Tải bản đầy đủ (.pdf) (31 trang)

Tổng hợp giáo án lớp 3 - Tuần 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (556.95 KB, 31 trang )

TUẦN 7

Thứ hai ngày 22 tháng 10 năm 2018
TẬP ĐỌC –KỂ CHUYỆN
TRẬN BÓNG DƯỚI LÒNG  ĐƯỜNG
I. MỤC TIÊU 
­ Đọc đúng, rành mạch. Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với  
lời các nhân vật.
­ Hiểu lời khuyên từ câu chuyện: Không được chơi bóng dưới lòng đường vì dễ 
gây tai nạn. Phải tôn trọng luật giao thông, tôn trọng luật lệ quy tắc chung của  
cộng đồng. (trả lời được các câu hỏi trong SGK)
­ Kể lại được 1 đoạn của câu chuyện.
Các kỹ năng sống cơ bản cần giáo dục:Kiểm soát cảm xúc. Ra quyết định. Đảm 
nhận trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
­ Tranh , Ứng dụng CNTT
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động 1: Củng cố đọc thành tiếng và đọc hiểu bài Nhớ lại buổi đầu đi  
học(5’)
­ 3 HS đọc 3 đoạn bài: Nhớ lại buổi đầu đi học.
­ Hãy nêu  nội dung bài.
­ GV nhận xét 
­ Giới thiệu bài: Chủ điểm tiếp theo là chủ điểm “Cộng đồng” ­ Là quan hệ giữa 
cá nhân với những người xung quanh và xã hội. Mở đầu chủ điểm là truyện đọc 
“Trận bóng dưới lòng đường”. Trận bóng này diễn ra như  thế  nào? Sau những 
điều xẩy ra, các bạn nhỏ trong truyện hiểu ra điều gì? 
Hoạt động 2:  Hướng dẫn luyện đọc bài Trận bang dưới lòng đường: (25)
a. Giáo viên đọc toàn bài: Giọng nhanh, dồn dập  ở  đoạn 1 và 2 (tả  trận bóng), 
nhịp chậm hơn  ở  đoạn 3 (hậu quả  tai hại của trò chơi không đúng chỗ), nhấn  
giọng ở các từ chỉ hoạt động đá bóng (cướp, bấm nhẹ, dẫn bóng, lao đến, ngần 
ngừ, dốc bóng, chúi, sững lại.)


b. Hướng dẫn HS luyện đọc.
­ HS nối tiếp nhau đọc từng câu. GV hướng dẫn phát âm từ khó: ngần ngừ, sững  
lại, khuỵu xuống, xuýt xoa .
­ HS đọc nối tiếp bài lần 2. GV nhận xét.
­ Đọc từng đoạn trước lớp:
Lượt 1: 3 HS  đọc nối tiếp 3 đoạn của bài.
GV theo dõi, hướng dẫn HS đọc đúng các câu sau:
­ Thật là quá quắt! (giọng bực bội)
1


­ Ông ơi.../ cụ ơi...! Cháu xin lỗi cụ.
­ HS đọc cá nhân, đồng thanh.
Lượt 2: GV gọi 3 HS đọc nối tiếp đoạn lần 2. GV nhận xét.
­ 1 HS đọc phần chú giải, lớp đọc thầm.
+ Đọc từng đoạn trong nhóm: HS đọc theo nhóm đôi và tự sửa lỗi trong nhóm.
­ GV giúp đỡ những nhóm có HS đọc nhỏ.
­ Hai HS thi đọc đoạn 3. Lớp và GV nhận xét.
­ Một HS đọc lại bài.
Hoạt động 3: Hướng dẫn tìm hiểu bài: (12)
­ HS đọc thành tiếng, đọc thầm từng đoạn trong SGK, trả  lời các câu hỏi trong  
SGK, nêu đươc:
Câu 1: (HS đọc đoạn 1). Trả lời câu hỏi 1 SGK.
Câu 2:Vì sao trận bóng phải tạm dừng lần đầu?
Câu 3: (HS đọc đoạn 2) . Chuyện gì khiến trận bóng phải dừng hẳn?
Câu 4: (HS đọc đoạn 3)
Tìm những chi tiết cho thấy Quang rất ân hận trước tai nạn do mình gây ra?
Câu 5:  HS nêu ý kiến.
­ GV hướng dẫn HS liên hệ  thực tế: Em thường chơi bóng  ở  đâu, vì sao lại 
không được đá bóng dưới lòng đường?

­ Giáo dục KNS cho HS.
­ GV hướng dẫn HS nêu nội dung bài: Không được chơi bóng dưới lòng đường  
vì dễ gây tai nạn. Phải tôn trọng luật giao thông, tôn trọng luật lệ, quy tắc chung 
của cộng đồng.
Nhiều HS nhắc lại.
Hoạt động 4: Hướng dẫn HS luyện đọc lại: (5’)
­ GV gọi 1 HS đọc tốt nhất đọc trước lớp đoạn 1.
­ GV yêu cầu HS đọc nối tiếp nhau trong nhóm.
­ Tổ chức thi đọc bài. Hai nhóm HS đọc nối tiếp theo đoạn.
­ Lớp và GV nhận xét.
Hoạt động 5: Hướng dẫn HS  kể được một đoạn câu chuyện : (20’)
­ Mỗi em nhập vai một nhân vật trong câu chuyện kể  lại một đoạn của câu  
chuyện : Trận bóng dưới lòng đường theo lời một nhân vật. 
­   Trong truyện có những nhân vật nào? (Quang, Vũ, Long, bác đi xe máy, bác 
đứng tuổi, cụ già, bác đạp xích lô)
­ Câu chuyện vốn được kể theo lời của ai? (Người dẫn chuyện)
­ Có thể kể lại từng đoạn câu chuyện theo lời kể của những nhân vật nào?
+ Đoạn 1: Kể theo lời Quang, Vũ, Long, bác đi xe máy.
+ Đoạn 2: Kể theo lời Quang, Long, Vũ, cụ già, bác đứng tuổi.
+ Đoạn 3: Quang, ông cụ, bác xích lô, bác đứng tuổi.
2


­ HS kể  mẫu một đoạn theo nhân vật mình đóng vai. GV lưu ý: Khi đóng vai 
nhân vật trong truyện phải chọn cách xưng hô là Tôi, (hoặc mình, em) và giữ 
cách xưng hô ấy từ đầu đến cuối câu chuyện, không được thay đổi.
­ GV Kể mẫu:
­ Một HS kể mẫu 1 đoạn theo lời một nhân vật.
­ GV nhận xét và nhắc lại: Kể  theo lời nhân vật là cách kể  sáng tạo vì câu 
chuyện được kể dưới cách nhìn sự việc của nhân vật, không giống hệt trình tự 

câu chuyện, câu chữ cũng thay đổi.
­ Kể trong nhóm
­ Từng nhóm HS kể. 
­ GV giúp đỡ các nhóm kể đúng nội dung và lời nhân vật.
­ Thi kể trước lớp
­ GV gọi 3, 4  HS thi kể trước lớp.
­ Cả lớp và GV bình chọn người kể hay nhất.
Hoạt động nối tiếp(3’)
­ GV nêu câu hỏi để HS nhận xét về nhân vật Quang.
­ HS  lên hệ thực tế: Nhớ lời khuyên của câu chuyện.
 

3


TOÁN
 BẢNG NHÂN 7

 I. MỤC TIÊU 
­ Bước đầu thuộc bảng nhân 7.
­ Vận dụng phép nhân 7 trong giải toán.
­ HS làm được các bài tập 1,2 3.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
­ GV, HS:  các tấm bìa mỗi tấm bìa có 7 chấm tròn.
­ Bảng lớp viết sẵn nội dung bài tập 1.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động 1: Củng cố chia số có hai chữ số cho số có một chữ số(5’)
­ 3 HS lên bảng đặt tính rồi tính các phép tính sau.28 : 4 ; 29 : 6 ; 27 : 5
­ HS nêu phép tính chia hết,  phép tính có dư.   ­ GV nhận xét
Hoạt động 2:  Hướng dẫn HS lập bảng nhân 7 và thuộc bảng nhân 7: (15’)

­ Tổ chức cho HS thực hiện cá nhân.­ Cách lập: 
+ GV yêu cầu HS lấy 1tấm bìa 7 chấm tròn.
­ HS nêu: 7 chấm tròn lấy1 lần được 7
­ Viết công thức tương ứng: 7 x 1 = 7
­ HS lấy 2 tấm bìa mỗi tấm bìa có 7 chấm tròn.
­ Nêu: 7chấm tròn lấy 2 lần được 14 chấm tròn.
­ Viết: 7 x 2 = 7 + 7 = 14­ Vậy 7 x 2 = 14
­ Tương tự:  GV cho HS  thành lập công thức còn lại theo nhóm.
­ HS  hình thành bảng nhân 7.
­ HS nêu cách thành lập bảng nhân7 theo cách khác. Tương tự cho đến 7 nhân 10.
­ Hướng dẫn HS học thuộc bảng nhân 7
­ HS học thuộc bảng nhân tại lớp. GV gọi một số em đọc lại trước lớp.
­ GV nhận xét HS việc nhớ bảng nhân 7. 
Hoạt động 3:  Hướng dẫn HS luyện tập(15’)
­ GV yêu cầu cả lớp làm vào vở bài 1, 2, 3 sau đó chữa bài và củng cố bài.
4


Bài 1: HS nêu yêu cầu của bài: Tính nhẩm
­ HS  nối tiếp nhau nêu nhanh kết quả, mỗi HS một phép tính trong bảng nhân 7.  
­ Lớp và GV nhận xét.
­ GV hỏi: Em đã vận dụng bảng nhân nào đã học để tính kết quả? (bảng nhân 7) 
Bài 2:  Bài toán.
­ HS đọc đề toán ­ nêu tóm tắt. HS làm vào vở.
­ GV gọi một HS lên bảng chữa bài.
­ Một số em khác nêu cách làm bài. Lớp và GV nhận xét.
­ GV khuyến khích HS nêu các lời giải khác.
Bài 3:  HS  nêu yêu cầu của bài: đếm thêm 7 rồi viết số thích hợp  vào ô trống:­ 
GV gọi 1 HS lên bảng chữa bài, 1 số HS đọc lại dãy số.
­ GV yêu cầu HS nêu quy luật dãy số (số đứng sau hơn số đứng liền trước 7 đơn 

vị)
Hoạt động nối tiếp(3’)­ HS đọc thuộc bảng nhân 7.
                                                               ĐẠO ĐỨC
QUAN TÂM, CHĂM SÓC ÔNG BÀ, CHA MẸ, ANH CHỊ EM (tiết 1)
I. MỤC TIÊU 
­ Biết được những việc trẻ  em cần làm để  thể  hiện quan tâm, chăm sóc những  
người thân trong gia đình.
­ Biết được vì sao mọi người trong gia đình cần quan tâm, chăm sóc lẫn nhau.
Các kỹ năng sống cơ bản cần giáo dục: Kỹ năng giao tiếp,ứng xử, kính trọng và  
biết ơn ông bà, cha mẹ
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
­ GV: Cấc tấm bìa nhỏ màu đỏ, màu xanh, màu trắng.
­ HS: Vở bài tập đạo đức, Giấy trắng, bút màu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động 1: Củng cố những việc tự làm của bản thân(5’)
­ Hãy kể những việc con tự làm.
­ HS nêu lên. GV nhận xét 
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu những việc trẻ em cần làm để  thể 
hiện quan tâm, chăm sóc những người thân trong gia đình. (15’)
­ GV yêu cầu HS kể  về  sự  quan tâm, chăm sóc của ông bà, cha mẹ  dành cho 
mình và nêu những việc cần làm để  thể  hiện sự  quan tâm, chăm sóc những  
người thân trong gia đình.
­ GV nêu yêu cầu: Hãy nhớ  lại và kể  cho các bạn trong lớp nghe về việc mình 
được ông bà, bố mẹ yêu thương, quan tâm chăm sóc như thế nào?
­ HS  thảo luận với nhau trong nhóm nhỏ.
­ GV mời một số HS kể trước lớp. GV nhận xét.
5


+ GV nêu câu hỏi: Em phải làm gì để  thể  hiện sự  quan tâm, chăm sóc những 

người thân trong gia đình?
­ HS tự kể. GV nhận xét.
­ GV kết luận : Cần quan tâm giúp đỡ  người thân trong gia đình bằng những  
việc làm thiết thực để  mọi người được vui lòng.+ GV kể  chuyện: Bó hoa đẹp 
nhất.
­ GV nêu câu hỏi thảo luận.
­ HS trả lời. GV nhận xét, kết luận 
+ GV yêu cầu HS  kể được những việc làm phù hợp với khả  năng thể  hiện sự 
quan tâm, chăm sóc những người thân trong gia đình (HS tự kể)
Hoạt động 3: Tìm hiểu vì sao mọi người trong gia đình cần quan tâm, chăm 
sóc lẫn nhau. (15’)
 ­ GV chia nhóm và yêu cầu HS thảo luận nhóm.
­ GV nêu câu hỏi thảo luận: Vì sao mọi người trong gia đình cần quan tâm, chăm  
sóc lẫn nhau?­ HS thảo luận, trình bày ý kiến.
­ GV nhận xét, kết luận: Mọi người cần quan tâm, chăm sóc lẫn nhau ­ GV đưa 
ra một số tình huống yêu cầu HS bày tỏ ý kiến của mình qua thẻ .
Hoạt động nối tiếp(3’)HS về nhà sưu tầm tranh ảnh, bài thơ, bài hát,... 
 TỰ NHIÊN VÀ XàHỘI    
HOẠT ĐỘNG THẦN KINH
I. MỤC TIÊU: Sau bài học HS biết :
­ Nêu được ví dụ về những phản xạ tự nhiên thường gặp trong đời sống..
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
­  Các hình sgk                                           
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY
HĐ1: Kiểm tra bài cũ (5’)
+ Cơ quan thần kinh gồm những bộ phận nào? Nêu chức năng của các bộ đó? 
­ GV nhận xét, tuyên dương. 
* Giới thiệu bài (1’): Vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu.
HĐ2: Phân tích được hoạt động phản xạ và nêu được một vài ví dụ (10')
­ GV chia lớp thành 4 nhóm và hướng dẫn các nhóm thảo luận theo câu hỏi:

+ Điều gì sẽ xảy ra khi tay ta chạm vào vật nóng?
+ Bộ phận nào của cơ quan thần kinh điều khiển tay ta rụt lại khi chạm vào vật 
nóng?
+ Hiện tượng đó được gọi là gì ?
­ Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
+ Phản xạ  là gì? Nêu một vài ví dụ  về  những phản xạ  thường gặp trong đời 
sống?
6


* Kết luận : Khi gặp kích thích bất ngờ, cơ thể tự phản ứng lại rất nhanh gọi là  
phản xạ. Tuỷ sống là trung ương điều khiển hoạt động phản xạ.
HĐ3: Thực hành một số phản xạ (17').                  
­ GV hướng dẫn học sinh thực hành một số phản xạ.
­ GV: Bác sĩ thường sử dụng phản xạ đầu gối để kiểm tra chức năng hoạt động 
của tuỷ sống những người bị bại liệt thường mất khả năng phản xạ đầu gối.
­ GV hướng dẫn HS chơi trò chơi: Ai phản ứng nhanh.
­ GV cùng cả lớp khen những hs có phản xạ nhanh.
Hoạt động nối tiếp (3’)
 ­ Nhận xét giờ học.
 ­ Dặn HS về chuẩn bị bài sau.

Thứ ba ngày 23 tháng 10 năm 2018

TOÁN
LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU 
­ Thuộc bảng nhân 7 và vận dụng vào trong tính giá trị biểu thức, trong giải toán.
­ Nhận xét được về tính chất giao hoán của phép nhân qua ví dụ cụ thể.

­ HS làm được các bài tập1,2,3,4.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
­ Bảng phụ 
III.  CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động 1:Củng cố bảng nhân 7(5’)
­ 2 HS đọc thuộc lòng bảng nhân 7.
­ GV nhận xét 
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS củng cố kĩ năng tính nhẩm và tính giá trị 
biểu thức(15’)
 Bài 1 :    HS nêu yêu cầu bài tập : Tính nhẩm
7


a ­ 4 HS lên bảng chữa bài. Lớp và GV nhận xét.
b ­ HS nối tiếp nhau nêu kết quả.
­ GV hướng dẫn HS nêu nhận xét: đặc điểm của các phép nhân trong cùng 1 cột
 (ví dụ 2 phép nhân 2 và 7; 7 và 2 đều có các thừa số  là 2 và 7 nhưng thứ tự của 
chúng thay đổi, kết quả của 2 phép nhân này bằng nhau).
Như vậy: Trong phép nhân, khi thay đổi thứ tự các thừa số thì tích không thay 
đổi.
­ HS nêu lên. GV củng cố và chốt lại.
 Bài 2 :   HS nêu yêu cầu bài tập: Tính
­ HS tự làm bài, sau đó 2 HS lên bảng chữa bài
­ HS, GV nhận xét bài làm trên bảng lớp
­ Một số HS nêu cách thực hiện:
 Thực hiện các phép tính theo thứ tự từ trái sang phải.
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS củng cố kĩ năng giải toán(15’)
Bài 3:  Bài toán.
­ HS đọc yêu cầu và nêu tóm tắt, HS làm bài vào vở. Gv gọi 1 HS lên bảng chữa 
bài. GV cho HS đối chiếu kết quả với nhau.

­ Lớp và GV nhận xét.
Bài 4:  HS nêu yêu cầu của bài: Viết phép nhân thích hợp nào vào chỗ chấm.
­ GV đưa bảng phụ.
­ 2 HS  lên bảng làm bài.
Hoạt động nối tiếp(3’)­ Dặn HS  học thuộc bảng nhân 7.

CHÍNH TẢ
TẬP CHÉP: TRẬN BÓNG DƯỚI LÒNG ĐƯỜNG
I. MỤC TIÊU 
­ Chép và trình bày đúng bài chính tả.Bài viết không mắc quá 5 lỗi.
­ Làm đúng bài tập (2) a/b.
­ Điền đúng 11chữ và tên chữ vào ô trống trong bảng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
­ Bảng lớp viết sẵn bài tập chép.
­ Bảng phụ viết bài tập 3.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động 1: Củng cố phân biệt eo/ oeovà s/x(5’)
­ 2 HS viết bảng, cả lớp viết vào bảng con:  ngoằn ngoèo, xào rau.
8


­ HS, GV nhận xét
Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS tập chép bài chính tả: (25’)
a. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung:
­ GV đọc đoạn chép trên bảng  ( GV gọi  2, 3 HS nhìn bảng đọc lại)
­GV hỏi: Vì sao Quang lại ân hận sau sự việc mình gây ra?
(Vì cậu nhìn thấy cái lưng còng của ông cụ giống ông nội mình)
+ Sau đó Quang sẽ  làm gì? ( Quang chạy theo chiếc xích lô và mếu máo xin lỗi  
cụ.)
b. Hướng dẫn HS nhận xét cách trình bày bài viết

­ GV hỏi:
+ Những chữ   nào trong đoạn văn viết hoa?  (Các chữ   đầu câu, đầu đoạn, tên 
riêng của người) 
+ Lời các nhân vật được đặt sau những dấu câu gì? (Dấu hai chấm, xuống dòng, 
gạch đầu dòng.)  
­ HS viết những chữ khó vào bảng con: xích lô, quá quắt.
c. HS chép bài vào vở:  HS nhìn bài trên bảng chép vào vở. 
d. Chấm,chữa bài: 
­ GV thu và chấm 15­17 bài, nhận xét từng bài. 
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả: (5’)
Bài 2a:
­ HS đọc yêu cầu bài tập, GV Giúp HS  nắm vững yêu cầu bài tập.
­ HS đọc Thầm bài tập, xem tranh minh hoạ gợi ý giải câu đố.
­ HS làm bài (cá nhân) vào vở bài tập..
­ GV gọi 2HS lên bảng chữa bài, sau đó từng em đọc kết quả, giải câu đố.
­ Cả lớp và GV nhận xét (Mình tròn, mũi nhọn)
­ Kết quả đúng là:
Hoạt động nối tiếp(3’)­ Dặn HS về nhà học thuộc chữ cái.

Thứ tư ngày 24 tháng 10 năm 2018

TOÁN
GẤP MỘT SỐ LÊN NHIỀU LẦN

I. MỤC TIÊU 
­ Biết thực hiện gấp một số lên nhiều lần (bằng cách nhân số đó với số lần)
­ HS làm được các bài tập 1,2,3 (dòng 2)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
GV: Bảng phụ 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

9


Hoạt động 1:  Củng cố kĩ năng tính(5’)
­ 2 HS lên bảng thực hiện: 7 x 6 + 29;            7 x 4 + 50. 
­ Lớp làm vào vở nháp.
­ Cả lớp và GV nhận xét. 
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS thực hiện gấp một số lên lần (15’)
­ GVnêu bài toán: Đoạn thẳng AB dài 2cm, đoạn CD dài gấp 3 lần đoạn thẳng 
AB.
­ Hỏi đoạn thẳng CD dài mấy xăng ­ ti ­ mét?
­ Hướng dẫn HS tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng.
+ HS trao đổi  (nhóm đôi) tìm cách vẽ đoạn thẳng CD.
­ Một HS lên bảng vẽ. Lớp và GV nhận xét. 
­ HS thảo luận (nhóm đôi) tìm cách tính đoạn thẳng CD.
­ Đại diện nhóm nêu kết quả: Độ dài đoạn thẳng CD là:  2 x 3 = 6 (cm)
­ HS nêu bài giải. GV viết bảng (như SGK)
­ GV cho thêm một số ví dụ, HS nêu cách làm bài và rút ra kết luận.
­ GV gọi nhiều HS nhắc lại.
Hoạt động 3:Hướng  dẫn HS luyện tập. (15’)
Bài 1:  Bài toán­ HS đọc đề bài toán ­ phân tích đề và tóm tắt đề toán.
­ HS làm bài (cá nhân) vào vở.
­ 1 HS lên bảng chữa bài.
­ HS, GV nhận xét chốt lời giải đúng.
Bài 2: HS đọc đề bài.
­ HS tự tóm tắt ­ Tìm cách giải.
­ HS làm bài (cá nhân) vào vở. 
­ Một HS lên bảng chữa bài.
­ Lớp nhận xét.
­ GV củng cố gấp một số lên nhiều lần.

Bài 3: HS nêu yêu cầu của bài: Viết số thích hợp vào ô trống(theo mẫu)
­ GV cho học sinh giải thích bài tập mẫu (HS làm dòng 2) :
+ Số đã cho là 3, số cần tìm gấp 5 lần số đã cho(3 x 5 = 15)
+ Các cột còn lại HS suy nghĩ và nối tiếp nhau nêu kết quả. 
­ Lớp và GV nhận xét (30; 20; 35; 25; 0)
­ GV củng cố gấp một số lên 5 lần.
*Học sinh làm bài xong có thể làm bài còn lại.
Hoạt động nối tiếp(3’)­ Chuẩn bị bài sau.

10


TẬP ĐỌC

11


BẬN

I. MỤC TIÊU 
­ Đọc đúng, rành mạch. Bước đầu biết đọc bài thơ với giọng vui, sôi nổi.
­ Hiểu nội dung: Mọi người, mọi vật và cả em bé đều bận rộn làm những công 
việc có ích, đem niềm vui nhỏ góp vào cuộc đời. (Trả lời được các câu hỏi trong 
SGK)
Các kỹ năng sống cơ bản cần giáo dục:+ Tự nhận thức. Lắng nghe tích cực
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
Tranh, Ứng dụng CNTT
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động 1: Củng cố  đọc thành tiếng và đọc hiểu bài Trận bóng dưới  
lòng đường(5’)

­ Ba HS  lên bảng  mỗi em kể một đoạn của câu chuyện: Trận bóng dưới lòng 
đường.
­ HS, GV nhận xét.
Hoạt động 2:   Hướng dẫn HS luyện đọc bài Bận(15’)
a, GV đọc diễn cảm toàn bài thơ: Giọng đọc vui khẩn trương. Chú ý nhấn giọng 
và ngắt nhịp giữa các dòng thơ.
b, Hướng dẫn HS cách đọc kết hợp giải nghĩa từ:
* Đọc từng dòng thơ: HS nối tiếp nhau mỗi em đọc 2 dòng thơ.
­ GV chú ý sửa lỗi phát âm cho HS: vẩy gió, làm lửa, chảy, hát ru. (HS đọc cá 
nhân, đồng thanh)
­ HS đọc nối tiếp bài lần 2. GV nhận xét.
* Đọc từng khổ thơ trước lớp:
+ HS nối tiếp nhau đọc từng khổ thơ trước lớp.
+ Lượt 1:
­ 2 HS nối tiếp nhau đọc từng khổ thơ. 
+ GV hướng dẫn HS cách ngắt nghỉ giữa các dòng thơ, giữa các khổ thơ. Cách 
nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
+ Một HS  đọc.
+ Lượt 2: HS nối tiếp nhau đọc từng khổ thơ trước lớp.
+ GV giúp HS hiểu nghĩa các từ: Sông Hồng, vào mùa, đánh thù.
* Đọc từng khổ thơ trong nhóm:
­ HS  luyện đọc theo (nhóm đôi) ­ Tự sửa lỗi cho nhau.
­ GVchú ý giúp đỡ các nhóm có HS  đọc còn chậm.
­ GV gọi 3 nhóm nối tiếp nhau đọc đồng thanh 3 khổ thơ. Lớp và GV nhận xét. 
­ Cả lớp đọc đồng thanh toàn bài thơ.
Hoạt động 3:  Hướng dẫn tìm hiểu bài: (10’)
­ GV hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi SGK. 
12



Câu hỏi 1, 2:  HS đọc thầm các khổ thơ 1 và 2 
+ Mọi vật, mọi người xung quanh bé bận những việc gì? 
+ Bé bận những việc gì? 
* GV: Em bé bú mẹ, ngủ ngoan, tập khóc, cười, nhìn ánh sáng cũng là bé đang 
bận rộn với công việc của mình, góp niềm vui nhỏ của mình vào niềm vui của 
mọi người.
­ GV gọi 1 HS đọc khổ thơ 3, lớp đọc thầm.
 Câu hỏi 3: Vì sao mọi người, mọi vật bận mà vui? 
* GV: Mọi người, mọi vật trong cộng đồng xung quanh ta đều hoạt động, đều 
làm việc. Sự bận rộn của mỗi người, mỗi vật làm cho cuộc đời thêm vui.
­ GV hỏi: Em có bận rộn không?  Em thường bận rộn với những công việc gì? 
Em có thấy bận mà vui không?
­ HS nối tiếp nhau phát biểu.
­ GV nhận xét.
GV hướng dẫn HS nêu nội dung: mọi người, mọi vật và cả em bé đều bận rộn 
làm những công việc có ích, đem niềm vui nhỏ góp vào cuộc đời.
­ Gv gọi nhiều HS nhắc lại.
Hoạt động 4: HS Học thuộc lòng bài thơ: (5’)
­ GVđọc diễn cảm bài thơ.
­ Một HS đọc lại.
­ Hướng dẫn học sinh học thuộc lòng tại lớp từng khổ, cả bài thơ.
­ HS thi đọc thuộc lòng bài thơ.
­ HS nhận xét bình chọn bạn đọc thuộc và hay nhất.
Hoạt động nối tiếp(3’)
­ Dặn HS về nhà tiếp tục HTL bài thơ.

13


LUYỆN TỪ VÀ CÂU

ÔN VỀ TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG, TRẠNG THÁI. SO SÁNH
I. MỤC TIÊU 
­ Biết thêm được 1 kiểu so sánh: so sánh sự vật với con người(BT1)
­ Tìm được các từ  ngữ  chỉ  hoạt động, trạng thái trong bài tập đọc “Trận bóng 
dưới lòng đường”(BT 2)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
Tranh, Ứng dụng CNTT
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động 1:Củng cố cách đặt dấu phẩy trong câu(5’)
­ GV viết 3 câu thiếu dấu phẩy lên bảng, mời 3 HS lên mỗi em làm 1 câu.
a, Bà em mẹ em  chú em đều là công nhân xưởng gỗ.  
b, Hai bạn nữ học tốt nhất lớp em đều xinh xắn dễ thương và khéo tay.
c, Bộ đội ta trung với nước hiếu với dân. ­ HS, GV nhận xét.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu thêm được 1 kiểu so sánh: so sánh 
sự vật với con người. (15’)
Bài tập 1:­ 1HS đọc nội dung yêu cầu của bài 
­ GV chia lớp thành 2 nhóm: nhóm 1 làm câu a, b; nhóm 2 làm câu c, d.
­ Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
­ HS nhận xét và nêu được: Đây là kiểu so sánh sự vật với người.
  Câu a:  Trẻ em như búp trên cành.
  Câu b:  Ngôi nhà như trẻ nhỏ.
  Câu c:  Cây pơ ­ mu im như người lính canh
  Câu d:  Bà như quả ngọt chín rồi.
Hoạt động 3:  Hướng dẫn HS tìm các từ ngữ chỉ hoạt động, trạng thái (15’)
Bài tập 2a: Tìm các từ  chỉ  hoạt động chơi bóng của các bạn nhỏ  trong bài đọc 
“Trận bóng dưới lòng đường”.
­  Một HS đọc yêu cầu của BT.
+ GV nêu câu hỏi để  HS tìm được các từ  ngữ  chỉ  chỉ  các hoạt động chơi bóng  
của các bạn nhỏ ở đoạn nào? (Đoạn 1 và gần hết đoạn 2)


14


+ Hãy tìm các từ ngữ chỉ thái độ của Quang và các bạn khi vô tình gây ra tai nạn 
cho cụ già ở đoạn nào? (Cuối đoạn 2, đoạn 3)
* GV lưu ý: Các từ  ngữ  chỉ  hoạt động chơi bóng của các bạn nhỏ  là những từ 
ngữ chỉ hoạt động chạm vào quả bóng, làm cho nó chuyển động.
­ HS đọc bài tập đọc, thảo luận nhóm đôi để làm bài.
­ 3 HS viết kết quả trên bảng lớp. GV chốt lại ý đúng.
­ GV gọi 2 HS đọc lại các từ  chỉ  hoạt động trên bảng lớp. (cướp bóng, bấm  
bóng, chơi bóng, dẫn bóng, sút bóng, chuyền bóng, dốc bóng).
Bài tập 2b:  HS thực hiện tương tự BT 2a và nêu được các từ ngữ chỉ thái độ của  
Quang và các bạn khi gây tai nạn cho cụ già: Hoảng sợ, sợ tái người.
­ Cả lớp và GV nhận xét chốt lại lời giải đúng.
Hoạt động nối tiếp(3’)Ôn tập về từ chỉ hoạt đông, trạng thái.
TỰ NHIÊN VÀ XàHỘI
HOẠT ĐỘNG THẦN KINH (TIẾP THEO)                          
I. MỤC TIÊU: Giúp hs:
­ Biết được vai trò của não trong việc điều khiển mọi hoạt động có suy nghĩ của con 
người.
­ HS khá, giỏi nêu được ví dụ cho thấy não điều khiển, phối hợp mọi hoạt động của cơ 
thể.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
­ Các hình trong SGK                         
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY
HĐ1:Củng cố kiến thức (4’)  
+ Bộ phận nào của cơ thể giúp ta phản xạ nhanh trước kích thích ở bên ngoài?
­ Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
Giới thiệu bài (1’):  GV nêu mục tiêu, ghi đầu bài.
HĐ2: Tìm hiểu về vai trò của não (15').                       

­ Y/c hs quan sát hình 1 (trang 30) và thảo luận nhóm 4 để trả lời câu hỏi:
+ Bất ngờ giẫm phải đinh Nam phản ứng như thế nào? Hoạt động này do não 
hay tuỷ sống điều khiển?
+ Sau khi đã rút đinh ra khỏi dép, Nam vứt chiếc đinh đó vào đâu? Việc làm đó có 
tác dụng gì?
+ Theo em não hay tuỷ sống điều khiển hoạt động suy nghĩ và khiến Nam ra 
quyết định là không vứt đinh ra đường ?      
­ Đại diện nhóm trình bày kết quả.
HĐ3: Tìm hiểu vai trò điều khiển phối hợp của não (13'). 
­ Y/c HS quan sát hình 2 trang 31­ SGK, nghĩ ra ví dụ, phân tích ví dụ để thấy rõ 
vai trò của não trong việc điều khiển phối hợp các cơ quan khác nhau cùng hoạt 
động.
15


 ­ Yêu cầu hs kể và phân tích cho nhau nghe ví dụ của mình.                                    
+ Bộ phận nào của cơ quan thần kinh giúp ta học và ghi nhớ điều đã học?
+ Vai trò của não trong hoạt động thần kinh là gì?                                     
* GV: Não không chỉ điều khiển, phối hợp mọi HĐ của cơ thể mà còn giúp 
chúng ta học và ghi nhớ.  
HĐ nối tiếp: (4 ')
 ­ Y/c HS đọc kết luận trong sách giáo khoa.                  
­ Nhận xét tiết học.                                         
­ Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau.     

THỦ CÔNG
GẤP, CẮT, DÁN BÔNG HOA   (TIẾT 1)                                     
I. MỤC TIÊU: HS biết:
­ Biết cách gấp, cắt, dán  bông hoa.
 ­ Gấp, cắt, dán bông hoa. Các cánh của bông hoa tương đối đều nhau.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC   
­ Mẫu bông hoa 5 cánh, 4 cánh, 8 cánh, giấy thủ công, kéo...
III, CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY 
HĐ1:  Củng cố kiến thức (4')
 ­ Kiểm tra sự chuẩn bị của hs.
* Giới thiệu bài (1’ ): GV nêu mục tiêu, ghi đầu bài.
HĐ2:  Hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét (10'):
­ GV cho hs quan sát mẫu bông hoa 5 cánh, 4 cánh, 8 cánh.                            
+ Các bông hoa có màu sắc như thế nào?            
+ Các cánh hoa có giống nhau không?                 
+ Khoảng cách giữa các cánh hoa ntn?
­ GV liên hệ hoa trong thực tế.                                            
HĐ3:  Hướng dẫn gấp mẫu (20')  
a. Gấp, cắt bông hoa năm cánh.
 ­ 2 hs thực hiện thao tác gấp ngôi sao năm cánh.
16


­ Lưu ý hs : gấp song vẽ  đường cong tạo cánh hoa, tuỳ  từng cách vẽ  sẽ  tạo 
được cánh hoa khác nhau.
 ­ HS thực hành.
b. Gấp, cắt hoa 4 cánh, 8 cánh.                                
 ­ GV vừa gấp vừa hướng dẫn theo các bước sau:      
  + Cắt tờ giấy hình vuông.
  + Gấp tờ giấy hình vuông thành 4 phần bằng nhau.
  + Gấp đôi được 8 phần bằng nhau.
  + Vẽ đường cong, cắt theo đường cong, lượn sát góc nhọn làm nhuỵ hoa.
  + Từ 8 phần gấp đôi được 16 phần tạo hoa 8 cánh.
­ HS thực hành.
c. Dán các bông hoa.

  ­ GV hướng dẫn cách dán. 
 HĐ nối tiếp: (4'). 
­ Nhận xét tiết học. 

Thứ năm ngày 25 tháng 10 năm 2018

TOÁN
LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU      
­ Biết thực hiện gấp một số lên nhiều lần và vận dụng vào giải toán.
­ Biết làm tính nhân số có hai chữ số với số có một chữ số.
­ HS làm được các bài tập bài 1(cột 1,2); bài 2 (cột 1,2,3); bài 3 và bài 4(a,b)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
­ Bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY­ HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động 1: Củng cố gấp một số lên nhiều lần(5’)
­ GV yêu cầu 1 HS nêu:  Muốn gấp một số lên nhiều lần ta làm thế nào? 
­ 1HS nêu cách tính 5 gấp lên 6 lần
­ HS, GV nhận xét 
Hoạt động 2: Củng cố cách thực hiện gấp 1 số lên nhiều lần(15’)
  Bài 1 : HS nêu yêu cầu bài tập: Viết (theo mẫu)
17


­ GV yêu cầu HS quan sát mẫu và nói cho nhau nghe về cách làm và kết quả.
+VD: HS quan sát mẫu: 4 gấp 6 lần  kết quả  bằng 24; 
­ GV gọi một số HS điền kết quả trên bảng phụ.
­ GV yêu cầu 1 số HS nêu cách làm bài. GV củng cố.
+ 7 gấp 5 lần được 35; 

+ 5 gấp 8 lần được 40; 
+ 6 gấp 7 lần được 42
Hoạt động 3: Củng cố kĩ năng nhân số có hai chữ số với số có 1 chữ số: 
(15’)
Bài 2: HS nêu yêu cầu của bài: Tính
­ GV yêu cầu 3 HS lên bảng chữa bài. Lớp và GV nhận xét kết quả.
­ Một số HS nêu cách thực hiện.
Bài3: Giải toán có lời văn 
­ HS đọc đề bài ­ nêu tóm tắt.
­ HS tự làm bài vào vở.
­ Một HS lên bảng chữa bài. Một số HS nêu cách làm bài, nêu các lời giải khác.
Bài 4: HS nêu yêu cầu của bài:
a­ Vẽ đoạn thẳng AB dài 6cm.
b­ Vẽ đoạn thẳng CD dài gấp đôi đoạn thẳng AB.
­ HS đổi chéo vở để kiểm tra, GV kiểm tra một số HS và nhận xét.
GV củng cố cách vẽ đoạn thẳng với độ dài cho trước.
Học sinh làm bài xong có thể làm bài còn lại.
Hoạt động nối tiếp(3’) ­HS chuẩn bị bài sau

CHÍNH TẢ
NGHE VIẾT: BẬN

I. MỤC TIÊU 
­ Nghe ­ viết đúng bài chính tả, trình bày đúng các dòng thơ, khổ thơ 4 chữ. Bài 
viết không mắc quá 5 lỗi.
­ Làm đúng bài tập điền tiếng có vần en/oen (bài tập 2)
­ Làm đúng bài tập 3 a/b.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
­ Bảng phụ viết bài tập 2
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động 1Củng cố phân biệt tr/ ch: (5’)
­ GV đọc 3 từ , HS lên bảng viết.
18


­ Lớp viết bảng con: tròn trĩnh, chảo rán, trôi nổi,
­ GVvà HS nhận xét
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS  nghe – viết bài  Bận: : (23’)
a. Hướng dẫn HS  tìm hiểu nội dung
­ GV đọc bài viết.
­ Hai HS đọc lại ­ Cả lớp đọc thầm.
­ GV hướng dẫn HS về nội dung bài viết.
Hỏi: Bé bận làm gì? Vì sao tuy bận nhưng ai cũng vui?
+ (Bé bận bú, bận chơi, bận cười, bận nhìn ánh sáng,...)
+ (Vì mỗi việc làm đều làm cho cuộc đồi chung vui hơn)
b. Hướng dẫn HS cách trình bày
+ Bài thơ viết theo thể thơ gì? (thơ 4 chữ)
+ Những chữ nào cần viết hoa? (Viết hoa các chữ cái đầu mỗi dòng thơ)
+ Nên bắt đầu viết từ ô nào trong vở?
 (Viết vào 2 ô kể từ lề; khổ thơ thứ hai cách lề 4 ô)
+ HS viết các chữ khó vào bảng con các từ: hát ru, thổi nấu, rộn vui.
c. GV đọc cho HS viết bài vào vở. Lưu ý HS viết chưa đúng kĩ thuật.
d. GV thu và chấm một số bài, nhận xét.
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả: (8’)
Bài tập 2: Cả lớp đọc thầm yêu cầu của bài tập 
­ HS làm bài cá nhân vào vở bài tập.
­ 2 HS lên bảng chữa bài.
­ Cả lớp và GV nhận xét chốt lại lời giải đúng.
­ HS đọc lại các từ vừa điền:
 (nhanh nhẹn, sắt hoen gỉ, nhoẻn miệng cười, hèn nhát)

BT 3: HS đọc yêu cầu của bài: Tìm những tiếng có thể ghép với mỗi tiếng sau...
­ HS làm bài (cá nhân) vào vở bài tập.
­ HS nối tiếp nhau đọc bài làm của mình. Lớp và GV nhận xét.
Hoạt động nối tiếp(3’) ­HS chuẩn bị bài sau
Thứ sáu ngày 26 tháng 10 năm 2018

TOÁN
BẢNG CHIA 7

I. MỤC TIÊU 
­ Bước đầu thuộc bảng chia 7.
­ Vận dụng được phép chia 7 trong giải toán có lời văn (có một phép chia 7)
­ HS làm vào vở các bài tập 1, 2, 3, 4 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
­ Các tấm bìa mỗi tấm bìa có 7 chấm tròn.
19


III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động 1: Củng cố bảng nhân 7(5’)
­ GV gọi một số HS đọc bảng nhân 7
­ HS, GV nhận xét
Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS lập bảng chia 7 và thuộc bảng chia 7 (10’)  
­ GV tổ chức cho HS lập bảng chia 7 theo nhóm đôi.
­ HS tự sử dụng đồ dùng học tập (Các tấm bìa mỗi tấm có 7 chấm tròn) để lập 
công thức bảng  chia 7.
VD:  Lấy 1 tấm bìa 7 chấm tròn hình thành công thức phép nhân
         7 x 1 = 7  và phép chia tương ứng :     7 : 7 = 1
­ Tương tự với các công thức còn lại
­ GV cho HS tự lập bảng chia 7 và học thuộc lòng tại lớp.

­ GV gọi một số HS đọc thuộc lòng bảng chia 7. 
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS luyện tập(20’)
­ GV yêu cầu HS làm vào vở các bài tập 1, 2, 3, 4 sau đó chữa bài và củng cố bài.
Bài 1: HS nêu yêu cầu của bài:  Tính nhẩm
­ GV hướng dẫn HS chơi trò chơi “Truyền tin nhanh­ Cách tiến hành 
­ Dựa vào các công thức bài tập 1: “Cứ một HS hỏi một công thức, một HS trả 
lời một công thức của bảng chia 7”. GV cho HS nắm luật chơi. 
­ GV hỏi: Em phải vận dụng bảng chia nào để tính kết quả? 
­ Cả lớp đọc lại bảng chia 7.
Bài 2: HS nêu yêu cầu của bài: Tính nhẩm :
­ GV yêu cầu 4 HS lên bảng thực hiện. Lớp và GV nhận xét.
­ HS nêu được mối quan hệ giữa  phép tính nhân và phép tính chia “Lấy tích chia 
cho thừa số này ta được thừa số kia”
Bài 3:  Bài toán
­ HS đọc đề ­ nêu tóm tắt.
­ Một HS lên bảng giải.. Lớp và GV nhận xét.
Bài 4: Bài toán
­ Học sinh đọc đề toán ­ Tóm tắt đề toán. HS làm vào vở.
­ GV gọi 1HS  trình bày cách làm. GV ghi bảng. Lớp nhận xét
­ GV lưu ý tên đơn vị kèm theo của bài 4.
Hoạt động nối tiếp(3’)­ Dặn HS  học thuộc bảng chia 7.
TẬP LÀM VĂN
NGHE KỂ: KHÔNG NỠ NHÌN.
I. MỤC TIÊU 
­ Nghe và  kể lại được câu chuyện “Không nỡ nhìn” (Bài tập 1)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
20


Tranh, Ứng dụng CNTT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động 1: (5’) GV củng cố lại cách kể về buổi đầu em đi học(5’)
­ GV nhận xét bài viết của học sinh.
­ GV gọi 3 HS đọc bài viết tốt kể về buổi đầu đi học của em.
­ Cả lớp cùng .
Hoạt động 2Giáo viên kể chuyện(10’)
­ Một HS đọc yêu cầu của BT. 
­ Cả lớp quan sát tranh minh họa đọc thầm 4 câu hỏi gợi ý.
­ GV kể chuyện lần 1 (giọng vui, khôi hài), kể xong GV hỏi: 
+ Anh thanh niên làm gì trên chiếc xe buýt?
+ Bà cụ ngồi bên cạnh hỏi anh điều gì?
+ Anh trả lời thế nào?
GV kể lần 2. 
­ HS lắng nghe toàn bộ câu chuyện.
 Hoạt động 3:  GV hướng dẫn HS kể chuyện(20’)
­ Từng nhóm HS tập kể. Gv giúp các nhóm kể đúng gợi ý và nội dung của câu 
chuỵện
­ Một số HS nhìn bảng kể lại câu chuyện theo các các gợi ý.
­ GV hỏi để HS  tìm hiểu và nhận xét về anh thanh niên.
­ GV chốt lại tính khôi hài của câu chuyện : Anh thanh niên trên chuyến xe đông 
khách không biết nhường chỗ cho người già lại che mặt giải thích rất buồn 
cười.
­ Cả lớp bình chọn HS kể chuyện hay nhất và hiểu tính khôi hài của chuyện. 
Hoạt động nối tiếp(3’)­ Chuẩn bị cho tiết TLV tuần 8. 

TẬP VIẾT
21


ÔN CHỮ HOA E ­ Ê


I. MỤC TIÊU 
­ Viết đúng chữ hoa E (1 dòng), Ê (1 dòng); viết đúng tên riêng Ê ­ đê (1 dòng ) và 
câu ứng dụng “Em thuận anh hoà là nhà có phúc” (1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ.
­ Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét và thẳng hàng; biết nối nét giữa chữ  viết 
hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
­ GV: Mẫu chữ E, Ê.
­ Từ Ê­đê và câu tục ngữ :  Em thuận anh hoà là nhà có phúc trên dòng kẻ ô li.
­ HS: Bảng con, phấn, vở tập viết.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY ­ HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động 1: Củng cố cách viết chữ hoa D, Đ(5’) 
­ GV gọi 2 HS lên bảng viết chữ hoa D, Đ
­ GV nhận xét.
Hoạt động 2:  Hướng dẫn HS viết trên bảng con:(15’) 
a. Luyện viết chữ hoa. 
­ HS tìm các chữ hoa có trong bài: E, Ê.
­ GV viết mẫu kết hợp nhắc lại cách viết từng chữ.
­ HS viết chữ E, Ê trên bảng con. GV nhận xét.
b. Luyện viết từ ứng dụng (tên riêng).
­ HS đọc từ ứng dụng: Tên riêng Ê­ đê
­ GV giới thiệu: Ê­ đê là một dân tộc thiểu số, sống chủ yếu ở các tỉnh Đắk Lắk 
và Phú Yên, Khánh Hoà.
­ GV lưu ý HS viết 1 dấu gạch nối giữa 2 chữ Ê và đê trong tên riêng Ê ­ đê.
­ HS tập viết trên bảng con.
­ GV nhắc cách viết nối các nét giữa các con chữ.
c. HS luyện viết câu ứng dụng:
     Em thuận anh hoà là nhà có phúc
­ Giúp HS hiểu nội dung câu tục ngữ : Anh em thương yêu nhau, sống hoà thuận 
là hạnh phúc lớn của gia đình.

­ HS tập viết  trên bảng con chữ Ê­đê, Em 
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS viết vào vở tập viết:(15’) 
­ GV nêu yêu cầu viết.
­ HS viết chữ  hoa E (1 dòng), Ê (1 dòng); viết đúng tên riêng Ê ­ đê (1 dòng ) và 
câu ứng dụng “Em thuận anh hoà là nhà có phúc” (1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ.
­ HS viết bài. GV theo dõi uốn nắn cho HS viét đúng kĩ thuật. 
Hoạt động 4: GV chấm và nhận xét bài viết: (3’) 
­ GV thu chấm một số vở của HS,  nhận xét 
­ Tuyên dương bài viết tốt.
22


­Hoạt động nối tiếp(2’) ­HS chuẩn bị bài sau
  
GDTT
SINH HOẠT LỚP TUẦN 7
I MỤC TIÊU:
­ Xây dựng tốt nề nếp học tập, nề nếp lớp tự quản.
­ Trong tuần phấn đấu không vi phạm nội quy của đội và của nhà trường đề ra.
­ Biểu dương các em có tiến bộ trong học tập, nhắc nhở những em chưa cố 
gắng trong học tập.
II CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU:
Hoạt động 1: Đánh giá hoạt động trong tuần 7:
a, Ưu điểm:
­ Đánh giá những mặt tiến bộ và thực hiện tốt của học sinh.
­ Khen ngợi, tuyên dương những HS thực hiện tốt trong học tập và rèn luyện.
b, Nhược điểm: 
­ Một số em chưa cố gắng trong học tập, chưa chịu khó ôn bài và làm bài tập.
­ Trong giờ học một số em còn chú ý, tinh thần xây dựng bài chưa cao.
c, Xếp loại:

    ­ Lớp trưởng đánh giá hoạt động của từng cá nhân qua báo cáo ghi chép của tổ 
trưởng từng tổ để lớp căn cứ xếp loại.
­ GV nhận xét kết quả xếp loại của các tổ.
Hoạt động 2: Triển khai hoạt động tuần 8
­ Tiếp tục phấn đấu trong mọi hoạt động để đạt kết quả cao nhất, phấn đấu 
xếp thứ nhất.
­ Nêu cao ý thức tự giác trong học tập.
­  Nêu cao tinh thần đoàn kết thi đua cùng tiến bộ.
Hoạt động 3: Thi giọng hát hay.
­ Các tổ cử đại diện lên thi hát.
­ Bình chọn bạn hát hay nhất
­ Tuyên dương tổ thắng cuộc.
Hoạt động nối tiếp: ­ Nhận xét tiết sinh hoạt.
                                                                                                    Kí duyệt
Ngày …… tháng ……. năm 2018
                                                                              
                                                                                    PT CM
23


                                                                                               Ngô Thị Quang
THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
TUẦN 7 (TIẾT 1)

I. MỤC TIÊU:
­ Củng cố cho HS nắm vững các từ ngữ về trường học.
­ Biết đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong đoạn văn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
­ Vở BT trắc nghiệm và tự luận trang 23,24
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động 1: Củng cố cho HS các từ ngữ về trường học(25’).
­ GV yêu cầu HS mở vở bài tập trang 22,23,
­ HS đọc to yêu cầu bài 10: Viết tiếp những từ ngữ nói về trường học
­ GV giúp HS hiểu rõ hơn yêu cầu.
­ HS suy nghĩ và làm bài.
Ví dụ: 
a) trường lớp, trường học, sân trường, , phòng hiệu trưởng, phòng thư viện, 
phòng giáo viên,..
b)Thầy trò: Thầy giâo, cô giáo, giáo viên, học sinh, cô hiệu trưởng, cô hiệu 
phó,.....
c) Đồ dùng học tập: sách, vở, thước kẻ, bảng con, com pa, ....
­ GV cho HS nêu lên rồi củng cố nhận xét.
Hoạt động 2: Củng cố cách đặt dấu phẩy(10’)
Bài 11: Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong các câu văn sau.
­ HS đọc nội dung bài tập.
­ HS tự làm bài.
­ Đáp án đúng là: 
a.Đã từ lâu đời, dưới bóng tre xanh, người dân Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ 
ruộng khai hoang.
b.Bao năm rồi, tôi vẫn không sao quên được mùi vị thơm ngậy, hăng hắc của 
chiếc bánh khúc quê hương.
c. Trưa, nước biển xanh lơ và khi chiều tà, nước biển đổi màu xanh lục.
Hoạt động nối tiếp (5’).
­ Về nhà tiếp tục ôn,vận dụng để viết văn.
24


THỰC HÀNH TOÁN
                                                    TUẦN 7 (TIẾT 1) 
I. MỤC TIÊU:

­ Củng cố cho HS về phép chia hết và phép chia có dư.
­ Củng cố giải toán có lời văn liên quan đến phép  chia số có hai chữ số cho số 
có 1 chữ số.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
­ GV và HS có vở BT trắc nghiệm và tự luận, chuẩn bị từ bài 15 đến 20
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động 1: Củng cố cách phép chia hết và phép chia có dư.
 Bài 15: Đúng ghi Đ, sai ghi S
­ GV yêu cầu HS làm vào vở.
­ GV gọi  HS nêu lại cách thực hiện chia số có hai chữ số cho số có một chữ số 
trường hợp có dư và không dư.
Bài 16: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng. HS đọc to đề bài, sau đó suy 
nghĩ cách giải để chọn đáp án đúng.
­ Một bao gạo cân nặng là: 32 kg
Bài 17: Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
­ HS đọc yêu cầu và tự làm bài. 
­ GV củng cố cho HS cách tìm thương và số dư.
a) 59 : 6 = 9 dư 4
b) Tổng của số bị chia, số chia, thương và số dư là: 78
Bài 18: Đúng ghi Đ, sai ghi S 
­ GV yêu cầu HS tự suy nghĩ rồi ghi kết quả đúng vào vở.
HS chọn ý c: 
Hoạt động 2: Củng cố giải toán có lời văn
Bài 20:  GV yêu cầu HS đọc to đề bài. 
­ Suy nghĩ cách làm. 
25


×