Tải bản đầy đủ (.pdf) (159 trang)

Đánh giá hiệu quả áp dụng hệ thống quản lý chất lượng TCVN ISO 9001 2015 trong công tác văn phòng tại viện công nghệ môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (14.63 MB, 159 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------------------------------

HOÀNG THỊ NGA

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ÁP DỤNG HỆ THỐNG
QUẢN LÝ CHẤT LƢỢNG TCVN ISO 9001:2015
TRONG CÔNG TÁC VĂN PHÒNG TẠI
VIỆN CÔNG NGHỆ MÔI TRƢỜNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG

Hà Nội - 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------------------------------------------

HOÀNG THỊ NGA

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ÁP DỤNG HỆ THỐNG
QUẢN LÝ CHẤT LƢỢNG TCVN ISO 9001:2015
TRONG CÔNG TÁC VĂN PHÒNG TẠI
VIỆN CÔNG NGHỆ MÔI TRƢỜNG

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quản trị văn phòng
Mã số: 60.34.04.06

Ngƣời hƣớng dẫn: GS.TSKH. Nguyễn Văn Thâm


XÁC NHẬN HỌC VIÊN ĐÃ CHỈNH SỬA THEO GÓP Ý CỦA HỘI ĐỒNG

Giáo viên hướng dẫn

Chủ tịch Hội đồng chấm luận văn
thạc sĩ khoa học

GS.TSKH. Nguyễn Văn Thâm

PGS.TS. Vũ Thị Phụng

Hà Nội - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ “Đánh giá hiệu quả áp dụng hệ
thống quản lý chất lượng TCVN ISO 9001:2015 trong công tác văn phòng
tại Viện Công nghệ môi trường” là công trình nghiên cứu của tôi. Trong
công trình nghiên cứu này, tôi có tham khảo và tổng hợp kết quả của nhiều
công trình nghiên cứu khác và đã có chú thích theo quy định. Công trình này
chưa từng được công bố trên bất cứ phương tiện nào.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Hội đồng khoa học về nội
dung nghiên cứu của đề tài này.
Hà Nội, ngày

tháng

HỌC VIÊN

Hoàng Thị Nga


năm 2019


LỜI CẢM ƠN
Trước hết, để hoàn thành được chương trình học cao học và hoàn thành
luận văn, tôi luôn nhận được sự hướng dẫn, tạo mọi điều kiện và giúp đỡ quý
báu của các thầy cô giáo Khoa Lưu trữ và Quản trị văn phòng - Trường Đại học
Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội), gia đình và bạn bè.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS.TSKH. Nguyễn Văn
Thâm - người thầy tận tâm giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực
hiện và hoàn thành luận văn.
Sau cùng, tôi xin trân thành cảm ơn tới Ban Lãnh đạo Viện Công nghệ
môi trường, Lãnh đạo phòng và đồng nghiệp tại Phòng Quản lý tổng hợp,
Viện Công nghệ môi trường, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt
Nam đã tạo mọi điều kiện thuận lợi trong suốt quá trình học tập nghiên cứu và
hoàn thành luận văn.
Để hoàn thành luận văn này, tôi đã dành nhiều thời gian và công sức
nghiên cứu. Tuy có nhiều nỗ lực và cố gắng nhưng luận văn cũng không tránh
khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến quý báu
của quý Thầy cô giáo và bạn đọc để đề tài luận văn của tôi được hoàn thiện
hơn và có cơ sở để phát triển hướng nghiên cứu tiếp theo.
Xin trân trọng cảm ơn./.
Hà Nội, ngày

tháng

HỌC VIÊN

Hoàng Thị Nga


năm 2019


MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT .............................................................. 4
DANH MỤC HÌNH ......................................................................................... 5
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 6
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................. 6
2. Mục tiêu................................................................................................................. 7
3. Nhiệm vụ ............................................................................................................... 7
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 8
5. Cơ sở tƣ liệu .......................................................................................................... 8
6. Lịch sử nghiên cứu .............................................................................................. 9
7. Phƣơng pháp nghiên cứu.................................................................................11
8. Đóng góp của luận văn .....................................................................................12
9. Kết cấu của luận văn.........................................................................................13
CHƢƠNG I. KHÁI QUÁT VỀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƢỢNG
VÀ BỘ TIÊU CHUẨN ISO 9000 ................................................................. 14
1.1. Khái quát chung về quản lý chất lƣợng, hệ thống quản lý chất lƣợng 14
1.1.1. Chất lượng .................................................................................... 14
1.1.2. Quản lý chất lượng ...................................................................... 15
1.1.3. Hệ thống quản lý chất lượng ....................................................... 15
1.1.4. Các nguyên tắc của quản lý chất lượng...................................... 16
1.1.5. Vai trò của quản lý chất lượng .................................................... 18
1.2. Khái quát về bộ tiêu chuẩn ISO 9000 .......................................................18
1.2.1. Giới thiệu về tổ chức ISO ............................................................ 18
1.2.2. Khái quát chung về bộ tiêu chuẩn ISO 9000 ........................... 19
1.2.3. Các nội dung của tiêu chuẩn ISO 9001:2015 .......................... 20
1.3. Áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001:2015 trong công tác văn phòng ............24

1.3.1. Vai trò của việc áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001:2015 trong
công tác văn phòng ............................................................................... 25
1.3.2. Nội dung áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001:2015 trong công tác văn
phòng ....................................................................................................... 26

1


1.3.3. Quy trình áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001: 2015 trong công tác văn
phòng ....................................................................................................... 27
1.3.4. Yêu cầu của việc áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001:2015 trong văn
phòng ...................................................................................................... 29
1.3.5. Lợi ích khi áp dụng tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2015 ............. 30
1.4. Đánh giá hiệu quả việc áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001:2015 trong công
tác văn phòng .........................................................................................................31
1.4.1. Cơ sở đánh giá hiệu quả .............................................................. 31
1.4.2. Tiêu chí đánh giá.......................................................................... 32
CHƢƠNG II. THỰC TRẠNG ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN
ISO
9001:2015
TRONG
CÔNG
TÁC
VĂN
PHÒNG
TẠI VIỆN CÔNG NGHỆ MÔI TRƢỜNG .............................................. 35
2.1. Khái quát về Viện Công nghệ môi trƣờng ................................................35
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển ............................................. 35
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ ................................................................... 36
2.1.3. Cơ cấu tổ chức .............................................................................. 37

2.2. Chủ trƣơng chỉ đạo của Ban lãnh đạo Viện Công nghệ môi trƣờng
trong việc áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001:2015 trong công tác văn phòng..43
2.3. Thực trạng áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001:2015 trong công tác văn
phòng tại Viện Công nghệ môi trƣờng ..............................................................46
2.3.1. Đối với công tác quản lý đề tài, dự án nghiên cứu khoa học .... 47
2.3.2. Áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001:2015 trong công tác tuyển dụng 57
2.3.3. Áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001:2015 trong việc nâng lương ...... 61
2.3.4. Áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001:2015 trong việc quản lý website 63
2.4. Đánh giá, nhận xét tình hình áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001:2015 trong
công tác văn phòng tại Viện Công nghệ môi trƣờng ......................................64
CHƢƠNG III. CÁC GIẢI PHÁP CẦN THIẾT ĐỂ NÂNG CAO CHẤT
LƢỢNG ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN ISO 9001:2015 TRONG CÔNG TÁC
VĂN PHÒNG TẠI VIỆN CÔNG NGHỆ MÔI TRƢỜNG ....................... 71
3.1. Lãnh đạo Viện cần nhận thức đầy đủ và đầu tƣ nhiều hơn cho việc áp
dụng tiêu chuẩn ISO 9001:2015 vào hoạt động văn phòng...........................71
3.2. Tăng cƣờng hoạt động hƣớng dẫn, phổ biến, tuyên truyền về áp dụng
tiêu chuẩn ISO 9001:2015 trong công tác văn phòng.....................................72

2


3.3. Liên kết các cơ sở đào tạo về nghiệp vụ văn phòng và các đơn vị tƣ vấn
áp dụng ISO ............................................................................................................73
3.4. Ban hành các quy chế, các văn bản hƣớng dẫn về nghiệp vụ văn
phòng, quy định về áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001:2015 một cách chi tiết,
cụ thể ........................................................................................................................74
3.5. Tiếp tục chỉnh sửa, hoàn thiện và đề xuất các quy trình làm việc........75
3.6. Bổ sung nhân sự cho những vị trí còn thiếu, bỏ trống làm việc trong
văn phòng ................................................................................................................86
3.7. Tăng cƣờng đầu tƣ về cơ sở vật chất, trang thiết bị và áp dụng thành

tựu khoa học công nghệ vào công tác văn phòng ............................................86
3.8 . Thƣờng xuyên kiểm tra, đánh giá về tình hình áp dụng tiêu chuẩn
ISO 9001:2015 trong công tác văn phòng .........................................................87
3.9. Xây dựng chế độ khen thƣởng trong công tác áp dụng ISO .................88
3.10. Một số kiến nghị với Nhà nƣớc .................................................................88
KẾT LUẬN .................................................................................................... 92
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 98

3


DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
Viết đầy đủ

Viết tắt
HTQLCL
ISO
TCVN

Hệ thống quản lý chất lượng
Tổ chức quốc tế về Tiêu chuẩn hóa
Tiêu chuẩn quốc gia

Viện Hàn lâm
KH&CNVN

Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Viện CNMT


Viện Công nghệ môi trường

Phòng QLTH

Phòng Quản lý tổng hợp

CBCCVC

Cán bộ công chức viên chức

Sở KH&ĐT

Sở Kế hoạch và Đầu tư

QUACERT

Trung tâm chứng nhận phù hợp

KH&CN
Quỹ NAFOSTED

Khoa học và Công nghệ
Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ quốc gia

QLKH

Quản lý khoa học

HĐKH


Hội đồng khoa học

ĐT/DA

Đề tài/dự án

4


DANH MỤC HÌNH
Hình 1. Mô hình Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2015 theo hình cây ... 22
Hình 2. Mô hình PDCA trong của bố cục ISO 9001:2015 ............................. 23
Hình 3. Sơ đồ quản lý đề tài/dự án KHCN cấp nhà nước/ Bộ/Sở/Ban ngành 50
Hình 4. Sơ đồ quản lý đề tài/dự án KHCN cấp Viện Hàn lâm KH&CNVN .. 52
Hình 5. Sơ đồ quản lý đề tài cấp cơ sở............................................................ 53
Hình 6. Đánh giá thay đổi trước và sau khi ứng dụng HTQLCL theo tiêu
chuẩn TCVN ISO 9001:2015 trong công tác văn phòng ................................ 66
Hình 7. Đánh giá mức độ sau khi ứng dụng HTQLCL theo tiêu chuẩn TCVN
ISO 9001:2015 trong công tác văn phòng ...................................................... 66

5


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việc ứng dụng khoa học và công nghệ vào các lĩnh vực sản xuất và đời
sống đã góp phần tạo ra một số sản phẩm hàng hóa mới và nâng cao chất lượng của
chúng. Hoạt động nghiên cứu và ứng dụng khoa học hiện nay đang hướng mạnh
đến các doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất để ứng dụng kết quả nghiên cứu vào
thực tiễn sản xuất và đời sống. Trong quá trình đó, một số mô hình ứng dụng công

nghệ và công nghệ cao đã được xây dựng mang lại hiệu quả cao cho sự phát triển
kinh tế xã hội. Nhiều tiến bộ mới về công nghệ được nghiên cứu, ứng dụng vào bảo
vệ môi trường và phát triển bền vững trong tương lai.
Tất nhiên, các sản phẩm khoa học công nghệ phải luôn đổi mới, hoàn thiện
hơn về công nghệ để tăng khả năng ứng dụng trong thực tiễn. Việc nghiên cứu theo
đó cần hướng tới mục tiêu mới và các kế hoạch phải thiết thực.
Về việc áp dụng hệ thống ISO vào quản lý trong thời gian qua, nhà nước ta đã
ban hành khá nhiều văn bản. Cụ thể, từ năm 2006 Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết
định số 144/2006/QĐ-TTg ngày 20/6/2006 về việc áp dụng hệ thống quản lý chất
lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 vào hoạt động của các cơ quan hành
chính nhà nước, và sau đó là quyết định số 118/2009/QĐ-TTg ngày 30/9/2009 sửa
đổi bổ sung một số điều của Quyết định 114/2006/QĐ-TTg thay thế tiêu chuẩn
TCVN 9001:2000 bằng tiêu chuẩn TCVN 9001:2008. Đến năm 2014 Thủ tướng
Chính phủ lại ban hành Quyết định số 19/2014/QĐ-TTg về việc áp dụng HTQLCL
theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 vào hoạt động của các cơ quan, tổ
chức thuộc hệ thống hành chính nhà nước. Về sau Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế
(ISO) đã chính thức ban hành Tiêu chuẩn ISO 9001:2015 để thay thế cho Tiêu chuẩn
ISO 9001:2008 mà chúng ta đang áp dụng.
Viện CNMT là đơn vị sự nghiệp khoa học trực thuộc Viện Hàn Lâm
KH&CNVN, được thành lập theo Quyết định số 148/2002/QĐ-TTg ngày

6


30/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ. Các hoạt động của Viện chủ yếu diễn ra
trong lĩnh vực khoa học và công nghệ. Viện là một đơn vị có năng lực chuyên
môn và kinh nghiệm thực tế đã từng tham gia rất nhiều dự án, đề tài quan trọng
cấp nhà nước, cấp bộ,...
Viện CNMT là một trong những đơn vị nghiên cứu khoa học công nghệ
đầu tiên trong lĩnh vực môi trường đã tiếp cận hệ thống quản lý chất lượng theo

tiêu chuẩn TCVN 9001:2015 và vào năm 2017 đã được đánh giá, xác nhận phù
hợp với yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 9001:2015.
HTQLCL này đã hỗ trợ nhiều cho công tác văn phòng tại Viện CNMT
thông qua các quy trình thích hợp. Tuy nhiên hệ thống vẫn tồn tại một số điểm
chưa phù hợp. Để quản lý cũng như áp dụng hiệu quả HTQLCL theo tiêu chuẩn
ISO 9001:2015 đòi hỏi phải đánh giá được hiệu quả áp dụng hệ thống quản lý
chất lượng vào thực tế.
Với những lý do trên tôi đã chọn đề tài “Đánh giá hiệu quả áp dụng hệ
thống quản lý chất lượng TCVN ISO 9001:2015 trong công tác văn phòng tại
Viện Công nghệ môi trường” với mong muốn góp phần giúp cơ quan giải quyết
tốt vấn đề áp dụng dụng ISO có hiệu quả hơn.
2. Mục tiêu
Đề tài này tập trung giải quyết các mục tiêu chính sau đây:
Thứ nhất, khảo sát, đánh giá thực trạng và hiệu quả việc áp dụng ISO vào
công tác văn phòng.
Thứ hai, chỉ ra những hoạt động chưa được xây dựng quy trình và những
điểm chưa phù với những công việc đã có quy trình.
Thứ ba, đề xuất xây dựng các quy trình mới và chỉnh sửa các quy trình
chưa phù hợp.
3. Nhiệm vụ
Để thực hiện được mục tiêu đề ra, chúng tôi tiến hành thực hiện các
nhiệm vụ sau:

7


Hệ thống lại những lý luận, pháp lý về HTQLCL và bộ tiêu chuẩn ISO
9000 và tiêu chuẩn ISO 9001:2015.
Khảo sát việc áp dụng các quy trình trong công tác văn phòng.
Đánh giá việc áp dụng các quy trình trong công tác văn phòng tại Viện

CNMT.
Tìm hiểu kinh nghiệm áp dụng ISO vào văn phòng tại đơn vị.
Tìm kiếm các giải pháp thích hợp để áp dụng hệ thống quản lý chất lượng
TCVN ISO 9001:2015 trong công tác văn phòng tại Viện CNMT.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng quan tâm nghiên cứu là hiệu quả áp dụng TCVN ISO
9001:2015 trong công tác văn phòng tại Viện CNMT.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
* Phạm vi nội dung: Đánh giá hiệu quả trước và sau khi áp dụng hệ thống
quản lý chất lượng TCVN ISO 9001:2015 trong công tác văn phòng.
* Phạm vi không gian: tại Viện Công nghệ môi trường (thuộc Viện Hàn
lâm Khoa học Công nghệ Việt Nam).
* Phạm vi thời gian: Khảo sát kết quả áp dụng hệ thống quản lý chất
lượng TCVN ISO 9001:2015 trong công tác văn phòng tại Viện Công nghệ môi
trường từ năm 2014 đến năm 2018 vì đây là thời điểm trước và sau khi áp dụng
ISO.
5. Cơ sở tƣ liệu
Trước tiên phải kể đến các văn bản quy phạm pháp luật và một số văn bản
khác do nhà nước ban hành là cơ sở pháp lý cho các cơ quan, doanh nghiệp ở
Việt Nam áp dụng tiêu chuẩn ISO đồng thời cũng là cơ sở để đánh giá hiệu quả
áp dụng tiêu chuẩn ISO của các cơ quan hiện nay. Cụ thể:
- Thông tư số 03/2010/TT-BKHCN ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Bộ
Khoa học và Công nghệ quy định về hoạt động đào tạo kiến thức quản lý hành
chính nhà nước đối với chuyên gia tư vấn, chuyên gia đánh giá hệ thống quản lý

8


chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 trong cơ quan hành

chính nhà nước [1].
- Thông tư số 36/2014/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2014 của Bộ
Khoa học và Công nghệ quy định hoạt động đào tạo chuyên gia đánh giá hệ
thống quản lý và chuyên gia đánh giá chứng nhận sản phẩm của tổ chức đánh
giá sự phù hợp [3].
- Quyết định số 144/2006/QĐ-TTg ngày 20 tháng 6 năm 2006 của Thủ
tướng Chính phủ về việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO
9001:2000 vào hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước [6].
- Quyết định số 118/2009/QĐ-TTg ngày 30 tháng 9 năm 2009 của Thủ
tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số
144/2006/QĐ-TTg ngày 20 tháng 6 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ quy
định áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2000
vào hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước [7].
- Quyết định số 19/2014/QĐ-TTg ngày 05 tháng 3 năm 2014 của Thủ
tướng Chính phủ về việc áp dụng hệ thống Quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn
quốc gia TCVN ISO 9001:2008 vào hoạt động của các cơ quan, tổ chức thuộc
hệ thống hành chính nhà nước [8].
- Công văn số 1581/BKHCN-TĐC ngày 06 tháng 5 năm 2014 của Bộ
Khoa học và Công nghệ về việc hướng dẫn hoạt động đánh giá, cấp giấy chứng
nhận theo TCVN ISO 9001 [2].
- Các báo cáo về áp dụng ISO tại Viện Công nghệ môi trường.
6. Lịch sử nghiên cứu
Vấn đề áp dụng ISO trong công tác hành chính không phải là vấn đề mới
nhưng việc áp dụng tại một đơn vị nghiên cứu chuyên về môi trường mang tính
đặc thù thì chưa có nghiên cứu nào.
Trước hết có các sách, giáo trình nghiên cứu và các đề tài nghiên cứu cụ
thể về vấn đề này như:

9



- Giáo trình Quản trị chất lượng của Nguyễn Đình Phan, Đặng Ngọc Sự,
Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội (2012). Giáo trình đã cung cấp
những kiến thức cơ bản về quản lý chất lượng; tổng quát về khách hàng và đánh
giá sự thỏa mãn của khách hàng; phân tích chất lượng sản phẩm; quản trị chất
lượng; quản trị chất lượng dịch vụ; tiêu chuẩn hóa; đảm bảo và cải tiến chất
lượng; kiểm tra chất lượng sản phẩm; đo lường; chi phí và kiểm soát chất
lượng…[14].
- Cuốn Hướng dẫn áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001:2008 ở Việt Nam của
Nguyễn Chí Phương, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội (2014). Cuốn
sách cung cấp một số nhận thức chung về hệ thống quản lý chất lượng và hướng
dẫn thực hiện các yêu cầu của ISO 9001:2008 tại Việt Nam [13].
Một số luận văn thạc sĩ cũng đã chọn đề tài quản lý chất lượng theo tiêu
chuẩn ISO để nghiên cứu, ví dụ:
- Luận văn của Hoàng Thị Thu Thủy (2011), bảo vệ tại Trường Đại học
Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh với nhan đề “Một số giải pháp hoàn thiện
HTQLCL theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 tại Công ty Cổ phần xây dựng
và kinh doanh địa ốc Hòa Bình” [17].
- Luận văn của La Thị Bích (2014), bảo vệ tại Học viện Hành chính quốc
gia với nhan đề “Áp dụng HTQLCL theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 vào
các đơn vị sự nghiệp công lập qua thực tiễn tại Viện Địa chất - Viện Hàn lâm
Khoa học và Công nghệ Việt Nam” [4].
- Luận văn của Ngô Quang Tuấn (2014), bảo vệ tại Trường Đại học Khoa
học xã hội và nhân văn với nhan đề “Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2008 tại Sở Khoa học và
Công nghệ Hà Nội” [18].
- Luận văn của Nguyễn Đình Thi (2015), bảo vệ tại Học viện Hành chính
quốc gia với nhan đề “Áp dụng quản lý chất lượng tiêu chuẩn TCVN ISO
9001:2008 tại Trường Cao đẳng Công nghiệp In” [15]. Và một số luận văn


10


khác tổng kết tình hình áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn
ISO.
Về báo cáo khoa học có một số đề tài đáng chú ý như:
- Báo cáo nghiên cứu khoa học của Nguyễn Thị Ngọc (2017), Trường Đại
học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội với nhan đề
“Đánh giá việc triển khai thực hiện tiêu chuẩn ISO 9001:2008 tại Trường Đại
học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội”. Báo cáo tập
trung vào khảo sát việc thực hiện các quy trình làm việc nhưng chưa đánh giá
được hiệu quả áp dụng nó như thế nào [12].
- Báo cáo của Nguyễn Thị Nga (2015), Lớp ĐHLT QTVP Trường Đại
học Nội vụ Hà Nội “Áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2008 trong
công tác văn phòng tại công ty TNHH Thương mại và kỹ thuật Xuân Thu” đã
xem xét thực trạng áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001:2008 trong công tác văn phòng
tại công ty TNHH Xuân Thu và đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất
lượng công tác văn phòng tại doanh nghiệp [11].
Đề tài nghiên cứu lựa chọn trong luận văn tuy không trùng lặp nhưng có
tham khảo, kế thừa những kết quả nghiên cứu nói trên để đề xuất các giải pháp áp
dụng TCVN ISO 9001:2015 trong công tác văn phòng tại Viện CNMT.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên
cứu chính như sau:
Phương pháp thu thập thông tin: Phương pháp này được thực hiện bằng
việc nghiên cứu tài liệu, sách báo, các đề tài khoa học viết về theo tiêu chuẩn
ISO 9001:2015 để tìm ra lý luận cho đề tài nghiên cứu bên cạnh đó còn thu thập
thông tin, ý kiến từ Ban Lãnh đạo Viện, CBCCVC trong Viện CNMT phục vụ
cho việc phân tích thực trạng của đề tài.
Phương pháp mô tả: Phương pháp này được thể hiện bằng việc mô tả lại

những quy trình, những bước trong công tác văn phòng tại Viện CNMT khi áp

11


dụng tiêu chuẩn ISO 9001:2015.
Phương pháp phân tích-so sánh: Phương pháp này được sử dụng trong
đề tài bằng việc phân tích những khó khăn, những hạn chế, phân tích những
thành tích đạt được và những tồn đọng trong việc áp dụng tiêu chuẩn ISO
9001:2015 từ đó so sánh giữa việc áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001:2015 trong
công tác văn phòng với công tác văn phòng đơn thuần khi chưa áp dụng tiêu
chuẩn ISO 9001:2015.
Phương pháp khảo sát: là quá trình khảo sát việc áp dụng hệ thống quản
lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015 trong công tác văn phòng tại Viện
CNMT.
Phương pháp hệ thống: Phương pháp này đặt các mô tả trong hệ thống
quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015 trong công tác văn phòng tại
Viện CNMT.
Các phương pháp trên được sử dụng phối hợp trong toàn bộ luận văn.
8. Đóng góp của luận văn
- Hệ thống cơ sở lý luận về HTQLCL theo tiêu chuẩn TCVN ISO
9001:2015, các khái niệm HTQLCL trong các cơ quan nhà nước nói chung và
các cơ quan nghiên cứu khoa học công nghệ nói riêng, có thể làm nguồn cho các
đề tài nghiên cứu HTQLCL theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2015 khác.
- Đề tài nghiên cứu, đề xuất giải pháp để áp dụng hiệu quả HTQLCL theo
tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2015 trong công tác văn phòng tại Viện CNMT.
Luận văn đưa ra một số giải pháp nâng cao chất lượng áp dụng tiêu chuẩn
ISO 9001:2015 trong công tác văn phòng tại Viện CNMT:
+ Giải pháp nâng cao trách nhiệm của Ban Lãnh đạo trong công tác phổ
biến, hướng dẫn, tuyên truyền và bồi dưỡng kiến thức về công tác ISO.

+ Giải pháp chỉnh sửa, cải tiến các quy trình mà trong quá trình áp dụng
cảm thấy chưa hoàn thiện, bổ sung thêm các quy trình áp dụng trong công tác
văn phòng.

12


Các giải pháp nghiệp vụ trong quản lý ISO.
9. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ
lục, đề tài được triển khai với các nội dung chính và bố cục như sau:
Chƣơng 1. Khái quát về hệ thống quản lý chất lƣợng và bộ tiêu chuẩn
ISO 9000
Chương này nêu một số khái niệm cơ bản, là chương đặt nền tảng cho
việc tìm hiểu về bộ tiêu chuẩn ISO, nguyên tắc hoạt động và vai trò của công tác
áp dụng ISO mang lại, chính là cơ sở để nghiên cứu, so sánh và đánh giá chính
xác thực trạng áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001:2015 trong công tác văn phòng tại
Viện Công nghệ môi trường.
Chƣơng 2. Thực trạng áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001:2015 trong công
tác văn phòng tại Viện Công nghệ môi trƣờng
Nghiên cứu cơ sở pháp lý, nhân lực, công cụ hỗ trợ trong quá trình áp
dụng ISO trong công tác văn phòng tại Viện Công nghệ môi trường. Nghiên cứu
quy trình hình thành và tình hình áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001:2015 trong công
tác văn phòng tại Viện Công nghệ môi trường. Từ đó đưa ra các đánh giá về
hoạt động ISO tại Viện.
Chƣơng 3. Các giải pháp cần thiết để nâng cao chất lƣợng áp dụng
tiêu chuẩn ISO 9001:2015 trong công tác văn phòng tại Viện Công nghệ
môi trƣờng
Căn cứ việc đánh giá thực trạng áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001:2015 ở
Chương 2, tôi xin đề xuất 3 nhóm giải pháp quản lý gồm: Giải pháp nâng cao

trách nhiệm của Ban Lãnh đạo trong công tác phổ biến, hướng dẫn, tuyên truyền
và bồi dưỡng kiến thức về công tác ISO; giải pháp chỉnh sửa, hoàn thiện các quy
trình mà trong quá trình áp dụng cảm thấy chưa hoàn thiện, bổ sung thêm các
quy trình áp dụng trong công tác văn phòng và giải pháp nghiệp vụ trong quản
lý ISO.

13


CHƢƠNG I. KHÁI QUÁT VỀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƢỢNG
VÀ BỘ TIÊU CHUẨN ISO 9000
1.1. Khái quát chung về quản lý chất lƣợng, hệ thống quản lý chất lƣợng
1.1.1. Chất lượng
Chất lượng là một định nghĩa phức tạp mà con người thường hay gặp phải
trong hoạt động của mình. Có nhiều cách định nghĩa và quan điểm khác nhau về
chất lượng được đưa ra:
Theo quan điểm của Philips Crosby cho rằng: “Chất lượng là sự phù hợp
với yêu cầu” [14].
Theo quan điểm của Barbara Tuchman cho rằng: “Chất lượng là sự tuyệt
hảo của sản phẩm” [14].
Theo quan điểm tiến sỹ Eward Deming: “Chất lượng là sự phù hợp với
mục đích sử dụng hay sự thỏa mãn của khách hàng” [14].
“Chất lượng là tập hợp các đặc tính của một thực thể tạo cho thực thể đó
khả năng thỏa mãn những nhu cầu đã nêu ra và nhu cầu tiềm ẩn” (ISO 8402)
(thực thể trong định nghĩa trên được hiểu là sản phẩm theo nghĩa rộng)
“Chất lượng là tiềm năng của một sản phẩm hay dịch vụ nhằm thỏa mãn
nhu cầu của người sử dụng” (Tiêu chuẩn Pháp NFX 50-109)
Theo từ điển Tiếng Việt phổ thông “Chất lượng là tổng thể những tính
chất, thuộc tính cơ bản của sự vật (sự việc)… làm cho sự vật (sự việc) này phân
biết với sự vật (sự việc) khác.

Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa (ISO) đưa ra định nghĩa chất lượng trong
bộ tiêu chuẩn ISO 9000 như sau: “Chất lượng là mức độ mà một tập hợp các tính
chất đặc trưng của thực thể có khả năng thỏa mãn những nhu cầu đã nêu ra hay
tiềm ẩn” [14]. Do tác dụng thực tế của nó nên định nghĩa này được chấp nhận
một cách rộng rãi trong hoạt động kinh doanh quốc tế ngày nay.
Như vậy, có thể hiểu một cách đơn giản thì chất lượng là khả năng tập
hợp các tính chất, đặc trưng của một sản phẩm, một hệ thống hay một quá trình

14


theo xu hướng cải tiến nhằm đáp ứng những nhu cầu thỏa mãn của khách hàng.
1.1.2. Quản lý chất lượng
Quản lý chất lượng là khái niệm đã có rất nhiều tác giả quan tâm và được
nhiều tổ chức nghiên cứu. Dưới đây là định nghĩa về quản lý chất lượng theo
quan điểm của một số nhà khoa học:
Nhà khoa học người Mỹ A.V. Feigenbaum cho rằng “Quản lý chất lượng
là một hệ thống hoạt động thống nhất có hiệu quả của những bộ phận khác nhau
trong một tổ chức, chịu trách nhiệm triển khai các tham số chất lượng, duy trì
và nâng cao chất lượng” [14].
Philip Crosby, một chuyên gia người Mỹ khác thì cho rằng “Quản lý chất
lượng là một phương tiện có tính chất hệ thống, đảm bảo việc tôn trọng tổng thể
tất cả các thành phần của một kế hoạch hành động” [14].
Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO (International Standard Organization)
trong bộ tiêu chuẩn ISO 9000 định nghĩa: “Quản lý chất lượng là hoạt động có
chức năng quản lý chung nhằm đề ra mục tiêu chất lượng, chính sách chất lượng
và thực hiện chúng bằng các biện pháp như hoạch định chất lượng, kiểm soát chất
lượng, đảm bảo chất lượng và cải tiến chất lượng trong khuôn khổ một nhất định”
[14].
1.1.3. Hệ thống quản lý chất lượng

Theo TCVN ISO 9000:2007 thì “Hệ thống quản lý chất lượng là tập hợp
các yếu tố có liên quan và tương tác để định hướng và kiểm soát một tổ chức về
chất lượng” [14]. Hiểu một cách đơn giản nhất hệ thống quản lý chất lượng là hệ
thống quản lý có sự phân rõ nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn, của từng thành
viên trong doanh nghiệp; tất cả các công việc được qui định thực hiện theo cách
thức nhất định nhằm duy trì hiệu quả và sự ổn định của các hoạt động. Hệ thống
quản lý chất lượng chính là phương tiện để thực hiện mục tiêu và chức năng
quản lý chất lượng.
Hệ thống quản lý chất lượng tập hợp các yếu tố sau:
+ Cơ cấu tổ chức

15


+ Các quá trình liên quan đến chất lượng sản phẩm và dịch vụ
+ Các quy tắc điều chỉnh tác nghiệp
+ Nguồn lực: Bao gồm nguồn nhân lực và cơ sở hạ tầng.
Theo Tổ chức quốc tế về Tiêu chuẩn hóa thì hệ thống quản lý chất lượng
bao gồm các yếu tố: Cơ cấu tổ chức; các quy định mà tổ chức tuân thủ; các quá
trình.
Như vậy, hệ thống quản lý chất lượng có tác động qua lại với các hệ thống
khác như hệ thống quản lý nhân lực, hệ thống quản lý tài chính...Trong mối
quan hệ này, vừa đặt yêu cầu cho hệ thống quản lý khác vừa chịu sự tác động
của hệ thống quản lý khác.
1.1.4. Các nguyên tắc của quản lý chất lượng
ISO 9001:2015 là một tiêu chuẩn được hình thành nhờ tích lũy kinh
nghiệm thực tiễn từ nhiều trường hợp thành công lẫn thất bại của rất nhiều cơ
quan, tổ chức trên toàn thế giới. Qua rất nhiều nghiên cứu thực tiễn, các chuyên
gia của tổ chức ISO đã nhận thấy có 7 nguyên tắc quản lý chất lượng cần được
xem là nền tảng để xây dựng nên chuẩn mực cho một hệ thống quản lý chất

lượng trong thời đại hiện nay, đó là:
Nguyên tắc thứ nhất: Định hướng bởi khách hàng
Nhà sản xuất cần coi khách hàng và người cung ứng là những bộ phận
của tổ chức. Việc xây dựng mối quan hệ lâu dài trên cơ sở hiểu lẫn nhau giữa
nhà sản xuất, người cung ứng và khách hàng sẽ giúp cho nhà sản xuất duy trì
uy tín của mình.
Nguyên tắc thứ hai: Sự cam kết của các nhà lãnh đạo cấp cao
Lãnh đạo của tổ chức phải có tầm nhìn xa, xây dựng các mục tiêu rõ ràng
cụ thể và định hướng vào khách hàng. Để củng cố những mục tiêu này cần có sự
cam kết và tham gia của từng cá nhân lãnh đạo với tư cách là một thành viên của
tổ chức.
Lãnh đạo thực hiện việc chỉ đạo, định hướng, thẩm định, phê duyệt, điều

16


khiển, kiểm tra kiểm soát. Vì vậy, kết quả của các hoạt động sẽ phụ thuộc vào
những quyết định của họ (nhận thức, trách nhiệm, khả năng). Muốn thành công,
mỗi tổ chức cần phải có một ban lãnh đạo cấp cao có trình độ, có trách nhiệm,
gắn bó chặt chẽ với tổ chức, cam kết thực hiện những chính sách, mục tiêu đề ra.
Nguyên tắc thứ ba: Sự tham gia của mọi người
Nguồn lực quan trọng nhất của tổ chức đó là con người. Sự hiểu biết của
mọi người khi tham gia vào các quá trình sẽ có lợi cho tổ chức.Thành công trong
cải tiến chất lượng công việc phụ thuộc rất nhiều vào kỹ năng, nhiệt tình hăng
say trong công việc của lực lượng lao động. Tổ chức cần tạo điều kiện để nhân
viên học hỏi nâng cao kiến thức, cần khuyến khích sự tham gia của mọi người
vào mục tiêu và đáp ứng được các vần đề về an toàn, phúc lợi xã hội, đồng thời
phải gắn với mục tiêu cải tiến liên tục và các hoạt động của tổ chức.
Nguyên tắc thứ tư: Phương pháp quá trình
Kết quả mong muốn sẽ đạt được một cách có hiệu quả khi các hoạt động có

liên quan được quản lý như là một quá trình.Quá trình ở đây là một dãy các sự kiện
nhờ đó biến đổi đầu vào thành đầu ra. Quản lý các hoạt động của một tổ chức thực
chất là quản lý các quá trình và mối quan hệ giữa chúng. Quản lý tốt các quá trình
này, cùng sự đảm bảo đầu vào nhận được từ người cung ứng bên ngoài sẽ đảm bảo
chất lượng đầu ra để cung cấp cho khách hàng.
Nguyên tắc thứ năm: Cải tiến liên tục
Cải tiến liên tục là mục tiêu đồng thời cũng là phương pháp của mọi tổ chức.
Muốn có được khả năng cạnh tranh và đạt được mức chất lượng cao các tổ chức
phải cải tiến liên tục. Sự cải tiến có thể là từng bước nhỏ hay nhảy vọt, cách thức
tiến hành phải phụ thuộc mục tiêu và công việc của mỗi tổ chức.
Nguyên tắc thứ sáu: Quyết định dựa trên bằng chứng
Mọi quyết định, hành động của hệ thống quản lý và hoạt động kinh doanh
muốn có hiệu quả phải được xây dựng dựa trên việc phân tích dữ liệu và thông
tin. Việc đánh giá phải bắt từ các chiến lược của tổ chức, các quá trình quan

17


trọng, các yếu tố đầu vào và kết quả của quá trình đó.
Nguyên tắc thứ bảy: Phát triển mối quan hệ hợp tác
Các tổ chức cần tạo dựng mối quan hệ hợp tác nội bộ và với bên ngoài
doanh nghiệp để đạt được mục tiêu chung.
Những nguyên tắc nêu trên nhằm giúp cho Lãnh đạo của cơ quan, tổ chức
nắm vững phần hồn của ISO 9001:2015 và sử dụng để dẫn dắt cơ quan, tổ chức
đạt được những kết quả cao hơn khi áp dụng ISO 9001:2015 cho đơn vị của
mình.
1.1.5. Vai trò của quản lý chất lượng
Quản lý chất lượng giữ một vai trò quan trọng trong công tác quản lý kinh
tế và quản trị kinh doanh. Theo quan điểm hiện tại quản lý chất lượng chính là
hoạt động quản lý có chất lượng.

Quản lý chất lượng có vai trò quan trọng đến sự phát triển của một cơ
quan, tổ chức: đảm bảo nâng cao chất lượng của sản phẩm, dịch vụ, tiết kiệm
được lao động cho xã hội, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên và các công cụ lao
động để tạo ra giá trị gia tăng lớn hơn.
Quản lý chất lượng có vai trò quan trọng đối với người tiêu dùng sản
phẩm và dịch vụ: Khi sử dụng sản phẩm có chất lượng sẽ đem lại nhiều lợi ích
cho người tiêu dùng.
Vì vậy khi thực hiện tổ chức quản lý chất lượng các đơn vị phải coi đây là
vấn đề sống còn để không ngừng cải tiến nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao
của khách hàng.
1.2. Khái quát về bộ tiêu chuẩn ISO 9000
1.2.1. Giới thiệu về tổ chức ISO
ISO là tên viết tắt của Tổ chức Quốc tế về Tiêu chuẩn hóa có tên tiếng
Anh là International Organization for Standardization. Đây là một tổ chức phi
chính phủ được thành lập vào năm 1947, đặt trụ sở chính tại Geneva của Thụy
Sỹ. ISO có khoảng hơn 200 ban kỹ thuật đã ban hành hơn 20.000 tiêu chuẩn bao

18


gồm các tiêu chuẩn về kỹ thuật, tiêu chuẩn về quản lý.
Mục đích của ISO là thúc đẩy sự phát triển tiêu chuẩn hóa và những công
việc có liên quan đến quá trình này, nhằm mục đích tạo thuận lợi cho hoạt động trao
đổi hàng hóa và dịch vụ giữa các quốc gia khác nhau trên thế giới thông qua việc
xây dựng và ban hành những bộ tiêu chuẩn về sản xuất, thương mại và thông tin.
Tất cả các tiêu chuẩn do ISO đặt ra đều có tính chất tự nguyện.
ISO được ví là cầu nối giữa khu vực công và khu vực tư nhân và cũng là
cầu nối giữa các lĩnh vực khác nhau thông qua các tiêu chuẩn. ISO hiện có
khoảng 180 Ủy ban kỹ thuật (Technical Committee) chuyên dự thảo các tiêu
chuẩn trong các lĩnh vực. Các nước thành viên của ISO lập ra nhóm tư vấn kỹ

thuật nhằm cung cấp tư liệu đầu vào cho các Ủy ban kỹ thuật và đó là một phần
của quá trình xây dựng tiêu chuẩn. ISO tiếp nhận tư liệu của đầu vào từ các
chính phủ các ngành và các bên liên quan trước khi ban hành một tiêu chuẩn.
Sau khi tiêu chuẩn dự thảo được các nước thành viên chấp thuận, nó được công
bố là tiêu chuẩn quốc tế. Sau đó mỗi nước lại có thể chấp nhận một phiên bản
của tiêu chuẩn đó làm tiêu chuẩn quốc gia của mình. Mức độ tham gia xây dựng
các tiêu chuẩn ISO của từng nước khác nhau.
Tổ chức của ISO có ba hình thức thành viên: Tổ chức thành viên; thành viên
thông tấn; thành viên đăng ký. Tính đến ngày 03/02/2015, ISO đã có 178 thành
viên. Việt Nam gia nhập ISO năm 1977 và là thành viên thứ 72 của tổ chức này
[14].
1.2.2. Khái quát chung về bộ tiêu chuẩn ISO 9000
ISO 9000 là gia đình tiêu chuẩn về hệ thống quản trị chất lượng trong
các tổ chức do ISO ban hành vào năm 1987. Tiêu chuẩn hóa quốc tế ban
hành, bộ tiêu chuẩn này có thể áp dụng cho mọi đối tượng từ doanh nghiệp
sản xuất, doanh nghiệp dịch vụ đến các cơ quan nhà nước. Mục đích của ISO
9000 là giúp tổ chức hoạt động có hiệu quả, làm việc khoa học, loại bỏ được

19


nhiều thủ tục rườm rà, rút ngắn thời gian và giảm chi phí, đồng thời làm cho
năng lực trách nhiệm cũng như ý thức của công chức, viên chức nâng lên rõ
rệt. Gia đình tiêu chuẩn ISO 9000 bao gồm những tiêu chuẩn sau:
ISO 9000:2005 Hệ thống quản lý chất lượng - cơ sở và từ vựng
ISO 9001:2008 Hệ thống quản lý chất lượng - các yêu cầu
ISO 9004:2009 Quản trị sự thành công bền vững của một tổ chức
ISO 19011:2011 Hướng dẫn đánh giá các hệ thống quản lý
ISO 9001:2015 Hệ thống quản lý chất lượng - các yêu cầu, thay thế
ISO 9001:2008

Phương châm của gia đình tiêu chuẩn ISO 9000 là “Nếu một tổ chức có
hệ thống quản trị chất lượng tốt thì sản phẩm mà tổ chức này sản xuất ra hoặc
dịch vụ mà tổ chức này cung ứng cũng sẽ có chất lượng tốt nhất”. ISO 9000
có thể áp dụng cho mọi loại hình tổ chức, trong mọi lĩnh vực. Kể từ khi ban
hành cho đến nay, gia đình tiêu chuẩn ISO 9000 đã qua bốn lần soát xét lần
lượt từ năm 1994, 2000, 2008, 2015. Mỗi lần soát xét lại xuất hiện một phiên
bản mới tương đương với năm ISO tổ chức soát xét. Xuất phát từ thực tế đang
áp dụng tại Viện Công nghệ môi trường nên tác giả chỉ đề cập đến tiêu chuẩn
ISO 9001:2015 trong công tác văn phòng tại Viện Công nghệ môi trường.
1.2.3. Các nội dung của tiêu chuẩn ISO 9001:2015
Mục tiêu cơ bản của việc áp dụng ISO 9001:2015 tại các cơ quan, tổ
chức nhằm nâng cao hiệu quả của hệ thống quản lý. Để làm được điều này, về
bản chất quá trình ứng dụng cần tiến hành rà roát và quy trình hóa các nội
dung công việc trên cơ sở có sự nghiên cứu, phân công hợp lý và khoa học
trách nhiệm quản lý và thực hiện của tất cả các phòng ban, các cán bộ công
chức viên chức, nhân viên trong mỗi cơ quan, tổ chức.
Với cam kết cơ bản của Lãnh đạo tại các tổ chức là: Quyết tâm nâng
cao chất lượng công tác, phục vụ hiệu quả sự chỉ đạo, điều hành của đơn vị,

20


cam kết xây dựng và duy trì HTQLCL theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2015.
Vì vậy, các tổ chức cần áp dụng HTQLCL theo tiêu chuẩn TCVN 9001:2015
trong các lĩnh vực hoạt động: Quản lý đề tài dự án nghiên cứu khoa học cấp
nhà nước, cấp Viện Hàn lâm khoa học và Công nghệ Việt Nam và cấp cơ sở,
nâng lương, tuyển dụng...
Nội dung cơ bản của ISO 9001:2015:
Điều khoản 0: Giới thiệu.
Điều khoản 1. Phạm vi áp dụng.

Điều khoản 2. Tài liệu viện dẫn
Điều khoản 3: Thuật ngữ và định nghĩa
Điều khoản 4: Bối cảnh của tổ chức
Điều khoản 5: Sự lãnh đạo
Điều khoản 6: Hoạch định
Điều khoản 7: Hỗ trợ
Điều khoản 8: Thực hiện
Điều khoản 9: Đánh giá kết quả thực hiện
Điều khoản 10: Cải tiến
Có thể tổng hợp các điều khoản của ISO 9001:2015 theo dạng mô hình
cây:

21


×