Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tình hình nhiễm bệnh sán lá gan ở trâu, bò tại thành phố Việt Trì và thử nghiệm thuốc tẩy sán lá gan cho trâu, bò

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (202.48 KB, 4 trang )

KHOA HỌC CÔNG NGHỆ - ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG

9. Vansoet P.J. and Robertson J.B. (1985). Analysis of Forages and Fibrous Foods. A laboratory Manual for Animal Science 613. Cornell University.USA.
10. Cao Văn, Nguyễn Ngọc Minh Tuấn, Đặng Hoàng Lâm (2010). Nghiên cứu, hoàn thiện quy
trình kỹ thuật chế biến, bảo quản một số loại phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn qua đông cho bò
thịt ở Phú Thọ. Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học tỉnh Phú Thọ.
SUMMARY
TREATMENT AND PRESERVATION OF FRESH CASSAVA STEMS FOR
RUMINANT FEEDING

Dang Hoang Lam, Cao Van
Hung Vuong University
The study treated and preserve fresh cassava (Manihot esculanta) for ruminant feeding. Fresh cassava
stems were ground up, then was ensiled with either molasses or cassava root flour (0, 2, 4, 6%) and urea
(1.5; 2.0; 2.5%) in small silos for 30, 60, 90 days. According to the results, fresh stem cassava silage
making with molasses or cassava root flour have optimal pH to preserve upto the 90th day with good
color and smell. There was a litte mold at upper part of cassava sterm silage. Especially, urea treament
help preserve fresh cassava stem without mold until 90th day. After 30th days ensiling, cassava stem with
molasses or cassava root flour significantly increase DM but dramatically decreased pH (< 4.2), NDF
(p < 0.05); CP, ADF and ADL are stable; the HCN component decrease dramatical to below 47.07
mg/kg. Alkali cassava stems with diffirent propotion of urea increased pH (>8), but decrease DM and
NDF (p<0.05). HCN in alkalized cassava stems reduced more quickly than silage them with molasses or
cassava root flour (< 2.5mg/kg at silos with 2.5% urea). The average daily gain of cattel in experiment
diets as fast as diet without cassava stem. In conclusion, the fresh cassava stem can be treated with 6%
molasses or 2.5% urea for long term preservation and can be used in the cattle diet.
Keywords: Cassava stem, alkali, silage, chemical composition.

TÌNH HÌNH NHIỄM BỆNH SÁN LÁ GAN Ở TRÂU, BÒ
TẠI THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ VÀ THỬ NGHIỆM
THUỐC TẨY SÁN LÁ GAN CHO TRÂU, BÒ


Nguyễn Thị Quyên, Vũ Quang Sơn,
Chử Lâm Sơn, Trần Quyết Thành
Trường Đại học Hùng Vương
TÓM TẮT
Mổ khám 41 trâu bò ở 4 địa phương của thành phố Việt Trì, cho thấy tỷ lệ nhiễm sán lá gan là
39,02%; cường độ nhiễm dao động từ 1-24 sán lá gan/trâu, bò. Kiểm tra 586 mẫu phân trâu, bò kết quả
cho thấy tỷ lệ nhiễm sán lá gan ở các phường Minh Phương, Minh Nông, Vân Phú, Dữu Lâu lần lượt là
37,33%; 42,58%; 36,99%; 29,63%; tỷ lệ nhiễm chung là 36,86%. Tỷ lệ nhiễm sán lá gan ở trâu bò tăng
dần theo tuổi, cao nhất ở giai đoạn trên 5 năm tuổi (79,46%), thấp nhất ở trâu bò giai đoạn dưới 3 năm
tuổi (22,57%). Sử dụng 2 loại thuốc Dertil B (9mg/kg TT) và Tozal - F (10ml/kg TT) để tẩy sán lá gan
có độ an toàn cao, hiệu lực tẩy sạch là 100%.
Từ khóa: Trâu bò, Sán lá gan, Dertil B, Tozal - F, Việt Trì.
118 KHCN 1 (30) - 2014


KHOA HỌC CÔNG NGHỆ - ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG

I. MỞ ĐẦU
Bệnh sán lá gan là một bệnh phổ biến ở động vật nhai lại. Bệnh sán lá gan do hai loài ký sinh
ở ống dẫn mật và gan gây ra là Fasciola hepatica và Fasciola gigantica (Nguyễn Văn Khuê và
cs, 1996. Ngoài gây bệnh trên loài nhai lại, hai loại sán này còn gây bệnh cho các động vật khác,
đôi khi thấy cả ở người. Theo Nguyễn Thị Kim Lan và cs, 2008, sán lá gan ký sinh gây thiếu máu
(1 sán lá gan hút 0,2 - 0,4ml máu/ngày), viêm và xơ gan khi gia súc bị nhiễm sán lá gan ở mức độ
nặng. Trường hợp sán lá gan ký sinh ở người, tiết ra độc tố phá hủy nhu mô gan làm hoại tử tế bào
gan, một số sán trưởng thành chui vào đường mật, tiếp tục phát triển và đẻ trứng, trong khoảng 10
năm không được điều trị sẽ dẫn đến ung thư đường mật. Ấu trùng của sán lá gan di chuyển đến một
số cơ quan khác như da, cơ, khớp, vú, thành dạ dày và gây bệnh ở đó. Để có cơ sở khoa học phòng
trị bệnh sán lá gan cho trâu, bò chúng tôi đã nghiên cứu tình hình nhiễm bệnh sán lá gan ở trâu bò
tại thành phố Việt Trì và biện pháp phòng trị.
II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Vật liệu
- Trâu bò các lứa tuổi, mẫu phân tươi của trâu bò, kính hiển vi quang học, kính lúp, cốc thủy
tinh, hộp lồng, lam kính, la men, lưới lọc phân và các dụng cụ thí nghiệm khác.
- Thuốc trị sán lá gan ở trâu bò: Dertil B, Tozal -F.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
- Mổ khám trâu bò theo phương pháp mổ khám toàn diện một cơ quan, thu thập và bảo quản
mẫu theo phương pháp thường quy.
- Thu thập mẫu phân theo phương pháp lấy mẫu chùm nhiều bậc, xét nghiệm phân theo phương
pháp lắng cặn Benedek (1943).
- Đánh giá hiệu quả của 2 loại thuốc Dertil B, Tozal - F theo phương pháp thường quy trên những
trâu bò nhiễm sán lá gan.
- Số liệu được xử lý theo phương pháp thống kê sinh học (Nguyễn Văn Thiện, 2008).
III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá gan qua mổ khám
Bảng 1. Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá gan ở trâu, bò qua mổ khám
Địa phương
(phường)

Số trâu, bò
mổ khám (con)

Số con nhiễm
(con)

Tỷ lệ nhiễm
(%)

Cường độ nhiễm
(sán lá gan/con)


Minh Phương

10

4

40,00

2 - 21

Minh Nông

11

6

54,55

3 - 24

Vân Phú

9

3

33,33

1 - 16


Dữu Lâu

11

3

27,27

2 - 15

41

16

39,02

1-24

Trung bình

Kết quả bảng 1 cho thấy:
- Về tỷ lệ nhiễm: Trong tổng số 41 trâu, bò mổ khám có 16 con trâu, bò nhiễm sán lá gan, tỷ
KHCN 1 (30) - 2014 119


KHOA HỌC CÔNG NGHỆ - ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG

lệ nhiễm chung là 39,02%, biến động từ 27,27 - 54,55%. Trong đó, phường Minh Nông có tỷ lệ
nhiễm cao nhất (54,55%), thấp nhất là phường Dữu Lâu (27,27%).
- Về cường độ nhiễm: Tính chung, trâu, bò mổ khám nhiễm từ 1 - 24 sán lá gan/con.

- Kết quả nghiên cứu tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá gan ở Việt Trì thấp hơn so với kết quả
nghiên cứu của Mai Anh Tùng và cộng sự, 2011 khi cho biết tỷ lệ nhiễm sán lá gan ở trâu bò tại
Quảng Ninh qua mổ khám lần lượt 42,50% - 55% và cường độ nhiễm từ 1 - 120 sán/trâu bò.
3.2. Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá gan qua xét nghiệm phân
Bảng 2. Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá gan ở trâu, bò qua xét nghiệm phân
Địa phương
(phường)

Số mẫu
Số
kiểm
mẫu
tra
nhiễm
(mẫu) (mẫu)

Cường độ nhiễm

Tỷ lệ
nhiễm
(%)

n

%

n

%


n

%

n

%

(+)

(++)

(+++)

(++++)

Minh Phương

150

56

37,33

26

46,43

24


42,86

6

10,71

0

0

Minh Nông

155

66

42,58

31

48,44

24

37,5

7

10,61


2

3,13

Vân Phú

146

54

36,99

26

48,15

22

40,74

5

9,26

1

1,85

Dữu Lâu


135

40

29,63

21

50,00

14

33,33

4

10,00

1

2,38

586

216

36,86

104 48,15


84

38,89

22

10,19

4

1,85

Trung bình

Kết quả bảng 2 cho ta thấy:
Qua 586 mẫu phân trâu, bò được kiểm tra có 216 mẫu nhiễm, tỷ lệ chung là 36,86%. Tỷ lệ này
có sự khác nhau, phường Minh Nông có tỷ lệ nhiễm sán lá gan cao nhất (42,58%), thấp nhất là
phường Dữu Lâu (29,63%). Sự sai khác về tỷ lệ nhiễm sán lá gan ở trâu bò giữa phường Minh Nông
và Dữ Lâu là có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Tỷ lệ nhiễm sán lá gan ở trâu bò cao ở phường Minh
Nông là do chăn thả trâu bò ở những vùng trũng, ao đầm nên trâu bò dễ có cơ hội tiếp xúc với ký
chủ trung gian là ốc nước ngọt.
3.3. Tỷ lệ nhiễm sán lá gan ở trâu bò theo tuổi
Bảng 3. Tỷ lệ nhiễm sán lá gan theo tuổi qua xét nghiệm phân
Tuổi trâu,
bò (năm)

Số mẫu
kiểm tra
(mẫu)


Số mẫu

<3

226

3-5

nhiễm
(mẫu)

Cường độ nhiễm

Tỷ lệ
nhiễm

(+)

(++)

(+++)

(++++)

(%)

n

%


n

%

n

%

n

%

51

22,57

29

56,86

18

35,29

4

7,84

0


0,00

248

76

30,65

42

55,26

22

28,95

10

13,16

2

2,63

>5

112

89


79,46

46

51,69

31

34,83

7

7,87

5

5,62

Trung
bình

586

216

36,86

117

54,17


71

32,87

21

9,72

7

3,24

Kết quả bảng 3 cho thấy:
Qua kiểm tra 586 mẫu phân trâu, bò ở các lứa tuổi, đã xác định có 216 mẫu nhiễm sán lá gan, tỷ lệ
chung là 36,86%, biến động từ 22,57% - 30,65%.
120 KHCN 1 (30) - 2014


KHOA HỌC CÔNG NGHỆ - ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG

Trâu, bò ở các lứa tuổi đều nhiễm sán lá gan tỷ lệ tăng dần theo tuổi, tuy nhiên các giai đoạn
tuổi khác nhau có tỷ lệ nhiễm khác nhau. Trâu bò trên 5 năm tuổi có tỷ lệ nhiễm sán lá gan cao
nhất (79,46%); kế đến là trâu bò từ 3-5 năm tuổi (30,65), thấp nhất là trâu bò dưới 3 năm tuổi
(22,57%).
Sự sai khác về tỷ lệ sán lá gan ở trâu bò giữa các giai đoạn tuổi có ý nghĩa (P<0,05, P<0,01).
Sở dĩ có sự khác nhau như vậy là do trâu, bò dưới 3 năm tuổi cơ hội tiếp xúc với môi trường sống
chưa nhiều nên tỷ lệ nhiễm thấp; trâu, bò từ 3-5 năm tuổi do sống lâu, cơ hội tiếp xúc với sán lá
gan nhiều nên tỷ lệ nhiễm cao hơn. Kết quả nghiên cứu này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu
của Phan Địch Lân, 2004.

3.4. Xác định hiệu lực của thuốc tẩy sán dây cho trâu, bò
Bảng 4. Hiệu lực của thuốc tẩy sán lá gan cho trâu, bò

Thuốc
sử dụng

Số trâu,
Liều
bò dùng
lượng/kg
thuốc
TT
(con)

Cường độ nhiễm (trứng/vi trường)

Hiệu lực tẩy

Trước tẩy
( Χ ± mΧ )

Sau tẩy 15 ngày
( Χ ± mΧ )

Số trâu, bò
sạch trứng
(con)

Hiệu lực tẩy
sạch (%)


Dertil B

9mg

5

10,6 ± 2,97

0

5

100

Tozal -F

10ml

5

11,2 ± 3,70

0

5

100

Kết quả bảng 4 cho thấy:

Sử dụng thuốc Dertil B (9mg/kg thể trọng), Tozal - F (10ml/kg thể trọng) tẩy sán lá gan cho 5
trâu bò cho hiệu lực tẩy sạch sán cao đạt 100%. Vì vậy có thể sử dụng 2 loại thuốc này để tẩy sán
lá gan ở trâu bò.
IV. KẾT LUẬN
- Tỷ lệ nhiễm sán lá gan ở trâu, bò tại 4 phường qua xét nghiệm phân tương đối cao với 36,86%,
qua mổ khám là 39,02%, cường độ nhiễm dao động từ 1 - 24 sán/trâu, bò.
- Tỷ lệ nhiễm sán lá gan ở trâu bò tăng dần theo tuổi. Trâu, bò trên 5 năm tuổi nhiễm sán lá gan
cao nhất (79,46%); 3-5 năm tuổi nhiễm (30,65%) và thấp nhất là dưới 3 năm tuổi (22,57%).
- Thuốc Dertil B liều 9 mg/kg thể trọng và Tozal-F 10mg/kg thể trọng tẩy sán lá ở trâu, bò có
hiệu lực tẩy cao 100%.
Tài liệu tham khảo
1. Phạm Văn Khuê, Phan Lục (1996), Ký sinh trùng thú y. NXB Nông nghiệp, tr. 81 - 112.
2. Nguyễn Thị Kim Lan, Nguyễn Thị Lê, Phạm Sỹ Lăng, Nguyễn Văn Quang (2008), Ký sinh
trùng học thú y (giáo trình dùng cho bậc cao học), NXB Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 48 - 57, 103 - 113.
3. Phan Địch Lân (2004). Bệnh ngã nước trâu, bò. NXB Nông nghiệp, Hà Nội, Tr 48-52.
4. Nguyễn Văn Thiện (2008), Phương pháp nghiên cứu trong chăn nuôi, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
5. Mai Anh Tùng, Nguyễn Văn Đức, Hoàng Văn Hiền. “Tình hình nhiễm sán lá gan lớn ở trâu,
bò huyện Yên Hưng và huyện Hoành Bồ tỉnh Quảng Ninh”. Tạp chí KHKT Chăn nuôi, số 9 (2011).
Tr. 16 - 19.
KHCN 1 (30) - 2014 121



×