Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

TIEU LUAN xu ly tinh huonfng den bu, giai tỏa mat bang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.28 KB, 18 trang )

MỤC LỤC
Trang
Lời nói đầu

1

I. Mô tả tình huống

3

II. Mục tiêu cần đạt được khi giải quyết tình huống

4

III. Phân tích xử lý tình huống

4

1. Mục tiêu của tình huống

4

2. Cơ sở lý luận

4

3. Nguyên nhân dẫn đến tình huống

6

4. Phân tích diễn biến tình huống



7

IV. Phương án giải quyết tình huống

8

1. Xây dựng phương án

8

2. Đánh giá ưu, nhược điểm của phương án

9

V. Lựa chọn phương án tối ưu

10

Kết luận

13

Kiến nghị

14


LỜI NÓI ĐẦU
_____

Huyện Bình Minh (nay là Thị xã Bình Minh) là một trong 08 huyện,
thành phố của tỉnh Vĩnh Long, tổng diện tích đất tự nhiên 9.363,29 ha, có 01 thị
trấn và 5 xã và bao gồm 55 ấp, khóm. Dân số năm 2010 là 95.089 người, mật độ
dân số bình quân 1.015 người/km2. Là trung tâm tiểu vùng phía Nam của tỉnh
Vĩnh Long, nằm trong vùng kinh tế động lực của tỉnh, có 02 tuyến quốc lộ 1A và
quốc lộ 54 đi qua, cách TP Cần Thơ 3km, cách TP Vĩnh Long 30km, cách thành
phố Hồ Chí Minh khoảng 165km và cách sân bay quốc tế Cần Thơ 20km, có vị
trí giao thông thủy, bộ và hệ thống cảng, đường hàng không thuận lợi trong việc
giao lưu, hợp tác và phát triển. Ngoài ra, huyện Bình Minh còn là trung tâm tổng
hợp cấp vùng liên huyện, có vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, an
ninh - quốc phòng; quy hoạch và thực trạng cơ sở hạ tầng đô thị thuận lợi cho
xây dựng và phát triển đô thị.
Cư dân phần lớn là người địa phương sinh sống lâu đời, dân số sống tập
trung ở khu vực nội thị và các vùng nông thôn, số còn lại chủ yếu là nông
nghiệp và buôn bán nhỏ. Huyện Bình Minh có 03 dân tộc chủ yếu phần lớn là
người kinh, còn lại là người Khơmer và người Hoa.
Tình hình kinh tế xã hội hàng năm đều có sự tăng trưởng tương đối ổn
định, diễn biến đúng theo sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và chính quyền địa
phương. Tuy nhiên, trong quá trình trong quá trình phát triển kinh tế xã hội
huyện cũng có những bất cập trong đời sống xã hội, hoạt động quản lý hành
chính nhà nước trong lĩnh vực đất đai ở một nơi, một số thời điểm bị buông
lỏng, kém hiệu quả...
Công tác thu hồi đất, giải phóng mặt bằng khi Nhà nước có chủ trương
thực hiện các công trình, dự án hiện nay là vấn đề phức tạp, mang tính chất kinh
tế - xã hội tổng hợp, thể hiện bản chất kinh tế của các mối quan hệ về đất đai và
chính sách, xã hội của Nhà nước. Đây là vấn đề khá nhạy cảm và luôn nhận

2



được sự quan tâm của nhiều cấp, nhiều ngành, của các tổ chức và cá nhân có
liên quan.
Trong những năm qua, thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp
luật của Nhà nước về phát triển kinh tế, củng cố quốc phòng, an ninh, kết hợp đảm
bảo an sinh xã hội vì lợi ích của nhân dân, ở nhiều địa phương trên phạm vi cả
nước đã diễn ra nhiều hoạt động thu hồi đất và đền bù giải phóng mặt bằng để thực
hiện các dự án phục vụ cho sự phát triển của đất nước. Vì lợi ích chung của xã hội,
đại đa số người dân trong khu vực dự án phải thu hồi đất đều đồng tình, ủng hộ và
tự giác thực hiện theo chủ trương của Đảng và Nhà nước, không ít người vì lợi ích
chung đã chịu thiệt thòi, đồng ý đóng góp đất đai, cây ăn trái, hoa màu,… nhằm
giúp chính quyền địa phương đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng tiến hành
thực hiện các dự án.
Tuy nhiên, mặc dù Nhà nước đã có nhiều quy định hỗ trợ như bồi thường
bằng tiền mặt, hỗ trợ đất để tái định cư khi cá nhân, tổ chức bị thu hồi đất, nhưng
trên thực tế, việc thực hiện gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc và chưa đáp ứng
yêu cầu trong thực tế. Thậm chí có lúc, có nơi xảy ra vụ việc phức tạp, kéo dài, làm
chậm tiến độ thực hiện dự án, gây tổn hại về kinh tế và ảnh hưởng đến trật tự an
toàn xã hội. Nguyên nhân chính dẫn đến xảy ra vấn đề này là người dân trong diện
di dời, giải tỏa phải thay đổi nghề nghiệp, điều kiện sống, thay đổi tập quán sống
làm ảnh hưởng đến các vấn đề sinh hoạt, tâm lý và xã hội khác. Mặt khác, một số
cán bộ trực tiếp thực hiện công tác đền bù, giải phóng mặt bằng còn chủ quan chưa
thực hiện đúng qui trình, quy định của pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư
khi Nhà nước thu hồi đất.
Để góp phần giải quyết các tồn tại như đã nêu, xin đề cập đến một tình
huống tiêu biểu về “công tác giải tỏa, đền bù và thực hiện giải phóng mặt bằng
ở địa phương”, từ đó tìm ra phương án và kiến nghị biện pháp giải quyết, nhằm
giải quyết hài hoà mối quan hệ giữa lợi ích của Nhà nước với lợi ích của Nhân dân,
góp phần thúc đẩy xây dựng đất nước phát triển. Do trình độ của bản thân có hạn
3



nên không tránh khỏi sai sót, hạn chế và sự chủ quan. Kính mong thầy, cô thông
cảm.
Qua khóa học này giúp cho tôi tiếp cận và nhận thức sâu sắc rất nhiều
vấn đề trong công tác quản lý Nhà nước cả về lý luận lẫn thực tiễn. Với những
kiến thức tiếp thu được, tôi sẽ vận dụng vào thực tế để thực hiện đạt kết quả cao
hơn, phối hợp tốt hơn với các ngành liên quan đề giải quyết những vấn đề thuộc
lĩnh vực nhà nước, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của địa phương. Cuối
cùng tôi kính chúc quí thầy, cô nhiều sức khỏe, thành đạt.
I. MÔ TẢ TÌNH HUỐNG
Ông Lê Văn Chín, 60 tuổi (sinh năm 1956), trú tại ấp Mỹ Thới 1, xã Mỹ
Hòa, Thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long là một trong những người có mặt từ rất
sớm tại vùng đất này để khai hoang, lấy đất canh tác và sinh sống ổn định từ đó
đến nay. Đây là một trong những khu đất bãi bồi ven sông Hậu thuộc các xã cù
lao của Thị xã Bỉnh Minh, được người dân khai thác để trồng cây và nuôi cá.
Tháng 5/2010, gia đình ông nhận được thông báo của chính quyền địa phương
về việc thu hồi 1,5 ha đất trong tổng số 2 ha đất do gia đình ông đang quản lý sử
dụng và một số diện tích đất của dân cư trong xã để thực hiện dự án khu du lịch
sinh thái Mỹ Hòa. Vì lợi ích chung của cộng đồng và chấp hành chủ trương của
chính quyền địa phương nên ông Chín và các hộ dân khác đã đồng ý giao đất.
Tuy nhiên, khi chính quyền địa phương thông báo số tiền đền bù là 150.000
đồng/m2 đất, bao gồm tiền đất và các khoản đền bù cho số cây mà ông trồng bấy
lâu nay hiện đang cho huê lợi thì ông cùng các hộ dân khác cực lực phản đối,
không đồng ý giao đất và cho rằng chính quyền áp giá đền bù như vậy là chưa
phù hợp về giá đất thực tế. Trong khi đó, phần đất của gia đình ông với các loại
cây trồng như bưởi, măng cục,… đang cho thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm.
Hơn nữa, nhiều cá nhân, tổ chức đến hỏi mua những khu đất xung quanh đất nhà
ông để làm khu du lịch sinh thái với giá 400.000 đồng/m 2, cao hơn rất nhiều so
với số tiền mà chính quyền địa phương đền bù cho gia đình ông. Vì vậy, ngày
08/7/2010, ông đến Ủy ban nhân dân Thị xã Bình Minh để khiếu nại nhưng chưa

4


được giải quyết thấu đáo. Tuy nhiên, đến ngày 20/7/2010, lực lượng chức năng
của Ủy ban nhân dân Thị xã Bình Minh đã đến dùng lực lượng cán bộ, công an,
xe cuốc, xe ủi đến cưỡng chế, san bằng khu vực đất vườn nhà ông Lê Văn Chín.
Những vườn cây trái xum xuê giờ chỉ còn là những thân cây trơ gốc. Gia đình
ông Chín vốn sinh sống nhờ cây bưởi, măng cục,... giờ không còn nguồn thu
nhập để sinh sống nên gia đình ông đang gặp khó khăn về kinh tế. Cho đến khi
bị cưỡng chế, gia đình ông Chín chưa hề được ký vào bất kỳ một văn bản nào
liên quan đến đền bù, giải tỏa, chưa ký nhận tiền. Việc cưỡng chế trên có sự
đồng ý của Uỷ ban nhân dân tỉnh. Do đó, ngày 20/7/2010 ông Lê Văn Chín và
một số hộ dân xung quanh đã làm đơn khiếu nại gửi đến UBND tỉnh Vĩnh Long
để xin cứu xét, khiếu kiện việc làm của UBND Thị xã Bình Minh để trả lại sự
công bằng cho gia đình ông.
II. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT ĐƯỢC KHI GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
Mục tiêu cần đạt được khi giải quyết tình huống là tìm ra phương án tối
ưu và kiến nghị biện pháp giải quyết tình huống trên cơ sở các quy định của
pháp luật về đất đai, nhất là quy định về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ khi Nhà
nước thu hồi đất hiện nay.
III. PHÂN TÍCH XỬ LÝ TÌNH HUỐNG
1. Mục tiêu của tình huống
Mục tiêu của tình huống là xác định các hiện tượng phổ biến nảy sinh
trong lĩnh vực thu hồi, giải tỏa, đền bù đất đai để thực hiện các chương trình, dự
án phát triển kinh tế của Nhà nước và của các địa phương trên thực tế hiện nay
đã và đang xảy ra nhiều vướng mắc và phức tạp trong quá trình thực hiện từ phía
các cơ quan chức năng, dẫn đến không ít bức xúc trong nhân dân.
2. Cơ sở lý luận
Kể từ năm 2003 đến nay, thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ VII Ban
chấp hành Trung ương Đảng khoá IX về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật

5


về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Nhà
nước đã ban hành rất nhiều quy định về lĩnh vực này, đặc biệt là ban hành Luật
đất đai năm 2003, thay thế Luật đất đai năm 1993; Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật đất đai năm 1998; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đất
đai năm 2001. Luật đất đai năm 2003 đã dành riêng một mục với 8 điều luật quy
định một số vấn đề cơ bản nhất về thu hồi đất. Tiếp đó, tại Nghị định số
181/2004/NĐ-CP, ngày 29/10/2004 về thi hành Luật đất đai cũng đã có hướng
dẫn về vấn đề này.
Trên cơ sở các văn bản nêu trên, Chính phủ còn ban hành các văn bản
chuyên biệt về vấn đề này như: Nghị định số 197/2004/NĐ-CP, ngày 03/12/2004
quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; Nghị
định số 84/2007/NĐ-CP, ngày 25/5/2007 quy định bổ sung về việc cấp Giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình
tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết
khiếu nại về đất đai. Qua nhiều năm thực hiện, các nghị định trên đã được bổ
sung theo Nghị định số 69/2009/NĐ-CP, ngày 13/8/2009 của Chính phủ quy
định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ
và tái định cư…
Để thực hiện thống nhất các văn bản của Chính phủ, Bộ Tài nguyên và
Môi trường đã ban hành nhiều thông tư hướng dẫn như: Thông tư số
01/2005/TT-BTNMT, ngày 13/4/2005 hướng dẫn thực hiện một số điều của
Nghị định số 181/2004/NĐ-CP, ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành
Luật đất đai; Thông tư liên tịch số 14/2008/TTLT-BTC-BTNMT, ngày
31/01/2008 và Thông tư số 06/2007/TT-BTNMT, ngày 15/6/2007 hướng dẫn
thực hiện một số điều của Nghị định số 84/2007/NĐ-CP, ngày 25/5/2007 quy
định bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực
hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà

nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai…
6


Ngoài ra, các quy định về bồi thường và hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất
còn được đề cập đến trong một số văn bản pháp lý khác. Đây chính là các cơ sở
pháp lý cần thiết cho hoạt động của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, đồng
thời xác định trách nhiệm tuân thủ nghĩa vụ pháp lý của người dân khi bị thu hồi
đất.
3. Nguyên nhân dẫn đến tình huống
Nguyên nhân dẫn đến tình huống phát sinh trong vấn đề thu hồi và bồi
hoàn giá trị phần đất của gia đình ông Lê Văn Chín tại xã Mỹ Hòa, Thị xã Bình
Minh, tỉnh Vĩnh Long xuất phát từ nhiều nguyên nhân, bao gồm cả nguyên nhân
khách quan và chủ quan.
3.1 Nguyên nhân khách quan
Nguyên nhân khách quan dẫn đến tình huống nêu trên bao gồm các
nguyên nhân như:
- Địa phương có nhu cầu việc xây dựng khu du lịch sinh thái để phát
triển kinh tế, tuy nhiên công tác qui hoạch tổng thể cho việc phát triển kinh tế xã hội nói chung còn yếu kém, chưa có tầm nhìn dài hạn.
- Chính sách bồi hoàn giá trị đất và các tài sản liên quan khi giải tỏa, thu
hồi đất của ông Lê Văn Chín là chưa phù hợp với tình hình thực tế.
Từ các nguyên nhân khách quan chủ yếu nêu trên đã khiến cho công tác
thu hồi và bồi thường đất đai hiện nay trở nên phức tạp, tiềm ẩn nhiều nguy cơ
ảnh hưởng đến tính bền vững cho sự phát triển kinh tế, ổn định trật tự xã hội tại
địa phương, ảnh hưởng đến an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội.
3.2 Nguyên nhân chủ quan
- Công tác quản lý đất đai ở địa phương còn yếu kém, chưa quản lý chặt
chẽ các khu đất bãi bồi, để người dân tự phát lấn chiếm sử dụng.

7



- Cơ quan chức năng ở địa phương chưa làm tốt chức trách, nhiệm vụ,
chưa làm tốt công tác tư tưởng, công tác tuyên truyền, vận động nên chưa tạo sự
đồng thuận trong nhân dân và có phần nóng vội khi tổ chức cưỡng chế phần đất
của ông Chín khi chưa thực hiện đầy đủ các bước để giải quyết vụ việc khiếu nại
của công dân. Chính quyền địa phường thiếu quan tâm đến tâm tư, nguyện vọng
và quyền lợi của người dân địa phương.
- Sự thiếu hiểu biết của gia đình ông Chín và nhiều hộ dân trong ấp Mỹ
Thới 1, xã Mỹ Hòa, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long trong việc phối hợp với
các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội ở địa phương để thực hiện quy chế dân
chủ ở cơ sở, phát huy quyền làm chủ của mình, thể hiện tiếng nói một cách kịp
thời, cùng với chính quyền quyết định vấn đề đất đai trên phạm vi địa phương và
của chính mình.
4. Phân tích diễn biến tình huống
Việc chính quyền địa phương quy hoạch đất của gia đình ông Chín và
nhiều hộ dân ở ấp Mỹ Thới 1, xã Mỹ Hòa, tỉnh Vĩnh Long để xây dựng khu du
lịch sinh thái là hoàn toàn phù hợp với chủ trương của Nhà nước trong việc thu
hồi đất để sử dụng vào mục đích phát triển kinh tế theo quy định tại Khoản 1
Điều 38 Luật đất đai năm 2003. Chính quyền cũng đã thực hiện đúng quy định
về thời hạn thông báo cho người bị thu hồi đất biết lý do thu hồi, phương án
tổng thể về bồi thường, giải phóng mặt bằng trước khi thu hồi đất theo quy định
của pháp luật. Tuy nhiên, việc xác định giá đất để bồi thường mặc dù nằm trong
khung giá đất do Chính phủ quy định nhưng không phù hợp với thực tế địa
phương chứng tỏ UBND tỉnh đã không thực hiện phương pháp so sánh trong xác
định giá đất (đất ở, đất vườn) và phương pháp thu nhập trong xác định giá bồi
thường hoa lợi trên đất của gia đình ông Chín và số hộ dân khác.
Để thu hồi đất của gia đình ông Chín, UBND Thị xã Bình Minh đã
không ban hành quyết định hành chính mà chỉ thông báo cho ông Chín về lý do
thu hồi, phương án bồi thường là không đúng. Quyết định hành chính về thu hồi

8


đất phải được ban hành bằng văn bản và chuyển cho ông Chín trước, trong đó có
nội dung về lý do thu hồi và phương án bồi thường.
Bên cạnh đó, khi ông Chín khiếu nại theo đúng thời hiệu thì đã không
được UBND Thị xã Bình Minh giải quyết theo quy định tại Điều 138 Luật đất
đai 2003; Điều 162, 163, 164 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP, ngày 29/10/2004
về thi hành Luật đất đai và các quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo hiện hành
trước khi tiến hành cưỡng chế. Mặt khác, việc khiếu nại và cưỡng chế đều có sự
đồng ý của UBND tỉnh. Những việc làm này hoàn toàn không đúng với các quy
định pháp luật về giải quyết khiếu nại quyết định thu hồi đất (phần liên quan đến
giá bồi thường, mức hỗ trợ) và cưỡng chế thi hành quyết định thu hồi đất do
pháp luật quy định. Điều đó càng gây nên tâm lý bức xúc của ông Chín và mộ số
hộ dân trong ấp, dẫn đến mất niềm tin vào chính quyền các cấp. Lợi ích của ông
và gia đình không được đảm bảo sẽ ảnh hưởng đến kinh tế của gia đình, tiềm ẩn
nhiều nguy cơ gây mất trật tự xã hội tại địa phương khi gia đình không còn đảm
bảo nguồn sinh sống, không đảm bảo công ăn, việc làm.
IV. PHƯƠNG ÁN GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
1. Xây dựng phương án
Để giải quyết tình huống trên, xin đề xuất ba phương án sau:
- Phương án 1: Hủy bỏ qui hoạch thực hiện dự án khu du lịch sinh thái,
dừng thực hiện các công việc có liên quan, trả lại mặt bằng cho người dân, bồi
thường các tổn hại mà người dân thiệt hại.
- Phương án 2: Tiếp tục thực hiện dự án khu du lịch sinh thái, thực hiện bồi
thường giá trị quyền sử dụng đất theo giá thị trường và hỗ trợ để ổn định đời sống,
đào tạo chuyển đổi ngành nghề, bố trí việc làm mới.
- Phương án 3: Tiếp tục thực hiện dự án khu du lịch sinh thái, xác định giá
bồi thường và mức hỗ trợ theo hướng có lợi nhất và phù hợp cho người dân theo
quy định của pháp luật.

9


2. Đánh giá ưu, nhược điểm của phương án
Nội dung
Phương án 1

Ưu điểm
Giữ

nguyên

Nhược điểm
hiện

- Việc phát triển kinh tế của địa

trạng, không làm thay đổiphương sẽ hạn chế do không được các
cuộc sống của người dândự án đầu tư .
địa phương.

- Uy tín của cán bộ, của Nhà
nước bị hạ thấp do hạn chế, yếu kém
về năng lực trong việc chỉ đạo, điều
hành công việc ở địa phương.

Phương án 2

Đạt được sự đồng


- Không đảm bảo được sự kết hợp

thuận từ phía người dânhài hoà giữa lợi ích của chính quyền
bị thu hồi đất. Thể hiệnđịa phương với nhân dân và các doanh
sự quan tâm của chínhnghiệp. Các dự án phát triển kinh tế có
quyền với lợi ích củathể sẽ không thực hiện được do điều
nhân dân địa phương.

kiện đầu tư không thuận lợi, kinh phí
ban đầu quá cao. Trong trường hợp
kinh phí chi trả bồi thường, hỗ trợ quá
lớn thì nguồn thu vào ngân sách nhà
nước cũng sẽ không còn.
- Không phù hợp với các quy
định pháp luật hiện hành về bồi
thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi
đất.

Phương án 3

Đảm bảo được sự hài

Các quy định của pháp luật hiện

hoà giữa lợi ích của ngườihành về bồi thường giá trị quyền sử
dân, của chính quyền địadụng đất và hỗ trợ bằng tiền để người
phương và của doanhdân ổn định đời sống; chính sách đào
10



Nội dung

Ưu điểm

Nhược điểm

nghiệp, giải quyết tốt mốitạo chuyển đổi ngành nghề, bố trí
quan hệ giữa phát triểnviệc làm mới hiện nay chưa phù hợp
kinh tế và ổn định an ninh,với thực tế, thiếu các cơ chế hữu hiệu
trật tự tại địa phương.để thực hiện.
Đồng thời phù hợp với các
quy định pháp luật hiện
hành.
V. LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN
Từ sự phân tích các ưu, nhược điểm của ba phương án trên, xét thấy
phương án thứ ba tối ưu nhất, bởi nó giúp đạt được các mục tiêu là đảm bảo
được tính khả thi của dự án và đạt được đồng thuận từ phía người dân, doanh
nghiệp trong việc bồi thường, hỗ trợ cho người dân bị thu hồi đất. Đề xuất lựa
chọn phương án thứ ba để giải quyết tình huống này.
Để thực hiện phương án này, chính quyền địa phương cần thực hiện
đúng các thủ tục pháp lý về thu hồi đất và bồi thường, hỗ trợ người bị thu hồi đất
theo quy định của pháp luật. Cụ thể như sau:
- Bước 1: UBND tỉnh kết hợp với Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái
định cư Thị xã Bình Minh, Sở Tài chính để thẩm định lại phương án bồi thường,
hỗ trợ cho những người bị thu hồi đất ở ấp Mỹ Thới 1, xã Mỹ Hòa, thị xã Bình
Minh, tỉnh Vĩnh Long trong đó có gia đình ông Chín trong thời gian tối đa là 15
ngày làm việc.
- Bước 2: UBND Thị xã Bình Minh giải quyết khiếu nại của ông Chín và
các hộ dân ở ấp Mỹ Thới 1, xã Mỹ Hòa, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Longvề bồi
thường, hỗ trợ theo quy định tại Điều 138 Luật đất đai; Điều 63 và Điều 64 Nghị

định số 84/2007/NĐ-CP; các quy định pháp luật hiện hành về khiếu nại, tố cáo.
Đồng thời, giải thích rõ cho ông Chín theo quy định tại khoản 2 Điều 40 Nghị
11


định số 169/2009/NĐ-CP thì trong khi chưa có quyết định giải quyết khiếu
nại, ông Chín vẫn phải tiếp tục thực hiện quyết định thu hồi đất. Sau này, nếu cơ
quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết khiếu nại có kết luận việc thu hồi đất là
trái pháp luật thì sẽ dừng thực hiện quyết định thu hồi đất; UBND Thị xã Bình
Minh sẽ ban hành quyết định hủy bỏ quyết định thu hồi đất đã ban hành và bồi
thường thiệt hại do quyết định thu hồi đất gây ra (nếu có). Trường hợp cơ quan
nhà nước có thẩm quyền giải quyết khiếu nại có kết luận việc thu hồi đất là đúng
pháp luật thì ông Chín phải chấp hành quyết định thu hồi đất.
- Bước 3: UBND tỉnh Vĩnh Long phân cấp cho UBND Thị xã Bình
Minh thông qua Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư huyện để thuyết
phục các bên: người dân và doanh nghiệp chấp nhận một phương án bồi thường,
hỗ trợ theo hướng kết hợp hài hoà lợi ích của các bên, cụ thể như:
+ Bồi thường theo hướng tăng thêm không quá 20% so với mức giá tối
đa của khung giá đất cùng loại (phù hợp với quy định tại Điều 5 Nghị định của
Chính phủ số 188/2004/NĐ-CP).
+ Tiến hành hỗ trợ, ổn định đời sống và ổn định sản xuất cho gia đình
ông Chín theo quy định tại Điều 20 Nghị định số 69/2009/NĐ-CP. Cụ thể là hỗ
trợ ổn định đời sống trong thời gian 6 tháng (vì không phải di chuyển chỗ ở).
Mức hỗ trợ cho một nhân khẩu của gia đình ông Chín được tính bằng tiền tương
đương 30 kg gạo trong 01 tháng theo thời giá trung bình tại thời điểm hỗ trợ của
địa phương.
- Bước 4: UBND Thị xã Bình Minh phân cấp cho UBND xã Mỹ Hòa
phối hợp với các đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn thực hiện
tuyên truyền, vận động về chính sách bồi thường, hỗ trợ, thực hiện giải phóng
mặt bằng theo đúng quyết định thu hồi đất. Đồng thời, chỉ đạo Hội đồng bồi

thường, hỗ trợ và tái định cư lập và tổ chức thực hiện phương án bồi thường, hỗ
trợ đã được phê duyệt (UBND Thị xã Bình Minh phê duyệt theo phân cấp của
UBND tỉnh hoặc trình UBND tỉnh phê duyệt).
12


- Bước 5: UBND Thị xã Bình Minh nhanh chóng chi trả tiền bồi thường,
hỗ trợ để gia đình ông Chín và các hộ dân khác ổn định cuộc sống. Đồng thời,
phối hợp với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn để hỗ trợ tạo
nghề và việc làm cho người dân.

13


KẾT LUẬN
_______
Công tác thu hồi đất và bồi thường, hỗ trợ cho người dân bị thu hồi đất là
vấn đề phức tạp không chỉ của tỉnh Vĩnh Long mà còn của nhiều địa phương
khác trên phạm vi cả nước. Phần lớn các dự án, chương trình phát triển kinh tế
cần thu hồi đất của người dân để thực hiện thành công thì đều cần đến sự đồng
tình, ủng hộ từ phía nhân dân, đặc biệt là những người bị thu hồi đất. Muốn vậy,
chính quyền các địa phương phải thực sự quan tâm đến lợi ích của người dân bị
thu hồi đất, thể hiện ở việc bồi thường thoả đáng và hỗ trợ cho họ ổn định đời
sống, tạo điều kiện chuyển đổi nghề nghiệp, hỗ trợ giới thiệu việc làm để họ tự
tạo cuộc sống cho bản thân và gia đình, không nên vì lợi ích của thiểu số cá
nhân, doanh nghiệp mà ảnh hưởng đến lợi ích chung của cộng đồng dân cư hoặc
vì lợi ích kinh tế trước mắt mà quên đi những tác động xấu về mặt xã hội như
trực tiếp làm cho một bộ phận người nông dân mất đất sản xuất, thất nghiệp, thu
hẹp diện tích đất canh tác..., đồng thời tiềm ẩn các nguyên nhân dẫn đến các
hiện tượng tiêu cực và tệ nạn trong xã hội, đặc biệt là sự mất niềm tin vào cán

bộ, vào bộ máy chính quyền của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.

14


KIẾN NGHỊ
_____
Để thực hiện tốt phương án tối ưu nêu trên, xin đề xuất một số biện pháp
cụ thể như sau:
- Thứ nhất, đối với Trung ương:
Chính phủ cần nhanh chóng nhất thể hoá các quy định về bồi thường, hỗ
trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trong một văn bản pháp lý, tránh để
lĩnh vực này được quy định rải rác trong nhiều văn bản như hiện nay, rất khó
khăn cho quá trình tổ chức thực hiện. Đồng thời, sửa đổi khung giá các loại đất
cho phù hợp với tình hình thực tế.
- Thứ hai, đối với địa phương:
+ Đối với UBND tỉnh Vĩnh Long: Cần nắm bắt chính xác thông tin về
giá trị quyền sử dụng đất nông nghiệp được chuyển nhượng trên thực tế để xác
định khung giá đất trên địa bàn cho phù hợp, làm cơ sở để tính giá đất bồi
thường trong trường hợp phải thu hồi đất của người dân để phát triển kinh tế.
Khi phê duyệt các phương án bồi thường, hỗ trợ cần nắm bắt tâm tư, nguyện
vọng của người dân để kịp thời áp dụng thực hiện các biện pháp động viên, giải
thích, tuyên truyền. Phân cấp cho UBND Thị xã Bình Minh phê duyệt và thực
hiện các phương án thu hồi, đền bù giải phóng mặt bằng trên địa bàn. Đồng thời
cần theo dõi, kiểm tra để kịp thời chỉ đạo điều chỉnh cho phù hợp. Trường hợp
nảy sinh khiếu nại, tố cáo thì cần chỉ đạo cấp dưới giải quyết nhanh chóng, triệt
để, tránh gây bức xúc cho nhân dân.
+ Đối với UBND Thị xã Bình Minh: Cần tích cực, chủ động tham mưu
cho cấp trên trong xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và xây dựng
phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất của người dân một

cách hợp lý, đảm bảo kết hợp hài hoà lợi ích của người bị thu hồi đất với việc
thực hiện có hiệu quả các dự án, chương trình phát triển kinh tế, củng cố quốc
15


phòng, an ninh trên phạm vi địa phương. Tăng cường mối quan hệ với chính
quyền các địa phương để kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người dân,
đặc biệt là giải quyết thoả đáng theo đúng quy định pháp luật các khiếu nại, tố
cáo của người dân khi phải thực hiện quyết định thu hồi đất.
+ Đối với UBND xã Mỹ Hòa: cần phát huy vai trò là cấp chính quyền cơ
sở gần dân nhất, cần chủ động nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người dân bị
thu hồi đất nói riêng và toàn thể nhân dân trên địa bàn quản lý để kịp thời phản
ánh với cấp trên. Phát huy vai trò trong kiến nghị, đề xuất cấp trên xây dựng
phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư phù hợp với đặc thù cuộc sống và sản
xuất của các hộ dân bị thu hồi đất ở địa phương.

16


TÀI LIỆU THAM KHẢO
___________
1. Thông tư liên tịch số 14/2008/TTLT-BTC-BTNMT, ngày 31/01/2008
của Bộ Tài chính - Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện một số
điều của Nghị định số 84/2007/NĐ-CP, ngày 25/5/2007 của Chính phủ quy định
bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện
quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước
thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai.
2. Thông tư số 06/2007/TT-BTNMT, ngày 15/6/2007 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 84/2007/NĐCP, ngày 25/5/2007 quy định bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường,

hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai.
3. Thông tư số 01/2005/TT-BTNMT, ngày 13/4/2005 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 181/2004/NĐCP, ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật đất đai.
4. Thông tư số 116/2004/TT-BTC, ngày 07/12/2004 của Bộ Tài chính về
hướng dẫn thực hiện Nghị định số 197/2004/NĐ-CP, ngày 03/12/2004 về bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
5. Nghị định số 181/2004/NĐ-CP, ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi
hành Luật đất đai.
6. Nghị định số 69/2009/NĐ-CP, ngày 13/8/2009 của Chính phủ quy
định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ
và tái định cư.
7. Nghị định số 84/2007/NĐ-CP, ngày 25/5/2007 của Chính phủ quy
định bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực
hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà
nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai.
8. Nghị định số 197/2004/NĐ-CP, ngày 03/12/2004 của Chính phủ về
bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
9. Đính chính số 181/ĐC-CP, ngày 23/10/2009 của Chính phủ đính chính
Nghị định số 69/2009/NĐ-CP, ngày 13/8/2009 của Chính phủ quy định bổ sung
về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
10. Nghị định số 188/2004/NĐ-CP, ngày 16/11/2004 của Chính phủ về
phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất.
11. Nghị định số 182/2004/NĐ-CP, ngày 29/10/2004 của Chính phủ về
xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.
12. Nghị định số 17/2006/NĐ-CP, ngày 27/01/2006 của Chính phủ về
sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai
17


và Nghị định số 187/2004/NĐ-CP về việc chuyển công ty nhà nước thành công

ty cổ phần.
Luật số 13/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003 về đất đai của Quốc
hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
__________________________

18



×