Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Tín ngưỡng gia đình Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.59 KB, 18 trang )


các hình thức nghi lễ tín ngưỡng cũng nhiều hơn. Thờ cúng tổ tiên cũng hòa mình vào xu
thế chung đó. Thờ cúng tổ tiên trong các gia đình cũng ngày càng được chú trọng hơn.
Nếu tín ngưỡng chỉ đáp ứng được nhu cầu tâm linh của một bộ phận người dân là tín đồ
của tín ngưỡng đó thì thờ cúng tổ tiên đáp ứng nhu cầu tâm linh của đại bộ phận người
Việt Nam. Nếu trước kia, chúng ta còn bắt gặp những gia đình không có ban thờ tổ tiên
trong nhà thì ngày nay nhà nào cũng có. Cùng với sự phát triển kinh tế, những trang thờ
nhỏ bé hay những bát hương đặt tạm bợ trên nóc tủ thời bao cấp dần dần được thay thế
bằng những ban thờ cố định với nhiều kiểu dáng mẫu mã trang nghiêm và đẹp mắt. Vị trí
đặt ban thờ tổ tiên cũng được chú trọng. Ngày nay, để đặt một ban thờ, người ta không
còn tùy tiện chỗ nào cũng được như trước mà cần phải xem hướng ban thờ, xem kích
thước ban thờ về chiều cao, chiều dài, chiều rộng. Ngày đặt ban thờ hay bốc bát hương
cũng là một sự kiện quan trọng của gia đình. Những gia đình có điều kiện, người ta
thường dành một phòng riêng, trên tầng cao nhất, hay khu vực sạch sẽ và trang trọng nhất
trong ngôi nhà làm phòng thờ. Sự thay đổi trong cách thức bài trí bát hương và không
gian thờ tổ tiên trong các gia đình ngày nay đã thể hiện rõ nét tầm quan trọng của thờ
cúng tổ tiên trong đời sống tâm linh của các gia đình Việt Nam hiện tại.
Tầm quan trọng của thờ cúng tổ tiên bên cạnh sự biểu hiện qua không gian thờ cúng tổ
tiên trong gia đình còn thể hiện qua sự chú trọng xây dựng hệ thống nhà thờ tổ, nhà thờ
dòng tộc. Trong những năm gần đây, nhiều nhà thờ họ đã được tu bổ, xây mới. Nhiều gia
đình chi phí đóng góp xây dựng nhà thờ tộc, nhà thờ họ lên tới vài tỉ đồng. Xu thế xây
dựng nhà thờ tộc được phục hồi nhưng xu thế cá nhân hóa thờ cúng tổ tiên cũng phát
triển rất mạnh mẽ. Tính cá nhân hóa mà tôi đề cập tới ở đây để chỉ xu thế thờ cúng tổ tiên
ngày nay được chuyển vào từng thành viên trong gia đình. Nếu trước đây, thờ cúng tổ
tiên được tập trung tại nhà dòng trưởng (trưởng tộc, trưởng họ, trưởng chi, con trưởng)
thì nay, mọi thành viên trong gia đình đều thờ cúng tổ tiên tại gia đình mình. Nhiều gia
đình vẫn còn giữ được tục lệ cứ giỗ tết tập trung lại vào nhà con trưởng để làm giỗ.
Tuy nhiên, tại nhiều gia đình, ngày giỗ không còn là ngày con cháu tập trung như trước
nữa. Hình thức cúng giỗ mang tính cộng đồng chung các thành viên trong gia đình được
chuyển thành hình thức cúng giỗ cá thể. Mỗi thành viên trong gia đình làm lễ cúng giỗ
người đã mất tại nhà mình. Như vậy, ví dụ một ông bố có 5 người con, khi ông bố mất đi,


nếu theo hình thức cúng giỗ trước kia, các con sẽ tập trung tại nhà con trai trưởng để làm
lễ cúng giỗ bố vào ngày giỗ và không làm tại nhà riêng của mình thì ngày nay cả 5 người
con không phân biệt trai hay gái sẽ tiến hành làm lễ cúng giỗ bố tại nhà riêng của mình.
Nếu cho rằng người mất có thể về được để hưởng thụ những vật phẩm mà người thân của
mình cúng tế vào ngày giỗ thì ông bố này sẽ phải đi tới 5 ngôi nhà để hưởng 5 mâm cỗ
thay vì một mâm như trước kia. Liệu có phải chính sự phát triển của mô hình gia đình hạt


nhân đã ảnh hưởng tới sự thay đổi cách thức thờ cúng tổ tiên như trên? Hay đó chính là
sự thể hiện của lối sống đô thị trong xã hội hiện đại, nơi mà không gian giao tiếp trực tiếp
của con người ngày càng có xu hướng bị thu hẹp? Hay lí do là bởi vì, trước kia, các gia
đình thường có cấu trúc tam đại, tứ đại đồng đường, anh em trai có gia đình nhưng vẫn
sống chung với nhau và sống chung cùng bố mẹ. Mọi cúng giỗ do con trai trưởng của gia
đình, dòng họ đảm trách. Mảnh đất gia đình dòng trưởng sinh sống cũng là mảnh đất của
cha ông để lại. Tính chất đó quy định trách nhiệm cúng giỗ trao cho dòng trưởng. Ngày
nay, hệ thống gia đình hạt nhân, con cái không ở cùng cha mẹ, anh chị em không sống
chung trong một ngôi nhà. Quan niệm ai cúng người đó được hưởng lộc nên mọi gia đình
đều có bàn thờ gia tiên. Như vậy, trọng trách cúng giỗ không còn chỉ là con trai trưởng,
trưởng họ, trưởng tộc. Nhu cầu cúng giỗ tổ tiên là nhu cầu của mọi thành viên trong gia
đình gồm cả nam và nữ. Nhiều gia đình thành phố hiện nay thực hiện việc cúng giỗ tổ
tiên cha mẹ trong từng gia đình nhỏ, không thực hiện cúng giỗ tập trung tại nhà con
trưởng.
Cách thức bài trí bàn thờ tổ tiên, bàn thờ dòng tộc cũng có nhiều thay đổi. Ngày nay, cách
thức thờ cúng phức tạp như trước đây rất ít gia đình còn duy trì được. Hầu hết các bàn
thờ gia tiên, đặc biệt là các bàn thờ gia tiên tại thành phố đã được làm đơn giản đi rất
nhiều. Hiện nay không có quy chuẩn cho sự bài trí bàn thờ tổ tiên.
Sự chú trọng thờ cúng tổ tiên ngày nay còn được thể hiện ở sự chú trọng phần mộ dòng
tộc. Việc con cháu xây dựng cho tổ tiên một ngôi nhà mới, nhà đẹp là một nét đẹp văn
hóa nhưng đua nhau xây mộ sao cho mộ nhà mình phải to, phải đẹp hơn những nhà khác
lại là vấn đề cần phải suy nghĩ. Hiện chưa ai chứng minh được mộ to thì phúc lớn, mộ

nhỏ thì phúc bé. Chính lòng mong mỏi mộ nhà mình phải hơn nhà khác mà chúng ta thấy
hiện nay nhiều nghĩa trang xuất hiện tình trạng các mộ xây lấn vào nhau khiến con cháu
đến thắp hương không còn chỗ mà đứng mà đi vào phần mộ nhà mình. Con cháu đi xa
làm ăn khấm khá ghi nhớ công ơn tổ tiên gửi tiền về xây lăng mộ tổ tiên. Cứ vậy nhà xây
sau mong muốn lăng mộ nhà mình phải to hơn, đẹp hơn, chi phí xây dựng nhiều hơn nhà
xây trước. Có nhà vừa xây xong chi phí hết năm trăm triệu đồng nhưng năm sau thấy nhà
hàng xóm xây to hơn chi phí hết một tỷ đồng lại đập đi xây lai to hơn với chi phí lớn
hơn. Chăm sóc phần mộ tổ tiên là một nét văn hóa truyền thống của người Việt nhưng có
lẽ không nhất thiết phải đua nhau như vậy. Nhiều gia đình đã lâm vào tình trạng kinh tế
khó khăn, anh em bất đồng với những khoản đóng góp không nhỏ cho việc xây dựng
phần mộ, nhà thờ như vậy. Đúng như tác giả Phan Kế Bính đã nói, chúng ta cần tìm một
cách nào để tránh lãng phí và phiền hà cho những người thân đang sống thì có lẽ cũng sẽ
hợp ý tổ tiên hơn.


Trước kia người tới ăn giỗ thường mang một chai rượu và chút hoa quả đến thắp hương
góp giỗ cùng gia đình thì ngày nay người ta cúng lễ chủ yếu bằng tiền (phong bì). Dường
như sự tác động của nền kinh tế thị trường đã len lỏi vào từng khía cạnh của cuộc sống.
Đây cũng chính là cơ hội để cho sự tính toán, đầu óc thực dụng, bản địa hẹp hòi được trỗi
dậy mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Chính vì vậy, nhiều gia đình coi việc giỗ như một dịp để
thu lợi nhuận, là cái cớ để khoe khoang với bạn bè, hàng xóm. Nếu như trước kia người
ta đến với nhau bằng tình cảm bình dị, thắm đượm tình làng nghĩa xóm, tình anh em thì
nay, phần nào đó, ở không ít người đi ăn giỗ, như là để “trả nợ miệng”. Phải chăng đó
chính là mặt trái của những biến đổi hiện nay đã và đang diễn ra ở hầu khắp các gia đình
Việt Nam?
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên hiện nay, đang có dấu hiệu tiêu cực như: phô trương về tiền
tài, dang vọng, địa vị, gây chia rẽ, bè phái, cục bộ trong cộng đồng... Hiện tượng ấy, gây
không ít lãng phí, phiền toái cho nhiều người, làm biến dạng ý nghĩa nhân văn sâu sắc
của nó. Hiện có những yếu tố mê tín dị đoan cũng len lỏi vào hình thức tín ngưỡng này.
Thờ cúng tổ tiên, vì thế sẽ dễ mất dần ý nghĩa chân chính để nhường chỗ cho tư tưởng cơ

hội, trục lợi được một số kẻ tán dương vì mục đích buôn thần bán thánh.
CHƯƠNG 3: NHỮNG MẶT TÍCH CỰC VÀ TIÊU CỰC CỦA CÁC TÍN NGƯỠNG
TRONG GIA ĐÌNH VIỆT NAM. BIỆN PHÁP PHÁT HUY NHỮNG MẶT TÍCH CỰC
CÙNG HẠN CHẾ TIÊU CỰC ẤY.
3.1. Đánh giá mặt tích cực và tiêu cực
3.1.1. Mặt tích cực
Do tín ngưỡng có sự đồng hành lâu dài với con người trong lịch sử, nên có thể xem nó
như một phần tài sản văn hóa của nhân loại. Trong quá trình phát triển, lan truyền trên
bình điện thế giới, tín ngưỡng không chỉ đơn thuần chuyển tải niềm tin của con người,
mà còn có vai trò chuyển tải, hoà nhập văn hóa và văn minh, góp phải duy trì đạo đức xã
hội nơi trần thế. Nó có ảnh hưởng mạnh mẽ đến đời sống tinh thần của con người. Với tư
cách một bộ phận của hệ ý thức, tín ngưỡng đã đem lại cho cộng đồng xã hội nói chung
và cho từng gia đình Việt Nam nói riêng những biểu hiện độc đáo thể hiện trong cách ứng
xử, lối sống, phong tục, tập quán, trong các yếu tố văn hóa vật chất cũng như tinh thần.
Điều dễ nhận thấy là, những hệ thống đạo đức của các tín ngưỡng rất khác nhau về niềm
tin, rất xa nhau về địa lý nhưng vẫn có một điểm chung là nội dung khuyên thiện. Họat
động hướng thiện của con người trở nên mạnh mẽ hơn, nhiệt thành hơn.


Là hình thức phản ánh đặc thù, phản ánh hư ảo thế giới hiện thực, tín ngưỡng đã góp
phần chế ngự các hành vi phi đạo đức. Do tuân thủ những điều răn dạy về đạo đức của
các tín ngưỡng, nhiều người đã sống và ứng xử đúng đạo lý, góp phần làm cho xã hội
ngày càng thuần khiết. Đặc biệt, các loại tín ngưỡng thường được hình thành trên cơ sở
niềm tin vào cái siêu nhiên nên con người Việt Nam thực hành đạo đức một cách rất tự
nguyện, tự giác.
Đạo đức trong các loại tín ngưỡng hướng con người Việt Nam đến những giá trị nhân
bản, góp phần tích cực vào việc hoàn thiện đạo đức cá nhân. Bất kỳ tín ngưỡng nào cũng
đề cập đến tình yêu. Đây là những hành vi đạo đức rất cụ thể, rất thiết thực khi trong xã
hội còn nhiều cảnh khổ cần được cứu vớt, giúp đỡ.
3.1.2. Mặt tiêu cực

Về bản chất, chúng ta không thể quên rằng, thế giới quan tín ngưỡng là thế giới quan tiêu
cực. Một khi đã thâm nhập vào ý thức con người, nó sẽ làm cho con người lãng quên hiện
thực, đặt tất cả tinh thần, tâm tưởng vào thần thánh hư ảo mà họ tin đó là giá trị đích thực.
Chức năng thế giới quan của tín ngưỡng dẫn dắt con người theo một triết lý sống không
hành động, không đấu tranh trong thực tại, lấy tu dưỡng tâm tính làm điều cốt yếu để mau
chóng được giải thoát ở bên ngoài thực tại. Theo cách nhìn của tín ngưỡng, cuộc đời là
nơi đầy những cám dỗ, lành ít, dữ nhiều, đầy những cạm bẫy, những cái ác, những sự ô
uế, vẩn đục làm vấy bẩn linh hồn.
Muốn đạt đến giải thoát, con người phải từ bỏ mọi ham muốn dục vọng, diệt trừ tham,
sân, si. Tất cả những quan niệm, những triết lý sống đó cho thấy mặt tiêu cực của thế giới
quan tín ngưỡng.
Hạnh phúc trong tín ngưỡng là hạnh phúc hư ảo. Tín ngưỡng không đề cao cuộc sống
trần gian. Mặt khác, nó khuyên con người nhẫn nhục trước tình cảnh nô lệ, biết sợ hãi
trước sức mạnh siêu nhiên.
Thêm nữa, các loại tín ngưỡng quá chú trọng đến việc hoàn thiện đạo đức cá nhân nhưng
lại bỏ quên các mối quan hệ xã hội của con người. Với tính cách một hình thái ý thức xã
hội, đạo đức cũng phản ánh tồn tại xã hội, cũng có quá trình phát sinh, phát triển và biến
đổi cùng với điều kiện sinh sống của con người. Do vậy, muốn hoàn thiện đạo đức cá
nhân, không thể tách nó khỏi những điều kiện sinh họat vật chất cùng các quan hệ xã hội
khác của con người.
3.2. Biện pháp phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của tín ngưỡng trong các
gia đình Việt Nam


Thứ nhất, tuyên truyền giáo dục nhằm nâng cao nhận thức của hệ thống chính trị và toàn
xã hội về ý nghĩa, vai trò của những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp trong tín ngưỡng.
Tập trung giáo dục tinh thần yêu nước, ý thức bảo vệ độc lập và thống nhất của Tổ quốc.
Nội dung tuyên truyền cũng cần nhấn mạnh những điểm tương đồng giữa tín ngưỡng và
Chủ nghĩa xã hội, giữa văn hóa, đạo đức tín ngưỡng với văn hóa, đạo đức truyền thống
của dân tộc. Qua đó, tăng cường sự đồng thuận trong toàn xã hội về việc phát huy giá trị

tích cực của tín ngưỡng, tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ trương, chính sách của Đảng
và Nhà nước về tín ngưỡng và văn hóa tín ngưỡng đi vào cuộc sống.
Thứ hai, hoàn thiện hệ thống pháp luật về tín ngưỡng và văn hóa tín ngưỡng.
Thứ ba, tăng cường quản lý nhà nước về tín ngưỡng và hoạt động văn hóa tín ngưỡng.
Tăng cường quản lý nhà nước về tín ngưỡng là nhằm bảo đảm giải quyết kịp thời, hợp lý
những nhu cầu vật chất và tinh thần, nhu cầu tín ngưỡng chính đáng của người có đạo,
bảo đảm các hoạt động tín ngưỡng diễn ra bình thường, tuân thủ pháp luật. Qua đó, tạo
điều kiện để các tín ngưỡng thực hiện chức năng văn hóa, góp phần đóng góp xây dựng
nền văn hóa mới. Khuyến khích nhân dân xã, phường, thôn ấp, cụm dân cư, khu tập thể,
cơ quan, xí nghiệp ở những vùng đồng bào có đạo xây dựng các quy ước về nếp sống văn
hóa, giữ gìn trật tự vệ sinh, bảo vệ di tích văn hóa tín ngưỡng và cảnh quan, môi trường
thiên nhiên quanh các di tích văn hóa tín ngưỡng.
Thứ tư, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, phong trào xây dựng đời sống văn hóa
trong những người có đạo. Gắn liền với đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước và các
phong trào văn hóa, cần thực hiện tốt việc nêu gương người tốt, việc tốt trong gia đình tín
ngưỡng. Bởi lẽ, khi một tấm gương sáng trong cộng đồng người tín ngưỡng được tôn
vinh, nó có sức lan tỏa nhanh chóng, tác động đến trí tuệ, tình cảm của đông đảo quần
chúng có đạo, thúc đẩy họ học tập, noi theo. Hơn nữa, việc nêu gương người tốt, việc tốt
tôn thêm niềm tự hào của đồng bào có đạo về những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của
tín ngưỡng, từ đó, thúc đẩy họ hành động “tốt đời, đẹp đạo”.
Thứ năm, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân và các hội văn
học nghệ thuật trong công tác văn hóa tín ngưỡng. Bên cạnh việc nâng cao vai trò của
Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân, cần phát huy vai trò, trách nhiệm của các hội
văn học nghệ thuật đối với lĩnh vực văn hóa nghệ thuật tín ngưỡng. Các hội văn học,
nghệ thuật cần có định hướng cho hội viên có tư tưởng đúng đắn trong khai thác đề tài,
cảm hứng từ văn hóa nghệ thuật tín ngưỡng, có ý thức giữ gìn, phát huy những giá trị
nghệ thuật có tính thẩm mỹ cao trong tín ngưỡng. Mặt khác, căn cứ vào chức năng,
nhiệm vụ của từng hội, cần có sự giúp đỡ, định hướng để sự phát triển của nghệ thuật tín



ngưỡng giữ được vẻ đẹp truyền thống, không sa vào lai căng, kệch cỡm hay bi quan, yếm
thế trước cuộc đời.
Thứ sáu, kiên quyết đấu tranh khắc phục những tiêu cực nảy sinh trong sinh hoạt tín
ngưỡng và chống sự lợi dụng tín ngưỡng vào mục đích xấu. Trong việc đấu tranh khắc
phục các tiêu cực nảy sinh trong sinh hoạt tín ngưỡng và chống sự lợi dụng tín ngưỡng,
phải phân biệt rõ giữa đồng bào có tín ngưỡng và những kẻ lợi dụng tín ngưỡng, giữa
những tiêu cực nảy sinh trong sinh hoạt tín ngưỡng và tiêu cực do lợi dụng tín ngưỡng
gây nên, giữa lợi dụng tín ngưỡng nhằm trục lợi và lợi dụng tín ngưỡng vì mục đích
chính trị phản động. Từ đó, có các biện pháp cụ thể phù hợp, khắc phục các tiêu cực liên
quan đến tín ngưỡng, tạo điều kiện để văn hóa tín ngưỡng phát huy ảnh hưởng tích cực
trong đời sống tinh thần xã hội, kịp thời phát hiện, kiên quyết đấu tranh làm thất bại mọi
âm mưu lợi dụng tín ngưỡng của các thế lực thù địch hòng chia rẽ khối đại đoàn kết toàn
dân tộc, chống phá cách mạng.
Thứ bảy, phát huy vai trò của các tổ chức tín ngưỡng trong giữ gìn, phát huy những giá trị
văn hóa, đạo đức tốt đẹp của tín ngưỡng. Trong quá trình xây dựng và phát triển nền văn
hóa dân tộc, cần nâng cao vai trò, trách nhiệm của các tổ chức giáo hội tín ngưỡng, đặc
biệt là vai trò của các chức sắc, nhà tu hành trong giữ gìn, phát huy các giá trị tốt đẹp của
tín ngưỡng. Muốn vậy, cần thường xuyên gặp gỡ, tiếp xúc, nắm bắt nhu cầu, nguyện
vọng, tạo mối quan hệ gần gũi, thân thiện, cởi mở với chức sắc, chức việc, nhà tu hành tín
ngưỡng trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tạo điều kiện để
họ thực hiện việc đạo theo đúng pháp luật. Xây dựng quy chế phối hợp giữa các đoàn thể
với các giáo hội tín ngưỡng trong thực hiện các phong trào thi đua yêu nước và phong
trào văn hóa, nhằm hướng các hoạt động của tổ chức tín ngưỡng, chức sắc, nhà tu hành
tuân thủ pháp luật và đường hướng hành đạo “tốt đời, đẹp đạo”.
KẾT LUẬN
Có thể thấy rằng, trong guồng máy của xã hội đang phát triển theo hướng đô thị hóa, các
gia đình Việt Nam đã và đang trong quá trình chuyển mình mạnh mẽ. Trong sự chuyển
mình đó, các gia đình Việt Nam hôm nay đang phải dung hòa những giá trị văn hoá
truyền thống của mình với những ảnh hưởng mạnh mẽ của lối sống hiện đại. Rất nhiều
yếu tố văn hoá mới được du nhập tạo nên diện mạo mới và ít nhiều làm biến đổi cuộc

sống của người dân nơi đây. Cũng như các sinh hoạt văn hoá cộng đồng, những sinh hoạt
tín ngưỡng tôn giáo trong gia đình vẫn được duy trì. Các giá trị truyền thống của hoat
động tâm linh trong gia đình như nghi thức tang ma, cúng giỗ tổ tiên, giỗ họ…vẫn được
bảo tồn. Ngày nay dưới tác động của quá trình phát triển đô thị, các giá trị văn hoá này ít
nhiều có sự biến đổi cho phù hợp với cuộc sống hiện đại nhưng về cơ bản nó vẫn giữ


được những nét đẹp truyền thống của cha ông. Trong gia đình, dòng họ, những sinh hoạt
văn hoá vẫn là sợi dây bền chặt gắn kết con người trước cơn lốc của quá trình đô thị hóa
hiện nay. Tuy nhiên, ranh giới giữa tín ngưỡng, tâm linh và mê tín dị đoan rất mong
manh. Bởi vậy nếu không có cái nhìn khoa học và ý thức phát huy những giá trị truyền
thống tốt đẹp, chúng ta rất dễ hiểu sai và làm sai. Như vậy, để thực hiện tín ngưỡng, tâm
linh có khoa học và ý nghĩa, trước hết người dân nên tìm hiểu sâu về nguồn gốc cũng như
ý nghĩa của các hoạt động này. Khi đã hiểu thì sẽ có tâm thế đến với nó phù hợp nhất, tức
là thực hiện dựa trên nền tảng nguồn gốc, ý nghĩa đó. Ngoài ra, mọi người cũng cần cảnh
giác trước những trò mê tín dị đoan “đội lốt” tín ngưỡng, tâm linh để tránh mất thời gian,
tiền bạc.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đại cương văn học Việt Nam -Nguyễn Phong Nam, NXB Lao động, 2009
2. Tài liệu học tập môn Tâm lý học gia đình, Th.S Phạm Thị Mơ
3. />
tin-nguong-ton-giao.html
4. />5. />


×