Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

Giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua các câu chuyện kể trong giờ sinh hoạt lớp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.77 KB, 26 trang )

1. Cơ sở đề xuất giải pháp
1.1.

Sự cần thiết hình thành giải pháp.

Mục đích cao nhất của giáo dục là gì?
Và để đi tìm triết lý của giáo dục chính là trả lời 3 câu hỏi: Thế nào là con
người? Chúng ta muốn tạo ra những con người như thế nào? Làm thế nào để
tạo ra những con người như vậy?
Giáo dục là giáo dục linh hồn con người chứ không chỉ đơn thuần là
nhồi nhét các kiến thức và logic. Nếu không, tri thức càng nhiều thì chỉ
càng nguy hại cho nhân loại và thiên nhiên.
Cổ nhân nói: “Không gì bi thương hơn những ai có trái tim đã chết”.
Một người lạnh lùng vô cảm đối với thế giới bên ngoài thì chính là
người không còn hy vọng . Một dân tộc thờ ơ coi thường mạng sống
của người dân là một dân tộc không có tương lai. Trong giáo dục, có lẽ
có rất nhiều công việc phải làm, có rất nhiều việc cụ thế phải nắm bắt,
nhưng việc bồi dưỡng học trò tốt nhất chính là bồi dưỡng phẩm chất
đạo đức, bồi dưỡng những giá trị nhân văn. Trong đó căn bản nhất,
quan trọng nhất chính là đánh thức lương tri biết trân quý, tôn trọng
sinh mệnh con người.
Từ xưa, ông cha ta đã đúc kết một cách sâu sắc kinh nghiệm về giáo
dục “Tiên học lễ, hậu học văn “, “Lễ” ở đây chính là nền tảng của sự lĩnh hội
và phát triển tốt các tri thức và kỹ năng. Ngày nay, phương châm “Dạy
người, dạy chữ, dạy nghề“ cũng thể hiện rõ tầm quan trọng của hoạt động
giáo dục đạo đức, như Bác Hồ đã dạy: “Dạy cũng như học, phải chú trọng cả
1


tài lẫn đức. Đức là đạo đức cách mạng. Đó là cái gốc quan trọng. Nếu thiếu
đạo đức, con người sẽ không phải là con người bình thường và cuộc sống xã


hội sẽ không phải là cuộc sống xã hội bình thường, ổn định...”. Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã từng nói: “Có tài không có đức chỉ là người vô dụng. Có đức mà
không có tài thì làm việc gì cũng khó”.
Đảng ta đã chủ trương: “Tăng cường giáo dục công dân, giáo dục tư tưởng,
đạo đức, lòng yêu nước, chủ nghĩa Mác – Lê Nin, đưa việc giáo dục tư tưởng
Hồ Chí Minh vào nhà trường phù hợp với từng lứa tuổi và bậc học...”. Bởi
vậy, tu dưỡng và rèn luyện bản thân để trở thành người có nhân cách, vừa có
đức vừa có tài là hết sức quan trọng đối với mỗi con
vụ

hàng đầu

của

thanh niên, học

Vậy giáo
giáo dục như thế

người, là

nhiệm

sinh.

đạo đức là

gì,




nào?

Ngày nay giáo dục đạo đức cho học sinh là giáo dục lòng trung thành đối với
Đảng, hiếu với dân, yêu quê hương đất nước, có lòng vị tha, nhân ái, cần cù
liêm khiết và chính trực. Đó là đạo đức Xã hội Chủ Nghĩa là đạo đức của cá
nhân, tập thể và chủ nghĩa nhân đạo mang tính chân thực tích cực, khác với
đạo đức vị kỷ, cá nhân. Giáo dục đạo đức học sinh gắn chặt với giáo dục tư
tưởng - chính trị, giáo dục truyền thống và giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc,
giáo dục pháp luật nhà nước XHCN, cung cấp cho học sinh những phương
thức ứng xử đúng trước vấn đề của xã hội ... giúp cho các em có khả năng tự
kiểm soát được hành vi của bản thân một cách tự giác, có khả năng chống lại
những biểu hiện lệch lạc về lối sống. Nhưng hiện nay tình hình đạo đức của
học sinh, thanh niên có nhiều hiện tượng không bình thường, tạo ra những
mâu thuẫn gay gắt trong xã hội và giữa các thế hệ, vị trí và uy tín của người
thầy sa sút đi nhiều. Cả xã hội đã và đang gióng lên hồi chuông báo động về
tình trạng xuống dốc đạo đức trong học sinh và việc chú trọng giáo dục đạo

2


đức cho học sinh lúc này là cần thiết hơn bao giờ hết. Cung cấp cho học sinh
những tri thức đạo đức (hiểu biết về đạo đức, về thái độ phải có, về nhiệm vụ,
về bổn phận phải làm….) là một khâu quan trọng trong việc giáo dục đạo đức
trong nhà trường. Thông qua các giờ học đạo đức, giờ sinh hoạt lớp, học sinh
sẽ được trang bị những tri thức về đạo đức một cách khái quát và hệ thống.
Vốn tri thức này có tác dụng quan trọng ở chỗ giúp học sinh có cơ sở đúng
đắn để nhận ra và phân biệt giữa hiện tượng đạo đức và hiện tượng phi đạo
đức biểu hiện muôn hình vạn trạng xung quanh mình hàng ngày và từ đó giúp
các em tăng thêm tính tự giác trong hành vi đạo đức của mình. Ngoài ra

cũng cần phải nói một cách dứt khoát, việc giáo dục đạo đức cho học sinh
không phải chỉ là nhiệm vụ của môn giáo dục công dân. Đó là những nhiệm
vụ của tất cả các bộ môn văn hóa khác ở trường phổ thông, nhất là phổ thông
trung học và người giữ vai trò quan trọng trong việc giáo dục đạo đức cho học
sinh chính là giáo viên chủ nhiệm.
Như chúng ta đã biết “tuổi thanh niên” là “thế giới thứ ba” theo nghĩa đen
của từ này, là sự tồn tại giữa tuổi trẻ em và tuổi người lớn, lứa tuổi này có
một vị trí đặc biệt trong thời kì phát triển của con người. Vị trí đặc biệt này
được phản ánh bằng những tên gọi khác nhau của nó: “thời kì quá độ”, “tuổi
khó bảo”, “tuổi khủng hoảng”, “tuổi bất trị”….. Những tên gọi đó nói lên
tính phức tạp và tầm quan trọng của lứa tuổi này trong quá trình phát triển
của con người. Cho nên là một giáo viên chủ nhiệm, tôi đã luôn tìm cách trả
lời cho câu hỏi “Làm thế nào để giáo dục đạo đức cho học sinh trong giờ sinh
hoạt lớp một cách thật sự có hiệu quả?”. Và cho đến bây giờ tôi nhận thấy
rằng những câu chuyện sống động minh họa trong những giờ giáo dục đạo
đức, trong tiết sinh hoạt lớp, những tác động đạo đức của văn học, nghệ thuật
sẽ là những biện pháp hiệu nghiệm tác động vào tình cảm của các em. Các
hình tượng nghệ thuật của câu chuyện, lối suy nghĩ, cư xử hành động của các

3


nhân vật trong truyện sẽ góp phần rất nhiều vào sự hình thành thái độ, tình
cảm đạo đức của học sinh, do đó dễ chuyển tri thức đạo đức thành niềm tin
đạo đức trong học sinh. Đó là tất cả những gì tôi muốn thể hiện qua chuyên đề
“Giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua các câu chuyện kể trong giờ sinh
hoạt lớp” này.
1.2. Tổng quan các vấn đề liên quan đến giải pháp
- Những nội dung cần thiết để giáo dục đạo đức cho học sinh.
- Các giải pháp cần thực hiện để giáo dục đạo đức cho học sinh.

- Các câu chuyện cụ thể được đưa vào để giáo dục đạo đức cho học
sinh trong giờ sinh hoạt lớp.
1.3. Mục tiêu của giải pháp
- Trang bị cho học sinh những kiến thức, giá trị, thái độ và kĩ năng phù
hợp. Trên cơ sở đó hình thành cho học sinh những hành vi, thói quen
lành mạnh, tích cực; loại bỏ những hành vi, thói quen tiêu cực trong các
mối quan hệ, các tình huống, các mâu thuẫn và hoạt động hàng ngày
giúp học sinh thích ứng tốt với cuộc sống.
- Tạo cơ hội thuận lợi để học sinh thực hiện tốt quyền, bổn phận của
mình và phát triển hài hòa về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức…
- Góp phần tích cực cho việc đổi mới phương pháp học tập của học
sinh.
1.4. Các căn cứ đề xuất giải pháp
*



sở
4


lý luận
Để giáo dục đạo đức cho học sinh một cách có hiệu quả điều
quan trọng không thể bỏ qua là ta phải nắm được đặc điểm tâm sinh lý
lứa tuổi để có thể đưa ra những phương pháp giáo dục thích hợp. Một
số nhà khoa học có những quan điểm như sau:
-

“Con người không phải là một bình nước cần được đổ đầy mà là


một ngọn đèn cần được thắp sáng” – K. Gibran
-

“Phần đông cho rằng nhân cách không thể thay đổi được….. Nghĩ

thế là sai. Ta luôn luôn thay đổi. Ngày hôm nay ta không giống hôm qua
vì trong thời gian đó có rất nhiều tế bào trong thân thể ta đã chết và
được thay thế bằng những tế bào mới. Sức khỏe, tư tưởng, ý muốn, cảm
xúc của ta đều thay đổi mà nhân cách của ta tùy thuộc những cái đó, thì
làm sao không thay đổi được? ” – Gordon Byron
-

“Cách tốt nhất để sửa lỗi cho mình là hãy nhìn vào lỗi của người

khác và nếu mình không muốn người ta làm đối với mình thì mình
đừng bao giờ hành động như vậy vì chắc chắn sẽ có người không muốn
mình làm điều đó”.
*

Cơ sở thực tiễn

Khoa học ngày càng phát triển, đời sống của mọi tầng lớp nhân dân
được cải thiện, kế hoạch dân số của Đảng và Nhà nước mỗi cặp vợ
chồng có 1 đến 2 con có ý nghĩa thiết thực, tạo điều kiện cho cha mẹ có
khả năng nuôi nấng, chăm sóc con nên đại bộ phận học sinh nói chung,
học sinh THCS nói riêng đều chăm ngoan, có ý thức vươn lên trong học
tập và tham gia các hoạt động khác.

5



Tuy nhiên do ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường, hiện tượng tiêu cực
của xã hội, phần nào đó đã làm ảnh hưởng đến nhân cách, tình bạn bè,
lòng kính thầy cô giáo, cha mẹ của một số em học sinh.
Các tệ nạn xã hội như nghiện hút, cờ bạc, trò chơi ăn tiền, chơi game
chát... ngày càng nhiều, đó là những cạm bẫy đối với học sinh mà các
cơ quan chức năng, các tổ chức xã hội vẫn chưa kiểm soát và ngăn chặn
được.
Xuất thân từ con em nông dân nên bản chất các em học sinh trường
THCS tôi quản lý đều ngoan, thật thà, lễ phép với thầy, cô giáo. Các em
được gia đình chăm sóc, nuôi nấng, dạy dỗ nên các em rất quý trọng
người lao động, góp phần xây dựng kinh tế gia đình. Nhìn chung các
em chăm học, chăm làm, cần cù khiêm tốn, có tinh thần tập thể, đoàn
kết nhất trí, luôn phấn đấu, tu dưỡng, rèn luyện và đó xuất hiện nhiều
tấm gương tốt trong đạo đức, học tập.
Các em đã thể hiện trách nhiệm, giúp đỡ nhau trong hoàn cảnh khó
khăn như ủng hộ cho quỹ “Vì học sinh có nguy cơ bỏ học”, thăm hỏi
bạn bè ốm đau, thực hiện tốt phong trào “Uống nước nhớ nguồn”, ủng
hộ học sinh vùng cao,…
Bên cạnh đại bộ phận học sinh tốt vẫn còn những học sinh chưa tốt, vi
phạm hành vi đạo đức học sinh. Đó là vô lễ với thầy cô giáo, không
nghe lời cha mẹ, gây gỗ đánh nhau, uống rượu, hút thuốc, nhuộm tóc,
sử dụng điện thoại ở lớp học, ăn cắp tiền, xe đạp, máy tính casio, ăn
quà vặt vặt và làm bẩn sân trường, thực hiện an toàn giao thông không
nghiêm túc, yêu đương trai gái, đam mê chơi game chát dẫn đến học
yếu, bỏ học…
Nguyên nhân chủ yếu là: Có gia đình cha mẹ cưng chiều con thái quá,
con đòi gì được nấy đến lúc nhu cầu không được đáp ứng thì quậy phá.
6



Ngược lại, có những người cha giáo dục con bằng những lời đe nạt, mạt
sát, đòn roi, còng xiềng hoặc cha mẹ bỏ nhau để con bơ vơ bị kẻ xấu rủ
rê, mua chuộc, lợi dụng, xúi giục. Có cha mẹ nói con không nghe đành
chịu. Cũng có em sinh tâm, tự ý làm việc xấu…
Vấn đề ta thường thấy nữa là hầu hết các giáo viên bao gồm giáo viên
bộ môn nói chung và cả giáo viên chủ nhiệm khi lên lớp đều ít chú
trọng đến vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh, một phần có thể do
đặc thù của từng bộ môn, do thời gian có hạn, một phần có thể do giáo
viên bộ môn nghĩ rằng đây nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm. Nếu có
chăng chỉ là những tiếng la rầy những học sinh có tác phong, có thái
độ học tập không đúng mà như thế thì chưa phải là giáo dục đạo đức
thật sự cho học sinh.
Ngoài ra ngay cả giáo viên chủ nhiệm trong giờ sinh hoạt lớp
cũng chưa thật sự đặt nặng vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh. Qua
tìm hiểu một số giờ sinh hoạt lớp ở các lớp khác tôi nhận thấy rằng
một số lớp thì giáo viên chủ nhiệm dành quá nhiều thời gian cho việc
khiển trách, phê bình học sinh. Vậy tại sao ta không tận dụng thời
gian này để đưa vào những câu chuyện vừa vui, hấp dẫn lại có giá trị
giáo dục cao?
Đó chính là những vấn đề mà chúng ta cần trả lời để việc giáo
dục đạo đức các em đạt kết quả.
1.5. Phương pháp thực hiện
Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Nghiên cứu, phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa các tài liệu, văn
bản liên quan đến đề tài.

7



Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi; Phương pháp quan sát các
hoạt động giáo dục đạo đức của nhà trường; Phương pháp phỏng vấn;
Phương pháp thống kê, xử lý số liệu.
1.6. Đối tượng và phạm vi áp dụng
- Học sinh các lớp khối trung học cơ sở
- Đề tài được thực hiện đối với lớp 6a3 năm học 2018-2019 trường
THCS Quảng Thành
2. Qúa trình hình thành và nội dung giải pháp
2.1. Qúa trình hình thành giải pháp
Quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh có những thuận lợi và
cũng gặp phải nhiều khó khăn
Thuận lợi
- Xã hội hiện nay đang đặt ra vấn đề cấp thiết mong muốn đổi mới nền
giáo dục, gắn liền giáo dục trong nhà trường với thực tiễn đời sống.
Ngành giáo dục cũng ý thức rõ cần phải truyền đạt các kĩ năng sống
cho học sinh trong thời kì hội nhập.
- Bộ và Sở Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức nhiều lớp tập huấn,
bồi dưỡng cho cán bộ quản lý, giáo viên về giáo dục kĩ năng sống cho
học sinh phổ thông; hướng dẫn tích hợp giáo dục kĩ năng sống qua một
số môn học và hoạt động giáo dục ở các cấp học phổ thông, chú trọng

8


giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua các môn học, các hoạt động
sinh hoạt tập thể trong và ngoài nhà trường.
- Một số hoạt động giáo dục kĩ năng sống, giáo dục đạo đức đã
được đa số các trường chú ý thực hiện trong khuôn khổ và yêu cầu của
phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” do Bộ

Giáo dục và Đào tạo phát động.
- Giáo dục đạo đức học sinh từ nhà trường cũng như qua các
phương tiện thông tin đại chúng đã thu hút được sự chú ý và hưởng ứng
của xã hội, của phụ huynh học sinh.
- Hình thức tổ chức giáo dục đạo đức cho học sinh đã bước đầu
được thực hiện trong một số môn học, thông qua hoạt động ngoại khoá
và các hoạt động trải nghiệm với nội dung khá đa dạng.
Khó khăn, hạn chế
- Ý nghĩa, tầm quan trọng của giáo dục kĩ năng sống, giáo dục
đạo đức cho học sinh chưa được nhận thức một cách đúng mức trong
một bộ phận cán bộ quản lý, giáo viên.
- Giáo viên quen với việc tập trung cung cấp kiến thức mà không
hoặc ít quan tâm lồng ghép giáo dục đạo đức cho học sinh.
- Thời gian dạy một tiết rất ngắn nên việc tích hợp cũng chỉ trong một
thời gian hạn hẹp. Vì vậy giáo viên khó kết hợp được nếu không khéo
léo.
- Học sinh có tình trạng học lệch nên các em ít đầu tư vào môn Văn, yếu
về cảm thụ văn học nên khó có khả năng rút ra bài học kĩ năng mềm

9


cho bản thân. Ngoài ra, việc rèn luyện kĩ năng cần tiến hành thông qua
những hoạt động tích cực thực tiễn, trong khi nhiều học sinh vẫn quen
với lối học thụ động. Học sinh của trường đa số xuất thân từ nông thôn
nên khả năng thích ứng với xã hội hện đại của các em còn yếu, các hiểu
biết về kĩ năng mềm ở các em hầu như là chưa có.
Chính những yếu tố trên cho thấy việc lồng ghép để giáo dục đạo đức
cho học sinh trong giờ học hiện nay là rất quan trọng và cần thiết.
2.2. Nội dung giải pháp

Thông qua các câu chuyện được kể trong giờ sinh hoạt để việc giáo dục
được ý thức, tác động vào tình cảm, suy nghĩ của các em được hiệu quả
thì giáo viên chủ nhiệm có thể đưa ra những câu hỏi hoặc tình huống
liên quan đến câu chuyện sẽ được kể cho học sinh trả lời. Sau mỗi câu
chuyện cho các em rút ra ý nghĩa của câu chuyện, cho các em nói lên
quan điểm, suy nghĩ của bản thân và liên hệ đến thực tế cuộc sống.
Qua tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi trung học phổ thông
tôi nhận thấy rằng những câu chuyện kể có ý nghĩa giáo dục trong giờ
sinh hoạt lớp là một trong những phương pháp giáo dục đạo đức khá
hay, nó hấp dẫn được mọi đối tượng và học sinh thật sự hứng thú với
những câu chuyện này. Trong giờ sinh hoạt lớp hàng tuần ở lớp tôi
ngoài phần “kiểm

điểm tuần

qua, phương

hướng

tuần tới”, tôi thường dành khoảng 5 đến 10 phút cho việc
giáo dục đạo đức cho học sinh. Những câu chuyện này có thể là những
bài văn hay được đăng tải trên báo, những câu chuyện người thực việc
thực trong mục “chuyện đời tự kể”, những câu chuyện rất ngắn trong
mục “cửa sổ tâm hồn” hay “những câu chuyện làm thay đổi cuộc
10


sống” trên các trang báo ra hàng ngày hay trên bất cứ các tạp chí mà
tôi sưu tầm được, những câu chuyện mà trước đây tôi đã từng được
nghe các thầy cô của tôi kể. Ngoài ra tôi còn chọn lọc một số câu

chuyện hay, phù hợp với lứa tuổi học sinh trong loạt tác phẩm “Hạt
giống tâm hồn” của nhà xuất bản TP. HCM. Có thể nói đây là một kho
tàng những câu chuyện mang
đầy tính giáo dục, tính hướng thiện. Hoặc có khi chỉ là một câu
hỏi tình huống đặt ra để các em tìm cách giải quyết.
Khi các em được sống giữa những đất nước đổi thịt thay da,
chúng ta đang hòa nhập với cộng đồng thế giới về mọi mặt. Thật là thú
vị khi cả thế giới nằm trong lòng bàn tay. Nhưng mặt trái của nền văn
minh công nghiệp cũng thật là đáng sợ. Ô nhiễm môi trường đã trở
thành một vấn đề nghiêm trọng mà ngày nay loài người đã bắt đầu
hiểu sự cần thiết phải bảo vệ môi trường của mình. Tuy nhiên vấn đề ô
nhiễm về tâm hồn còn nghiêm trọng hơn ngàn lần, nó làm băng hoại
đạo đức, xói mòn luân lí, hủy hoại tinh thần của bao con người. Làm
thế nào để giữ cho tâm hồn mình luôn được trong sáng, để tránh được
lối sống đồi trụy xa hoa, chạy theo những cám dỗ vật chất tầm thường.
Đó là nỗi lo, là sự quan tâm thường trực của các bậc phụ huynh và các
thầy côgiáo.
Tôi không có tham vọng lớn lao chỉ muốn thông qua một số câu
chuyện, một số tình huống để trao đổi với các em. Mong các em tìm
thấy cho mình những bài học bổ ích về đạo làm con, đạo làm người.
Đại thi hào Nguyễn Du đã từng khẳng định: Thiện căn ở tại lòng ta
chữ Tâm kia mới bằng ba chữ Tài. Thế nào là một con người có đức
có tâm? Sau đây là một số câu chuyện mà tôi mong muốn thông qua
đó để tâm sự cùng các em.
11


 Câu chuyện thứ nhất:
Các em ạ, ở phương Tây có một ngày rất hay: ngày của Mẹ (Mother's
day). Một hôm nhân ngày của mẹ, một thanh niên đi làm xa nhà ra

bưu điện để gửi điện hoa về cho mẹ. Xong việc anh thấy lòng nhẹ
nhàng và thanh thản. Trên đường quay ra bỗng anh gặp một em bé nhỏ
đang đứng bên quầy hoa với hai hàng nước mắt rưng rưng. Động lòng
thương, hỏi ra anh biết em bé cũng muốn mua cho mẹ một bó hoa
nhưng không đủ tiền. Anh thanh niên liền mua hoa cho em bé và đề
nghị được chở em về nhà. Em bé đồng ý, nhưng các em biết không?
Em lại dẫn anh thanh niên ra một nghĩa trang. Thành kính đặt bó hoa
lên một ngôi mộ rồi em ôm chầm lấy nấm mồ khóc nức nở. Thì ra em
đã không còn mẹ. Vô cùng xúc động trước hoàn cảnh của em bé. Anh
thanh niên sau khi đưa em về nhà đã tức tốc thay đổi ý định, anh lái xe
một mạch về thăm mẹ, anh muốn ôm lấy mẹ mà nói rằng: "mẹ ơi con
yêu mẹ vô cùng". Em rút ra bài học gì từ câu chuyện trên?
 Các em ạ! Người có đức có tâm trước hết phải là người biết yêu
mẹ kính cha. Bởi các em biết không? Mẹ là món quà vô giá mà tạo
hóa đã ban tặng cho chúng ta. Mẹ là suối nguồn của sự sống, là suối
nguồn của cuộc đời, suối nguồn của mọi cuộc đời. Trên thế gian này
không ai thương ta bằng mẹ, suốt cuộc đời mẹ đã hy sinh vất vả vì ta,
công ơn đó biết lấy gì đền đáp, biết trả bao nhiêu cho vừa, thương mẹ
biết bao nhiêu mà đủ? Các em nên nhớ rằng thương mẹ không phải là
bổn phận mà là quyền lợi đó nghe không. May mắn thay, hạnh phúc
thay cho những ại đang còn mẹ ở trên đời, xót xa thay cho những ai
không còn mẹ để được mẹ yêu thương và thương yêu mẹ. Bởi vậy
các em không được làm cho mẹ buồn, mẹ khổ, mà mỗi ngày hãy
mang đến cho mẹ một niềm vui. Chúng ta phải sống sao cho đến một
12


ngàykia hào mà nói rằng:
“Tôi không khóc khi áo tôi cài hoa trắng
Vì trong hoa tôi thấy mẹ tôi cười".

 Câu chuyện thứ hai
“CHIẾC GIÀY ĐÁNH RƠI CỦA GANDHI”
Có lần trong lúc vội bước lên xe lửa, Mahatma Gandhi đánh rơi một
chiếc giày xuống đường ray và không thể nào lấy lên được vì xe lửa
đã lăn bánh. Ông Gandhi bèn cởi ngay chiếc giày còn lại và ném xa
xuống đường ray gần nơi chỗ chiếc giày đã rớt, trước sự ngạc nhiên
của mọi người trên xe.
Một hành khách không kìm được thắc mắc đã lên tiếng hỏi ông tại
sao lại làm như vậy.
Gandhi đáp:
Một người nghèo nào đó tìm thấy chiếc giày trên đường ray thì họ
sẽ tìm thấy chiếc thứ hai và như vậy họ sẽ có đủ cả đôi để dùng.
Tôi cũng đọc cho các em nghe lời trích dẫn ở đầu câu chuyện
“Nghịch cảnh và khó khăn giống như tấm nệm, khi ở trên chúng bạn
cảm thấy khoan khoái và êm ái – còn khi ở dưới, bạn sẽ bị chúng làm
cho ngộp thở”
Sau khi nghe xong câu chuyện tất cả các em đã rất bất ngờ
với cách giải quyết này, thật sự ngay cả người lớn chúng ta cũng chưa
thể có được cách giải quyết như thế và câu chuyện này đã để lại một
ấn tượng rất tốt cho những ai đã được nghe qua, được đọc qua.
 Câu chuyện thứ ba
Ở một làng nọ có những người nông dân chuyên làm nghề trồng
bắp. Có một bác nông dân nhờ biết áp dụng khoa học kĩ thuât nên cuối

13


mùa đã thu được những trái bắp tốt. Trong khi đó những người nông
dân trong làng, vì không nắm được kĩ thuật nên bắp bị sâu rầy mất
mùa, đói kém. Và thế là bác nông dân kia một mình một chợ tha hồ

giàu to. Thế nhưng đầu mùa sau người ta lại thấy bác nông dân kia
đem những hạt giống tốt tặng những người hàng xóm và lại còn vui vẻ
bày cho họ cách chăm sóc ruộng bắp của mình nữa. Ngạc nghiên trước
việc làm của bác, một phóng viên đã hỏi bác: “Sao ông lại cho láng
giềng những hạt bắp giống tốt nhất của mình như vậy, trong khi họ
cũng tham gia cạnh tranh với ông ?” “Ồ! người nông dân trả lời, anh
không biết rằng những luồng gió thổi những hạt phấn hoa từ những
cây bắp này sang những cây bắp khác sao? Nếu láng giềng tôi trồng
toàn những cây bắp kém chất lượng thì sự thụ phấn có thể khiến
những cây bắp của tôi cũng sản sinh ra những trái bắp kém chất lượng.
Do đó nếu muốn có những trái bắp tươi tốt, tôi phải giúp những người
hàng xóm tôi có những trái


đơn

giản vậy

bắp

tươi tốt.



do

chỉ

thôi."


Việc làm và câu trả lời của bác nông dân gợi cho em suy nghĩ gì?


Các em thấy không chân lí thật là giản dị. Nhưng không

phải ai cũng dễ dàng nhận ra. Và nhiều người lại cố tình không muốn
nhận ra. Có người nhận ra rồi nhưng để thực hiện được nó không phải
dễ dàng. Bởi chúng ta phải có bản lĩnh để chiến thắng được lòng nhỏ
nhen, tính ích kỉ và những tị hiềm. Người nông dân trên đã nhận thức
được sự liên hệ của cuộc sống. Những trái bắp của ông không thể lớn
mạnh trừ khi những trái bắp của người láng giềng cũng lớn mạnh. Các
khía cạnh khác trong cuộc sống cũng vậy. Những ai muốn có được sự
hoà bình trước hết phải giúp người khác tìm được sự hoà bình. Những
ai muốn có cuộc sống tốt đẹp phải giúp người khác tìm được cuộc
14


sống tốt đẹp cho họ. Những ai muốn có hạnh phúc nên giúp đỡ người
khác tìm được hạnh phúc. Nếu không muốn khổ đau thì đừng đem đau
khổ cho người khác. Bởi cuộc sống của mỗi người gắn liền với tất cả
mọi người.
 Câu chuyện t

hứ



Đêm 15-4-1912 một tai nạn thảm khốc đã xảy ra ngoài khơi Bắc Đại
Tây Dương nhấn chì con tàu Titanic và làm hơn 1500 người thiệt
mạng. Sau khi chiếc tàu ấy bị đắm một tờ báo ở Anh đã đăng kề nhau

hai bức ảnh minh hoạ có nội dung như sau: trong bức ảnh thứ nhất,
người ta thấy chiếc tàu chạm vào tảng băng bên dưới có dòng chữ: “sự
yếu đuối của con người và sức mạnh của thiên nhiên". Còn bức ảnh
thứ hai người ta lại thấy một người đàn ông nhường chiếc phao cấp
cứu của mình cho người đàn bà đang bế con trên tay. Lần này bức ảnh
được chú thích bằng dòng chữ: “Sự yếu đuối của thiên nhiên và sức
mạnh của con người" Em có bình luận gì về hai bức tranh và hai lời đề
tự trên?


Các em ạ, Titanic có nghĩa là vĩ đại. Đặt tên cho như thế

cho con tàu, con người muốn nói lên niềm kiêu hãnh cho một công
trình có một không hai vào thời bấy giờ. Nhưng cái vĩ đại mà con
người tưởng mình có thể đạt được trong tiến bộ khoa học kĩ thuật ấy
không là gì trước sức mạnh thiên nhiên. Nhưng các em thấy không,
thiên nhiên có thể cướp đi con tàu nhưng không thể cướp được sự sống
của bà mẹ và em bé bởi vì người đàn ông dũng cảm kia đã sẵn sàng hy
sinh tính mạng để cứu sống

họ.

Sức mạnh sự vĩ đại đích thực của con người không nằm trong khả
năng chinh phục hay chế ngự thiên nhiên, mà chính là trong khả năng
chế ngự được bản thân vượt thắng sự ích kỷ. Mahatma Gandhi, người
15


dành độc lập cho Ấn Độ bằng cuộc đấu tranh bất đã nói: “Sức mạnh vĩ
đại nhất mà con người có trong tay mình chính là tình yêu"

 Câu chuyện thứ năm
Palextin có hai biển hồ cùng lấy nước từ một nguồn là sông Ở
Giócđan. Nhưng các em biết không ở biển hồ thứ nhất, nước bị ô
nhiễm nghiêm trọng, không có một sinh vật nào sống soát được, nó
được gọi với cái tên là biển hồ chết, sở dĩ như vậy là vì nó nhận nước
rồi giữ lấy cho riêng mình chẳng trao đổi cho sông hồ nào cả. Còn
biển hồ thứ hai có tên gọi là biển hồ Galile nước trong xanh, cá tôm
đày ắp, sinh vật xanh tươi. Bởi vì nó nhận nước rồi lại chia đều cho
nhiều hồ và sông khác. Một sự khác nhau
phải không
Em




suy

các
nghĩ gì

thật



thú

vị

em?
từ c


âu

chuyện

trên?

Các em ạ, hạnh phúc không phải chỉ là nhận lấy mà còn

là biết cho đi. Người hạnh phúc nhất ở trên đời là người biết đem đến
cho người khác nhiều hạnh phúc nhất. Các em thấy không cho không
phải là mất đi mà lại được, chúng ta cho đi tức là chúng ta đã nhận về.
Bởi vậy trong cuộc sống các em phải luôn biết chia sẻ với người khác.
Nếu biết sống vì người khác thì cuộc đời chúng ta sẽ tốt đẹp hơn nhiều
lần, cuộc đời sẽ có ý nghĩa thêm bội phần. Có người nói "người ta kính
trọng bạn không phải những gì bạn nhận được. Sự kính trọng là phần
thưởng dành cho những gì mà bạn cho đi". Các em có tin không? Tin
hay không các em hãy thực hành ngay để biết kết quả nhé.
 Câu chuyện

thứ

sáu

Trong một giờ sinh hoạt lớp học sôi nổi tranh luận về cách đánh giá
một con người. Có nhiều ý kiến khác nhau. Ai cũng cho là mình đúng.
Cuộc tranh cãi xem chừng không có hồi kết. Cả lớp đồng tình xin ý
16



kiến cô giáo. Cô giáo không trả lời ngay mà dùng hai hình ảnh để các
em tham khảo. Lần thứ nhất cô giáo đưa lên một tờ giấy trắng trên đó
có một vết mực đen, cố giáo hỏi: "Các em nhìn thấy gì?" cả lớp đồng
thanh: "Chúng em nhìn thấy vết mực đen" cô giáo bảo "vết mực đen là
một phần rất nhỏ, còn phần lớn là tờ giấy trắng sao các em không nhìn
ra". Tiếp theo cô giáo đặt lên bàn một quả cầu, rồi hỏi: "Các em thấy
quả cầu màu gi? Cả lớp hô to: Màu đen ạ". Bỗng cô giáo quay quả cầu
180 độ rồi hỏi bây giờ các em thấy quả cầu màu gì? Lần này mọi
người lại thấy nó có màu trắng. Cô giáo bảo các em thấy không nếu
nhìn từ hai góc độ khác nhau các em thấy màu sắc quả cầu

khác

nhau.
Các em hãy cho biết quan điểm của cô gáo về cách đánh giá một con
người?


Các em thấy không con người ta ai cũng có hai mặt: mặt

tốt và mặt xấu, nhưng mặt tốt là cơ bản, là nhiều hơn. Muốn đánh giá
một con người để không bị phiến diện các em phải nhìn từ nhiều góc
độ khác nhau. Trước sự vấp ngã của một con người các em phải biết
cảm thông, phải biết nâng đở họ đứng dậy. Không nên vì một sai làm
nhỏ mà đánh gục người khác, vô hình chung nhiều khi chúng ta đã làm
tổn thương, làm hại một con người chúng ta đã đẩy họ xuống vực sâu.
Nếu nhìn đời dưới góc độ tình thương các em sẽ thấy thế gian này mới
đáng yêu làm sao, những con người quanh ta mới đáng quý làm sao
Nếu được như vậy các em đã gieo lên trên mảnh đất tốt tươi kia một
hạt mầm tốt, và biết đâu đó chúng ta đã làm thay đổi một con người,

và nhiều con người khác.
 Câu chuyện thứ bảy
Xưa có một người thầy một hôm muốn dậy cho học sịnh một bài đạo
17


đức, thầy bảo các em hãy mang vào lớp một người một bao khoai, và
hãy khắc và mỗi củ khoai tên của một người mà mình còn giận hờn
còn ghen ghét, tên của những người đã mang lại cho mình sự khó chịu.
Sau đó hãy mang theo bao khoai đó bên mình. Cả lớp làm theo, và một
cảm giác thật là khó chịu và phải mang lè kè bên mình một bao khoai
nặng, rồi chẳng bao lâu những bao khoai kia thối vữa ra, khi mọi
người hết chịu nỗi thì thầy giáo mới bắt đầu lên lớp cắt nghĩa. Cả lớp
ai cũng thấm thía bài
Theo em


học

thầy muốn dạy

thầy dạy.
điều gì?

Thầy đã chỉ cho chúng ta cái giá khi luôn cất giữ bên

mình những nỗi giận hờn phiền muộn và bi quan. Chúng ta thường
nghĩ rằng sự tha thứ là món quà dành cho người khác nhưng thực chất
đó là món quà dành cho chính bản thân chúng ta. Sự tha thứ không thể
làm thay đổi được quá khứ nhưng nó có thể mở rộng cánh cửa dẫn đến

tương lai. Sự tha thứ và lòng yêu thương luôn có thể cảm hóa được
người khác. Các em thấy trong lịch sử mỗi khi chiến thắng quân xâm
lược thì ông cha ta đã cấp lương thực, thuốc men, ngựa xe cho kẻ thù
để chúng về nước, bởi họ hiểu rằng: "Lòng nhân ái là vũ khí cao
thượng nhất để khuất phục kẻ thù". Trịnh Công Sơn đã viết rất hay:
"Mỗi đêm, tôi nhìn trời đất để học về lòng bao dung. Nhìn đường đi
của kiến để biết về sự nhẫn nhục. Sông vẫn chảy đời sông. Suối vẫn
trôi đời suối. Ðời người cũng để sống và hãy thả trôi đi những tị
hiềm.”
 Câu chuyện thứ tám:
Trong một đợt kiểm tra ở lớp, thầy giáo cho học sinh 3 loại đề: Một loại
đề dễ với số điểm tối đa là 6, một đề trung bình với sô điểm tối đa là 8,
một đề khó kèm theo một số con dễ với số điểm tối đa là 10. Mọi người

18


đều muốn an toàn nên đều chọn những đễ dễ và trung bình. Buổi hôm
sau trả bài kiểm tra, những ai chọn đề nào thì đều được điểm tối đa của
đề ấy. Sau khi trả bài xong, thầy mới nói: ''Các em đều không dũng cảm
chọn đề khó mà chỉ chọn hai loại đề kia, các em không tin tưởng vào
khả năng của mình, bởi thực ra số bài
6

dễ

trong đề

khó




điêm!''

Ý nghĩa: hãy luôn cố gắng mọi lúc, hãy đặt mình vào tình huống
khó khăn nhất, lúc đó bạn mới có thêm nhiều kinh nghiệm trong cuộc
sống''
- Trên đây là những câu chuyện mà tôi đã sưu tầm. Tuy nhiên trong quá
trình áp dụng cũng có thể sẽ gặp phải những khó khăn:
* Đầu tiên là vấn đề thời gian
Vì mỗi tiết học chỉ diễn ra trong thời gian 45 phút trong khi đó
đa số các tiết sinh hoạt lớp giáo viên chủ nhiệm mất rất nhiều thời gian
trong việc xử lý những học sinh vi phạm nội qui nhất là những lớp có
nhiều học sinh chưa có ý thức học tập và rèn luyện và như vậy giáo
viên chủ nhiệm sẽ không có đủ thời gian cho việc giáo dục đạo đức
cho học sinh, trong trường hợp này thì giáo viên chủ nhiệm nên chọn
những câu chuyện thật ngắn, hoặc là những câu hỏi cho các em về nhà
tự tìm cách trả lời hay nhất cho câu hỏi đó. Giáo viên chủ nhiệm phải
thu xếp để đảm bảo mỗi tuần hay mỗi tháng đều có một câu chuyện kể
để tạo thói quen cho học sinh, tuỳ theo lượng thời gian ít nhiều mà kể
những câu chuyện ngắn hay dài cho phù hợp.

19


* Thứ hai là vấn đề về nguồn chuyện kể
Muốn có những câu chuyện hay, thực tế, sống động đòi hỏi giáo
viên chủ nhiệm phải mất thời gian đọc sách báo và những câu chuyện
hay này không thể có được trong một, hai ngày; một, vài tuần mà đó là
một quá trình tích luỹ lâu dài cho nên đa số giáo viên chủ nhiệm sẽ

gặp khó khăn trong vấn đề này, nếu như thế thì tại sao chúng ta không
để các em học sinh tự tìm kiếm và kể cho nhau nghe. Đây cũng là một
giải pháp hay vì như thế sẽ tạo thói quen đọc sách cho học sinh và
cũng vừa phát huy được tính tích cực của học sinh, giáo viên chủ
nhiệm lại không phải mất nhiều thời gian trong việc tìm kiếm tư liệu.
* Thứ ba là vấn đề về sức hấp dẫn lôi cuốn của những câu chuyện
Cũng có thể sẽ có một số học sinh sẽ không thích nghe bởi vì
hình thức kể chuyện này nghe có vẻ “sến”. Và nếu giáo viên chủ
nhiệm thực hiện không khéo, không dành thời gian đầu tư cho câu
chuyện thì việc giáo dục theo cách này sẽ không thu hút và không
mang lại kết quả cao, cho nên câu chuyện có hay, có lôi cuốn hấp dẫn
hay không đều do giáo viên chủ nhiệm quyết định, giáo viên phải chọn
ra những câu chuyện vừa có tính giáo dục cao và gắn liền với thực tiễn
cuộc sống, vừa phù hợp với lứa tuổi thì học sinh mới hứng thú và việc
chọn lựa này mất rất nhiều thời gian. Dù có mất nhiều thời gian nhưng
để thực hiện một việc gì có chất lượng, có kết quả cao nhất thì bắt
buộc chúng ta phải đầu tư thời gian, công sức cho công việc đó.
- Muốn việc giáo dục đạo đức các em được hiệu quả bên cạnh việc thông
qua ý nghĩa của các câu chuyện thì khả năng của người giáo viên chủ
nhiệm rất quan trọng, người giáo viên chủ nhiệm cần phải:
+ Có năng lực quản lí
20


Có thể xem giáo viên chủ nhiệm như một “Hiệu trưởng” thu nhỏ do đó
năng lực lãnh đạo của giáo viên chủ nhiệm là yếu tố vô cùng quan
trọng , quyết định sự thành công của lớp học. Giáo viên chủ nhiệm phải
có đủ hiểu biết và các kĩ năng để điều tra khảo sát , xây dựng kế hoạch
lớp chủ nhiệm, tổ chức thực hiện kế hoạch, kiểm tra đánh giá kết quả
giáo dục đến từng học sinh. Giáo viên chủ nhiệm lớp rất cần các phẩm

chất công tâm, nhiệt tình, trách nhiệm, tâm lí yêu thương học sinh và
xây dựng một ban cán sự lớp tự quản có uy tín, có trách nhiệm, có năng
lực, bản lĩnh.
+ Giáo viên chủ nhiệm phải gần gũi, thấu hiểu quan tâm và nắm chắc
hoàn cảnh của từng học sinh trong lớp.
Có một thầy giáo người Nga đã viết “đến với một nhà giáo dục điểm
chủ yếu là tình người”, đó cũng là nhu cầu sâu sắc trong lòng mỗi con
người. Có lẽ điều hứng thú của sư phạm chính là những hoạt động tạo
ra hạnh phúc cho con người. Giáo dục cho các em tình yêu thương từ
những việc nhỏ như lập kế hoạch nhỏ để giúp đỡ các bạn khó khăn
trong lớp…giúp các em rèn luyện được những kĩ năng tổ chức, biết
đoàn kết tương thân tương ái.
+ Giáo viên chủ nhiệm phải là tấm gương sáng cho học sinh noi theo
Người giáo viên phải thực sự mẫu mực, phải là tấm gương sáng từ nhận
thức đến hành động thực tiễn, từ lời nói cử chỉ điệu bộ đến thái độ ứng
xử hằng ngày đây là cách giáo dục dùng nhân cách tác động đến nhân
cách. Người giáo viên dù có nghèo về vật chất nhưng phải luôn giàu có
về tâm hồn, tình cảm và mỗi ngày sẽ là một sự tiến bộ hơn, hoàn thiện

21


hơn. Từ đó mới có thể giúp các em định hướng tốt, có cái nhìn tốt và
dẫn tới những hành động tốt, có ý nghĩa trong cuộc sống.
+ Giáo viên chủ nhiệm phải linh hoạt, phối hợp kịp thời với giáo viên
bộ môn, phụ huynh học sinh trong công tác giáo dục
Trong các buổi học có trách nhiệm phối hợp với giáo viên chủ
nhiệm các lớp nhắc nhở học sinh thực hiện tốt các quy định của lớp,
của trường.
Phối hợp với giáo viên bộ môn đánh giá quá trình học tập, rèn

luyện và kết quả học tập của học sinh.
Thường xuyên liên hệ với phụ huynh để nắm bắt tình hình học tập và
rèn luyện của các em. Phối kết hợp trong việc giáo dục học sinh cá biệt.
3. Hiệu quả giải pháp
Nội dung của đề tài này đã được chính tác giả của đề tài thực hiện ở
những lớp chủ nhiệm của mình qua các năm học 2017 – 2018 ở lớp
6a2, năm học 2018 – 2019 ở lớp 6a3 kì I và đã đem lại những kết quả
khả khả quan. Cụ thể là sau một học kì nhận lớp chủ nhiệm (sau học
kỳ I), hạnh kiểm cũng như thái độ ứng xử của tất cả học sinh ở các lớp
nói trên đã thay đổi theo chiều hướng tốt hơn ở một mức độ rõ rệt.
4. Kết luận và đề xuất, khuyến nghị
4.1. Kết luận
Trên đây là những kinh nghiệm của bản thân tôi trong việc giáo
dục đạo đức cho học sinh trong giờ sinh hoạt lớp. Khi thực hiện đề tài

22


này tôi rất băn khoăn bởi vì kết quả của việc giáo dục đạo đức theo
hình thức này đôi khi không thể nhận thấy ngay được. Nhưng tôi chắc
chắn một điều rằng với những câu chuyện kể thú vị đầy cảm động
cũng như việc trở thành tấm gương tốt của người giáo viên hay việc
nêu những gương sáng trong cuộc sống sẽ giúp các em nhận thức rõ
những mong muốn của bản thân, có những suy nghĩ đúng đắn và có
những hành vi tốt trong học tập cũng như trong cuộc sống. Nhấn mạnh
về ý nghĩa này K.D.Usinxki đã vạch ra rằng: “Trong việc giáo dục, tất
cả phải dựa vào nhân cách người giáo dục, bởi vì sức mạnh của giáo
dục chỉ bắt nguồn từ nhân cách của con người mà có. Không một điều
lệ, chương trình, không một cơ quan giáo dục, không một sách giáo
khoa, một lời khuyên răng nào, một hình phạt, một khen thưởng nào

có thể thay thế ảnh hưởng cá nhân người thầy giáo đối với học sinh”
Đó là tất cả những gì tôi muốn thể hiện qua đề tài này. Tuy
nhiên, không thể tránh khỏi những thiếu sót trong đề tài, mong quý
thầy cô, các bạn đồng nghiệp cùng đóng góp bổ sung ý kiến để đề tài
này được hoàn chỉnh hơn và có thể áp dụng được ở tất cả các lớp.
4.2. Đề xuất, khuyến nghị
Đối với lãnh đạo trường:
Cần quan tâm sâu sát hơn vấn đề giáo dục kỹ năng sống của học sinh
trong nhà trường.
Tạo ra các sân chơi bổ ích cho các em được vui chơi, được thể hiện
mình.

23


Tạo điều kiện tốt về chính sách, cũng như cơ sở vật chất thuận lợi giúp
giáo viên có điều kiện tốt hơn trong công tác chủ nhiệm, cũng như công
tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
Đối với giáo viên.
Chúng ta không thể giáo dục học sinh một cách rập khuôn, mà
tùy theo những hoàn cảnh cụ thể để tác động đúng cách, phù hợp với
từng tình huống, từng lứa tuổi. Đặc biệt là phải hiểu rõ được tâm, sinh
lý của đối tượng cần giáo dục mới có thể mong đem lại kết quả cao
trong công tác giáo dục đạo đức. Và quan trọng là nhân cách và đạo
đức của người thầy giáo. Người thầy giáo phải luôn là người nêu
gương cho học sinh. Bên cạnh đó việc giáo dục đạo đức phải có sự
phối hợp đồng bộ giữa giáo viên chủ nhiệm và các giáo viên bộ môn,
giữa nhà trường và phụ huynh có như vậy việc giáo dục các em mới
đạt được hiệu quả như mong đợi.


24


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Đình Châu, Đặng Thị Thu Thủy (2009) Sử dụng BĐTD góp
phần TCH HĐ học tập của HS, Tạp chí Khoa học giáo dục, số chuyên
đề TBDH .
2. “Kỹ năng sống dành cho học sinh” của tác giả Ngọc Linh được xuất
bản bởi Nhà xuất bản văn học năm 2013
3. “Rèn luyện kỹ năng sống dành cho học sinh thiên tài” của tác giả
Kiếm Lăng do nhà xuất bản Văn hóa – Thông tin xuất bản năm 2014
4. “Tủ sách kỹ năng sống dành cho học sinh” của tác giả Xact Group
do Nguyễn Thu Hương dịch và được xuất bản bởi NXB Đại học Sư
phạm

25


×