Tải bản đầy đủ (.pdf) (139 trang)

So sánh các thành ngữ, tục ngữ liên quan đến cách ăn cách mặc trong tiếng hán và tiếng việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.66 MB, 139 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA NGÔN NGỮ HỌC
======================

Lý Diễm Kiệt
(LI YAN JIE)

SO SÁNH CÁC THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ LIÊN QUAN ĐẾN
CÁCH ĂN CÁCH MẶC TRONG TIẾNG HÁN VÀ TIẾNG VIỆT

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC

Hà Nội, 2012


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA NGÔN NGỮ HỌC
======================

Lý Diễm Kiệt
(LI YAN JIE)

SO SÁNH CÁC THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ LIÊN QUAN ĐẾN
CÁCH ĂN CÁCH MẶC TRONG TIẾNG HÁN VÀ TIẾNG VIỆT

Chuyên ngành : Ngôn ngữ học
Mã số : 60 22 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC



Người hướng dẫn khoa học : PGS.TS. Nguyễn Hữu Đạt

Hà Nội, 2012


LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập và nghiên cứu tại Việt Nam, tôi đã nhận được
sự giúp đỡ của các thầy cô, các giáo sư của trường Đại học khoa học Xã
hội và Nhân văn, và của rất nhiều bạn bè, tôi xin gửi lời cảm ơn đối với
tất cả các thầy cô, các bạn đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn
này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với PGS.TS. Nguyễn Hữu Đạt,
cảm ơn thầy đã dành nhiều thời gian để chỉ bảo tận tình, hướng dẫn cách
làm và đóng góp những ý kiến quý báu để tôi hoàn thành luận văn một
cách thuận lợi.
Xin chân thành cảm ơm.

Tác giả luận văn

Lý Diễm Kiệt


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU....................................................................................................1
Chương I...................................................................................................4
MỘT SỐ VẤN ĐỂ LÝ LUẬN CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ
TÀI.............................................................................................................4
1.1 Về khái niệm thành ngữ trong tiếng Hán.............................................4

1.1.1 Cách hiểu thành ngữ trong tiếng Hán................................................4
1.1.2 Nguồn gốc của thành ngữ tiếng Hán.................................................6
1.2 Về khái nhiệm tục ngữ trong tiếng Hán...............................................8
1.2.1 Cách hiểu tục ngữ trong tiếng Hán....................................................8
1.2.2 Tính chất và phạm vi của tục ngữ tiếng Hán...................................10
1.2.3 Phân loại tục ngữ tiếng Hán............................................................12
1.3 Về khái niệm thành ngữ trong tiếng Việt...........................................14
1.3.1 Khái niệm thành ngữ trong tiếng Việt.............................................14
1.3.2 Nguồn gốc thành ngữ tiếng Việt......................................................17
1.4 Về khái niệm tục ngữ trong tiếng Việt...............................................21
1.4.1 Khái niệm tục ngữ trong tiếng Việt.................................................21
1.4.2 Phân biệt tục ngữ và thành ngữ tiếng Việt......................................24
Chương II................................................................................................28
ĐẶC ĐIỂM VỀ CẤU TRÚC VÀ PHƯƠNG THỨC TẠO NGHĨA CỦA
CÁC THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ LIÊN QUAN ĐẾN CÁCH ĂN CÁCH
MẶC TRONG TIẾNG HÁN VÀ TIẾNG VIỆT......................................28


2.1 Đặc điểm về cấu trúc các thành ngữ liên quan đến cách ăn cách mặc
trong tiếng Hán.........................................................................................28
2.1.1 Khái niệm về thành ngữ bốn chữ trong tiếng Hán...........................28
2.1.2 Cấu trúc của thành ngữ liên quan đến cách ăn, cách mặc trong tiếng
Hán...........................................................................................................29
2.2 Đặc điểm về cấu trúc các tục ngữ liên quan đến cách ăn cách mặc
trong tiếng Hán.........................................................................................39
2.2.1 Cấu trúc của ngạn ngữ tiếng Hán....................................................40
2.2.2 Cấu trúc của từ ngữ quen dùng tiếng Hán.......................................42
2.2.3 Cấu trúc của yết hậu ngữ tiếng Hán................................................44
2.3 Đặc điểm về cấu trúc các thành ngữ liên quan đến cách ăn cách mặc
trong tiếng Việt.........................................................................................47

2.3.1 Đặc điểm chung và các quy tắc cấu tạo thành ngữ ẩn dụ hoá đối
xứng..........................................................................................................46
2.3.2 Đặc điểm chung và các quy tắc cấu tạo thành ngữ ẩn dụ hoá phi đối
xứng..........................................................................................................49
2.3.3 Đặc điểm chung của cấu tạo thành ngữ so sánh..............................50
2.4 Đặc điểm về cấu trúc các tục ngữ liên quan đến cách ăn cách mặc
trong tiếng Việt.........................................................................................51
2.4.1. Kết cấu tục ngữ một mệnh đề........................................................52
2.4.2. Kết cấu tục ngữ hai mệnh đề..........................................................52
2.4.3. Kết cấu tục ngữ ba mệnh đề...........................................................54


2.4.4. Kết cấu tục ngữ bốn mệnh đề.........................................................55
2.5 Đặc điểm về tạo nghĩa của các thành ngữ, tục ngữ liên quan đến cách
ăn cách mặc trong tiếng Hán và tiếng Việt...............................................55
2.5.1Con đường tạo nghĩa của các thành ngữ liên quan đến cách ăn cách
mặc trong tiếng Hán.................................................................................55
2.5.2 Con đường tạo nghĩa của các tục ngữ liên quan đến cách ăn cách
mặc trong tiếng Hán.................................................................................58
2.5.3 Con đường tạo nghĩa của các thành ngữ liên quan đến cách ăn cách
mặc trong tiếng Việt.................................................................................64
2.5.4 Con đường tạo nghĩa của các tục ngữ liên quan đến cách ăn cách
mặc trong tiếng Việt.................................................................................67
2.6 Tiểu kết...............................................................................................69
Chương III...............................................................................................70
SO SÁNH CÁC THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ LIÊN QUAN ĐẾN CÁCH
ĂN CÁCH MẶC TRONG TIẾNG HÁN VÀ TIẾNG VIỆT...................70
3.1 Hiểu biết văn hóa qua thành ngữ và tục ngữ......................................70
3.1.1 Khái niệm văn hóa...........................................................................70
3.1.2. Quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa................................................71

3.1.3 Giá trị của ngôn ngữ thành ngữ và tục ngữ đối với văn hóa...........74
3.2 Những đặc điểm giống nhau và khác nhau của các thành ngữ, tục ngữ
trong tiếng Hán và tiếng Việt...................................................................76


3.3 Tiểu kết...............................................................................................82
KẾT LUẬN..............................................................................................83
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................85

MỞ

ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài
Hai nước Trung Quốc và Việt Nam đều có lịch sử văn hoá lâu đời.
Cách ăn cách mặc có thể phản ánh được bối cảnh văn hoá và đặc trưng
dân tộc của mỗi một dân tộc, bên cạnh đó nó còn có quan hệ chặt chẽ với
cuộc sống nhân dân, nên có nhiều thành ngữ, tục ngữ nói về cách ăn cách
mặc. Hai nước Trung Quốc và Việt Nam thường rất coi trọng cách ăn
cách mặc và thích sử dụng các thành ngữ, tục ngữ liên quan đến lĩnh vực
này. Ở thời Chiến quốc Trung Quốc đã có nhà chính trị nói “王者以民为
天,民以食为天” (vương giả dĩ dân vi thiên, dân dĩ thực vi thiên), trong
câu này có thể thấy rằng thức ăn là quan trọng nhất đối với nhân dân.
Vì vị trí địa lý rất đặc biệt giữa hai nước Trung Quốc và Việt Nam,
nên trong quá trình giao tiếp văn hoá, chính trị, kinh tế, cách ăn cách mặc
hàng ngày của người Hán và người Việt có nhiều nét tương đồng. Nhưng
do hai dân tộc có truyền thống văn hoá khác nhau nên cách suy nghĩ
cũng có sự khác nhau. Nhằm phân tích những điểm giống nhau và khác
nhau về thành ngữ, tục ngữ nói về cách ăn cách mặc giữa Trung Quốc và

Việt Nam, chúng tôi xuất phát từ góc độ đặc điểm cấu trúc và đặc điểm
ngữ nghĩa.
Tuy đã có nhiều nhà ngôn ngữ học nghiên cứu về thành ngữ và tục
ngữ, nhưng hiện chưa có công trình nào tiến hành so sánh cách ăn cách
mặc cả hai nước Trung Quốc và Việt Nam trong thành ngữ, tục ngữ một
cách hệ thống, nên đây sẽ là công trình đầu tiên về lĩnh vực này. Do vậy,


nghiên cứu các thành ngữ, tục ngữ liên quan đến cách ăn cách mặc trong
tiếng Hán và tiếng Việt rất cần thiết. Đây chính là lý do tôi chọn đề tài So
sánh các thành ngữ, tục ngữ liên quan đến cách ăn, cách mặc trong tiếng
Hán và tiếng Việt.
2. Mục tích của đề tài
Mục đích nghiên cứu luận văn là so sánh các thành ngữ, tục ngữ
liên quan đến cách ăn, cách mặc trong tiếng Hán và tiếng Việt thông qua
phân tích những đặc điểm cấu trúc và ngữ nghĩa của chúng.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn có nhiệm vụ phân tích những đặc điểm giống nhau và khác
nhau của các thành ngữ, tục ngữ liên quan đến cách ăn cách mặc.
4. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các thành ngữ, tục ngữ liên
quan đến cách ăn cách mặc trong tiếng Hán và tiếng Việt trong các từ
điển thành ngữ, tục ngữ tiếng Hán và tiếng Việt.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn chủ yếu sử dụng phương pháp miêu tả và phương pháp so
sánh. Ngoài ra, luận văn còn sử dụng thủ pháp thống kê.
6. Tư liệu nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu dựa trên từ điển và các nguồn tư liệu:
- Từ điển thành ngữ Tân Hoa, Nhà xuất bản Thương vụ, 2011
- Từ điển yết hậu ngữ Tân Hoa, Nhà xuất bản Thương vụ, 2010



- Từ điển ngạn ngữ Tân Hoa, Nhà xuất bản Thương vụ, 2006
- Từ điển từ ngữ quen dùng Tân Hoa, Nhà xuất bản Thương vụ,
2007
- Thành ngữ tiếng Việt, Nguyễn Lực, Nhà xuất bản Khoa học Xã
hội, 2009
- Từ điển tục ngữ Việt, Nguyễn Đức Dương, Nhà xuất bản Tổng hợp
TP. Hồ Chí Minh, 2010
Các nguồn tài liệu được sử dụng trong luận án sẽ được liệt kê trong
phần phụ lục.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo theo quy
định, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận có liên quan đến đề tài
Trong chương này luận văn trình bày quan niệm của các nhà Hán
ngữ học và Việt ngữ học về thành ngữ, tục ngữ.
Chương 2: Đặc điểm về cấu trúc và phương thức tạo nghĩa của
các thành ngữ, tục ngữ liên quan đến cách ăn cách mặc trong tiếng
Hán và tiếng Việt
Trong chương này luận văn trình bày hai vấn đề về đặc điểm cấu
trúc và đặc điểm tạo nghĩa của các thành ngữ, tục ngữ liên quan đến cách
ăn cách mặc trong tiếng Hán và tiếng Việt.
Chương 3: So sánh các tục ngữ liên quan đến cách ăn cách mặc


trong tiếng Hán và tiếng Việt
Trong chương này, phân tích những đặc điểm giống nhau và khác
nhau về các thành ngữ, tục ngữ của hai thứ tiếng Hán và tiếng Việt.


CHƯƠNG I
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI


1.1 Về khái niệm thành ngữ trong tiếng Hán
1.1.1 Cách hiểu thành ngữ trong tiếng Hán
《辞源》解释如下:
“谓古语也。凡流行于社会,可证引以表示
已意者皆是。
”[13]
(《Từ nguyên》giải thích như sau: “ là cổ ngữ. Tất cả được lưu hành
trong xã hội, khả chứng đã biểu thị rõ cái ý nghĩa đều là thành ngữ.”)
《辞海》解释如下:
“古语常为今人所引用者曰成语。或出自经
传,或来从谣谚,大抵为社会间口习耳闻,为众所熟知者。”[14]
(《Từ Hải》giải thích như sau: “ Những cổ ngữ thường được người
ta sử dụng hiện nay là thành ngữ. Hoặc là xuất phát từ kinh truyện, hoặc
là xuất phát từ ca dao, ngạn ngữ, đa số được truyền khẩu trong xã hội,
được người ta biết rõ.)
《汉语词典》解释如下:“谓社会上习用之古语。”[15]

( Từ điển Hán ngữ》giải thích như sau: “ Là những cổ ngữ thường
được sử dụng trong xã hội.”)
《Tri thức Hán ngữ hiện đại》giải thích như sau: “ Thành ngữ là
những từ tổ cố định hình thành lâu dài, cũng có người gọi nó là ‘lời nói
sẵn’. Thành ngữ có hai đặc trưng quan trọng:
a) Hàm ý của một thành ngữ thường không phải là ý nghĩa thành
phần tổ chức của nó;
b) Kết cấu thành ngữ chặt chẽ, tổ chức của nó cố định, không thể



thay đổi thành phần tùy ý.” [16]
《Hán ngữ hiện đại》giải thích là: “Thành ngữ là những từ tổ cố định
hình thành trên cơ sở thực tiễn ngôn ngữ lâu dài, giải thích ý nghĩa thành
ngữ không thể chỉ thông qua phương pháp đơn giản như lý giải mặt
chữ. ”
“Nếu không có yêu cầu đặc biệt, kết cấu thành ngữ không thể thay
đổi tùy ý, các thành phần tổ chức cũng không thể thay đổi tự do. ” “Chức
năng thành ngữ đương tương với một từ, nhưng so với từ thì thành ngữ
thường có sức biểu hiện, có tính hình ảnh.” [17]
Theo quan điểm của Ông Sử Thức, thành ngữ của tiếng Hán có thể
giải thích như sau: “ Tất cả được tiếp tục dùng lâu dài trong ngôn ngữ,
được thừa nhận bởi thói quen sử dụng theo quy ước, thường có hình thức
kết cấu và thành phần tổ chức cố định, có ý nghĩa đặc biệt, không thể
nhìn chữ đoán nghĩa, chức năng trong câu tương đương với định hình từ
tổ hoặc câu ngắn trong một từ, thì gọi là thành ngữ.” [9,tr12]
“Trong ngôn ngữ” là chỉ khẩu ngữ. Bởi vì đa số thành ngữ được
phát triển do tục ngữ truyền miệng trong dân gian. Một tục ngữ được sử
dụng trong khẩu ngữ lâu dài, được nhân dân chấp nhận, rồi thông qua lựa
chọn, hoàn thiện thành thành ngữ. Trong ngôn ngữ viết, quá trình này bao
gồm hai giai đoạn là khẩu ngữ và ngôn ngữ văn tự.
“Được tiếp tục dùng lâu dài”, “lâu dài” nghĩa là bao lâu? Có thể là
vài chục năm hoặc vài trăm năm, chỉ cần thành ngữ này từ lúc xuất hiện


nó được mọi người thường xuyên sử dụng.
“Có hình thức kết cấu và thành phần tổ chức cố định”, nghĩa là kết
cấu ngữ pháp cố định nên trật tự từ của thành ngữ không thể thay đổi tùy
ý. Thành ngữ giống như từ, cũng trên cơ sở được thừa nhận bởi thói quen
sử dụng theo quy ước được nhân dân chấp nhận, không nên thay đổi theo

ý mình. Có khi chỉ thay đổi một từ sẽ làm cho người ta hiểu sai.
1.1.2 Nguồn gốc của thành ngữ tiếng Hán
Trước hết ta có thể trả lời như thế này: nguồn gốc chủ yếu của
thành ngữ là tục ngữ cửa miệng. Nói một cách đơn giản thì thành ngữ
xuất hiện từ dân gian. Đương nhiên, không phải là tất cả thành ngữ đều
xuất hiện từ dân gian, có một số thành ngữ nảy sinh từ sách cổ. Ví dụ “项
庄舞剑, 意在沛公” (Hạng trang vũ kiếm, ý tại bái công)xuất từ《史记》
(<Sử Ký>):
“樊哙曰:‘今日之事何如?’良曰:‘甚急!今者项庄拔剑舞,
其意常在沛公也。’”
Còn có “出淤泥而不染”(xuất bùn đọng mà không nhiễm), xuất
từ 《爱莲说》(<Ái liên thuyết>):
“水陆草木之花,可爱者甚蕃。晋陶渊明独爱菊;自李唐来,
世人甚爱牡丹;予独爱莲之出淤泥而不染,濯清涟而不妖,中通外直,
不蔓不枝,香远益清,亭亭净植,可远观而不可亵玩焉。......”
Thành ngữ từ đâu đến? Từ hai ví dụ trên ta có thể bổ sung là:
nguồn gốc thứ yếu thành ngữ do những văn nhân các triều đại trước sáng


tạo ra. Nói một cách đơn giản là xuất từ văn bản. Chúng tôi bây giờ phân
biệt nguồn gốc của thành ngữ tỉ mỉ hơn.
Nguồn gốc của thành ngữ chủ yếu có hai phương diện rất quan
trọng, xuất phát từ “cửa miệng” và xuất phát từ văn bản. Những tục ngữ
cửa miệng dân gian lưu truyền lâu dài và những tục ngữ mới sản sinh từ
hiện đại, trong đó có một số thông qua lựa chọn, đúc kết, hoàn thiện sau
mới trở thành thành ngữ trong văn bản, còn có một số vẫn lưu truyền
bằng truyền miệng. Tục ngữ truyền miệng dân gian là nguồn gốc vô tận
của thành ngữ, từ trước và sau này cũng như vậy. Đúc kết thành ngữ từ
những tục ngữ truyền miệng là nguồn gốc chủ yếu người ta sáng tạo
thành ngữ mới, tức là một phía quan trọng đến từ nhân dân.

Nguồn gốc của thành ngữ chủ yếu còn có một phương diện là xuất
phát từ văn bản. Phương diện này bao gồm ba con đường chính cho
chúng ta sưu tập thành ngữ:
a) Những câu cú được tổng kết hoặc trích lại từ các tác phẩm nổi
tiếng trong các triều đại trước, thông qua lựa chọn, đúc kết lâu dài thì trở
thành những thành ngữ cổ được sử dụng đến nay.
b) Các tác giả hiện đại thông qua giao lưu văn hoá, thông qua
phiên dịch, có thể tiếp nhận một số thành ngữ nước ngoài. Nguồn gốc của
thành ngữ nước ngoài chủ yếu có hai loại, thứ nhất là xuất từ tục ngữ cửa
miệng dân gian nước ngoài, thông qua lựa chọn, đúc kết và hoàn thiện đã
trở thành thành ngữ. Thứ hai là xuất từ các tác phẩm nước ngoài, thông


qua lựa chọn, đúc kết trở thành.
c) Những tác giả hiện đại cũng có thể tham khảo các thành ngữ cũ
được lưu truyền trong tục ngữ truyền miệng dân gian và văn bản trước,
rồi từ đó sáng tạo thành ngữ mới.
Theo nội dung trước, ta có thể biết rõ thành ngữ xuất phát từ
“truyền miệng” và xuất pháp từ văn bản. Học tục ngữ truyền miệng tương
đối đơn giản, không cần phân loại nữa. So với nguồn gốc tục ngữ thì
nguồn gốc thành ngữ trong văn bản không thống nhất, có thể nghiên cứu
tỉ mỉ hơn. Nguồn gốc của thành ngữ trên văn bản, dù có nguồn gốc từ bản
địa hay có nguồn gốc từ nước ngoài cũng có thể được chia thành sáu loại
sau:
a. Xuất phát từ những truyền thuyết thần thoại.
b. Xuất phát từ ngụ ngôn.
c. Xuất phát từ các sự kiện lịch sử.
d. Xuất phát từ các tác phẩm văn học.
e. Trích lại các câu danh ngôn trong tác phẩm của văn nhân.
f. Trích lại những tục ngữ cửa miệng dân gian được trích dẫn trong

tác phẩm của văn nhân.

1.2 Về khái niệm tục ngữ trong tiếng Hán
1.2.1 Cách hiểu tục ngữ trong tiếng Hán
Tục ngữ là một hình thức ngôn ngữ có phong cách dân gian và


được đông đảo quần chúng ưa thích, trong văn học thời trước Tần đã có
một số lượng lớn ghi chép. Từ những năm bảy mươi của thế kỷ trước, đặc
biệt là sau những năm tám mươi, các nhà ngôn ngữ đã bắt đầu coi trọng
sự nghiên cứu tục ngữ, các tác phẩm liên quan cũng ngày càng nhiều hơn.
Trong từ điển “Từ Hải” xuất bản vào năm 1979, tục ngữ được giải thích
là: “ Những câu thông tục thịnh hành trong dân gian và mang tính tiếng
địa phương nhất định. Chủ yếu chỉ ngạn ngữ, lời nói thô tục và những
thành ngữ truyền miệng thường dùng.”[14]
Theo sự nghiên cứu sâu về tục ngữ, đã xuất hiện rất nhiều định
nghĩa khác nhau về tục ngữ. Nói chung , có thể lí giải theo nghĩa rộng và
lí giải theo nghĩa hẹp. Xin lấy ba ví dụ sau rất có tính tiêu biểu:
a) Chủ trương hai lí giải cùng tồn tại.《Thử luận tục ngữ dân gian》
của ông Lữ Hồng Niên cho rằng: “ Tục ngữ có thể có lí giải theo nghĩa
rộng và lí giải theo nghĩa hẹp. Tục ngữ lí giải nghĩa rộng là chỉ tất cả câu
cú thông tục được thịnh hành trong dân gian, bao gồm ngạn ngữ, yết hậu
ngữ, thành ngữ cửa miệng, cách ngôn, danh ngôn, cụm từ quen dùng,
câu nói đùa v.v...; tục ngữ lí giải theo nghĩa hẹp là chỉ ngạn ngữ, yết hậu
ngữ v.v..., và ngoài ngạn ngữ, yết hậu ngữ ra, không bao gồm những từ
tổ định hình xuất từ dân gian.” [4]
b) Cách lí giải theo nghĩa hẹp.《Tính chất và phạm vi của tục ngữ》
của ông Vương Cần cho rằng, từ góc độ yêu cầu chuẩn hoá ngôn ngữ thì
cách nói “tục ngữ nghĩa rộng ” còn thiếu. [18]Vì vậy, ông Vương Cần chủ



trương vứt bỏ thành ngữ, ngạn ngữ, yết hậu ngữ và từ ngữ quen dùng
trong nghĩa rộng của tục ngữ, và những tài liệu từ vựng cố định được
đóng lại thì gọi là “nghĩa hẹp của tục ngữ”, gọi tắt là tục ngữ. Nên tục
ngữ là “cộng một địa vị và cấp bậc” với thành ngữ, ngạn ngữ, yết hậu ngữ
và từ ngữ quen dùng.
c) Cách lí giải theo nghĩa rộng. 《Cổ kim tục ngữ》của ông Khuất
Phác cho rằng, “ Cái gọi là tục ngữ nghĩa hẹp, bất cứ là chỉ ngạn ngữ, từ
ngữ quen dùng hay là lời nói thô tục, đều không thể phản ánh được toàn
bộ tình hình của khái niệm tổng thể và hình thái đã được hình thành trong
lịch sử Hán ngữ”; chỉ có những tục ngữ nghĩa rộng thông thường, tức là
“tục ngữ Hán ngữ là chỉ những từ tổ định hình hoá hoặc là hướng về định
hình hoá, bao gồm thành ngữ cửa miệng, ngạn ngữ, cách ngôn, yết hậu
ngữ, cụm từ quen dùng và lời nói thô tục, chúng mới là nội dung cơ bản
của khái niệm tổng thể và bộ phận chủ thể hình thái ngữ thể của tục ngữ
Hán ngữ. ” [6,tr16,17]Nên quan hệ giữa tục ngữ và thành ngữ, ngạn ngữ,
cách ngôn, yết hậu ngữ, từ ngữ quen dùng, lời nói thô tục là “quan hệ
giữa chủng và loại”.

1.2.2 Tính chất và phạm vi của tục ngữ
Người ta có thể xác định tính chất và phạm vi của tục ngữ như thế
nào? Trước hết, phải làm rõ thế nào là “ngữ”.
Trước đây, có một cách nói khá phổ biến, cách nói này cho rằng


tính chất và chức năng của “ngữ” tương đương với một từ. Rất nhiều học
gỉả chấp nhận cách nói này và cách nói này được viết vào tài liệu giảng
dạy, hình như đã thành định luận. Nhưng có học giả nêu thắc mắc, họ cho
rằng tuy “ngữ” và “từ” có điểm chung, ví dụ đều là đơn vị ngôn ngữ,
nhưng điểm không thống nhất giữa “ngữ” và “từ” mới quan trọng hơn.

Có thể tổng kết có bốn điểm không thống nhất:
a. “Ngữ” là sự tổ hợp của từ và từ, nó lớn hơn đơn vị ngôn ngữ
của từ;
b. “Ngữ” là đơn vị ngôn ngữ mang tính tự thuật mà không phải là
mang tính khái niệm;
c. Tính cố định kết cấu của “ngữ” mang tính chất tương đối;
d. Nói về góc độ ngữ pháp thì chức năng của “ngữ” nhiều hơn
“từ”.
Nên chúng ta có thể định nghĩa “ngữ” là đơn vị ngôn ngữ có tính
tự thuật hình thành do sự tổ hợp từ và từ, kết cấu tương đối cố định, là
đơn vị ngôn ngữ tính tự thuật mang nhiều chức năng .
Thứ hai, phải làm rõ “ngữ” là một hệ thống. Ông Vương Lực nói:
“ Tính hệ thống ngữ âm và ngữ pháp của một loại ngôn ngữ đều rất dễ
hiểu, nhưng chỉ có tính hệ thống của từ vựng thường bị người ta coi nhẹ,
người ta nghĩ là mỗi một từ trong từ vựng rời rạc như cát vụn, thực ra từ
và từ có liên hệ mật thiết.”[11,tr545] “Ngữ” cũng không phải rời rạc như
cát vụn, ngữ và ngữ còn có liên hệ chặt chẽ, từ vựng cũng có tính hệ


thống.
Thứ ba, tục ngữ phải phân biệt rõ “nhã” và “tục”.
Trong văn hiến có thể biết, “ngữ”ở thời trước Tần đa số là tục
ngữ. Trước “ngữ” thường thêm “bỉ”(鄙), “dã”(野), “lí”(里,俚) v.v... Điều
này có thể cho rằng “ngữ” mang tính dân gian. Nhưng mà từ vựng là một
hệ thống, tình hình nội bộ không đơn giản.
Trong hệ thống từ vựng, ngoài tục ngữ ra còn có “nhã ngữ”. Nhã
ngữ đều tập trung trong thành ngữ, đặc trưng chủ yếu là xuất phát từ hệ
thống văn bản, cấu trúc nhã ngữ đa số là thành phần văn ngôn.
Ngoài nhã ngữ ra, các thành viên khác trong hệ thống từ vựng đều
là tục ngữ. Tục ngữ không những mang đặc điểm của ngữ (ví dụ tục ngữ

là sự tập hợp của từ và từ, kết cấu tương đối cố định, là đơn vị ngôn ngữ
tính tự thuật mang nhiều chức năng) ra, còn có hai đặc điểm sau:
Thứ nhất, tục ngữ là do quần chúng nhân dân sáng tạo ra, có tính
quần chúng;
Thứ hai, tục ngữ chủ yếu sử dùng trong dân gian, có tính khẩu
ngữ và tính thông tục.
Thông qua phân tích những vấn đề trên, chúng ta có thể định
nghĩa tục ngữ là những đơn vị trong từ vựng Hán ngữ do quần chúng
nhân dân sáng tạo, sử dụng và lưu truyền trong dân gian, mang tính khẩu
ngữ và tính thông tục.
Theo định nghĩa này, tục ngữ trước hết phải bao gồm ngạn ngữ.


Ông Lư Thúc Tương cho rằng ngạn ngữ là “tục ngữ điển hình”[5]. Quan
điểm này rất hợp với quan niệm truyền thống của nhân dân Trung Quốc,
cũng hợp với thực tế của Hán ngữ từ cổ chí kim.
Ngoài ngạn ngữ ra, tục ngữ phải bao gồm yết hậu ngữ và từ ngữ
quen dùng, còn những thành ngữ cửa miệng, tức là tục thành ngữ. Vì tục
thành ngữ và nhã thành ngữ có tính chặt chẽ về mặt kết cấu, có tính mơ
hồ về mặt giới hạn, đa số tác phẩm và từ điển nghiên cứu thành ngữ đều
đã liên quan tới tục thành ngữ và nhã thành ngữ, nên khi thảo luận về vấn
đề tục ngữ thì không bao gồm tục thành ngữ.
1.2.3 Phân loại tục ngữ tiếng Hán
Như đã kể trên, tục ngữ phải bao gồm ngạn ngữ, cụm từ quen dùng
và yết hậu ngữ. Ở đây, chúng ta có thể định nghĩa ngạn ngữ, cụm từ quen
dùng và yết hậu ngữ trước.
Nói một cách khái quát, ngạn ngữ là kết quả kinh nghiệm thực tế
của con người, thường được biểu hiện qua những từ ngữ tốt đẹp, có thể
sử dụng trong đời sống hàng ngày, là những ngữ ngôn có thể quy định
hành vi của con người. Cụm từ quen dùng là một loại từ tổ cố định

thường được sử dụng trong cuộc sống, cách thức thường là cố định ba âm
tiết, nhưng có kết cấu linh hoạt và mang mầu sắc tu từ mạnh mẽ. Yết hậu
ngữ là một loại hình thức ngôn ngữ đặc biệt mà xuất phát từ thực tiễn
trong đời sống nhân dân Trung Quốc, nó thú vị, ngắn gọn và giàu hình
ảnh. Yết hậu ngữ do hai bộ phận cấu thành, bộ phận trước có tác dụng


“dẫn dắt”, giống như ra câu đố, bộ phận sau thì là lời giải câu đố, nên
trong đời sống hàng ngày người ta rất thích nói yết hậu ngữ.
Tục ngữ bao gồm ngạn ngữ, cụm từ quen dùng và yết hậu ngữ đã
dần dần trở thành nhận thức chung của người ta. Vấn đề trước mắt là
phân loại tục ngữ có thể sử dụng tiêu chuẩn gì, phải xác định phạm vi của
các ngữ loại, phải làm rõ biên giới của các ngữ loại.
Khi thảo luận về tính chất của ngữ, chúng tôi nhấn mạnh ngữ là
đơn vị ngôn ngữ tự thuật. Tính tự thuật là đặc trưng chủ yếu để khác biệt
ngữ và những đơn vị ngôn ngữ đã định hình như từ, chuyên danh ngữ,
chuyên dùng ngữ... Khi phân loại tục ngữ phải chú ý đặc trưng này. Lấy
nội dung và phương thức tự thuật làm tiêu chuẩn, tục ngữ có thể chia
thành ba loại sau:
(1) Biểu thuật ngữ
Đặc điểm của biểu thuật ngữ là có tính tri thức, nội dung rất
phong phú, vừa có nhận thức của sự vật khách quan, vừa có kinh nghiệm
thực tiễn trong xã hội. Ngạn ngữ thuộc về biểu thuật ngữ. Phương thức
trình bày của biểu thuật ngữ rất đa dạng. Có thể là trực trần, có thể là tỉ
dụ. Bất cứ sử dụng phương thức gì, biểu thuật ngữ đều thông qua nhận
định hoặc là suy lí để thể hiện nhận thức tư tưởng. Ví dụ: 巧妇难为无米
之炊(Không có gạo, tuy vợ khéo tay cũng không thể nấu được cơm)
(2) Miêu tả ngữ
Đặc điểm của miêu tả ngữ là miêu tả hình tượng và tình trạng con



người hoặc sự vật, miêu tả tình trạng của hành vi động tác. Từ ngữ quen
dùng thuộc về miêu tả ngữ. Miêu tả ngữ cũng sử dụng thủ pháp trực trần,
mở rộng và tỉ dụ. Nhưng so với biểu thuật ngữ thì tất cả miêu tả ngữ đều
không đủ tính tri thức và không sử dụng phương thức tư duy lôgíc như
nhận định, suy lí. Ví dụ: 打牙祭(Được bữa sướng miệng).
(3) Viện dẫn ngữ
Đặc điểm của viện dẫn ngữ là nó được tổ chức bởi hai bộ phận
mào đầu và tự thuật mang tính chú thích. Viện dẫn ngữ thường được gọi
là yết hậu ngữ. ví dụ: 哑巴吃黄连——有苦说不出(Người câm ăn quả
hoàng liên -- khổ nhưng không nói ra được.)
Chúng tôi chia tục ngữ thành ba loại “biểu thuật ngữ——ngạn
ngữ”, “miêu tả ngữ——cụm từ quen dùng” và “viện dẫn ngữ——yết hậu
ngữ”, đây là phân loại tầng thứ nhất của tục ngữ. Các ngữ loại cũng có
thể phân loại nữa, và cấu thành hệ thống phân loại của tục ngữ. Phân loại
tục ngữ theo nhiều góc độ khác, còn có thể phá vỡ giới hạn giữa ngạn
ngữ, từ ngữ quen dùng và yết hậu ngữ, chẳng hạn có thể phân loại theo
ngữ nghĩa.

1.3 Về khái niệm thành ngữ trong tiếng Việt
1.3.1 Cách hiểu thành ngữ trong tiếng Việt
Thành ngữ là một bộ phận quan trọng trong vốn từ của một ngôn
ngữ. Tiếng Việt có một khối lượng thành ngữ rất lớn, phong phú và đa


dạng. Cùng phát triển với tiếng nói dân tộc, thành ngữ dần dần hình
thành, được nhân dân sử dụng như một công cụ giao tiếp chung. Phát
triển thành ngữ là một trong những cách tốt để bổ sung cho vốn từ. Thành
ngữ đã góp phần làm giàu, làm đẹp cho tiếng Việt về nhiều phương diện.
Mặt khác, do được hình thành và phát triển trong lịch sử lâu dài của

nhân dân Việt Nam, thành ngữ lại là những cụm từ cố định, hay những
ngữ cố định, có nội dung ngữ nghĩa sâu rộng, nên nó cũng giữ được nhiều
khái niệm thuộc về truyền thống. Những khái niệm này đã phản ánh
nhiều mặt tri thức về giới tự nhiên và đời sống xã hội của các thời đại đã
sản sinh ra nó trên đất nước Việt Nam.
Trước Cách mạng tháng Tám, những sách sưu tập tục ngữ, ca dao
đều sắp xếp lẫn lộn tục ngữ và thành ngữ. Vũ Ngọc Phan chỉ ra: “ Thành
ngữ là một phần câu sẵn có, nó là bộ phận của câu mà nhiều người đã
quen dùng, nhưng tự riêng nó không diễn được một ý trọn vẹn. Về mặt
hình thức ngữ pháp, mỗi thành ngữ chỉ là một nhóm từ, chưa phải một
câu hoàn chỉnh...”[18,tr21] và “Nội dung của thành ngữ là nội dung của
những khái niệm”.
Nguyễn Lực chỉ ra ba đặc tính của thành ngữ tiếng Việt:
a.) Về mặt kết cấu hình thái, thành ngữ tiếng Việt phổ biến thuộc
loại cụm từ cố định, cũng có thể có thành ngữ tính cố định cao, kết cấu
vững chắc, đạt mức một ngữ cố định.
b.) Ngoài kết cấu hình thái, còn cần phải xem về mặt biểu hiện


nghĩa của thành ngữ.
c. ) Xem xét quá trình vận động và sử dụng thành ngữ tiếng Việt
cũng là một vấn đề phức tạp. [16,tr10,11,12]
Hoàng Văn Hành cho rằng: theo cách hiểu thông thường thì thành
ngữ là một loại tổ hợp từ cố định, bền vững về hình thái – cấu trúc, hoàn
chỉnh, bóng bẩy về ý nghĩa, được sử dụng rộng rãi trong giao tiếp hằng
ngày, đặc biệt là trong khấu ngữ.[10,tr 31]
Tính cố định về hình thái – cấu trúc của thành ngữ được thể hiện ở
những đặc điểm sau:
Một là, thành phần từ vựng của thành ngữ, nói chung là ổn định,
nghĩa là, các yếu tố tạo nên thành ngữ hầu như được giữ nguyên trong sử

dụng, mà trong nhiều trường hợp không thể thay thế bằng các yếu tố
khác. Hai là, tính bền vững về cấu trúc của thành ngữ thể hiện ở sự cố
định về trật tự các thành tố tạo nên thành ngữ.
Tính bền vững về hình thái – cấu trúc của thành ngữ có nhiều
nguyên nhân khác nhau:
a. Có thể đó là hệ quả của quá trình mờ nhạt về ngữ nghĩa của các
thành tố và những mối quan hệ ngữ pháp giữa chúng. Các yếu tố này mất
đi mối liên hệ ngữ nghĩa với các yếu tố xung quanh, do đó ít nảy sinh
quan hệ thay thế.
b. Có thể do đặc điểm nguồn gốc của thành ngữ từ truyện cổ tích,
truyền thuyết, điển cố sách vở.


×