Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

Phân tích tình hình cho vay trung và dài hạn tại ngân hàng nông nghiệp và PTNT agribank

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (373.27 KB, 32 trang )

TRẦN THU THẢO

510TCN

TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

LỜI NÓI ĐẦU
Tín dụng là hoạt động mang lại lợi nhuận từ nguồn vốn nhiều nhất của ngân hàng,
Hoạt động tín dụng là mắt xích quan trọng của nền kin tế, là nhân tố gián tiếp thúc đẩy
phát triển kinh tế trong bối cảnh kinh tế ngày một khó khăn, lạm phát tăng cao, cạnh
tranh ngày một khó khăn. Do đó để các công ty, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế tiếp tục
tồn tại và phát triển cần bổ sung công nghệ, vốn cơ sở hạ tầng…. Để có vốn thực hiện
những công việc đó họ phải tìm tới ngân hàng. Tuy nhiên, nhìn chung các ngân hàng
hiện nay đều trong tình trạng vốn huy động lớn hơn nhiều so với dư nợ. trong khi nhu
cầu vay vốn của các doanh nghiệp lại rất cao. Lý do là gì? Doanh nghiệp không muốn
vay hay ngân hàng không cho vay?
Vậy hoạt động tín dụng của ngân hàng trong bối cảnh này ra sao? Đặc biệt là hoạt
động tín dụng trung và dài hạn?
Xuất phát từ những thực trạng trên mà tôi chọn đề tài:
“PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY TRUNG VÀ DÀI HẠN CỦA NGÂN HÀNG
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN TIÊN YÊN. “

Vì thời gian nghiên cứu cũng như tìm hiểu thực tế có hạn nên trong đề tài này
tôi mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu thực trạng công tác huy động vốn của chi
nhánh NHNo & PTNT Huyện Tiên Yên Quảng Ninh trong vòng ba năm trở lại
đây.
Qua đây tôi cũng xin được chân thành cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ của ban
lãnh đạo, cán bộ công nhân viên chi nhánh NHNo&PTNT Tiên Yên tạo điều kiện cho
tôi học hỏi và vận dụng lý thuyết đã học ở nhà trường vào thực tế trong thời gian tôi
thực tập tại ngân hàng. Đặc biệt là cô Trần Thị Thái Hà đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ
tôi trong quá trình viết khoá luận.



1


TRẦN THU THẢO

510TCN

TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

DANH MỤC BẢNG BIỂU SƠ ĐỒ

2


TRẦN THU THẢO

510TCN

TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

Chương I. Giới thiệu chung về ngân hàng nông
nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ninh,
chi nhánh huyện Tiên Yên
I.Lịch sử hình thành và phát triển
Chi nhánh NHNo&PTNT Huyện Tiên yên được tách ra từ Ngân Hàng nhà nước
ra từ năm 1988 với mục tiêu là hoạt động kinh doanh. So với nhiều ngân hàng khác thì
bề dày kinh nghiệm của chi nhánh NHNo & PTNT huyện Tiên Yên còn có phần khiêm
tốn nhưng với hơn 26 năm hoạt động cũng là một khoảng thời gian tương đối dài đủ để
khẳng định sự vững mạng, vai trò, vị trí của chi nhánh NHNo & PTNT Huyện Tiên

Yên trong sự phát triển chung của địa phương. Chi nhánh NHNo & PTNT huyện Tiên
Yên hoạt động chủ yếu là kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng
với phương châm nhanh chóng, chính xác, an toàn và có hiệu quả trong tất cả các lĩnh
vực của ngân hàng, ứng dụng công nghệ ngân hàng tiên tiến, tiết kiệm thời gian, giảm
chi phí với phong cách phục vụ chu đáo, tận tình.
Ban giám đốc chi nhánh NHNo&PTNT Huyện Tiên Yên đã biết phát huy tiềm
lực sẵn có của mình, tổ chức hoạt động kinh doanh tốt, với phương châm “ đi vay để
cho vay” chi nhánh đã huy động được tiền gửi của các tổ chức kinh tế và dân cư, đáp
ứng nhu cầu vay vốn cho sản xuất kinh doanh, mở rộng và đa dạng hoá dịch vụ Ngân
Hàng. Chính vì thế những năm qua chi nhánh luôn luôn hoàn thành tốt kế hoạch được
giao , kết quả hoạt động kinh doanh có lợi. Nguồn vốn kinh doanh của Chi nhánh
NHNo&PTNT huyện Tiên Yên: Nguồn vốn tự có là nhỏ bé, nguồn vốn kinh doanh của
Ngân Hàng chủ yếu là vốn vay mượn (bằng huy động tiền gửi từ các tổ chức kinh tế,
dân cư, vay Ngân Hàng khác hoặc vay các tổ chức tín dụng khác )
Việc sử dụng vốn của chi nhánh NHNo Tiên Yên chủ yếu là để cho vay các tổ
chức kinh tế và cá nhân , đây là nghiệp vụ tạo ra nguồn thu chủ yếu cho Ngân Hàng.
Hoạt động tín dụng là hoạt động kinh doanh chủ yếu , nó đã và đang có sự phát
triển tốt, nguồn vốn huy động tăng nhanh đầu tư tín dụng với nền kinh tế ngày càng
được nâng cao, mở rộng và phát triển mạnh mẽ, dẫn đến hiệu quả kinh doanh cao

3


TRẦN THU THẢO

510TCN

TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

Khách hàng của Ngân Hàng có khoảng trên mười ngàn khách hàng đến với

Ngân Hàng, và chủ yếu là khách hàng truyền thống của Ngân Hàng: Như hộ gia đình ,
cá thể, tư nhân.
Cường độ cạnh tranh trên thị trường trong lĩnh vực Ngân Hàng: Trên địa bàn
nhỏ thì đối thủ cạnh tranh của Ngân Hàng không nhiều điều này cũng không gây ra
khó khăn cho Ngân Hàng trong công tác huy động vốn.
II.Bộ máy quản trị của chi nhánh
2.1.Sơ đồ bộ máy quản trị của ngân hàng

Hình 1: bộ máy quản trị ngân hàng
Trong đó:
-

Giám đốc trực tiếp xây dựng chiến lược,điều hành các phòng ban bằng quyền

-

hạn và nghĩa vụ của mình theo quy chế NHNN
Phó giám đốc: trợ giúp giám đốc và thay mặt ủy quyền khi giám đốc vắng mặt
Phòng tín dụng: thực hiện các nghiệp vụ về quản lý nguồn vốn,các hoạt động

-

cho vay, các hoạt động kinh doanh,quản lý rủi ro của chi nhánh
Phòng kế toán ngân quỹ: trực tiếp hạch toán cá nghiệp vụ, kế hoạch tài
chính,quản lý và sử dụng quỹ theo quy định của NHNN, NHNo & PTNT Việt
Nam.

4



TRẦN THU THẢO

510TCN

TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

2.2 Phòng kế toán

Hình 2: sơ đồ phòng kế toán
- Kế toán Tiền gửi tiết kiệm : hạch toán thu, chi tiền gửi tiết kiệm theo dõi phát
hành ấn chỉ sổ tiết kiệm hàng ngày , cuối tháng sao kê đối chiếu trên máy và thẻ lưu,
nhập l•i khi đến hạn.
- Kế toán chi tiêu: hạch toán chi tiêu nội bộ theo tinh thần văn bản chỉ đạo của
cấp trên. hạch toán nhập xuất công cụ lao động theo dõi kiểm kê định kỳ tài sản cố
định và công cụ lao động.
- Kế toán thanh toán: hạch toán và thực hiện chức năng trung gian thanh toán
giữa người nhận và người chuyển , cuối tháng tính lãi tài khoản tiền gửi, đối chiếu số
dư với khách hàng
- Kế toán chuyển tiền: Thực hiện chuyển tiền điện tử thanh toán qua mạng
IPCAP, thanh toán cùng ngân hàng, khác ngân hàng, cùng địa bàn, khác địa bàn.

5


TRẦN THU THẢO

510TCN

TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG


2.3 Phòng tín dụng

Hình 3: sơ đồ phòng tín dụng
Phòng tín dụng thực hiện các nhiệm vụ sau: thu thập, cung cấp thông tin và
đánh giá các chỉ tiêu kinh tế - kĩ thuật, thẩm định các dự án cho vay, bảo lãnh trung,
dài hạn và các khoản tín dụng ngắn hạn vượt mức phán quyết của trưởng phòng tín
dụng; thẩm định các đề xuất về hạn mức và thời hạn cho vay đối với từng khách hàng,
thẩm định đánh giá tài sản đảm bảo nợ vay, giám sát chất lượng khách hàng xếp loại
rủi ro tín dụng của khách hàng vay đánh giá phân loại, xếp hạng khách hàng, theo dõi
tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng, kiểm soát, giám sát các khoản vay vượt
hạn mức, phân tích hoạt động các nghành kinh tế cung cấp các thông tin liên quan đến
hoạt động tín dụng, xây dựng các chính sách tín dụng tại Chi nhánh.
Thiết lập, duy trì và mở rộng các mối quan hệ với kinh doanh, nhận hồ sơ, kiểm
tra tính đầy đủ hợp pháp của hồ sơ chuyển đến các phòng tổ liên quan để thực hiện
theo chức năng, phân tích khách hàng theo quy trình nghiệp vụ, đánh giá tài sản đảm
bảo nợ vay, trong hạn mức được giao trình duyệt các khoản vay, bảo lãnh, tài trợ
thương mại, quản lý hậu giải ngân, giám sát liên tục khách hàng vay về tình hình sử
dụng vốn vay, nắm vững tình trạng của khách hàng, thực hiện cho vay thu nợ theo quy
định.

6


TRẦN THU THẢO

510TCN

TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

Phòng tín dụng còn có nhiệm vụ quản lý hồ sơ khoản vay, xem xét các chứng từ

pháp lý về mở tài khoản của khách hàng và mở tài khoản tiền vay; nắm được các dữu
liệu vè khoản cho vay và hàn mức, chịu trách nhiệm về nhập các dữ liệu liên quan đến
khoản vay và khách hàng vào hệ thống chương trình ứng dụng của ngân hàng, đảm
bảo cơ sở dữ liệu cập nhập chính xác, thực hiện lưu giữ các hồ sư tín dụng, chuẩn bị
các số liệu thống kê, các báo cáo về các khoản vay phục vụ cho mục đích quản lý nội
bộ của Chi nhánh, của ngân hàng và các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

III. Tình hình hoạt động của chi nhánh
3.1 Tình hình huy động vốn
Vốn là nguồn lực quan trọng để kinh doanh, đặc bịêt là vốn huy động- nguồn vốn
chủ yếu để cho vay của các NHTM.Chính vì thế người ta nói vốn huy động là
nguồn gốc sâu xa của lợi nhuận. Nhận thức được tầm quan trọng của nguồn vốn
huy động đối với quá trình kinh doanh của mình chi nhánh NHNo&PTNT Huyện
Tiên Yên đã áp dụng nhiều biện pháp để đa dạng hoá nguồn vốn huy động, tận
dụng thế mạnh của mình, thu hút các nguồn vốn từ các thành phần kinh tế. Kết quả
huy động của chi nhánh trong thời gian gần đây, từ năm 2011-2013 như sau:
Bảng số 3
Bảng 1 tổng nguồng vốn (2011-2013) ( tỷ đồng)
Chỉ tiêu

2011

2012

2013

1. Các khoản nợ

19,065


38,482

53,711

301,775

377,692

434,810

320.84

416,174

488,521

CP và NHNN
2. Tiền gửi khách
hàng

Tổng nguồn vốn
huy động

7


TRẦN THU THẢO

510TCN


TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

Tính đến thời điểm 31/12/2013 tổng nguồn vốn huy động nội tệ là 488,521 tỷ
đồng, tăng 72,3477 tỷ bằng 114,82% so với năm 2012.
Tuy nhiên do sự cạnh tranh lãi suất giữa các tổ chức tín dụng trên địa bàn đặc biệt là
lãi suất huy động ngày càng gay gắt, thêm vào đó là sự biến động của tỷ giá ngoại tệ,
sự biến động của thị trường đất đai đã ảnh hưởng khá mạnh tới tình hình huy động
vốn của chi nhánh vì vậy nên công tác huy động vốn của cán bộ gặp không ít trở ngại.
Tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn tăng nhanh, nguồn vốn huy động đạt 320,84 tỷ
năm 2011, đến năm 2012 nguồn vốn này tăng là 416,174 tỷ, sang năm 2013 tổng
nguồn vốn tăng lên 488,521 tỷ. Năm 2012 đạt tốc độ tăng 29,7% so với năm 2011 và
vượt kế hoạch chỉ tiêu của Ngân hàng cấp trên.Có được điều này là sự nỗ lực của toàn
chi nhánh, luôn coi trọng công tác tăng trưởng nguồn vốn, và xác định đây là nguồn
vốn kinh doanh chính, ổn định trong lâu dài của chi nhánh. Do đó Ngân hàng đã thực
hiện các biện pháp tích cực cho công tác huy động vốn như: Tiếp thị, Quảng cáo , cải
tiến công tác giao dịch, phục vụ…
3.2 Tình hình dư nợ

Bảng 2 tình hình dư nợ 2011-2013
Chỉ tiêu

Năm 2011
Giá trị
Tỷ
trọn
g

Tổng dư 197,95 100
nợ
+ Ngắn 107,908 54,5

hạn
+ Trung- 90,042
dài hạn

45,5

Năm 2012
Giá trị Tỷ
trọn
g
240,00 100
9
142,29 59,2
9
97,710 40,8

Năm 2013
12/11
Giá trị Tỷ
+/trọng

%

274,148 100

42,05
9
160,058 58,38 34,39
1


21

114,009 41,62 7,668

8,5

13/12
+/-

34,139 14,2
2
31,8 17,759 12,4
8
16,299 16,6
8

Tổng dư nợ của chi nhánh NHNo&PTNT Huyện Tiên Yên tăng liên tục qua các năm.
Từ năm 2011-2013 tốc độ tăng cao là tăng từ 197,,95 tỷ lên 274,148 tỷ (đạt tỷ lệ tăng
38,5%) trong đó chủ yếu là tăng dư nợ ngắn hạn, đây cũng là một kết quả khá hài lòng
của chi nhánh. Nhưng sang năm 2013 tốc độ tăng trưởng bị giảm ( từ: 21% năm 2012
xuống chỉ còn : 14% ). Lý do là cả dư nợ ngắn hạn và dư nợ trung dài hạn đều tăng

8

%


TRẦN THU THẢO

510TCN


TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

nhưng tăng không đáng kể.Về tỷ trọng dư nợ, tổng số vốn giải ngân gần sấp sỉ nhau
giữa ngắn hạn và trung dài hạn.
3.3 Kết quả hoạt động kinh doanh
Bảng 3 bảng cân đối kế toán 2011-2013 Đơn vị: tỷ đồng
Tài sản

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

I. Tiền mặt

11,734

2,120

4,569

II. Đầu tư TD

197,95

240,009

274,148


1.Đầu tư ngắn hạn 107,908

142,299

160,058

2. Đâu tư trung- 90,042

97,710

114,009

4,003

3,627

(3,336)

(3,34)

0,17
192

0,15
230

487,107

552,228


38,482

53,711

377,692

434,810

30,190

20,319

22

15,319

17,816

14,677

dài hạn
III. TSCĐ & TS
có khác
1. TSCĐ

3,943

2.Hao mòn TSCĐ (2,704)
luỹ kế

3.TS khác
IV.

Hoạt

0,743
động 145

thanh toán
Tổng tài sản

401,969

Nguồn vốn
I. Các khoản phải
trả
1. Các khoản nợ 19,065
CP và NHNN
2. Tiền gửi khách 301,775
hàng
II. Nguồn vốn chủ 28,817
sở hữu
1.Quỹ

khen 20

thưởng, phúc lợi
2. Lợi nhuận chưa 5,56

9



TRẦN THU THẢO

510TCN

TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

phân phối
Tổng nguồn vốn

401,969

487,107

552,228

(Nguồn: bảng cân đối kế toán năm 2011-2013)

Qua bảng cân đối kế toán năm 2011-2013 ta nhận thấy qua 3 năm hoạt động kinh
doanh của ngân hàng đều tuy có sự giảm nhẹ về lợi nhuận tuy nhiên đó là do để tăng
quy mô của chi nhánh,cụ thể tổng nguồn vốn của chi nhánh tăng 1,37% từ năm 2011
đến năm 2013. Về đầu tư tín dụng tăng của năm 2013 so với năm 2011 tăng hơn
30%.về hoạt động thanh toán luôn được nâng cao và bền vững qua các năm. Qua các
chỉ tiêu tổng quát ta có thể tạm thới đánh giá ngân hàng nông nghiệp Tiên Yên hoạt
động kinh doanh là tương đối ổn định với mục tiêu phát triển bền vững và mở rộng
quy mô.

Bảng 4 doanh thu – lợi nhuận – chi phí
Chỉ tiêu

Tổng doanh thu

Đơn vị tính
Tỷ đồng
%

Năm 2011
56,76
100

Năm 2012
58,24
102,6

Năm 2013
48,45
85,36

Tổng chi phí

Tỷ đồng
%
Tỷ đồng
%

38,939
100
17,821
100


43,563
111,87
14,677
82,36

35,302
90,66
13,148
73,78

Tổng lợi nhuận

10


TRẦN THU THẢO

510TCN

TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

Hình 4: Tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng năm 2011-2013(tỷ đồng)
Qua biểu đồ trên có thể thấy lợi nhuận của ngân hàng giảm dần qua các năm, cụ thể
năm 2011 là 17,821 tỷ đồng, năm 2012 14,677 tỷ đồng bằng 82,36% doanh thu năm
2011.Nnăm 2013 là 13,148 tỷ đồng giảm 10,42% so với năm 2012.
Về doanh thu: năm 2012 doanh thu tăng nhẹ 1,48 tỷ đồng từ 56,76 tỷ thành 58,24
tỷ(tăng 2,6%). Nhưng đến năm 2013 doanh thu giảm mạnh xuống còn 48,45 tỷ đồng,
giảm 9,79 tỷ so với năm 2012( giảm 16,8%)
Tổng chi phí năm 2012 tăng 11.87% tương đương 4,624 tỷ đồng so với năm 2011.
Năm 2013 chi phí giảm 8,261 tỷ đồng (18,92%) so với năm 2012.

Có thể thấy tình hình kinh doanh của ngân hàng nhũng năm gần đây và đặc biệt là năm
2013 rơi vào tình trạng khố khăn, xuống dốc. Tuy nhiên việc kinh doanh khó khăn
cũng là tình trạng trung củanghành ngân hàng khi mà tình hình thừa vốn, ứ đọng vốn
ngày càng tăng
Bảng 5:
Chỉ tiêu

2011

2012

2013

Dư nợ/ vốn huy

0,62

0,58

0,56

động
Chỉ số này phản ánh công tác cho vay trung và dài hạn có sử dụng hết được nguồn vốn
mà ngân hàng huy động được hay không.chỉ số này quá cao hay quá thấp đều không
tốt vì chỉ số này quá lớn thì khả năng huy động vốn của ngân hàng thấp, ngược lại chỉ
tiêu này nhỏ thì ngân hàng sử dụng nguồn vốn không hiệu quả.

11



TRẦN THU THẢO

510TCN

TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

Có thể thấy 3 năm gần đây tỷ lệ dư nợ trên vốn huy động của ngân hàng còn ở mức
thấp, điều này cho thấy ngân hàng chưa tận dụng hết nguồn vốn huy động vào kinh
doanh.đồng thời mức chênh lệch giữa lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay thấp khiến
cho thu nhập của ngân hàng giảm đáng kể.

IV.Thuận lợi và khó khăn của chi nhánh
4.1 Thuận lợi
Quảng Ninh đang trên đà phát triển hội nhập với sự phát triển chung của
cả nước và được sự quan tâm của Chính phủ, các cấp, các ngành và trong năm
qua đã có những dự án lớn được triển khai và thực hiện. Đặc biệt là dự án phát
triển kinh tế-xã hội lớn của địa phương như: dự án khai thác mó sắt Đông
Hải,nhà máy thép liên hợp 4,5 triệu tấn/ năm; nhà máy thủy điện khe xoongTiên Yên: xây dựng kinh doanh hạ tầng khu phi thuế quan, cảng biển Mũi Chùa
và cảng nước sâu Vân Đồn tại Tiên Yên,dự án nhà máy thủy điện Long ChâuThống Nhất lĩnh vực đầu tư trồng rừng,sản xuất dăm gỗ và xây dựng nhà máy
sản xuất dăm gỗ của công ty Hanviha ( 100% vốn nước ngoài)… Chi nhánh
NHNo Tiên Yên đã thực hiện đầu tư với các dự án lớn nhỏ trong tỉnh nói trên
và bước đầu tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị thi công trong nguồn vốn
hoạt động. Ngoài ra nhờ bố trí cán bộ hợp lý đảm bảo kín người kín việc, đội
ngũ cán bộ đầy nhiệt huyết và có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc với
trên 95% có trình độ đại học nên chỉ tiêu công tác đều được hoàn thành và vượt
mức kế hoạch mà ban lãnh đạo đề ra

4.2 Khó khăn
Do đặc tính kinh tế trên địa bàn, hầu hết khách hàng vay vốn đều là
khách hàng với quy mô hoạt động nhỏ lẻ, hệ thống tài chính kế toán chưa được

chuẩn mực, không thường xuyên cập nhật báo cáo tài chính và độ chính xác
trong các thông số tài chính chưa được đảm bảo, các báo cáo tài chính chưa
được kiểm toán với số lượng lớn, chính điều này là một trở ngại cho Ngân hàng
trong quá trình thực hiện thẩm định, xếp hạng tín dụng và kiểm tra cho vay.

12


TRẦN THU THẢO

510TCN

TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

Hiện nay, dư nợ hỗ trợ lãi suất chiếm 10% tổng dư nợ của Chi nhánh, bên cạnh
một số món cho vay lớn thì hầu hết đều là các món vay nhỏ lẻ (hiện tại có gần
2.000 tài khoản còn số dư) nên số lượng công việc xử lý rất nhiều, thời gian xử
lý tác nghiệp lớn.
Đồng thời: nhu cầu vay vốn trên địa bàn rất lớn, có nhiều dự án đầu tư quy mô
lớn đang triển khai tại các khu kinh tế, khu công nghiệp; dự kiến trong năm tới
nếu đáp ứng đủ nhu cầu của khách hàng thì tổng dư nợ của Chi nhánh có thể lên
tới gần 150 tỷ đồng, tuy nhiên khó khăn lớn nhất hiện nay là việc huy động vốn
trên địa bàn rất khó khăn. Địa bàn nhỏ, mức thu nhập của dân cư trung bình
trong lúc đó các doanh nghiệp lại không đủ nguồn vốn kinh doanh nên số dư
tiền gửi tại ngân hàng không lớn; tình hình cạnh tranh huy động vốn trên địa
bàn diễn ra rất gay gắt, các ngân hàng đó đẩy lãi suất huy động gần sát với lãi
suất cho vay. Điều này tạo ra một áp lực rất lớn cho Ngân hàng trong quá trình
huy động vốn để đảm bảo nguồn vốn đầu vào cho hoạt động kinh doanh.
Cuối năm 2011, mặc dù gói kích cầu HTLS vẫn còn hiệu lựcgiải ngân và nhu
cầu vay vốn của khách hàng rất lớn nhưng do bị khống chế về mức trần dư nợ

khiến cho Chi nhánh phải nỗ lực để hạn chế cho vay, đặc biệt là đối với các
khoản vay đó cam kết giải ngân thì việc hạn chế giải ngân trong giai đoạn cuối
năm là điều rất khó cho ngân hàng và tạo ra không ít khó khăn cho khách hàng
trong việc thực hiện các phương án sản xuất kinh doanh.

Chương II : tình hình cho vay trung và dài hạn của ngân hàng nông nghiệp và
phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ninh, chi nhánh huyện Tiên Yên

I.Tình hình dư nợ trung và dài hạn
Hình 5 Dư nợ trung và dài hạn 2011-2013

13


TRẦN THU THẢO

510TCN

TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

Về tăng trưởng dư nợ: luôn duy trì tăng trưởng ổn định như:
Năm 2012 cho vay trung và dài hạn tăng 7,668 tỷ đồng tương đương 8,5% so với năm
2011
Năm 2013 tăng thêm 16,299 tỷ đồng (16,68%) so với năm 2012.
Mặc dù việc cho vay trung và dài hạn có tăng nhưng vẫn chiếm tỷ trọng thấp hơn so
với cho vay ngắn hạn do:
Cho vay ngắn hạn cũng tăng nhanh và nhiều hơn trung và dài hạn
Nhu cầu vay vốn ngắn hạn tại địa phương cao hơn.
Dư nợ tăng đồng nghĩa với quy mô cho vay trung và dài hạn được mở rộng


Bảng 6: Dư nợ trung và dài hạn phân theo thành phần kinh tế
Chỉ tiêu
Năm 2011
Năm 2012
Năm 2013
Chênh lệch
Giá
Tỷ
Giá
Tỷ
Giá
Tỷ
12/11
13/12
trị

trọn

trị

trọn

trị

trọn

+,-

%


CT,CP,TNH 27,55 30,6 26,96 27,6 33,29 29,

0,59

7,81

6,322 23,4

H
DN tư nhân

3
7,383 8,2

3,56

48,2

1,82

4,69

2
8,52

7

Hộ SXKD

3

2
55,10 61,2 59,79 61,2 67,94 59,

g

g

g

8
1
2
10,94 11,2 12,77 11,

14

+,-

8,1

%

4
16,
7
13,6


TRẦN THU THẢO


Dư nợ

510TCN

6
90,042

9
97,710

8
6
114,009

TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

3
49
3
17.66 19,62 16,29 16,6

8
(Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh 2011-2013)

9

8

Với đặc trưng là cho vay chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp, NHNo&PTNT huyện
Tiên Yên đã định hướng và chỉ đạo tập trung mở rộng kinh tế hộ, coi đó là thị trường

chiến lược và lâu dài của ngân hàng. Cho vay kinh tế hộ luôn chiếm một tỷ trọng cao
so với tổng dư nợ của ngân hàng chiếm 61.2% với mức dư nợ là 90,042 tỷ đồng năm
2011 và vẫn tăng trong năm 2012 dư nợ là 97,710tỷ ( tăng 42,059 tỷ ), và tỷ trọng là
61,2% so tổng dư nợ, năm 2013 với số dư nợ là 114,009 tỷ với tỷ trọng là 59,6% tăng
so tổng dư nợ, số tuyệt đối tăng 4,693 tỷ. Tuy nhiên trong điều kiện cạnh tranh gay gắt
hiện nay, để làm cho hoạt động đầu tư cho vay phong phú, đa dạng, giảm thiểu rủi ro,
NHNo&PTNT huyện Tiên yên đãtìm kiếm các khách hàng mới đó là các Doanh
nghiệp, mà cơ bản là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh để làm tăng thị phần trong
việc đầu tư cho vay, mà điển hình là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn và
doanh nghiệp tư nhân ngày càng chiếm thị phần tăng thêm từ 38,8 % năm 2011, 2012
lên 40,4 % năm 2013; Đó là dấu hiệu tốt đối với việc đa dạng hóa đối tượng cho vay
của ngân hàng. Và đồng cũng cho thấy mức vươn lên của nền kinh tế địa phươngtheo
hướng sản xuất hàng hoá đã có chiều hướng phát triển theo thời kỳ mới, thời kỳ kinh
tế thị trường.
Các đối tượng chính mà ngân hàng đầu tư cho vay là: đối với kinh tế hộ sản xuất nông
nghiệp nông thôn là cho vay chăn nuôi đại gia súc, gia cầm, phân bón … với tổng số
hộ còn dư nợ trên 2300 hộ … đối với các hộ trang trại ngân hàng cho vay phát triển
nuôi tôm, cá, trồng cây lâu niên … với số hộ còn dư nợ trên 100 hộ, đối với các doanh
nghiệp ngân hàng đầu tư theo các dự án như mua sắm các máy móc thiết bị, phương
tiện vận tải phục vụ cho sản xuất kinh doanh , nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng…
với số doanh nghiệp dư nợ là 15 doanh nghiệp .

15


TRẦN THU THẢO

510TCN

TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG


Mặt khác trong năm 2011 – 2013 Việc cho vay của Ngân hàng chính
sách xã hội trên địa bàn cũng tăng nhanh, họ được sự đầu tư của chính phủ trong việc
cho vay với lãi suất thấp, không cần hồ sơ thế chấp ... dần kéo nhóm khách hàng
truyền thống của chi nhánh ( hộ nông dân, cá thể,...) về phía họ, gây không ít khó khăn
cho chi nhánh, do đó mà việc cho vay kinh tế hộ của ngân hàng có phần hạn chế. Một
đối thủ cạnh trnah khác của ngân hàng là ngân hàng Vietcombank tuy mới chỉ có mặt
trên địa bàn huyện vài năm gần đây nhưng với nhiều chính sách lãi suất, ưu đãi hấp
dẫn đã thu hút được nhiều khách hàng cửa ngân hàng NN&PTNT huyện Tiên Yên.
Bảng 7: Tổng dư nợ trên tổng nguồn vốn(%)
Chỉ tiêu
Tổng dư nợ/ tổng

2011

2012

2013

nguồn vốn huy

28,06

23.48

23,34

động
Chỉ số này phản ánh công tác cho vay trung và dài hạn có sử dụng hết được nguồn
vốn mà ngân hàng huy động được hay không.chỉ số này quá cao hay quá thấp đều

không tốt vì chỉ số này quá lớn thì khả năng huy động vốn của ngân hàng thấp, ngược
lại chỉ tiêu này nhỏ thì ngân hàng sử dụng nguồn vốn không hiệu quả.
Năm 2011 tỷ lệ dư nợ trung và dài hạn trên tổng nguồn vốn chiếm 28,06%. Đến năm
2012 giảm xuống còn 23,48% và năm 2013 giảm nhẹ còn 23,34%. Điều này cho thấy
hoạt động cho vay trung và dài hạn chỉ sử dụng được khoảng ¼ nguồn vốn mà ngân
hàng huy động được. Mặc dù cho vay trung và dài hạn tại chi nhánh không phát triển
bằng cho vay ngắn hạn nhưng tỷ lệ này vẫn ở mức thấp, cần phải có những biện pháp
nhằm tăng cường hoạt động tín dụng, giảm lượng vốn nhàn rỗi, ứ đọng của ngân hàng.

II. Nợ quá hạn

16


TRẦN THU THẢO

510TCN

TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

Hình 6 Nợ quá hạn

Về chất lượng hoạt động tín dụng:
Có thể thấy nợ quá hạn giảm dần qua các năm
Năm 2011 nợ quá hạn chiếm 0,7% tương đương 0.631 tỷ đồng
Năm 2012 nợ quá hạn giảm xuống còn 0,5% tương đương 0.489 tỷ đồng
Năm 2013 tiếp tục giảm xuống còn 0,3% khiến nợ quá hạn chỉ còn 0.3422 tỷ đồng.
Nguyên nhân chủ yếu là do đến kì trả nợ nhưng người vay thường là cán bộ công nhân
viên đi công tác vắng nên không trả kịp. Vì thế xét về bản chất đây không phải là nợ
quá hạn không có khả năng thu hồi. Điều này thể hiện ở năm 2012 tỷ lệ nợ xấu đã

giảm từ 0,7 % xuống còn 0,5 % điều nay chứng tỏ chi nhánh đã khắc phục được nợ
xấu, đôn đốc được khách hàng trả nợ kịp thời

Bảng 9 :Nợ quá hạn theo thành phần kinh tế(tỷ đồng)
Chỉ tiêu

Năm 2011
Giá trị
Tỷ trọng

Năm 2012
Giá trị
Tỷ trọng

17

Năm 2013
Giá trị
Tỷ trọng


TRẦN THU THẢO

510TCN

TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

CT,CP,TNHH

0,246


38,98

0,153

31.3

0,105

30,68

DN tư nhân

0,061

9,67

0,055

11,2

0,0383

11,19

Hộ SXKD
Nợ quá hạn

0,324


51,35

0,281

57,5

0,1989
58,12
0,3422

0.631

0,489

Có thể thấy nợ quá hạn giảm dần qua các năm :
Nợ quá hạn của CTCP, TNHH năm 2012 giảm 0,093 tỷ đồng so với năm 2011. Đến
năm 2013 tiếp tục giảm so với năm 2012 xuống còn 0,105 tỷ đồng.
DN tư nhân có tỷ trọng nợ quá hạn thấp nhất vì có số lượng vốn vay ít nhất. Năm 2012
nợ quá hạn của đối tượng này giảm từ 0,061 tỷ đồng xuống còn 0,055

HÌNH 7: CƠ CẤU NỢ QUA HẠN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ (2011-2013)

Do có cơ cấu vay lớn nhất nên nợ quá hạn của Hộ SXKD cũng có tỷ trọng cao nhất so
với các thành phần còn lại. Mặc dù qua các năm nợ quá hạn có giảm nhưng xét về cơ
cấu nợ trong từng năm thì tỷ trọng lại tăng 51,35% (năm 2011) – 57,5% (năm 2012) –
558,12% (năm 2013).
Tương tự như Hộ SXKD nợ quá hạn của DN tư nhân cũng giảm qua các năm nhưng tỷ
trọng lại tăng từ 9,67% năm 2011 thành 1,19% năm 2013

18



TRẦN THU THẢO

510TCN

TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

Nguyên nhân là do nợ quá hạn của CTCP, TNHH giảm mạnh lên cơ cấu nợ có sự thay
đổi này.
Bảng 10: Nợ quá hạn/ tổng dư nợ(%)
Chỉ tiêu
CTCP,TNHH
DN Tư nhân
Hộ SXKD
Nợ quá hạn

2011
0,273
0,068
0,36
0,7

2012
0,157
0,056
0,29
0.5

2013

0,092
0,034
0,174
0,3

Nhìn chung tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ của ngân hàng ở mức thấp(dưới 5%) và
giảm dần qua các năm. Qua đó, ta thấy được ngân hàng quản lý tình hình nợ quá hạn
rất tốt nên tỷ lệ này nhỏ và gần như không đáng kể. Mặc dù nợ quá hạn có xu hướng
giảm nhưng vẫn cần phải theo sát vì xu hướng kinh tế biến động phức tạp và rủi ro
cao.
Về nợ xấu: do đối tượng chính của ngân hàng là khách hàng cá nhân, hộ SXKD và cho
vay ngắn hạn là chủ yếu nên việc thu hồi vốn của ngân hàng hầu như khồng gặp phải
nhiều khó khăn, tình hình nợ quá hạn thấp nên nợ xấu là hầu như không có ( rất nhỏ).
III. hoạt động thu nợ trung và dài hạn

19


TRẦN THU THẢO

510TCN

TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

Hình 8: Kết quả hoạt động kinh doanh,thu nợ,thu lãi trung và dài hạn năm 2011-2013

Qua doanh số thu nợ qua 3 năm là sự thể hiện của sự tăng trưởng về tốc độ cho vay
cũng như việc quản lý vốn đầu tư luôn đảm bảo chắc chắn không để thất thoát vốn, cụ
thể năm 2012 so 2011 tăng 14 %, năm 2013 so năm 2012 tăng: 19 %, nó thể hiện chất
lượng tín dụng của ngân hàng an toàn, hiệu quả.


Chỉ tiêu
Năm 2011
Thu nợ gốc
62,583
Dư nợ trung và dài hạn
90,042
Hệ số thu nợ gốc/dư nợ
0,695

Năm 2012
68.626
97,710
0,702

Năm 2013
72,493
114,009
0.636

12/11
6,043
7,668

13/12
3,867
16,299

Hệ số này phản ánh khả năng quay vòng vốn của ngân hàng nhanh hay chậm, việc
luân chuyển vốn để cho vay đối với khách hàng nhiều hay ít.


20


TRẦN THU THẢO

510TCN

TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

Qua bảng trên cho thấy hệ số thu nợ gốc trên dư nợ chung ( hệ số quay vòng vốn ) đạt
hệ số tương đối hoàn chỉnh thể hiện qua hàng năm hệ số biến đổi không đáng kể (năm
2011; 2012; 2013 : 0,695; 0,702; 0,636 ) điều này nói lên được việc sử dụng vốn và
quản lý vốn cho vay của ngân hàng đạt hiệu quả tốt

IV. Thu nhập từ lãi

Hình 9 Thu lãi 2011-2013
Về thu lãi thể hiện năm sau cao hơn năm trước, tương ứng với sự tăng trưởng tín dụng
( tăng dư nợ ), năm 2012 so 2011 tăng 13 %, năm 2013 so 2012 tăng 23 %; điều này ta
có thể đánh giá việc sử dụng vốn cho vay, thu nợ, thu lãi của ngân hàng rất tốt, đồng
thời cũng phản ảnh được các đối tượng khách hàng quan hệ với ngân hàng có sự tin
tưởng tốt, do đó đã tạo điều kiện cho ngân hàng tiến hành hoạt động kinh doanh đạt
được những thành quả đáng khích lệ.

Chỉ tiêu
Thu lãi cho vay
Hệ số thu lãi CV/dư nợ

Năm 2011

12.15
0,135

Năm 2012
13,38
0,137

21

Năm 2013
14,46
0,127

12/11
1,23

13/12
1,08


TRẦN THU THẢO

510TCN

TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

Qua bảng trên cho thấy hệ số thu nợ gốc trên dư nợ chung ( hệ số quay vòng vốn ) đạt
hệ số tương đối hoàn chỉnh thể hiện qua hàng năm hệ số biến đổi không đáng kể (năm
2011; 2012; 2013 : 0,695; 0,702; 0,636 ) điều này nói lên được việc sử dụng vốn và
quản lý vốn cho vay của ngân hàng đạt hiệu quả tốt .Về hệ số thu lãi cho vay/ tổng dư

nợ đạt: hệ số 0,135; 0,137; 0,127 ( qua các năm : 2011,2012,2013 ) như vậy là cao so
hệ số chung của toàn ngành, điều này nói lên là tỷ lệ thu lãi đạt tỷ lệ rất cao, hay nói
cách khác là thu lãi róc hàng tháng, năm, rất ít để lãi bị tồn đọng. Qua đây có thể đánh
giá là chất lượng hoạt động kinh doanh của ngân hàng Tiên yên trong việc sử dụng vốn
nói riêng, mọi dịch vụ của ngân hàng nói chung là rất hiệu quả .
V. đánh giá về tình hình cho vay trung và dài hạn của NHNN&PTNT huyện Tiên
Yên
5.1 Những thành tựu đạt được.
Trong những năm gần đây môi trường kinh tế thế giới cũng như Việt Nam có
nhiều biến động nền kinh tế đang trong tiến trình hội nhập. Vì vậy cạnh tranh giữa các
Ngân hàng ngày càng trở nên gay gắt và quyết liệt. Chỉ số giá tiêu dùng tăng cao đã
ảnh hưởng rất lớn tới công tác sử dụng vốn của NHTM nói chung và NHNo&PTNT
huyện Tiên Yên nói riêng. Mặc dù gặp nhiều khó khăn như vậy song Ngân hàng đã
chủ động khắc phục khó khăn và đạt được một số kết quả đáng khích lệ.
Việc sử dụng vốn , mức dư nợ đã đạt 90,042 tỷ năm 2011, đến năm 2012 dư nợ đã là
97,710 tỷ, tỷ lệ tăng 8,5 %, sang năm 2013 mức dư nợ tăng lên là 114,009 tỷ, tỷ lệ tăng
là 16,68 %. Nếu so năm 2013 với năm 2011 đạt tốc độ tăng gần 1.3 lần và hàng năm
đều vượt kế hoạch chỉ tiêu của Ngân hàng cấp trên giao. Về chất lượng tín dụng luôn
có tỷ lệ nợ quá hạn thấp hơn mức quy định chung của toàn ngành ( 3 % ) thực hiện:
0,7 %; 0,5%; 0,3% (so tổng dư nợ qua các năm 2011, 2012, 2013 ).
Với khẩu hiệu “ Agribank mang phồn thịnh đến với khách hàng ”, Ngân hàng
coi đây là sự thành công sự trưởng thành , sự giàu có của khách hàng và đó cũng chính
là sự vươn lên thành công của mình. Trong những năm vừa qua, NHNo&PTNT Tiên
Yên đã thực hiện nêu cao khẩu hiệu trên và đã có sự thành đạt vững chắc , mọi hoạt
động trong kinh doanh , trong giao tiếp , các quan hệ xã hội … đều được tín nhiệm và
chiếm được lòng tin tưởng của khách hàng nói riêng , cũng như của cấp uỷ chính

22



TRẦN THU THẢO

510TCN

TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

quyền địa phương. Từ cơ sở đó mà Ngân hàng giữ được lực lượng khách hàng truyền
thống, thu hút được nhiều khách hàng mới. Và vị thế của ngân hàng ngày càng vững
chắc .
5.2. Những mặt tồn tại trong hoạt động sử dụng vốn của Ngân hàng
Bên cạnh những kết quả đạt được rất đáng khích lệ như trên thi chi nhánh cũng
không tránh khỏi những hạn chế trong hoạt động huy động vốn cũng như trong công
tác sử dụng vốn. Điều này được thể hiện qua các vấn đề sau:
Chưa cân đối tốt giữa nguồn vốn huy động và quá trình sử dụng vốn, ( hay nói
cách khác là việc đi vay tiền để cho vay là chưa thật phù hợp ). Việc hoạch định cho
KH lâu dài chưa chuẩn mực , quy mô nguồn vốn huy động rất lớn, tốc độ tăng trưởng
cao, trong khi đó quy mô đầu tư tín dụng còn nhỏ ; Vì vậy sẽ làm cho sự cân đối trong
việc huy động vốn và cho vay thiếu sự cân đối vững chắc và lâu dài Nhất là đối với
cho vay dài hạn có thể dẫn đến việc đảm bảo an toàn vốn sẽ bị giảm sút và hiệu quả
trong sử dụng vốn sẽ bị ảnh hưởng.
Một hạn chế mà các NHTM quốc doanh Việt Nam gặp phải trong đó có
NHNo&PTNT huyện Tiên Yên đó là sự năng động trong hoạt động kinh doanh, đó là
Chi nhánh còn phụ thuộc, trông chờ vào sự chỉ đạo, hướng dẫn của Ngân hàng cấp
trên, chưa có những chiến lược kinh doanh năng động, sáng tạo của riêng mình, cũng
như việc nghiên cứu nhu cầu khách hàng mới để từ đó nâng cao tính năng của sản
phẩm, giúp Ngân hàng mở rộng khách hàng và mở rộng thị trường.
5, Nguyên nhân dẫn tới những tồn tại trong công tác sủ dụng vốn
5.4 Nguyên nhân khách quan
NHNo&PTNT huyện Tiên Yên hoạt động trên một địa bàn không thật sự thuận
lợi về kinh tế. Trên địa bàn không có nhiều đơn vị sản xuất kinh doanh lớn, kinh tế

ngoài quốc doanh và ngành nghề truyền thống chưa phát triển không đủ thế và lực
cạnh tranh trên thị trường. Đó là lí do giải thích tại sao trong hoạt động kinh doanh
NHNo&PTNT huyện Tiên Yên khách hàng chủ yếu là các hộ sản xuất, tiêu dùng gia
đình, cá nhân, còn các doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp ngoài quốc doanh, công

23


TRẦN THU THẢO

510TCN

TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

ty lớn thì hạn chế (vắng bóng ).
Hoạt động Marketing ngân hàng chưa được quan tâm đúng mức. Công việc này
mới chỉ thực hiện đơn thuần dưới các hoạt động như tuyên truyền quảng cáo mà chưa
thật sự xuất phát từ việc nghiên cứu nắm bắt nhu cầu của khách hàng.
5.3 Nguyên nhân chủ quan
Về cơ chế chính sách: Ngân hàng hoạt động trong một môi trường có nhiều cơ chế
chính sách chưa đồng bộ như: Cấp vốn, xử lý tài sản, cơ chế về lãi suất, thị trường tiền
tệ, việc thay đổi cơ chế điều hành,… làm ảnh hưởng lớn đến việc đầu tư có hiệu quả
của ngân hàng. Chưa có những chính sách khuyến khích, động viên người lao động cụ
thể, để từ đó tạo động lực cho họ có tính hăng hái say mê, sáng tạo, nâng cao chất
lượng sản phẩm, cải tiến chất lượng sản phẩm, cải tiến kỹ thuật trong nghiệp vụ kinh
doanh Ngân hàng. Ngoài ra công tác tổ chức công đoàn, đoàn thanh niên trong chi
nhánh hoạt động chưa thực sự được hiệu quả .
Về trình độ chuyên môn : Tính đến thời điểm hiện nay thì trình độ củanhâ viên
Ngân hàng chỉ ở mức khá, vì thế ảnh hưởng tới chất lượng phục vụ chung của toàn
Ngân hàng trong quá trình hoạt động kinh doanh cuả mình, năng suất lao động của

một số cán bộ nhân viên đạt mức trung bình ;việc xây dựng các chiến lược kinh doanh
chưa thâtỵ hoàn chỉnh. Từ đó ảnh hưởng tới hiệu quả của toàn chi nhánh trong đó có
công tác sử dụng vốn.
Về Công tác tổ chức thực hiện giao dịch : chưa thực sự hợp lý, qúa trình tổ
chức, thực hiện giao dịch chưa triệt để.
Về phía khách hàng: các doanh nghiệp hiện nay có quan hệ với ngân hàng chủ
yếu là các doanh nghiệp tư nhân, Công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn ,
nhưng phần lớn là các doanh nghiệp nhỏ, tài chính tự chủ còn kém. Do đó ảnh hưởng
nhiều về việc mở rộng đầu tư, vì các điều kiện cho vay thiếu đảm bảo pháp lý như tài
sản thế chấp, tài chính ( vốn tự có ) không đủ tệ lệ tối thiểu tham gia dự án, trình độ
quản lý doanh nghiệp của khách hàng còn non yếu.
Tình trạng làm ăn thiếu tính trung thực, sử dụng vốn sai mục đích, cố ý lừa đảo
chiếm đoạt vốn của ngân hàng cũng là một trong những nguyên nhân gây ra rủi ro cho
ngân hàng. Chính vì vậy, việc thẩm định kĩ lưỡng khách hàng trước khi cho vay, giám

24


TRẦN THU THẢO

510TCN

TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

sát sau khi cho vay và đôn đốc khách hàng trả nợ khi đến hạn là việc làm cần thiết của
các NHTM, mục đíh để nhằm hạn chế rủi ro tín dụng do đạo đức của người vay vốn.

CHƯƠNG IV: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRUNG
VÀ DÀI HẠN CỦA NHNN&PTNT HUYỆN TIÊN YÊN
I Nghiên cứu mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng.

Trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thì giữa hai nghiệp vụ chính là huy động
vốn và sử dụng vốn có mối quan hệ mật thiết tương trợ nhau, thúc đẩy cùng nhau phát
triển. Khi hoạt động huy động vốn tăng sẽ là bước khởi đầu tốt cho Ngân hàng mở
rộng tín dụng, cũng như các nghiệp vụ kinh doanh khác. Khi các nghiệp vụ này phát
triển sẽ quay trở lại tác động tới nghiệp vụ huy động vốn, giúp hoạt động này có khả
năng thu hút nguồn vốn lớn hơn ( do hoạt động kinh doanh của khỏch hàng cú hiệu
quả ).
Điều này lại đặc biệt cần thiết đối với NHNo&PTNT huyện Tiên Yên bởi thực
tế thì số dư tín dụng nhỏ hơn rất nhiều so vơí khả năng huy động vốn của chi nhánh.
Khi hoạt động tín dụng phát triển giúp các doanh nghiệp đa dạng hóa hoạt động kinh
doanh, đảm bảo hiệu quả hoạt động có lợi nhuận. Từ đó tạo dựng được mối quan hệ tốt
giữa khách hàng và Ngân hàng. Do vậy khi có nhu cầu gửi tiền hay vay tiền thì khách
hàng sẽ nghĩ tới Ngân hàng chứ không phải là một Ngân hàng khác. Có được điều này
thì cơ hội mở rộng hoạt động tín dụng trung và dài hạn từ các tổ chức kinh tế của
Ngân hàng sẽ được nâng cao. Nghiên cứu chất lượng tín dụng là giải pháp thiết yếu
mang tính chất ổn định, lâu dài mà chi nhánh cần làm ngay.

II Giải pháp tăng cường xử dụng vốn tại chi nhánh
Mở rộng hoạt động tín dụng, nâng cao hiệu quả các khoản cho vay.
Cũng như các loại hình doanh nghiệp kinh doanh khác, mục tiêu hoạt động của
ngân hàng là luôn củng cố và mở rộng thị trường nhằm tiêu thụ sản phẩm của mình.
Hoạt động cho vay của ngân hàng là hoạt động mang lại lợi nhuận chủ yếu. Mở rộng

25


×