Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Quản lý tài chính tại Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.74 MB, 102 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGUYỄN TÀI TIẾN

QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI
TỔNG CỤC ĐỊA CHẤT VÀ KHOÁNG SẢN VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ

THÁI NGUYÊN – 2019
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGUYỄN TÀI TIẾN

QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI
TỔNG CỤC ĐỊA CHẤT VÀ KHOÁNG SẢN VIỆT NAM

NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
Mã số: 8.31.01.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG


Người hướng dẫn khoa học: TS. Ma Thị Hường

THÁI NGUYÊN – 2019
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
“Quản lý tài chính tại Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam” là
trung thực và là kết quả nghiên cứu của riêng tôi.
Các tài liệu, số liệu sử dụng trong luận văn do Tổng cục Địa chất và
Khoáng sản Việt Nam cung cấp và do cá nhân tôi thu thập từ các báo cáo tài
chính tại Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, các kết quả nghiên
cứu có liên quan đến đề tài đã được công bố. Các trích dẫn trong luận văn
đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Thái Nguyên, tháng 9 năm 2019
Tác giả luận văn

Nguyễn Tài Tiến

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




ii


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài “Quản lý tài chính tại Tổng cục Địa
chất và Khoáng sản Việt Nam” tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ,
động viên của nhiều cá nhân và tập thể.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Lãnh đạo Tổng cục Địa chất và Khoáng
sản Việt Nam đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi về mọi mặt trong quá trình nghiên
cứu và hoàn thiện luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của giảng viên hướng
dẫn TS. Ma Thị Hường.
Tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Tổng cục,
các Vụ chức năng và đặc biệt là các cán bộ Vụ Kế hoạch – Tài chính trong
quá trình thực hiện luận văn đã cộng tác và giúp đỡ tôi trong quá trình cung
cấp tài liệu và điều tra số liệu.
Tôi xin cảm ơn sự động viên, giúp đỡ của bạn bè và gia đình đã giúp
tôi thực hiện luận văn này.
Tôi xin được bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc nhất tới tất cả sự giúp đỡ quý
báu đã giúp tôi hoàn thành luận văn.
Thái Nguyên, tháng 9 năm 2019
Tác giả luận văn

Nguyễn Tài Tiến

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




iii

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





iv
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. ii
MỤC LỤC ....................................................................................................... iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................. viii
DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU ............................................................ ix
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ........................................................... x
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài .................................................................... 1
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài .................................................... 2
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ...................................................... 2
5. Kết cấu của luận văn ..................................................................................... 3
CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ TÀI
CHÍNH TẠI CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP ..................... 4
1.1. Cơ sở lý luận về quản lý tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công lập ....... 4
1.1.1. Đơn vị sự nghiệp công lập ...................................................................... 4
1.1.2. Quản lý tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công lập ............................... 4
1.2. Nội dung hoạt động quản lý hoạt động tài chính tại các đơn vị SNCL ..... 7
1.2.1. Lập dự toán thu - chi ............................................................................... 7
1.2.2. Tổ chức thực hiện dự toán thu - chi ...................................................... 11
1.2.3. Quyết toán ............................................................................................. 13
1.2.4. Kiểm tra, thanh tra QLTC ..................................................................... 14
1.3. Các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến QLTC trong đơn vị SNCL............... 15
1.3.1. Yếu tố khách quan ................................................................................. 15

1.3.2. Yếu tố chủ quan .................................................................................... 17
1.4. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 18
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




v
1.4.1. Kinh nghiệm QLTC tại tại các đơn vị SNCL thuộc Tổng cục Biển
và Hải đảo Việt Nam ............................................................................... 18
1.4.2. Kinh nghiệm QLTC tại Tổng cục Quản lý đất đai................................ 20
1.4.3. Bài học kinh nghiệm đối với Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt
Nam ......................................................................................................... 22
CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................... 25
2.1. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................. 25
2.2. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 25
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin ............................................................ 25
2.2.2 Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu ................................................. 27
2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin .......................................................... 27
2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ................................................................... 28
2.3.1 . Chỉ tiêu lập dự toán thu chi. ................................................................. 28
CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG QLTC TẠI TỔNG CỤC ĐỊA CHẤT
VÀ KHOÁNG SẢN VIỆT NAM ......................................................... 30
3.1. Khái quát quá trình hình thành, phát triển của Tổng cục Địa chất và
Khoáng sản Việt Nam ............................................................................. 30
3.1.1. Quá trình phát triển của Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt
Nam ......................................................................................................... 30
3.1.2. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ của của Tổng cục Địa chất và Khoáng
sản Việt Nam ........................................................................................... 31
3.1.3. Sơ đồ tổ chức Bộ máy quản lý tại Tổng cục Địa chất và Khoáng sản

Việt Nam ................................................................................................. 33
3.2. Quy trình QLTC tại Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam.......... 36
3.2.1. Phân cấp quản lý ngân sách tại Tổng cục Địa chất và Khoáng sản
Việt Nam ................................................................................................. 36
3.2.2. Những kết quả đạt được tại Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt
Nam từ năm 2016- 2018 ......................................................................... 37
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




vi
3.3. Thực trạng hoạt động quản lý hoạt động tài chính tại Tổng cục Địa
chất và Khoáng sản Việt Nam ................................................................ 41
3.3.1. Lập dự toán............................................................................................ 41
3.3.2. Công tác thực hiện dự toán ................................................................... 48
3.3.3 Quyết toán tài chính .............................................................................. 57
3.3.4. Công tác kiểm tra hoạt động tài chính và QLTC tại Tổng cục Địa
chất và Khoáng sản Việt Nam ................................................................ 63
3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác QLTC tại Tổng cục Địa chất và
Khoáng sản Việt Nam ............................................................................. 68
3.4.1. Yếu tố khách quan ................................................................................. 69
3.4.2. Yếu tố chủ quan .................................................................................... 70
3.5. Đánh giá kết quả thực hiện QLTC tại Tổng cục Địa chất và Khoáng
sản Việt Nam ........................................................................................... 72
3.5.1. Những kết quả đạt được ........................................................................ 73
3.5.2. Hạn chế và nguyên nhân ....................................................................... 73
CHƯƠNG 4 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QLTC TẠI
TỔNG CỤC ĐỊA CHẤT VÀ KHOÁNG SẢN VIỆT NAM .............. 76
4.1. Mục tiêu và định hướng phát triển của Tổng cục Địa chất và Khoáng

sản Việt Nam ........................................................................................... 76
4.1.1. Mục tiêu phát triển ................................................................................ 76
4.1.2. Định hướng phát triển ........................................................................... 76
4.2. Giải pháp hoàn thiện QLTC tại Tổng cục Địa chất và Khoáng sản
Việt Nam ................................................................................................. 78
4.2.1. Tăng cường thực hiện cơ chế tự chủ tài chính ...................................... 78
4.2.2. Hoàn thiện công tác lập dự toán............................................................ 79
4.2.3. Hoàn thiện quản lý chi tiêu và xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ......... 80
4.2.4. Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ ........................................................ 81
4.2.5. Hoàn thiện công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm soát nội bộ ................... 82
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN


quy chế chi tiêu nội bộ. Tuy nhiên việc
thay đổi cơ chế chính sách, định mức, đơn giá hằng năm các đơn vị cần phải
có sự cập nhật, bổ sung cho phù hợp với tình hình hoạt động của đơn vị.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




81
Việc xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ bắt buộc phải thực hiện theo chế
độ quy định của Nhà nước về tiền lương, phụ cấp lương, các khoản đóng góp
theo lương, chi phí vật tư, nguyên nhiên vật liệu, trang bị và sử dụng máy
điện thoại và các khoản chi khác. Theo cơ chế tự chủ thì thủ trưởng đơn vị
SNCL được phép quy định các mức chi cho phù hợp với từng loại hình công
việc đơn giản, khó khăn hay đặc biệt khó khăn. Bên cạnh đó, để thúc đẩy tăng
năng suất lao động đơn vị có thể xây dựng phương án giao khoán và thực hiện
khoán đối với các nội dung chi hoạt động thường xuyên của đơn vị đảm bảo

tiến độ dự án.
Bên cạnh quy định tính thu nhập tăng thêm một số đơn vị vẫn dựa vào hệ
số phụ cấp chức vụ, hệ số lương cơ bản mà chưa căn cứ vào hiệu quả làm
việc. Cần phải xây dựng tiêu chuẩn về bình xét, đánh giá xếp loại lao động
theo công A, B, C dựa trên công việc đảm nhận, mức độ hoàn thành nhiệm vụ
để có chi trả xứng đáng. Có như vậy mới tạo được sự công bằng và tính cạnh
tranh trong đơn vị.
4.2.4. Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ
Hiện này việc sử dụng cán bộ tài chính tại tổng cục gặp một số vấn đề
bất cập như: công tác tuyển dụng, sử dụng cán bộ để thực hiện công tác tài
chính cần phải được chú trọng hơn. Thêm vào đó, các cán bộ QLTC phải
được nâng cao trình độ: hoàn thiện hơn nữa tại các đơn vị SNCL và đội ngũ
cán bộ tài chính tại Tổng cục.
Bộ phận tài chính là bộ phận có trách nhiệm tham mưu cho lãnh đạo
Tổng cục. Hiện nay, số lượng các cán bộ thuộc Vụ kế hoạch – Tài chính có
rất ít so với khối lượng công việc đang thực hiện. Chính vì vậy, để phát huy
được khả năng trong công việc cần phải rà soát, sắp xếp, đào tạo các cán bộ
tài chính. Ngoài ra cần xây dựng phương án tuyển mới các cán bộ có trình độ
cao, đảm bảo được yêu cầu công việc. Để thu hút những người này cần phải
xây dựng chính sách đãi ngộ dựa trên đặc thù của ngành. Ngoài ra cấn phải
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




82
động viên kịp thời các cán bộ, viên chức có thời gian gắn bó với nghề lâu
năm, đã có nhiều cống hiến cho đơn vị.
Để có thể sắp xếp và kiện toàn bộ máy QLTC tại các đơn vị SNCL
thuộc Tổng cục thì trước hết cần bố trí bộ phận kiểm soát nội bộ không thuộc

bộ phận kế toán, đảm bảo tính độc lập. Bộ phận kiểm soát sẽ có trách nhiệm
báo cáo trực tiếp các kết quản kiểm soát cho Lãnh đạo của các đơn vị. Đồng
thời xúc tiến các hoạt động nhằm hình thành và phát triển được hệ thống kế
toán quản lý trong các đơn vị SNCL. Các thông tin về tài chính cần thiết cho
việc đưa ra quyết định của các lãnh đạo đơn vị nhằm đảm bảo cho hoạt động
của đơn vị được hiệu quả nhất.
4.2.5. Hoàn thiện công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm soát nội bộ
Hiện nay, công tác kiểm tra, kiểm toán nói chung mới chỉ giới hạn
trong kiểm tra sự trung thực của hoạt động tài chính tại đơn vị mà chưa phát
huy được sự đánh giá tính hiệu quả của việc sử dụng các nguồn lực. Kiểm tra
tài chính thường xuyên và liên tục đảm bảo cho công tác kế toán trong đơn vị
thực hiện đúng theo quy định pháp luật, chế độ kế toán hiện hành, kiểm tra
giúp phát hiện kịp thời các sai phạm, ngăn ngừa các hành vi tiêu cực trong
QLTC. Để hoàn thiện công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm soát nội bộ, các đơn
vị cần quán triệt và thực hiện nghiêm túc Quy chế về việc tự kiểm tra tài
chính, kế toán tại các đơn vị có sử dụng kinh phí NSNN của Bộ Tài chính ban
hành kèm theo Quyết định 67/2004/QĐ-BTC ngày 13/8/2004.
Công tác kiểm tra chỉ đạt hiệu quả khi lãnh đạo của đơn vị xác định
rõ mục đích, nhiệm vụ của công tác tự kiểm tra tài chính, kế toán. Lựa
chọn hình thức tự kiểm tra tài chính, kế toán cho phù hợp với đặc điểm tổ
chức của đơn vị.
Hình thức kiểm tra đơn vị có thể chọn theo thời gian (kiểm tra thường
xuyên hoặc kiểm tra đột xuất) hoặc theo phạm vi công tác (kiểm tra toàn diện
hoặc kiểm tra đặc biệt). Từ đó đơn vị cần xây dựng kế hoạch kiểm tra từ đầu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




83

năm. Trong kế hoạch phải xác định rõ những người chịu trách nhiệm kiểm tra
từng khâu công việc, đối tượng kiểm tra, nội dung và thời gian kiểm tra.
Nội dung kiểm tra bao gồm tất cả các khâu công việc liên quan đến
công tác QLTC như: kiểm tra chứng từ, kiểm tra việc chấp hành chế độ ghi
chép ban đầu và ghi chép trên sổ kế toán, kiểm tra việc lập báo cáo kế toán,
kiểm tra việc thực hiện các định mức kinh tế kỹ thuật, các dự toán thu, chi…
Với mỗi nội dung cần có một phương pháp kiểm tra phù hợp và có sự đối
chiếu giữa thực tế và tài liệu có liên quan. Trong khi kiểm tra, cần kịp thời
uốn nắn những sai sót mà cán bộ phụ trách phạm phải và có hướng dẫn cụ thể
để thực hiện đúng từng phần hành. Ngoài việc cán bộ kiểm tra tiến hành công
tác kiểm tra trong toàn đơn vị thì mỗi cán bộ kiểm tra đều phải tự kiểm tra
công việc do mình phụ trách để phát hiện và điều chỉnh kịp thời những sai sót
nếu có.
Hiện nay trong tổ chức bộ máy QLTC tại hầu hết các đơn vị sự nghiệp
thuộc công lập trong Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam chưa có bộ
phận kiểm tra kế toán, kiểm soát nội bộ riêng, công tác kiểm tra thường giao
cho kế toán trưởng kiêm nhiệm còn kiểm soát nội bộ chưa được thực hiện ở các
đơn vị. Để nâng cao chất lượng công tác kiểm soát nội bộ tại các đơn vị ngoài
những công việc cần thực hiện trên còn cần phải có cán bộ được đào tạo có đủ
tiêu chuẩn, phẩm chất và năng lực của kiểm toán viên, và quy định rõ chức
năng, nhiệm vụ cán bộ này trong công tác kiểm soát nội bộ giúp cho công tác
QLTC ở đơn vị được chặt chẽ và hiệu quả hơn.
4.3. Một số kiến nghị
4.3.1. Về phía Bộ tài chính
- Chế độ kế toán hành chính sự nghiệp ban hành theo Thông tư số
107/2017/TT-BTC ngày 10 tháng 10 năm 2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn các
chế độ kế toán hành chính, sự nghiệp. Chế độ đã bước đầu cập nhật những yêu
cầu mới trong tình hình kinh tế thị trường, xu hướng hội nhập quốc tế. Luật kế
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





84
toán cũng có những hướng dẫn về các cơ chế, các chính sách tài chính mới. Bên
cạnh đó, trong quá trình áp dụng thì vẫn tồn tại một số bất cập như sau:
Thứ nhất, về hệ thống chứng từ kế toán
Hiện nay, ngoài các chứng từ do Bộ Tài chính ban hành về chế độ kế toán
HCSN thì nên được mở rộng cho các Bộ ngành để có thể đưa ra các quy định
đảm bảo việc thanh quyết toán chặt chẽ và có đầy đủ cơ sở. Cụ thể trong quá
trình điều tra về địa chất và khoáng sản ngoài các chứng từ như: đề nghị thanh
toán, tạm ứng theo mẫu C43-BB thì cần phải bổ sung các chứng từ liên quan
như: Quyết định ngừng thi công, Quyết định giao nhiệm vụ, Biên bản khi xảy ra
các sự cố...
Thứ hai, Tài khoản đối ứng từ chế độ cũ sang chế độ mới
Theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 61/2014/TTLT-BTNMTBKHĐT-BTC ngày 14/11/2014 hướng dẫn thủ tục góp vốn của tổ chức, cá nhân
tham gia đầu tư điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản thì việc quản lý và sử
dụng vốn góp được thực hiện như quy định về quản lý, sử dụng nguồn kinh phí
ngân sách chi sự nghiệp kinh tế đối với các nhiệm vụ chi thuộc lĩnh vực địa
chất và khoáng sản. Tuy nhiên tại chế độ kế toán theo Thông tư 107/2017/TTBTC chưa có hướng dẫn cho nghiệp vụ kinh tế phát sinh này dẫn đến các đơn
vị SNCL chưa thống nhất trong việc quản lý và hạch toán.
- Về cơ chế tự chủ đối với đơn vị SNCL: Tại điểm a, khoản 2, điều 13 Chi thường xuyên theo quy định tại điểm b, khoản 2, Điều 12 Nghị định
141/2016/NĐ-CP quy định cơ chế tự chủ: Đơn vị chi trả tiền lương theo
lương ngạch, bậc, chức vụ và các khoản phụ cấp do Nhà nước quy định đối
với đơn vị sự nghiệp công.
Đối với bộ phận công nhân khoan máy địa chất và đào hào địa chất
điều kiện làm việc ngoài trời, phải đi lại nhiều ở vùng núi cao nhiều dốc, công
việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, công việc phải làm thủ công nặng nhọc,
tư thế lao động gò bó. Hiện nay các chức danh nghề này chưa có thang bảng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





85
lương để áp dụng, nếu trả 01 lần lương rất khó áp dụng. Với đặc thù công việc
của ngành địa chất như trên việc áp dụng chi trả 01 lần lương người lao động
sẽ không được thụ hưởng xứng đáng với công sức lao động bỏ ra; vì vậy rất
khó khăn trong việc tuyển dụng, sử dụng viên chức, người lao động.
- Bộ Tài chính nên các khoản chi “Nhiệm vụ nhà nước đặt hàng” trong
nội dung chi thường xuyên của cơ quan đơn vị. Các nhiệm vụ được đặt hàng
đều theo đơn giá đã được định trước và các đơn vị sẽ phải quyết toán theo đơn
giá đó. Trong quá trình thực hiện, các đơn vị nào tiết kiệm thì đơn vị đó có
lãi, đơn vị bào không bảo bảo được tính tiết kiệm thì sẽ dẫn đến thua lỗ.
- Bộ tài chính hàng năm kinh phí để các đơn vị, cơ quan đổi mới trang
thiết bị, sửa chữa và nâng cấp trụ sở làm việc của cơ quan đơn vị phải đảm
bảo tính phù hợp với tình hình thực tế: đúng và đủ số lượng các cơ quan đơn
vị cần.
4.3.2. Về phía Bộ Tài nguyên và Môi trường
Bộ TN&MT cần có sự trao đổi, phối hợp liên ngành với các Bộ ngành
liên quan để nghiên cứu, trao đổi và hoàn thiện các định mức kinh tế kỹ thuật
trong lĩnh vực quản lý, các tiêu chuẩn về mặt chuyên môn trong từng từ lĩnh
vực tài nguyên môi trường, đảm bảo sự phù hợp trong điều kiện nền kinh tế
phát triển và quy mô hoạt động của ngành.
Bộ TN&MT kết hợp với các Bộ ngành khác để ban hành các văn bản
nhằm hướng dẫn, rút kinh nghiệm và đánh giá kết quả của các đơn vị thuộc
Bộ với những tiêu chí cụ thể như sau: đảm bảo chất lượng công việc hoàn
thành, khối lượng công việc theo dự kiến, chấp hành các quy định, chính sách,
các chế độ tài chính...
Ngoài ra, Bộ TN&MT cũng cần tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn các

đơn vị trong Bộ đối với việc đổi mới phương pháp lập dự toán NSNN đảm
bảo chất lượng của cấc dự án trong quá trình thực hiện, nâng cao được hiệu
quả chấp hành các dự toán và các quyết toán đã được duyệt.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




86

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




87
KẾT LUẬN
QLTC là việc đánh giá bức tranh hoạt động về tài chính trong mỗi đơn
vị, việc đánh giá kịp thời đảm bảo đơn vị luôn có những điều chỉnh, quyết
sách phù hợp với thời điểm để mang lại hiệu quả về mặt kinh tế, xã hội đối
cho đơn vị. Vì vậy, việc quan tâm đến quản lý tài chính đúng mực sẽ giúp cho
sự phát triển của đơn vị được bền vững, với việc vận dụng các phương pháp
nghiên cứu khoa học, bám sát mục tiêu đối tượng và phạm vi nghiên cứu,
luận văn đã hoàn thành nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu và hệ thống lại các cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý tài
chính tại Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam.
- Luận văn đã đánh giá và phân tích thực trạng công tác QLTC tại Tổng
cục Địa chất và Khoáng sản Việ Nam qua các năm 2016, 2017 và 2018.
Việc đánh giá những chỉ tiêu, kết quả đạt được, những khó khăn, tồn tại,
hạn chế và nguyên nhân của các tồn tại, hạn chế trong thời gian nghiên cứu.

Luận văn đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác
QLTC tại Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam cụ thể như sau:
- Tăng cường thực hiện cơ chế tự chủ tài chính theo nghị định
141/2016/NĐ-CP.
- Hoàn thiện công tác lập dự toán .
- Hoàn thiện quy chế quản lý chi tiêu và xây dựng nội dung chi tiêu nội bộ.
- Nâng cao năng lực, trình độ đội ngũ cán bộ làm công tác chuyên môn.
- Hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ.
Với thời gian, phạm vi nghiên cứu còn hạn chế cùng với nỗ lực của bản
thân tuy nhiên tác giả chưa thể đi sâu phân tích hết mọi khía cạnh về công tác
QLTC tại Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam. Song tác giả mong
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




88
rằng những vấn đề được nghiên cứu và nêu trong luận văn sẽ góp phần trong
việc hoàn thiện công tác QLTC tại Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt
Nam và các đơn vị SNCL thuộc Tổng cục. Đồng thời mong muốn kết quả
nghiên cứu của luận văn sẽ mở nhiều nội dung quản lý nâng cao hơn nữa về
công tác QLTC tại Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam trong thời
gian tới.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




89


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
Bộ Tài chính (2006), Chế độ kế toán hành chính sự nghiệp (ban hành
theo Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/ 03/ 2006 của Bộ trưởng Bộ tài
chính).
2.
Bộ Tài chính (2017), Chế độ kế toán hành chính sự nghiệp (ban hành
theo Thông tư số 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017 của Bộ trưởng Bộ tài
chính).
3.
Bộ Tài chính (2004), Quyết định số 67/2004/QĐ - BTC ngày 13/8/2004
của Bộ trưởng Bộ Tài chính về tổ chức kiểm tra kế toán trong các đơn vị sự
nghiệp công lập.
4.
Bộ Tài chính (2017), Thông tư số 136/2017/TT-BTC, ngày 22/12/2017
của Bộ Tài chính quy định lập, quản lý, sử dụng kinh phí chi hoạt động kinh
tế đối với các nhiệm vụ chi về Tài nguyên Môi trường;
5.
Bộ Tài chính (2009), Thông tư số 11/2009/TT-BTNMT ngày
11/8/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định công tác nghiệm thu
kết quả thi công và thẩm định các dự án, báo cáo thuộc lĩnh vực địa chất
khoáng sản;
6.
Bộ Tài Chính (2008), Thông tư số 108/2008/TT-BTC ngày 18/11/2008
hướng dẫn xử lý ngân sách cuối năm và lập báo cáo quyết toán ngân sách nhà
nước hàng năm, Hà Nội
7.
Bộ Tài Nguyên và Môi trường (2018), Quyết định số 604/QĐ- BTNMT
ngày 28/02/2018 về việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính

đối với đơn vị sự nghiệp công lập giai đoạn 2017-2019.
8.
Bộ Tài chính (2017), Thông tư số 137/2017/TT-BTC ngày 25 tháng 12
năm 2017 quy định xét duyệt, thẩm định, thông báo và tổng hợp quyết toán
năm;
9.
Bộ Tài chính (2017), Thông tư số 85/2017/TT-BTC ngày 15 tháng 8
năm 2017 quy định việc quyết toán tình hình sử dụng vốn đầu tư nguồn ngân
sách Nhà nước theo niên độ ngân sách hàng năm;
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




90
10. Chính phủ (2006), Nghị định số 43/2006/ NĐ-CP ngày 25/04 /2006 của
Chính phủ qui định về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm
vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính.
11. Chính phủ (2016), Nghị định số 141/2016/NĐ-CP ngày 10/10/2016 của
Chính Phủ quy định chế độ tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh
vực sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác;
12. Chính phủ (2015), Nghị định số 16/2015/ NĐ-CP ngày 14 /02 /2015
của Chính phủ qui định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập.
13. Chính phủ (2018), Quyết định số 45/2018/QĐ-TTg: Quy định chế độ
họp trong hoạt động quản lý, điều hành của cơ quan thuộc hệ thống hành
chính nhà nước
14. Phạm Hồng Thái (2011), Phân quyền và phân cấp trong quản lý nhà
nước - Một số khía cạnh lý luận - thực tiễn và pháp lý, Tạp chí Khoa học
ĐHQGHN, số 27 tr. 9.
15. Phạm Văn Khoan (2007), Giáo trình quản lý tài chính công, Nhà xuất

bản Học viện Tài chính
16. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Luật số
60/2010/QH12 ngày 17/11/2010 của Quốc hội, Luật khoáng sản, Hà Nội.
17. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2015), Luật số
83/2015/QH13 ngày 25/6/2015 của Quốc hội, Luật ngân sách, Hà Nội.
18. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2015), Luật số
88/2015/QH13 ngày 20/11/2015 của Quốc hội, Luật kế toán, Hà Nội.
19. Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, 2016-2018, Báo cáo tài
chính của các năm 2016, 2017, 2018.
20. Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, 2016-2018, Công khai
phân bổ dự toán ngân sách cho các đơn vị dự toán cấp III các năm 2016,
2017, 2018

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





×