Tải bản đầy đủ (.doc) (130 trang)

luận văn thạc sĩ ảnh hưởng của hiệp định thương mại tự do việt nam – hàn quốc tới xuất khẩu thủy sản của việt nam sang hàn quốc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (992.57 KB, 130 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

ẢNH HƯỞNG CỦA HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM – HÀN QUỐC TỚI XUẤT
KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM SANG HÀN QUỐC

Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế

HỒ HỮU LINH

Hà Nội - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

ẢNH HƯỞNG CỦA HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM – HÀN QUỐC TỚI
XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM SANG HÀN QUỐC

Ngành: Kinh tế học
Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế
Mã số: 1706040012

Họ và tên học viên: Hồ Hữu Linh

Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Dung Huê


Hà Nội - 2019


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liêu, kết
quả nêu trong luận văn là trung thực và được thu thập một cách khách quan, mọi
trích dẫn đều được chỉ rõ nguồn gốc. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiêm đối với
tính chân thực của luận văn.
Hà Nội, ngày 21 tháng 05 năm
2019
Tác giả luận văn

Hồ Hữu Linh


ii

LỜI CẢM ƠN
Luận văn được thực hiên và hoàn thành tại Khoa Sau Đại học, Trường Đại
học Ngoại Thương (cơ sở Hà Nội).
Tác giả xin bày tỏ sự tri ân sâu sắc nhất tới TS. Nguyễn Thị Dung Huệ người hướng dẫn khoa học đã tận tình giúp đỡ, đưa ra các ý kiến tham khảo quý báu
trong quá trình định hướng, tìm kiếm tài liêu và hoàn thành luận văn.
Trong quá trình học tập và nghiên cứu, tác giả cũng đã nhận được sự hỗ trợ và
giúp đỡ tận tình từ Ban Giám hiêu, Lãnh đạo Khoa Sau Đại học cùng toàn thể các
thầy cô giáo tại trường Đại học Ngoại Thương, tác giả xin gửi lời chân thành cảm
ơn đến các thầy cô đã hết lòng truyền dạy kiến thức và kinh nghiêm quý báu trong
suốt hai năm học qua.
Cuối cùng, tác giả xin bày tỏ l ng biết ơn tới các đồng nghiêp, bạn bè và gia

đình đã luôn kịp thời động viên, chia sẻ và tạo điều kiên tốt nhất giúp tác giả hoàn
thành luận văn.
Hà Nội, ngày 21 tháng 05 năm
2019
Tác giả luận văn

Hồ Hữu Linh


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN..................................................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN.............................................................................................................................ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.................................................................................................v
DANH MỤC BẢNG...................................................................................................................vii
DANH MỤC HÌNH VẼ.............................................................................................................viii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ.............................................................................................................ix
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN.............................................................x
PHẦN MỞ ĐẦU.........................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài........................................................................................................1
2. Tình hình nghiên cứu trong nước và trên thế giới............................................................2
3. Mục tiêu nghiên cứu..............................................................................................................4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................................................5
5. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................................6
6. Bố cục luận văn.......................................................................................................................7
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA HIỆP ĐỊNH THƯƠNG
MẠI TỰ DO TỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN................................8
1.1. Khái niệm, nội dung cơ bản và phân loại hiệp định thương mại tự do (FTA)...........8
1.1.1. Khái niệm Hiệp định thương mại tự do..........................................................................8

1.1.2. Nội dung cơ bản của Hiệp định thương mại tự do.........................................................9
1.1.3. Phân loại hiệp định thương mại tự do........................................................................... 13
1.2. Khái quát về hoạt động xuất khẩu thủy sản...................................................................14
1.2.1. Một số lý thuyết liên quan đến trao đổi thương mại...................................................... 14
1.2.2. Khái niệm, các hình thức và vai trò của hoạt động xuất khẩu thủy sản........................ 15
1.3. Khái quát về Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA).............22
1.3.1. Tiến trình đàm phán VKFTA.......................................................................................... 22
1.3.2. Các nội dung cơ bản của VKFTA...................................................................................23
1.4. Ảnh hưởng của FTA tới hoạt động xuất khẩu................................................................29
1.4.1. Tác động của FTA tới hoạt động xuất khẩu...................................................................29
1.4.2. Cơ sở lý thuyết về lựa chọn các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu...............................33
CHƯƠNG 2 ẢNH HƯỞNG CỦA VKFTA TỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THUỶ
SẢN CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG HÀN QUỐC...............................................39


iv

2.1. Tổng quan về hoạt động xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang Hàn Quốc.............39
2.1.1. Khái quát về thị trường thủy sản Hàn Quốc.................................................................. 39
2.1.2. Khái quát về tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.............................................. 43
2.1.3. Thực trạng hoạt động xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang Hàn Quốc trước khi
VKFTA có hiệu lực................................................................................................................... 45
2.1.4. Một số thuận lợi và khó khăn đối với xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị
trường Hàn Quốc..................................................................................................................... 48
2.2. Ảnh hưởng của VKFTA tới hoạt động xuất nhập khẩu thủy sản của Việt Nam
sang Hàn Quốc............................................................................................................................52
2.2.1. Phân tích định tính.........................................................................................................52
2.2.2. Phân tích định lượng......................................................................................................61
2.3. Đánh giá chung về ảnh hưởng của VKFTA tới hoạt động xuất khẩu thuỷ sản của
Việt Nam sang Hàn Quốc..........................................................................................................78

2.3.1. Ảnh hưởng tích cực........................................................................................................ 78
2.3.2. Ảnh hưởng tiêu cực........................................................................................................ 80
CHƯƠNG 3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG XUẤT
KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG HÀN QUỐC TRONG
BỐI CẢNH VKFTA CÓ HIỆU LỰC......................................................................................82
3.1. Định hướng và quan điểm phát triển ngành thủy sản Việt Nam trong bối cảnh
mục tiêu quan hệ thương mại Việt Nam – Hàn Quốc...........................................................82
3.2. Cơ hội và thách thức đối với hoạt động xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang thị
trường Hàn Quốc trong bối cảnh VKFTA có hiệu lực..........................................................84
3.2.1. Cơ hội.............................................................................................................................84
3.2.2. Thách thức......................................................................................................................89
3.3. Một số kiến nghị nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
sang thị trường Hàn Quốc trong bối cảnh VKFTA có hiệu lực...........................................94
3.3.1. Kiến nghị đối với Chính phủ.......................................................................................... 94
3.3.2. Kiến nghị đối với Doanh nghiệp.................................................................................... 98
3.3.3. Kiến nghị đối với Tổ chức xã hội nghề nghiệp...............................................................102
KẾT LUẬN.................................................................................................................................105
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................107
PHỤ LỤC..................................................................................................................................... 111


v

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
T viết tắt tiếng Việt
T viết tắt

Ngh a đầy đủ tiếng Việt

KNXK


Kim ngạch xuất kh u

TMQT

Thương mại quốc tế

T viết tắt tiếng Anh
T viết tắt
ASEAN

Ngh a đầy đủ tiếng Anh

Ngh a đầy đủ tiếng Việt

Association of Southeast Asian

Hiêp hội các Quốc gia Đông

Nations

Nam Á

BFTA

Bilateral Free Trade Agreement

BLUE

Best Linear Unbiased Estimator


Hiêp định thương mại tự do song
phương
ước lượng không chêch tuyến
tính tốt nhất

The Canadian Agricultural Trade

Trung tâm nghiên cứu cạnh

Policy and Competitiveness

tranh và chính sách thương mại

Research Network

nông nghiêp của Canada

C/O

Certificate of origin

Giấy chứng nhận xuất xứ

CPI

Consumer Price Index

Chỉ số giá tiêu dùng


EU

European Union

Liên minh Châu Âu

EU-Vietnam Free Trade

Hiêp định thương mại tự do Viêt

Agreement

Nam - EU

FDI

Foreign Direct Investment

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

FEM

Fixed Effects Model

mô hình ảnh hưởng cố định

FTA

Free Trade Agreement


Hiêp định thương mại tự do

CATPRN

EVFTA

GATT

General Agreement on Tariffs and Hiêp ước chung về thuế quan và
Trade

mậu dịch

GDP

Gross Domestic Product

Tổng sản ph m quốc nội

HS

Harmonized System

Hê thống Hài h a


vi

ITC


International Trade Center

KFDA

Ministry of Food and Drug Safety

KREI

Korea Rural Economic Institute

LDCs

Least Developed Countries

Các nước k m phát triển nhất

MFN

Most Favoured Nation

Nguyên tắc tối huê quốc

Fisheries Products Quality

Cục Thanh tra Chất lượng Thuỷ

Management Service

sản Quốc gia Hàn Quốc


NT

National Treatment

Nguyên tắc đối xử quốc gia

POLS

Pooled Ordinary Least Squares

bình phương nhỏ nhất gộ

REM

Random Effects Model

mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên

Sanitary and

Các biên pháp kiểm dịch động

Phytosanitary Measures

thực vật

Technical Barriers To Trade

Rào kỹ thuật trong thương mại


United Nations Conference on

Hội nghị Liên Hiêp Quốc về

Trade and Development

Thương mại và Phát triển

NFIS

SPS
TBT
UNCTAD
USDA

United States Department of
Agriculture

Trung tâm Thương mại Quốc tế
Bộ An toàn Thực ph m và Dược
ph m
Viên Kinh tế Nông nghiêp Hàn
Quốc

Bộ Nông nghiêp Hoa Kỳ

Trans-Pacific Partnership

Hiêp định Đối tác xuyên Thái


Agreement

Bình Dương

Vietnam Association of Seafood

Hiêp hội Chế biến và. Xuất kh u

Exporters and Producers

Thủy sản Viêt Nam

Vietnam Chamber of Commerce

Ph ng Thương mại và Công

and Industry

nghiêp Viêt Nam

Vietnam - Korea Free Trade

Hiêp định thương mại tự do Viêt

Agreement

Nam - Hàn Quốc

WB


World Bank

Ngân hàng Thế giới

WTO

World Trade Organization

Tổ chức Thương mại Thế giới

TPP
VASEP
VCCI
VKFTA


vii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Cam kết tự do hóa trong VKFTA........................................................... 24
Bảng 1.2: Tổng hợp cam kết VKFTA và AKFTA................................................... 25
Bảng 2.1: Nhập kh u thủy sản của Hàn Quốc theo khu vực địa lý..........................39
Bảng 2.2: Sản lượng thủy sản của Hàn Quốc giai đoạn 2011-2017........................40
Bảng 2.3: Tiêu thụ bình quân đầu người đối với mặt hàng thuỷ sản tại Hàn Quốc
giai đoạn 2013 - 2016.............................................................................................. 41
Bảng 2.4: Cung và cầu mặt hàng thuỷ sản tại Hàn Quốc giai đoạn 2011 – 2015....42
Bảng 2.5: Xuất kh u tôm của Viêt Nam sang Hàn Quốc giai đoạn 2010 – 2014.....47
Bảng 2.6: Cơ cấu tàu cá khai thác thuỷ sản của Viêt Nam...................................... 50
Bảng 2.7: Tổng hợp các giả thuyết về xu hướng tác động của các biến độc lập trong
mô hình đề xuất....................................................................................................... 67

Bảng 2.8: Mô tả các biến được sử dụng trong mô hình trọng lực...........................69
Bảng 2.9: Kết quả kiểm định phương sai sai số thay đổi........................................ 71
Bảng 2.10: Kết quả kiểm định tự tương quan......................................................... 72
Bảng 2.11: Mô hình REM với sai số chu n mạnh về ảnh hưởng các yếu tố đến
KNXK thủy sản Viêt Nam....................................................................................... 73


viii

DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1: Ảnh hưởng của giảm thuế tới viêc tạo ra thương mại.............................30
Hình 1.2: Ảnh hưởng của giảm thuế tới chuyển hướng thương mại.......................33
Hình 1.3: Mô hình trọng lực trong thương mại quốc tế.......................................... 34
Hình 2.1: Kim ngạch xuất kh u thuỷ sản của Viêt Nam sang Hàn Quốc giai đoạn
2004 – 2014............................................................................................................. 45
Hình 2.2: Cơ cấu các mặt hàng thuỷ sản của Viêt Nam xuất kh u sang Hàn Quốc
năm 2012................................................................................................................. 46
Hình 2.3: Ảnh hưởng của VKFTA đến xuất kh u thủy sản của Viêt Nam sang Hàn
Quốc trong dài hạn.................................................................................................. 78


ix

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: KNXK thủy sản của Viêt Nam và thế giới.......................................... 44


x

TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN


Luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng mức độ ảnh hưởng của Hiêp định
thương mại tự do Viêt Nam – Hàn Quốc đến ngành xuất kh u thủy sản của Viêt Nam
sang thị trường Hàn Quốc, trên cơ sở đ đưa ra các khuyến nghị, giải pháp nâng cao
ảnh hưởng tích cực và giảm thiểu các tác động tiêu cực của VKFTA đến xuất kh u
thủy sản của Viêt Nam.
Nội dung luận văn được kết cấu thành ba chương:
Chương 1: Trình bày khái niêm, các nội dung cơ bản của FTA, tổng quan về
VKFTA và cơ sở lý luận về ảnh hưởng của FTA tới hoạt động xuất nhập kh u thủy
sản.
Chương 2: Tập trung làm rõ thực trạng ngành xuất kh u thủy sản Viêt Nam nói
chung và xuất kh u thủy sản sang Hàn Quốc n i riêng và đi sâu phân tích ảnh hưởng
của VKFTA tới hoạt động xuất kh u thủy sản của Viêt Nam sang Hàn Quốc qua các
phương pháp nghiên cứu định tính và mô hình nghiên cứu định lượng, trên cơ sở đ
đánh giá kết quả và chỉ ra các ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của VKFTA tới hoạt
động xuất kh u thủy sản của Viêt Nam sang Hàn Quốc
Chương 3: Trên cơ sở kết quả phân tích ở chương hai và định hướng, quan
điểm phát triển ngành thủy sản Viêt Nam trong bối cánh mục tiêu quan hê thương
mại Viêt Nam – Hàn Quốc, luận văn trình bày các cơ hội, thách thức đối với ngành
xuất kh u thủy sản Viêt Nam trước VKFTA và đưa ra một số kiến nghị, giải pháp
nhằm thúc đ y hoạt động xuất kh u thủy sản của Viêt Nam sang Hàn Quốc.


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngành thuỷ sản c ý nghĩa đặc biêt quan trọng trong phát triển kinh tế của các
nước đang phát triển. Hàng năm, các nước đang phát triển thường chiếm tới 50%
tổng giá trị xuất kh u thuỷ sản và hơn 60% sản lượng thuỷ sản được sản xuất trên

thế giới (WB, 2011). Trong ngành thuỷ sản, xuất kh u là hoạt động then chốt bởi đ
là một trong những nguồn cung ngoại hối cho quốc gia, do đ , các sản ph m thuỷ
sản, đặc biêt là các mặt hàng thủy sản mang lại giá trị kinh tế cao như: cá tra, cá
basa, tôm chủ yếu được dành cho xuất kh u.
Viêt Nam là quốc gia có tiềm năng trong sản xuất và xuất kh u thuỷ sản. Để
đ y mạnh quá trình xuất kh u, thực hiên mục tiêu chuyển dịch cơ cấu, phát triển
kinh tế đất nước, Viêt Nam chủ trương tập trung vào xuất kh u thuỷ sản, một trong
những mặt hàng truyền thống và có lợi thế so sánh. Trong năm 2017, kim ngạch
xuất kh u thủy sản của Viêt Nam đạt 6,09 tỷ USD, tăng trưởng 17,5% so với năm
2016 (WB, 2019), điều này cho thấy tiềm năng to lớn của ngành xuất kh u thủy sản
Viêt Nam. Nhìn nhận được tiềm năng đ , trong Quyết định 1434/QĐ-TTg ban hành
ngày 22/09/2017 về “Phê duyêt chương trình mục tiêu phát triển kinh tế thủy sản
bền vững giai đoạn 2016 – 2020”, Viêt Nam đặt mục tiêu đến năm 2020, thuỷ sản
vẫn là ngành xuất kh u chủ lực của đất nước với tốc độ tăng trưởng khoảng
6%/năm, giá trị xuất kh u đạt từ 8 tỉ USD đến 9 tỉ USD và chủ trương duy trì thị
trường xuất kh u truyền thống như EU, Nhật Bản, Hoa Kì và mở rộng xuất kh u
sang các thị trường khác. Những năm gần đây, Hàn Quốc đang ngày càng trở thành
một thị trường xuất kh u thuỷ sản tiềm năng của Viêt Nam xuất phát từ viêc sản
lượng thuỷ sản của Hàn Quốc c xu hướng giảm nhưng nhu cầu tiêu dùng thuỷ sản
của Hàn Quốc tăng mạnh. Hơn nữa, xuất kh u thuỷ sản của Viêt Nam sang các thị
trường truyền thống như EU, Nhật Bản, Hoa Kì ngày càng trở nên kh khăn.
Trong bối cảnh đ , Hiêp định thương mại tự do Viêt Nam – Hàn Quốc ra đời đã
tạo ra cơ hội, thuận lợi vô cùng lớn cho các doanh nghiêp Viêt Nam thâm nhập vào
thị trường Hàn Quốc. Ngay từ khi được khởi động tiến trình đàm phán, Hiêp định
thương mại tự do Viêt Nam – Hàn Quốc đã được dự báo sẽ xúc tiến mạnh mẽ


2

hoạt động xuất kh u thuỷ sản của Viêt Nam sang Hàn Quốc nhờ các cam kết sâu

hơn, rộng mở hơn trong lĩnh vực thuế quan, đầu tư, lao động. Kể từ khi được ký kết
vào năm 05/05/2015 đến nay, Hiêp định thương mại tự do Viêt Nam – Hàn Quốc đã
trải qua hiêu lực bốn năm. Viêc nghiên cứu ảnh hưởng của Hiêp định thương mại tự
do Viêt Nam – Hàn Quốc sau một thời gian Hiêp định có hiêu lực là rất quan trọng,
nhằm đánh giá khách quan hiêu quả của Hiêp định, xu hướng và mức độ tác động
của Hiêp định như thế nào đối với xuất kh u thủy sản Viêt Nam, đây là những vấn
đề thực sự quan trọng và c ý nghĩa thực tiễn hiên nay không chỉ đối với nhà hoạch
định chính sách mà còn rất cần thiết đối với các tổ chức và cá nhân hoạt động trong
lĩnh vực xuất kh u thủy sản.
Xuất phát từ lý luận và thực tiễn trên tác giả đã lựa chọn đề tài: “Ảnh hưởng
của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc tới xuất khẩu thủy sản
của việt nam sang Hàn Quốc” để phân tích rõ ảnh hưởng, từ đ đề xuất một số giải
pháp phù hợp nhằm đ y mạnh xuất kh u thủy sản của Viêt Nam trong thời gian tới.
2. Tình hình nghiên cứu trong nước và trên thế giới
Đề tài về ảnh hưởng, tác động của Hiêp định thương mại tự do đến ngành xuất
kh u n i chung và xuất kh u thủy sản n i riêng là đề tài thiết thực cấp thiết, do vậy rất
được các nhà nghiên cứu quan tâm và c nhiều công trình, bài báo, chuyên đề nghiên
cứu về vấn đề này. Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã chọn lọc một số nghiên
cứu c tính tương đồng để tham khảo, c thể kể đến một số nghiên cứu như sau:
“Giáo trình Kinh tế Ngoại thương” được viết bởi tác giả Bùi Xuân Lưu và
Nguyễn Hữu Khải (Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông, 2009) đã đưa ra các cơ
sở lý thuyết về Hiêp định thương mại tự do cùng các ảnh hưởng của chúng đến
thương mại giữa các quốc gia.
“Báo cáo đánh giá tác động của các Hiêp định thương mại tự do đối với kinh
tế Viêt Nam” (MUTRAP, 2010) phân tích ảnh hưởng của các Hiêp định thương mại
tự do, trong đ báo cáo chọn một vài Hiêp định thương mại tự do tiêu biểu như:
EVFTA, AKFTA, VJEPA đến nền kinh tế Viêt Nam dựa trên một số chỉ tiêu quan
trọng của nền kinh tế như: GDP, CPI, Kim ngạch xuất kh u của Viêt Nam, lạm phát,
Nghiên cứu không tập trung phân tích một Hiêp định thương mại tự do



3

nào riêng biêt hoặc một ngành hàng cụ thể mà phân tích dưới g c nhìn tổng quan đối
với nền kinh tế Viêt Nam. Nghiên cứu chỉ ra ảnh hưởng không thể phủ nhận của
Hiêp định thương mại tự do đối với xúc tiến thương mại nội khối bên cạnh đ cũng
chỉ ra một số tác động tiêu cực của Hiêp định thương mại tự do tới nền kinh tế.
Tác giả Võ Văn Thọ (2016) trong luận văn thạc sỹ kinh tế quốc tế với đề tài
“Ảnh hưởng của Hiêp định đối tác xuyên Thái Bình Dương tới xuất kh u thủy sản:
Nghiên cứu so sánh với Hiêp định thương mại Viêt Nam – EU” phân tích tác động
của viêc cắt giảm thuế quan và hàng rào phi thuế quan được cam kết trong Hiêp
định TPP bằng mô hình SMART từ đ tìm ra ảnh hưởng của Hiêp định TPP tới xuất
kh u thủy sản của Viêt Nam và so sánh với tác động của Hiêp định EVFTA. Nghiên
cứu chỉ giới hạn tập trung vào các cam kết thuế quan và phi thuế quan của hai Hiêp
định TPP và EVFTA và do đ các giải pháp đưa ra chưa thực sự toàn diên và hạn chế
trong hai lĩnh vực thuế quan và phi thuế quan.
Mai Thị C m Tú (2015) với bài báo “Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất kh u thủy
sản của Viêt Nam sang thị trường Nhật” (Tạp chí Phát triển và Hội nhập, số
20/2015) và Trần Trung Hiếu và Phạm Thị Thanh Thủy (2010) với bài báo “Ứng
dụng mô hình lực hấp dẫn trong thương mại quốc tế: các nhân tố tác động đến xuất
kh u” (Tạp chí Quản lý Kinh tế, Số 31 /2010) sử dụng mô hình trọng lực trên cơ sở
lý thuyết về cung cầu, thương mại ngành hàng của Raul Rubin Krugman và Obstfed
đã đánh giá mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến xuất kh u thủy sản (cụ
thể là mặt hàng cá và tôm) của VN sang thị trường Nhật cả trong dài hạn và trong
ngắn hạn. Hai nghiên cứu này đưa ra các biến mới ngoài các biến gốc trong mô hình
trọng lực (GDP và khoảng cách) như giá cả, tỷ giá hối đoái, đầu tư Những yếu tố
ảnh hưởng đến xuất kh u thủy sản trong hai nghiên cứu này rất c tính tham khảo.
Tác giả Martinez-Zarzoso I. và Nowak-Lehmann (2003) đưa ra nghiên cứu với
đề tài: “Gravity Model: An Application to Trade between Regional Blocs” (Tạp chí
Atlantic Economic Journal, số 31(2)/2003) đánh giá các yếu tố tác động đến d ng

chảy thương mại song phương giữa 47 quốc gia và đặc biêt là tác động của các thỏa
thuận ưu đãi giữa một số khối kinh tế và khu vực thuộc Liên minh châu u (EU),
Khu vực thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA), Cộng đồng Caribbean (CARICOM),
thị trường chung trung tâm Mỹ (CACM) và các quốc gia Địa Trung Hải khác.


4

Nghiên cứu sử dụng mô hình trọng lực bổ sung thêm các biến mới dựa trên g c nhìn
chủ quan của tác giả, thu thập khối lượng dữ liêu lớn với phạm vi nghiên cứu rộng
từ các nước thuộc Bắc Mỹ đến châu u và Địa Trung Hải.
Nghiên cứu “Analyzing the Agricultural Trade Impacts of the Canada-Chile
Free Trade Agreement”, của hai tác giả Malhotra N. and Stoyanov A., (2008) đã
phân tích tác động của Hiêp định thương mại tự do Canada – Chile tới ngành nông
nghiêp Chile. Nghiên cứu đồng dạng sử dụng mô hình trọng lực với các dữ liêu thứ
cấp. Nghiên cứu đưa ra kết luận 90% tăng trưởng trong xuất kh u các sản ph m nông
nghiêp của Chile sang Canada là do các ưu đãi thương mại mà quốc gia này nhận
được theo Hiêp định thương mại tự do Canada – Chile. Nghiên cứu này mặc dù
phân tích ảnh hưởng của Hiêp định đến ngành nông nghiêp của Chile, không thuộc
phạm vi nghiên cứu của luận văn (xuất kh u thủy sản của Viêt Nam sang Hàn Quốc)
tuy nhiên trong mức độ tương đối, nghiên cứu vẫn mang giá trị tham khảo lớn đối
với tác giả.
Tóm lại, hiên nay đã c khá nhiều công trình nghiên cứu trong nước và trên thế
giới nghiên cứu về Hiêp định thương mại tự do ảnh hưởng như thế nào xuất nhập kh
u và mức độ ảnh hưởng của chúng. Tuy nhiên, mỗi nghiên cứu thường chỉ làm rõ
được một hoặc một vài khía cạnh nào đ của vấn đề nghiên cứu hoặc có nghiên cứu
phù hợp với điều kiên của một quốc gia này nhưng chưa chắc phù hợp ở quốc gia
khác, Do vậy một nghiên cứu riêng về Hiêp định thương mại tự do Viêt Nam – Hàn
Quốc và tác động của Hiêp định đối với xuất kh u thủy sản Viêt Nam sang Hàn
Quốc là thực sự cấp thiết và c ý nghĩa thực tiễn.

3. Mục tiêu nghiên cứu
3.1. Mục tiêu chung
Luận văn đánh giá tác động, ảnh hưởng của Hiêp định thương mại tự do Viêt
Nam – Hàn Quốc đến xuất kh u thủy sản của Viêt Nam sang Hàn Quốc từ đ đề xuất
một số kiến nghị nhằm phát huy tác động tích cực và hạn chế các ảnh hưởng bất lợi
nhằm đ y mạnh xuất kh u thủy sản Viêt Nam trong thời gian tới.
3.2. Mục tiêu cụ thể
Luận văn hê thống hóa và phát triển cơ sở lý luận về xuất kh u thủy sản và ảnh
hưởng của Hiêp định thương mại tự do tới xuất kh u nói chung và xuất kh u


5

thủy sản nói riêng.
Luận văn phân tích thực trạng ngành xuất kh u thủy sản của Viêt Nam trước
khi Hiêp định thương mại tự do Viêt Nam – Hàn Quốc có hiêu lực, qua đ làm rõ
những ảnh hưởng của Hiêp định đối với ngành xuất kh u thủy sản Viêt Nam.
Luận văn đề xuất mô hình, lượng hóa các ảnh hưởng của Hiêp định thương
mại tự do Viêt Nam – Hàn Quốc, cung cấp góc nhìn trực quan, cụ thể hơn về mức
độ ảnh hưởng của Hiêp định.
Luận văn đề xuất một số kiến nghị nhằm phát huy tác động tích cực và hạn
chế các ảnh hưởng bất lợi nhằm đ y mạnh xuất kh u thủy sản Viêt Nam.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là ảnh hưởng của Hiêp định thương mại tự
do Viêt Nam – Hàn Quốc tới hoạt động xuất kh u thủy sản của Viêt Nam sang Hàn
Quốc.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
-


Về nội dung
Luận văn nghiên cứu, đánh giá và lượng hóa mức độ ảnh hưởng Hiêp định

thương mại tự do Viêt Nam – Hàn Quốc tới xuất kh u thủy sản của Viêt Nam. Do
Hiêp định thương mại tự do Viêt Nam – Hàn Quốc mang tới tác động trên nhiều
mặt, nghiên cứu chỉ tập trung chủ yếu vào ảnh hưởng của ba nhóm nhân tố chính
thuộc Hiêp định: các cam kết Thuế quan, cam kết phi thuế quan và cam kết đầu tư.
Thủy sản là khái niêm rộng, bao gồm nhiều chủng loại mặt hàng khác nhau.
Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, thay vì phân tích tràn lan, luận văn nghiên
cứu tập trung vào một số mặt hàng thủy sản có lợi thế trong xuất kh u của Viêt Nam
(VD: cá tra, cá basa, tôm) thuộc mã HS 03 trong Hê thống hài h a Hải quan.
-

Về không gian
Luận văn nghiên cứu hoạt động xuất kh u thủy sản của Viêt Nam sang Hàn

Quốc. Bên cạnh đ , luận văn thu thập số liêu về hoạt động xuất kh u thủy sản của
Viêt Nam tại một số thị trường khác như: Hoa Kỳ, Canada, Trung Quốc, Nhật Bản
nhằm làm đối tượng so sánh để làm rõ vai trò và tầm ảnh hưởng của Hiêp định
thương mại tự do Viêt Nam – Hàn Quốc.


6

-

Về thời gian:
Do độ trễ của số liêu được cung cấp bởi các quốc gia, các tổ chức quốc tế đến

thời điểm hiên tại bộ số liêu mới nhất và đầy đủ nhất mới được cập nhật vào năm

2018. Luận văn sử dụng nguồn số liêu thứ cấp để nghiên cứu trong giai đoạn 20002017 và đề xuất kiến nghị, giải pháp cho thời gian tới. Ngoài ra, với các nội dung
cần thảo luận, luận văn có thể sử dụng số liêu trong giai đoạn trước đ .
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng hai phương pháp nghiên cứu đ là phương pháp phân tích
định tính và phân tích định lượng.
Đối với phương pháp phân tích định tính, luận văn sử dụng các phân tích lý
luận kết hợp với sự quan sát thực tế về các nhân tố nhằm đưa ra những đánh giá,
nhận xét cho hiên tượng nghiên cứu. Luận văn thu thập thông tin thông qua các tri
giác của người nghiên cứu, sử dụng vốn hiểu biết và lý giải của người nghiên cứu
để để giải thích ảnh hưởng của VKFTA đến xuất kh u thủy sản của Viêt Nam.
Đối với phương pháp phân tích định lượng, nghiên cứu sử dụng phương pháp
phân tích hồi quy, là phương pháp tìm ra mối quan hê phụ thuộc của một biến (được
gọi là biến phụ thuộc) vào một hoặc nhiều biến khác (được gọi là các biến độc lập).
Về bản chất, phương phân tích hồi quy là một dạng của phương pháp mô hình h a.
Trong nghiên cứu này, mô hình trọng lực hấp dẫn được sử dụng để ước lượng mức
độ ảnh hưởng của VKFTA tới hoạt động xuất kh u thủy sản của Viêt Nam tới Hàn
Quốc.
Do đặc thù của lĩnh vực nghiên cứu (dữ liêu thương mại của một quốc gia) nên
viêc thu thập dữ liêu sơ cấp khó có thể thực hiên được. Bởi vậy, dữ liêu được sử
dụng trong luận văn là dữ liêu đã công bố - còn gọi là dữ liêu thứ cấp từ các nguồn
tin cậy của các tổ chức uy tín trong nước và quốc tế.
Để nguồn dữ liêu sử dụng đảo bảo tính chính xác, luận văn tiến hành thu thập
từ các tổ chức uy tín trên Thế giới và ở Viêt Nam. Cụ thể như sau:
Dữ liêu về GDP, kim ngạch xuất kh u thủy sản, số lượng dòng thuế quan, tỷ lê
thuế suất nhập kh u được thu thập từ Ngân hàng Thế giới (World Bank), Cơ sở dữ
liêu thống kê hàng hóa của Liên Hợp Quốc (UN Comtrade); Dữ liêu về số lượng
công cụ phi thuế quan được thu thập từ Tổ chức Thương mại Thế giới WTO; Dữ


7


liêu về khoảng cách của các quốc gia được thu thập từ Website của Viên các tài
nguyên thế giới (World Resourses Institutions – WRIs); dữ liêu về đầu tư trực tiếp
nước ngoài được thu thập từ Trung tâm thương mại quốc tế (International Trade
Centre); dữ liêu về tỷ giá hối đoái giữa các quốc gia, thuế quan tối huê quốc được
thu thập từ World Bank và Quỹ tiền tê quốc tế (International Monetary Fund –
IMF); dữ liêu về sản lượng thủy sản của Viêt Nam, kim ngạch xuất kh u thủy sản
Viêt Nam sang Hàn Quốc, cơ cấu tỷ trọng các mặt hàng thủy sản xuất kh u được thu
thập từ Tổng cục thủy sản Viêt Nam, Tổng cục thống kê Viêt Nam, số liêu của Bộ
Nông nghiêp và Phát triển Nông thôn, Hiêp hội Chế biến và Xuất kh u Thủy sản
Viêt Nam (VASEP); dữ liêu thông tin về viêc tham gia hay không tham gia các Hiêp
định FTA được khai thác trực tiếp trên các website chuyên ngành về tạo thuận lợi
thương mại, xúc tiến thương mại của các quốc gia. Ngoài ra, các thông tin về rào
cản thương mại của các quốc gia và khu vực, chính sách xuất kh u, các hiêp định
thương mại, được thu thập bằng cách tra cứu các tài liêu, văn bản, sách và các
nghiên cứu trước đ .
6. Bố cục luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục Tài liêu Tham khảo và Phụ lục, luận
văn được kết cấu thành ba chương với nội dung chính như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về ảnh hưởng của Hiệp định thương mại tự do tới
hoạt động xuất nhập khẩu thủy sản
Chương 2: Ảnh hưởng của VKFTA tới hoạt động xuất khẩu thuỷ sản của Việt
Nam sang thị trường Hàn uốc
Chương 3: Một số kiến nghị nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu thủy sản của
Việt Nam sang thị trường Hàn Quốc trong bối cảnh VKFTA có hiệu lực.


8

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA HIỆP ĐỊNH
THƯƠNG MẠI TỰ DO TỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP
KHẨU THỦY SẢN
1.1.

Khái niệm, nội dung cơ bản và phân loại hiệp định thương mại tự do

(FTA)
1.1.1. Khái niệm Hiệp định thương mại tự do
Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới từ sau Thế chiến II với sự phát triển bùng
nổ của hai xu thế hội nhập là đa phương h a quan hê kinh tế thương mại toàn cầu
trong khuôn khổ GATT/WTO và khu vực hóa giữa các nền kinh tế hay các nhóm
quốc gia với nhau, cho đến nay đã c rất nhiều học giả, tổ chức, quốc gia đưa ra khái
niêm hiêp định thương mại tự do (FTA) cho riêng mình. Điều này thể hiên quan
điểm, cách nhìn nhận và đánh giá khác nhau của mỗi một học giả, tổ chức, quốc gia
đ . Trong số đ , c một số quan điểm về FTA mang tính bao quát và được đa phần các
học giả, tổ chức và quốc gia đồng thuận.
Khái niêm FTA lần đầu tiên được đưa ra trong GATT (1947) tại điều XXIV –
điểm 8b với nội dung: “Một hiêp định thương mại tự do được hiểu là một nhóm
gồm hai hoặc nhiều vùng lãnh thổ thuế quan trong đ thuế và các rào cản thương mại
khác (trừ trường hợp được ph p theo Điều XI, XII, XIII, XIV, XV và XX) được dỡ
bỏ đối với phần lớn các mặt hàng có xuất xứ từ các lãnh thổ đ và được tiến hành
trao đổi thương mại giữa các lãnh thổ thuế quan đ ”.
Định nghĩa về khu vực thương mại tự do đã được nhà kinh tế học M. N.
Jovanovic (1998) đưa ra như sau: “Một khu vực thương mại tự do là một nhóm
nước với nhau, trong đ mỗi nước đồng ý miễn thuế quan và các hạn chế định lượng
thường áp dụng với các sản ph m nhập kh u hay bộ phận cấu thành của sản ph m
này, có xuất xứ hoặc được sản xuất tại vùng lãnh thổ của các thành viên khác trong
nh m nước hình thành nên khu vực thương mại tự do đ ”.
Tóm lại, theo quan niêm truyền thống, khái niêm FTA chỉ dừng lại ở thương

mại hàng hoá hữu hình cũng như tiến hành dỡ bỏ thuế quan và một số hàng rào
thương mại khác.


9

Tuy nhiên, từ năm 1990 đến nay, khái niêm FTA truyền thống đã không c n
phù hợp với xu thế hội nhập của nền kinh tế, vì thế các FTA “thế hê mới” ra đời
nhằm chỉ những thoả thuận hội nhập kinh tế sâu rộng giữa hai hay một nh m nước
với nhau. Thuật ngữ “thế hê mới” hoàn toàn mang tính tương đối, được sử dụng để
nói về các FTA có phạm vi toàn diên, vượt ra ngoài khuôn khổ tự do h a thương mại
hàng h a. Các FTA “thế hê mới” này có phạm vi rộng hơn và cam kết tự do hoá sâu
hơn. Ngoài những cam kết giảm thuế quan cũng như các hàng rào phi thuế quan,
FTA “thế hê mới” c n bao gồm những vấn đề rộng hơn cả những cam kết trong và
ngoài khuôn khổ GATT/WTO cũng như cả những vấn đề thương mại mới mà chưa
được quy định bởi WTO. Có thể kể đến các FTA “thế hê mới” như: Hiêp định
thương mại tự do Viêt Nam - EU (EVFTA); Hiêp định đối tác kinh tế Viêt Nam –
Nhật Bản (VJEPA), Hiêp định thương mại tự do ASEAN – Hàn Quốc (AKFTA);
Hiêp định Đối tác thương mại và đầu tư xuyên Đại Tây Dương (TTIP); các FTA
ASEAN + 1; FTA Australia - Hoa Kỳ (AUSFTA),
FTA “thế hê mới” bao gồm hàng loạt những vấn đề như thuận lợi hoá thương
mại, thương mại dịch vụ, đầu tư, lao động, mua sắm Chính phủ, các biên pháp phi
thuế quan, quyền sở hữu trí tuê, cơ chế giải quyết tranh chấp, môi trường, chính
sách cạnh tranh (hay còn gọi là “những vấn đề Singapore” bởi đ là những vấn đề
được đặt ra trong Hội nghị cấp bộ trưởng của WTO năm 1996 diễn ra tại
Singapore), bên cạnh đ , FTA “thế hê mới” c n đề cập đến những vấn đề như dân
chủ, chống khủng bố
1.1.2. Nội dung cơ bản của Hiệp định thương mại tự do
1.1.2.1. Thương mại hàng hoá
Đối với rất nhiều Hiêp định FTA, thương mại hàng h a là lĩnh vực quan tâm

chính của các bên tham gia, tạo nên nền tảng của Hiêp định. Các cam kết về thương
mại hàng hóa sẽ giúp các bên hiên thực hóa mục tiêu chính là mở rộng thị trường,
tạo thuận lợi cho hàng xuất kh u. Các nội dung chính về thương mại hàng hóa
thường được thỏa thuận trong Hiêp định FTA gồm:
a.

Thuế quan
Mức độ cắt giảm thuế quan theo Hiêp định FTA thường sâu hơn (đưa thuế suất

về 0%), cắt giảm nhanh hơn cam kết trong WTO do các bên chỉ tập trung vào


10

những lĩnh vực c quan tâm. Theo Điều XXIV của Hiêp định GATT/WTO, các bên
tham gia Hiêp định FTA phải cam kết xóa bỏ thuế quan đối với phần lớn thương
mại giữa các bên. Theo cách hiểu thông thường (không chính thức) thì Hiêp định
FTA cần quy định xóa bỏ thuế quan đối với ít nhất 90% giá trị thương mại và số
dòng thuế trong v ng 10 năm. Các d ng thuế không cam kết hoặc có cam kết nhưng
không đưa về 0% thường là các sản ph m nhạy cảm/đặc biêt nhạy cảm đối với các
bên. Các nước kém phát triển nhất (LDCs) hoặc đang phát triển có thể được hưởng
linh hoạt về lộ trình hoặc diên cam kết.
Cam kết cắt giảm thuế quan của các nước theo Hiêp định FTA thường chia
thành các nhóm:
(i) Đưa thuế suất về 0% ngay khi Hiêp định FTA có hiêu lực;
(ii) Đưa thuế suất về 0% theo lộ trình (cắt giảm tuyến tính);
(iii) Cắt giảm thuế quan nhanh trong năm đầu tiên, sau đ cắt giảm từng bước
một trong những năm tiếp theo (frontload);
(iv) Không cắt giảm thuế quan trong thời gian đầu, viêc cắt giảm được thực
hiên vào các năm cuối của lộ trình (backload); và

(v) Không cam kết.
Bên cạnh thuế quan, các bên tham gia FTA cũng c thể đưa ra cam kết về hạn
ngạch thuế quan, đặc biêt đối với các thủy sản nhạy cảm. Thông thường, nhập kh u
trong hạn ngạch từ các đối tác tham gia FTA sẽ được hưởng thuế suất FTA ưu đãi,
nhập kh u ngoài hạn ngạch sẽ phải chịu thuế suất ngoài hạn ngạch (trong nhiều
trường hợp là thuế suất ngoài hạn ngạch theo cam kết WTO). Bên cạnh thuế nhập
kh u, trong một số FTA các đối tác có thể thảo luận, cam kết cả thuế xuất kh u, căn
cứ vào mục tiêu chính sách của các bên.
b.

Thuận lợi h a thương mại
Thuận lợi h a thương mại là một nội dung quan trọng trong nhiều Hiêp định

FTA, các lĩnh vực mà các nước thường đ y mạnh hợp tác trong khuôn khổ FTA là
hải quan, giải phóng hàng, quyết định trước (advanced rulings), áp dụng công nghê
thông tin trong thương mại, hàng chuyển tải, hỗ trợ kỹ thuật, v.v.
c.

Hàng rào kỹ thuật đối với thương mại (TBT) và vê sinh dịch tễ (SPS)
Thông thường, đối với TBT và SPS, các bên tham gia FTA sẽ tái khẳng định


11

cam kết thực hiên các Hiêp định liên quan của WTO (Hiêp định TBT và Hiêp định
SPS). Bên cạnh đ , các bên sẽ đề ra các nguyên tắc nhằm định hướng cho hoạt động
hợp tác trong các lĩnh vực ưu tiên như áp dụng thực tiễn tốt nhất, đánh giá hợp chu
n, công nhận tương đương, hài h a tiêu chu n, các thỏa thuận công nhận lẫn nhau,
minh bạch hóa, hỗ trợ kỹ thuật v.v.
d.


Các biên pháp tự vê, chống bán phá giá, chống trợ cấp
Bên cạnh thỏa thuận thực hiên các quy định của WTO, các bên tham gia FTA

có thể thống nhất các quy định về tự vê đặc biêt, chống bán phá giá, chống trợ cấp
trong khuôn khổ Hiêp định FTA.
e.

Quy tắc xuất xứ
Quy tắc xuất xứ là nội dung quan trọng trong các Hiêp định FTA vì chỉ khi

đáp ứng các quy tắc xuất xứ này thì hàng hóa mới được hưởng ưu đãi thuế quan quy
định trong Hiêp định. Ngoài ra, quy tắc xuất xứ cũng giúp ngăn chặn viêc chuyển
hàng hóa nhập kh u vào lãnh thổ hải quan của thành viên có mức thuế quan thấp để
xuất sang các thành viên khác. Bên cạnh quy tắc xuất xứ chung (thường là hàm
lượng giá trị khu vực), các thành viên cũng thường đàm phán các quy tắc về chuyển
đổi nhóm, quy tắc xuất xứ theo mặt hàng cụ thể.
Các Hiêp định FTA thường đưa ra một tỉ lê nội địa hoá đối với hàng hoá nhập
kh u. Nếu hàng hoá đ nhập kh u vào nước đối tác đáp ứng được tiêu chu n này sẽ
được hưởng ưu đãi hơn về thuế quan so với hàng hoá được nhập từ nước thứ ba.
1.1.2.2. Thương mại dịch vụ
Bên cạnh thương mại hàng h a, thương mại dịch vụ cũng là nội dung quan
trọng của các Hiêp định FTA. Hầu hết các Hiêp định FTA đều c chương riêng, Hiêp
định riêng về dịch vụ.
Nội dung về dịch vụ trong các FTA thường tập trung vào:
(i)

Chủ yếu tuân thủ và tăng cường các nguyên tắc chính của WTO như

nguyên tắc đối xử tối huê quốc, minh bạch h a, quy định trong nước, thanh toán và

chuyển khoản, tự vê, trợ cấp, v.v. và phụ lục về một số ngành dịch vụ cụ thể (tài
chính, viễn thông, di chuyển của tự nhiên nhân, v.v.); và
(ii) Biểu cam kết mở cửa thị trường dịch vụ.
Trong các Hiêp định FTA truyền thống, thương mại dịch vụ được chia thành


12

bốn phương thức cung cấp là:
(i)

Cung cấp qua biên giới;

(ii) Tiêu dùng ngoài lãnh thổ;
(iii) Hiên diên thương mại; và
(iv) Hiên diên của thể nhân.
Tuy nhiên, trong nhiều Hiêp định FTA “thế hê mới”, thương mại dịch vụ chỉ
bao gồm hai phương thức cung cấp qua biên giới và tiêu dùng ngoài lãnh thổ,
phương thức hiên diên thương mại được đưa vào phần đầu tư, hiên diên của thể
nhân được đưa vào một chương riêng về di chuyển của tự nhiên nhân.
Về cách tiếp cận đối với tự do h a thương mại dịch vụ, thường có hai cách tiếp
cận chính là:
(i)

Chọn cho, tức là chỉ tự do hóa những ngành/phân ngành dịch vụ được

liêt kê trong biểu cam kết;
(ii) Chọn bỏ, tức là những ngành/phân ngành nào muốn bảo lưu sẽ được liêt
kê trong biểu cam kết, những ngành còn lại sẽ được tự do hóa.
Tương tự như thương mại hàng hóa, Hiêp định chung về Thương mại dịch vụ

(GATS) đề ra điều kiên về cam kết dịch vụ trong các Hiêp định FTA như sau:
(i)

Hiêp định FTA cần có phạm vi đáng kể;

(ii) Loại bỏ phần lớn các biên pháp phân biêt đối xử hiên có;
(iii) Không đưa ra các biên pháp phân biêt đối xử mới
1.1.2.3.

Đầu tư

Các Hiêp định FTA “thế hê mới” thường có một chương/Hiêp định riêng về
đầu tư, trong đ quy định tất cả các yếu tố liên quan tới đầu tư như: (i) Thuận lợi h a
đầu tư; (ii) Khuyến khích và bảo hộ đầu tư; (iii) Tự do h a đầu tư.
1.1.2.4.

Các nội dung mới (FTA plus)

Các Hiêp định FTA “thế hê mới” c n bao gồm các nội dung như mua sắm
chính phủ (mua sắm công), sở hữu trí tuê, chính sách cạnh tranh, phát triển bền
vững (lao động và môi trường).
1.1.2.5.

Cơ chế giải quyết tranh chấp

Hầu hết các Hiêp định FTA đều c cơ chế giải quyết tranh chấp, trong đ đề ra
quy trình, cơ chế xử lý các tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiên Hiêp định


13


cũng như phạm vi áp dụng của cơ chế này.
1.1.3. Phân loại hiệp định thương mại tự do
1.1.3.1.

Phân loại theo quy mô thành viên tham gia

Dựa vào tiêu chí này, FTA được chia thành ba loại chính là hiêp định thương
mại tự do song phương (BFTA), hiêp định thương mại tự do khu vực (FTA khu vực)
và hiêp định thương mại tự do hỗn hợp (FTA hỗn hợp).
Hiêp định thương mại tự do song phương (BFTA) là hiêp định chỉ có sự tham
gia của hai quốc gia trong toàn bộ quá trình đàm phám, kí kết. Do vậy, chỉ có 2 quốc
gia này ràng buộc với những điều khoản trong BFTA. Với đặc điểm chỉ gồm hai
thành viên tham gia đàm phán và kí kết, BFTA là hiêp định thương mại tự do phổ
biến nhất hiên nay với số lượng ngày càng tăng bởi tính chất dễ đàm phán, thống
nhất và dễ đạt được thoả thuận hơn so với hiêp định thương mại tự do khu vực và
hiêp định thương mại tự do hỗn hợp. Một số ví dụ về BFTA: FTA Viêt Nam
– Chile (VCFTA), FTA Viêt Nam – Hàn Quốc (VKFTA).
Hiêp định thương mại tự do khu vực (FTA khu vực) hay còn gọi là FTA đa
phương là hiêp định thương mại tự do có từ ba quốc gia trở lên tham gia đàm phán
và kí kết. Thông thường, các quốc gia này có vị trí địa lý ở gần nhau, c xu hướng
liên kết với nhau để tận dụng lợi thế về vị trí địa lý, mở rộng thị trường, hỗ trợ lẫn
nhau. Do đặc thù có từ ba quốc gia trở lên cùng tham gia đàm phán kí kết nên quá
trình đàm phán và thống nhất thường mất thời gian hơn so với FTA song phương.
Một số ví dụ điển hình của FTA khu vực là Khu vực Thương mại tự do ASEAN
(AFTA), Khu vực Thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA).
Hiêp định thương mại tự do hỗn hợp (FTA hỗn hợp) có sự tham gia đàm phán
và kí kết của một bên là khu vực thương mại tự do với một bên là một nước, một số
nước hoặc một khu vực thương mại tự do khác. Vì vậy, viêc đạt được sự đồng thuận
trong quá trình đàm phán cũng như đưa FTA hỗn hợp đi vào hiêu lực rất phức tạp và

mất nhiều thời gian. Tuy nhiên, trong bối cảnh toàn cầu hoá hiên nay, các quốc gia
có xu hướng liên kết với nhau thì số lượng FTA hỗn hợp ngày càng tăng. Một số
FTA hỗn hợp tiêu biểu như FTA ASEAN – Hàn Quốc (AKFTA), FTA ASEAN –
Trung Quốc (ACFTA).
1.1.3.2.

Phân loại theo mức độ tự do hoá


×