Tải bản đầy đủ (.pdf) (134 trang)

Văn hóa việt trong truyền kỳ mạn lục của nguyễn dữ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 134 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

LÊ THỊ THẠO

VĂN HÓA VIỆT TRONG TRUYỀN KỲ MẠN LỤC
CỦA NGUYỄN DỮ

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ, VĂN HÓA VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM

Thái Nguyên, 2019
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

LÊ THỊ THẠO

VĂN HÓA VIỆT TRONG TRUYỀN KỲ MẠN LỤC CỦA
NGUYỄN DỮ
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã ngành: 8220121

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ, VĂN HÓA VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: PGS.TS VŨ THANH


Thái Nguyên, 2019
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả
nghiên cứu trong luận văn đều trung thực và chưa từng được công bố ở bất cứ công
trình nào khác.
Ninh Bình, tháng 11 năm 2019
Tác giả luận văn

Lê Thị Thạo

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




ii

LỜI CẢM ƠN

Luận văn được hoàn thành với sự hướng dẫn tận tình, chu đáo của PGS. TS
Vũ Thanh, ý kiến giúp đỡ của các thầy, cô khoa Sau đại học, khoa Văn học báo chí
và truyền thông, Trường Đại học Khoa học – Đại học Thái Nguyên, các thầy giáo,

cô giáo đã trực tiếp giảng dạy trong suốt quá trình học tập, tình cảm động viên và
ủng hộ của bạn bè, người thân. Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với tất
cả sự giúp đỡ quý báu trên!
Mặc dù đã có rất nhiều cố gắng, song do trình độ của người viết còn hạn
chế, luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong các thầy cô giáo, cùng
các bạn đồng nghiệp lưu tâm, đóng góp, bổ sung ý kiến để luận văn hoàn thiện hơn!
Ninh Bình, ngày 20 tháng 10 năm 2019
Tác giả luận văn

Lê Thị Thạo

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN......................................................................................................................ii
MỤC LỤC ..........................................................................................................................iii
MỞ ĐẦU.............................................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................................. 1
2. Lịch sử vấn đề .................................................................................................................. 2
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu..................................................................................... 7
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................. 8
5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................ 8
6. Đóng góp của luận văn ................................................................................................... 9

7. Cấu trúc của luận văn ...................................................................................................... 9
Chương 2: Biểu hiện của văn hóa Việt trong Truyền kỳ mạn lục. .................................. 9
NỘI DUNG CHÍNH .........................................................................................................10
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ VĂN HÓA VÀ TRUYỀN KỲ MẠN LỤC CỦA
NGUYỄN DỮ ...................................................................................................................10
1.1. Quan hệ giữa văn học – văn hóa và hướng tiếp cận văn học từ văn hóa ..............10
1.1.1. Giới thuyết khái niệm văn hóa và một số đặc trưng của văn hóa Việt ..............10
1.1.2. Văn học Việt Nam trung đại trong lòng văn hóa Việt.........................................15
1.1.3. Nghiên cứu văn học trung đại Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa - một hướng
tiếp cận khoa học phù hợp ................................................................................................18
1.2. Bối cảnh văn hóa thời đại Nguyễn Dữ. ....................................................................21
1. 3. Sơ lược về Nguyễn Dữ và Truyền kỳ mạn lục. Vai trò của văn hóa Việt trong
Truyền kỳ mạn lục..............................................................................................................25
1.3.1. Sơ lược về Nguyễn Dữ và Truyền kỳ mạn lục. ...................................................25
1.3.2. Vai trò của văn hóa Việt trong Truyền kỳ mạn lục..............................................26
Tiểu kết Chương 1 .............................................................................................................28
CHƯƠNG 2: BIỂU HIỆN CỦA VĂN HÓA VIỆT TRONG TRUYỀN KỲ MẠN
LỤC .....................................................................................................................................30
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




iv

2.1. Dấu ấn tín ngưỡng dân gian, phong tục, tập quán lễ hội trong Truyền kì mạn lục.30
2.1.1. Dấu ấn tín ngưỡng dân gian. ..................................................................................30
2.1.2. Phong tục, tập quán, lễ hội......................................................................................38
2.2. Dấu ấn văn hóa Việt trong bức tranh thiên nhiên và thời tiết bốn mùa.................41
2.2.1. Phong cảnh thiên nhiên...........................................................................................41

2.2.2. Thời tiết bốn mùa trong Truyền kỳ mạn lục..........................................................49
2.3. Bức tranh sinh hoạt văn hóa và lối ứng xử .............................................................52
2.3.1. Bức tranh sinh hoạt văn hóa ...................................................................................52
2.3.2. Văn hóa ứng xử .......................................................................................................62
2.4. Truyền kỳ mạn lục phản ánh những xung đột văn hóa giữa văn hóa truyền thống
và những biểu hiện suy thoái. ...........................................................................................74
Tiểu kết Chương 2 .............................................................................................................82
CHƯƠNG 3: CÁC PHƯƠNG THỨC THỂ HIỆN VĂN HÓA VIỆT......................83
TRONG TRUYỀN KỲ MẠN LỤC...................................................................................83
3.1. Khai thác cốt truyện dân gian để làm giàu bản sắc văn hóa dân tộc của truyện ..83
3.2. Khắc họa không gian văn hóa dân tộc mang tính điển hình. .................................87
3.2.1. Không gian văn hóa tâm linh và bút pháp kỳ ảo trong việc tạo dựng không gian
văn hóa Việt........................................................................................................................87
3.2.2. Không gian văn hóa vật chất truyền thống. ..........................................................93
3.3. Xây dựng tính cách và biểu tượng văn hóa Việt .....................................................96
3.3.1. Xây dựng tính cách Việt. ........................................................................................96
3.3.2. Xây dựng các biểu tượng văn hóa Việt...............................................................101
Tiểu kết Chương 3 ...........................................................................................................104
KẾT LUẬN......................................................................................................................106
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................109
PHỤ LỤC

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
1.1. Lý do khoa học
Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ là tác phẩm được đánh giá như “một viên
ngọc lung linh”của thể loại văn xuôi trong văn học trung đại Việt Nam. Dù đã được
phân tích khám phá ở nhiều phương diện nhưng chắc có lẽ vấn đề văn hóa Việt
trong tập truyện này luôn là một dấu chấm lửng, khai thác không bao giờ vơi cạn.
Tiếp cận tác phẩm Truyền kỳ mạn lục ở nhiều góc độ khác nhau, ngoài lớp giá trị
gần như lộ thiên, chỉ khéo léo khơi gợi là ta thấy các lớp nghĩa, còn có những giá trị
nằm sâu phía trong mà Nguyễn Dữ bằng vốn hiểu biết của mình về các phong tục
tập quán, tín ngưỡng, tôn giáo… đã gửi gắm vào trong tác phẩm để từ đó người đọc
lật dở từng trang truyện sẽ tìm được hồn cốt dân tộc, tạo dấu ấn văn hóa riêng của
người Việt trong từng tác phẩm của ông. Có được điều này phải chăng là do ở thời
đại của Nguyễn Dữ văn học luôn gắn liền với văn hóa và là bộ phận quan trọng của
đời sống văn hóa. Đối với mỗi quốc gia dân tộc, cái quan trong nhất, cao quý nhất
là giá trị văn hóa. Văn học là một biểu hiện của văn hóa, sản phẩm của văn hóa, là
một dạng văn hóa tinh thần cho mọi thế hệ. Từ văn học có thể hiểu sâu sắc thêm về
văn hóa. Đó là mối quan hệ gắn bó khăng khít giữa văn học và văn hóa. Tuy nhiên
chưa có một công trình nào nghiên cứu những biểu hiện của văn hóa Việt trong tập
truyện Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ. Đây là lý do chúng tôi chọn đề tài này.
Truyền kỳ mạn lục được Vũ Khâm Lân xem là “Thiên cổ kỳ bút”. Ngay từ
khi mới ra đời, được viết bằng chữ Hán, sau đó được dịch ra chữ Nôm, tác phẩm đã
nhận được sự đón đợi của nhiều độc giả trong và ngoài nước. Đã tốn không ít giấy
mực của các nhà nghiên cứu bởi những khuôn mẫu đạo đức vốn được coi là “khuôn
vàng thước ngọc” của xã hội phong kiến được đặt cạnh những luồng tư tưởng mới
mang theo khát vọng bản năng của con người đã tạo cho Truyền kỳ mạn lục một nét
độc đáo riêng. Ở đó có sự hòa trộn giữa văn hóa và văn học, tạo ra hướng nghiên
cứu: Văn học cần phải được nhìn dưới góc độ văn hóa - Đây là một xu thế mở có
nhiều triển vọng trong nghiên cứu văn học hiện nay. Chính vì những lý do trên
chúng tôi đã lựa chọn đề tài: “Văn hóa Việt trong Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn
Dữ” với mong muốn góp phần đem đến một cái nhìn mới cho tác phẩm Truyền kỳ

mạn lục của Nguyễn Dữ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




2

1.2. Lý do thực tiễn
Nguyễn Dữ được giảng dạy ở bậc phổ thông với các tác phẩm: Chuyện người
con gái Nam Xương và tác phẩm Chuyện chức phán sự đền Tản Viên. Việc tìm hiểu
các tác phẩm này nói riêng và tập truyện Truyền kỳ mạn lục nói chung là một công
việc cần thiết đối với người dạy và người học nhằm nâng cao năng lực cảm thụ văn
chương, đặc biệt là các tác phẩm văn học được soi rọi từ góc nhìn văn hóa, nó đã
làm tôn lên bản sắc văn hóa người Việt từ đó góp phần hình thành tình yêu quê
hương đất nước trong mỗi con người chúng ta.
Thông qua việc tìm hiểu đề tài: “Văn hóa Việt trong Truyền kỳ mạn lục
của Nguyễn Dữ”, chúng tôi mong muốn việc học tập nghiên cứu Truyền kỳ mạn
lục qua đây sẽ trở nên sâu sắc hơn. Đồng thời thông qua đề tài này chúng ta còn
thấy được vai trò, vị thế, những đóng góp mới mẻ của Nguyễn Dữ về mặt văn hóa
trong tiến trình phát triển của văn học dân tộc. Điều này giúp ích cho việc nâng cao
năng lực giảng dạy, phân tích tác phẩm, hiểu rõ hơn phương diện văn hóa và những
đóng góp nghệ thuật của Nguyễn Dữ - một tác giả lớn được giảng dạy trong nhà
trường phổ thông.
2. Lịch sử vấn đề
Văn hóa mang đậm bản sắc của người Việt thường là những tư tưởng tiến bộ
được thể hiện trong các tác phẩm văn học ưu tú. Nói tới văn hóa là nói tới vẻ đẹp
truyền thống mang đậm bản sắc riêng của dân tộc thông qua số phận nhân vật cho
dù họ có số phận khổ đau bất hạnh… nhưng bằng cách ứng xử, hành động có văn
hóa của con người thì họ sẽ tìm được lời giải đáp cho số phận của mình thông qua

tài nghệ của nhà văn. Làm được điều đó có công không nhỏ trong việc vận dụng và
phát triển vốn văn hóa truyền thống dân tộc vào trong tác phẩm của các nhà văn mà
Nguyễn Dữ bằng tác phẩm Truyền kỳ mạn lục đã thể hiện rất rõ nét đẹp văn hóa
Việt trong từng thiên truyện của mình. Nghiên cứu về Truyền kỳ mạn lục từ trước
đến này có rất nhiều các công trình khác nhau, tuy nhiên tác phẩm này luôn là ẩn số
về con người cũng như tư tưởng của ông trước thời đại. Tìm hiểu đề tài: “Văn hóa
Việt trong Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ” là một lối đi tìm cái riêng trong dòng
mạch chung của sự tiếp nối truyền thống và những nét độc đáo khác lạ có phần sáng
tạo của Nguyễn Dữ trong việc thể hiện đặc trưng của văn hóa Việt Nam.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




3

2.1. Nghiên cứu các truyện riêng lẻ trong Truyền kỳ mạn lục dưới góc độ văn hóa
“Cái bóng và những khoảng trống trong văn chương” của tác giả Nguyễn
Nam [38], đã đặt ra vấn đề cái bóng của chính mình hay cái bóng của ai đó là sự
phân thân và phản thân giống như một thủ pháp nghệ thuật góp phần tô đậm khắc
họa rõ nét hơn lòng trung trinh của Vũ Nương trước xã hội nam quyền bấy giờ để từ
đó thấy được vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam hiếu lễ, yêu chồng, thương con.
Đó là phẩm chất cao quý tạo nên nét đẹp mang bản sắc riêng mỗi khi nói về người
phụ nữ Việt Nam. Để làm sáng rõ hơn điều này tác phẩm“Vũ Nương nhìn nhận và
suy xét” của tác giả Phan Thị Thanh Thủy [64], đã tỏ ra nghi ngờ khi đặt ra câu hỏi:
Vũ Nương có phải là hình tượng lý tưởng trong xã hội phong kiến? và đi tìm câu trả
lời cho câu hỏi này thông qua việc phân tích những chuẩn mực của cái đẹp trong
người phụ nữ đó là công, dung, ngôn, hạnh những điều này hội tụ tất cả trong nhân
vật Vũ Nương. Tuy nhiên cũng trong quá trình phân tích tác giả còn đặt ra một sự
cảnh tỉnh trong bi kịch hôn nhân mà nguyên nhân là do ghen tuông tồn tại trong bất

cứ thời đại nào đã làm rạn nứt mối quan hệ vốn tốt đẹp trong gia đình từ đó tác giả
giúp người đọc nhìn nhận các vấn đề liên quan đến hạnh phúc gia đình. Đây là một
trong những khía cạnh làm nên cái riêng cho văn hóa Việt và là vấn đề có sức ảnh
hưởng lớn tới tất cả chúng ta trong việc giữ gìn và bảo vệ hạnh phúc gia đình.
Nguyễn Đăng Na thông qua các tác phẩm viết về đề tài người phụ nữ để
vênh vực họ bằng con mắt của một nhà nghiên cứu ông đã nhìn thấy những bất
công, những định kiến… mà người phụ nữ phải gánh chịu. Việc Đào Hàn Than
(Chuyện nghiệp oan Đào Thị) có thai lẽ ra là một niềm hạnh phúc lớn của nàng,
nhưng xã hội không chấp nhận cho nàng làm mẹ và phải chết trên giường cữ. Tuy
nhiên thông qua nhân vật người đọc vẫn thấy được nỗi lòng thổn thức trước những
khao khát, những mong muốn có được hạnh phúc, có được tình yêu chân chính, tự
do đó là những ước muốn hoàn toàn chính đáng của con người nhưng trong xã hội
phong kiến đương thời với những khắt khe của lễ giáo phong kiến với những định
kiến hà khắc thì nhân vật Hàn Than cũng như bao phụ nữ khác tất cả đều phải gồng
mình hứng chịu những định kiến của dư luận của xã hội để rồi cuối cùng họ thường
có kết thúc bi kịch và từ đây toát lên tiếng nói của sự đồng cảm với nhân vật của
Nguyễn Dữ, sự thương cảm của ông với số phận của những con người bất hạnh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




4

Đây vốn là cách ứng xử mang tính nhân văn sâu sắc, một nét đẹp văn hóa biểu hiện
bằng tình thương giữa con người với con người.
Chuyện tướng Dạ Xoa không chỉ đơn thuần ghi lại những câu chuyện ly kỳ
mà còn thể hiện những suy nghiệm lịch sử một cách chân thành, sâu sắc của
Nguyễn Dữ một người dân thường với tầm tư tưởng của một nhà Nho chân chính.
Như vậy nghiên cứu các truyện riêng lẻ trong Truyền kỳ mạn lục dưới góc độ

văn hóa các nhà nghiên cứu chỉ mới động chạm ít nhiều vào tầng nghĩa văn hóa
trong từng tác phẩm mà chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu cho vấn đề
“Văn hóa Việt trong Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ” do vậy đề tài này là sự tiếp
nối những nghiên cứu của các nhà khoa học đi trước đồng thời thể hiện được tiếng
nói riêng trong nguồn mạch chung của văn hóa văn học dân tộc.
2.2. Nghiên cứu những phương diện khác nhau của văn hóa Việt trong thể loại
truyền kỳ và Truyền kỳ mạn lục
Trong một bài nghiên cứu của mình thủ tướng Phạm Văn Đồng có viết: “Văn
học nghệ thuật có nhiệm vụ và có tác dụng to lớn trong việc sáng tạo nên những giá
trị văn hóa cao quý”. Giá trị văn hóa, tính văn hóa luôn là thước đo giá trị tác phẩm
văn học. Xung quanh đề tài luận văn: “Văn hóa Việt trong Truyền kỳ mạn lục của
Nguyễn Dữ” chúng tôi xin điểm qua một số công trình nghiên cứu khác nhau của
văn hóa Việt trong thể loại truyền kỳ và Truyền kỳ mạn lục.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Na nhận định: “Văn xuôi tự sự không chỉ là
bộ phận cấu thành của văn học dân tộc mà còn là ảnh xạ phản chiếu trình độ tư duy
nghệ thuật của nền văn học đã sản sinh ra nó. Văn xuôi tự sự trung đại Việt Nam
cũng vậy, vừa phản ánh tư duy nghệ thuật của Việt Nam vừa gắn liền với lịch sử
văn học dân tộc” [30; 3]. Với đôi cánh truyền kỳ của mình, thể loại truyền kỳ đã
nhanh chóng thâm nhập vào đời sống con người và cũng đã mang lại những thành
công nhất định cho các nhà văn. Đằng sau cái vỏ hình thức kỳ ảo là những vấn đề
có ý nghĩa to lớn thông qua số phận của các nhân vật được đặt trong mối quan hệ
với văn hóa Việt.
Phương diện thứ nhất: Miêu tả về bức tranh đời sống xã hội trong các tác
phẩm Thánh Tông di thảo, Truyền kỳ mạn lục và Lan trì kiến văn lục. Vấn đề này
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




5


được nghiên cứu một cách khiêm tốn hơn so với các thể loại tác giả và tác phẩm
khác. Tuy nhiên khi nghiên cứu “Thánh Tông di thảo”, “Truyền kỳ mạn lục” và
“Lan trì kiến văn lục” bên cạnh hướng nghiên cứu là tìm hiểu những đặc sắc, cách
tân trong nghệ thuật sáng tác truyện truyền kỳ, các nhà nghiên cứu dành một phần
lớn tâm sức đi sâu khám phá những giá trị nội dung mà tác phẩm phản ánh. Ngay từ
cuối những năm 1950 tác giả Nguyễn Đổng Chi đã khắc họa giá trị nội dung cơ bản
của Thánh Tông di thảo “đề cao pháp luật, vua chúa, thần quyền nêu gương để
khen trê, cổ vũ thuần phong mỹ tục, chê bai tín ngưỡng, Phật giáo, tôn trong đạo
Tiên, đạo Nho” [165]. Trong tác phẩm ít nhiều tác giả cũng đã đề cập đến vấn đề
văn hóa tâm linh của người Việt, tuy nhiên nó còn chưa rõ thiên nhiều về yếu tố kỳ
ảo hoang đường do vậy mà tính hiện thực ít nhiều nhuốm màu sắc huyễn hoặc ảnh
hưởng nhiều của truyện dân gian. Tới Truyền kỳ mạn lục và sau này là Lan trì kiến
văn lục tính “hiện thực ít nhiều mang tính thời sự của cuộc sống” các tác giả “mở
rộng hạt nhân hiện thực khiến cho chất liệu huyền thoại, thần kỳ dần dần được bóc
đi, mờ nhạt dần và cuộc sống hiện tại cứ khiêm tốn lấn tới chiếm chỗ dần”. Đó là
lời khẳng định của nhà nghiên cứu Vũ Thanh trong Những biến đổi về yếu tố kỳ và
thực trong truyện ngắn truyền kỳ Việt Nam [53; 26] hiện thực lúc này không còn bó
hẹp trong không gian của cung vua, liên quan đến cuộc sống của vua, quan và các
vấn đề chính trị trọng đại nữa mà trong tác phẩm Lan trì kiến văn lục nhà nghiên
cứu Vũ Thanh khẳng định “lần đầu tiên viết về chuyện làng xóm, bệnh tật, tình cảm
mẹ con, cha con, cả những chuyện buôn bán, trộm cắp, lừa lọc” [76] tức là bức
tranh hiện thực xã hội được các tác giả vẽ bằng rất nhiều gam màu khác nhau để sao
cho đúng và giống với cuộc sống hiện thực nhất và để làm được điều này các tác giả
của truyền kỳ đã vận dụng thành công một trong những đặc điểm cơ bản của văn
học trung đại đó là tả cảnh ngụ tình. Mượn không gian ngoài không gian trần thế
như không gian cõi âm, không gian cõi trời, không gian thủy phủ... mượn bóng ma,
dạ quỷ, tiên, thần… để nói hộ, thổ lộ nỗi niềm, tâm sự của con người trước bộ mặt
thối nát, hèn kém của xã hội đương thời. Khi địa hạt văn học được mở rộng bởi hiện
thực xã hội thì văn hóa cũng nhờ đó được phản ánh, được nhìn nhận thông qua các

tác phẩm văn học một cách sâu sắc hơn và góp phần làm tăng giá trị văn hóa, văn
học cho nước nhà.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




6

Phương diện thứ hai: Nhiều tác giả tập trung nghiên cứu thế giới nhân vật
trong các tác phẩm truyền kỳ. Ở Thánh Tông di thảo, Lê Thánh Tông là người đầu
tiên “lấy con người làm trung tâm phản ánh”[28]. Ông đã phát hiện ra “sức mạnh
của con người” [28], đã thần thánh con người và so với giai đoạn trước Thánh Tông
di thảo và có những đột phá về nhân vật giúp cho các nhân vật “gần gũi với cuộc
sống trần tục hơn nhưng đó vẫn chưa phải là những con người cụ thể, đại diện cho
số phận của một tầng lớp nhất định”[201]. Còn trong Lan trì kiến văn lục, Vũ Trinh
đưa vào tác phẩm của mình “thế giới nhân vật đời thường, bình dị, dân giã như
chính cuộc đời thực… đội ngũ nhân vật của ông mỗi người một vẻ, rất thực và Vũ
Trinh giành nhiều ưu ái hơn cả là phụ nữ và trẻ nhỏ” [234-235]. Qua đó cũng đã
phần nào đề cập đến văn hóa Việt thông qua cách đối nhân xử thế của các nhân vật
thấm đẫm giá trị nhân đạo và bài học về đạo đức làm người mà Vũ Trinh muốn gửi
gắm trong các tác phẩm của mình.
Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ là tác phẩm xuất hiện trước Lan trì kiến
văn lục của Vũ Trinh song Nguyễn Dữ đã rất thành công khi xây dựng các nhân vật.
Trong Truyền kỳ mạn lục các nhân vật được xây dựng một cách sinh động, hấp dẫn
và đặc biệt là ông đã khái quát được những tính cách điển hình trong hoàn cảnh
điển hình để từ đó số phận con người đặc biệt là người phụ nữ có số phận bi kịch
được Nguyễn Dữ trân quý, thương yêu, đồng cảm, xót thương mặt khác ông còn lên
án, phê phán, vạch trần những tội ác của xã hội phong kiến và chính mặt trái của xã

hội ấy đã đẩy những người dân thấp cổ bé họng đến bước đường cùng. Đó chính là
giá trị nhân văn sâu sắc dưới ngòi bút của Nguyễn Dữ. Hơn thế nữa ông đã đi tìm
các giải pháp nhằm mục đích giải thoát cho những số phận bất hạnh của nhân vật
thông qua tín ngưỡng, phong tục tập quán, cách sinh hoạt, ứng xử… mang đậm màu
sắc văn hóa của con người Việt. Nói về điều này nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Na
đã đôi chút đề cập đến vấn đề văn hóa Việt khi ông cho rằng: Nguyễn Dữ để cho
nhân vật của mình tự do phóng khoáng đặc biệt trong tình yêu thông qua các cuộc
trải nghiệm nếu như trong Chuyện người con gái Nam Xương Vũ Nương hiện lên là
một người phụ nữ tần tảo, hy sinh vì chồng con… nhưng cuối cùng cũng phải tìm
đến cái chết để giữ lòng trung trinh của mình thì hình tượng Nhị Khanh trong tác
phẩm Chuyện cây gạo lại có tư tưởng sống thoải mái, vượt vòng cương tỏa nhưng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




7

cuối cùng cũng tìm đến cái chết như vậy với cuộc đời, số phận của các nhân vật vũ
Nương, Nhị Khanh, hay Hàn Than đều xuất phát từ chữ “tình” để rồi từ đó cuộc đời
của họ phải “Bảy nổi ba chìm”, “long đong lật đật”, bất hạnh hết lần này đến lần
khác. Tuy nhiên với ý chí, nghị lực và sự kiên cường, hình ảnh của những người
phụ nữ nói riêng và con người Việt Nam trong văn học nói chung đã tự đi tìm điểm
tựa cho tâm hồn mình neo đậu nhằm vượt qua mọi sóng gió của cuộc đời và ở đây
trong Truyền kỳ mạn lục phải chăng Nguyễn Dữ đã khéo léo đưa quan niệm của đạo
Phật “đời là bể khổ, tình là dây oan” để an ủi động viên, chấn an những số phận bất
hạnh trong cuộc đời giúp họ tự tin, lạc quan trong cuộc sống đó là một sự lựa chọn
trong cách sống và cũng chính là văn hóa của người Việt.
Kế thừa các công trình nghiên cứu của các thế hệ đi trước, luận văn này
chúng tôi đi vào nghiên cứu vấn đề “Văn hóa Việt trong Truyền kỳ mạn lục của

Nguyễn Dữ” để thấy được cái hay, cái đẹp của tập truyện Truyền kỳ mạn lục đồng
thời cũng khẳng định cái tâm, cái tài của người nghệ sĩ Nguyễn Dữ trước sự biến
thiên khôn lường của cuộc sống nhưng ông vẫn thắp lên ngọn lửa của tình thương
của những tấm lòng thơm thảo trong các mối quan hệ gia đình và xã hội thông qua
cách ứng xử trọng tình… nhằm giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Lựa chọn đề tài này chúng tôi mong muốn làm sáng tỏ mối quan hệ giữa văn
học và văn hóa dân tộc. Qua đó thấy được sự cách tân mang tính bước ngoặt về tư
tưởng và nghệ thuật trong thể truyền kỳ nói chung và Truyền kỳ mạn lục của
Nguyễn Dữ nói riêng trong quá trình tạo nên bản sắc, tiếng nói riêng của dân tộc
trong văn học.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài có nhiệm vụ chỉ ra những yếu tố văn hóa Việt trong 20 tác phẩm của
tập truyện Truyền kỳ mạn lục từ đó thấy được lòng yêu nước, tinh thần nhân đạo sâu
sắc của tác giả Nguyễn Dữ (trong mối tương quan so sánh ở mức độ nhất định với
Tiễn đăng tân thoại của tác giả Cù Hựu).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




8

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Người viết chỉ tập trung vào nghiên cứu 20 tác phẩm của tập truyện Truyền
kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ khi viết về vấn đề văn hóa Việt như: Dấu ấn tín ngưỡng
dân gian, phong tục, tập quán, lễ hội trong Truyền kỳ mạn lục, dấu ấn văn hóa Việt

trong bức tranh cảnh sắc đất nước, sinh hoạt văn hóa và lối ứng xử… được biểu
hiện trên hai phương diện nội dung và hình thức thể hiện.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
4.2.1. Phạm vi nội dung
Thực hiện luận văn của mình chúng tôi không phải khảo sát toàn bộ các khía
cạnh của thể truyền kỳ Việt Nam về văn hóa mà chỉ đi sâu tìm hiểu Văn hóa Việt
trong Truyền Kỳ mạn lục.
4.2.2. Phạm vi tư liệu
Chúng tôi sử dụng tư liệu từ cuốn sách: Cù Hựu: Tiễn đăng tân thoại,
Nguyễn Dữ: Truyền kỳ mạn lục. Bản dịch tác phẩm Cù Hựu của Phạm Tú Châu.
Bản dịch tác phẩm Nguyễn Dữ của Trúc Khê Ngô Văn Triện, Trần Thị Băng Thanh
giới thiệu và chỉnh lý. NXB Văn học, 1999.
Ngoài ra chúng tôi còn sử dụng các bài báo khoa học, các công trình, giáo
trình nghiên cứu về tác giả này của các nhà khoa học trong và nước ngoài.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp liên ngành
Chúng tôi vận dụng các phương pháp nghiên cứu văn học dưới góc độ văn
hóa, phương pháp lịch sử… nhằm tìm hiểu tư tưởng, kiểu tư duy của các tác giả,
quá trình phát triển của chủ đề tác phẩm trong mối quan hệ với các phương diện
khác của đời sống xã hội như: chính trị, lịch sử, tư tưởng...
5.2. Phương pháp so sánh loại hình
Đây được xem là phương pháp quan trọng và được sử dụng chủ yếu nhằm
chỉ ra những nét đặc trưng cơ bản, trong nội dung và nghệ thuật phản ánh từ tập
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




9


truyện của Nguyễn Dữ.
5.3. Phương pháp tiếp cận thi pháp học
Vận dụng phương pháp này chúng tôi mong muốn tìm ra những nét đặc sắc
trong thi pháp nghệ thuật của tác giả, từ đó thấy được sự đóng góp của từng tác giả
trong tiến trình lịch sử văn học.
Ngoài ra luận văn còn vận dụng kết hợp các thao tác nghiên cứu khác như
thống kê, phân loại, phân tích, tổng hợp.
6. Đóng góp của luận văn
- Góp phần nghiên cứu đặc trưng văn hóa Việt được thể hiện trong tác phẩm
của Nguyễn Dữ.
- Thấy được cố gắng của nhà văn trong việc đem lại cho tác phẩm của mình
màu sắc dân tộc, thoát khỏi ảnh hưởng nhiều mặt của văn học Trung Quốc.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận
văn được triển khai thành 3 chương:
Chương 1: Khái quát về văn hóa và Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ.
Chương 2: Biểu hiện của văn hóa Việt trong Truyền kỳ mạn lục.
Chương 3: Các phương thức thể hiện văn hóa Việt trong Truyền kỳ mạn lục.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




10

NỘI DUNG CHÍNH
CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT VỀ VĂN HÓA
VÀ TRUYỀN KỲ MẠN LỤC CỦA NGUYỄN DỮ

1.1. Quan hệ giữa văn học – văn hóa và hướng tiếp cận văn học từ văn hóa
1.1.1. Giới thuyết khái niệm văn hóa và một số đặc trưng của văn hóa Việt
1.1.1.1. Giới thuyết khái niệm văn hóa
Văn hóa là gì? Đi tìm câu trả lời cho khái niệm này tưởng như rất quen thuộc
nhưng lại vô cùng phong phú và phức tạp. Mặc dù văn hóa là những gì gần gũi, thân
thương, quen thuộc nhất đối với mỗi con người như cách hành xử, ứng xử… của
con người trong đời sống đã tạo ra văn hóa và ngược lại văn hóa lại tái tạo ra bản
thân con người. Trong quá trình phát triển và tác động qua lại lẫn nhau ấy nó đã vô
hình dung tạo ra những khái niệm văn hóa vô cùng độc đáo của các nhà khoa học
khi họ nghiên cứu, khám phá đi tìm khía niệm văn hóa bằng cặp mắt chuyên ngành
của mình.
Học giả Thái Văn Kiểm dẫn trong Kinh thi 2 câu thơ:
Quan thiên văn dĩ sát thời biến
Quan nhân văn hóa thành thiên hạ
Có nghĩa là:
Nhìn hiện tượng trên trời để xét lại sự biến thiên của thời tiết
Nhìn hiện tượng của người ta trong xã hội để sửa đổi thiên hạ
Điều này xuất phát từ việc giải thích từ “văn” của người xưa khi họ quan sát
cuộc sống thấy vạn vật đều có sự sắp xếp gọn gàng, tinh tú nên gọi là “văn” sau đó
bèn nghĩ ra chữ viết để ghi lại sự tinh tú đó gọi là văn tự. Còn “hóa” là giáo hóa và
giảng dạy.
Như vậy, ở Trung Quốc thời cổ đại Văn hóa được xem là văn tự và giáo hóa.
Ở Phương Tây từ Văn hóa bắt nguồn từ tiếng La tinh nghĩa là trồng trọt, nuôi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




11


dưỡng, luyện tập, khai khẩn, khai phát.
Ở Việt Nam khái niệm văn hóa cũng được các nhà nghiên cứu định nghĩa
theo những cách khác nhau như nhà nghiên cứu Đào Duy Anh có viết: “Văn hóa là
những giá trị biểu hiện cuộc sinh hoạt mạnh mẽ của loài người trong cả phương
diện vật chất, tinh thần và xã hội”. Với cách tiếp cận này, ông đã đề cập đến phạm
vi rất rộng của văn hóa, bao hàm tất cả mọi sinh hoạt của con người trong đời sống
trong đó có cả những sinh hoạt sáng tạo ra những giá trị văn hóa. Trong quan niệm
về văn hóa Đào Duy Anh có sự gặp gỡ với Hồ Chí Minh: “Vì lẽ sinh tồn cũng như
mục đích cuộc sống loài người sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo
đức, phát luật khoa học, tôn giáo, văn hóa, nghệ thuật, những công cụ sinh hoạt
hằng ngày về ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và
phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh
hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loại người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những
nhu cầu đời sống và đòi hỏi sự sinh tồn”[9, 431]. Theo Trần Quốc Vượng: “Văn
hóa theo nghĩa rộng là cái tự nhiên được biến đổi bởi con người, bao hàm cả kỹ
thuật, kinh tế… để từ đó hình thành một lối sống, một thế ứng xử, một thái độ, tổng
quát của con người về vũ trụ, với một hệ thống những chuẩn mực, những giá trị,
những quan niệm… tạo nên phong cách diễn tả tri thức và nghệ thuật của con
người” [75; 25]. Cùng đưa ra khái niệm về định nghĩa văn hóa Trần Ngọc Thêm có
viết: “Văn hóa là hệ thống hữu cơ các giá trị (vật chất và tinh thần, tĩnh và động
vật thể và phi vật thể…) do con người sáng tạo ra và tích lũy qua quá trình hoạt
động thực tiễn, trong tương tác với môi trường tự nhiên và xã hội của
mình”[45;10]. Năm 2002 UNESCO đã đưa ra định nghĩa về văn hóa như sau: “Văn
hóa nên được coi như là một tập hợp đặc điểm về tâm linh, vật chất, trí tuệ và tình
cảm, của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội và nó chứa đựng ngoài văn
học và nghệ thuật, cả cách sống và phương thức chung sống, hệ thống giá trị,
truyền thống và đức tin”.
Như vậy đi tìm câu trả lời cho khái niệm văn hóa chúng tôi đồng tình với các
ý kiến về văn hóa của các nhà nghiên cứu, đồng thời nhận ra rằng: Văn hóa là sự
tổng hòa các quan hệ tự nhiên - xã hội - con người. Tuy nhiên bản thân nó lại mang

những giá trị riêng tạo nên bản sắc văn hóa độc đáo cho từng vùng, từng miền, từng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




12

quốc gia dân tộc góp phần hình thành và thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng.
1.1.1.2. Đặc trưng cơ bản của văn hóa Việt
Bản sắc dân tộc của văn hóa Việt Nam là tinh thần của cộng đồng các dân
tộc Việt được vun đắp nên qua lịch sử ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước,
nó được trao truyền từ đời này qua đời khác, tất nhiên trong quá trình ấy nó được
tiếp thu, gạn lọc, bổ sung và phát triển tạo ra tính truyền thống, từ đó tạo nên những
đặc trưng cơ bản cho văn hóa Việt Nam.
Trong cuốn “Cơ sở văn hóa Việt Nam”, giáo sư Trần Ngọc Thêm cũng có đề
cập đến một cách cụ thể bốn đặc trưng cơ bản của Văn hóa:
- Văn hóa có tính hệ thống: tức là nó bao gồm tổng thể các yếu tố có quan hệ
lẫn nhau. Nó giống như một cái cây mà ở đó gốc là văn hóa có hai cành cơ bản là
văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần và từ hai tiểu văn hóa này đã hình thành vô
vàn các cành nhỏ khác, cứ thế sản sinh ra tiếp các bộ phận khác cho cây văn hóa và
như vậy tạo nên tính hệ thống cho văn hóa dân tộc.
- Đặc trưng quan trọng thứ hai của văn hóa là tính giá trị.
Tính giá trị cần để phân biệt giá trị với phi giá trị (ví dụ: Thiên tai, majia …) nó là
thước đo mức độ nhân bản của xã hội và con người, đồng thời nó còn được thể hiện
thông qua các giá trị:
Các giá trị văn hóa theo mục đích có thể chia thành: các giá trị phục vụ phục
vụ cho nhu cầu vật chất của con người - giá trị vật chất và phục vụ cho nhu cầu tinh
thần - giá trị tinh thần.
Các giá trị văn hóa theo ý nghĩa được chia thành giá trị sử dụng, giá trị đạo

đức, giá trị thẩm mỹ.
Các giá trị văn hóa theo gian được chia thành các giá trị vĩnh cửu và giá trị
nhất thời.
- Đặc trưng thứ ba của văn hóa là tính nhân sinh.
Vì văn hóa là một hiện tượng xã hội là sản phẩm của hoạt động thực tiễn
(bao gồm lao động sản xuất, đấu tranh, nghiên cứu và thực nghiệm khoa học…) của
con người. Văn hóa đối lập với con người tự nhiên, là tự nhiên đã được biến đổi do
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




13

tác động của con người. Ví dụ: Hồ núi Cốc ở Thái Nguyên. Nhìn những ngọn núi
vốn tự nhiên sinh ra có hình thù giống chiếc cốc nếu không được con người huyền
thoại hóa bằng câu chuyện cổ thì chắc chắn nó không trở thành một hiện tượng văn
hóa. Do vậy các hiện tượng văn hóa có được là do nhân dân ta đã đặt những tên gọi
khác nhau gắn liền với những câu chuyện huyền thoại. Chính vì vậy, tính nhân sinh
cho phép phân biệt văn hóa như một hiện tượng xã hội (do con người sáng tạo ra)
với các giá trị tự nhiên.
- Đặc trưng thứ tư của văn hóa là tính lịch sử.
Vì văn hóa luôn được hình thành trong suốt quá trình lâu dài và được tích lũy
qua nhiều thế hệ kế tiếp nhau tạo thành truyền thống văn hóa. Từ những nghiên
cứucủa mình, Trần Ngọc Thêm nêu ra những đặc trưng gốc định vị văn hóa Việt
Nam là: “Tính cộng đồng và tính tự trị, lối sống trọng tình nghĩa, lối tư duy tổng
hợp, biện chứng, tính linh hoạt, dung hợp trong tiếp nhận, khuynh hướng ưa hài
hòa, tôn trọng và hòa hợp với thiên nhiên”[45; 295].
Giáo sư Trần Ngọc Giàu trong công trình “Giá trị tinh thần của dân tộc Việt
Nam” đã đưa ra 7 giá trị tinh thần truyền thống: “yêu nước, cần cù, anh hùng, sáng

tạo, lạc quan, thương người và vì nghĩa” theo ông giá trị hàng đầu chính là lòng
yêu nước, là sợi chỉ đỏ xuyên xuốt toàn bộ lịch sử, tư tưởng dân tộc [10; 293].
Trong hội thảo khoa học năm 1983 giáo sư Trương Chính nói đến 5 giá trị:“tinh
thần yêu nước, tinh thần dân tộc, cần cù và thông minh, trọng đạo lý tình người, và
lạc quan, yêu đời”.
Giáo sư Hà Văn Tấn khi viết về sự hình thành bản sắc dân tộc Việt nam cũng
khảng định sự tồn tại của tính dân tộc và tâm lý các dân tộc: “Giá trị tinh thần tính
cách dân tộc Việt Nam mà điển hình là tinh thần yêu nước, kiên cường gắn bó với
quê hương xứ sở…ý thức sâu sắc và vững bền về bản ngã, tinh thần cố kết cộng
đồng, cần cù chịu thương, chịu khó, giỏi chịu đựng gian khổ, tình nghĩa ứng xử
mềm dẻo, linh hoạt, dễ thích nghi hội nhập” [47; 16].
Truyền thống văn hóa với những đặc trưng đặc thù ấy được Nguyễn Đức
Tồn, trong cuốn “Đặc trưng văn hóa dân tộc” đã đúc rút theo những giá trị đặc
trưng đậm đà bản sắc dân tộc Việt như:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




14

- Nền văn hóa Việt Nam coi trọng con người, có truyền thống trọng tình
nghĩa, nhân ái.
- Có ý thức giữ phẩm giá, nhân cách, trọng danh dự, trọng lẽ phải.
- Lối sống khoan dung, khoan thứ, trọng quan hệ, lạc quan.
- Ứng xử tế nhị, lối sống giản dị, mộc mạc.
- Khuynh hướng thẩm mỹ ưa sự hài hòa, thích cái đẹp nhỏ xinh, sống hòa
hợp và yêu thiên nhiên.
Nghị quyết 5 Ban chấp hành Trung ương khóa VIII đưa ra những đặc trưng
bản sắc dân tộc như:

- Lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc.
- Tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng, gắn kết cá nhân - gia đình - làng xã Tổ quốc.
- Lòng nhân ái, khoan dung, trọng nghĩa tình đạo lý.
- Đức cần cù sáng tạo trong lao động.
- Sự tinh tế trong cư xử, tính giản dị trong lối sống.
- Hình thức biểu hiện mang tính dân tộc độc đáo…
Và như thế giáo sư Trần Ngọc Thêm [45; 293] cho rằng những điểm thống
nhất giữa các nhà nghiên cứu về đặc trưng văn hóa Việt Nam chính là cơ sở là tiền
đề để Nghị quyết 5 Ban chấp hành Trung ương khóa VIII đưa ra những chỉ đạo về
văn hóa dựa trên những đặc trưng của văn hóa dân tộc. Tuy nhiên văn hóa nói
chung và văn hóa Việt Nam nói riêng không phải là phạm trù bất biến, nó luôn vận
động và có sự biến đổi để phù hợp với tự nhiên, xã hội và con người thời đại, xong
những đặc trưng của văn hóa sẽ luôn là một dòng chảy liên tục không đứt đoạn, tạo
nên nét đẹp về truyền thống văn hóa cho nhân loại nói chung và của dân tộc Việt
Nam nói riêng.
Trong luận văn này chúng ta sẽ quan tâm đến các đặc trưng của văn hóa Việt
Nam trên các phương diện như tín ngưỡng, phong tục tập quán, lối sống, sinh hoạt
văn hóa gia đình, sinh hoạt văn hóa cộng đồng, đạo đức truyền thống. Chính những
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




15

phương diện mang nét đặc trưng tiêu biểu này của văn hóa Việt Nam đã làm nên cái
riêng của một “thiên cổ tùy bút” như Truyền kỳ mạn lục và chứng minh tác phẩm
này không phải dựa hoàn toàn vào “phên dậu” của Tông Cát, đồng thời nó đã đem
đến cho Truyền kỳ mạn lục một cái nhìn mang đậm bản sắc dân tộc của Nguyễn Dữ.


1.1.2. Văn học Việt Nam trung đại trong lòng văn hóa Việt
Là một thành tố trong nền văn hóa dân tộc, từ rất sớm văn học Việt Nam đã
giữ vai trò quan trọng trong việc thể hiện và bảo tồn các giá trị văn hóa Việt. Nói
đến văn học là nói đến ngôn từ - Bằng sức mạnh của ngôn từ, văn học đã diễn đạt
được khá đầy đủ và trực tiếp lớp vỏ của tư duy và tầng sâu của cảm xúc. Ngôn ngữ
là vật liệu, vật chất hàng đầu để làm nên tác phẩm văn học và thông qua ngôn ngữ
người nghệ sỹ có thể truyền tải được ý đồ sáng tạo của mình trong mỗi tác phẩm mà
họ sáng tác, do vậy có thể nói tác phẩm văn học là những thực thể tinh thần, mà giá
trị tinh thần lại nằm trong hệ thống những đặc trưng cơ bản của văn hóa, thế nên
văn học sẽ là một bộ phận của văn hóa. Và như vậy chúng ta có thể dễ dàng nhận ra
rằng Văn học Việt Nam trung đại nằm trong lòng văn hóa Việt.
Bàn về mối quan hệ giữa văn hóa và văn học, Đỗ Thị Minh Thúy chỉ ra rằng:
“Đặt văn học trong văn hóa tức là nhấn mạnh sự tác động tổng thể của văn hóa tới
văn học, như vậy các nhân tố xã hội, kinh tế, chính trị... tác động tới toàn bộ văn
hóa nói chung, thông qua văn hóa mới tác động đến văn học, ở quan hệ đặc biệt
này, văn học trở thành một trong những tiêu điểm của văn hóa, đóng vai trò nhân tố
đại diện cho văn hóa” [62; 239]. Như vậy giữa văn học và văn hóa giống như khái
niệm tập hợp trong toán học mà ở đó văn học là tập hợp con nằm trong tập hợp mẹ
văn hóa, nó chi phối, có tác động đến tập hợp văn hóa mẹ, sự chi phối và tác động
này phải chăng xuất phát từ các nhân tố về chính trị và xã hội… mà khởi nguồn của
nó là lòng yêu nước và tự hào dân tộc của con người Việt Nam đã phần nào được
phản ánh, soi chiếu thông qua lăng kính văn hóa được các tác giả thể hiện trong các
tác phẩm văn học của mình. Để từ đó người đọc có thể đọc tác phẩm văn học của
từng thời kỳ và hình dung ra được nét văn hóa đặc trưng của thời kỳ đó. Ví như đọc
Truyện Kiều của Nguyễn Du chúng ta sẽ thấy được ông đã vẽ ra một xã hội phong
kiến mục ruỗng, thối nát tất cả vì đồng tiền, một xã hội đầy dãy những bất công và
nhà chứa… Sự thối nát của xã hội đã xô dạt con người, đã đẩy họ vào tấn bi kịch.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





16

Nàng Kiều trải qua cuộc đời 15 năm lưu lạc, khoảng thời gian gió bụi ấy tác giả
Nguyễn Du đã thương cảm xót xa, đồng cảm cho những hành động của nhân vật để
rồi từ đó hành động vượt rào trong tình yêu : “Xăm xăm băng lối vườn khuya một
mình” của nàng Kiều để đi tìm Kim Trọng. Xét về tư tưởng Nho giáo lúc đó là một
hành động nổi loạn, táo bạo không thể xảy ra ở người phụ nữ. Cũng chính hành
động này, trong hoàn cảnh điển hình thì hành động đó lại mang giá trị nhân đạo sâu
sắc nó thể hiện khát vọng tình yêu của con người đặc biệt là người phụ nữ. Khát
vọng đó là khát vọng chính đáng, là ước mơ, là mục đích của con người trong bất
kỳ thời đại nào. Khi ý thức hệ phong kiến trở thành rào cản, thì con người với khả
năng bộc lộ bản năng, khát vọng giải phóng cá nhân bỗng trỗi dậy đã dần dần đạp
đổ thành quách cũ lạc hậu của những tư tưởng trong xã hội xưa thay vào đó là
những giá trị nhân văn của tác giả. Thế là mặc cho sóng gió dập vùi: thanh lâu hai
lượt, thanh y mấy lần nhưng với người đọc đọng lại không phải là một nàng Kiều
cam chịu, nhẫn nhục, cũng không phải là cô Kiều đê hèn, bỉ ổi, mà là cô gái từ trong
tác phẩm văn học đã đi vào văn hóa như một biểu tượng của tình yêu trong sáng.
Như vậy có thể nói rằng giữa văn học và văn hóa có mối quan hệ khăng khít, mật
thiết với nhau giống như hai mặt của một tờ giấy, chính điều này đã tạo nên cho văn
học một tiếng nói mang đậm tính dân tộc.
Năm 938 Ngô Quyền chiến thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng mở ra
một kỷ nguyên mới - kỷ nguyên độc lập dân tộc. Từ đây chữ Hán có điều kiện du
nhập vào nước ta, trở thành thứ chữ vay mượn từ phương Bắc để tạo nên một nền
văn học viết bằng chữ Hán rực rỡ mang đậm bản sắc văn hóa Việt.
Cùng với sự phản ánh hiện thực, nhằm chuyển tải những tư tưởng tình cảm,
thái độ cũng như các phong tục, tập quán… của người Việt, các tác phẩm văn
chương Việt Nam thời trung đại đã làm cho các bậc tiền bối chúng ta tự hào khi so
sánh với Trung Quốc. Điều Lệ ngôn trong Toàn Việt thi lục của Lê Quý Đôn viết:

“Nước Việt ta gây dựng văn minh không kém gì Trung Quốc”. Lê Tiên Hoàng tiễn
sứ Tống bằng một bài từ của Lý Giác “uyển chuyển đẹp tươi có thể vốc được…”.
Ngô Thì Nhậm trong bài Tựa sách Hoàng công thi tập nói thơ của Hoàng công
“sánh vai cùng Khuất, Tống, ngang hàng với Trần Tạ”. Tất cả sự so sánh trên có
thể thấy giá trị của các tác phẩm văn học thời trung đại đã tạo nên niềm tự hào về
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




17

một nền văn hóa độc đáo, rực rỡ của người Việt, khi các sáng tác của họ đã Hán
Việt ngôn ngữ Phương Bắc để tạo ra nét riêng thể hiện lòng yêu nước, tự hào dân
tộc mà có lần Nguyễn Trãi đã từng bày tỏ:
Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến bấy lâu
Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc, Nam cũng khác
( Bình Ngô Đại cáo- Nguyễn Trãi)
Sự khác biệt về văn hóa giữa Bắc và Nam là nhờ vào bản sắc dân tộc, bản
sắc ấy được thêu dệt, đúc rút từ ngàn năm văn hiến thông qua quá trình lao động,
đấu tranh với thiên nhiên với các kẻ thù xâm lược của nhân dân Đại Việt. Tất cả tạo
nên một truyền thống văn hóa, văn hiến mà trong đó không thể không có sự đóng
góp của các tác phẩm chữ Hán của người Việt như: “Nam Quốc sơn hà” tương
truyền của Lý Thường Kiệt, “Bình Ngô Đại cáo” của Nguyễn Trãi, “Bạch Đằng
giang phú” của Trương Hán Siêu… đã làm rạng danh cho nền văn học trung đại
Việt Nam nói riêng và văn học Việt Nam nói chung.
Sự ra đời của chữ Nôm đã chính thức xóa bỏ sự độc quyền của chữ Hán, tạo
nên hiện tượng song ngữ trong văn học trung đại Việt Nam. Chữ Nôm có từ thời Sĩ

Nhiếp (thế kỷ II) Tuy nhiên thời điểm chữ Nôm ra đời và phát triển thành hệ thống
phải đến cuối thế kỷ XI. Theo nhiều tài liệu, chữ Nôm đầu tiên xuất hiện trên
chuông chùa Vân Bản - Đồ Sơn có niên đại năm 1076, mà thời điểm có văn học
Nôm được cho rằng phải đến cuối thế kỷ XIII với tác giả cụ thể là “Hàn Thuyên là
người đầu tiên làm thơ tiếng Việt theo luật Đường”, những sáng tác bằng chữ Nôm
ra đời là mốc son trong văn hóa Việt. Kể từ đây, dân tộc Việt Nam đã có văn tự cho
riêng mình, cho dù đó là một thứ văn tự được cải biến từ chữ Hán. Nó cho thấy ý
thức dân tộc sâu sắc của con người Việt Nam. Chữ Nôm là một văn tự đặc sắc, thể
hiện ý thức ngữ âm tiếng Việt, là một cuộc cách mạng trong lịch sử văn hóa Việt
Nam những sáng tác bằng chữ Nôm như: “Quốc âm thi tập” của Nguyễn Trãi hay
các chùm thơ, bài thơ của Hồ Xuân Hương - Người được Xuân Diệu mệnh danh là
bà chúa thơ Nôm, và có lẽ đặc biệt nhất phải kể đến là tác phẩm “Truyện Kiều” của
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




18

Nguyễn Du… Tất cả tạo ra những đặc sản cho văn học chữ Nôm và ngày nay nó đã
góp phần tạo nên sự rạng danh cho Việt Nam và đã trở thành di sản văn hóa của dân
tộc. Có được điều đó là nhờ khả năng to lớn của chữ Nôm và sự đóng góp về tư
tưởng… của các tác giả thời trung đại. Với lòng yêu nước nồng nàn, họ đã đem hồn
cốt dân tộc gửi vào trong tác phẩm của mình thông qua việc phản ánh hiện thực và
biểu đạt đời sống, tình cảm của con người như: cách sống, đức tin, nề nếp gia
phong, tri thức tiếp nhận, cách ứng xử… Đây là những thành tố tạo nên một nền
văn hóa Việt đậm đà bản sắc dân tộc cho con cháu nước ta sau này.
Điểm lại một cách khái lược tiến trình phát triển của văn học trung đại Việt
Nam, có thể thấy trong hơn mười thế kỷ của văn học trung đại, văn học luôn luôn
tồn tại và phát triển song hành cùng với văn hóa Việt; là một thành tố quan trọng

của văn hóa Việt. Thông qua văn học, thế hệ trẻ có thể chiêm ngưỡng, cảm nhận,
tắm mình trong bầu không khí văn hóa của dân tộc và ngày càng tự hào hơn về bề
dày lịch sử văn hóa của nước nhà. Bề dày đó được xây đắp bởi một phần của văn
học trong đó có văn học trung đại. Do vậy chúng ta có quyền khẳng định rằng: Văn
học trung đại cũng nằm trong lòng văn hóa Việt.
1.1.3. Nghiên cứu văn học trung đại Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa - một
hướng tiếp cận khoa học phù hợp
Tiếp cận văn học từ góc nhìn văn hóa là phương pháp đã xuất hiện khá lâu
trong nghiên cứu văn học ở trong và ngoài nước. Những thành tựu nghiên cứu đạt
được từ phương pháp này gần đây mới thực sự được chú ý ở Việt Nam.
Phương pháp tiếp cận tác phẩm văn học dưới góc nhìn văn hóa không đơn
thuần là việc dùng văn hóa để giải thích văn học mà quan trọng hơn là việc các nhà
nghiên cứu văn học “vận dụng những tri thức về văn hóa để nhận diện và giải mã
các yếu tố thi pháp của tác phẩm” và “đặt văn học vào bối cảnh rộng lớn của văn
hóa - xã hội, hoặc trong ảnh hưởng qua lại của văn học đối với những hiện tượng
văn hóa xã hội khác. Từ đó làm nổi bật những sắc thái văn hóa phong phú được thể
hiện trong tác phẩm văn học, hoặc giải mã khám phá những phù hiệu, biểu tượng
hàm ẩn muôn vàn lớp nghĩa trầm tích của văn hóa trong văn bản văn học cụ thể.
Trong lịch sử nghiên cứu văn học, có nhiều cách tiếp cận tác phẩm văn học như:
tiếp cận tác phẩm văn học từ góc độ lịch sử phát sinh, tiếp cận tác phẩm văn học
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




19

theo hướng tiếp nhận văn học, hay tiếp cận tác phẩm văn học theo hướng thi pháp
học… Tất cả các phương pháp tiếp cận tác phẩm trên đều có những mặt mạnh và
mặt hạn chế của nó. Tuy nhiên lựa chọn phương pháp đúng đắn có thể sẽ giúp cho

người nghiên cứu có chìa khóa để thành công, mở được cánh của vào thế giới nghệ
thuật của tác phẩm. Cách tiếp cận văn học đặc biệt là văn học trung đại Việt Nam
dưới góc nhìn văn hóa, thiết nghĩ là một hướng tiếp cận khoa học phù hợp.
Với M. Bakhtin – một nhà nghiên cứu người Nga đã nhấn mạnh đến vai trò
cũng như khả năng định hướng cho người nghiên cứu, người học về cách tiếp cận
tác phẩm văn học dưới góc nhìn văn hóa là một hướng tiếp cận mang nhiều nét tích
cực và khoa học. Ông có lý khi cho rằng: những nhân tố văn hóa, xã hội tác động
đến toàn bộ văn hóa nói chung và thông qua văn hóa, khả năng tác động đến văn
học (M. Bakhtin, Mỹ học sáng tạo ngôn từ ). Có thể xem, đây là quan điểm đề cao
vai trò của văn hóa trong nghiên cứu văn học. Văn học là một thành tố nằm trong
văn hóa, là bộ phận của văn hóa. Nghiên cứu văn học trong mối quan hệ với văn
hóa với tư cách là toàn bộ sáng tạo vật chất và tinh thần của nhân loại, thực chất là
đặt cái riêng trong cái chung, cái bộ phận trong cái tổng thể. Từ đó, giúp ta có cái
nhìn toàn diện, hệ thống trong việc khám phá các giá trị cốt lõi của tác phẩm văn
học. Ở những mức độ khác nhau, các tác phẩm văn học đều chịu ảnh hưởng trực
tiếp từ môi trường văn hóa thời đại và văn hóa truyền thống của một quốc gia, một
dân tộc. Cùng với hệ thống giá trị văn hóa mang tính nhân loại, mỗi quốc gia, dân
tộc có hệ thống mang giá trị riêng. Theo đó nó được thể hiện một cách tự giác, hoặc
không tự giác trong các sáng tác của các nhà văn. Nghiên cứu tác phẩm văn học
không thể bỏ qua các phương diện văn hóa của tác phẩm. Người đọc không khó để
nhận ra những nét văn hóa quen thuộc của người Việt trong thơ Hồ Xuân Hương, ở
đó có những trò chơi dân gian (đánh đu), phong tục tập quán (mời trầu)… hay trong
thơ của Nguyễn Khuyến thường in đậm màu sắc của làng cảnh Bắc bộ Việt Nam…
Không chỉ thể hiện màu sắc văn hóa Việt ở phương diện nội dung, các tác giả còn
thể hiện những quan niệm sống, lối sống thông qua hình thức. Điều này được thể
thể hiện rõ nhất là khả năng Việt hóa chữ Hán thành chữ Hán Nôm và chữ Nôm –
Một đặc sản của tiếng Việt thời trung đại (như đã nói ở phần trên), hoặc thể thơ lục
bát được nâng lên đỉnh cao của thể thơ dân tộc với những nhà thơ như Nguyễn Huy
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





×