Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro an toàn lao động trong thi công công tác giàn giáo cho hạng mục phần thân của công trình nhà cao tầng tại tp HCM và xây dựng mô hình BBNS đánh giá rủi ro

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.08 MB, 115 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

NGÔ MINH TÂM

NGHIÊN CỨU PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN RỦI RO AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG THI CÔNG
CÔNG TÁC GIÀN GIÁO CHO HẠNG MỤC PHẦN THÂN
CỦA CÔNG TRÌNH NHÀ CAO TẦNG TẠI TP.HCM VÀ XÂY
DỰNG MÔ HÌNH BBNS ĐÁNH GIÁ RỦI RO

Chuyên ngành: Quản lý xây dựng
Mã số: 60580302

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Tp. Hồ Chí Minh, Tháng 01 năm 2019


CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Lương Đức Long

Cán bộ chấm nhận xét 1: TS. Đỗ Tiến Sỹ

Cán bộ chấm nhận xét 2: PGS.TS Nguyễn Minh Hà

Luận văn thạc sỹ được bảo vệ tại: TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA-ĐHQG TP. HỒ
CHÍ MINH, ngày 08 tháng 01 năm 2019
Thành phần đánh giá luận văn thạc sỹ gồm:


1. PGS.TS Phạm Hồng Luân
2. PGS.TS Nguyễn Minh Hà
3. TS. ĐỖ Tiến Sỹ
4. TS. Nguyễn Anh Thư
5. TS. Tràn Đức Học
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

TRƯỞNG KHOA
KỸ THUẬT XÂY DỰNG


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: Ngô Minh Tâm

MSHV: 1670632

Ngày, tháng, năm sinh: 27/10/1991

Nơi sinh: Long An

Chuyên ngành: Quản lý xây dựng


Mã số : 60580302

I. TÊN ĐỀ TÀI:
NGHIÊN CỨU PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN RỦI RO
AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG THI CÔNG CÔNG TÁC GIÀN GIÁO CHO
HẠNG MỤC PHẦN THÂN CỦA CÔNG TRÌNH NHÀ CAO TẦNG TẠI
TP.HCM VÀ XÂY DỰNG MÔ HÌNH BBNS ĐÁNH GIÁ RỦI RO
II. NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
-

Xác định các yếu tố chính ảnh hưởng đến rủi ro an toàn lao động trong thi công công
tác giàn giáo cho hạng mục phần thân của công trình nhà cao tầng.
Xây dựng mô hình BBNs đánh giá rủi ro an toàn lao động trong thi công công tác
giàn giáo cho hạng mục phần thân của công trình nhà cao tầng.
Áp dụng mô hình vào 1 dự án cao tầng thực tế đang triển khai tại TP.HỒ Chí Minh.

III. NGÀY GIAO NHỆM VỤ : 13/08/2018
IV.

NGÀY HOÀN THÀNH NHỆM VỤ: 14/12/2018

V.

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN : PGS. TS. LƯONG ĐỨC LONG

Tp. HCM, ngày 08 tháng 01 năm 2019
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐÀO TẠO


PGS.TS Lương Đức Long

TS ĐỖ Tiến Sỹ

TRƯỞNG KHOA KỸ THUẬT XÂY DỰNG

TS. Lê Anh Tuấn


LỜI CẢM ƠN!
Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến PGS.TS LƯƠNG ĐỨC LONG,
người Thầy đã tận tâm, nhiệt tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi rất nhiều để hoàn thành luận
văn này. Tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành cám ơn quý Thầy, Cô giảng dạy ngành
Quản Lý Xây dựng đã truyền đạt, chia sẻ những kiến thức và kinh nghiệm quý giá từ học
thuật đến thực tiễn trong suốt thời gian tôi tham gia chương trình cao học từ năm 20162018.
Luận văn được hoàn thành sau thời gian nổ lực với sự hướng dẫn tận tình của quý thầy cô,
sự hỗ trợ và góp ý chân tình của bạn bè và đồng nghiệp. Xin chân thành cảm ơn các anh/
chị, các bạn đồng nghiệp và các anh/chị, các bạn ở các lớp cao học ngành Quản lý xây
dựng đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và thu thập dữ liệu.
Và cuối cùng tồi xin gửi lời cảm ơn đến những người thân trong gia đình, những bạn bè đã
luôn bên cạnh quan tâm, động viên, giúp đỡ tôi về tinh thần, giúp tôi vượt qua những khó
khăn để hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn.
Tp.Hồ Chí Minh, ngày 08 tháng 01 năm 2019

Ngô Minh Tâm


TÓM TẮT
Trong thời gian gần đây, tại nhiều công trình xây dựng cao tầng đã xảy ra nhiều sụ cố tai

nạn lao động nghiêm trọng do tình trạng mất an toàn của hệ thống giàn giáo sử dụng trong
thi công hạng mục phần thân gây ra. Do đó, việc đánh giá được rủi ro an toàn lao động trong
thi công giàn giáo dựa trên tình hình thực tế của dự án là một vấn đề rất quan trọng trong
việc ngăn ngừa xảy ra tai nạn lao động trên công trường. Một cuộc khảo sát từ các kỹ sư xây
dựng đang công tác tại các dự án xây dựng nhà cao tầng tại Thành phố Hồ Chí Minh được
thực hiện để tìm ra được các nhân tố ảnh hưởng rủi ro an toàn lao động trong thi công giàn
giáo. Kết quả khảo sát đã thu được 28 nhân tố ảnh hưởng lớn từ 33 nhân tố đã tổng quan
được. Nghiên cứu này cũng phát triển một sơ đồ mạng Bayesian Belief Networks đề đánh
giá rủi ro an toàn lao động trong thi công giàn giáo cho hạng mục phần thân của các dự án
nhà cao tầng. Thông qua việc khảo sát các chuyên gia và cấp quản lý ở các dự án, nghiên
cứu đã xác định được 56 mối quan hệ liên kết giữa các nhân tố ảnh hưởng. Sau đó, nghiên
cứu đã áp dụng mô hình Bayesian Belief Networks vào một dự án xây dựng đang triển khai
tại Thành phố Hồ Chí Minh nhằm kiểm tra tính hợp lý của mô hình.
ABSTRACT
In recent times, many high-rise buildings have suffered serious safety relating accidents due
to the unsafe condition of the scaffolding erection during superstructure execution.
Therefore, the assessment of occupational safety risks in scaffolding erection based on the
actual cases of the project is an very important issue in preventing occupational accidents
on site. A survey from construction engineers working on high-rise buildings in Ho Chi
Minh City is reported to find out the factors affecting the occupational safety in scaffolding
works. The survey results obtained 28 influenced factors from 33 reviewed factors. This
study also develops a Bayesian Belief Networks network to evaluate the risk of occupational
safety in scaffolding works during superstructure execution of high-rise buildings. Through
the survey from experts and management in research projects, 56 linked- relationships have
been identified among the influenced factors. After that, the study applied the Bayesian
Belief Networks model to an ongoing construction project in Ho Chi Minh City to test the
rationality of the model.


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan các số liệu thu thập, kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn
này là hoàn toàn trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu
nào khác (ngoại trừ bài báo của tác giả tại Tạp chí xây dựng, số Tháng 01/2019). Tôi xin
hoàn toàn chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
Tp. HCM, ngày 08 tháng 01 năm 2019

Ngô Minh Tâm


Trang 1

MỤC LỤC
CHƯƠNG 1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................................................. 9
1.1. Giới thiệu chung ............................................................................................9
1.2. Xác định vấn đề nghiên cứu .......................................................................... 10
1.3. Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................10
1.4. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 10
1.5. Đóng góp dự kiến của nghiên cứu .................................................................11
1.5.1. về mặt học thuật ..................................................................................... 11
1.5.2. về mặt thực tiễn ...................................................................................... 11
1.6. Kết cấu luận văn ............................................................................................ 11
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN ...................................................................................... 13
2.1. Tai nạn lao động và nguyên nhân gây nên tai nạn lao động trong thi công xây
dựng ........................................................................................................................ 13
2.1.1. Tổng quan về tai nạn lao dộng trong thi công xây dựng........................ 13
2.1.2. Các nguyên nhân gây nên tai nạn lao động trong thi công xây dựng ....13
2.2. Tai nạn lao động và nguyên nhân gây nên tai nạn lao động trong thi công công
tác giàn giáo ............................................................................................................ 19
2.2.1. Tổng quan về tai nạn ngã cao trong thi công giàn giáo ......................... 19
2.2.2. Nguyên nhân chính ................................................................................ 20

2.3. Các khái niệm về giàn giáo ........................................................................... 21
2.3.1. Định nghĩa về giàn giáo ......................................................................... 21
2.3.2. Giàn giáo khung ..................................................................................... 22
2.3.3. Giàn giáo nêm: ....................................................................................... 23
2.3.4. Yêu cầu chung cho các loại giàn giáo .................................................... 24
2.4. Tổng quan về mô hình bayesian network ...................................................... 26


Trang 2

2.4.1. Định nghĩa:............................................................................................. 26
2.4.2. Phương pháp của Bayesian Belief Networks: ....................................... 27
2.5. Các nghiên cứu liên quan .............................................................................. 28
2.5.1. Các nghiên cứu có liênquan đến an toàn lao động ............................... 28
2.5.2. Các nghiên cứu để phát triển mô hình mạng BBNs ............................... 31
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................... 33
3.1. Quy trình nghiên cứu ..................................................................................... 33
3.2. Phân tích định tính tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro ATLĐ trong thi
công công tác giàn giáo .......................................................................................... 33
3.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu ................................................................ 33
3.2.2. Xác định kích thước mẫu ....................................................................... 34
3.2.3. Kỹ thuật lấy mẫu .................................................................................... 35
3.2.4. Phương pháp phân tích dữ liệu .............................................................. 36
3.3. Mô hình BBNs phân tích định lượng ............................................................ 38
3.4. Công cụ nghiên cứu ....................................................................................... 39
CHƯƠNG 4. THU THẬP VÀ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU ........................................... 43
4.1. Tổng hợp yếu tố liên quan đến rủi ro an toàn lao động trong thi công công tác
giàn giáo ................................................................................................................ 43
4.2. Xây dựng bảng thu thập dữ liệu .................................................................... 45
4.2.1. Thang đo cho bảng câu hỏi ................................................................... 45

4.2.2. Bố cục bảng câu hỏi ............................................................................... 46
4.3. Tổng hợp kết quả thống kê mô tả .................................................................. 46
4.3.1. Vị trí công tác......................................................................................... 46
4.3.2. Kinh nghiệm làm việc trong ngành xây dựng ........................................ 47
4.3.3. Thời gian tham gia làm việc tai các dự án chung cư nhà cao tầng ....... 48


Trang 3

4.3.4. Quy mô dự án ......................................................................................... 49
4.4. xếp hạng các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro an toàn lao động trong thi công
công tác giàn giáo cho hạng mục phần thân của công trình nhà cao tầng .............. 50
4.4.1. Giá trị trung bình mức ảnh hưởng của các nhân tố, kiểm định T-Test ...50
4.4.2. Kiểm định thang đo (Cronbach’s alpha) ................................................ 54
4.4.3. Các nhân tố ảnh hưởng chính đến rủi ro an toàn lao động trong thi công
công tác giàn giáo cho hạng mục phần thân của công trình nhà cao tầng .......... 61
4.5. Xây dựng mô hình đánh giá rủi ro an toàn lao động trong thi công công tác
giàn giáo cho hạng mục phần thân của công trình nhà cao tầng ............................ 63
4.5.1. Phân lóp mô hình.................................................................................... 63
4.5.2. Xác định mối quan hệ giữa các nhân tố ................................................. 64
4.5.3. Mô hình đánh giá rủi ro ATLĐ trong thi công công tác giàn giáo cho hạng
mục phần thân của công trình nhà cao tầng ....................................................... 69
CHƯƠNG 5. ÚNG DỤNG MÔ HÌNH BBNs VÀO MỘT DỰ ÁN CAO TẦNG ĐANG
TRIỂN KHAI TẠI TP.HCM ...................................................................................... 75
5.1. Thông tin về dự án áp dụng ........................................................................... 75
5.1.1. Quy mô dự án ......................................................................................... 75
5.1.2. Tổng mặt thi công của dự án .................................................................. 75
5.1.3. Phưomg án giàn giáo cốp pha của dự án ................................................ 77
5.2. Hiệu chỉnh mô hình phù hợp với dự án ......................................................... 80
5.3. Khảo sát và đưa dữ liệu thực tế vào mô hình ................................................ 83

5.3.1. Đánh giá các biến không chịu tác động của các nhân tố khác ............... 83
5.3.2. Đánh giá các biến chịu tác động của các nhân tố khác .......................... 86
5.4. Ket quả và đánh giá mô hình ......................................................................... 95
5.4.1. Kết quả mô hình ..................................................................................... 95
5.4.2. Đánh giá kết quả mô hình ...................................................................... 97


Trang 4

5.5. Đề xuất các giải pháp cải thiện tình hình an toàn lao động trong thi công công
tác giàn giáo ........................................................................................................... 98
CHƯƠNG 6. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................ 103
6.1. KẾT LUẬN ................................................................................................. 103
6.2. KIẾN NGHỊ ................................................................................................ 104
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ............................................................. 105
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 106
PHỤ LỤC 01 - BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT ĐỊNH TÍNH ................................ 112
PHỤ LỤC 02- BẢNG MA TRẬN KHẢO SÁT MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC NHÂN
TỐ ............................................................................................................................ 117
LY LỊCH TRÍCH NGANG ..................................................................................... 118


Trang 5

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 Tổng hợp các nguyên nhân TNLĐ dựa trên các nghiên cứu trên thế giới,
trích Bùi Kiến Tín (2014) [11] ................................................................................... 13
Bảng 3.1 Các phần mềm sử dụng cho nghiên cứu ...................................................... 39
Bảng 3.2 Xác suất có điều kiện của nút gốc: Chất tải trọng vượt mức cho phép .......40
Bảng 3.3 Xác suất có điều kiện của nút gốc: Công nhân chưa được đào tạo .............40

Bảng 3.4 Xác suất có điều kiện của nút khả năng xảy ra tai nạn ứng với từng trường hợp
.....................................................................................................................................40
Bảng 4.1 Các nhân tố cho bảng khảo sát ....................................................................43
Bảng 4.2 Vị trí công tác của các đối tượng khảo sát ................................................... 46
Bảng 4.3 Kinh nghiệm công tác trong ngành xây dựng của các đối tượng khảo sát 47
Bảng 4.4 Thời gian giam gia dự án nhà cao tầng của các đối tượng khảo sát ........... 48
Bảng 4.5 Quy mô dự án lớn nhất mà các đối tượng được khảo sát đã từng tham gia
.................................................................................................................................... 49
Bảng 4.6 Tính giá trị trung bình mức ảnh hưởng của các nhân tố và kiểm định giả thuyết
tham số tổng thể (T-Test) ............................................................................................ 50
Bảng 4.7 Hệ số Cronbach’s alpha tổng của nhóm các nhân tố về tổ chức thi công, kỹ thuật,
biện pháp ..................................................................................................................... 55
Bảng 4.8 Hệ số tương quan biến tổng của từng nhân tố trong nhóm các nhân tố về tổ chức
thi công, kỹ thuật, biện pháp ....................................................................................... 55
Bảng 4.9 Hệ số Cronbach’s alpha tổng của nhóm các nhân tố về điều kiện làm việc 56
Bảng 4.10 Hệ số tương quan biến tổng của từng nhân tố trong nhóm các nhân tố về điều
kiện làm việc............................................................................................................... 57
Bảng 4.11 Hệ số Cronbach’s alpha tổng của nhóm các nhân tố về vật liệu, cấu tạo 57
Bảng 4.12 Hệ số tương quan biến tổng của từng nhân tố trong nhóm các nhân tố về vật liệu,
cấu tạo .......................................................................................................................... 58
Bảng 4.13 Hệ số Cronbach’s alpha tổng của nhóm các nhân tố về bản thân công nhân
.....................................................................................................................................58
Bảng 4.14 Hệ số tương quan biến tổng của từng nhân tố trong nhóm các nhân tố về bản thân
công nhân..................................................................................................................... 59


Trang 6

Bảng 4.15 Hệ số Cronbach’s alpha tổng của nhóm các nhân tố trong quá trình vận chuyển
..................................................................................................................................... 59

Bảng 4.16 Hệ số tương quan biến tổng của từng nhân tố trong nhóm các nhân tố trong quá
trình vận chuyển .......................................................................................................... 60
Bảng 4.17 Hệ số Cronbach’s alpha tổng của nhóm các nhân tố về thời tiết ............... 60
Bảng 4.18 Hệ số tương quan biến tổng của từng nhân tố trong nhóm các nhân tố về thời tiết
..................................................................................................................................... 61
Bảng 4.19 Các nhân tố ảnh hưởng chính đến rủi ro ATLĐ trong thi công công tác giàn giáo
cho hạng mục phần thân của công trình nhà cao tầng ................................................. 61
Bảng 4.20 Ma trận mối quan hệ giữa các nhân tố ....................................................... 66
Bảng 4.21 Trạng thái các nhân tố................................................................................ 71
Bảng 5.1 Thông tin dự án A(trích từ tài liệu BPTC của dự án) .................................. 75
Bảng 5.2 Hệ thống giàn giáo cốp pha của dự án (trích từ tài liệu BPTC của dự án A) 77
Bảng 5.3 Kết quả khả năng xảy ra TNLĐ từ mô hình cho dự án A .......................... 95
Bảng 5.4 So sánh kết quả từ mô hình tính toán ......................................................... 98
Bảng 5.5 Các phương án cải thiện tình hình ATLĐ trong thi công công tác giàn giáo
..................................................................................................................................... 98


Trang 7

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 2.1 Giàn giáo khung ........................................................................................... 23
Hình 2.2 Giàn giáo nêm .............................................................................................. 24
Hình 2.3 Ví dụ đơn giản về BBNs trong ATLĐ (nguyên nhân - Kết quả) ................. 26
Hình 2.4 Một số mô hình minh hoạ mạng BBNs (Charles River, 2004) [39] ............ 28
Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu Luận văn ................................................................... 33
Hình 4.1 Biểu đồ thể hiện vị trí công tác của các đối tượng được khảo sát ................ 46
Hình 4.2 Biểu đồ thể hiện kinh nghiệm công tác trong ngành xây dựng của các đối tượng
khảo sát ........................................................................................................................ 47
Hình 4.3 Biểu đồ thể hiện thời gian giam gia dự án nhà cao tầng của các đối tượng khảo sát

..................................................................................................................................... 48
Hình 4.4 Biểu đồ thể hiện quy mô dự án lớn nhất mà các đối tượng được khảo sát đã từng
tham gia ....................................................................................................................... 49
Hình 4.5 Phân lớp các nhân tố trong mô hình đánh giá rủi ro ATLĐ......................... 64
Hình 4.6 Sơ đồ mối quan hệ giữa các nhân tố trong mô hình đánh giá rủi ro ATLĐ 68
Hình 4.7 Mô hình đánh giá rủi ro ATLĐ trong thi công công tác giàn giáo cho hạng mục
phần thân của công trình nhà cao tầng ........................................................................ 70
Hình 5.1 Tổng mặt bằng một phân khu của dự án (trích từ tài liệu BPTC của dự án
A) ................................................................................................................................ 76
Hình 5.2 Mô hình tính toán giàn giáo 2 tầng (trích từ tài liệu BPTC của dự án A) .77
Hình 5.3 Mô hình tính toán giàn giáo 3 tầng (trích từ tài liệu BPTC của dự án A) .78
Hình 5.4 Hệ cốp pha dầm sàn (trích từ tài liệu BPTC của dự án A) ........................... 78
Hình 5.5 Hệ giàn giáo chống cốp pha dầm sàn (trích từ tài liệu BPTC của dự án A) 79
Hình 5.6 Hệ bao che (trích từ tài liệu BPTC của dự án A) ......................................... 79
Hình 5.7 Mặt cắt giàn giáo bao che (trích từ tài liệu BPTC của dự án A) .................. 80
Hình 5.8 Sơ đồ BBNs được hiệu chỉnh cho phù hợp với dự án A .............................. 82
Hình 5.9 Ket quả đánh giá rủi ro ATLĐ trong thi công công tác giàn giáo tại thời
điểm hiện tại của dự án A ........................................................................................... 96


Trang 8

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ATLĐ

: An toàn lao động

TNLĐ
TP.HCM


: Tai nạn lao động
: Thành phố Hồ Chí Minh

BPTC

: Biện pháp thi công


Trang 9

CHƯƠNG 1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Giói thiệu chung
Theo số liệu của Bộ Lao động Thương binh và xã hội năm 2017, trên toàn quốc đã xảy ra
7.749 vụ TNLĐ làm 7.907 người bị nạn và 648 người chết. Trong đó, TNLĐ xảy ra trong
lĩnh vực xây dựng chiếm tỷ lệ lớn nhất với gần 20.8% tổng số vụ. Đây cũng là lĩnh vực có
số người chết vì TNLĐ ở mức cao nhất so với các lĩnh vực khác (chiếm tới gần 19,7 % tổng
số người chết). [1]
Tính từ đầu năm 2018 đến nay đã có một số vụ tại nạn nghiêm trọng tại các công trường xây
dựng đã xảy ra. Đơn cử, vào ngày 17/1 trên công trường xây dựng tại đường Tố Hữu, quận
Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội đã xảy ra sự cố khiến 3 người tử vong và 3 người bị thương
nặng. Gần đây, vào 13/4 tại khu Công nghiệp Hoà Khánh, quận Liên Chiểu, Đà Nắng, một
giàn giáo bất ngờ nghiêng và đổ sập khiến 10 công nhân đang làm việc bên trên bị rơi xuống
dưới, trong đó có 2 công nhân mắc kẹt và bị thương nặng. [1]
Tại thành phố Hồ Chí mình gần đây nhất có nhiều công trình nhà cao tầng thi công mất
ATLĐ gây ra nhiều vụ tai nạn nghiêm trọng. Vào khoảng 9 giờ sáng ngày 24-9, 3 công nhân
đang thi công Trung tâm thương mại Giga Mali trên đại lộ Phạm Văn Đồng (phường Hiệp
Bình Chánh, quận Thủ Đức, TP.HCM) bị rơi xuống đất, chấn thương nặng, nguyên nhân
gây ra vụ tai nạn là do trượt chân theo dây chuyền, một người bị trượt chân kéo theo 2 người
còn lại. Trước đó, chiều ngày 11/09 vụ TNLĐ xảy ra tại công trình thi công khu Trung tâm
thương mại và căn hộ Saigon Homes trên đường Hương lộ 2 (phường Bình Trị Đông A,

quận Bình Tân, TP.HCM) làm 2 người tử vong khi công nhân đang vận chuyển vật liệu tại
tầng 10 công trình nói ưên thì bất ngờ, giàn giáo đổ sập khiến 2 người rơi xuống đất và tử
vong. [2]
Từ những số liệu trên cho thấy đa số các vụ TNLĐ nghiêm trọng trong các dự án nhà cao
tầng đều liên quan đến thi công công tác giàn giáo, các sự cố này đều gây ra những thiệt hại
nghiêm trọng về người và tài sản. Nguyên nhân dẫn đến TNLĐ liên quan đến thi công công
tác giàn giáo có thể bắt nguồn: từ việc người lao động chưa chấp hành đầy đủ nội quy an
toàn; từ biện pháp, tổ chức thi công không hợp lý; từ việc tính toán thiết kế không hợp lý và
nhiều nguyên nhân khách quan bên ngoài như điều kiện thời tiết;... ứng với mỗi điều kiện
thực tế của dự án sẽ luôn tìm ẩn những rủi ro ATLĐ trong thi công tác giàn giáo. Nếu một


Trang
10
nhà quản lý từ nhà thầu có thể nhận biết hoặc luờng trước được những rủi ro có thể xảy ra
thì họ thể giảm thiểu được tối đa những tai nạn có thể xảy ra giúp nâng cao tình hình ATLĐ
trên công trường với những phương án hiệu quả và phù hợp với những điều kiện thực tế của
dự án.
1.2. Xác định vấn đề nghiên cứu
Xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro ATLĐ trong thi công công tác giàn giáo
là cơ sở để các nhà quản lý đưa ra các quyết định phù hợp nhằm cải thiện tình hình ATLĐ
thực tế trên công trường. Việc xây dựng một mô hình đánh giá được rủi ro ATLĐ trên
công trường nhằm giúp nhà quản lý có thể lường trước được những khả năng có thể xảy ra
tai nạn ATLĐ trên công trường.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở vấn đề nghiên cứu, nghiên cứu này hướng đến mục tiêu sau:
-

Tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro ATLĐ trong thi công công tác giàn giáo
cho hạng mục phần thân của công trình nhà cao tầng.


-

Xây dựng được mô hình BBNs đánh giá rủi ro ATLĐ trong thi công công tác giàn
giáo cho hạng mục phần thân của công trình nhà cao tầng.

-

Áp dụng mô hình vào 1 dự án cao tầng thực tế đang triển khai tại TP.HCM nhằm
kiểm tra tính hợp lý của mô hình.

1.4. Phạm vỉ nghiên cứu
Không gian:
-

Luận văn thực hiện nghiên cứu với các dự án nhà cao tầng tập trung ở khu vực
Thành phố Hồ Chí Minh.

Thòi gian:
-

Các dự án được thực hiện từ năm 2017-2018.

Đối tượng nghiên cứu:
-

Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro ATLĐ trong thi công công tác giàn giáo cho
hạng mục phần thân của công trình nhà cao tầng.

-


Mô hình BBNs đánh giá rủi ro ATLĐ trong thi công công tác giàn giáo cho hạng
mục phần thân của công trình nhà cao tầng.

Đặc điềm đối tượng nghiên cứu:
- Hệ giàn giáo khung và hệ giàn giáo nêm.


Trang
11
Đối tượng khảo sát:
- Các kỹ sư xây dựng đang công tác ở các dự án xây dựng nhà cao tầng.
1.5. Đóng góp dự kiến của nghiên cứu
1.5.1. về mặt học thuật
Xây dựng mô hình BBNs đánh giá rủi ro ATLĐ trong thi công công tác giàn giáo cho hạng
mục phần thân của công trình nhà cao tầng.
1.5.2. về mặt thực tiễn
Mô hình BBNs có thể hỗ trợ cho những người quản lý trong nhà thầu đánh giá được tình
hình ATLĐ tại thời điểm hiện tại trên công trường, giúp hỗ trợ người quản lý đưa ra
những quyết định phù hợp giảm thiểu các TNLĐ dựa trên nguồn nhân lực sẵn có.
Thông qua mô hình có thể tìm ra được nhân tố nào có thể gây ra khả năng xảy TNLĐ
nhiều nhất dựa trên tình hình công trường thực tế. Từ đó đưa ra các phương án cải thiện
các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng xảy ra ATLĐ cho phù hợp, giúp giảm khả năng xảy
ra TNLĐ hiệu quả nhất.
1.6. Kết cấu luận văn
Nội dung của luận văn được tác giả thể hiện trong các chương sau :
Chuong 1 - Đặt vấn đề nghiên cứu
Chưưng 2 - Tổng quan: tác giả đã tổng quan các nghiên cứu trước đây về nguyên nhân
TNLĐ trong thi công xây dựng và thi công công tác giàn giáo, các khái niệm giàn giáo, mô
hình BBNs, các nghiên cứu trước đây về ATLĐ và mô hình BBNs Chuông 3 - Phưưng

pháp nghiên cứu: trong chương này tác giả nêu rõ quy trình nghiên cứu của luận văn,
phương pháp phân tích định tính tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro ATLĐ trong thi
công giàn giáo, phương pháp định lượng rủi ro ATLĐ trong thi công giàn giáo, và nêu rõ
các phần mềm mà tác giả sử dụng cho nghiên cứu.
Chương 4 - Thu thập và phân tích dữ liệu: trong chương này tác giả nêu rõ các kết quả
mà nghiên cứu đạt được trong quá trình thu thập và phân tích dữ liệu, từ kết quả thu được
tác giả tiến hành xây dựng mô hình BBNs đánh giá rủi ro ATLĐ.
Chương 5 - ứng dụng mô hình bbns vào một dự án cao tầng đang triển khai tại
TP.HCM: tác giả thể hiện quá trình áp dụng mô hình BBNs đã xây dựng được trong
chương 4 vào một dự án đang được triển khai tại TP.HCM để đánh giá tính hợp lý của mô


Trang
12
hình.
Chương 6 - Kết luận và kiến nghị


Trang
13

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN
2.1. Tai nạn lao động và nguyên nhân gây nên tai nạn lao động trong thi công xây
dựng
2.1.1. Tổng quan về tai nạn lao dộng trong thi công xây dựng
Theo Long D.Nguyen et al (2016) [3], An toàn là một vấn đề quan trọng đối với bất kỳ dự
án xây dựng nào. Tại Hoa Kỳ, xây dựng chiếm khoảng 4% lực lượng lao động nhưng đã
chiếm tới 19% số người chết và 12% thương tật và bệnh tật (Hinze và Gambatese (1996)
[4]; Abdelhamid và Everett (2000) [5]; Abudayyeh et al (2003) [6]; Hallowell et al (2013)
[7]. Ngành xây dựng thường ghi nhận số lượng thương tích làm việc gây tử vong cao nhất

(BLS 2013) [8]. Hơn 26.000 công nhân xây dựng đã chết tại nơi làm việc (hoặc khoảng năm
người lao động tử vong mỗi ngày làm việc) trong 20 năm qua (Zhang et al. 2013) [9]. Từ
năm 2011 đến năm 2012, số người chết trong xây dựng tăng 8,7% trên toàn quốc (Dong et
al. 2013) [10]. Tác giả đã chỉ ra rằng TNLĐ là một vấn đề toàn cầu.
2.1.2. Các nguyên nhân gây nên tai nạn lao động trong thi công xây dựng
Tác giả Bùi Kiến Tín (2014) [11] đã tổng hợp các nguyên nhân TNLĐ dựa trên các
nghiên cứu trên thế giới:
Bảng 2.1 Tổng hợp các nguyên nhân TNLĐ dựa trên các nghiên cứu trên thế giới, trích Bùi
Kiến Tín (2014) [11]
Quốc gia

Indonesia

Tác giả (năm)

Vấn đề nghiên cứu

Yusuf Latief et Tai nạn ngã cao trong các
al (2011) [12] công trình xây dựng.

s. Kivrak G.
Thổ Nhĩ Kỳ Arslan &
(2008)[13]

Tìm hiểu ý kiến công nhân
xây dựng về các yếu tố gây
tai nạn và kiến thức an toàn
của họ.

Nguyên nhân TNLĐ

được rút ra
-Hành vi không an toàn
của công nhân.
-Công nhân có thái độ an
toàn kém.
-Điều kiện công trường
không an toàn.
-Thiếu đào tạo về an toàn.


Trang
14

Quốc gia

Tác giả (năm)

Vấn đề nghiên cứu

Nguyên nhân TNLĐ
được rút ra

Nhận biết các yếu tố quan
trọng ảnh hường đến quản
lý an toàn và phát triển
D. p. Fang et al phương thức đo lường hiệu -Nhận thức về an toàn của
(2004) [14]
quản lý an toàn.
suất quản lý an toàn trên
các công trường xây dựng.


Trung
Quốc

M. Tam et al
(2004)[15]

s. Li & X.
Xiang (2011)
[16]

Maylaysia

Hamid et al
(2008)[17]

Kiểm tra tình hình quản lý
an toàn, khám phá các hoạt
động dễ gây tai nạn và xác
định các yếu tố ánh hướng
đến an toàn trên công
trường.

-Nhận thức về an toàn của
lãnh đạo công ty kém.
-Thiếu đào tạo an toàn cho
công nhân.
-Nhận thức về an toàn của
người quản lý an toàn kém.
-Hành động thiếu an toàn.


Thiết lập mối quan hệ
nguyên nhân dẫn đến công
trường kém đồng thời phân
tích các khía cạnh của các -Điều kiện công trường
nguyên nhân từ vị trí và vai kém.
trò khác nhau trong việc
quản lý an toàn.

Nguyên nhân tai nạn tại
công trường.

-Do sự bất cẩn của công
nhân.
-Công nhân không tuân thủ
quy trình công việc. -Điều
hành thiết bị mà không có
thiết bị an toàn.
-Quản lý an toàn công
trường kém.
-Làm việc trên cao.
-Công việc nặng nhọc. Kiến thức và trình độ công
nhân thấp.


Trang
15

Quốc gia


Kuwait

Tác giả (năm)

Vấn đề nghiên cứu

Nguyên nhân TNLĐ
được rút ra

-Thái độ an toàn của công
nhân kém.
-Không sử dụng thiết bị
bảo hộ cá nhân.
-Nguyên nhân quản lý (13
nguyên nhân).
H. Al- Tabtabai Phân tích nguyên nhân tai -Nguyên nhân công nhân
(13 nguyên nhân).
(2002)[18]
nạn
-Nguyên nhân dự án (4
nguyên nhân).

-Phát sinh lỗi từ nhóm
R. A. Haslam et Các yếu tố góp phần trong công nhân.
Anh Quốc al (2005)
các tai nạn của ngành xây -Công trường kém an toàn.
[19]
dựng.
-Thiếu thiết bị PPE. -Vật
liệu kém chất lượng.

-Rùi ro trong công tác quản
lý.
-Thiếu đào tạo an toàn. Thiếu các cuộc họp an toàn
thường xuyên.
-Thiếu kiểm tra thường
Kiểm tra công tác an toàn xuyên.
M. s. Eltại Jordanian, và khuyến
-Thái độ sử dụng PPE của
Jordanian Mashaleh et al nghị cho nhà thầu và chính công nhân kém.
(2010) [20]
phủ các phương án cải thiện -Không có biện pháp bảo
hiệu suất an toàn
vệ an toàn.
-Tối ưu hóa lợi nhuận.
-Không tuân thủ quy trình
an toàn.

Đài Loan

C.W.Cheng et
al (2012) [21]

Tìm hiểu nguyên nhân và -Không cấp thiết bị PPE.
thiết lập mối quan hệ nhân
quả tiềm ẩn liên quan đến -Người công nhân không
tai nạn nghiêm trọng.
sử dụng PPE.


Trang

16

Quốc gia

Pakistan

Palestine

Tác giả (năm)

Vấn đề nghiên cứu

Nguyên nhân TNLĐ
được rút ra

Phát triển mô hình đánh giá
w. T. Chen et al nhận thức an toàn để đo
-Thái độ về an toàn của
lường
nhận
thức
về
an
toàn
(2011) [22]
công nhân.
của công nhân xây dựng
Đài Loan.
-Thái độ an toàn công nhân
Phát triển thang đo lường kém.

R.U.Farooqui et
về hiệu suất an toàn trong -Công nhân không sử dụng
al (2008)
ngành xây dựng theo điều PPE.
[23]
tra thực tế tại công trường. -Quản lý an toàn thiếu
kiểm tra giám sát.
-Thiết bị làm việc không
an toàn.
-Công việc phức tạp và
Xác định, đánh giá và xếp khó khăn.
A. Enshassi et hạng các yêu tố ảnh hưởng -Ngân sách dành cho an
al (2008) [24] đến hiệu suất an toàn của toàn thấp.
-Công nhân thiếu đào tạo.
các nhà thầu phụ.
-Chủ đầu tư ít quan tâm
đến vấn đề an toàn.

J. Hinze & F.
Wiegand
(1992)[25]

Hỗ trợ nhà thiết kế có xem
xét đến ATLĐ và đề nghị
được cung cấp về phương -Thiếu quan tâm về an toàn
pháp an toàn có thể giải
trong thiết kế.
quyết bằng thiết kế.
-Ke hoạch thi công không
phù hợp.


Hoa Kỳ

Phát triển mô hình nhân
quả tai nạn trong ngành
công nghiệp xây dựng, làm
A. Suraji et al
nổi bật sự tương tác cơ bản
(2001)[26]
và phức tạp của các yếu tố
gây tai nạn trong mối quan
hệ nhân quả

-Thiếu kiểm soát trong quá
trình thi công.
-Trình tự thi công không
đúng.
-Điều kiện công trường
kém.
-Hành vi không an toàn.


Trang
17

Quốc gia

Nguyên nhân TNLĐ
được rút ra
-Thiếu đào tạo an toàn.

-Thiếu kiểm tra, giám sát.
-Thiếu thiết bị an toàn tối
thiểu.
-Phương pháp hoặc trình tự
Giảm sự không chắc chắn không an toàn.
T. M. Toole & của thiết kế và chuyên gia an -Điều kiện công trường
P.E (2002)
toàn trên công trường bằng kém.
[27]
lý thuyết phân tích nguyên
-Không sử dụng thiết bị an
nhân gốc rễ tai nạn.
toàn được cung cấp.
-Thái độ an toàn kém.
-Hành động không thể tiên
đoán, bất ngờ.
Tác giả (năm)

Vấn đề nghiên cứu

-Tối ưu lợi nhuận của nhà
J. Hinze & J. Xác định các yếu tố ảnh
thầu.
Gambatese hưởng đáng kể đến hiệu suất
(2003)[28] an toàn của nhà thầu
-Công nhân thiếu đào tạo
về an toàn.
Điều tra tính thực tế của việc
giải quyết vấn đề an toàn
J. Gambatese et cho công nhân xây dựng khi

-Thiếu quan tâm về an toàn
thiết kế một dự án và xác
al (2005)
trong thiết kế.
minh tính khả thi khi đưa
[29]
thiết kế vào an toàn.
Phát triển mô hình quan hệ
tai nạn nhân quả hệ thống -Công việc không thể tiên
của tai nạn, nó tập trung vào đoán,
P.Mitropoulos quá trình sản xuất tạo ra tình
-Sai lầm (lỗi) của công
et al (2005)
huống nguy hiểm và hành vi
nhân.
[30]
không an toàn của công
nhân.
X. Huang & J.
Tập trung vào các tác động -Nhận thức về an toàn của
Hinze
của chủ đâu tư đối với hoạt chủ đầu tư kém.
(2006)[31]
động an toàn của dự án.


Trang
18

Quốc gia


J. Hinze & J.
Teizer(2011)
[32]

Việt Nam

Vấn đề nghiên cứu

Tác giả (năm)

Nguyên nhân TNLĐ
được rút ra

Yếu tố góp phần và nguyên
nhân tai nạn của thiết bị dẫn
-Sử dụng thiết bị không
đến tai nạn chết người trong
đúng quy trình.
ngành xây dựng.

-Công nhân thiếu nhận thức
về tầm quan trọng của
ATLĐ.
-Công nhân chưa được
Lưu Trường
huấn luyện đầy đủ và thiếu
Văn & Đỗ Thị Nguyên nhân chính gây nên trang bị bảo hộ.
Xuân Lan tai nạn tại Việt Nam.
-Thang và giàn giáo không

(2002)[33]
phù hợp, thiết bị hư cũ.
-Công nhân thao tác thiếu
an toàn.

Trần Hoàng
Tuấn (2008)
[34]

Phân tích nguyên nhân tai -Đặc điểm của công nhân.
nạn và đưa ra các biện pháp
cải thiện ATLĐ về đặc điểm -Phương pháp người quản
nhân thân của công nhân lý.
cũng như phương pháp quản
lý.

Tác giả Long D.Nguyen et al (2016) [3] đã chỉ ra được 36 yếu tố ảnh hưởng đến nguy
cơ xảy ra TNLĐ khi làm việc trên cao và phân loại thành bốn cấp độ khác nhau:
- Mức 1: Các yếu tố bên ngoài bao gồm các yếu tố liên quan đến các vấn đề chính
trị hoặc bên ngoài, có 4 yếu tố trong mức này:
(1) tác động quan trọng;

(2) ảnh hưởng quy định;

(3) điều kiện thị trường;

(4) tác động xã hội.

- Mức 2: Các yếu tố chính sách bao gồm các yếu tố liên quan đến chiến lược, quyền sở
hữu và kiểm soát hợp đồng, và văn hóa công ty xây dựng, có 7 yếu tố trong mức này:

(1) chiến lược ký kết hợp đồng;

(2) sở hữu và kiểm soát;

(3) văn hóa công ty;

(4) cơ cấu tổ chức;

(5) quản lý an toàn và sức khỏe (S & H);

(6) quan hệ lao động;


Trang
19
(7) lợi nhuận của công ty.
- Mức 3: Các yếu tố tổ chức bao gồm các yếu tố liên quan đến tổ chức công trường và
quản lý địa phương, có 12 yếu tố trong mức này:
(I) tuyển dụng và lựa chọn;

(2) đào tạo;

(3) thủ tục;

(4) lập kế hoạch;

(5) quản lý sự cố và phản hồi;

(6) quản lý / giám sát;


(7) thông tin liên lạc;

(8) văn hóa an toàn; (10)

(9) mua thiết bị;

kiểm tra và bảo trì;

(II)

điều kiện thanh toán;

(12) quá trình thiết kế.

- Mức 4: Các yếu tố trực tiếp bao gồm
các yếu tố liên quan đến công nhân và kỹ thuật viên trên công trường, có 13 yếu tố
(I) thẩm quyền;
(3) làm việc theo nhóm;
(5) mệt mỏi / tỉnh táo;

(2) động lực/tinh thần;
trong mức này:
(4) nhận thức tình huống / nhận thức rủi ro;

(7) thông tin liên lạc;

(6) sức khỏe;

(9) tuân thủ;


(8) thông tin / tư vấn;

(II) điều kiện làm việc;

(10) nguồn nhân lực phù hợp;

(12) thiết bị vận hành;
(13) thiết bị an toàn / PPE
2.2.Tai nạn lao động và nguyên nhân gây nên tai nạn lao động trong thi công công
tác giàn giáo
Trong thi công công tác giàn giáo các trường hợp xảy ra TNLĐ hầu hết đều liên quan
đến tai nạn ngã cao.
2.2.1. Tổng quan về tai nạn ngã cao trong thi công giàn giáo
Một đặc điểm của công trình xây dựng là công trình phát triển theo cả chiều dài và chiều
cao, vị trí làm việc của công nhân luôn thay đổi, việc thực hiện các biện pháp ATLĐ bị
hạn chế rất nhiều. TNLĐ do ngã cao rất đa dạng, qua nghiên cứu, đúc kết rút kinh nghiệm
có thể thấy TNLĐ loại này xảy ra trong các trường hợp sau, trích từ sách Công nghệ ván
khuôn & giàn giáo trong xây dựng, Bùi Mạnh Hùng (2009) [35]:
- Ngã cao xảy ra tại các vị trí: khi công nhân làm việc (trên giàn giáo, trên cốp pha);
ngã khi đứng làm việc trên thang; ngã khi sàn thao tác bắt tạm bị đổ gãy; ngã khi làm


×