Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

(Luận văn thạc sĩ) Nghiên cứu bệnh do Demodex Canis gây ra trên chó nghiệp vụ tại trường Trung cấp 24 biên phòng và dùng thuốc điều trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.9 MB, 82 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN THẾ ANH TUẤN

NGHIÊN CỨU BỆNH DO DEMODEX CANIS GÂY RA
TRÊN CHÓ NGHIỆP VỤ TẠI TRƢỜNG TRUNG CẤP
24 BIÊN PHÒNG VÀ DÙNG THUỐC ĐIỀU TRỊ

LUẬN VĂN THẠC SĨ THÚ Y

Thái Nguyên - 2019


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN THẾ ANH TUẤN

NGHIÊN CỨU BỆNH DO DEMODEX CANIS GÂY RA
TRÊN CHÓ NGHIỆP VỤ TẠI TRƢỜNG TRUNG CẤP
24 BIÊN PHÒNG VÀ DÙNG THUỐC ĐIỀU TRỊ
Ngành: Thú y
Mã số: 8.64.01.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ THÚ Y

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Phan Thị Hồng Phúc

Thái Nguyên - 2019



i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan:
Tôi luôn luôn nỗ lực, cố gắng và trung thực trong suốt quá trình nghiên
cứu đề tài. Cam đoan luận văn này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả trong luận văn là trung thực. Các tài liệu viện dẫn trong luận văn
đều đã được công bố theo đúng nguyên tắc.
Tôi xin cam đoan các thông tin trích dẫn trong luận văn đều chính xác
được ghi rõ nguồn gốc.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho mọi việc thực hiện đề tài nghiên
cứu và hoàn thành luận văn đều đã được cảm ơn.
Thái Nguyên,ngày …. tháng … năm 2019
Tác giả luận văn
Nguyễn Thế Anh Tuấn


ii
LỜI CẢM ƠN
Được sự cho phép của Ban Giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên và ban Chủ nhiệm khoa Thú y, tôi đã tiến hành thực hiện đề tài:
“Nghiên cứu bệnh do Demodex canis gây ra trên chó nghiệp vụ tại
Trƣờng Trung cấp 24 Biên phòng và dùng thuốc điều trị”
Để thực hiện được đề tài này tôi đã nhận được sự giúp đỡ của Ban quản
lý đào tạo sau đại học, Khoa Chăn nuôi Thú y, Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên. Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng chân thành cảm ơn Thầy, Cô đã tạo
mọi điều kiện, giúp đỡ tôi trong thời gian thực hiện luận văn này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Phan Thị Hồng Phúc,
người đã hướng dẫn, chỉ bảo tận tình và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình
thực hiện đề tài.

Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tôi nhận được sự giúp đỡ của Ban
giám hiệu Trường Trung cấp 24 Biên phòng đã giúp đỡ tôi hoàn thành luận
văn, tôi xin chân thành cảm ơn tình cảm quý báu đó.
Tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc tới gia đình và bạn bè, đồng nghiệp
đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi hoàn thành luận văn này.
Thái Nguyên,ngày … tháng … năm 2019
Tác giả luận văn
Nguyễn Thế Anh Tuấn


iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................. vi
DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................. vii
DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ ...................................................... viii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................. 2
3. Ý nghĩa khoa học của đề tài....................................................................... 2
4. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài ....................................................................... 2
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 3
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài ....................................................................... 3
1.1.1. Cấu tạo và sinh lý da chó ................................................................. 3
1.1.2. Một số nguyên nhân khác gây bệnh về da trên chó ......................... 8
1.1.3. Đặc điểm sinh học của bệnh do Demodex canin gây ra trên chó .... 8
1.2. Tình hình nghiên cứu bệnh do Demodex gây ra trên chó ..................... 19
1.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước ................................................... 19

1.2.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước .................................................. 20
Chƣơng 2: ÐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.....23
2.1. Ðối tượng, địa điểm, phạm vi và thời gian nghiên cứu ........................ 23
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................... 23
2.1.2. Ðịa điểm nghiên cứu ...................................................................... 23
2.1.3. Thời gian nghiên cứu ..................................................................... 23
2.2. Vật liệu nghiên cứu ............................................................................... 23
2.2.1. Dụng cụ, thiết bị và hóa chất .......................................................... 23


iv
2.2.2. Thuốc trị bệnh ................................................................................ 23
2.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................ 24
2.3.1. Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ của bệnh do Demodex canis gây ra
trên chó ..................................................................................................... 24
2.3.2. Nghiên cứu đặc điểm triệu chứng lâm sàng, bệnh lý của bệnh do
Demodex canis gây ra trên chó ................................................................ 24
2.3.3. Nghiên cứu biện pháp phòng trị bệnh do Demodex canis gây ra trên chó .. 24
2.4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 24
2.4.1. Phương pháp xác định đặc điểm dịch tễ ........................................ 24
2.4.2. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm triệu chứng lâm sàng, bệnh
lý của bệnh do Demodex canis gây ra trên chó ........................................ 27
2.4.3. Phương pháp nghiên cứu biện pháp phòng và trị bệnh do
Demodex gây ra trên chó .......................................................................... 29
2.5. Phương pháp xử lý số liệu .................................................................... 31
Chƣơng 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................... 32
3.1. Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học của bệnh do Demodex canis gây
ra trên chó .................................................................................................... 32
3.1.1. Số lượng chó huấn luyện tại trường Trung cấp 24 Biên phòng ..... 32
3.1.2. Tình hình mắc bệnh ngoài da và một số bệnh thường gặp trên

chó nuôi tại trường Trung cấp 24 Biên phòng ......................................... 33
3.1.3. Xác định thành phần loài Demodex gây bệnh trên chó .................. 39
3.1.4. Tỷ lệ nhiễm Demodex canis ở chó theo mùa ................................. 40
3.1.5. Tỷ lệ nhiễm Demodex canis theo tuổi chó ..................................... 41
3.1.6. Tỷ lệ chó mắc bệnh Demodex canis theo độ dài lông (ngắn, dài) . 44
3.1.7. Tỷ lệ nhiễm Demodex canis theo tính biệt ..................................... 45
3.2. Nghiên cứu đặc điểm bệnh lý lâm sàng của bệnh do Demodex canis gây ra.... 47
3.2.1. Biểu hiện triệu chứng lâm sàng của bệnh do Demodex canis gây ra .. 47
3.2.2. Sự thay đổi một số chỉ số máu của chó bị bệnh do Demodex canis gây ra . 51


v
3.2.3. Bệnh tích đại thể và vi thể của chó nhiễm bệnh do Demodex
canis gây ra ............................................................................................... 53
3.3. Nghiên cứu biện pháp phòng trị bệnh do Demodex gây ra .................. 57
3.3.1. Đề xuất biện pháp phòng bệnh ....................................................... 57
3.3.2. Kết quả điều trị bệnh do Demodex gây ra ...................................... 57
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................... 60
1. Kết luận .................................................................................................... 60
2. Đề nghị ..................................................................................................... 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 62


vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt

Viết chữ đầy đủ

D. canis


: Demodex canis

D. injai

: Demodex injai

D. cornei

: Demodex cornei

cs

: Cộng sự

P

: Độ tin cậy

GSD

: German Shepherd (giống chó Becgie)

n

: Tổng số con

USD

: Đô la Mỹ


%

: Phần trăm

TT

: Thể trọng

-

: Đến


vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Số lượng chó huấn luyện tại trường Trung cấp 24 Biên phòng .......... 32
Bảng 3.2. Tỷ lệ mắc bệnh trên chó huấn luyện tại Trường Trung Cấp
24 Biên phòng ................................................................................ 34
Bảng 3.3. Tỷ lệ mắc bệnh ngoài da trên chó huấn luyện tại Trường
Trung cấp 24 Biên phòng ............................................................... 35
Bảng 3.4. Kết quả xác định loài Demodex gây bệnh trên chó ........................ 39
Bảng 3.5. Tỷ lệ nhiễm Demodex canis theo mùa ........................................... 40
Bảng 3.6. Kết quả chó mắc bệnh do Demodex canis theo các lứa tuổi .......... 42
Bảng 3.8. Tỷ lệ chó bị nhiễm Demodex canis theo tính biệt .......................... 46
Bảng 3.9 Triệu chứng lâm sàng theo các thể bệnh của chó mắc bệnh
do Demodex canis tại trường Trung cấp 24 Biên phòng ............... 48
Bảng 3.10. Vị trí D. canis ký sinh trên cơ thể chó .......................................... 50
Bảng 3.11. Sự thay đổi một số chỉ số máu của chó nhiễm bệnh .................... 52
Bảng 3.12. Bệnh tích đại thể của chó nhiễm Demodex canis ......................... 54

Bảng 3.13. Tỷ lệ tiêu bản có bệnh tích vi thể ................................................. 55
Bảng 3.14. Kết quả điều trị Demodex canis trên chó...................................... 58


viii
DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ

Hình 1.2. Hình thái và cấu tạo của Demodex canis ........................................ 10
Hình 1.3. Vòng đời, vị trí kí sinh và sự truyền lây của D. Canis .................... 11
Hình 3.1: Biểu đồ tỷ lệ mắc các bệnh ngoài da trên chó huấn luyện ở
trường Trung cấp 24 Biên phòng .................................................... 37
Hình 3.2: Biểu đồ tỷ lệ chó mắc bệnh do Demodex canis theo các mùa
trong năm ......................................................................................... 40
Hình 3.3. Biểu đồ tỷ lệ chó mắc bệnh do Demodex canis theo các lứa tuổi ....... 42
Hình 3.4: Biểu đồ tỷ lệ chó mắc bệnh do Demodex theo độ dài lông ............ 45
Hình 3.5: Biểu đồ tỷ lệ chó mắc bệnh do Demodex theo tính biệt ................. 46
Hình 3.6. Demodex tại ổ viêm ........................................................................ 56
Hình 3.7. Các tế bào viêm tại ổ viêm loét (tiêu bản nhuộm HE độ
phóng đại 200 lần) ........................................................................... 56


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Từ lâu, chó được con người thuần hóa và coi như là người bạn gần gũi,
thân thiện. Chó dễ nuôi, trung thành với chủ, các giác quan phát triển, thông
minh, nhanh nhẹn và có tính thích nghi cao với điều kiện sống khác nhau. Do
vậy, chó được nuôi phổ biến ở khắp nơi trên thế giới, phục vụ các mục đích
khác nhau. Hiện nay trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc, chó đã được đưa vào
huấn luyện làm chó nghiệp vụ. Chó nghiệp vụ được coi là một loại vũ khí đặc

biệt trong chiến đấu, chó được tuyển chọn, huấn luyện để làm những nhiệm
vụ được chỉ bảo, kể cả dùng trong nhiệm vụ an ninh, quốc phòng và trong
lĩnh vực dân sự. Loại chó nghiệp vụ được biết đến nhiều nhất là chó Becgie
Đức. Chó nghiệp vụ được trang bị về các đơn vị làm nhiệm vụ tuần tra, canh
gác, phát hiện ma túy, phát hiện chất nổ; chúng đã góp phần không nhỏ giúp
các chiến sĩ hoàn thành nhiệm vụ.
Khí hậu Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa
nhiều, là điều kiện thuận lợi cho ký sinh trùng sinh sôi phát triển. Các nhà
khoa học nước ta đã xác định được một số loài ký sinh ở chó, trong đó bệnh
mò bao lông ở chó (Demodicosis) là một bệnh khá phổ biến. Bệnh mò bao
lông ở chó hay còn gọi là bệnh ghẻ chó có khả năng lây lan nhanh, khó khăn
trong điều trị dứt điểm, xảy ra ở hầu hết các giống chó do Demodex canis gây
nên (Ravera I và cs., 2013). Demodicosis là một trong những bệnh ký sinh
trùng phổ biến trên chó nuôi. Mò Demodex canis ký sinh trong bao nang lông
và tuyến bã nhờn của da gây viêm ngứa và tổn thương da, làm giảm sút sức
đề kháng của vật nuôi dẫn đến những bệnh kế phát nguy hiểm khác.
Trường Trung cấp 24 Biên phòng nơi đang nuôi và huấn luyện hơn 500
chú chó, chủ yếu thuộc các giống Bergie (Đức), Malinois (Bỉ), Labrador
(Mỹ). Ngoài ra, trường đang nhân giống chó Malinois vì chúng có khứu giác


2
phát triển và phù hợp với khả năng huấn luyện phát hiện ma túy, chất nổ, tìm
kiếm cứu nạn. Bệnh mò bao lông do Demodex canis là một trong số các bệnh
phổ biến ở chó nghiệp vụ được nuôi tại Trường, gây ảnh hưởng lớn tới sức
khỏe của chó, là một căn bệnh khó điều trị dứt điểm, tuy nhiên, những nghiên
cứu về căn bệnh này trên chó đặc biệt tại khu vực còn rất ít. Xuất phát từ thực
tế đó, chúng tôi tiến hành “Nghiên cứu bệnh do Demodex canis gây ra trên
chó nghiệp vụ tại Trường Trung cấp 24 Biên phòng và dùng thuốc điều trị”.
2. Mục tiêu nghiên cứu

- Xác định được đặc điểm dịch tễ bệnh do Demodex canis ở chó (yếu tố
lứa tuổi, tính biệt, mùa vụ, độ dài lông);
- Nghiên cứu được đặc điểm triệu chứng lâm sàng của chó bị bệnh do
Demodex canis;
- Ứng dụng thuốc điều trị Demodex canis đạt hiệu quả cao cho chó.
3. Ý nghĩa khoa học của đề tài
Kết quả của đề tài là những thông tin khoa học bổ sung và hoàn thiện thêm
các nghiên cứu về đặc điểm dịch tễ học và triệu chứng lâm sàng của bệnh do
Demodex canis gây bệnh trên chó tại Trường Trung cấp 24 Biên phòng.
4. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Kết quả nghiên cứu của đề tài cung cấp những đặc điểm dịch tễ họccủa
bệnh do Demodex canis trên chó, từ đó có cơ sở cho chẩn đoán, phòngtrị bệnh
trên từng đối tượng chó và thời điểm trong năm tại trường Trung cấp 24 Biên
phòng cũng như cơ sở nuôi chó nghiệp vụ khác, góp phần khống chế bệnh
trong thực tiễn.


3
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
1.1.1. Cấu tạo và sinh lý da chó
1.1.1.1. Cấu tạo da chó
Biểu bì: Là lớp ngoài cùng của da, gồm nhiều tế bào biểu mô dẹp. Tầng
tế bào biểu bì ngoài cùng là những tế bào chết đã hoá sừng. Tầng tế bào biểu
bì trong cùng là những tế bào sống hình đa giác, có khả năng sinh trưởng
không ngừng. Trong lớp tế bào biểu bì không có mạch máu tới, dinh dưỡng
thực hiện nhờ sự thẩm thấu từ các mao mạch bên dưới. Lớp này có tác dụng:
Lót mặt ngoài và bảo vệ cơ thể nhờ sự sừng hoá. Chứa sắc tố bào, là
những tế bào tạo ra sắc tố có tác dụng chống tia bức xạ. Biểu bì không chứa

mạch máu nên vi khuẩn không xâm nhập vào cơ thể nếu vết thương chưa sâu
đến lớp chân bì.

Hình 1.1. Cấu trúc của da


4
Chân bì: Là lớp mô liên kết sợi vững chắc nằm dưới lớp biểu bì, chứa
nhiều mạch máu và thần kinh, kết cấu gồm 98% sợi keo và 1,5% sợi đàn hồi.
Lớp này quyết định tính bền và tính đàn hồi của da. Chân bì gồm 3 lớp: Lớp
nhú, lớp hình diện và lớp dạng gân.
Lớp nhú: nằm ngay sát biểu bì, mỗi nhú là một khối mô liên kết thưa
không có hướng nhất định, ở đó ngoài thành phần mô liên kết còn chứa tương
bào và một số bạch cầu. Đôi khi có những bó cơ trơn tạo thành cơ dựng lông.
Lớp hình diện: là phần mô liên kết nằm song song với bề mặt da, lớp này
chứa nhiều sợi keo và sợi đàn hồi, mạch máu, mạch bạch huyết, các sợi thần
kinh và đầu thần kinh như tiểu thể Meissner, tiểu thể Golgi Mazzoni.
Lớp dạng gân: tạo bởi mô liên kết với nhiều sợi chạy song song bề mặt
da và nén chặt nhau. Ở đây chỉ có mạch máu chạy xuyên qua chứ không phân
nhánh cũng có những đầu thần kinh có bao.
Hạ bì: là mô liên kết mỡ được ngăn thành nhiều thùy và tiểu thùy bởi
những bó sợi tạo keo. Hạ bì chủ yếu là mô liên kết có chứa tiểu động mạch,
tiểu tĩnh mạch, mạch bạch huyết, các sợi thần kinh và các đầu mút thần kinh.
1.1.1.2. Sự tuần hoàn và hệ thống thần kinh của da chó
Mạch máu: Những động mạch và tĩnh mạch của da nối với nhau bằng
lưới mao mạch chạy song song với bề mặt của da. Nhờ vậy mà da đảm nhận
nhiều chức năng. Hệ động mạch và tĩnh mạch sẽ tạo thành 2 lưới mạch máu:
lưới mạch máu nông và lưới mạch máu sâu.
Lưới mạch máu sâu: Những mạch máu từ lớp dưới da tiến vào hạ bì rồi
lên đến lớp dưới chân bì và phân nhánh tạo ra dưới dạng động mạch sâu.

Lưới mạch máu nông: Từ lưới động mạch sâu sẽ phân nhánh tạo ra
những động mạch nhỏ xuyên qua lớp dạng gân của chân bì lên tới lớp dưới
nhú và tạo thành lưới mao mạch nông. Lớp này lại phân nhánh để tạo ra
những mao mạch hình quai để tiếp xúc với tĩnh mạch của nhú.


5
Mạch bạch huyết: Bắt nguồn từ những mao mạch kín nằm trong nhú
chân bì sau đó đổ vào lưới mao mạch bạch huyết dưới nhú đến tầng sâu của
chân bì tạo thành lưới bạch huyết trong chân bì. Từ lưới này lại đổ vào tĩnh
mạch bạch huyết rồi xuyên qua hạ bì để đến tĩnh mạch bạch huyết rồi xuyên
qua hạ bì để đến tĩnh mạch bạch huyết dưới da.
Thần kinh: Những nhánh thần kinh của da có hai nguồn gốc: giao cảm và
não tuỷ. Những nhánh thần kinh này đan với nhau tạo thành những đám rối ở
hạ bì.
1.1.1.3. Những yếu tố phụ thuộc da
Lông chó: Lông là cấu trúc không có sự sống, được tạo bởi phần nang
lông. Bên ngoài sợi lông là lớp keratin đã hoá sừng, bên trong là keratin lỏng
lẻo. Nang được bao bọc bởi nhu mô liên kết thuộc lớp hạ bì.
Lông có hình trụ dài, cắm sâu vào trong da và gồm có 2 phần: thân lông
và chân lông.
Thân lông: Trồi lên trên mặt da, cấu tạo gồm có:
Tủy lông: ở chính giữa trục lông, chứa những tế bào chưa hóa sừng, còn
nhân, nếu ở gia súc lông lớn và có màu sắc thì tế bào có chứa những hạt sắc
tố. Giữa các tế bào có khoang chứa không khí, nhờ vậy lông có tính không
dẫn nhiệt.
Màng vỏ lông: cấu tạo bởi những tế bào dẹp xếp thành lớp đã hóa sừng,
không có nhân, không có sắc tố. Hình thái và cách sắp xếp của vảy này tùy
loại gia súc.
Chân lông: Nằm sâu trong da, đó là vùng dinh dưỡng sinh trưởng của

lông. Thân lông không cắm chéo đối với bề mặt da. Phần tận cùng của chân
lông phình to gọi là củ lông. Cắt dọc theo chân lông có 2 phần: Ngoài cùng là
bao sợi liên kết, trong là bẹ lông, là phần kéo dài của biểu bì da.
Tuyến bã: Vị trí thường nằm giữa chân lông và cơ dựng lông, có vai trò
tiết ra chất làm mềm da và lông, ức chế vi khuẩn phát triển.


6
Tuyến mồ hôi
Vị trí nằm sâu trong lớp chân bì. Tuyến mồ hôi là những tuyến ống. Tùy
theo tính chất của chất tiết mà tuyến mồ hôi được phân thành hai loại:
Loại tiết dịch đậm đặc: có nhiều hạt protid và có mùi riêng biệt đối với
từng loài, có khi với từng cá thể.
Loại tiết dịch loãng: không mùi, thường có ở những vùng lông ít hay
không có lông.
Tuyến sữa: Là loại tuyến mồ hôi biến đổi để thích ứng với chức phận tạo
sữa, tuyến này chỉ thấy trên gia súc cái, tuyến sữa là một khối tròn dẹp nằm
trong hạ bì đẩy da phồng lên.
1.1.1.4. Chức năng sinh lý của da
Chức năng bài tiết
Tiết mồ hôi: giữ vai trò quan trọng trong điều hòa thân nhiệt.
Tiết chất béo: có vai trò ức chế sự phát triển của vi khuẩn.
Chức năng bảo vệ
Bảo vệ cơ thể tránh những ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài như:
những va chạm cơ học, sự xâm nhập của vi sinh vật gây bệnh, ngăn cản sự
xâm nhập của tia tử ngoại và hóa chất…
Điều hòa thân nhiệt.
Dự trữ mỡ và nước.
Truyền các tín hiệu hoá học ra xung quanh
Duy trì tính chất không thay đổi của môi trường bên trong cơ thể.

Cung cấp cảm giác về áp lực, nhiệt độ, đau, tiếp xúc.
Tổng hợp 7 - dehydrocholesterol để chuyển thành vitamin D3 bởi tia cực tím.
Da tham gia quá trình trao đổi chất, hô hấp nhờ mạng lưới mao mạch và
các tuyến nằm ở da.


7
1.1.1.5. Một số yếu tố ảnh hưởng đến bệnh về da
Môi trường: Môi trường xung quanh có thể là nguồn lây nhiễm các
ngoại ký sinh trùng. Điều này thấy rõ ở những nơi nuôi nhốt chó với mật độ
cao. Từ đó, tạo điều kiện tốt cho sự xâm nhập các ngoại ký sinh trùng và nấm.
Dinh dưỡng
Thiếu acid béo
Thường gặp trên chó chỉ nuôi bằng thức ăn hộp, thức ăn khô bảo quản
kém hay quá hạn sử dụng, mỡ thiu sẽ làm hư vitamin D, E, biotine.
Thiếu acid béo sẽ làm lông khô bạc màu, da dày có vảy nhẹ. Lâu ngày da
tiết nhiều bã nhờn dễ dẫn đến viêm da có mủ, làm giảm sức đề kháng của da.
Thiếu đạm: Việc mọc lông bình thường và hóa sừng trên bề mặt da cần
25-30% lượng đạm cung cấp hằng ngày. Thiếu đạm sẽ nhanh chóng dẫn đến
tổn thương trên da nhất là đối với chó đang lớn.
Thiếu vitamin A: Việc cung cấp thiếu hay thừa vitamin A cũng dẫn đến
hậu quả như nhau trên lâm sàng như: tăng sừng hóa bề mặt biểu mô, tăng chất
sừng ở các tuyến bã làm tắc đường dẫn và ngưng bài tiết, xuất hiện nhiều nốt
mẩn đỏ, lông bạc màu, rụng lông từng mảng dễ dẫn tới bị viêm nhiễm.
Thiếu vitamin E: Làm da dễ bị sừng hóa, tăng tiết bã nhờn, rối loạn sinh
lý ở da.
Thiếu vitamin nhóm B: Chủ yếu là thiếu biotine, vitamin B2, Niacine.
Biotine có thể bị vô hoạt trong khẩu phần có quá nhiều trứng sống vì có
chứa avidine, kết hợp với biotine làm nó mất tác dụng. Điều trị bằng kháng
sinh cho uống kéo dài cũng làm thiếu biotine. Dấu hiệu đặc trưng nhất là rụng

lông vòng tròn quanh mặt và mắt. Nặng hơn sẽ thấy đóng vảy bất kì nơi nào
đi đôi với việc ngủ lịm, tiêu chảy, gầy.
Thiếu vitamin B2 sẽ dẫn tới viêm da bã nhờn khô quanh mắt, bụng.
Thường hiếm khi thiếu B2 vì vài miếng thịt nhỏ hay một ít sữa cũng cung cấp
đủ nhu cầu.


8
Niacine chỉ thiếu trong khẩu phần ít đạm, nhiều lúa mì. Lúa mì chứa ít
tryptophan, tiền chất của niacine. Triệu chứng khi thiếu: tiêu chảy, gầy, viêm
da, ngứa chân sau và bụng.
Thiếu đồng: Dẫn đến việc thiếu các sắc tố của lông, da sừng hóa, khô và
nhăn nheo.
Thiếu kẽm:
Chó có khẩu phần ăn nhiều Ca, ngũ cốc (chứa nhiều phytase) hay tiêu
chảy mãn tính dẫn đến kém hấp thu kẽm.
Triệu chứng: da ửng đỏ, rụng lông sưng mủ ở cằm, xung quanh miệng,
mắt, tai, âm hộ, bao dịch hoàn, bao qui đầu, hậu môn. Da tiết nhiều bã nhờn,
tăng sừng hóa và có thể nứt sâu ở những điểm chịu áp lực lớn như gan bàn chân.
Rối loạn hormone: Sự rối loạn hormone (estrogen, thyroxin, adrenalin)
thường dẫn đến tình trạng rụng lông, viêm da trên chó, lớp da ngoài dày lên,
màu da khác thường, da tróc vảy có thể rụng lông thành từng đốm sau vài
tháng. Những vùng thường bị là ngực, cổ, hông, đùi.
1.1.2. Một số nguyên nhân khác gây bệnh về da trên chó
Sự tróc vảy ở da: Da chó xuất hiện nhiều vảy khô như gàu ở trên người.
Biểu hiện ở hai dạng:
Viêm da do tăng tiết bã nhờn: vùng da rụng lông có vảy nhờn và viêm.
Da sừng hóa: thường là những thay đổi thứ phát của các bệnh da khác
như rụng lông do rối loạn hormone, viêm da mãn tính.
Ngứa da do nhiều nguyên nhân: Thường xảy ra trên những giống chó có

cơ địa dị ứng hay nhạy cảm bất thường, cơ thể sẽ tạo thành thói quen và đưa đến
tình trạng mãn tính về ngứa. Nguyên nhân gây ngứa rất đa dạng: do chó mẫn
cảm cao với các hóa chất, môi trường sống, thức ăn, độc tố của ngoại kí sinh...
1.1.3. Đặc điểm sinh học của bệnh do Demodex canin gây ra trên chó
1.1.3.1. Đặc điểm chung
Bệnh mò bao lông ở chó (Demodicosis) là một trong những căn bệnh
ngoài da phổ biến ở chó gây ra bởi ngoại ký sinh trùng có tên khoa học là


9
Demodex canis. Mò Demodex canis ký sinh trong bao nang lông và tuyến bã
nhờn của da. Chó nhiễm mò bao lông Demodex canis thường có biểu hiện
như: Ngứa, tổn thương ngoài da, rụng lông, thường xuất hiện quanh mắt, hai
chân trước hay toàn bộ cơ thể, viêm da sâu có dịch rỉ viêm, có mủ, mùi hôi
tanh, đóng vảy. Demodex canis là một lớp nhện nhỏ có 4 đôi chân được nhìn
thấy trên kính hiển vi có hình con sâu.
* Phân loại
Theo Nguyễn Thị Kim Lan và cs. (1999), phân loại Demodex như sau:
Giới: Animalia.
Ngành: Arthropoda.
Lớp: Arachnida.
Bộ: Acrania.
Phân bộ: Trombidiformes.
Họ: Demodicidae (Mò bao lông).
Giống: Demodex
Loài: Demodex canis
1.1.3.2. Đặc điểm hình thái và cấu tạo
Theo Phan Lục (2006), Demodex canis là loại mò nhỏ, dài 0,1-0,39 mm,
không có lông, kí sinh ở tuyến bã nhờn bao lông, cấu tạo cơ thể chia làm 3
phần: đầu, ngực và bụng.

Đầu: là đầu giả, ngắn, hình móng ngựa gồm một đôi xúc biện (palpe), có
3 đốt, đốt cuối có 4-5 tơ hình que, một đôi kìm (chelicera), một tấm dưới
miệng (hypostome). Xúc biện có 3 đốt, đốt cuối có 4-5 tơ hình que.
Ngực: Có 4 đôi chân rất ngắn, tiêu giảm giống như hình mấu.
Bụng: dài, có nhiều vân ngang ở mặt lưng và mặt bụng.
D.canis đực: có dương vật nhô lên ở phần ngực của mặt lưng.
D.canis cái: có âm hộ nằm chính giữa phần thân của mặt bụng, kể từ gốc
chân thứ tư lui xuống phía dưới phần bụng.


10
Trứng D.canis có hình bầu dục, có kích thước 0,07-0,09mm

Hình 1.2. Hình thái và cấu tạo của Demodex canis
(Trích theo Izdebska J.N., Fryderyk S., 2011)

Hình thái của D.canis trưởng thành: thanh mảnh và thon dài, chiều dài
phần bụng là 91-115 µm, chiều rộng cơ thể là 40-45 µm và tổng chiều dài cơ
thể là 167-244µm (Theo Sakulploy, Sangvaranond, 2010).
Theo Phạm Văn Khuê và Phan Lục (1996) thân D.canis dài khoảng
0,25mm. Đầu giả rộng và lồi cạnh. Ngực mang một đôi chân hình mấu, ngắn.
Bụng dài có vân ngang trên mặt lưng và mặt bụng. Phần phụ miệng gồm một
đôi xúc biện, kìm và một tấm dưới miệng. Xúc biện có hai đốt, đốt cuối ngắn.
Kìm hình trâm, dẹp, mỏng. Cơ quan sinh dục đực ở mặt lưng phần ngực của
con đực. Âm môn ở mặt bụng, trước lỗ sinh dục của con cái, trứng hình thoi.
1.1.3.3. Vòng đời
Vòng đời của D.canis xảy ra trên da chó được chia làm 4 giai đoạn kéo
dài khoảng 20-35 ngày.



11
Trứng - ấu trùng – tiền nhộng – nhộng - Trưởng thành.

Hình 1.3. Vòng đời, vị trí kí sinh và sự truyền lây của D. Canis
( />
Theo Nguyễn Văn Thanh và cs. (2016), toàn bộ vòng đời ghẻ mò bao
lông đều phát triển trên cơ thể chó. Thời gian phát triển từ trứng đến con ghẻ
trưởng thành khoảng hai tuần, tùy thuộc vào điều kiện sống của ghẻ và thời
tiết, mùa vụ trong năm.
Theo Kumari và cs. (2017) cho biết: toàn bộ vòng đời phát triển của
D.canis diễn ra trên cơ thể con chó. Con cái trưởng thành đẻ trứng trong da
chó và phát triển thành ấu trùng ba đôi chân. Những ấu trùng phát triển thành
tiền nhộng và tiền nhộng này dần dần phát triển thành nhộng và phát triển thành
con trưởng thành. Vòng đời phát triển của D.canis mất 18-24 ngày trong nang
lông hoặc tuyến bã nhờn.


12
Phạm Văn Khuê và Phan Lục (1996) cho biết: mò bao lông phát triển
trên da vật chủ. Ấu trùng có ba đôi chân chắc chắn có ba giai đoạn thiếu
trùng. Mò D.canis chịu đựng khá tốt, có thể sống vài ngày ngoài cơ thể vật
chủ ở nơi ẩm ướt. Trong điều kiện thực nghiệm chúng sống được 21 ngày trên
một miếng da để ở nơi ẩm và lạnh.
1.1.3.4. Cách lây lan và sinh bệnh
Bệnh lây lan chủ yếu qua tiếp xúc. Có thể lây từ mẹ sang con do tiếp
xúc trong vòng một tuần đầu sau khi sinh. Đó cũng là nguyên nhân vì sao
bệnh thường xuất hiện ở phần đầu và chân trước, sau đó mới lây lan đến
những nơi khác.
D. canis ký sinh sâu trong nang lỗ chân lông, tuyến bã nhờn gây kích ứng
viêm da.

D. canis thường kết hợp với Staphylococcus intermedius gây viêm da
hóa mủ.
Con vật thường gầy gò, ốm yếu. Nếu để tình trạng viêm da lâu ngày,
biến chứng về thận có thể xảy ra.
D.canis có thể sống mọi nơi trên cơ thể nơi có nang lông và tuyến bã
nhờn, nhiều nhất ở mặt đặc biệt ở mũi, trán, cằm và má. Những khu vực này
có điều kiện thích hợp nhất để D.canis sống, sinh sản và phát triển. D.canis
sống ở chân lông mi gây ra viêm, ngứa và nhiễm trùng mi mắt. Chân lông
thường bị nhiễm trùng với biểu hiện ngứa. Miệng của D.canis là những chiếc
kim sắc nhọn thò trực tiếp vào trong tế bào để hút chất dinh dưỡng. D.canis
ăn những tế bào chết, hormone và chất dầu trong chất bã, di chuyển chậm với
vận tốc 8-16cm trong một giờ. D.canis thích môi trường ẩm ướt, ấm và
thường hoạt động nhiều nhất trong bóng tối. D.canis sống bên trong các tuyến
bã nhờn và nang lông, hút chất dinh dưỡng và làm hư hại tế bào, sau khi giao
phối chúng đào hang vào da, đẻ trứng, gây nhiễm khuẩn và nhiễm trùng da.
Trong suốt chu kỳ sống, chúng phá hủy da, bài tiết chất thải, đẻ trứng và chết.


13
Sau khi chết, xác chết của chúng trở thành chất lỏng và phân hủy bên trong da
gây ra phản ứng dị ứng.
Ngoài ra, D.canis còn ở trong tuyến mồ hôi, tuyến mỡ và các hạch dưới
da. Từ nhỏ chó có thể mang D.canis nhưng chưa phát bệnh. Khi nào sức đề
kháng giảm sẽ tạo cơ hội tốt cho D.canis phát triển và gây bệnh.
Demodex vào bao nang lông và tuyến bã nhờn gây viêm mãn tính làm da
ửng đỏ, có những nốt sừng và rụng lông. Khi vi khuẩn xâm nhập vào gây
thành mụn mủ hoặc ổ mủ, kí chủ có thể nhiễm độc máu, suy kiệt và chết.
1.1.3.5. Đặc điểm dịch tễ của D.canis gây bệnh trên chó
Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học là cơ sở phòng trị bệnh do D.canis gây
ra một cách có hiệu quả nhất. Sự phát triển và gây bệnh của D.canis phụ

thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau.
Động vật cảm nhiễm: D. canis có khả năng gây bệnh trên tất cả các
giống chó (Bùi Khánh Linh và cs., 2014).
Phạm Văn Khuê và Phan Lục (1996) cho rằng: Demodex là ký sinh trùng
thường thấy trên tất cả các giống chó.
Kumari và cs. (2017) cho biết: Bệnh do D.canis gây ra thường không lây
nhiễm cho con người nhưng có thể lây nhiễm sang cho chó khác.
Tuổi cảm nhiễm:
Theo Bùi Khánh Linh và cs. (2014), Chó ở các độ tuổi khác nhau thì tỷ lệ
mắc bệnh cũng khác nhau. Bệnh do D.canis ở chó tăng dần theo lứa tuổi.
Phạm Văn Khuê và Phan Lục (1996) cho biết: Bệnh lây lan trực tiếp hoặc
qua tiếp xúc. Chó còn non, lông ngắn, gầy yếu dễ cảm nhiễm. Những chó có da
non, thường tắm bằng xà phòng có độ kiềm cao càng dễ cảm nhiễm với bệnh.
D.canis cũng thấy trên da con vật khỏe mạnh, đặc biệt là những chó già.
Theo Nayak (1997), chó ở độ tuổi từ 1 đến 2 tuổi có tỷ lệ mắc cao hơn
chó lớn hơn 2 tuổi.


14
Qua kết quả nghiên cứu thực tế của các tác giả, tỷ lệ nhiễm D. canis qua
các lứa tuổi ở chó là khác nhau.
Mùa vụ:
Theo Bùi Khánh Linh và cs. (2014), Bệnh do D. canis trên chó xảy ra tất
cả các mùa trong năm.
Tsai và cs. (2011) cho biết: Tỷ lệ nhiễm D. canis cao nhất vào mùa đông.
Theo Chen và cs. (2012) cho rằng: chó nhiễm D. canis cao nhất ở tháng
3 và thấp nhất là tháng 12.
Khi sức đề kháng của chó giảm rất dễ cảm nhiễm với D. canis. (Phạm
Văn Khuê, Phan Lục, 1996).
Ở nước ta, do điều kiện nóng ẩm gần như quanh năm nhất là vào mùa hè

và mùa thu nên rất nhiều chó ngoại nhập vào Việt Nam thích nghi khí hậu rất
kém, do đó chúng rất dễ bị stress, nó ảnh hưởng rất lớn đến sức đề kháng của
con vật, đây cũng là một trong những nguyên nhân làm cho D.canis phát triển
và gây bệnh.
1.1.3.6. Đặc điểm bệnh lý và biểu hiện lâm sàng của bệnh do D.canis gây ra
trên chó
Biểu hiện lâm sàng: Khi nghiên cứu về bệnh lý lâm sàng, các tác giả đều
cho thấy: Bệnh thể hiện ở nhiều mức độ khác nhau từ thể nhẹ đến thể nặng.
Thể nhẹ: Xuất hiện các hạt viêm hình tròn đường kính 2-10 mm ở một
khu vực tách biệt như chó bị rụng lông ở mặt, quanh mắt, chân trước hoặc cả
4 chân.
Thể nặng: Chó ngứa ngáy nhiều, da viêm đỏ, có mụn mủ, có máu và
dịch vàng rỉ ra từ những vùng nhiễm bệnh. Lâu ngày chó có mùi rất hôi, cũng
có những con chó bị nhiễm trùng kế phát làm thành lớp nhầy màu hơi vàng ở
ngoài da, dần dần không đóng vẩy. Chó rụng lông theo vết mò phát triển,
giảm ăn, không ngủ được, lâu ngày gầy yếu dần rồi chết.


15
Theo Phạm Văn Khuê và Phan Lục (1996), bệnh do D.canis gây ra có
hai dạng thường gặp: Da dày lên và nhăn nheo xuất hiện vẩy hoặc thể vẩy,
lông rụng, da ửng đỏ, cuối cùng thành màu xanh hay màu vàng đỏ. Dạng
khác, mụn đỏ nhiễm vi khuẩn, thường dạng này xuất hiện trước dạng vẩy,
phát triển những mụn nhỏ đường kính vài mm hoặc có thể là những nốt áp xe,
đôi khi gặp cả những ổ hoại tử....
Theo Nguyễn Văn Thanh và cs. (2016), triệu chứng thường xuất hiện
ở hai dạng:
Dạng ghẻ khô: dạng này xuất hiện ở thời kỳ đầu của căn bệnh, thấy chó
rụng lông trên trán, mí mắt, bốn chân da dày cộm thành mầu đỏ sẫm. Chó
bệnh bị ngứa thường đưa chân lên gãi.

Dạng ghẻ mủ: Trên da của chó xuất hiện những mụn mủ sưng mọng, bên
trong chứa dịch màu vàng xám. Tại những vùng này da nhăn nheo, lông rụng,
lâu ngày chết cùng với dịch viêm bết lại tạo thành các vẩy khô cứng và dày
cộm lên. Trường hợp bệnh nặng, toàn thân chó trụi lông và đầy những mụn
ghẻ có mủ đặc quánh bên trong, ở những vùng da mỏng như bẹn, bụng, nách
xuất hiện những ổ áp xe, khi các ổ áp xe vỡ ra mủ tự chảy ra ngoài, có mùi
hôi tanh khó chịu.
Theo Mueller và cs. (2011), dạng nhẹ có biểu hiện ban đỏ, mụn trứng cá,
trường hợp nặng thì lan rộng khắp cơ thể gây tổn thương, rụng lông, da sần,
dạng vẩy, tiết dịch và loét. Tổn thương da thường bắt đầu trên mặt và chân trước,
sau đó lan rộng ra các cơ quan khác. Đặc biệt nghiêm trọng là kế phát nhiễm
khuẩn gây ra những nốt mủ, sưng tấy, làm chó đau đớn.
Ali và cs. (2011) cho biết: chó nhiễm bệnh có biểu hiện rụng lông, da
khô, nhăn nheo, ban đỏ, có những mảng vẩy và ngứa. Quan sát dưới kính hiển
vi thấy sự phá hủy các lớp hạ bì và biểu bì, tăng sinh tuyến bã nhờn và các tế
bào lông, trong lớp nhú nang lông có sự xuất hiện của bạch cầu đa nhân trung
tính, các tế bào lympho và đại thực bào.


×