BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
LÊ THỊ THÚY DUNG
ĐỔI MỚI SÁNG TẠO VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
CỦA DOANH NGHIỆP NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN, CHẾ TẠO
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP. Hồ Chí Minh - Năm 2020
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
LÊ THỊ THÚY DUNG
ĐỔI MỚI SÁNG TẠO VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
CỦA DOANH NGHIỆP NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN, CHẾ TẠO
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: Kinh tế phát triển
Hướng đào tạo: hướng nghiên cứu
Mã số: 8310105
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. TRƯƠNG ĐĂNG THỤY
TP. Hồ Chí Minh - Năm 2020
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan luận văn "Đổi mới sáng tạo và hiệu quả hoạt động doanh nghiệp
ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tại Thành phố Hồ Chí Minh" là đề tài do chính tôi
thực hiện với sự hướng dẫn của Tiến sĩ Trương Đăng Thụy và không sao chép các nghiên
cứu khác.
Tôi cam đoan là các thông tin được trích dẫn trong nghiên cứu đã ghi rõ nguồn
gốc. Các dữ liệu trong luận văn đúng với kết quả thu thập từ điều tra trình độ công nghệ,
chuyển giao công nghệ và Tổng điều tra kinh tế tại Thành phố Hồ Chí Minh năm 2017.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước hội đồng khoa học nếu có sự tranh chấp
và phát hiện ra hành vi không trung thực liên quan đến nội dung đề tài này.
Người thực hiện
LÊ THỊ THÚY DUNG
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
TÓM TẮT
ABSTRACT
CHƯƠNG 1 - PHẦN MỞ ĐẦU ...................................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề ............................................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................... 3
1.2.1 Mục tiêu tổng quát ........................................................................................... 3
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ................................................................................................ 3
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................... 4
1.4 Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 4
1.5 Ý nghĩa thực tiễn đề tài .......................................................................................... 4
1.6 Cấu trúc luận văn .................................................................................................... 4
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT .................................................................... 6
2.1 Khái niệm về đổi mới sáng tạo ............................................................................... 6
2.2 Ngành kinh tế trọng điểm ......................................................................................... 8
2.3 Phân loại về hoạt động đổi mới sáng tạo ................................................................ 8
2.4 Đo lường hoạt động đổi mới sáng tạo .................................................................. 10
2.5 Nguyên lý về đổi mới sáng tạo tác động lên hiệu quả doanh nghiệp ................... 13
2.6 Lược khảo các nghiên cứu thực nghiệm có liên quan .......................................... 15
2.6.1 Lược khảo các nghiên cứu thực nghiệm về đổi mới sáng tạo và hiệu quả hoạt
động doanh nghiệp .................................................................................................. 15
2.6.2 Lược khảo các nghiên cứu thực nghiệm về mối liên hệ giữa đặc điểm doanh
nghiệp ảnh hưởng đến hoạt động đổi mới sáng tạo ................................................ 18
2.6.2.1 Quy mô doanh nghiệp ................................................................................. 18
2.6.2.2 Loại hình doanh nghiệp .............................................................................. 19
2.6.2.3 Tuổi doanh nghiệp ...................................................................................... 20
2.6.2.4 Vị trí tọa lạc tại khu công nghiệp – khu chế xuất ....................................... 20
2.6.2.5 Tình trạng ngập lụt...................................................................................... 21
2.6.2.6 Trình độ người lao động ............................................................................. 22
2.6.2.7 Tình trạng vay vốn ...................................................................................... 23
CHƯƠNG 3 - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................... 24
3.1 Khung phân tích ................................................................................................... 24
3.2 Mô hình phân tích ................................................................................................. 25
3.3 Các biến phụ thuộc và kiểm soát .......................................................................... 28
3.4 Dữ liệu nghiên cứu ............................................................................................... 36
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...................................................................... 38
4.1 Tổng quan tình hình doanh nghiệp ....................................................................... 38
4.1.1 Tổng quan về tình hình hoạt động của doanh nghiệp ngành công nghiệp chế
biến chế tạo tại TP.HCM ........................................................................................ 38
4.1.2 Tổng quan về tình hình đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp từ dữ liệu điều tra
................................................................................................................................ 39
4.2 Tác động của đổi mới sáng tạo lên hiệu quả hoạt động doanh nghiệp................. 43
4.2.1 Đối với toàn ngành công nghiệp chế biến chế tạo ......................................... 43
4.2.2 Đối với 4 ngành công nghiệp trọng điểm của thành phố ............................... 45
4.3 Đánh giá tác động đặc điểm doanh nghiệp lên việc triển khai hoạt động DMST 47
4.3.1 Đối với toàn ngành công nghiệp chế biến chế tạo ......................................... 47
4.3.2 Đối với 4 nhóm ngành công nghiệp chế biến chế tạo trọng điểm TP.HCM . 48
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH ............................................... 51
5.1 Kết luận ................................................................................................................ 51
5.2 Hàm ý chính sách ................................................................................................. 52
5.3 Hạn chế nghiên cứu .............................................................................................. 53
5.4 Hướng nghiên cứu tiếp theo ................................................................................. 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................ 1
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
Ý nghĩa Tiếng Việt – Tiếng Anh
ATT
Hiệu quả can thiệp trung bình
Avarage Trearment Effect on the Treated
CDM
Phương pháp của Crepon – Duget – Mairesse
DMST
Đổi mới sáng tạo
Innovation
KCX-KCN
Khu chế xuất – khu công nghiệp
GDP
Tổng sản phẩm trong nước
Gross Domestic Product
GO
Giá trị sản xuất
Gross Output
GRDP
Tổng sản phẩm trên địa bàn
Gross Regional Domestic Product
OECD
Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế
The Organisation for Economic Co-operation and Development
OLS
Phương pháp bình phương nhỏ nhất
Ordinary least squares
PSM
Phương pháp kết nối điểm xu hướng
Propensity Score Matching Methodology
R&D
Nghiên cứu và phát triển
Research and Developing
TFP
Tổng năng suất nhân tố tổng hợp
Total factor product
VA
Giá trị tăng thêm
Value Added
TCTK
TP.HCM
Tổng cục Thống kê Việt Nam
General Statistics office of Viet Nam
Thành phố Hồ Chí Minh
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3. 1: Mô tả các biến trong đánh giá tác động của đổi mới sáng tạo ..................... 35
Bảng 4. 1. Số lượng doanh nghiệp ngành công nghiệp ngành chế biến, chế tạo tại
TP.HCM năm 2017 ........................................................................................................ 38
Bảng 4. 2: Số lượng doanh nghiệp toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và 4
ngành công nghiệp trọng điểm của TP.HCM ................................................................ 40
Bảng 4. 3: Số lượng doanh nghiệp phân theo loại hình kinh tế ..................................... 40
Bảng 4. 4: Số lượng doanh nghiệp phân theo ngành nghề hoạt động............................ 41
Bảng 4. 5: Số lượng doanh nghiệp phân bổ theo vị trí tại KCN - KCX ........................ 42
Bảng 4. 6: Mức độ điều khiển thiết bị chính dây chuyển sản xuất của doanh nghiệp ... 43
Bảng 4. 7: Kiểm định sự khác biệt về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ngành công
nghiệp chế biến, chế tạo ................................................................................................. 44
Bảng 4. 8: Tác động can thiệp bình quân lên đối tượng có triển khai đổi mới sáng tạo
(ATT) của doanh nghiệp toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo TP.HCM ............. 45
Bảng 4. 9: Kiểm định sự khác biệt về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp 4 ngành
công nghiệp trọng điểm TP.HCM .................................................................................. 46
Bảng 4. 10: Tác động can thiệp bình quân lên đối tượng triển khai đổi mới sáng tạo
(ATT) doanh nghiệp thuộc 4 ngành công nghiệp trọng điểm Thành phố Hồ Chí
Minh ............................................................................................................................... 47
Bảng 4. 11: Ảnh hưởng của các đặc điểm doanh nghiệp lên xác suất triển khai hoạt
động đổi mới sáng tạo của toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo .......................... 48
Bảng 4. 12: Ảnh hưởng của các đặc điểm doanh nghiệp lên xác suất triển khai hoạt
động đổi mới sáng tạo của 4 ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trọng điểm ............ 49
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2. 1: Cơ chế tác động của R&D đến TFP doanh nghiệp ....................................... 14
Hình 4. 1: Phân bố điểm xu hướng của toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ...... 44
Hình 4. 2: Phân bố điểm xu hướng của 4 ngành công nghiệp trọng điểm của
TP.HCM ......................................................................................................................... 46
TÓM TẮT
Hoạt động đổi mới sáng tạo (DMST) đang được Chính phủ và chính quyền các
địa phương triển khai mạnh mẽ trên khắp cả nước trong những năm gần đây với mục
đích nhằm thúc đẩy khu vực doanh nghiệp tăng trưởng bền vững. Trong các kế hoạch về
phát triển cộng đồng doanh nghiệp, chính quyền các cấp đều xây dựng mục tiêu tăng số
lượng doanh nghiệp có đổi mới sáng tạo. Tuy nhiên, thay vì chỉ tập trung tăng doanh
nghiệp đổi mới thì cần xem xét về hiệu quả triển khai DMST hiện nay để từ đó xây dựng
những chính sách hỗ trợ hợp lý cho doanh nghiệp.
Nghiên cứu đã sử dụng kỹ thuật kết nối điểm xu hướng PSM để đánh giá mức độ
tác động của việc có triển khai DMST lên hiệu quả doanh nghiệp ngành công nghiệp chế
biến, chế tạo và 4 ngành công nghiệp trọng điểm của Thành phố Hồ Chí Minh. Dữ liệu
kết hợp từ Điều tra trình độ công nghệ và chuyển giao công nghệ năm 2017 và dữ liệu
Tổng điều tra kinh tế năm 2017 của Cục Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh với 2.317
doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo.
Kết quả, DMST tác động lên tỷ suất lợi nhuận, giá trị tăng thêm và giá trị sản xuất
của toàn ngành công nghiệp chế biến chế tạo, nhưng không có sự khác biệt với TFP. Kết
quả này tương tự đối với 4 nhóm ngành công nghiệp trọng điểm của Thành phố, tuy
nhiên mức độ tác động của DMST lên 4 nhóm này cao hơn so với toàn ngành. Bên cạnh
đó, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những đơn vị quy mô lớn thì xác suất DMST càng cao.
Tỷ lệ lao động có trình độ đại học tăng 1% thì xác suất này tăng là 2 điểm phần trăm.
Doanh nghiệp đang vay vốn xác suất tiến hành DMST cao hơn 10,9 điểm phần trăm.
ABSTRACT
Innovative activities (DMST) have been strongly implemented by the
Government and local governments throughout the country in recent years with the aim
of promoting the sustainable growth of the business sector. In the business community
development plans, governments at all levels set the goal of increasing the number of
businesses with innovation. However, it is necessary to consider the effectiveness of
current DMST implementation so as formulating reasonably support policies for
enterprises instead of focusing to increase the number of DMST enterprise.
The study used PSM to evaluate the intervention level of innovation activities on
the efficiency of enterprises in the processing and manufacturing industries and 4 key
industries of Ho Chi Minh city. The combined data from the 2017 Technology and
Technology Transfer Survey and the 2017 Economic Census data of Ho Chi Minh City
Statistical Office with 2,317 processing industry enterprises.
The research presents that innovation impacts on profit margins, added value and
gross output of the whole manufacturing industry, but there is no difference with TFP.
This result is similar for the 4 key sub-industries of the city, but the impacts of innovation
on these 4 key sub-industries are higher than that of the whole industry. In addition, the
study also shows the large scale enterprises has a higher chance of DMST. The
percentage of higher qualifications increase by 1%, the probability of this will be risen
by 2 percentage point. Enterprises are borrowing loans, the probability of innovation
conducte at 10.9 percentage point higher.
Key words: DMST, innovation, firm performance
1
CHƯƠNG 1 - PHẦN MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2018 tăng 7,08% so với năm trước,
đây cũng là tốc độ tăng cao nhất trong vòng thập kỷ qua, bình quân giai đoạn 2016 –
2018 tăng 6,7% (TCTK, 2018), số liệu này thể hiện những bước tiến về thành tựu
tăng trưởng nhằm phấn đấu để đạt được mục tiêu Đảng giai đoạn 2016 – 2020 (Đảng
cộng sản Việt Nam, 2016). Dựa theo lý thuyết tăng trưởng kinh tế để giải thích mức
độ tăng GDP không chỉ phụ thuộc vào các yếu tố hữu hạn như vốn và lao động, mà
còn có sự đóng góp của yếu tố quan trọng là TFP, đại diện mức độ phát triển khoa
học công nghệ, môi trường đầu tư hay trình độ nhân lực. TFP bình quân trong giai
đoạn 2016 – 2018 tăng 9,7 điểm % so với giai đoạn 2011 - 2015 (TCTK, 2019). Tuy
nhiên, trong thời đại công nghệ 4.0, sự phát triển nhanh chóng của khoa học công
nghệ đòi hỏi sự nỗ lực liên tục của các cấp chính quyền trong việc xây dựng cơ chế
thúc đẩy khoa học công nghệ trong nước phát triển kịp cùng thế giới.
Chính phủ và chính quyền các tỉnh thành đã xây dựng và triển khai nhiều
chương trình nhằm đẩy mạnh hoạt động khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo
(DMST) trong thời gian vừa qua, xem đây là quốc sách hàng đầu, yếu tố then chốt
cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội (Quốc hội, 2000). Trong đó, khu vực doanh
nghiệp luôn được các cấp chính quyền quan tâm vì đóng góp hơn 1/2 tổng giá trị GDP
Việt Nam (Bộ kế hoạch và đầu tư, 2019).
DMST là sự cải tiến trong hoạt động sản xuất nhằm đem lại giá trị tăng thêm
của doanh nghiệp. Nghiên cứu của Maradana và cộng sự (2017) nhận định đổi mới
công nghệ là một nhân tố quan trọng cho sự tăng trưởng kinh tế quốc gia. Kannebley
và cộng sự (2008), Crepon và cộng sự (1998) thì sự cải tiến về công nghệ tác động
tích cực với kết quả khu vực doanh nghiệp. Ngoài ra, một số dạng đổi mới khác như
về mặt tổ chức, sản phẩm, quy trình làm tăng các giá trị về kết quả sản xuất doanh
nghiệp (Artz và cộng sự, 2010; Goedhuys và Veugeler, 2012; Griffith và cộng sự,
2006; Kim, 2018). Kumar và cộng sự (2000) khẳng định các doanh nghiệp sẽ gặp
2
nhiều rủi ro nếu không chịu thay đổi, cải tiến, nghiên cứu cũng chỉ ra doanh nghiệp
sẽ đối mặt với sự cạnh tranh, hoặc bị các doanh nghiệp khác vượt trội thì đổi mới là
động lực thúc đẩy vị trí doanh nghiệp thị trường. Tại Việt Nam các nghiên cứu về tác
động của hoạt động DMST lên hiệu quả doanh nghiệp vẫn còn khá ít, đa số các nghiên
cứu đều dựa vào cơ sở tác động của các chỉ tiêu đầu vào như R&D, chi tiêu cho hoạt
động đổi mới sản phẩm, tiếp thị hay quy trình sản xuất để xác định doanh nghiệp có
tiến hành đổi mới. Tuy nhiên, do nguồn dữ liệu của các nghiên cứu khá hạn chế, chưa
thể hiện đầy đủ các dạng của đổi mới hiện nay được doanh nghiệp áp dụng.
Phong trào đổi mới sáng tạo được triển khai trên toàn quốc, Chính phủ đã đặt
mục tiêu về số doanh nghiệp triển khai hoạt động DMST số lượng ngày càng cao. Cụ
thể, Chính phủ xác định tỷ lệ doanh nghiệp triển khai mục tiêu hàng năm có từ 30 –
35% đơn vị đổi mới (Chính phủ, 2016). Do đó, xem xét tác động của hoạt động DMST
lên doanh nghiệp một việc hết sức cần thiết cho giai đoạn hiện nay, để cho chính
quyền nhanh chóng nắm bắt được tính hiệu quả thực tế của việc triển khai, sớm có
phương án hỗ trợ cho khu vực doanh nghiệp phù hợp.
Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đem lại giá trị đóng góp quan trọng trong
tăng trưởng kinh tế trong nước. Năm 2018, cơ cấu giá trị tăng thêm của ngành dẫn
đầu trong trong bảng hệ thống ngành kinh tế Việt Nam và chiếm tỷ trọng đến 16%
GDP cả nước, với tốc độ tăng 12,98% so với năm trước, bình quân giai đoạn 2011 –
2018 tăng 10,9%. Cơ cấu và tốc độ phát triển của ngành ngày càng tăng cao, đúng
theo định hướng công nghiệp hóa của Việt Nam. Bên cạnh đó, ngành công nghiệp
còn giải quyết việc làm cho hơn 7,1 triệu người, chiếm 50% trong lao động hiện đang
làm việc tại doanh nghiệp (TCTK, 2019). Do đó, nếu việc có thực hiện hoạt động
DMST đem lại hiệu quả cho doanh nghiệp thì cần triển khai rộng rãi chương trình
này trong cộng đồng doanh nghiệp.
Thành phố Hồ Chí Minh luôn giữ vị trí là đầu tàu của kinh tế Việt Nam. Tổng
sản phẩm trên địa bàn năm 2018 đóng góp 22% GDP và gần 30% trong tổng thu ngân
sách cả nước. Doanh nghiệp trên 203 ngàn đơn vị đang hoạt động, chiếm 36% tổng
số lượng doanh nghiệp cả nước (Cục Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh, 2019). Đánh
3
giá được tăng trưởng của Thành phố, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ
X đưa ra mục tiêu phấn đấu Thành phố trở thành trung tâm về kinh tế của Đông Nam
Á. Chính vì thế, thành phố đã xây dựng các kế hoạch thúc đẩy hoạt động DMST và
chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ thực hiện hoạt động đổi mới. Ngành công
nghiệp chế biến, chế tạo được các chương trình ưu tiên do đóng góp đến 18,5% trong
GRDP của Thành phố. Trong đó, ngành công nghiệp trọng yếu của Thành phố, bao
gồm 4 nhóm ngành là cơ khí; chế biến lương thực và thực phẩm; hóa chất, nhựa, cao
su và ngành điện tử đang được Thành phố đặc biệt quan tâm và xây dựng các kế
hoạch, chính sách thúc đẩy các nhóm ngành phát triển mạnh (Đảng bộ Thành phố Hồ
Chí Minh, 2015). Đây là những ngành đóng góp giá trị gia tăng cao, chiếm đến 9,8%
GRDP thành phố và chiếm đến 50,7% trong giá trị gia tăng ngành công nghiệp Thành
phố Hồ Chí Minh (Cục Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh, 2017). Do đó, tác giả đã
lựa chọn đề tài “đổi mới sáng tạo và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ngành công
nghiệp chế biến, chế tạo tại Thành phố Hồ Chí Minh”. Đề tài này sẽ đóng góp cho
các nhà quản lý nhận thấy mức độ tác động của việc DMST tại các doanh nghiệp hiện
nay, để từ đó triển khai những chính sách, kế hoạch phù hợp cho khu vực này.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu tổng quát
Mục tiêu chung của nghiên cứu là đánh giá tác động của hoạt động DMST lên
hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và 4
nhóm ngành công nghiệp trọng điểm tại Thành phố Hồ Chí Minh năm 2016.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Phân tích tác động của hoạt động DMST lên kết quả sản xuất của doanh
nghiệp toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và 4 nhóm ngành công nghiệp trọng
điểm của Thành phố Hồ Chí Minh (4 nhóm ngành trọng điểm gồm các nhóm ngành
là nhóm chế biến lương thực, thực phẩm và đồ uống; hóa dược cao su và plastic; sản
xuất hàng điện tử; ngành cơ khí).
Phân tích các yếu tố là đặc điểm của doanh nghiệp ảnh hưởng đến quyết
định triển khai DMST tại Thành phố Hồ Chí Minh.
4
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là doanh nghiệp toàn ngành công nghiệp
chế biến, chế tạo và 4 ngành công nghiệp trọng điểm trên địa bàn Thành phố Hồ Chí
Minh năm 2016.
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng dữ liệu gồm 2.317 doanh nghiệp ngành công nghiệp chế
biến, chế tạo trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
Luận văn sử dụng phương pháp PSM để đánh giá tác động của việc triển khai
hoạt động DMST lên tỷ suất lợi nhuận, giá trị tăng thêm, giá trị sản xuất và năng suất
nhân tố tổng hợp của doanh nghiệp. Phương pháp này giúp chọn ra những doanh
nghiệp có gần điểm xu hướng, từ đó đánh giá mức độ tác động của DMST. Bên cạnh
đó, thông qua mô hình hồi quy logit, luận văn phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến
quyết định DMST của doanh nghiệp.
1.5 Ý nghĩa thực tiễn đề tài
Đầu tiên, luận văn sẽ hệ thống lại các lý thuyết có liên quan giữa DMST và
hiệu quả doanh nghiệp.
Hai là, chỉ ra sự tác động DMST lên các chỉ số về kết quả hoạt động của doanh
nghiệp, dựa vào đó nhà quản lý có thể xác định tình hình DMST hiện nay trong cộng
đồng doanh nghiệp. Đồng thời, luận văn cũng đưa ra những nhân tố ảnh hưởng đến
quyết định triển khai DMST trong doanh nghiệp. Dựa vào các mục tiêu này, nghiên
cứu xem xét và đề xuất những chính sách hỗ trợ phù hợp.
Ba là, đề xuất một số giải pháp để đánh giá mức độ hiệu quả một số chương
trình hỗ trợ đổi mới sáng tạo đang được thực hiện trên địa bàn.
1.6 Cấu trúc luận văn
Đề tài trình bày theo cấu trúc gồm có 5 chương, bao gồm các nội dung sau:
Chương 1 – Phần mở đầu, luận văn sẽ trình bày khái quát về vấn đề nghiên
cứu của đề tài, mục tiêu, đối tượng và phương pháp nghiên cứu.
Chương 2 – Tổng quan lý thuyết, ở chương này nghiên cứu lược khảo các
nghiên cứu thực nghiệm trong và ngoài nước để tổng hợp khái niệm, cách đo lường
5
đầu ra và đầu vào của DMST, nguyên lý tác động DMST lên hiệu quả doanh nghiệp.
Đồng thời, chỉ ra được một số yếu tố đại diện cho đặc điểm doanh nghiệp quyết định
đến việc doanh nghiệp triển khai DMST.
Chương 3 – Trình bày về khung phân tích đánh giá tác động của DMST lên
hiệu quả doanh nghiệp, phương pháp PSM và dữ liệu sử dụng cho đề tài này.
Chương 4 – Trình bày về kết quả nghiên cứu luận văn.
Chương 5 – Kết luận, hạn chế và hàm ý chính sách.
6
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT
Trong chương tổng quan lý thuyết trình bày về khái niệm của hoạt động đổi
mới sáng tạo (DMST), phân loại các dạng đổi mới, đồng thời lược khảo các nghiên
cứu trước để đưa ra cơ chế tác động của DMST lên hiệu quả doanh nghiệp. Bên cạnh
đó, nghiên cứu cũng trình bày về những đặc điểm của doanh nghiệp ảnh hưởng đến
xác suất thực hiện DMST trong doanh nghiệp.
2.1 Khái niệm về đổi mới sáng tạo
Tại Việt Nam, Luật Khoa học và công nghệ năm 2013 đã đưa ra định nghĩa "đổi
mới sáng tạo (innovation) là việc tạo ra, ứng dụng thành tựu, giải pháp kỹ thuật, công
nghệ, giải pháp quản lý để nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao năng
suất, chất lượng, giá trị gia tăng của sản phẩm, hàng hóa". Ngay từ ban đầu việc chuyển
ngữ innovation thành đổi mới sáng tạo hay cải tiến, đổi mới trong tiếng Việt về mặt ngữ
nghĩa hàm ý tương đương nhau, đều có ý nghĩa là sự thay đổi.
Schumpter là một trong những nhà kinh tế học đầu tiên đưa ra khái niệm rõ
ràng về hoạt động DMST, là một quá trình đột phá công nghiệp, cách mạng hóa được
thực hiện liên tục từ bên trong doanh nghiệp, thay đổi cơ cấu kinh tế và rồi từ đó
không ngừng tạo ra các giá trị mới. Theo Schumpter, bất cứ doanh nghiệp nào muốn
tìm kiếm lợi nhuận nhằm tăng tính cạnh tranh và năng động đều phải đổi mới. (Trích
trong Śledzik, 2013).
Trong từ điển kinh tế, đổi mới sáng tạo là hiện thực hóa các ý tưởng, phát minh
thành hàng hóa hoặc dịch vụ, người tiêu dùng sẵn lòng trả. Một ý tưởng được xem là
đổi mới chỉ khi ý tưởng đó phải là chi phí kinh tế có thể tái sản xuất và đáp ứng được
nhu cầu cá nhân cụ thể. Đổi mới liên quan đến việc ứng dụng thông tin, sáng kiến để
đạt được giá trị cao hơn hay khác biệt dựa nguồn lực sẵn có, nó bao gồm tất cả các
quy trình để ý tưởng mới được tạo ra và chuyển đổi thành những sản phẩm hữu ích
(trích trong Pavlik, 2013).
Theo cẩm nang Olso (2018) của OECD thì đổi mới chính là việc tập trung cải
thiện những tiêu chuẩn sống có thể ảnh hướng đến cá nhân, thể chế, ngành kinh tế và
7
quốc gia theo nhiều phương thức khác nhau. Bên cạnh đó, DMST cũng chính là sự
thay đổi về sản phẩm hay quy trình, tạo ra giá trị mới và đến tay người tiêu dùng.
Khái niệm này cũng tương tự như cách định nghĩa của hội đồng kinh tế tại Australia,
hoạt động cải tiến này phải tạo ra kết quả là giá trị tăng thêm từ những doanh nghiệp
DMST và những khách hàng của doanh nghiệp. (Trích trong Feeny và Roger, 2003).
Therrien và cộng sự (2011) định nghĩa DMST là một quá trình phức tạp liên
quan đến các hoạt động thay đổi được thực hiện bên trong doanh nghiệp, bao gồm
nhiều danh mục như sản phẩm, quy trình sản xuất, quản lý, chức năng hoạt động. Các
ý tưởng về DMST sẽ được triển khai và hình thành trong doanh nghiệp dựa vào chính
năng lực đổi mới của đơn vị. Tương tự, Evangelista R. và Baregheh (2009) thì hoạt
động này gồm nhiều giai đoạn. Các đơn vị chuyển đổi ý tưởng thành các sản phẩm,
quy trình, dịch vụ được cải tiến trong quá trình sản xuất kinh doanh. Việc hiện thực
hóa ý tưởng cải tiến tạo ra điểm khác biệt giữa những đơn vị có và không triển khai
DMST, tăng tính cạnh tranh và cuối cùng dễ dàng dẫn đến đến sự thành công, lợi
nhuận cho doanh nghiệp.
Afuah (2003) chỉ ra công thức của DMST bao gồm phát minh và thương mại
hóa, có nghĩa đổi mới là việc áp dụng kiến thức tạo ra những sản phẩm theo nhu cầu
của khách hàng. Fagerberg (2004) cũng đã đưa sự khác biệt giữa sáng chế (invention)
và DMST (innovation). Sáng chế đó là những ý tưởng hay quy trình được tạo ra mới,
chưa từng làm trước đây nhằm thiết kế sản phẩm, xây dựng, điều chỉnh vận hành và
sản xuất. Trong khi đó, đổi mới sáng tạo có nghĩa là thương mại hóa ý tưởng, có nghĩa
cách để thực hiện ý tưởng công việc hay sáng chế được thương mại. Giữa 2 khái niệm
này thường có sự khác nhau về độ trễ thời gian đáng kể, phản ánh sự khác nhau để
xây dựng ý tưởng và thực hiện chúng trong thực tế. Chuyển đổi phát minh thành
DMST cần kết hợp kiến thức, khả năng, kỹ năng và nguồn tài nguyên của doanh
nghiệp. Trong thực tế, hoạt động đổi mới đều thông qua những thay đổi trong cuộc
sống, những thay đổi này làm chuyển đổi ý nghĩa kinh tế, những đổi mới sau lần phát
minh đầu tiên thường mang về lợi ích kinh tế hơn so với ban đầu.
Tóm lại, định nghĩa DMST là việc doanh nghiệp thực hiện các sự thay đổi nhằm
8
vào mục tiêu chung chính là kết quả doanh nghiệp có sự chuyển biến tích cực so trước
khi triển khai. Đổi mới sáng tạo không chỉ nằm ở ý tưởng, sáng chế mà phải được hiện
thực hóa, đảm bảo tính thị trường, thỏa mãn nhu cầu người tiêu dùng. Đồng thời, hoạt
động DMST này bao gồm nhiều hình thức được thực hiện trong hay ngoài công nghệ.
2.2 Ngành kinh tế trọng điểm
Theo lý thuyết tăng trưởng không cân đối của Hirchman (1958), tại các quốc gia
đang phát triển, để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cần đầu tư tập trung vào những ngành
trọng điểm của quốc gia nhằm tạo ra sự lan tỏa số nhân trong các ngành của nền kinh tế.
Đây là những ngành có sức bật và lan tỏa để thúc đẩy các ngành khác còn lại phát triển.
Bốn tiêu chí để xác định ngành kinh tế trọng điểm phù hợp với nền kinh tế tại Việt Nam
và phù hợp với xu thế hiện nay. Đầu tiên là độ lan tỏa kinh tế, đây được xem là mối liên
kết ngược, đầu vào của các ngành kinh tế trọng điểm từ các ngành còn lại của nền kinh
tế, được so sánh với ngưỡng sử dụng trung bình của toàn ngành kinh tế. Kế đến là độ
nhạy, kinh tế trọng điểm thể hiện mức độ quan trọng trong việc cung cấp nguồn nguyên
liệu đầu vào cho các ngành còn lại, thể hiện mối liên kết xuôi. Thứ 3 là độ phụ thuộc về
nhập khẩu, được xác định là giá trị nhập khẩu của ngành trọng điểm so với toàn ngành,
thể hiện mức độ phụ thuộc vào nhập khẩu từ nước ngoài. Cuối cùng là độ lan tỏa về môi
trường, là mức độ tác động đến môi trường của ngành trọng điểm so với toàn ngành, với
mục tiêu hạn chế việc đánh đổi giữa tăng trưởng và môi trường (Đại học kinh tế quốc
dân, 2019).
2.3 Phân loại về hoạt động đổi mới sáng tạo
Schumpter thì DMST gồm 5 dạng, bao gồm đầu tiên đó là giới thiệu hàng hóa
mới, loại mà người tiêu dùng trên thị trường chưa quen thuộc hoặc tạo ra sự thay đổi
khác biệt chất lượng sản phẩm hiện hữu. Thứ 2 là dạng doanh nghiệp thực hiện đổi
mới bằng quy trình sản xuất mới xuất hiện, cái mà đơn vị chưa áp dụng và thử nghiệm
trước đây. Dạng kế tiếp đó chính là doanh nghiệp gia nhập hay chuyển qua thị trường
tiêu thụ mới. Thứ 4 là thu nhận và phát triển nguồn cung cấp mới về nguyên liệu hoặc
đầu vào mới, bất kể nguồn này đã tồn tại hay do doanh nghiệp phát hiện. Dạng cuối
9
cùng là việc thực hiện tổ chức mới trên bất cứ ngành nghề nào nhằm tạo ra vị thế độc
quyền hoặc là phá vỡ vị thế độc quyền hiện có trên thị trường (Trích từ Alin, 2008).
Một cách tiếp cận khác cũng theo Schumper, phân loại đổi mới sáng tạo dựa
theo sự so sánh căn bản với phiên bản hiện có, gồm có 2 dạng đổi mới luôn song hành
với nhau, đó là đổi mới liên tục (incremental innovation) và đổi mới sáng tạo mang
tính căn bản (radical innovation). Theo đó, đổi mới liên tục là cải thiện một sự vật
tiến bộ so với sản phẩm dịch vụ tiền nhiệm và đồng thời phải bổ sung ít nhất một tính
năng mới, nâng cao khả năng cạnh tranh. Đổi mới sáng tạo mang tính căn bản (radical
innovation) là việc tạo ra những sản phẩm, hàng hóa dịch vụ mới hoặc thay đổi cấu
trúc sản phẩm, mang tính đột phá. Loại đổi mới này bao gồm việc giải quyết theo 3
cấp độ, đó có thể là đổi mới sản phẩm liên quan ý tưởng, công nghệ mới; đổi mới quy
trình liên quan đến phương thức sản xuất, giao vận hàng hóa và dịch vụ mới cho
khách hàng; hay kết hợp cả 2 hình thức trên (Trích từ Fădor, 2014).
Cẩm nang Oslo (2018) tái bản lần thứ 4 với mục tiêu đưa ra tiêu chuẩn nhằm
mục đích khảo sát và nghiên cứu về đổi mới sáng tạo. Trong phiên bản trước, DMST
bao gồm 4 dạng đó là những dạng liên quan đến sản phẩm, quy trình, tổ chức và tiếp
thị. Tuy nhiên, trong lần xuất bản này bao gồm chỉ tóm lược vào hai dạng chính đó
là sản phẩm và quy trình kinh doanh để thuận lợi xây dựng tiêu chuẩn đo lường. Về
DMST sản phẩm có nghĩa là tạo ra một phiên bản một hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ
hoàn toàn mới hoặc cải tiến so với phiên bản trước và được giới thiệu ra thị trường.
Về đổi mới quy trình kinh doanh cũng tương tự như cách giải thích của đổi mới sản
phẩm về cụm từ tạo mới và cải tiến, ở đây là sự thay đổi về quy trình, phương pháp
kinh doanh sản xuất, từ thiết kế, sản xuất và phân phối sản xuất đến thị trường. Đối
với đổi mới sáng tạo trong tổ chức thì đây là áp dụng những cách thức tổ chức mới
làm việc trong hoặc ngoài đơn vị, sự đổi mới này làm tăng hiệu quả kinh doanh của
đơn vị bằng cách giảm chi phí quản lý và sản xuất. Còn đối với đổi mới sáng tạo trong
tiếp thị cũng tương tự, đó là áp dụng phương pháp tiếp thị mới có thay đổi đáng kể
trong tạo hình ảnh thiết kế hoặc đóng gói sản phẩm, phương thức bán hàng mới, vị
trí sản phẩm, quảng bá sản phẩm hoặc chính sách giá cả. Đổi mới tiếp thị được xây
10
dựng để phục vụ nhu cầu người tiêu dùng tốt hơn, theo đuổi một thị trường mới, vị
trí mới với mục tiêu là tăng doanh số bán hàng của doanh nghiệp.
Abernathy và Clark (1985) thì đổi mới sáng tạo cũng bao gồm bốn dạng. Thứ
nhất là đổi mới về kiến trúc (architectual innovation) là việc thiết kế thay đổi quy
trình quản lý hoặc các quy trình sản xuất liên quan đến sản phẩm hàng hóa, dịch vụ,
nhằm hình thành ra một kiến trúc mới để doanh nghiệp hoạt động. Dạng thứ hai là
đổi mới thích hợp trong từng giai đoạn thị trường (niche business) là việc tạo ra thị
trường mới bằng cách sử dụng công nghệ hiện có. Kế đến là đổi mới thường xuyên
(regular innovation) là những thay đổi liên tục và có tác động tích cực đến chi phí và
hiệu suất sản phẩm. Đổi mới cách mạng (revolutionary innovation) là thay đổi những
công nghệ hoặc sản phẩm mới và tạo ra sự đột phá trong ngành công nghiệp hoặc có
thể tạo ra ngành công nghiệp mới trên thị trường.
2.4 Đo lường hoạt động đổi mới sáng tạo
2.4.1 Đo lường đầu vào của đổi mới sáng tạo
Hoạt động DMST có nhiều hình thức, nên việc xác định đầu vào tương đối đa
dạng và phức tạp. Cẩm nang Olso (2018) đã hệ thống lại tám loại hoạt động chung
thể hiện cho sự theo đuổi và triển khai DMST của doanh nghiệp, liên quan đến nghiên
cứu và phát triển (R&D); kỹ thuật, thiết kế sáng tạo; tiếp thị; sở hữu trí tuệ; đào tạo
lao động; phần mềm, cơ sở dữ liệu; mua và thuê tài sản hữu hình; đổi mới quản lý.
Mặc dù các hoạt động này có thể là một phần của nỗ lực DMST mà doanh nghiệp
đang triển khai thực hiện, nhưng cũng có thể không hướng tới mục tiêu rõ ràng đó.
Tuy nhiên, đây là một căn cứ hữu ích khi xây dựng khung đo lường của đầu vào
DMST.
R&D là các công việc mang tính sáng tạo và có hệ thống nhằm tăng lượng
kiến thức cho doanh nghiệp hoặc ứng dụng những kiến thức có sẵn vào trong hoạt
động, bao gồm nghiên cứu cơ bản, ứng dụng và thực nghiệm. Hoạt động R&D đóng
vai trò tạo ra kiến thức nội bộ cho phép đổi mới sản phẩm (Artz và cộng sự, 2010;
OECD, 2018). Đánh giá R&D là đầu vào cho hoạt động DMST thường thông qua 2
dạng cơ bản đó là các loại R&D đã thực hiện hoặc chi tiêu cho hoạt động này. Trong
11
đó chi tiêu là một trong những chỉ tiêu được sử dụng thường xuyên nhất để đánh giá
thể hiện sự đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp (Rogers, 1998). Tuy nhiên, kết quả
của hoạt động R&D có thể hoặc không được ứng dụng vào thực tế. Vì vậy, nó khác
với hoạt động DMST là cần thiết phải ứng dụng vào thực tế. Thêm vào đó, mặc dù
doanh nghiệp tiến hành thực hiện R&D vào thực tế nhưng vẫn có thể xảy ra trường
hợp R&D không làm thay đổi và cải thiện kết quả hoạt động của đơn vị. Điều này
dẫn đến việc đo lường quá mức DMST hay ngược lạị là đánh giá quá thấp việc đổi
mới do không hẳn các doanh nghiệp triển khai đều tiến hành R&D. Ngoài ra, hoạt
động R&D thường tập trung ở những doanh nghiệp có quy mô lớn, do đó, chỉ tiêu
R&D được xem là yếu tố đầu vào phù hợp hơn với những doanh nghiệp này (Roger,
1998; Ngô Hoàng Thảo Trang, 2017). Kỹ thuật, thiết kế sáng tạo cũng có mối liên hệ
với hoạt động R&D, trong đó, kỹ thuật liên quan đến bao gồm việc lập các kế hoạch
kỹ thuật, kiểm tra, đánh giá, quy trình, lắp đặt thiết bị, còn thiết kế sáng tạo đó là việc
phát triển chức năng mới hay sửa đổi hình thức, diện mạo cho hàng hóa dịch vụ hay
kể cả quy trình quản lý kinh doanh. Hầu hết các kỹ thuật, thiết kế sáng tạo đều thể
hiện là hoạt động DMST, chỉ trừ những trường hợp thiết kế nhỏ không thể hiện rõ sự
khác biệt về giá trị đem lại.
Sở hữu trí tuệ liên quan đến bảo vệ và khai thác kiến thức, thường được tạo
thông qua hoạt động R&D và các hoạt động sáng tạo khác, là việc đăng ký về pháp
lý cho ý tưởng, phát minh các sản phẩm hoặc quy trình mới. Sở hữu trí tuệ gồm các
loại như bằng sáng chế, thương hiệu bản quyền, kiểu dáng công nghiệp. Trong đó,
bằng sáng chế là hình thức để nhà các phát minh nhận lại chi phí về việc đầu tư sáng
tạo và khuyến khích giới thiệu sản phẩm mới. Tuy nhiên, phát minh và sáng kiến có
thể đem lại giá trị rất cao hoặc không gì cả. Bên cạnh đó, không hẳn tất cả sáng kiến
đều có bằng sáng chế. Một phần là khi xin cấp bằng thì đòi hỏi phải tiết lộ đầy đủ nội
dung kiến thức liên quan. Do đó, nhiều doanh nghiệp chọn không có bằng sáng chế
để giữ bí mật công nghệ, đây là sự hạn chế của dữ liệu không phản ánh đầy đủ được
hoạt động DMST của doanh nghiệp (Artz và cộng sự, 2010; Roger, 1998).
12
Các chỉ số đo lường đầu vào như R&D, sở hữu trí tuệ, bằng sáng chế đều có
nhược điểm, do đó các chỉ số về chi phí đào tạo, tiếp thị và đầu tư phần mềm, cơ sở
dữ liệu có thể khắc phục hạn chế và thể hiện sự nỗ lực của doanh nghiệp khi tiến hành
DMST. Trong đó, chi phí đào tạo là khoản kinh phí mà doanh nghiệp chi trả để người
lao động cập nhật các kiến thức, kỹ năng về sản phẩm hay quy trình phát sinh trong
quá trình vận hành của doanh nghiệp. Đào tạo là một yêu cầu tất yếu để doanh nghiệp
tiến hành DMST. Về tiếp thị thì liên quan đến các hoạt động nghiên cứu thị trường,
định giá sản phẩm và vị trí sản phẩm, quảng cáo và xây dựng chiến lược để quảng bá
sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp đến người tiêu dùng, giúp doanh nghiệp xác định
thị trường sản phẩm và cũng phục vụ cho quá trình đổi mới sản phẩm. Ngoài ra còn
có chi phí khác như đổi mới về quản lý và thay đổi tổ chức, hay kể cả việc cho thuê
hoặc mua lại tài sản hữu hình khi các tài sản này tạo ra giá trị khác biệt đáng kể so
với các thiết bị đang được sử dụng với mục tiêu đổi mới sản phẩm hay quy trình kinh
doanh (Roger, 1998; OECD, 2018; Ngô Hoàng Thảo Trang, 2017).
2.4.2 Đầu ra của đổi mới sáng tạo
Đầu ra của DMST phụ thuộc vào giai đoạn lập kế hoạch và xác định mục tiêu
để doanh nghiệp tiến hành đổi mới. Các mục tiêu của doanh nghiệp khi tiến hành
DMST thường liên quan đến kinh tế là việc tăng doanh số, tạo ra lợi nhuận, tiết kiệm
chi phí hay cải thiện năng suất; hay mục tiêu khác như mức độ ảnh hưởng đến nền
kinh tế, xã hội, môi trường, hay việc doanh nghiệp thay đổi thị trường, đối tượng
khách hàng (OECD, 2018).
Trong nghiên cứu của Roger (1998) đã đưa ra thước đo đầu ra DMST bao gồm
nhiều chỉ tiêu như về hiệu quả hoạt động với các chỉ số về sản xuất, tài chính, lợi
nhuận, tăng trưởng doanh thu thuần, hiệu suất cổ phần, thị trường vốn hay năng suất.
Tuy nhiên thì chỉ số kinh tế này có khuyết điểm, hoặc các giá trị này thay đổi không
bắt nguồn từ hoạt động DMST. Theo Bosworth và Kells (1998) chỉ ra hạn chế của
biến lợi nhuận đó là bị thiên lệch bởi quy mô. Những doanh nghiệp kém hiệu quả có
thể mang lợi nhuận dương. Vì vậy, một giải pháp là thể hiện dưới dạng tỷ lệ lợi nhuận,
13
lợi nhuận được so với các giá trị quy mô, chẳng hạn như tỷ lệ lợi nhuận trên các giá
trị như tổng tài sản hoặc tài sản ròng, doanh thu của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, một số cách khác đo lường về đầu ra DMST, chẳng hạn như số
lượng sản phẩm mới hay cải tiến được doanh nghiệp giới thiệu. Tuy nhiên, việc phân
loại những đơn vị có sản phẩm mới hoặc cải tiến thì mang ý nghĩa chủ quan và không
thể hiện được giá trị đóng góp của đổi mới. Do đó, giá trị đo lường đầu ra này được
đo lường bằng tỷ lệ phần trăm doanh thu của doanh nghiệp được chiếm bởi sản phẩm
mới, cải tiến. Ngoài ra, đầu ra DMST có thể được đo lường bằng thống kê về sở hữu
trí tuệ, bao gồm một số chỉ tiêu như bằng sáng chế, nhãn hiệu thương mại, thiết kế
bởi vì khi đăng ký quyền sở hữu trí tuệ, thể hiện doanh nghiệp tạo ra kiến thức mới
giá trị (Roger, 1998; OECD, 2018).
2.5 Nguyên lý về đổi mới sáng tạo tác động lên hiệu quả doanh nghiệp
Trong mô hình truyền thống về hành vi của doanh nghiệp, DMST có thể tác
động tạm thời đến kết quả của doanh nghiệp bằng cách tăng khả năng cạnh tranh
trong ngắn hạn. Việc giới thiệu các sản phẩm có đổi mới mang lại sức mạnh độc
quyền tạm thời và có thể khai thác lợi nhuận bằng cách tăng thị phần của doanh
nghiệp cho đến khi yếu tố đầu vào như vốn kiến thức, nghiên cứu và phát triển (R&D)
bị khuếch tán và bắt chước. Điều này phù hợp với Schumpeter, việc giới thiệu hàng
hóa, quy trình sản xuất, thị trường, nguồn cung cấp nguyên liệu và tổ chức sản xuất
mới dẫn đến phá hủy cấu trúc kinh tế hiện tại của doanh nghiệp và thay thế bằng
những cái mới mang đến hiệu quả cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp sở hữu năng lực
công nghệ và tích lũy kiến thức khác nhau, những năng lực này cho phép doanh
nghiệp đối mặt với những thay đổi trên thị trường để tồn tại, phát triển lâu dài trên thị
trường (Hashi và Stojcic, 2013).
Tương tự, Geroski và Machin (1992) cũng đưa ra hai quan điểm để giải thích
ảnh hưởng của DMST lên doanh nghiệp. Trong quan điểm đầu tiên thì với chỉ tiêu tỷ
suất lợi nhuận của đơn vị có DMST sẽ cao hơn những đơn vị không triển khai. Tuy
nhiên, ưu thế độc quyền thì khó để đơn vị duy trì mãi được mà cần phải thường xuyên
liên tục đổi mới. Theo quan điểm thứ hai, nghiên cứu chỉ ra rằng quá trình thực hiện