Phật giáo. Nhất là đã có truyền thống ổn
định có ban hướng dẫn lễ hội Phật giáo nội dung, chương trình, thời gian, địa
điểm tổ chức lễ hội Phật giáo cụ thể, đảm bảo trang trọng, an toàn tiết kiệm;
hơn thế các cấp chính quyền địa phương phối hợp tổ chức giúp đỡ các Phật tử

có hoàn cảnh khó khăn trong các dịp tết Nguyên đán, lễ hội Vu lan, lễ hội

17


Phật đản, hay kết hợp với các dịp lễ chung: Quốc khánh, ngày thương binh
liệt sĩ 27/7.
Hơn nữa ổn định các hoạt động Phật giáo trong ngày mồng 1 và ngày
rằm 15 hàng tháng ngày vía các chủ Phật, Thành hoàng làng của các tăng ni
Phật tử và các già làng, qua khảo sát tại cơ sở và theo dõi báo cáo thường niên
các sinh hoạt, Lễ hội đều đảm bảo đúng theo quy định, hướng dẫn của hội
Phật giáo thành phố và địa phương. Sinh hoạt theo đúng lịch trình, chương
trình sinh hoạt tôn giáo thường niên, có sự quan tâm hướng dẫn của chính
quyền từ huyện, đến xã về công tác tổ chức, chương trình từ thiện, nhân đạo.
Nhìn chung hoạt động của Phật giáo trên địa bàn huyện nói chung và trên địa
bàn xã Phù lưu nói riêng cơ bản ổn định, các tăng ni, phật tử và nhân dân thực
hiện tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
1.2. Tín ngƣỡng thờ Thành Hoàng Làng tại thôn Thƣợng, xã Phù
lƣu, huyện Ứng hòa, Hà Nội hiện nay.
1.2.1. Điều kiện Vị trí Địa lý, Kinh tế, chính trị, văn hóa, lịch sử thôn
Thượng, xã Phù lưu, huyện Ứng hòa, Hà Nội hiện nay.
Đặc điểm thôn Thượng, xã Phù Lưu, huyện Ứng Hòa, thuộc tỉnh Hà Tây
trước đây, từ năm 2008 đến nay là thuộc ngoại thành Hà Nội. Thôn Thượng,
Phù lưu là Thôn xã là vùng đất thuộc quyền cai quản của vua Hùng, sớm ổn
định trù phú. Ven sông Đáy nằm ở phía Nam huyện Ứng hòa. Phía Bắc là
giáp xã Hòa Phú, phía Nam là xã Lưu Hoàng, phía Đông là xã Đội Bình, phía
Tây giáp sông Đáy, bên kia bờ là xã Vạn Kim , huyện Mỹ Đức. Hiện nay thôn
Thượng Phù Lưu có diện tích tự nhiên 454.6 ha, diện tích canh tác 303 ha, số
dân 6340 khẩu, 1230 hộ.
Thôn thượng, Phù lưu nằm cách thủ đô khoảng 50 km về phía Tây Nam,

dọc phía Tây của xã là tỉnh lộ 22, dọc triền sông Đáy, nối liền đến thắng cảnh
chùa Hương tích Hương Sơn. Nằm trong vùng đồng bằng châu thổ sông
Hồng, thôn Thượng Phù lưu là một bộ phận của vùng đất mà từ xa xưa, ngay
18


từ buổi bình minh của dân tộc, tổ tiên ta đã lập cư tại đây. Thôn Thượng Phù
lưu là một Làng chạ cổ xưa thuộc vùng đất Chu Diên vua Hùng. Hiện nay, ở
trong thôn còn có những di tích lịch sử, đền miếu, cùng những thần phả, thần
tích về Thành Hoàng Làng, gắn với thời vua Hùng và thời vua Lý Nam Đế.
Nhiều truyền thuyết về những người có công dựng nước, giữ nước và có công
khai khẩn. Trải qua các thời kỳ lịch sử có nhiều sự thay đổi, nhưng cốt lõi đây
là vùng văn hóa Việt cổ.
Thôn Thượng, Phù Lưu (tức kẻ Dầu) thế kỷ XIX nằm trong huyện Hoài
An, phủ Ứng Thiên, trấn Sơn Nam Thượng Đầu thế kỷ XX, thuộc phủ Ứng
Hòa, tỉnh Hà Đông. Đến tháng 11-1948, thôn Thượng Phù Lưu sáp nhập với
xã Nguyễn Huệ thành xã Lưu Nguyễn gồm 6 Thôn: Phù lưu Thượng, Phù
Lưu hạ, Nội Lưu, Cáp Hoàng, Ngoại Hoàng, Thanh Bồ. Cuối năm 1956, Lưu
Nguyễn tách thành 2 xã Lưu Nguyễn và Lưu Hoàng. Sau 14 năm mang tên
Lưu Nguyễn, đến năm 1970 mới đổi tên cũ là Phù Lưu.
Thôn Thượng, Phù lưu nằm kề và nối tiếp nhau trên tả ngạn sông Đáy,
chạy dọc tỉnh lộ 22 ( Quốc lộ 21B). Sông Đáy là nguồn nước phục vụ sản
suất, thủy sản và giao thông thủy rất thuận tiện. Khi hệ thống đường bộ phát
triển, Quốc lộ 21B, còn là con đê ngăn lũ rất hiệu quả. Về địa lý, quân sự,
quốc lộ 21B là con đường chiến lược nối từ Hà Nội- Hà Đông đi Hà Nam; Tế
Tiêu-Hòa Bình; Quang Thừa- Đồng Văn-Ninh Bình, Thanh Hóa, tạo thành
thế liên hoàn.
Làng ở Phù lưu có cấu trúc cổ, làng hàng ngang, xóm hàng dọc, mang
nhiều đặc điểm của làng quê Việt Nam,mỗi làng đều có đình làng, đền, miếu
thờ những người có công với làng, xã. Đây là những thiết chế văn hóa làng xã

lâu đời được bảo lưu những giá trị văn hóa truyền thống đặc trưng của cư dân
nông nghiệp trồng lúa nước. Trong thôn xã có nhiều đình, đền, chùa, văn chỉ:
chùa Đại Bi; Đình Xuân, đình Long Đức, Chính Trung. Đình chùa được xây
dựng từ rất sớm, các công trình đều qua nhiều lần sửa chữa nhưng đến thời
19


×